Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng cây hoàng đằng fibraurea tinctoria lour tại huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM HỮU HẠNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT
GÂY TRỒNG CÂY HOÀNG ĐẰNG (Fibraurea tinctoria Lour)
TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM HỮU HẠNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT
GÂY TRỒNG CÂY HOÀNG ĐẰNG (Fibraurea tinctoria Lour)
TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.02.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn được kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp tỉnh
“Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng thử nghiệm 4 loài cây thuốc quý tại Trạm
nghiên cứu thực nghiệm Lâm đặc sản huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” giai
đoạn 2011-2014, thực hiện tại Trạm nghiên cứu thực nghiệm Hoành Bồ và do chính
tác giải là chủ nhiệm đề tài. Trong đó, cây Hồng đằng là một trong bốn cây có
nhiều triển vọng nhất. Được sự đồng ý của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lâm
sản ngoài gỗ, đồng thời là giáo viên hướng dẫn khoa học cho phép kế thừa các số
liệu của đề tài để hoàn thành luận văn thạc sỹ theo chương trình đào tạo của Khoa
Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp. Vì vậy, tơi xin cam đoan đây là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Quảng Ninh, ngày 01 tháng 3 năm 2014
Người làm cam đoan

Phạm Hữu Hạnh


ii


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng cây
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”
được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo cao học
chuyên ngành Lâm nghiệp, khóa 20 (2012-2014).
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự qua
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp, các bạn bè đồng nghiệp tại Trạm nghiên cứu thực
nghiệm Hoành Bồ - Trung tâm nghiên cứu LSNG và các cán bộ địa phương tại
huyện Hoành Bồ nơi tác giả thực hiện luận văn. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS.
Nguyễn Huy Sơn, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý
báu, những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu còn
hạn chế, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu nên luận
văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Phạm Hữu Hạnh


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. vi
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các biểu ..................................................................................................... ix
Danh mục các hình ...................................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 3
1.1.1. Tài nguyên cây thuốc và công tác bảo tồn trên thế giới ................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây thuốc.................................. 7
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về cây Hồng đằng ........................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................... 11
1.2.1. Tài nguyên cây thuốc và hoạt động bảo tồn ở Việt Nam ............................... 11
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống .............................................................................. 14
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng ................................................................... 16
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về lồi Hồng đằng ...................................................... 17
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 23
2.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 23
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 23
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 23
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 23
2.3. Nội Dung nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Hoàng đằng........................... 23


iv


2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Hoàng đằng ............. 24
2.3.3. Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Hoàng đằng trồng tại
Hoành Bồ - Quảng Ninh. .......................................................................................... 24
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Hoàng đằng24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp chung ......................................................................................... 24
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 25
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 35
3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 35
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 37
3.2.1. Điều kiện dân sinh ........................................................................................... 37
3.2.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................................. 37
3.2.3. Cơ sở hạ tầng. .................................................................................................. 38
3.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn. ........................................................ 39
3.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 39
3.3.2. Khó khăn ......................................................................................................... 39
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 41
4.1. Đặc điểm lâm phần nơi có Hồng đằng phân bố tự nhiên ................................. 41
4.1.1. Đặc điểm tầng cây cao .................................................................................... 41
4.1.2. Đặc điểm tái sinh ............................................................................................. 45
4.1.3. Đặc điểm đất đai, địa hình nơi Hồng đằng phân bố tự nhiên ........................ 48
4.1.4. Khả năng sinh trưởng của cây Hoàng đằng trong tự nhiên ............................. 49
4.1.5. Đặc điểm vật hậu và hình thái các bộ phận cây của Hoàng đằng ................... 50
4.2. Kỹ thuật nhân giống ........................................................................................... 54
4.2.1. Kỹ thuật nhân giống hữu tính.......................................................................... 54
4.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây con hữu tính trong giai đoạn
vườn ươm .................................................................................................................. 57



v

4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón thúc đến khả năng sinh trưởng của cây con hữu tính
trong giai đoạn vườn ươm ......................................................................................... 62
4.2.4. Kết quả nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom ............................. 66
4.3. Kết quả bước đầu về khả năng sinh trưởng của cây Hoàng đằng trồng tại Hoành
Bồ - Quảng Ninh ....................................................................................................... 70
4.3.1. Đặc điểm đất nơi trồng .................................................................................... 70
4.3.2. Đặc điểm thực bì trước khi trồng và độ tàn che đã xử lý trước khi trồng ...... 70
4.3.3. Tiêu chuẩn cây con và kỹ thuật trồng ............................................................. 70
4.3.4. Khả năng sinh trưởng của cây Hoàng đằng .................................................... 71
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây loài Hoàng đằng
dưới tán rừng. ............................................................................................................ 74
4.4.1. Nhân giống bằng phương pháp hữu tính và vơ tính ........................................ 75
4.4.2. Kỹ thuật gây trồng cây Hoàng đằng dưới tán rừng tự nhiên........................... 78
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt

TT

Chú giải

1


ABT

Axit benzoic;

2

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3

CT

Công thức;

4

CTTN

Công thức thí nghiệm;

5

D00

Đường kính gốc cây;

6


D1,3

Đường kính cây tại vị trí 1,3 m;

