Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố sinh trưởng và sản lượng quả của sa nhân tím amomum longiligulare t l WU tại vườn quốc gia pù mát tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NGUYỄN TẤT HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH TRƯỞNG
VÀ SẢN LƯỢNG QUẢ CỦA SA NHÂN TÍM
(AMOMUM LONGILIGULARE T. L. WU)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM VĂN ĐIỂN

Hà Nội, 2013


i
LỜI NĨI ĐẦU
Được sự nhất trí của trường Đại học lâm nghiệp, tôi đã thực hiện luận
văn tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh trưởng và sản lượng
quả của Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) tại VQG Pù Mát,
tỉnh Nghệ An”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, bạn bè đồng nghiệp, lãnh đạo, cán bộ


kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Phạm Văn Điển.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn
Điển, đồng thời tôi cũng xin gửi tới ban lãnh đạo, các phịng chun mơn và
cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An lời cảm ơn chân thành
nhất.
Do thời gian có hạn, năng lực bản thân cịn hạn chế nên bài luận văn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ
phía các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2013
Học viên

Nguyễn Tất Hà


ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................ Trang
LỜI NĨI ĐẦU ……………………………………………………………..…i
MỤC LỤC...…………………………………………………………………..ii
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………….…..iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………..iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Ở ngoài nước .............................................................................................. 3
1.1.1. Thành quả nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.1.1.1 Về đặc điểm phân bố của Sa nhân tím .................................................. 3

1.1.1.2. Về đặc điểm sinh trưởng của Sa Nhân tím ......................................... 3
1.1.1.3. Về sản lượng quả của Sa nhân tím ....................................................... 4
1.1.2. Tồn tại nghiên cứu................................................................................................ 5
1.2. Ở trong nước .............................................................................................. 5
1.2.1. Thành quả nghiên cứu.......................................................................................... 5
1.2.1.1. Về đặc điểm phân bố của lồi Sa nhân tím .......................................... 5
1.2.1.2. Về đặc điểm sinh trưởng của loài Sa nhân tím .................................... 6
1.2.1.3. Về đặc điểm sản lượng quả Sa nhân tím .............................................. 7
1.2.2. Tồn tại nghiên cứu................................................................................................ 8
1.3. Thảo luận .................................................................................................... 8
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 10
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 10


iii
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 10
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của Sa nhân tím ............................................... 10
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của Sa nhân tím ......................................... 11
2.4.3. Nghiên cứu sản lượng quả Sa nhân tím ............................................................ 11
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển lồi Sa nhân tím
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................. 11
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
2.5.1. Tổng hợp tài liệu................................................................................................. 11
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 11
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 14

2.5.4. Sinh trưởng của Sa nhân tím được trồng trên các vị trí địa hình khác nhau... 15
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 17
3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 17
3.2. Diện tích ................................................................................................... 17
3.3. Địa hình - địa mạo .................................................................................... 17
3.4. Đất đai, thổ nhưỡng .................................................................................. 18
3.4.1. Đất đai ................................................................................................... 18
3.4.2.Thổ nhưỡng.......................................................................................................... 19
3.5. Khí hậu thuỷ văn ...................................................................................... 19
3.5.1. Chế độ nhiệt .......................................................................................... 19
3..5.2. Chế độ mưa ẩm.................................................................................................. 20
3.5.3. Thủy văn ............................................................................................................. 20
3.6. Hiện trạng tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Pù Mát ................................ 20
3.7. Kinh tế – Xã hội ....................................................................................... 21
3.8. Hiêṇ tra ̣ng sử du ̣ng đấ t ............................................................................. 22


iv
3.9. Thuận lợi, khó khăn và cơ hội của khu vực nghiên cứu .......................... 25
3.9.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 25
3.9.2. Khó khăn ............................................................................................................. 25
3.9.3. Cơ hội .................................................................................................................. 26
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27
4.1. Đặc điểm phân bố của Sa nhân tím .......................................................... 27
4.1.1. Phạm vi, địa điểm và diện tích lồi Sa nhân tím tại khu vực nghiên cứu ....... 27
4.1.1.1 Diện tích Sa nhân tím tại VQG Pù Mát .............................................. 27
4.1.1.2. Phân bố Sa nhân tím theo trạng thái rừng .......................................... 29
4.1.3. Phấn bố Sa nhân tím theo độ dốc ...................................................................... 30
4.1.4. Phân bố Sa nhân tím theo độ cao tuyệt đối....................................................... 31

