Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi dưỡng cây con cây máu chó lá to knema pierrei warb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
=====***=====

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ NI D ƯỠNG
CÂY CON CÂY MÁU CHĨ LÁ TO (Knema pierrei Warb)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
=====***=====

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ NI D ƯỠNG
CÂY CON CÂY MÁU CHĨ LÁ TO (Knema pierrei Warb)

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Thịnh Triều
2. TS. Nguyễn Anh Dũng

HÀ NỘI, NĂM 2013


1
MỞ ĐẦU
Rừng có vai trị đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ các
nhu cầu của con người. Rừng không những cung cấp các sản phẩm cho nền kinh tế
quốc dân mà cịn có tác dụng phịng hộ, bảo vệ đất, duy trì cân bằng sinh thái và bảo
vệ môi trường sống.
Trong thời gian qua, dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế đã tác
động đến nhu cầu về các lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp ở Việt Nam. Khi thu nhập
tăng lên, cũng như các nhu cầu khác, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ gỗ cũng
tăng. Xu hướng này đã tăng thêm mâu thuẫn giữa mục đích bảo vệ và bảo tồn với
sản xuất và tiêu dùng, hậu quả của nó đối với ngành Lâm nghiệp là diện tích rừng
và đất rừng đã giảm liên tục từ năm 1945 đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Trước những diễn biến tiêu cực về diện tích và chất lượng rừng, Chính phủ Việt
Nam đã có nhiều chương trình nhằm nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng
như Chương trình phủ xanh đất trồng đồi trọc (Chương trình 327), Chương trình
trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) vv.. Kết quả là đến năm 2012, độ che
phủ của rừng ở nước ta đã tăng lên 39,7 % (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 2012).
Mặc dù đã được tăng lên trong thời gian qua, nhưng diện tích rừng hiện tại
chủ yếu là rừng non mới trồng và rừng trồng thuần loài bằng những loài cây nhập
nội, sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn. Giá trị phòng hộ, bảo vệ môi

trường, đa dạng sinh học...của các loại rừng này không cao. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng: những lâm phần rừng hỗn lồi, khác tuổi có khả năng phòng hộ và bền
vững cao hơn những lâm phần rừng thuần lồi đều tuổi.
Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu sử dụng cây bản
địa vào trồng rừng và đã có những thành cơng bước đầu trong xây dựng rừng hỗn
giao cây lá rộng bản địa. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự thành
công của trồng rừng ở nhiệt đới phụ thuộc khơng chỉ vào đặc tính sinh học của lồi
cây, mà còn vào số lượng và chất lượng cây con cũng như nhiều nhân tố ngoại cảnh


2
khác. Rừng trồng được hình thành từ những cây con tốt sẽ sinh trưởng nhanh, cạnh
tranh tốt với cỏ dại, nhanh khép tán, giảm chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Ở Việt Nam, Máu chó lá to là cây bản địa, đường kính có thể đạt 40cm,
chiều cao 10-15m, thân thẳng tròn, vỏ màu trắng nâu, thịt vỏ màu trắng hồng, cành
non có khía và phủ lơng màu nâu đỏ, có nhựa mủ màu đỏ. Gỗ màu trắng vàng, nhẹ,
thớ mịn, được dùng làm đồ gia dụng, tiện khắc, làm diêm, hạt được sử dụng trong
ngành dược liệu [6]. Tuy nhiên, cho đến nay các cơng trình nghiên cứu về lồi cây
này có rất ít. Do vậy, Máu chó lá to chưa được đưa vào trồng rừng sản xuất mà chỉ
có một số Vườn Quốc Gia trồng tại các vườn sưu tập thực vật với quy mô nhỏ.
Để góp phần tìm hiểu về lồi cây bản địa này, trong khuôn khổ luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ, đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi dưỡng cây con
Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) " được thực hiện là rất cần thiết, góp phần bổ
sung cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống loài cây này.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Máu chó lá to có tên khoa học là Knema pierrei Warb thuộc họ Máu chó

(Myristicaceae). Ở Việt Nam, Máu chó lá to được biết đến là một lồi cây gỗ lớn
có phân bố rộng và đa tác dụng. Gỗ được dùng để làm trụ mỏ, đóng đồ dùng trong
nhà, hạt dùng để làm thuốc. Sau đây là một số thông tin, kết quả nghiên cứu về loài
này và các vấn đề liên quan trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cây Máu chó lá to
- Về phân bố:
Máu chó lá to có phân bố rộng ở các nước khu vực Đông Nam Á như: Việt
Nam, Malaysia, Myanma, Lào..... và nam Trung Quốc.
- Về phân loại:
Theo Li Yan Hui năm 1976, Knema pierrei Warb là cây gỗ lớn, cao 15 - 20
m, đường kính 20 - 40 cm, thân tròn thẳng. Vỏ thân màu nâu xám, thịt vỏ màu
trắng hồng. Cành non có khía và phủ lơng màu nâu đỏ, có nhựa màu đỏ. Lá đơn,
mọc cách, hình mác thn, đầu lá nhọn, gốc hình tim hay trịn, gân bên 14 - 20 đơi.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa có cuống rất cứng. Bao hoa 3 thuỳ. Quả hình cầu,
mọc đơn độc, vỏ dày, màu nâu, phủ lơng dày [26].
1.1.2. Nghiên cứu về gieo ươm các lồi cây thân gỗ
1.1.2.1. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt tới nảy mầm của hạt
Hạt của nhiều loài cây gỗ có thể nảy mầm dễ dàng khi có điều kiện thuận
lợi về độ ẩm và nhiệt độ. Tuy nhiên, cũng có nhiều lồi cây hạt rất khó nảy mầm,
sự nảy mầm chậm trễ và không đồng đều ở vườn ươm là một khó khăn lớn trong
việc sản xuất cây con. Lồi cây khác nhau thì hạt sẽ có thời gian nảy mầm khác
nhau, vì vậy trong sản xuất, cần áp dụng các biện pháp xử lý hạt để hạt nảy mầm
với tỷ lệ cao, đồng đều trong thời gian ngắn nhằm tiết kiệm được thời gian, nâng
cao chất lượng và chi phí tạo cây con.