7

E

Kinh độ Đơng;

8

F

Tiêu chuẩn kiểm tra của Fisher;

9

Hchồi

Chiều cao chồi;

10

HSTT

Hệ số tổ thành;

11


Hvn

Chiều cao vút ngọn;

12

IAA

Indol Acetic Acid;

13

IBA

Indol Butyric Acid;

14

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới;

15

KHCN

Khoa học cơng nghệ;

16


LSNG

Lâm sản ngồi gỗ;

17

N/ha

Mật độ;

18

N

Vĩ độ Bắc;

19

NAA

Naphtalen acctic acid;

20

ODB

Ơ dạng bản;

21


OTC

Ơ tiêu chuẩn;

22

PP

Phương pháp;

23

PTPS

Phân tích phương sai;

24

Sh%, Sd%...

Hệ số biến động chiều cao, đường kính...

25

Sh, Sd...

Sai tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính...



vii

26

Sig

Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra;

27

TB

Trung bình;

28

VTV

Vườn thực vật;

29

WHO

Tổ chức y tế thế giới;

30

WWF


Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới;


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bàng

STT
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13

Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Mật độ và tổ thành loài tầng cây cao của rừng có Hồng đằng phân
bố ở Quảng Ninh
Mật độ và tổ thành lồi tầng cây cao của rừng có Hoàng đằng phân
bố ở Vĩnh Phúc
Đặc điểm cây tái sinh dưới tán rừng nơi có phân bố Hồng đằng tại

Quảng Ninh
Đặc điểm cây tái sinh dưới tán rừng nơi có phân bố Hoàng đằng tại
Vĩnh Phúc
Đặc điểm đất dưới tán rừng nơi có phân bố Hồng đằng tự nhiên
tại Vĩnh Phúc và Quảng Ninh
Đặc điểm sinh trưởng Hoàng đằng
Đặc điểm vật hậu cây Hoàng đằng tại Vĩnh Phúc và Quảng Ninh
năm 2012
Sơ đồ hóa hiện tượng sinh học trong các pha vật hậu Hoàng đằng
trong năm 2012
Tỷ lệ nảy mầm của hạt Hoàng đằng theo các phương pháp xử lý
khác nhau
Ảnh hưởng của che sáng đến khả năng sinh trưởng của cây con
Hoàng đằng trong giai đoạn vườn ươm
Ảnh hưởng của phân bón thúc đến khả năng sinh trưởng của cây
con Hoàng đằng giai đoạn vườn ươm

Trang
35
42
44
46
47
48
50
51
52
55
58
63


Kết quả giâm hom Hồng đằng ở các cơng thức thí nghiệm khác
nhau 68
Khả năng sinh trưởng của Hoàng đằng Theo định kỳ 6 tháng 1 lần
( từ tháng 6/2012 - 12/2013)

72


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU
Tên biểu đồ

STT
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

Tỷ lệ sống cây con Hoàng đằng dưới các điều kiện che sáng khác
nhau
Sinh trưởng đường kính và chiều cao cây con Hồng đằng giai
đoạn vườn ươm dưới các điều kiện che sáng khác nhau
Tỷ lệ sống cây con Hồng đằng dưới các cơng thức bón thúc khác
nhau
Sinh trưởng đường kính và chiều cao Hồng đằng giai đoạn vườn
ươm dưới các cơng thức bón thúc khác nhau

Tỷ lệ ra rễ của hom Hoàng đằngdưới các cơng thức thí nghiệm
khác nhau
Số rễ trung bình và chiều dài rễ TB ở các loại thuốc khác nhau

Trang
59
62
63
66
68
69


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

1.1

Hình thái thân lá quả Hồng đằng

10

4.1


Lâm phần và Cây Hoàng đằng phân bố tự nhiên tại Quảng Ninh

43

4.2

Lâm phần và Cây Hoàng đằng phân bố tự nhiên tại Vĩnh Phúc

45

4.3

Hình thái thân lá quả và hạt Hồng đằng

53

4.4

Nhân giống hữu tính Hồng đằng

56

4.5

Bố trí thí nghiệm các cơng thức che sáng

61

4.6


Cây con hữu tính trong giai đoạn vườn ươm

66

4.7

Nhân giống vơ tính Hồng đằng bằng phương pháp giâm hom

67

4.8

Cây con Hồng đằng khi đem trồng

71

4.9

Mơ hình trồng Hồng đằng 10 tháng tuổi tại Hồnh Bồ Quảng
Ninh

74


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được coi là nước giàu tiềm năng về rừng, nhưng trong nhiều năm
qua do điều kiện hồn cảnh lịch sử, xã hội cịn nhiều khó khăn nên rừng tự nhiên
ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Tính đến đến 31/12/2012,