4.1.5. Phân bố Sa nhân tím theo hướng phơi tại khu vực nghiên cứu....................... 32
4.1.6. Phân bố Sa nhân tím theo điều kiện thổ nhưỡng.............................................. 32
4.1.7. Thảm thực vật nơi sa nhân tím phân bố tại Vườn quốc gia Pù Mát ............... 39
4.1.7.1. Thảm thực vật Vườn quốc gia Pù Mát: .............................................. 39
4.1.7.2. Thảm thực vật nơi Sa nhân tím phân bố ............................................ 41
4.2. Đặc điểm sinh trưởng của Sa nhân tím tại khu vực nghiên cứu .............. 44
4.2.1. Sinh trưởng của Sa nhân tím được trồng trên các vị trí địa hình khác nhau... 44
4.2.2. Sinh trưởng của Sa nhân tím mọc tự nhiên ở ba vị trí thuộc khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................................. 44
4.3. Sản lượng quả Sa nhân tím ...................................................................... 47
4.3.1. Đặc điểm ra hoa và kết quả của Sa nhân tím ở ba vị trí khác nhau................. 47
4.3.2. Đặc điểm khối lượng quả Sa nhân tím ở ba vị trí khác nhau .......................... 51
4.3.4 Biến động của sản lượng quả Sa nhân tím theo các nhân tố có ảnh hưởng quan
trọng ............................................................................................................................... 55
4.4. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và
phát triển loài Sa nhân tím tại khu vực nghiên cứu ........................................ 57
4.4.1. Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation) .............................................. 58


v
4.4.2. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation) ............................................. 59
Chương 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ................................ 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 61
5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC I..........................................................................................................
PHỤ LỤC II ........................................................................................................
PHỤ LỤC III .......................................................................................................



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1

Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra

13

3.1

Hiê ̣n tra ̣ng sử du ̣ng đấ t ta ̣i các huyê ̣n nghiên cứu

24

4.1

4.2

Phân bố của Sa nhân tím theo các tuyến điều tra tại khu vực
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu phân bố của Sa nhân tím theo các trạng thái
rừng tại khu vực nghiên cúu

27

29

4.3


Kết quả nghiên cứu phân bố của Sa nhân tím theo độ dốc

30

4.4

Kết quả nghiên cứu phân bố Sa nhân tím theo độ cao

31

4.5

Phân bố Sa nhân tím theo hướng phơi tại khu vực nghiên cứu

32

4.6

Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng nơi có Sa nhân tím phân bố

34

4.7

4.8

4.9

4.10


4.11

4.12

Sinh trưởng của Sa nhân tím được trồng trên ba vị trí địa hình
khác nhau
Sinh trưởng của Sa nhân tím mọc tự nhiên ở ba vị trí khác nhau
thuộc khu vực nghiên cứu
Một số đặc điểm ra hoa và kết quả của Sa nhân tím ở ba vị trí
khác nhau
Đặc điểm khối lượng quả Sa nhân tím ở ba vị trí khác nhau
thuộc khu vực nghiên cứu
Sản lượng quả Sa nhân tím (kg/ha) ở ba vị trí khác nhau thuộc
khu vực nghiên cứu
Biến động năng suất quả Sa nhân tím theo các nhân tố ảnh
hưởng quan trọng

44

45

48

52

53

56



vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

3.1

Hiện trạng sử dụng đất tại các huyện nghiên cứu

25

4.1

Phân bố sa nhân tím theo trạng thái rừng tại VQG Pù Mát

29

4.2

Phân bố sa nhân tím theo độ dốc tại VQG Pù Mát

30

4.3

Diện tích Sa nhân tím theo độ cao tại VQG Pù Mát

31

4.4


Diện tích Sa nhân tím theo hướng phơi tại VQG Pù Mát

32

4.5

Tương quan giữa độ pH và chiều cao của sa nhân tím

35

4.6
4.7
4.8

4.9

4.10

Tương quan giữa độ ẩm tương đối của đất tầng A với chiều
cao Sa nhân tím
Tương quan giữa hàm lượng mùn và chiều cao Sa nhân tím
Tương quan giữa độ dày tầng đất (A) và chiều cao Sa nhân
tím
Tương quan giữa mật độ Sa nhân tím và điều kiện sinh cảnh
của nó
Tương quan giữa chiều cao trung bình của Sa nhân tím với
điều kiện sinh cảnh của nó

36
37

38

46

46

Tương quan giữa chiều dài lá Sa nhân tím với điều kiện sinh
4.11

cảnh của nó

47

Kích thước quả Sa nhân tím mọc tự nhiên ở ba vị trí khác
4.12

nhau tại VQG Pù Mát, Nghệ An

49

Tỷ lệ đậu quả của lồi Sa nhân tím mọc tự nhiên ở ba vị trí
4.13
4.14

khác nhau tại VQG Pù Mát, Nghệ An
Khối lượng quả Sa nhân tím ở ba vị trí khác nhau