4
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm phương pháp xử lý hữu hiệu
để đảm bảo hạt sẽ nảy mầm nhanh và đồng đều trong vườn ươm. Tổng kết các

nghiên cứu đó được phân chia thành các phương pháp xử lý hạt chủ yếu sau:
- Phương pháp cơ giới: là phương pháp cắt, dùi, chà sát hoặc chích các lỗ nhỏ
trên vỏ hạt trước khi gieo. Như ở Ấn Độ, phương pháp chà sát đã thành công với
nhiều

loại

hạt

như:

Albizzia

catechu,

Acacia

nilotica,

Dichirostachys

cinerea...(Pottanath, 1982) [9].
- Phương pháp xử lý nhiệt: đây là phương pháp thường được áp dụng vì đơn
giản, dễ làm, ít tốn thời gian và công sức. Theo Matiat và cộng sự (1973), ngâm
hạt Thông caribe 48 giờ trong nước ở nhiệt độ thường cho kết quả nảy mầm đồng
đều hơn hạt không ngâm. Bower và Eubio (1981) đã cho thấy rằng đối với hạt
Acacia mangium ở Sabah - Malaysia có sự tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ xử lý
của nước với tỷ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt tăng
dần 5% đến 91%, khi nhiệt độ tăng từ 30oC đến 100oC. Từ thí nghiệm trên, người
ta đã quy định xử lý hạt loại cây này như sau: Cho một thể tích hạt vào 5 thể tích

nước ở nhiệt độ 100oC khuấy đều trong 30 giây, rót hết nước nóng ra rồi tiếp tục
ngâm trong nước gấp 20 lần thể tích hạt ở nhiệt độ thường để qua đêm. Đối với
những loại có vỏ hạt rất cứng, với phương pháp đốt cũng cho kết quả hạt nảy mầm
nhanh và nhiều. Ở Philippin hạt Aleurites moluccana được xử lý bằng cách trải ra
đất sau đó phủ một lớp cỏ tranh dày 3cm rồi đốt. Ngay sau khi cỏ cháy hết thì cho
hạt vào nước lạnh. Sự thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ có thể làm cho hạt nứt ra
và đem gieo (Seeber và Agpaoa, 1976) [9].
- Phương pháp hóa học: Dùng các loại hoá chất để xử lý hạt giống là nhằm
làm cho vỏ hạt mỏng ra, nước và khơng khí có thể thấm qua vỏ hạt dễ dàng, kích
thích sự hoạt động của các men, tăng cường hoạt động trao đổi chất trong nội tại
của hạt, do đó hạt nảy mầm nhanh hơn. Các chất hoá học thường dùng là các loại
axit, các muối vô cơ như: H2SO4, HNO3, KNO3(0,l - 0,2%), MnSO4(0,03 - 0,2%),
ZnSO4(0,03 - 0,05%), CuSO4(0,001 - 0,01%),… với nồng độ và thời gian tuỳ theo
từng loại hạt. Theo Kison và cộng sự (1983), ngâm hạt Gledisia triacanthos trong


5
dung dịch H2SO4 trong 1 giờ; hạt Cezatonia siliqua trong 2 giờ sẽ cho kết quả nảy
mầm tốt hơn. Hạt lồi Leucaena khi khơng được xử lý làm mỏng vỏ hạt, chúng
hồn tồn khơng thấm nước và do đó khơng thể nảy mầm. Sau khi ngâm axit
(H2SO4) đậm đặc rồi ngâm nước tỷ lệ nảy mầm của lô hạt đạt 42% (Nisa và
Quadir, 1969) [9].
- Phương pháp sinh học: hạt giống sau khi qua cơ quan tiêu hóa của động
vật nảy mầm tốt hơn nhiều hạt bình thường. Năm 1976, Goor và Barney đã nhốt dê
và cho ăn quả Acacia senegal và Ceratonia siliqua sau đó người ta nhặt hạt từ
phân của chúng. Các hạt được các loài động vật nhai lại ợ ra sau khi nhai một phần
cũng có tác dụng tương tự.
Như vậy, có nhiều cách xử lý hạt khác nhau, tùy từng loại hạt mà áp dụng
phương pháp xử lý hạt phù hợp để cho kết quả cao nhất và ít tốn kém nhất. Trong
các phương pháp trên thì phương pháp xử lý hạt bằng nước nóng là đơn giản, dễ

làm và ít tốn kém nhất. Chỉ nên sử dụng phương pháp khác khi không sử dụng
được phương pháp này hoặc phương pháp này đạt hiệu quả khơng cao.
1.1.2.2. Nghiên cứu vai trị của ánh sáng đến cây con trong giai đoạn vườn ươm
Ánh sáng là nhân tố vật lý quan trọng nhất, chi phối sự sinh trưởng và phát
triển của thực vật. Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của thực
vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố của ánh sáng như cường độ, chất lượng, thời lượng
cũng như chu kỳ chiếu sáng (Khanna, 1981 [48]; Denslow, 1980 [39]; Popma và
Bongers, 1988 [60]).
Ở rừng mưa nhiệt đới, môi trường ánh sáng trong rừng thường khơng đồng
nhất, vì thế các lồi thực vật phải biến đổi để thích nghi với sự khác nhau về mơi
trường ánh sáng trong rừng. Rất nhiều lồi cây gỗ có thể tồn tại ở điều kiện dưới
tán rừng dày đặc và nó được coi là lồi chịu bóng hồn tồn. Vì thế, sự hiểu biết về
tái sinh và diễn thế trong rừng nhiệt đới thì cần phải có thơng tin về phản ứng của
từng loài cụ thể đối với mức độ chiếu sáng khác nhau. Ý nghĩa sinh học của sự
phản ứng ánh sáng của cây con thường được nghiên cứu thông qua “động thái của
lỗ trống” <Gap phase dynamics> (Augspurger, 1984 [27]; and Brokaw, 1985 [30]),


