Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây cẩm lai vú dalbergia oliver pierre ở giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 64 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho chúng ta. Rừng là chiếc nôi hữu sinh nâng niu, bảo vệ và nuôi dưỡng con
người, rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu, lâm sản, bảo vệ môi trường, cân
bằng hệ sinh thái mà cịn có giá trị trong đời sống văn hóa, du lịch và an ninh
quốc phòng.
Mặt khác, rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu con người
biết khai thác, lợi dụng hợp lý. Nhưng do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản
ngày một tăng mà con người đã khai thác rừng ồ ạt, vượt quá khả năng tự điều
khiển của rừng dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái và làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống.
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 diện tích rừng của Việt Nam bị giảm
sút một cách nghiêm trọng. Theo tài liệu của P.Maurand năm 1943, diện tích
rừng ở nước ta có khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ 43,8% diện tích cả
nước, nhưng đến năm 1993 diện tích rừng nước ta chỉ cịn 9,3 triệu ha, tỉ lệ
che phủ chiếm khoảng 28% diện tích cả nước. Rừng bị tàn phá dẫn đến phá
vỡ cân bằng sinh thái, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, đất đai bị xói mịn,
rửa trơi, thối hóa....
Trước tình hình trên, vấn đề phục hồi rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc là một trong những nhiệm vụ to lớn, cấp bách được đặt ra nhằm góp phần
ổn định phát triển kinh tế xã hội và tạo vốn rừng cho tương lai. Trong thời
gian gần đây diện tích rừng Việt Nam đang có xu hướng phục hồi, theo kết
quả kiểm kê rừng cơng bố năm 2003 tổng diện tích đất có rừng đã tăng lên
11.784.589 ha. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn chưa
đảm bảo. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách, chiến lược
nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.


2



Một trong những vấn đề bảo vệ và phát triển vốn rừng chính là thực hiện
các biện pháp làm giàu rừng. Làm giàu rừng chính là kỹ thuật bổ sung, nâng cao
số lượng cây có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự
nhiên áp dụng cho các lâm phần có q ít hay khơng có cây có giá trị kinh tế.
Tây Ngun là khu vực có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa
dạng về chủng loại, nơi được coi là còn giàu về trữ lượng rừng, nhưng vấn đề
di dân tự do, phá rừng trồng cây công nghiệp và việc khai thác rừng không
đúng kỹ thuật đã làm cho rừng Tây Nguyên bị tàn phá một cách nhanh chóng,
trong đó có những loài cây bản địa quý hiếm cũng ngày càng cạn kiệt và có
nguy cơ tiệt chủng. Do đó, vấn đề bảo tồn và phát triển các loài cây này là hết
sức cần thiết.
Cây Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) là loài cây thuộc họ Đậu
(Fabaceace). Đây là loài cây gỗ lớn có chiều cao từ 25 - 30m, đường kính khi
cây trưởng thành có thể đạt tới 80 cm. Gỗ Cẩm lai vú có giác màu vàng nhạt,
lõi màu nâu đỏ có vân đen, khơng bị mối mọt dùng để đóng đồ cao cấp, đồ
mỹ nghệ,... gỗ có giá trị xuất khẩu cao.
Do giá trị sử dụng, giá trị xuất khẩu của loài cây này nên thực tế cây
Cẩm lai vú đã và đang bị khai thác mạnh dẫn đến số lượng cá thể cịn rất ít.
Để bảo tồn và phát triển loài cây này, cần tiến hành các biện pháp bảo vệ diện
tích rừng cịn lại, đồng thời cần tăng diện tích trồng lồi cây này bằng cách
trồng mới hoặc tiến hành trồng rừng bổ sung làm giàu rừng.
Để bảo tồn và phát triển loài cây Cẩm lai vú một cách hiệu quả chúng
ta cần phải biết rõ đặc điểm, nhu cầu sinh thái của loài cây này ở các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển như thế nào? từ đó chúng ta mới có thể tác động một
cách tích cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời thơng
qua đó đưa ra biện pháp kỹ thuật gây trồng loài. Tuy nhiên, trên thực tế loài
cây này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.