49
53



viii
DANH MUC CÁC HÌNH

2.1

Sơ đồ mơ phỏng các tuyến điều tra

14

4.1

Bìa rừng giàu

28

4.2

Tuyến điều tra

28

4.3

Lấy mẫu đất

39

4.4


(a) Chiều dài lá, (b) Chiều rộng lá, (c) Chiều cao cây

47

4.5

Sự ra hoa của Sa nhân tím ở trong rừng trung bình

50

4.6

(a)Hình thái hoa Sa nhân tím,(b) Chiều dài hoa, (c)Chiều rộng
hoa

50

4.7

Chùm quả Sa nhân tím

51

4.8

Quả Sa nhân tím phơi khơ

54

4.9


Kích thước quả Sa nhân tím

55

4.10 Đo cường độ ánh sáng

57


ix
DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
VQG
NTFPs
PRA

Viết đầy đủ
Vườn quốc gia
Lâm sản ngồi gỗ
Participatory Ruval Assenment (Đánh giá nhanh có sự tham
gia của người dân)

IUCN

Danh lục Đỏ các lồi có nguy cơ bị diệt vong của Hiệp hội
Bảo vệ Thiên nhiên thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như các nước Đông Nam Á khác, Viê ̣t Nam là đấ t nước của rừng
nhiêṭ đới, nơi chứa đựng rấ t nhiề u nguồ n tài nguyên quí giá cung cấ p cho con
người những nhu cầ u thiế t yế u như lương thực, thực phẩ m, dươ ̣c liê ̣u và các
nguyên liê ̣u khác phu ̣c vu ̣ cho các hoa ̣t đô ̣ng phát triể n. Tuy nhiên nguồ n tài
nguyên quí giá này đang ngày càng bi ̣ ca ̣n kiêṭ do các hoa ̣t đô ̣ng khai thác và
sử du ̣ng không bề n vững của con người. Để ngăn chă ̣n tình tra ̣ng này, chính
phủ Viê ̣t Nam đã đưa ra nhiề u chương trình bảo vê ̣ và phát triể n rừng như 327
(1992), phủ xanh đấ t trố ng đồ i núi tro ̣c (World Bank, 1994), thành lâ ̣p hê ̣
thố ng rừng đă ̣c du ̣ng (MARD, 1997) và gầ n đây là chương trình 5 triêụ ha
rừng, tiế n tới đóng cửa rừng tự nhiên (MARD, 1997). Nhưng những nỗ lực
này chỉ chú tro ̣ng vào các loa ̣i đô ̣ng vâ ̣t hoang dã và gỗ, trong khi đó các lâm
sản ngoài gỗ (NTFPs) như cây thuố c, song mây, tre nứa, nấ m, mô ̣c nhi,̃
hương liê ̣u, mâ ̣t ong, ...cung cấ p cho con người mô ̣t lươ ̣ng lớn các sản phẩ m
có giá tri ̣ kinh tế và giá tri ̣ sử du ̣ng cao thì la ̣i chưa đươ ̣c quan tâm, bảo vê ̣ và
phát triể n đúng mức, mới chỉ có mô ̣t số nghiên cứu phiế n diê ̣n, riêng lẻ với
mô ̣t số đố i tươ ̣ng có ý nghiã thương ma ̣i ở mơ ̣t vài điạ phương.
Lồi Sa nhân tím Amomum longiligulare T. L. Wu. thuộc họ GừngZingiberaceae (Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi, …) là một trong những loài có
giá trị kinh tế, đem lại thu nhập lớn cho người dân vùng núi, đặc biệt là người
dân sống gần rừng [22,26,28,30].
Theo các cơng trình nghiên cứu về lồi Sa nhân tím (Amomum
longiligulare T. L. Wu) [1,9,21,22,25,26] thì phần lớn loài này sống và phát
triển tốt dưới tán rừng tự nhiên. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu đầy đủ và có tính
hệ thống về Sa nhân tím, đặc biệt về đặc điểm phân bố, sinh trưởng và sản
lượng quả, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có đề tài, cơng trình nào nghiên
cứu sâu về lồi này cả. Chính vì lý do đó, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu


2
đặc điểm phân bố, sinh trưởng và sản lượng quả của Sa nhân tím( Amomum

longiligulare T. L. Wu). tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”, là cần
thiết , phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn ở địa phương, góp phần về
giải pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Nghệ
An nói riêng và trên tồn quốc gia, thế giới nói chung.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ở ngoài nước
1.1.1. Thành quả nghiên cứu
1.1.1.1 Về đặc điểm phân bố của Sa nhân tím
Một số nhà khoa học Trung Quốc cho biết chi Sa nhân (Amomum)
thuộc họ gừng phân bố và phát triển tốt dưới tán rừng nhiệt đới, ven suối, nơi
có ánh sáng tán xạ, tầng đất dày [28,29,30]. Các tác giả này cũng khẳng định
rằng, loài Sa nhân này tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên,
Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy tác
giả nào công bố nghiên cứu về lồi Sa nhân tím - Amomum longiligulare T. L.
Wu.
1.1.1.2. Về đặc điểm sinh trưởng của Sa Nhân tím
Theo tạp chí sinh lý thực vật và sinh học phân tử của Li, Sheng, năm
2004 [28] đã nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của loài Sa nhân Amomum
villosum L., tác giả cho rằng q trình quang hợp và sự lão hố của lá Sa nhân
có sự khác biệt nhau về vị trí của lá. Đồng thời tác giả khẳng định sự quang
hợp của lá Sa nhân có liên quan đến quá trình lão hố của lá. Tuy nhiên, tác
giả cũng chưa đem ra được con số cụ thể về sự ảnh hưởng của ánh sáng (tức
lá quá trình quang hợp) tới sinh trưởng phát triển của Sa Nhân.
Theo một nhóm tác giả khác như Gao L, Liu H, Gui J, Nie Z, Dua Q
[29] cho biết rằng họ đã nghiên cứu về sự phát triển bền vững đối với mơ hình
trồng Sa nhân ở Xishuagiangbanna tỉnh Quảng Đông Trung Quốc và họ ghi