tổng diện tích rừng nước ta có 13,86 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên có 10,42 triệu
ha và rừng trồng 3,44 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 39,9% (Bộ NN&PTNT, 2013)[3].
Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên tính đa dạng
sinh học và thành phần loài cây cũng bị suy giảm nhanh chóng. Có nhiều lồi cây
trước đây khá phong phú về số lượng cá thể, nhưng do bị khai thác và sử dụng
không bền vững nhiều năm nên một số lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng, đặc biệt là
các lồi cây thuốc.
Ngày nay trong điều kiện biến đổi khí hậu thì vai trị bảo vệ mơi trường sinh
thái của rừng lớn hơn nhiều so với vai trò về cung cấp gỗ. Vì vậy, người ta biết đến
phần lớn LSNG, nhất là các loài cây thuốc nằm dưới tán rừng. Do đó, phát triển cây
thuốc dưới tán rừng vừa mang lại lợi ích sinh kế cho người dân, vừa bảo vệ được
rừng tức là bảo vệ được môi trường sinh thái.
Cây Hồng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) hay cịn gọi là Hoàng liên nam,
dây vàng giang… thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) được biết đến như một loài
dược liệu quý. Cây Hoàng đằng là dạng dây leo bằng thân quấn, dài tới 10m. Vỏ
của rễ và thân già nứt nẻ, gỗ có màu vàng. Thân non nhẵn, màu lục, ít phân nhánh.
Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc thn.
Hồng đằng là vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền để chữa các chứng
viêm tấy, ỉa chảy, lỵ trực trùng, lở ngứa, mụn nhọt, sốt da vàng, đau mắt đỏ... Ngoài
ra, còn là nguyên liệu chiết tách Palmatin làm thuốc nhỏ mắt, chữa bệnh về đường
tiêu hóa hoặc bán tổng hợp thuốc an thần. Là cây thuốc quý hiếm, từ năm 1996 đã
được đưa và Sách đỏ Việt Nam để khuyến cáo bảo vệ. Tại Quyết định số
61/2007/QĐ/TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc “phê
duyệt chương trình nghiên cứu khoa học cơng nghệ trọng điểm quốc gia phát triển


2

cơng nghiệp hóa dược đến năm 2020” cũng đã nêu rõ mục tiên cần phải nghiên cứu
phát triển vùng nguyên liệu cây Hồng đằng để chiết xuất palmatin hydrochlorid, từ

đó xây dựng dây chuyền chiết xuất hiện đại quy mô 1.000kg palmatin
hydrochlorid/năm. Trong tự nhiên, Hoàng đằng trước đây khá phong phú, nhưng do
khai thác quá nhiều và liên tục nhiều năm, cùng với việc phá rừng làm nương rẫy,
nên vùng phân bố và trữ lượng tự nhiên bị thu hẹp đáng kể và đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Trước thực trạng đó, Hồng đằng là lồi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
trong khi chưa có những phương pháp bảo tồn và phát triển loài cây này. Nên việc
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng cây Hoàng đằng
(Fibraurea tinctoria Lour) tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Phần lớn nội dung nghiên cứu của luận văn
được kế thừa từ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh 2011 2014 (Sở KHCN tỉnh Quảng Ninh quản lý) và tác giả là chủ nhiệm đề tài.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1. Tài ngun cây thuốc và cơng tác bảo tồn trên thế giới
1.1.1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Nói về cây lâm sản ngồi gỗ (LSNG) là nói đến nguồn tài nguyên cây cỏ
phong phú trên hành tinh, đó là những lồi thực vật có giá trị đối với loài người,
chúng đã và đang được con người khai thác và sử dụng hàng ngày, nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng của mình. Trong đó, nhu cầu khai thác các cây LSNG để làm thực
phẩm và làm thuốc chữa bệnh luôn là quan trọng nhất, đồng thời hai nhu cầu này lại
thường song hành với nhau. Hầu hết các loài cây thuốc được khai thác từ rừng hoặc
thuần hóa để gây trồng đều có ý nghĩa như những vị thuốc quan trọng, vì nó giúp cơ
thể tăng cường sức khỏe, từ đó tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Nguồn tài nguyên cây thuốc và kho tàng tri thức sử dụng cây LSNG của các
nền văn hoá khác nhau đang được khai thác triệt để và nghiên cứu nhằm phục vụ

cơng tác chăm sóc sức khoẻ và phát triển kinh tế. Ở mức độ toàn cầu cây thuốc
phục vụ cho 4 nhu cầu chính là: (i) các hệ thống chăm sóc sức khoẻ truyền thống;
(ii) cơng nghiệp dược; (iii) cá nhân những người hành nghề y truyền thống; (iv) phụ
nữ để chăm sóc sức khoẻ trong gia đình (WHO, 1993)[42].
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal ở Iraq từ 60.000 năm
trước đã biết sử dụng một số loài cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học
cổ truyền như Cỏ thi (Achillea), Cúc bạc (Chrysanthemum sinense)… Người dân
bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng (Opuntia. Sp)
mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn. Mức độ sử dụng cây
thuốc ở các nước cơng nghiệp ngày càng tăng. Ngày nay, có khoảng 40% dân số ở
các nước công nghiệp phát triển sử dụng các dạng thuốc bổ sung. Tổng giá trị thuốc
có nguồn gốc từ cây cỏ trên thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là
43 tỉ USD (dẫn theo Nguyễn Chí Hiểu, 2011)[13].
Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự (2006) [42] đã nghiên cứu phân bố các loài