6
một khái niệm ban đầu được phát triển nhằm lý giải cho sự phong phú về đa dạng
loài trong rừng nhiệt đới.
Phản ứng chịu bóng của cây con lâu nay đã được đề cập trong lĩnh vực
nghiên cứu chuyên sâu, nhằm mục tiêu dự đoán sự phản ứng ánh sáng của thực vật
trong điều kiện tái sinh tự nhiên hoặc trong những thí nghiệm lâm sinh. Rừng nhiệt
đới được đánh giá là nơi có số lượng lồi cây con chịu bóng thích hợp để phát triển
hệ thống đánh giá (Whitmore 1984) [81]. Việc phân loại các loài thực vật rừng
thành từng nhóm, dựa trên trạng thái diễn thế và sự chịu bóng (Whitmore, 1989)
[82] đã dấy lên những vấn đề cần thảo luận, một sự tăng lên về nhận thức rằng rất có
thể sẽ có một sự liên tục về phản ứng che bóng giữa các cây con của những lồi
khác nhau. Thêm vào đó, các lồi có thể khơng thể phân biệt về khoảng cách ánh

sáng (Welden và cộng sự 1991) [79].
Một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài về biến động của các nhân tố sinh
thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng, phát triển của lớp cây tái
sinh đều chứng minh rằng: chế độ ánh sáng dưới tán rừng hỗn giao lá rộng nhiệt
đới thường thấp hơn ở ngoài rừng và chỉ đạt 0,5 - 1,0% các tia bức xạ quang hợp
(Xirli, 1954; Logan, 1996) và các loại rừng khác có thể đạt từ 1 - 2% cường độ ánh
sáng hoàn toàn. Trong khi đó đối với các lồi cây chịu bóng chỉ cần ánh sáng 5501600 lux, tương đương với 0,5 - 1,5% lượng ánh sáng hoàn toàn.
Những nghiên cứu về phản ứng ánh sáng cho cây rừng nhiệt đới châu Á
mới chỉ giới hạn ở sự nảy mầm (Raich và Gong, 1990) [61] và số lượng cây con
trong rừng tự nhiên hoặc rừng đã bị tác động mạnh (Liew và Wong, 1973 [53];
Brown and Whitmore, 1992 [31]; Turner và cộng sự, 1992 [72]). Nicholson (1960)
[58]) so sánh nhu cầu ánh sáng của năm loài cây con họ Dầu ở điều kiện bị che
bóng khơng hồn tồn, nhưng mức độ ánh sáng quá cao để có ý nghĩa sinh thái.
Sasaki and Mori (1981) [64] đã kết hợp giữa điều tra thực địa và thí nghiệm để
đánh giá khả năng chịu bóng của 4 loài cây bao gồm Shorea talure, S. avails,
Hopea helferei, và Vatica odorata, kết quả cho thấy, sinh trưởng của cây con bị ức
chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Ashton và De Zoysa (1990) [26] cũng đã


7
chứng minh sự hạn chế khả năng sinh trưởng của cây con trong điều kiện chiếu
sáng hoàn toàn ở loài Shorea trapezifolia ở Sri Lanka. Trong một nghiên cứu khác,
cây con Intsia palembanica sinh trưởng nhanh chủ yếu trong điều kiện chiếu sáng
trực tiếp (Sasaki và Ng, 1981) [65].
Môi trường che bóng có xu hướng giữ một lượng lớn hơn độ ẩm tương ứng
gần mặt đất trong suốt cả ngày. Sự che bóng làm giảm cường độ ánh sáng, nhiệt độ
và sự bốc hơi nước, điều đó cũng đồng thời ảnh hưởng đến độ ẩm đất. Che bóng
cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật cũng như chức năng sinh thái của
chúng. Davis (1996) cho rằng sự thay đổi cường độ che bóng có ảnh hưởng biểu
hiện thơng qua: (1) chiều dài dóng, độ dài cành và chiều cao của cây; (2) sự bắt

đầu của chồi nách và cành; (3) sự phân bố bộ phận quang hợp trên thân cây, lá và
rễ; (4) diện tích lá, khối lượng chi tiết và giải phẫu; (5) quang hợp và thoát hơi
nước; (6) cấu trúc siêu diệp lục; (7) Các thành phần hóa học lượng tử bao gồm ở cả
pha tối và pha sáng của quang hợp. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của
cây con diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã
khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao
của cây con diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành.
Sinh khối của cây con cũng bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng (Sheikh Ali
Abod, 1977) [67]. Sự tăng lên về cường độ ánh sáng sẽ dẫn đến sự tăng lên về sản
lượng vật chất khơ bởi vì tỷ lệ quang hợp của mỗi đơn vị diện tích lá cũng được
tăng lên (Brix, 1962) [29]. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh được
những tác động cực đoan của mơi trường, làm giảm khả năng thốt hơi nước, đồng
thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu (Kimmins, 1998) [83].
Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc
vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con sinh
trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ
đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi,
chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị chết
hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa


8
sáng (Kimmins, 1998) [83]. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở
vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa trọng lượng rễ/trọng lượng thân, hình thái
tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính. Đặc điểm này cho phép cây con có thể
sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hồn tồn. Vì thế, trong
gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con.
1.1.2.3. Nghiên cứu vai trò của nước đến cây con trong giai đoạn vườn ươm
Nước là nhân tố quan trọng nhất đối với tất cả các cơ thể sống trên trái đất.
Chỉ cần giảm chút ít hàm lượng nước trong tế bào đã gây sự kìm hãm đáng kể

những chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp và do đó ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của thực vật.
Trong giai đoạn vườn ươm, cây con cần phải được cung cấp đủ về nhu cầu
nước. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều khơng có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây
con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều
nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm; kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu
khơng khí. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non ở vườn
ươm là việc làm rất quan trọng (Larcher, 1983;) [83].
Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây đã được đề cập ở mức
độ tế bào trong những nghiên cứu của Kramer (1983) [49], Wang và cộng sự
(1988) [78], Sands và Mulligan (1990) [62] vv… Về mặt hình thái, Boyer
(1968)[28] cho rằng sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với chế độ tưới nước, khi thiếu
nước lá cây thường nhỏ. Tổng trọng lượng khô của của bạch đàn Eucalyptus
globulus bị giảm nhiều trong điều kiện thiếu nước, nguyên nhân do sự phát triển
của lá mới bị hạn chế dẫn đến tổng diện tích lá giảm (Metcalfe và cộng sự,
1989)[54]. Đối với lồi Thơng đỏ sự nảy chồi và tỷ lệ sống bị giảm rất nhiều trong
điều kiện độ ẩm khơng khí thấp. Rễ của lồi này cũng có xu hướng ngừng phát
triển khi bị thiếu nước (Wilcox, 1968) [21].
Một số nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tưới tiêu đến dinh dưỡng
của thực vật cho thấy sự vận chuyển dinh dưỡng trong đất phụ thuộc vào sự di
chuyển của nước (Mengel và cộng sự, 1982; Duryea và McClain, 1984) [40], vì