nhận được quá trình sinh trưởng và phát triển của loài Sa nhân, cụ thể là loài
Sa nhân sống và sinh trưởng tốt dưới tán rừng nhiệt đới và sau 3 năm là cho
thu hoạch. Tuy nhiên, nhóm tác giả này cũng mới chỉ dừng lại ở mức quan sát


4
theo dõi và đem ra kết luận mà chưa đi sâu nghiên cứu, đo đếm cụ thể như
chiều cao thân cây, số khóm cây, vv...
Theo nhóm tác giả Feng Z, Gan J, Zheng Z, Feng Y [30] cho biết rằng
khi họ nghiên cứu so sách năng suất của loài Sa nhân Amomum villosum L. ở
dưới tán rừng mưa mùa nhiệt đới và rừng thứ sinh thì thấy được sự sinh
trưởng của lồi này ở hai loại rừng trên có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể là, số
khóm và chiều cao của cây Sa nhân dưới tán rừng mưa mùa nhiệt đới cao hơn
rất nhiều so với Sa nhân dưới tán rừng thứ sinh. Đặc biệt nhóm tác giả này
cũng đã nghiên cứu được sự khác biệt về số lượng chồi và cây giống của loài
Sa nhân khi trồng ở hai loại rừng trên. Cụ thể là tổng chồi và cây giống Sa
nhân ở dưới tán rừng nhiệt đới mưa mùa và dưới tán rừng thứ sinh lần lượt
3,95 và 1,66. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả trên cũng chỉ mới dừng lại ở mức
trồng và theo dõi sinh trưởng, phát triển của loài Sa nhân Amomum villosum
L. ở hai loại rừng nói trên mà chưa quan tâm theo dõi sự ảnh hưởng của các
yếu tố khác ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của loài này như yếu tố về
dinh dưỡng trong đất, hướng phơi, độ dốc, độ cao và đặc biệt là cường độ ánh
sáng.
1.1.1.3. Về sản lượng quả của Sa nhân tím
Theo nhóm tác giả Gao L và cộng sự [29] cho biết năng suất Sa nhân
Amomum villosum L. là tương đối lớn, với diện tích 5811 ha Sau ba năm cho
năng suất 542 tấn (1998) và q trình này có thể kéo dài hơn chục năm.
Tương tự theo nhóm tác giả Feng Z và cộng sự ở trên [28] cho biết quá
trình phát triển của Sa nhân dưới tán rừng nhiệt đới mưa mùa và rừng thứ sinh
là rất khác nhau. Cụ thể, xét về mặt sinh khối thì như trên đã nói sinh khối của

Sa nhân trồng dưới tán rừng nhiệt đới mưa mùa cao hơn Sa nhân trồng dưới
tán rừng thứ sinh nhưng xét về mặt năng suất thì nhóm tác giả này lại khẳng
định năng suất của Sa nhân trồng dưới tán rừng thứ sinh (78,068 kg /ha) cao
hơn dưới tán rừng nhiệt đới mưa mùa khoảng (trên 0,6 lần). Điều này cũng là


5
câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu kỹ hơn về điều kiện lập địa và các điều
kiện ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến sự đơm hoa, kết quả của lồi Sa nhân
này nói riêng và các lồi thực vật khác nói chung.
1.1.2. Tồn tại nghiên cứu
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đây chưa chỉ ra được các
nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của Sa nhân Amomum
villosum L. Cụ thể như ánh sáng (cường độ chiếu sáng), điều kiện thổ nhưỡng
(các hàm lượng dễ tiêu như P205, pH, mùn, N20, ...), độ dốc, độ ẩm đất trung
bình tháng, hướng phơi,...
Ngồi ra các tác giả cũng chưa đề cập đến mùa ra hoa, quả của loài Sa
nhân, đặc biệt là ở hai loại rừng nói trên (rừng thứ sinh và rừng nhiệt đới mưa
mùa).
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Thành quả nghiên cứu
1.2.1.1. Về đặc điểm phân bố của lồi Sa nhân tím
- Theo Nguyễn Tập và cộng sự (1995), cho biết cả hai lồi: Sa nhân tím
(Amomum longiligulare T. L. Wu.) và loài Sa nhân (A. villosum L.) đều có
vùng phố rộng từ bắc vào nam, tập trung ở các tỉnh trung du miền núi. Mọc tự
nhiên dưới tán rừng thứ sinh, ven suối, nơi có độ ẩm đất tốt [21].
- Trong những năm gần đây trung tâm nghiên cứu dược liệu đã triển
khai trồng thử nghiệm thành cơng lồi Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.
L. Wu.) dưới tán rừng trồng và thứ sinh thuộc các tỉnh Quang Nam, Bình
Định, Phú Thọ, Thái Ngun, Hồ Bình [27].