4

cây ăn được ở vùng biển đen Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các loài cây ăn được rất phổ biến
và được dân cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52 lồi cây ăn
được và có tác dụng chữa bệnh thuộc 26 họ. Họ có số lồi nhiều nhất là họ
Lamiaceae (10 loài), tiếp theo là các họ Asteraceae (5loài), Apiaceae và
Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3 loài), Orchidaceae và Polygonaceae (2 lồi).
Trên thế giới có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng là Trung Quốc –
Nhật Bản, các nước Đông Nam á, Châu Úc, Ấn Độ, Trung Á, Cận Đông, Địa Trung
hải, Châu Phi, Châu Âu – Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều loài cây
thuốc đã được thuần dưỡng và trồng từ lâu đời ở các trung tâm đó như Gai dầu,
Nhân sâm, Đinh hương, Nhục đậu khấu, Quế xây lan, Bạc hà, Đan sâm, Canh
kina...(WWF, 1993)[43].
Các loài cây LSNG đã được người dân gây trồng, khai thác và sử dụng cách

đây hàng nghìn năm, đặc biệt ở một số nước có nhiều rừng nhiệt đới như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia… Hiện nay các nhà khoa học, các nhà kinh
doanh trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu, gây trồng và phát
triển các loài cây LSNG gắn với bảo tồn và phát triển rừng. Đây cũng là mốc đánh
dấu sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng, vai trị của cây LSNG nói chung
và cây thuốc nói riêng trong xã hội, nó được coi là nguồn tạo ra thu nhập quan
trọng, nâng cao đời sống kinh tế, cân bằng sinh thái, ổn định xã hội cho người dân
miền núi, vừa góp phần vào q trình bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng
...(WWF, 1993)[43].
1.1.1.2. Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Theo Trần Văn Ơn (2002) [41] có đến 80% thực vật làm thuốc sử dụng ở
Trung Quốc và 95% loài cây thuốc ở Ấn Độ được khai thác từ tự nhiên. Việc khai
thác quá mức tài nguyên cây thuốc do nhu cầu cuộc sống và sự gia tăng dân số.
Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không kịp bù đắp được lượng bị khai
thác mất đi.
Năm 1988, hội thảo quốc tế về bảo tồn cây thuốc đã được tổ chức ở Chiang
Mai - Thái Lan với sự tham gia của 24 chuyên gia y tế và bảo tồn cây cỏ đến từ 16


5

quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới (trừ Australia và Nam Mỹ),
"Tuyên ngôn Chiang Mai" đã ra đời, bản tuyên ngôn đánh giá cao tầm quan trọng
của cây thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, giá trị kinh tế và tiềm năng
của cây cỏ đối với việc tìm ra các loại thực phẩm và thuốc mới. Đồng thời báo động
về việc mất tính đa dạng sinh vật cây cỏ và các nền văn hoá trên thế giới có thể ảnh
hưởng đến việc tìm kiếm lồi thực vật mới mang lại lợi ích tồn cầu. Tuyên ngôn
Chiang Mai cũng chỉ ra sự cấp thiết cần hợp tác ở mức độ toàn cầu để thiết lập các
chương trình bảo tồn cây thuốc. Sau hội thảo, lần đầu tiên một bản hướng dẫn bảo
tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới đã ra đời...(WWF, 1993)[43].

Theo Ngân hàng thế giới, trong số tất cả tri thức truyền thống ở châu Phi, châu
Á và châu Mỹ Latin thì tri thức truyền thống về y học là dễ bị đe doạ nhất. Tri thức
này đang bị mất có lẽ với tốc độ nhanh hơn các di sản trí tuệ bản địa khác. Ước tính
trên thế giới có ít nhất 1.000 loài cây thuốc đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng
trong đó có khoảng 120 lồi ở Ấn Độ, 77 loài Ở Trung Quốc, 75 loài ở Maroco, 61
loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladesh… Các loài đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt
chủng có thể kể đến là cây Noratodytesfoetida ở nam Ấn Độ và Sri Lanka, được
dùng làm thuốc chống ung thư; cây Saussurea lappa ở Ấn Độ, được dùng làm thuốc
trị các chứng rối loạn da mãn tính; cây Fritillaria cirrhosa ở Trung Quốc, được
dùng chữa viêm nhiễm đường hô hấp; cây Coptis teeta ở Ấn Độ được khai thác
hàng chục tấn bán sang các nước Đông Á trước đây (dẫn theo Trần Văn Ơn,
2004)[36].
Tại Trung Quốc, nhiều chương trình dài hạn đã được thiết lập nhằm bảo tồn
cây thuốc và nâng cao giá trị sử dụng của chúng thông qua việc gây trồng. Có
khoảng 200 lồi được trồng với diện tích là 300.000 ha vào năm 1986 đã tăng lên
440.000 ha vào năm 1995 và cung cấp đến 40% nguyên liệu thô cho công nghiệp
chế biến nông lâm sản và dược liệu. Nhiều lồi đã được trồng thành cơng như:
Glycyrrhiza uralensis; Rheum palmatum; Cistanche deserticola; Dioscorea
nipponica... Một số loài như Lithospermum erythrorhizon, Panax quinquefolium,
Corydalis yanhuosu, Scopolia tangutica... đã được nhân giống nhờ công nghệ sinh