9
thế điều này hoàn toàn hợp lý khi cho rằng sự hấp thụ dinh dưỡng thông qua hệ rễ
thực vật có thể trở nên dễ dàng hơn bằng việc áp dụng tưới tiêu để điều chỉnh hàm
lượng nước trong đất ở vườn ươm. Sự thiếu hụt nước có thể làm chậm lại sự sinh
trưởng một phần vì lượng dinh dưỡng hấp thụ bị giảm xuống. Sự thiếu hụt nước có
thể hạn chế sự kéo dài và phát triển của rễ (Day và MacGillivrary, 1975) [36], vì
vậy dẫn đến sự giảm diện tích mặt rễ có khả năng hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Fabiao và cộng sự (1985) [42] cho rằng cả sinh khối rễ và sự phân bố của chúng
trong lòng đất được cho là bị ảnh hưởng bởi hàm lượng nước trong đất.
Sự thích nghi và thích ứng của thực vật đối với sự khô hạn đã được nghiên
cứu rất sâu. Cơ bản bao gồm 2 cơ chế khác biệt. Cơ chế thứ nhất, lượng nước hữu
hiệu thấp sẽ làm giới hạn sự thoát hơi nước và quang hợp do sự giảm độ mở của
khí khổng (Cowan, 1982; Li và cộng sự, 2000; Makela và cộng sự 1996;
Chunyand và cộng sự, 2000) [34]. Cơ chế thứ hai, lượng nước tiềm tàng của thực
vật thấp hoàn toàn ảnh hưởng xấu đến thực vật. Sự vận chuyển nước trong xylem
có thể bị gián đoạn bởi những lỗ hổng (bong bóng), và lượng nước tiềm tàng thấp
cũng hạn chế khả năng sinh trưởng của thực vật (Friensch, 1977; Chunyand và
cộng sự, 2000) [34].
Nhiều yếu tố sinh trưởng của thực vật có phản ứng rất nhạy cảm với sự rối
loạn nước. Ở phạm vi tế bào, sự thiếu hụt về lượng nước tiềm tàng ở lá ảnh hưởng
đến sự mở rộng của tế bào, sự hoạt động của khí khổng, quang hợp, hơ hấp, sự di
chuyển cũng như sự tổng hợp vách tế bào (Kramer, 1983) [49]. Đặc điểm sinh lý
có liên quan rộng rãi với sự chịu hạn của bạch đàn bao gồm cả sự điều chỉnh khả
năng thấm lọc (Wang và cộng sự 1988 [78]; Sands và Mulligan 1990 [62]), đặc
biệt hơn là tính co dãn của mơ (Clayton-Greene, 1983) [32], làm tăng hàm lượng
nước trong lá đối với những lá có lượng nước tiềm tàng (Myers and Neales, 1984)
[57] và khả năng chống chịu tốt hơn của chất nguyên sinh với sự khô hạn (Ladiges,
1974) [50].
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng của ức chế nước đến sự
sinh trưởng và vấn đề phân loại khô hạn ở cây trồng thân thảo. Tổng lượng vật


10
chất khô giảm xuống trong điều kiện khô hạn (Kramer, 1983) [49]. Sự phát triển
của lá thể hiện một sự phản ứng rất nhạy bén với sự ức chế nước thông qua sự
giảm xuống rõ rệt về tỷ lệ lá (Boyer, 1968) [28]. Vấn đề phân loại khô hạn và sinh
trưởng của cây con loài Đào phản ứng mạnh mẽ với sự ức chế nước (Steinberg và

cộng sự, 1990) [69], tuy nhiên cường độ phản ứng giữa các cơ quan là khác nhau.
Tổng lượng sinh khối giảm rõ rệt khi hàm lượng nước được vận chuyển thấp hơn
nhiều so với hàm lượng nước bão hòa.
Sự tồn tại và phát triển của chồi ngọn ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt độ ẩm bên
trong cũng được chứng minh là có ảnh hưởng quyết định tới sự sinh trưởng chiều
cao của lồi Thơng đỏ (Stone, 1980 [70]; và Clements, 1970 [33]). Rễ Thông đỏ
phản ứng rất nhạy bén với độ ẩm đất và có xu hướng ngủ khi hàm lượng nước bị
giới hạn (Wilcox, 1986 [80]. Strothman (1967) [71] chứng minh rằng sự kéo dài
của hệ rễ bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự cạnh tranh độ ẩm hơn là sự thiếu hụt ánh sáng.
Sự thiếu hụt nước trong đất có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con loài
Eucalyptus globulus bởi sự rút ngắn quá trình phát triển của lá mới, điều này kéo theo
sự giảm diện tích lá và lượng vật chất khô (Metcalfe và cộng sự, 1989) [54].
1.1.2.4. Nghiên cứu vai trị của phân bón đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn
vườn ươm
Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó khơng
những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà cịn là nhân tố ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành và phát triển cơ thể thực vật. Cây trồng cần cung cấp các
chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm
các nguyên tố đa lượng và vi lượng , chúng đều có trong đất và được cây trồng hấp
thụ qua rễ. Tuy nhiên, số lượng các ngun tố này, đất khơng có khả năng cung
cấp đủ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng do đó phải bón phân bổ sung.
Cơng tác chuẩn bị vườn ươm có thể có ảnh hưởng lâu dài đến năng suất của
rừng trồng thông qua sự ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu của cây giống (Van den
Driessche, 1982) [75]. Chất lượng cây con trong vườn ươm có thể ảnh hưởng đến
năng suất rừng xuyên suốt chu kỳ của rừng trồng. Vì thế việc áp dụng bón phân một


11
cách đúng đắn có tác dụng tăng cường khả năng sinh trưởng của cây con sau khi
trồng ngoài thực địa, đồng thời giúp tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện

hạn hán và lạnh của cây trồng (Fisher and Mexal, 1984) [43]. Theo Hary and
Stanley, 1996 [45]; Mullin and Bowdery, 1978 [56], sinh trưởng của cây trồng
ngoài thực địa và tình trạng dinh dưỡng của vườn ươm có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau. Phân bón thường có tác dụng làm tăng kích cỡ của cây giống, điều này có
lợi cho cây trồng trong điều kiện thực tế - nơi mà cây trồng phải cạnh tranh với các
loài khác để phát triển. Sự tồn tại và sinh trưởng về chiều cao của loài Linh sam
(Douglas-fir) ngoài thực địa được đánh giá là tăng lên nhờ vào phân bón ở giai đoạn
vườn ươm, điều này cũng giúp tăng trưởng kích thước của cây con (Smith và cộng
sự, 1966 [68]; Van den Driessche, 1984 [76]). Những kết quả tương tự cũng được
tìm thấy trong một nghiên cứu khác với cây con loài Muồng đen (Kannan and
Paliwal, 1995 [47]).
Giữa hàm lượng dinh dưỡng khoáng ở vườn ươm và sinh trưởng chiều cao
của cây con sau khi trồng ngồi thực địa có một mối quan hệ tích cực (van den
Driessche 1980a) [73]. Hàm lượng Nitơ trong cây dao động từ 1,7% đến 2,3%
thường ảnh hưởng đến cây con biểu hiện thông qua việc tăng cường khả năng sống
sót và sinh trưởng chiều cao của cây sau khi trồng ngoài thực địa (Duryea and
McClain, 1984) [40]. Kết quả nghiên cứu về sự tồn tại và sinh trưởng chiều cao của
loài Linh sam trồng ngoài thực địa cho thấy một sự tăng lên rõ rệt về chất lượng của
rừng nhờ vào phân bón hữu cơ và vô cơ trong giai đoạn vườn ươm, điều này được
ghi nhận trong một thí nghiệm bón phân có tác dụng làm tăng kích thước của cây
con (Smith và cộng sự, 1966) [68]. Lợi ích của bón phân trong giai đoạn vườn ươm
đến sự sinh trưởng chiều cao sau khi trồng (khơng tính đến sự tồn tại) của lồi Vân
sam trắng cũng được ghi nhận bởi Mullin và Bowdery 1977 [55].
Tiêu chuẩn chất lượng cây giống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sống sót
và sinh trưởng tốt của cây (Duryea, 1985; Gleason và cộng sự 1990) [44]. Những
tiêu chuẩn về hình thái và đặc điểm sinh lý có liên quan chặt chẽ đến khả năng phát
triển của cây trồng ngồi thực địa. Vì thế việc chăm sóc ở giai đoạn vườn ươm có


12

thể sử dụng như là một giải pháp làm thay đổi sinh lý của cây con nhằm thích nghi
được với môi trường mới sau này. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm thay
đổi hàm lượng dinh dưỡng cho cây con ở giai đoạn vườn ươm để đáp ứng những
nhu cầu cần thiết của một điều kiện lập địa trồng rừng cụ thể (Phais và Kramer,
1983 [59]; Etter 1969 [41]; Van den Driesscches, 1980b [74]; Kannan và Paliwal,
1995 [46]).
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật,
Trung Quốc....đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm tăng
năng suất phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như Atonik,
Yogen.. (Nhật Bản); Cheer, Organic...(Thái Lan); Bloom Plus, Solu SprayNGrow....(Hoa Kỳ); Đặc đa thu, Đặc phong, Diệp lục tố ...(Trung Quốc). Nhiều
chế phẩm đã được khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam [16].
1.1.3. Nghiên cứu về gieo ươm cây Máu chó lá to
Cho đến thời điểm hiện tại thì đề tài chưa tìm được nghiên cứu nào về kỹ
thuật gieo ươm và chăm sóc cây Máu chó lá to trên thế giới.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố
- Về phân bố:
Máu chó lá to mọc rải rác nhưng phân bố ở hầu hết các tỉnh có rừng như:
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, n Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Kon tum, Đồng Nai ...
- Về phân loại:
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) và Nguyễn Tiến Bân (2003) thì họ Máu chó
Myristicaceae ở Việt Nam có khoảng 22 lồi gồm tồn các cây gỗ rừng (chia ra 3
chi: Horsfieldia, Knema và Myristica).
Nghiên cứu của Phạm Hồng Hộ năm (1999), Máu chó lá to (Máu chó hạnh
nhân) là cây gỗ lớn, cao đến 15m, nhánh trịn, lúc non có lơng. Lá có phiến to, dài
đến 30 - 40 cm, rộng 6 - 9 cm, thon hẹp, đáy trịn hay hơi hình tim, mặt dưới mốc,



13
gân phụ hơn 30 cặp, gân tam cấp hình thang; cuống 1 - 2 cm. Hoa đực chùm, có
lơng sét, cọng 6 - 7 mm; bao hoa 4 mm, hình bầu, bao phấn 11. Nang 22 - 26 x 18 20 mm, đầy lơng sét, quả bì [6].
Nghiên cứu của Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Máu chó lá to là cây gỗ
nhỡ, cao 10 - 15 m, đường kính có thể lên tới 40 cm. Thân thường có múi tròn, vỏ
nhẵn, loang lổ, vết đẽo chảy nhiều nhựa đỏ. Cành tròn nhiều lỗ vỏ trắng. Lá đơn mọc
cách hình trái xoan thn dài 12 - 23 cm, rộng 4 - 7 cm, đầu và đuôi lá nhọn dần. Hoa
đơn tính khác gốc, hoa tự đực chùm viên chùy ở nách lá, bao hoa 3 thùy, nhẵn, nhị 13
- 15 chỉ nhị hợp thành một trụ rỗng, bao phấn đính phía ngồi trụ nhị. Quả đại hình
trứng hơi bẹt, đường kính 3 - 4 cm, vỏ hóa gỗ, hạt có vỏ giả bao bọc [5].
- Cơng dụng:
Gỗ của Máu chó lá to dùng làm đồ gia dụng, dùng trong xây dựng, hạt
dùng trong y học làm thuốc trị các bệnh ngoài da.
1.2.2. Nghiên cứu về gieo ươm các loài cây thân gỗ
1.2.2.1. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt giống tới nảy mầm của hạt
Ở Việt Nam đến nay cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về gieo ươm
cây thân gỗ. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu như sau:
Lê Đình Khả (1991), khi nghiên cứu xử lý hạt Lim xanh cho thấy: khi cắt
một phần vỏ hạt và ngâm 5 giờ trong nước ấm 40oC có tỷ lệ nảy mầm là 100%.
Đỗ Thị Ngân (2003) cho rằng: đối với hạt Huỷnh nên ngâm trong nước ấm
40 - 45oC để nguội dần trong 8 giờ. Hạt Ràng ràng mít đục lỗ rồi ngâm trong nước
nóng 60 - 65oC để nguội dần trong 8 giờ. Các hạt Dẻ đỏ, Kháo vàng, Giang và Nứa
lá to ngâm hạt trong nước nguội 4 giờ [9].
Nguyễn Ngọc Minh (2011) cho rằng: phương pháp kích thích nảy mầm có
hiệu quả nhất đối với Hồ đào là rửa sạch hạt giống và ngâm nước ấm 35oC để
nguội dần trong thời gian 10 giờ [8].
Trần Hữu Biển, Vũ Thị Lan (2012) khi nghiên cứu về tỷ lệ nảy mầm của
hạt Lò bo đã kết luận: công thức xử lý hạt tốt nhất là ngâm trong nước ấm 60oC
trong 1 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (85%) sau 4 ngày và thế nảy mầm sau 2