- Một số tác giả khác khi nghiên cứu về loài Sa nhân tím (Amomum
longiligulare T. L. Wu) điển hình như tác giả: Võ Văn Chi, 1997 [5]; Nguyễn
Chiều, 1991, 1993 [6,7]; Nguyễn Tập, 1995 [21]; Nguyễn Thanh Phương,
2001 [18]; Đào Lan Phương, 1995 [17]; Nguyễn Thị Phương Lan, 2004 [15];
Nguyễn Đình Cầm, 1985 [3]; Đinh Văn Tự, 2001[25]; đều cho rằng phân bố


6
tự nhiên của lồi Sa nhân tím tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam, đặc biệt
là Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lắc. Sa nhân tím thuộc
loại cây có biên độ sinh thái rộng, cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu
nhiệt đới điển hình ở các tỉnh phía Nam, với hai mùa mưa và khơ rõ rệt, nhiệt
độ khơng khí trung bình năm khoảng 22 - 240C. Tuy nhiên khi đưa loài này ra
bắc trồng (Phú Thọ, Thái Ngun, Hồ Bình) vẫn sinh trưởng tốt [18]. Điều
này chứng tỏ lồi Sa nhân tím có vùng sinh thái tương đối rộng.
1.2.1.2. Về đặc điểm sinh trưởng của lồi Sa nhân tím
- Theo tác giả Võ Văn Chi [5], từ điển cây thuốc Việt Nam] mơ tả, thì
lồi Sa nhân tím - Amomum longiligulare T. L. Wu cịn có các tên khác như
Sa nhân lưỡi dài, Mè tré bà, Hải nam Sa nhân. Tác giả mơ tả về lồi này bao
gồm một số đặc điểm chính như sau:
+ Về đặc điểm hình thái: lồi Sa nhân tím- Amomum longiligulare T. L.
Wu. là cây thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mãnh. Lá có phiến thon,
dài 20-30cm, rộng 2,5cm, khơng lơng, lá kèm (mép) cao 2 - 4,5cm. Cụm hoa
đồ thân rễ, thấp ở đốt, hoa ít, vàng nâu nâu. Quả nang xoan, tím, có gai nhỏ,
cong cong, hột trịn hay xoan, hơi dẹp 1,5 - 2,2cm x 0,8 - 1,2cm, màu tia tía.
Ra hoa khoảng tháng 4 - 6, quả khoảng tháng 6 - 9.
- Nguyễn Tập và cộng sự (1995) [21] cho biết, khi trồng lồi Sa nhân
tím này ở miền bắc thì mùa sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa mưa ẩm.
Cây có khả năng đẻ nhánh khoẻ từ thân rễ. Vụ chồi đầu ra nhiều vào mùa
xuân - hè; vụ sau là hè - thu. Nhánh cây chồi khi được 1 năm tuổi trở lên có

thể ra hoa quả. Mùa hoa chủ yếu tập trung vào tháng 4 - 5, quả già vào
khoảng tháng 7. Ngoài ra, ngay khi chưa kết thúc vụ hoa quả này, từ tháng 6
đến tháng 7 cây lại ra thêm lứa hoa nữa, quả già vào tháng 10 (14). Tuy nhiên,
lứa hoa quả thứ hai thường ít hơn nhiều so với lứa đầu.
- Nguyễn Thị Phương Lan, 2004 [15] cho biết hầu hết Sa nhân tím
(Amomum longiligulare. Wu) mọc hoang dại ở các xã miền núi tỉnh Ninh