6

học như giâm hom, nuôi cấy mô. Năm 1994 bộ atlas màu về cây thuốc bản địa
Trung Quốc đã được vườn thực vật (VTV) Bắc Kinh và Nam Ninh xuất bản (dẫn
theo Nguyễn Văn Tập, 1996)[26].
Năm 1989, Tổ chức Bảo tồn các Vườn thực vật Quốc tế (BGCI – Botanic
Gardens Conservation International) đã phối hợp với tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới (IUCN) Và quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) xây dựng “Chiến lược bảo

tồn ở các VTV”. BGCI đã ưu tiên bảo tồn cây thuốc trong các VTV cho tương lai.
Trên tồn thế giới, có khoảng 1.500 VTV đã được xây dựng, trong đó có 152 vườn
của 33 quốc gia chuyên trồng cây thuốc hay trồng thực vật làm thuốc kết hợp với
các loài cây kinh tế khác. Các quốc gia có nhiều vườn cây thuốc hay vườn sưu tập
cây thuốc là Liên Xô (cũ) (31 vườn), Nhật Bản (26), Mỹ (13), Ba Lan (10), Pháp
(10), Ấn Độ (6) Trung Quốc (5), Italia (5)... (dẫn theo Trần Công Khánh, 2002)[41].
Tại Ấn Độ, một "Mạng lưới phân phối cơ sở dữ liệu thực vật có ích" đã được
thành lập với sự đóng góp thơng tin của 9 tổ chức "nút". Mạng lưới này đã thu thập,
bảo tồn, nhân giống và sử dụng hơn 8.000 loài cây thuốc trong 48 cơ sở bảo tồn
nguyên vị và chuyển vị (WHO, 1993)[42].
Tại Trung Quốc, đã có khoảng 50 lồi cây thuốc thuộc diện quí hiếm được thu
thập và trồng trong các VTV và vườn sưu tập cây thuốc. Đáng lưu ý là VTV Quảng
Tây thành lập năm l959, rộng 240 ha, hiện trồng lưu trữ 2.400 loài; Vườn thực vật
Bắc Kinh của Viện Phát triển cây thuốc, có 1.300 lồi; VTV Nam Ninh (Quảng
Tây), trồng 800 loài [43]. Việc nghiên cứu thành công kỹ thuật trồng và lưu giữ đã
bảo tồn và phát triển được nhiều cây thuốc ở các địa phương. Các VTV có trồng các
lồi cây thuốc khác trên thế giới có thể kể đến là Vườn cây thuốc ở Tokyo (Nhật
Bản) được thành lập năm 1945 hiện trồng khoảng 1.600 loài; VTV dân tộc
(Mexico) được thành lập năm 1979 với diện tích 4 ha; VTV và vườn cây gỗ
Waimea (Hawai, Mỹ) tập trung trồng các mẫu cây có nguồn gốc Hawai; VTV
Devonia (Canada) thu thập và nghiên cứu các loài cây bản địa được người dân sử
dụng. Vườn cây thuốc cũng rất phổ biến tại các nước Đơng Âu, nơi có truyền thống
sử dụng cây cỏ làm thuốc, như Liên Xô (cũ), Bungari, Hungari, Séc, Ba Lan... [43].


7

Hiện nay, có rất ít lồi cây cỏ được sử dụng trong các nền y học truyền thống được
bảo tồn trong các ngân hàng hạt. Riêng ngân hàng gen Gatersleben ở Đức có
khoảng 2.000 trong số 60.000 mẫu là cây thuốc (dẫn theo Trần Công Khánh,

2002)[41].
1.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây thuốc
1.1.2.1. Một số nghiên cứu về nhân giống
Theo hướng dẫn bảo tồn cây thuốc của WHO, IUCN và WWF. Nhân giống
cây thuốc là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn, nhằm tạo giống cây
thuốc phục vụ hoạt động trồng trọt, bảo tồn chuyển vị, bảo tồn nguyên vị, phục
tráng và nâng cao chất lượng giống cây thuốc...
Nhân giống bằng hom (Cutting propagation): Là một phương pháp nhân giống
sinh dưỡng với hom là một đoạn thân, cành, rễ được đặt trong điều kiện mơi trường
thích hợp sẽ phát triển chồi bất định và mọc thành cây độc lập. Đây là một hình
thức nhân giống sinh dưỡng, dựa trên khả năng sinh sản sinh dưỡng của cây, trên cơ
sở phân bào nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống
hệt mình. Do vậy sinh sản sinh dưỡng duy trì được các đặc tính di truyền của cơ thể
mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ. Phương pháp này được áp dụng để duy trì các dịng
vơ tính để tăng số lượng các cá thể cây hiếm hay duy trì các genotyp quan trọng của
cây mẹ (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001)[20].
Nhân giống bằng hom đã được các nhà làm vườn và trồng cây cảnh ở các nơi
khác nhau trên thế giới sử dụng từ lâu đời và áp dụng trong sản xuất lâm nghiệp
cách đây hàng trăm năm, được nghiên cứu ở các nước trên thế giới như Liên Xô
(cũ), Trung Quốc, Thuỵ Điển, Australia, Pháp, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Nhật
Bản, Công Gô… đặc biệt từ khi con người tổng hợp được các chất điều hoà sinh
trưởng nhân tạo (dẫn theo Lê Văn Tri, 1997)[29].
Ở Liên Xô (cũ) việc nhân giống bằng hom đã được tiến hành trên 50 năm
trước, đã thí nghiệm nhân giống 260.000 hom của 240 lồi cây thuộc 55 họ. Trong
đó, có 47 loài lá kim, 113 loài lá rộng cho các lồi cây rừng, cây làm cảnh, làm
thuốc, cây cơng nghiệp và cây ăn quả. Tại Thụy Điển, hàng năm công ty Hylles hog