3

Từ những vấn đề trên để góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng
dụng vào thực tiễn sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh thái cây Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) ở
giai đoạn vườn ươm”. Do hạn chế về điều kiện thời gian nên đề tài mới chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố tiểu khí hậu đến
sinh trưởng của cây con Cẩm lai vú ở giai đoạn vườn ươm.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
- Nghiên cứu về hình thái, phân loại và giá trị sử dụng
Họ đậu (Fabaceae) là một họ lớn gồm khoảng 490 chi và gần 12.000
loài phân bố rộng trên trái đất.
Theo Pierre (1877), loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) thuộc họ
Đậu. Đây là loài cây gỗ lớn cao từ 25 - 30cm, đường kính có thể đạt tới 80
cm. Thân tròn thẳng, tán xòe rộng, cành lớn và thưa. Cành non nhẵn, nhiều
đốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10 - 18cm. Cuống lá
dài 9 - 13 cm màu lục, có cạnh, mang 9 - 13 lá chét. Lá chét hình trứng trái
xoan, đầu nhọn dần, đi gần trịn, dài 3 - 3,5 cm, rộng 1 - 1,4 cm, mặt trên
xanh thẫm nhẵn bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân bên 5 - 6 đôi. Cuống lá chét dài
4 - 5mm. Lá kèm sớm rụng.
Hoa tự hình xim hai ngả tập trung thành ngù hoặc viên chùy ở đầu
cành. Hoa lưỡng tính khơng đều. Đài hợp hình ống, mép có 5 thùy tạo thành 2
mơi. Tràng màu trắng xanh, 5 cánh có móng. Nhị 10 xếp thành 2 bó (9+1).
Bầu phủ lơng, vịi nhụy dài.

Quả đậu bẹt, mỏng, mang 1- 2 hạt; quả dài 5 - 9 cm, rộng 2,5 - 3,5 cm,
đầu và đi nhọn dần, mép quả mỏng thành cánh, nơi có hạt nổi gồ lên thành
núm dầy. Quả non màu xanh lục, khi chín màu nâu, khơng tự nứt.
Gỗ có giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu đỏ có vân đen, khơng bị mối mọt.
- Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái và phân bố
Theo Chanpaisang (1994), Shahunanu và Phanmnoda (1995) và Cole
(1999) Cẩm lai vú phân bố trong các kiểu rừng rậm thường xanh và rừng nửa
rụng lá ở Myama, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Theo
Chanpaisang (1994), loài Cẩm lai vú chịu được chế độ mưa mùa và biên độ


5

nhiệt lớn, nhiệt độ tối cao từ 37 - 450C, nhiệt độ tối thấp từ 4,2 - 120C, lượng
mưa bình quân 800 - 3600mm/năm. Theo Bunyaveijchewin (1983), loài cẩm
lai vú sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa 1200 - 1600mm/năm.
- Nghiên cứu về cấu trúc quần xã
Theo Kurintakan (1975) và Shahunalu (1995), Cẩm lai vú ít khi mọc
thuần lồi thành từng đám mà thường mọc hỗn giao với Căm xe (Xilia
xylocarpa),

Giáng

hương

(Pterocarpus

macrocapus),

Bằng


lăng

(Lagertroemia calyculata),...
1.2. Trong nước
- Nghiên cứu về hình thái, phân loại và giá trị sử dụng
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [5], Cẩm lai vú thuộc họ
Đậu (Fabaceae) là loài cây gỗ lớn cao từ 25 - 30cm, đường kính có thể đạt tới
80 cm. Thân trịn thẳng, tán xòe rộng, cành lớn và thưa. Cành non nhẵn, nhiều
đốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10 - 18cm. Cuống lá
dài 9 - 13 cm màu lục, có cạnh, mang 9 - 13 lá chét. Lá chét hình trứng trái
xoan, đầu nhọn dần, đi gần trịn, dài 3 - 3,5 cm, rộng 1 - 1,4 cm, mặt trên
xanh thẫm nhẵn bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân bên 5 - 6 đôi. Cuống lá chét dài
4 - 5mm. Lá kèm sớm rụng.
Hoa tự hình xim hai ngả tập trung thành ngù hoặc viên chùy ở đầu
cành. Hoa lưỡng tính khơng đều. Đài hợp hình ống, mép có 5 thùy tạo thành 2
mơi. Tràng màu trắng xanh, 5 cánh có móng. Nhị 10 xếp thành 2 bó (9+1).
Bầu phủ lơng, vịi nhụy dài.
Quả cầm lai vú là quả đậu bẹt, mỏng, mang 1- 2 hạt, dài 5 - 9 cm, rộng
2,5 - 3,5 cm, đầu và đuôi nhọn dần, mép quả mỏng thành cánh, nơi có hạt nổi
gồ lên thành núm dầy. Quả non màu xanh lục, khi chín màu nâu khơng tự nứt.
Gỗ thường được dùng đóng đồ quý và đồ mỹ nghệ cao cấp.
- Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái và phân bố