7
Thuận đều sinh trưởng tốt, khả năng đẻ nhánh mạnh, trung bình 6 - 7
nhánh/khóm, chiều cao trung bình từ 0,7 - 1m, ra hoa từ tháng 5 - 6.
- Nguyễn Ngọc Đạo và cộng sự, 2007 cho biết khi nghiên cứu quy trình
kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản, dược tích của lồi Sa nhân tím tại tỉnh
Bình Định thì tác giả thử nghiệm trên hai loại hình rừng: Rừng tự nhiên và
rừng trồng keo tại tượng Acacia mangium L., với đặc điểm rừng trồng như
sau: Rừng phòng hộ, loài cây trồng keo tai tượng 6 năm tuổi, đã trồng làm
giàu rừng bằng cây muồng đen 3 năm tuổi và đã khai thác tỉa thưa cây keo tai
tượng 20%, độ tàn che của rừng 0,5-0,6 (mật độ trồng keo tai tượng 1000
cây/ha, mật độ Muồng đen 500 cây/ha), độ cao tuyệt đối 600m, độ dốc 8 0, đất
feralit phát triển trên đá mẹ granit có màu xám nâu, độ dày tầng đất từ 70 - 90
cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Trồng theo 3 công thức Sau: công thức 1:
NPK 0,05 kg/hố; công thức 2: NPK 0,05 kg + 0,1kg vi sinh/ hố; công thức 3:
NPK 0,05 kg + 0,2 kg/hố. Kết quả theo dõi sinh trưởng ở hai loại rừng nói
trên như Sau: Sau khi trồng 11 tháng tỷ lệ sống sót của lồi này ở hai loại
hình rừng là rừng tự nhiên (95%), rừng trồng (90%); số lượng cây đẻ nhánh ở
công thức 2, 3 lớn hơn cơng thức 1. Sâu bệnh hại ít chủ yếu là sâu xám, sâu
róm, bọ nẹt xanh, bệnh khơ lá, nấm muội.
1.2.1.3. Về đặc điểm sản lượng quả Sa nhân tím
Tương tự ở phần trên, theo Nguyễn Ngọc Đạo và cộng sự (2004), cho
biết sản lượng quả (năng suất) thu được từ mơ hình trồng Sa nhân tím dưới

hai tán rừng với ba công thức (phần trên 2.2) như Sau: Sau khi trồng Sa nhân
tím 30 tháng tuổi, tỷ lệ cây ra hoa tương đối cao với 86 - 91,7%, Sau 33 tháng
tuổi tỷ lệ cây ra hoa là 100%; năng suất trồng dưới tán rừng từ nhiên là 138 156 kg/ha; năng suất trồng dưới tán rừng trồng keo tai tượng là 272 - 322
kg/ha. Ngoài ra, năng suất trồng dưới tán rừng tự nhiên năm thứ 4 thấp hơn so
với dưới tán rừng trồng.


8
Báo điện tử tỉnh Quảng Nam [27], đề tài nhận thấy mơ hình trồng Sa
nhân tím dưới tán rừng tự nhiên của nông hộ anh Thọ đã cho thu hoạch, với
năng suất mỗi năm là 3 tạ quả tươi/ha.
Báo điện tử tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhận thấy năng suất trồng Sa nhân
tím dưới tán rừng ở độ tuổi thành thục một năm trở đi khoảng 700 - 850 kg
quả tươi/ha.
Báo điện tử tỉnh Phú Yên, cho biết Ông Đặng Văn Quang, ở xã Sơn
Xuân, là một trong những người tham gia trồng Sa nhân tím ở Vân Hịa. Với
1ha Sa nhân tím dưới tán rừng keo, 2ha khoanh ni tái sinh dưới tán rừng tự
nhiên, ông Quang được dự án cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn việc trồng và chăm sóc. Sa
nhân tím trong mơ hình khoanh nuôi tái sinh tự nhiên sau 3 năm của gia đình
ơng cho năng suất quả khơ cả năm (2 vụ) là 215,3kg/ha, lãi rịng 37,677 triệu
đồng.
1.2.2. Tồn tại nghiên cứu
Nhìn chung, ở nước ta hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu như đã
trình bày ở các phần trên, bước đầu đã đóng góp cơ sở dự liệu khoa học bổ ích
cho các nghiên cứu về sau, đồng thời cũng đã góp phần giải quyết cải thiện
mơi trường và đời sống kinh tế của một số nông hộ vùng núi. Tuy nhiên, chưa
có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái để đem
ra quy chuẩn cho việc tăng năng suất và nhân rộng mơ hình trên cả nước.
1.3. Thảo luận

Vấn đề thảo luận về lồi Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.
Wu) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) đã được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, ở ngồi nước chỉ có một số tác
giả ở Trung Quốc quan tâm nghiên cứu nhưng cũng chỉ dừng lại ở loài Sa
nhân (Amomum villosum L.) cùng chi với Sa nhân tím. Đồng thời những
nghiên cứu này cũng được triển khai ở các vùng sinh thái khác nhau. Do vậy,


9
đây cũng là những cơ sơ dữ liệu cho chúng ta tham khảo và áp dụng vào điều
kiện thực tế nước ta. Cịn ở nước ta, hiện nay mơ hình trồng thử nghiệm Sa
nhân tím đang nhân rộng trên cả nước chủ yếu tập trung các tỉnh như Thái
Nguyên, Phú Thọ, Hồ Bình, Lào Cai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận,
Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lắc,.. Tuy nhiên, vấn đề này đối với tỉnh Nghệ An vẫn
còn là rất mới chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này
là rất cần thiết.