8


sản xuất khoảng 4.000.000 cây hom Vân sam. Năm 1993 vườn ươm Toolara tại
bang Quensland (Australia), sản xuất 700.000 cây hom Thông lai. Nhật Bản hàng
năm sản xuất 49 triệu hom cây Lãnh sam. Ở Trung Quốc, chỉ riêng với nghiên cứu
sản xuất chế phẩm ABT, người ta đã nghiên cứu thực nghiệm 1.270 loài cây gỗ, cây
ăn quả, cây hoa, cây nơng nghiệp, thực vật có ích… Riêng Quảng Đơng (Trung
Quốc) có 4 vườn ươm sản xuất cây hom, trong đó có 3 vườn ươm cấp huyện, đạt
cơng suất 1 triệu cây/năm. Tại Malaysia, 75 loài cây họ Quả hai cánh đã được nhân
giống bằng hom. Tại Thái Lan, 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất
200.000 cây hom đủ trồng 400-500 ha rừng (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa,
2001)[20].
1.1.2.2. Một số nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây thuốc
Khi nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật gây trồng đối với các loài cây
thuốc bản địa, các nhà nghiên cứu thường phải quan tâm tìm hiểu rất kỹ về đặc
điểm sinh thái nơi phân bố của lồi cây đó trong tự nhiên, nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng và phát triển của nó tương ứng với sự biến động các yếu tố sinh thái trong
điều kiện cụ thể ngoài thực địa. Với nhiều loài thực vật nhiệt đới, các yếu tố sinh
thái chi phối quan trọng có thể kể đến như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ khơng khí,
tính chất đất đai (hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới đất, độ pH, mùn, ẩm độ đất…). Đây chính là cơ sở khoa học quyết định thành
công của các nghiên cứu gây trồng cây thuốc bản địa.
Theo Odum E.P. (1983) với các loài cây thân gỗ và cây bụi sống nhiều năm
trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhu cầu về ánh sáng thường thay đổi qua
các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là yếu tố sinh thái hết sức quan trọng góp
phần quyết định đến sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo ra năng suất
sinh vật học của cây. Cùng với ánh sáng thì các đặc điểm về tính chất đất đai, đặc
biệt là hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất cũng đóng vai trị chi phối quan
trọng đến khả năng cho năng suất của cây. Chính vì vậy nghiên cứu về ảnh hưởng
của yếu tố ánh sáng, đất đai và phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây là những
nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu gây trồng và bảo tồn các loài cây thuốc



9

bản địa (dẫn theo Nguyễn Chí Hiểu, 2011)[13].
Tại Ấn Độ, việc gây trồng cây thuốc được giới hạn ở các vườn đơn lẻ trong
các giai đoạn lịch sử trước đây. Việc gây trồng một cách có hệ thống được cơng ty
Đơng Ấn du nhập vào năm 1787. Năm 1930, chính phủ đã thành lập chương trình
trồng cây thuốc và cây có tinh dầu trên cơ sở khoa học, các lồi được gây trồng như
Digiralis lanata, Hyoscyamus sp, Atropa belladona… Sau ngày giành được độc lập,
chính phủ Ấn Độ đã thành lập nhiều tổ chức sử dụng và trồng các loài dược liệu
chưa được khám phá trước đây. Hàng loạt tổ chức nhà nước và cá nhân tham gia
các chương trình nghiên cứu bảo tồn và trồng cây thuốc Viện nghiên cứu làm vườn,
Trung tâm nghiên cứu quốc gia, Hội đồng trung ương nghiên cứu các hệ thống y
học Ấn Độ, Bộ nông lâm nghiệp, các trường đại học nông nghiệp… Nghiên cứu
trong vòng 40 năm cuối của thế kỷ XX đã xác định được 144 cây thuốc được
nghiên cứu gây trồng và tập trung vào 40 lồi cây thuốc chính cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp dược (dẫn theo Nguyễn Chí Hiểu, 2011)[13].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về cây Hồng đằng
1.1.3.1. Về phân loại thực vật
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae),
bộ Mao lương (Ranunculales) (Lecomte H, 1950)[40].
Trong hệ thống phân loại, Hoàng đằng được xếp như sau:
Giới

Kingdom:
Phylum:

Plantae

Ngành


Class:

Magnoliophyta

Lớp

Magnoliopsida
Bộ

Order:
Family:
Genus:

Species:

Ranunculales

Họ

(Mao lương)

Menispermaceae

Chi
Loài

(Tiết dê)

Fibraurea


(Hoàng đằng)