14
ngày đạt 55% [3].
Ngồi những nghiên cứu trên cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu cho các
loại hạt khác, mỗi loại hạt giống đều có cách xử lý khác nhau để đạt tỷ lệ nảy mầm
và chất lượng cây mầm tốt nhất. Với những loại hạt giống có vỏ dày và cứng
thường sử dụng biện pháp cơ giới tác động vào vỏ hạt (như chà sát, cắt..) trước khi
xử lý qua nước nóng để hạt dễ dàng ngấm nước từ đó rút ngắn thời gian nảy mầm
của hạt, với những hạt có vỏ mỏng khác thường xử lý bằng nước nóng ở các nhiệt
độ khác nhau.
1.2.2.2. Nghiên cứu vai trị của nhân tố ánh sáng đến cây con trong giai đoạn
vườn ươm
Ánh sáng có ảnh hưởng đến tồn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy
mầm, sinh trưởng phát triển cho đến khi cây ra hoa kết quả rồi chết.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, xem
xét ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến sinh trưởng và chất lượng cây con trong
giai đoạn vườn ươm. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng
của chế độ che sáng đến cây con giai đoạn vườn ươm như sau:
Lâm Công Định (1964) đã khuyến cáo ở mức độ 75% cường độ ánh sáng là
điều kiện tốt nhất cho sinh trưởng của Mỡ (Manglietia sp) trong giai đoạn 100 110 ngày tuổi. Nguyễn Ngọc Tân (1989) đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng cho cây
Hồi (Illicium verum Hook), cấu tạo giải phẫu của lá, hoạt động trao đổi nước và sự
tích lũy diệp lục cũng như N, P, K trong lá thay đổi dưới các điều kiện chiếu sáng
khác nhau. Tỷ lệ che sáng 60% là phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây trong giai
đoạn vườn ươm [20].
Nguyễn Hữu Thước và các cộng sự (1966) đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng
của cây Lim và đã kết luận rằng: với mức che sáng 50% sinh trưởng về chiều cao,
đường kính và tổng lượng hữu cơ cho kết quả tốt nhất [20].
Đặng Thịnh Triều (2003) đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng cho cây Vạng trứng
trong giai đoạn vườn ươm đã kết luận: ở mức độ che 20% cường độ ánh sáng sẽ cho
sinh trưởng chiều cao và tổng trọng lượng khô của cây con đạt mức cao nhất [20].



15
Hà Thị Hiền (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh
trưởng của cây con Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Hịa Bình cho thấy: Che
sáng có tác dụng làm giảm nhiệt độ, tăng ẩm độ khơng khí và đất dưới giàn che,
thống mát, do đó làm giảm tác hại ánh sáng trực xạ của mặt trời đối với cây con
trong giai đoạn vườn ươm. Đối với khu vực phía Bắc, việc che sáng cho cây con
trong giai đoạn vườn ươm đặc biệt quan trọng. Trong những tháng nắng nóng của
miền Bắc, nhiệt độ trung bình cao, cường độ chiếu sáng mạnh, độ ẩm khơng khí
thấp cộng với gió Lào thổi vào từng đợt rất khơ nóng làm ảnh hưởng khơng tốt đến
cây con trong vườn ươm. Chính vì vậy, việc che sáng cho cây giúp cải thiện điều
kiện sống, giúp cây con sinh trưởng phát triển tốt trong giai đoạn vườn ươm. Kết
quả nghiên cứu chế độ che sáng thích hợp cho cây con Dẻ đỏ: giai đoạn 0 - 1 tuổi
thì che 75% ánh sáng trực xạ là tốt nhất, giai đoạn 1 - 2 tuổi thì che 50% ánh sáng
trực xạ là tốt nhất [4].
Hà Thị Mừng (2010) khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây
Kháo vàng, Giáng hương đã cho thấy: Tỷ lệ che sáng thích hợp cho Kháo vàng
giai đoạn 1 - 6 tháng tuổi là che 75% ánh sáng trực xạ, giai đoạn 7 tháng đến 4
năm tuổi là 50%. Cây 24 tháng tuổi ở cơng thức tốt nhất có Hvn = 93,11cm; Do =
9,7 mm; với Giáng hương tỷ lệ che thích hợp cho cây 6 tháng tuổi là 50%, 12
tháng tuổi là 25%. Giai đoạn 2 năm tuổi, Giáng hương cần 100% ánh sáng tự
nhiên. Cây 24 tháng tuổi ở công thức tốt nhất có Hvn = 86,2cm; Do = 9,6 mm [10].
Đồn Đình Tam (2011), đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng đến
cây Vối thuốc ở giai đoạn vườn ươm cho thấy: giai đoạn 3 tháng tuổi thì cơng thức
tốt nhất là che bóng 50%; giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi thì cơng thức tốt nhất là che
bóng 25% [15].
Như vậy, ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu xác định
nhu cầu ánh sáng của cây trong giai đoạn vườn ươm. Các kết quả nghiên cứu đều
cho thấy: che sáng có tác dụng làm giảm tác động cực đoan của điều kiện môi

trường bất lợi (cường độ ánh sáng trực xạ cao, độ ẩm khơng khí thấp...) đến sinh
trưởng của cây con và đa số cây con trong giai đoạn vườn ươm đều cần được che