10
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần cung cấp một số cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn
và phát triển bền vững tài nguyên Sa nhân tím tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ
An.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm phân bố, sinh trưởng và sản lượng quả của Sa
nhân tím tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển lồi Sa nhân
tím trên cơ sở vận dụng các kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh
trưởng và sản lượng quả của Sa nhân tím.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm chủ yếu về phân bố, sinh
trưởng và sản lượng của Sa nhân tím có liên quan tới việc bảo tồn và phát
triển Sa nhân tím - Amomum longiligulare T. L. Wu thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae).
Đối tượng khảo sát là lồi Sa nhân tím phân bố tự nhiên ở Vườn quốc
gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của Sa nhân tím
- Phạm vi, địa điểm và diện tích lồi Sa nhân tím tại khu vực nghiên cứu.
- Phân bố theo trạng thái rừng (và theo mức độ tốt - xấu của rừng)
- Phân bố theo điều kiện địa hình (độ cao, độ dốc, hướng phơi)


11
- Phân bố theo điều kiện thổ nhưỡng
- Phân bố cùng loài cây khác
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của Sa nhân tím
- Các đại lượng sinh trưởng
- Đặc điểm về ra lá, sinh chồi
- Đặc điểm biến đổi của kích thước lá, hoa, quả
- Biến động của sinh trưởng Sa nhân theo điều kiện nơi mọc
2.4.3. Nghiên cứu sản lượng quả Sa nhân tím
- Kích thước quả (hình dạng)
- Số quả/chùm/cây/khóm

- Khối lượng quả (kg)/cây
- Số quả bình qn/khóm/ha
- Biến động của sản lượng quả Sa nhân tím theo các nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển lồi Sa
nhân tím tại khu vực nghiên cứu
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Dùng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp với máy định vị toàn
cầu GPS để xác định phạm vị, diện tích và vị trí phân bố của lồi Sa nhân tím
(Amomum longiligulare T. L. Wu) tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, để xác
định các tuyến điều tra chúng ta dùng phương pháp bản đồ [22, 23] (tức là
dựa vào các loại bản đồ của khu vực nghiên cứu như bản đồ địa hình, bản đồ
thảm thực vật, vv… để xác định các tuyến điều tra) đồng thời kết hợp với
phương pháp PRA [23] (tức là điều tra thông tin từ kinh nghiệm của người


12
dân về sự phân bố, trồng, thu hái, năng suất và thị trường tiêu thụ lồi Sa nhân
tím).
- Dùng phương pháp ơ tiêu chuẩn để xác định mật độ lồi sa nhân tím
và các lồi mọc cùng với kích thước ô tiêu chuẩn 20m x 50m = 1000 m2 [22,
23] .
- Để xác định cường độ ánh sáng tại các vị trí phân bố của lồi Sa nhân
tím đề tài dùng máy đo cường độ ánh sáng - Photon Meter PM-C. Sử dụng 2
máy Photon Meter PM-C đo đồng thời tại vị trí 1.3m (Hvn>1.3m) và ngồi
trống (đồng thời); vị trí tán (Hvn≤1.3m) và ngồi trồng (đồng thời) (theo Đào

Châu Hà 2007)
- Để xác định điều kiện thổ nhưỡng tại các vị trí phân bố của lồi Sa
nhân tím, đề tài tiến hành đào phẫu diện đất với độ sâu tới tầng B (khoảng
60cm - 100cm) [11]. Trong mỗi phẫu diện đất tiến hành đo độ pH, lấy mẫu
đất của hai tầng đất A, B. Mẫu đất được phân tích tại phịng phân tích đất của
Viện Hố hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của lồi sa nhân tím, đề tài tiến
hành theo dõi theo thời gian như sau:
+ Chọn các ơ tiêu chuẩn điển hình (với diện tích là: 100m2) đại diện
cho các điều kiện khác nhau.
+ Tiến hành đo đếm sự ra lá, ra chồi và chiều cao của cây sa nhân tím ở
các ơ tiêu chuẩn trên và sau mỗi tháng tiến hành đo lại.
- Nghiên cứu đặc điểm sản lượng quả của loài Sa nhân tím tại khu vực
nghiên cứu đề tài tiến hành như sau:
+ Từ các ô tiêu chuẩn đã chọn, tiến hành thu hoạch quả tồn bộ ơ tiêu
chuẩn và đem cân.
- Từ các kết quả so sánh trên đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao
sản lượng quả Sa nhân tím và phát triển bền vững tại khu vực nghiên cứu và
các vùng có rừng của tỉnh Nghệ An. Đề tài tiến hành khảo sát và chọn các địa