Tinctoria

(Hoàng đằng)

Theo hệ thống phân loại thực vật APG II (Angiosperm Phylogeny Group II)
năm 2003, Họ Tiết dê (Menispermaceae) có 75 chi, 450 lồi. Trong đó có chi
Hoàng đằng (Fibraurea) là chi gồm 5 loài dây leo, chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt


10

đới châu Á. Loài Fibraurea elliptica phân bố tại bán đảo Luzon Phillipines, loài
Fibraurea laxa phân bố tại Indonesia, loài Fibraurea recisa phân bố tại các tỉnh
Nam Bộ của Việt Nam, loài Fibraurea trotteri phân bố tại Ấn Độ, loài Fibraurea
tinctoria Lour phân bố tại Việt Nam, Lào, Campuchia (Lecomte H, 1950)[40].
1.1.3.2. Về đặc điểm hình thái và sinh thái
Theo Joannis de Loureiro (1790) mơ tả cây Hồng đằng trong tập Quần thực
vật Đàng Trong (Flora Cochinchinensis). Hoàng đằng là cây dây leo bằng thân
quấn, dài tới 10m. Vỏ ngoài của thân già nứt nẻ và gỗ có màu vàng. Thân non nhẵn,
màu lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc thn, dài 9 – 18 cm, rộng
3 -7 cm, gốc bằng hoặc hơi tròn, đầu có mũi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục
sẫm bóng, mặt dưới nhạt, 3 gân chính rõ; cuống lá dài 5 – 14 cm, phình ở hai đầu.
Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa chùm mọc ra ở phần thân già đã rụng lá. Hoa nhỏ
màu vàng chanh, có 6 lá đài, cánh hoa 3 rộng và mỏng hơn lá đài. Hoa đực có 6 nhị,
chỉ nhị dài hơn bao phấn, hoa cái nhị lép hoặc không rõ, bầu hình trứng. Quả hạch
hình xoan hay trứng thn, khi chín màu vàng, mùi hơi khó chịu. Hạt 1 hình thn
hơi dẹt (Lecomte H, 1950)[40].


Hình 1.1: Hình thái thân, lá, quả Hoàng đằng


11

Hoàng đằng thường mọc trong các khu rừng thứ sinh ở vùng núi thấp và trung
bình có độ cao dưới 1000 m so với mực nước biển. Hoàng đằng ra hoa vào tháng 4
– 5, quả chín vào tháng 11 – 12. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi sau khi
khai thác (Lecomte H, 1950)[40].
1.1.3.3. Về công dụng và thành phần hoá học
Gao-Xiong Rao và cộng sự (2009) [38] khi nghiên cứu về các thành phần hóa
học của cây Hồng đằng bằng phương pháp phân tích quang phổ cho thấy các
alkaloid mới từ cây Hoàng đằng đã được xác định là 1,2-methylenedioxy-8hydroxy-6a (R)-aporphine. Thân của cây Hoàng đằng là một loại thảo dược chống
nấm có hiệu quả.
Hồng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) đã được nghiên cứu các hoạt chất
chống viêm (Palmatin, Alkaloid,...), chống ơxy hóa, ngăn cản sự phân bào
(Furanoditerpene glucosides). Theo Irokawa và cộng sự (Phytochemistry, 1986) đã
phát hiện trong Hồng đằng có 3 diterpenglycosist là tenophylloside 3,
fibleucinoside 4 và fibraurinoside 5. Trước đó một số tác giả đã phát hiện 2 diterpen
khác là fibleucine1 và fibraucine 2, có tác dụng ức chế đối với các bệnh do vi trùng
gây ra (dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 1991)[18].
Hoàng đằng có tên trong phần những cây thuốc và vị thuốc chữa lị trực trùng.
Trong Hoàng đằng chủ yếu là palmatin với tỷ lệ 1-3,5%. Ngồi ra, cịn có một ít
jatrorrhizin, columbamin (Gao-Xiong Rao et al, 2009)[38].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Tài nguyên cây thuốc và hoạt động bảo tồn ở Việt Nam
Hiện ở Việt Nam đã xác định có 138 lồi, thuộc 60 họ, 3 ngành thực vật bậc
cao thuộc diện quí hiếm hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau
(dựa trên bộ tiêu chuẩn phân hạng cũ của IUCN), trong đó có 23 lồi thuộc diện

nguy cấp (E), 21 lồi sắp bị nguy cấp (V), 53 loài thuộc diện hiếm (R), 36 loài thuộc
diện bị đe dọa (T) và 5 loài chưa được biết đầy đủ; 102 loài cây thuốc đã được pháp
luật bảo vệ và đưa vào "Sách đỏ Việt Nam" (SĐVN)[2]; 60 lồi đã được bảo tồn
bằng hình thức ex situ tại các VTV, vườn cây thuốc trong nước (Nguyễn Văn Tập,
1997)[27].