6

Theo FIPI (1996) và Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [5], Cẩm lai
vú thường gặp ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh.
Loài cây này phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, trên nhiều loại đất khác nhau

và sinh trưởng tốt nhất ở loại đất Bazan vàng đỏ hoặc đất bồi tụ tầng dầy,
thường gặp ven sông suối. Cẩm lai vú là loài cây ưa sáng, mọc tương đối
chậm và thường chiếm tầng cao của tán rừng.
- Nghiên cứu về cấu trúc quần xã
Theo kết quả của Phân viện ĐTQH rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
(2001), Cẩm lai vú và Trắc thường gặp trong các kiểu rừng hỗn giao lá rộng
thường xanh, mọc xen lẫn với các loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Sim
(Myrtaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi (Lythraceae), họ Bàng
(Combretaceae), họ Trinh nữ (Mimoraceae). Tuy số lượng cá thể khơng nhiều
nhưng nhờ có kích thước lớn nên chúng thường chiếm tầng cao của tán rừng
- Nghiên cứu về sinh trưởng ở vườn ươm và rừng trồng
Cho tới nay, mới chỉ có một số người dân tiến hành trồng thử Cẩm lai vú
ở vườn nhà, tuy nhiên kết quả cho thấy cây sinh trưởng chậm và có hiện tượng
phân cành sớm hơn ở tự nhiên. Chưa có một cơ quan chức năng có thẩm quyền
nào tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm trồng loài cây quý hiếm này.
Về nhu cầu che bóng cho cây rừng giai đoạn vườn ươm được nhiều tác
giả đề cập đến. Một số cây đã được nghiên cứu nhu cầu che bóng như cây
Lim (Erythrophloeum fordii), cây Mỡ (Manglietia glauca), cây Xà cừ (Khaya
senegalensis), cây Hồi (Illicium verum), cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus
Roxb) v.v... (Nguyễn Ngọc Tân nghiên cứu, Đinh Xuân Lý, 1987). Các tác
giả đi đến kết luận chung là ở giai đoạn cịn non nói chung cây rừng cần được
che bóng, nhu cầu ánh sáng hay nói cách khác tỷ lệ che bóng các lồi cây, các
giai đoạn sinh trưởng khơng giống nhau.


7

Tóm lại, các dẫn liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước có
ý nghĩa nhất định về mặt khoa học và thực tiễn sản xuất: Cẩm lai vú là loài cây
đặc hữu, gỗ nhỡ đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ ngoại hạng phục vụ trong

nước và xuất khẩu. Cẩm lai vú có phân bố rộng ở Đông Dương trong các kiểu
rừng rậm thường xanh nhiệt đới và rừng nửa rụng lá theo mùa. Ở Việt Nam
Cẩm lai vú phân bố ở Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon
Tum, Lâm Đồng. Cây Cẩm lai vú giai đoạn cịn non cần được che bóng hợp lý.
Các dẫn liệu nói trên là những tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa nhưng
cịn thiếu giá trị định lượng về các chỉ tiêu sinh thái, hình thái, sinh lý, sinh
trưởng đặc biệt đối với cây Cẩm lai vú ở giai đoạn cây con. Do vậy việc vận
dụng những kết quả trên vào việc xây dựng các biện pháp tái sinh, phục hồi,
nuôi dưỡng và làm giàu rừng... đặc biệt là kỹ thuật tạo cây con Cẩm lai vú
phục vụ trồng rừng còn nhiều hạn chế.