16
sáng. Mỗi loài cây, mỗi giai đoạn tuổi khác nhau sẽ thích hợp với một mức độ che
sáng khác nhau. Chính vì vậy cần phải có những cơng trình nghiên cứu để xác định
chế độ che sáng thích hợp cho mỗi lồi. Điều này rất có ý nghĩa thực tiễn trong
công tác sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng ở nước ta.
1.2.2.3. Nghiên cứu vai trò của nước đến cây con trong giai đoạn vườn ươm
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống. Có nước thực vật mới hoạt
động bình thường được. Nhưng hàm lượng nước trong thực vật khơng giống nhau,
thay đổi tùy thuộc lồi hay các tổ chức khác nhau của cùng một loài thực vật. Với
thực vật, khi hàm lượng nước trong tế bào giảm, một loạt chức năng sinh lý quan
trọng như quang hợp, hơ hấp sẽ bị kìm hãm và do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây. Nước khơng chỉ đóng vai trị như một dung mơi, một chất phản ứng mà
nước còn tham gia vào cấu trúc của tế bào. Ngồi những vai trị quan trọng trên,
nước cịn là một yếu tố nối liền cây với mơi trường bên ngồi và điều hoà nhiệt độ
của cây. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư
thừa hay thiếu hụt nước đều khơng có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây con trong bầu
cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra
môi trường quá ẩm; kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu khơng khí. Vì
thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây con ở vườn ươm là việc làm
rất quan trọng.
Tuy nhiên, ở nước ta cịn ít các cơng trình nghiên cứu nhu cầu về nước cho
cây con ở giai đoạn vườn ươm, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
Đặng Thịnh Triều (2004) khi nghiên cứu nhu cầu nước tưới cho cây Vạng
trứng đã khuyến cáo không nên tưới đẫm nước cho cây để tránh hiện tượng cây bị
mọng nước, khi đem trồng rừng sẽ dẫn đến tỷ lệ chết cao [21].
Đồn Đình Tam (2011) khi nghiên cứu về nhu cầu nước tưới cho cây Vối

thuốc cho thấy: trong giai đoạn vườn ươm (cây từ 2 - 4 tháng tuổi) thì tưới 1 ngày
1 lần với liều lượng nước tưới là 70 ml/chậu hay 2,1 lít/m2 cho sinh trưởng của Vối
thuốc là tốt nhất [15].
Mặc dù các nghiên cứu về ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng cây


17
con ở Việt Nam cịn ít. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu này cho thấy, nước tưới
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây. Nếu tưới nhiều nước (vượt quá nhu
cầu) cây sẽ mọng nước ảnh hưởng không tốt đến kết quả trồng rừng hoặc cây sẽ bị
úng nước mà chết. Nếu tưới ít, cây thiếu nước sẽ sinh trưởng kém. Do đó xác định
lượng nước tưới thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời đảm bảo tỷ
lệ sống khi đem trồng rừng là một việc làm rất cần thiết.
1.2.2.4. Nghiên cứu vai trò của phân bón đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn
vườn ươm
Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là Đạm,
Lân, Kali và các chất phụ gia.
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây khơng cao, nhưng Nitơ lại có vai trị quan
trọng bậc nhất. Thiếu Nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng
cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại
protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực
vật là khơng thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu
trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trị quan trọng trong quang hợp và
hơ hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành
phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino
axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6… Nitơ thúc đẩy cây tăng
trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh
trưởng chậm, cịi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa
đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh

trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm [83].
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác
dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân
cần thiết cho sự phân chia tế bào, mơ phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra
hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng
chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu thiếu lân,


18
kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau
chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khơ giảm. Ngồi ra,
thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ
đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những lồi cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn
đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa
lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ [83] .
Kali (K) đóng vai trị chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, q trình
đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng
đạm ở dạng NH4+ , giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu
bệnh, chịu hạn và rét . Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất
rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện
những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống …
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963),
Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển (1985)...
các tác giả đều đi đến kết luận chung rằng mỗi loại cây trồng có yêu cầu về loại
phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp phân bón hồn tồn khác nhau. Để
thăm dị phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hồng
Cơng Đãng (2000) đã bón lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng
phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 - 25% so
với trọng lượng bầu [16].
Năm 1989, Trương Thị Thảo đã nghiên cứu về dinh dưỡng NPK đối với

Thông nhựa đã cho thấy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
Thơng nhựa mà cịn ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh của cây. Bón phân hợp lý
làm tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh phấn trắng. Năm 2009, Lê Quốc Huy, Hà
Thị Mừng cho thấy bón N, P2O5, K2O ở mức 38,17 mg N/kg đất bầu + 76,33 mg
P2O5/kg đất bầu + 22,9 mg K2O/kg đất bầu là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cả 3
loài Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương giai đoạn 2 - 8 tháng tuổi [16].
Lê Văn Sơn và Nguyễn Duy Tiến, (2012) khi nghiên cứu ảnh hưởng của


19
phân bón đến cây con Re gừng trong giai đoạn vườn ươm đã cho thấy: cây con Re
gừng được bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) với nồng độ 5% (100 g
NPK hịa tan trong 2 lít nước) có tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng tốt hơn tưới
nước phân chuồng ngâm và khơng bón thúc [14].
Từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy đối với
từng loài cây, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì u cầu về phân bón cũng
khác nhau. Các tác giả đã xác định lượng phân bón phù hợp để cây con của các
lồi cây đó sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt.
1.2.3. Nghiên cứu về gieo ươm cây Máu chó lá to
Cũng như trên thế giới, cho đến thời điểm hiện tại thì đề tài chưa tìm được
nghiên cứu nào về kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Máu chó lá to ở Việt Nam.
* Thảo luận:
Thơng qua phần Tổng quan trên cho thấy: vai trị của việc xử lý hạt, ánh
sáng, nước tưới, phân bón đến cây con trong giai đoạn vườn ươm rất quan trọng.
Cụ thể:
- Mỗi loại hạt đều có đặc điểm sinh lý riêng nên cần có những biện pháp xử
lý hạt khác nhau để đạt hiệu quả nảy mầm nhiều nhất và nhanh nhất. Trong các
biện pháp xử lý hạt thì biện pháp xử lý hạt bằng nhiệt là đơn giản, dễ làm và ít tốn
kém nhất.
- Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với thực vật bởi vì ánh sáng là

nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, mỗi
loài cây khác nhau thì có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Trong điều kiện vườn ươm,
cây con phải chịu những ảnh hưởng bất lợi của cường độ ánh sáng mạnh. Vì thế
nghiên cứu chế độ che bóng thích hợp cho từng lồi cây là việc làm hết sức cần
thiết. Việc che bóng cho cây khơng chỉ có tác dụng làm hạn chế ảnh hưởng xấu
của cường độ ánh sáng mạnh mà còn điều hịa nhiệt độ và làm giảm q trình mất
nước ở cây con.
- Nưới tưới trong giai đoạn vườn ươm là rất cần thiết. Các nghiên cứu đều
chỉ ra rằng: lượng nước tưới có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, nếu tưới thiếu