12

Hoạt động nghiên cứu cơ bản được thực hiện từ sớm ở Việt Nam, đặc biệt là
sau ngày hịa bình lập lại, ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu, hệ thống trạm
nghiên cứu, các lương y... Ngày nay, hoạt động nghiên cứu cơ bản được thực hiện ở
45 cơ sở nghiên cứu khác nhau, bao gồm trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm
nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ... Trong đó, 16 cơ sở có chức năng nghiên cứu
trực tiếp đến tài nguyên cây thuốc. Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào điều
tra đa dạng sinh vật, tư liệu hố, nghiên cứu đặc tính sinh vật và sinh thái, tác dụng
dược lý, hoá thực vật... Phần lớn các nghiên cứu là để khai thác và phát triển tài
nguyên cây thuốc trong tự nhiên. Trong các đợt điều tra sưu tầm được thực hiện
trong giai đoạn từ 1961 đến nay, đã phát hiện 3.800 loài thực vật có tác dụng làm
thực phẩm chức năng và làm thuốc. Trong số đó có đến 3/4 là các lồi cây mọc
hoang dại, phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi, đồi và trung du. Đồng thời, cũng
có khoảng 300 loài thuộc hơn 40 họ thực vật đã được nhập vào Việt Nam từ nhiều
vùng khác nhau trên thế giới. Trong số đó có khoảng 70 lồi có thể sinh trưởng và
phát triển tốt, trên 20 loài đã trở thành cây thuốc quý được sử dụng phổ biến như
Đương qui, Sinh địa, Bạch chỉ, Bạch truật, Vân mộc hương, Bạc hà... (Viện Dược
liệu, 2006)[34].
Nhận thức được tầm quan trọng của các loài cây thuốc bản địa, ngay từ những
năm đầu thế kỷ XX, Lecomte (1950) đã đề cập, xác định được nhiều lồi cây thuốc
bản địa có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cương Đơng Dương” trong đó có ở
Việt Nam [41].

Đỗ Tất Lợi (1995) [18] trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” – tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mơ tả nhiều lồi cây thuốc bản địa làm
thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.
Thực hiện "Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam", nhà nước đã
phê duyệt Dự án "Xây dựng hệ thống quốc gia bảo tồn đa dạng sinh học nguồn cây
thuốc cổ truyền", do Viện Dược liệu chủ trì. Dự án đã được triển khai từ năm 1996
tại các địa phương là Vườn quốc gia Hồng Liên Sơn, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã,
Cát Tiên với nội dung là: (i) khảo sát, kiểm kê cây làm thuốc, xác định tình trạng


13

quí hiếm và tiến hành bảo tồn in situ, (ii) phối hợp xây dựng vườn thực vật trong
vườn quốc gia, (iii) khảo sát phương thức vừa bảo tồn vừa khai thác hợp lý và phát
triển tài nguyên cây thuốc (Lê Tùng Châu, 1996)[4].
Trong giai đoạn từ 1997-2000, dự án "Bảo tồn nguồn tài nguyên cây hoang dại
ở Vườn quốc gia Tam Đảo” do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cây thuốc Dân
tộc Cổ truyền (CREDEP), Tổ chức các Vườn thực vật Quốc tế (BGCI) và Vườn
quốc gia Tam Đảo thực hiện, đã tiến hành kiểm kê thực vật có ích, xác định mức
bảo tồn, phân bố và điều kiện sinh thái của cây thuốc ở Vườn quốc gia Tam Đảo.
Kết quả là đã xác định được 361 loài thực vật có ích, trong đó có 25 lồi ưu tiên bảo
tồn. Dự án cũng nghiên cứu phương pháp nhân giống bằng hom cho 11 loài cây
thuốc (Trần Cự, 2000)[7].
Trong thời gian từ 1999-2000, dự án “Bảo vệ đa dạng sinh học cây hoang dại”
ở VQG Ba Bể do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc Cổ truyền
(CREDEP) và Vườn quốc gia Ba Bể thực hiện đã tiến hành kiểm kê thực vật có ích,
xác định ưu tiên bảo tồn và nghiên cứu giâm hom cây thuốc của cộng đồng người
Tày. Kết quả là đã xác định được 432 lồi thực vật có ích, trong đó có 12 lồi ưu
tiên bảo tồn (Trần Cơng Khánh, 2002)[41].
Dự án “Điều tra phân bố, đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng dược liệu của

một số cây thuốc quý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” với sự tham gia của tập thể cán
bộ Viện Dược liệu do PGS.TS Nguyễn Thượng Dong (2005) làm chủ nhiệm. Kết
quả dự án đã xây dựng bản đồ phân bố, đánh giá sơ bộ trữ lượng, hiện trạng khai
thác và chất lượng của 10 loài cây thuốc quý và tiềm năng của tỉnh Cao Bằng như:
Ba kích (Morinda officinalis), Cát sâm (Milletia speciora), Cỏ mật gấu (Isodon
lophanthoides), Đẳng sâm (Codonopsis pilosula), Hà thủ ô đỏ (Fallopiamultiflora),
Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia), Kim ngân (Lonicera japonica), Ngũ gia
bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Thanh cao (Artemisia annua), Thổ phục linh
(Smilax glabra). Dự án đã đánh giá sơ bộ trữ lượng và khả năng khai thác và đã
phân ra được những lồi cây khơng cịn khả năng khai thác, những lồi cây cịn khả
năng khai thác nhỏ, những lồi cây còn khả năng khai thác lớn. Về chất lượng dược


×