8

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Góp phần vào việc bảo tồn và phát triển cây Cẩm lai vú.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định phương pháp bảo quản hạt Cẩm lai vú .
+ Xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỉ lệ nảy mầm của hạt
Cẩm lai vú
+ Xác định được đặc điểm chịu bóng của loài cây Cẩm lai vú ở giai đoạn
vườn ươm.
+ Xác định được yêu cầu về nước của loài cây Cẩm lai vú ở giai đoạn
vườn ươm.
+ Đề xuất được một số giải pháp về kỹ thuật gieo ươm Cẩm lai vú
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp bảo quản hạt, thời gian bảo quản hạt Cẩm lai vú.
- Nghiên cứu các phương pháp xử lý hạt Cẩm lai vú

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của cây
con ở giai đoạn vườn ươm
+ Tìm hiểu nhu cầu ánh sáng của Cẩm lai vú.
+ Tìm hiểu nhu cầu về nước của Cẩm lai vú.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của việc gieo ươm
cây Cẩm lai vú.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tư liệu
Đề tài kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu bao gồm
số liệu tại khu vực Tây Nguyên và trường Đại học Lâm nghiệp.
Các giáo trình và tài liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh thái loài Cẩm lai vú.


9

2.3.2. Ngoại nghiệp
2.3.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản vật liệu làm giống
Đề tài tiến hành 6 công thức (CT) thí nghiệm bảo quản hạt giống mà
điều kiện sản xuất cho phép thực hiện. Để đảm bảo độ chính xác, mỗi công
thức được tiến hành 3 lần. Cụ thể:
1. CT1: Bảo quản trong bao vải.
2. CT2: Bảo quản trong hũ bịt kín.
3. CT3: Bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 2.5% khối lượng quả.
4. CT4: Bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 5% khối lượng quả.
5. CT5: Bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 10% khối lượng quả.
6. CT6: Đựng hạt trong túi đen và bảo quản ở nhiệt độ 8oc.
Mỗi công thức chúng tôi lấy 960 hạt từ 3 cây mẹ khác nhau, mỗi cây
mẹ lấy 320 hạt.
Trong mỗi công thức bảo quản chúng tôi lại tiến hành thí nghiệm thời
gian bảo quản, thời gian bảo quản được chia thành các công thức: 5 ngày, 10

ngày, 15 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 70 ngày và 90 ngày. Trong mỗi
công thức này chúng tôi sử dụng 40 hạt giống để nghiên cứu.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Mỗi Cây mẹ

BQ

BQ Hũ

BQ hũ

BQ hũ

BQ Hũ

BQ

Bao

bịt kín

bịt kín

bịt kín

bịt kín

Túi

vải


2.5%

5%

10%

đen

5

10

15

20

30

50

70

90

ngày

ngày

ngày


ngày

ngày

ngày

ngày

ngày


10

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của các phương pháp bảo quản vật liệu
giống là tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
Tỉ lệ nảy mầm được tính theo cơng thức như sau:
Tỉ lệ nảy mầm =
Trong đó:

Nnm
Ntn

Ntn: Số hạt đưa vào thí nghiệm
Nnm: Số hạt nảy mầm

2.3.2.2. Nghiên cứu biện pháp xử lý hạt giống
Đề tài bố trí 6 thí nghiệm về biện pháp xử lý hạt: Thí nghiệm 1: Không
ngâm, TT 2: Ngâm nước lã, TT3: Ngâm 400C, TT4: Ngâm 600C, TT5: Ngâm
800C, TT6: Ngâm 1000C. Các công thức này cũng được bố trí ở các cây mẹ

khác nhau và thời gian bảo quản hạt khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo
sơ đồ như sau:
Mỗi Cây mẹ

BQ 5 ngày

BQ 20 ngày

BQ 50 ngày

Không

Ngâm

Ngâm

Ngâm

Ngâm

Ngâm

ngâm

nước lã

40 0C

60 0C


80 0C

100 0C

2.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng và chế độ tưới nước tới
sinh trưởng và phát triển của cây con
Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng và chế độ tưới tới sinh
trưởng và phát triển của cây Cẩm lai vú ở giai đoạn còn non, đề tài thực hiện nghiên
cứu thử nghiệm tại vườn ươm của trường Đại học Lâm nghiệp với môi trường đồng
nhất về điều kiện đất, nhiệt độ, độ ẩm không khí,....