13
điểm thích hợp cho việc trồng thử nghiệm lồi Sa nhân tím với diện tích
khoảng 100 m2/mỗi kiểu điều kiện phân bố. Loại điều kiện nào cho năng suất
cao mà có vai trị bảo vệ rừng và mơi trường là mơ hình hợp lý nhất.
Nếu là dưới tán rừng (rừng thứ sinh được phục hồi sau khai thác hoặc
nương rẫy) thì cần lập thêm ở mỗi loại rừng 2 ơ tiêu chuẩn, mỗi ơ có diện tích
20 x 50 = 1000 m2. Sau đó chia ơ này thành các ơ thứ cấp (5 ơ) với kích thức
5 x 5 = 25m2 (4 ơ ở bốn góc và một ơ ở chính giữa). Tiến hành điều tra trên
các ơ thứ cấp: dùng thước dây chính xác đến mm để đo chiều cao cây sa nhân

tím, đếm số chuẩn, đồng thời so sánh sự khác nhau/biến động của Sa nhân
giữa các ô thứ cấp.
Trong khu vực điều tra, đề tài đã tiến hành điều tra trên 5 tuyến để phát
hiện loài. Tọa độ các điểm và sơ đồ các tuyến được thể hiện ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra
Tuyến
điều
tra
1

2

3

4

5

Toạ độ điểm
đầu/điểm cuối

Tổng chiều
Địa điểm

X

Y

dài tuyến
(m)


Điểm đầu

Dọc Khe Yên

496.923,06

2.088.185,52

Điểm cuối

Dọc Khe Yên

494.714,67

2.087.041,64

Điểm đầu

Khe Mọi

480.502,27

2.094.184,21

Điểm cuối

Khe Moi

479.361,71


2.093.265,15

Điểm đầu

Khe Thơi 1

462.084,67

2.109.801,65

Điểm cuối

Khe Thơi 1

459.935,78

2.109.444,61

Điểm đầu

Khe Thơi 2

462.216,91

2.111.282,73

Điểm cuối

Khe Thơi 2


460.669,70

2.112.486,11

Điểm đầu

Tam Đình

455.762,21

2.112.748,30

Điểm cuối

Tam Đình

455.811,28

2.111.061,17

3191

3485

2889

2319

1834



14
Sa nhân
tím phát
triển tốt
nhất

Sa nhân tím
phát triển
tốt nhất
Sa nhân tím
phát triển
tốt nhất

Sa nhân tím
phát triển
tốt nhất

Hình 2.1: Sơ đồ mơ phỏng các tuyến điều tra

Sa nhân tím
phát triển
tốt nhất

2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Mapinfor 6.0 để xác định diện tích phân bố tự
nhiên của sa nhân tím theo các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng phần mềm Exel để xử lý số liệu nghiên cứu và vẽ các biểu đồ
tương quan.

- Sử dụng hàm thống kê toán học theo phương pháp phối chuẩn để xác
định các đại lượng
- Sử dụng Công thức tính cường độ ánh sáng tương đối (Ltđ):
Ltd = Lc/Lt

(1)

Lc: Cường độ ánh sáng tại vị trí cây
Lt: Cường độ ánh sáng ngồi trống
- Sử dụng cơng thức tính Độ ẩm (A) của mẫu đất tính bằng phần trăm
nước theo đất khơ kiệt (%), được tính theo cơng thức (2):


15

P1 - P2
A%=

x 100

(2)

P2 - P3

Trong đó:
P1: Khối lượng hộp đựng mẫu có đất trước khi sấy, tính bằng gam (g);
P2: Khối lượng hộp đựng mẫu có đất sau khi sấy, tính bằng gam (g);
P3: Khối lượng hộp đựng mẫu khơng có đất, tính bằng gam (g);100:
Hệ số qui đổi ra %.
- Sử dụng cơng thức tính năng suất sau:

Năng suất thu
hoạch

Sản lượng thu hoạch
=

(3)
Diện tích thu hoạch

- Sử dụng phương pháp chuyên gia và một số phương pháp truyền
thống để xác định các loài thực vật mọc cùng với lồi Sa nhân tím (Amomum
longiligulare T. L. Wu) chưa xác định được trên thực địa và các phần mềm
như Excel, tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, toán thống kê để xử lý các số
liệu nghiên cứu, ghi nhận được ở thực địa.
2.5.4. Sinh trưởng của Sa nhân tím được trồng trên các vị trí địa hình khác
nhau
- Để có thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm
bảo tồn và phát triển loài Sa nhân tím tại khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành
trồng thử nghiệm Sa nhân tím ở ba vị trí như sau:
1. Vị trí ngồi trống với diện tích 100 m2
2. Vị trí dưới tán rừng tự nhiên có độ che phủ trung bình
3. Vị trí dưới tán rừng tự nhiên có độ che phủ cao.
- Kỹ thuật làm bầu và trồng Sa nhân tím như sau: (5 bước)
+ Bước 1: chọn các cây giống tự nhiên ở rừng tự nhiên với đặc điểm
sinh trưởng tốt.


×