20
nước cây nhanh chóng sẽ chết, nếu tưới thừa nước cây sẽ bị ngập úng vì vậy cần
phải xác định lượng nước tưới là đủ cho cây. Tuy nhiên trong q trình ni dưỡng
cây cần chú ý lượng nước tưới thích hợp để cây khơng bị mọng nước bởi vì khi
mang đi trồng rừng những cây bị mọng nước thường có tỷ lệ sống thấp hơn những
cây khơng mọng nước. Vì vậy, xác định lượng nước tưới phù hợp để cây sinh
trưởng tốt, khỏe mạnh là cần thiết.
- Phân bón cũng là nhân tố rất cần thiết cho cây khi cịn nhỏ. Tuy nhiên
cũng như nước nó cũng cần chủng loại phân và liều lượng phân phù hợp để sinh
trưởng, phát triển tốt nhất.
Nhận biết được sự ảnh hưởng của các nhân tố ánh sáng, nước tưới và phân
bón đối với sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm, đã có rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về ảnh hưởng của các nhân tố
này đến các loài cây khác nhau và kết quả đều xác định được liều lượng thích hợp
của các nhân tố này trong các giai đoạn phát triển khác nhau của rất nhiều loài cây.
Tuy nhiên, đối với họ Máu chó nói chung và lồi cây Máu chó lá to nói riêng thì
các nghiên cứu này cịn rất ít. Cho đến thời điểm hiện tại thì đề tài chưa tìm thấy
cơng trình nghiên cứu về phương pháp xử lý hạt và ảnh hưởng của các nhân tố ánh
sáng, nước tưới, phân bón đến cây con Máu chó lá to. Chính vì vậy, đề tài

"Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và ni dưỡng cây con Máu chó lá to
(Knema pierrei Warb)" là rất cần thiết.


21
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:
Góp phần xác định cơ sở khoa học xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống
cây Máu chó lá to.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được biện pháp kỹ thuật tạo cây con Máu chó lá to từ hạt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, nước tưới và phân bón đến
sinh trưởng của cây con Máu chó lá to.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
- Loài cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb).
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Máu
chó lá to từ hạt (thu hái hạt giống, xác định một số chỉ tiêu sinh lý hạt giống,
phương pháp xử lý hạt giống) và ảnh hưởng của ánh sáng, nước tưới và phân bón
đến sinh trưởng cây Máu chó lá to giai đoạn vườn ươm.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2013 tại vườn ươm
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ).
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt
2.4.1.1. Thu hái hạt giống và xác định một số chỉ tiêu chất lượng hạt giống

2.4.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý và thời gian ngâm đến tỉ lệ nảy mầm
của hạt.
2.4.2. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng của cây Máu chó lá to
trong giai đoạn vườn ươm.


22
2.4.3. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sinh trưởng của cây Máu chó lá to
trong giai đoạn vườn ươm.
2.4.4. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Máu chó lá to
trong giai đoạn vườn ươm.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt.
a) Thu hái hạt giống và xác định một số chỉ tiêu chất lượng hạt giống.
Khi quả Máu chó lá to chín, vỏ quả chuyển từ màu xanh vàng sang màu nâu
xám thì thu hái quả. Sau khi thu hái, quả được tách lấy hạt và xác định các chỉ tiêu
chất lượng hạt giống.
- Độ thuần: là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng hạt thuần khiết so với khối
lượng mẫu kiểm nghiệm, được xác định theo cơng thức:
i

Ki =
Trong đó:

A
x 100 và
A + B + C

K=


∑ Ki
1

i

(2.1)

Ki là độ thuần của mẫu kiểm nghiệm i
K là độ thuần của lô hạt

A là khối lượng hạt tốt (g/1000 hạt)
B là khối lượng hạt xấu (g)
C là khối lượng tạp vật (g)
- Trọng lượng 1000 hạt: trọng lượng (kg hay g) của 1000 hạt thuần. Đếm lấy
100 hạt thuần đem cân bằng cân điện tử có độ chính xác đến 0,01g với 3 lần lặp, sau
đó lấy trung bình của 3 lần lặp nhân với 10 ta có trọng lượng của 1000 hạt. Từ trọng
lượng 1000 hạt tính số hạt/1g hay số hạt/1kg.
- Độ ẩm hạt (hàm lượng nước) là tỷ số phần trăm giữa lượng nước chứa
trọng hạt và khối lượng tươi của hạt, tính theo cơng thức:
Mc(%) =

M2 − M3
x100
M 2 − M1

Trong đó: M1 là trọng lượng bì (hộp đựng mẫu, kể cả nắp)
M2 là trọng lượng bì và hạt trước khi sấy

(2.2)



23
M3 là trọng lượng bì và hạt sau khi sấy
Lấy 1 mẫu hạt khoảng 50 g, hạt được cắt nhỏ, trộn đều rồi chia thành 2 phần.
2 hộp nhôm được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105o C trong thời gian 1 giờ sau đó lấy
hộp ra cho vào bình hút ẩm để nguội dần rồi đem cân trọng lượng. Cho 2 mẫu hạt
đã cắt nhỏ trên vào 2 hộp và đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050c trong 17 giờ. Khi
đủ thời gian quy định, lấy hộp đựng mẫu hạt ra đặt vào bình hút ẩm từ 30 - 45 phút
để hạt nguội dần và cân lại bằng cân điện tử với độ chính xác 0,001 g.
b) Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý và thời gian ngâm đến
nảy mầm của hạt
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp sử
dụng 100 hạt đồng nhất về kích thước, màu sắc... Các cơng thức xử lý hạt giống cụ
thể như sau:
Bảng 2.1: Cơng thức thí nghiệm xử lý hạt giống Máu cho lá to
Cơng thức
thí nghiệm

Nhiệt độ nước ngâm
(oC)

Thời gian ngâm
(giờ)

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

40
50
60
70
40
50
60
70
40
50
60
70

6
6
6
6
7
7
7
7
8
8

8
8

Sau khi ngâm, hạt giống được vớt ra, rửa sạch và ủ vào cát ẩm. Hàng ngày
tưới nước đủ ẩm, 2 ngày đảo hạt 1 lần. Theo dõi sự nảy mầm của hạt giống. Mỗi
CT lặp lại 3 lần, dung lượng mẫu 100 hạt/ lần lặp.
Xác định các chỉ tiêu tỷ lệ nảy mầm, tốc độ nảy mầm và lựa chọn công thức
xử lý hạt tốt.


×