11

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên 3 lần lặp lại. Mỗi khối
tương ứng với mỗi lần lặp lại, trên khối bố trí đầy đủ các cơng thức. Mỗi ơ thí
nghiệm (lần lặp) dung lượng mẫu n = 100 cây.
Thí nghiệm gieo ươm được tiến hành trên nền đất Feralit nâu vàng ở khu
vườn ươm thí nghiệm của Trường Đại học Lâm nghiệp. Các thí nghiệm được ươm
trong bầu có đường kính (7x14) cm với thành phần ruột bầu là 93% đất mặt + 5%
phân chuồng hoai + 2% supe lân.
- Thí nghiệm che bóng được bố trí theo các cơng thức sau: CT1- Khơng che,
CT2- Che bóng 25%, CT3- Che bóng 50%, CT4- Che bóng 75%
- Thí nghiệm về chế độ tưới nước được tiến hành trong mùa khơ và được bố
trí ở độ che bóng 50% theo các công thức sau: CT1: Tưới 2 lần/ngày, CT2: Tưới
1 lần/ngày, CT3: Tưới 2 ngày/lần, CT4: Tưới 3 ngày/lần.
Tất cả các công thức để tưới đạt đến mức độ ẩm bão hòa, thời gian tưới
là 5- 6 giờ sáng và 18- 19 giờ chiều.
Từ các nội dung nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập số liệu định
kỳ như sau:

- Xác định chiều cao vút ngọn (Hvn): Chiều cao vút ngọn của cây được đo
bằng thước chia độ 1/10 cm. Đo chiều cao vút ngọn ở các thời kỳ giãn cách: Thời
điểm cây con 1 tháng tuổi: Định kỳ đo 4 ngày/lần. Thời điểm cây con từ 2 tháng
tuổi trở lên: Định kỳ đo 10 ngày/lần
- Xác định đường kính gốc (D00): (D00) của cây được đo bằng thước kẹp
panme. Đo đường kính gốc 1 lần ở giai đoạn cây con được 4 tháng.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả
Số liệu được chỉnh lý và xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng cây con
sử dụng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố.
Dung lượng quan sát mẫu lớn trên 31 cây, luật phân bố xác suất của số trung
bình mẫu sẽ tiệm cận với phân bố chuẩn.


12

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Khu vực Tây Ngun
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Vườn Quốc gia Yok Đơn có vị trí địa lý và phạm vi ranh giới sau:
Vĩ tuyến Bắc: 12045’37” đến 130 00’50”
Kinh tuyến Đơng: 107029’36” đến 1070 48’41”
Ranh giới phía bắc và phía đơng là sơng Serepok (bờ bắc), phía tây là
biên giới Việt Nam - Campuchia, phía nam là ranh giới giữa hai huyện
Dakmin và Easup, cách 48 km theo đường chim bay so với Bn Ma Thuột.
Về địa hình: Tồn bộ bờ trái sơng Serepok là vùng đồng bằng bóc mịn
và bồi tụ ít, chính vì vậy kiểu địa hình chung cho cả vùng điều tra là kiểu địa
hình đồng bằng bóc mịn với dạng các đồi thấp theo các dịng chảy (suối
nơng), vừa thuộc chân các vùng đồi cịn sót lại và vừa có bờ dốc đứng nơi ven

sơng. Độ cao tuyệt đối trung bình của khu vực điều tra nằm dưới 200m với độ
dốc trung bình từ 3 - 80, thấp dần từ đông sang tây và từ nam lên bắc. Nhìn
chung đây là khu vực tương đối bằng phẳng với các dải đồi thấp xen kẽ với
các suối nơng, đơi chỗ có hơi trũng, tụ nước vào mùa mưa, hoặc vùng bằng
phẳng thấp là nơi canh tác của đồng bào, độ cao tương đối trung bình của khu
vực chỉ là 20 - 251m, do đó cảnh quan rừng và đất rừng ở đây liền một dải
rộng, khu vực nghiên cứu có hồn cảnh sống gần giống nhau.
3.1.2. Khí hậu
Khí hậu ở vườn quốc gia Yok Đơn mang tính chất khí hậu nhiệt đới
khơ, có tổng nhiệt độ năm khoảng 9.3000C nhiệt độ trung bình năm 25 - 260C,
biên độ dao động nhiệt ngày đêm khá lớn. Biến đổi khí hậu theo mùa ở đây
đóng một vai trị rất lớn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các lồi
cây thân gỗ. Chế độ mưa phân hố theo mùa rõ rệt với lượng mưa trung bình


13

năm 1.400 - 1.500mm, phân bố phần lớn từ tháng 4 đến tháng 9, lớn nhất vào
tháng 7 và 8 với 284 - 382mm/tháng, còn lại chỉ khoảng 6 - 7% lượng mưa cả
năm rơi vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Như thế sự phân hố thành mùa
khơ nóng đối lập hẳn với mùa ẩm là đặc điểm khí hậu rất cơ bản của khu vực
nghiên cứu.
3.1.3. Đất đai
Do q trình bóc mịn triệt để, đá trầm tích cát-bồi kết mà hình thành.
Vào mùa mưa, q trình bóc mòn bề mặt vẫn diễn ra mạnh mẽ làm nền đất
mặt thường bị mỏng dần, trơ cả sỏi cuội. Tuy nhiên, ven theo các con suối, ở
đây tầng đất có dầy hơn tạo điều kiện cho các loài cây ưa ẩm phát triển mạnh.
Đất dọc sơng Serepok có nước quanh năm làm thành hành lang ven sông với
chiều rộng thay đổi từ 100 - 200m. Tầng đất khá dày từ 100 - 120cm, với
lượng mùn trung bình ở tầng mặt 2,72% và ở độ sâu từ 22 - 37cm đạt 4,42%,

đất hơi chua, pH từ 6 - 6,6, hàm lượng lân và kali dễ tiêu vào loại trung bình
(P2O3 = 1,25 - 2,25mg/100g đất, K2O = 8,50 - 15,5mg/100g đất). Thành phần
cơ giới là cát pha, tỷ lệ sét vật lý thấp, chỉ chiếm 3,2 – 13,2%. Đi sâu vào phía
Tây, tiếp theo vùng hành lang là phần đất cịn ảnh hưởng của đất phù sa,
nhưng địa hình đã bằng phẳng hơn và đất bị ảnh hưởng của bóc mịn, vùng
đất này hẹp, chiếm khoảng 20%, diện tích đất cịn lại là loại đất feralit vàng,
vàng xám phát triển trên cát kết, bột kết và kết von. Đất phù sa hình thành
trên một mặt tương đối bằng phẳng nằm giữa 2 nhánh sông Serepok. So với
đất phù sa nêu ở trên thì đất này hơi chua hơn, pHkcl từ 4,4 - 5.2, hàm lượng
mùn trung bình khoảng 2,92% ở bề mặt, nhưng xuống các tầng sâu thì giảm
đi nhanh chóng, chỉ còn 0,3 – 0,6%, thành phần cơ giới từ cát pha tới thịt nhẹ.
3.1.4. Hệ thực vật
Qua nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Yok Đôn chịu
ảnh hưởng rất lớn của chế độ mưa mùa. Vào mùa mưa, cây cỏ (cây sống hàng


14

năm hay cây thân củ) phát triển rất mạnh làm thành bụi lớn, có khi cao q
đầu người. Các dịng chảy và nơi đất trũng, các loài cây đầm lầy và thuỷ sinh
xuất hiện che hết cả mặt nước nông. Ngược lại, vào mùa khơ chỉ trơ lại các
lồi cây gỗ lớn và lác đác các bụi le bụi mua. Rừng khộp chiếm 7080% diện
tích, diện tích rừng nửa rụng lá rất ít nằm ở chân hai dãy núi hoặc xen lẫn đám
rừng khộp nơi ven hai bên suối, đất trũng. Nơi nhiều cây ít rụng lá xuất hiện
các lồi cây họ đậu để tiến tới rừng thường xanh lá rộng của 2 ngọn núi nằm
gọn trong Vườn Quốc gia.
Hệ thực vật trên diện tích 582 km2 có 566 lồi thuộc 290 chi và 108 họ.
Các họ đa dạng nhất có 16 họ chiếm 14% tổng số họ trong hệ thực vật nhưng
có tới 288 lồi chiếm 50,9% tổng số loài của hệ thực vật. Các chi đa dạng
nhất là 19 chi chiếm 6,5% tổng số chi của hệ thực vật nhưng có tới 115 lồi

chiếm 20,3% tổng số lồi của cả hệ thực vật. Các cây có nguy cơ bị tiêu diệt có
14 lồi chiếm 2% tổng số lồi cây trong hệ thực vật.
Cây gỗ Yok Đôn rất đa dạng về yếu tố địa lý với 523 loài được xếp vào
19 yếu tố địa lý khác nhau. Trong đó yếu tố nhiệt đới châu á gồm 342 loài chiếm
60,4% tổng số loài của hệ thực vật. Tiếp theo là yếu tố đặc hữu có 101 lồi
chiếm 17,8% tổng số lồi của hệ thực vật, cịn các yếu tố khác không đáng kể.
Phổ dạng sống của hệ cây gỗ Yok Đôn được thể hiện như sau: SB = 71,73
Ph + 1,41 Ch + 7,77 HC + 4,59 Cr + 6 Th. Trong đó dạng sống Ph
(Phanerophytes) chiếm ưu thế với 71,73%. Điều này khẳng định rằng hệ cây gỗ
ở đây ổn định và ít bị tác động.
3.2. Khu vực núi Luốt – Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai –
Chương Mỹ - Hà Nội
3.2.1. Vị trí địa lý
Núi Luốt, Trường Đại học Lâm nghiệp thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, cách thành phố Hà Đơng 22Km về phía Đơng
Nam, cách thành phố Hịa Bình 40Km về phía Tây Bắc.


15

Tọa độ địa lý: 20050’30” vĩ độ Bắc; 105030’45”
Phía tây bắc tiếp giáp với xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
Phía nam giáp với thị trấn Xn Mai và quốc lộ 6
Phía đơng giáp với quốc lộ 21A
Phía bắc giáp với đội 6 nông trường chè Cửu Long
3.2.2. Địa hình
Khu vực Núi Luốt nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa một bên là đồng bằng
ở phía đơng và một bên là đồi núi ở phía tây, nên có địa hình tương đối đơn giản và
đồng nhất. Khu vực này gồm 2 quả đồi nối tiếp nhau tạo thành một dải dài. Đỉnh
cao nhất có độ cao tuyệt đối là 133m, đỉnh thứ hai có độ cao tuyệt đối là 90m. Độ

dốc trung bình của khu vực nghiên cứu là 150.
3.2.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn Đất - Trường Đại học Lâm
nghiệp, đất thuộc khu vực Núi Luốt có nguồn gốc đá mẹ gần như thuần nhất.
Chủ yếu là đá Foocfiarit, ngoài ra cịn có một tỉ lệ rất ít đá Foocfia thạch anh.
Đá Foocfiarit là đá mắc ma trung tính, thành phần chủ yếu gồm: Al2O3, FeO,
MgO, CaO, NaCl, SiO2, Fe2O3. Do nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, gió
mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên đá Foocfiarit rất rễ bị phong hóa. Điều này thể
hiện ở tầng C, tầng C dầy và dễ bóp vụn. Đá lộ đầu xuất hiện chủ yếu ở đỉnh
và sườn đỉnh của đỉnh 133m, rất ít gặp ở đỉnh 90m.
Nhìn chung đất ở khu vực nghiên cứu tương đối thuần nhất bởi được phát
triển trên cùng một loại đá mẹ, cùng điều kiện, hoàn cảnh. Cũng theo kết quả
nghiên cứu của bộ môn Đất - Trường Đại học Lâm nghiệp, đất Núi Luốt là đất
feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Foocfiarit. Đất có màu sắc từ vàng nâu tới nâu
vàng, tầng đất từ trung bình đến dày, diện tích đất có tầng đất mỏng rất ít, những nơi
tầng đất dày tập trung chủ yếu ở chân hai quả đồi, sườn Đông Nam quả đồi thấp và


16

sườn Tây Nam quả đồi cao, tầng đất mỏng tập trung ở đỉnh đồi, sườn phía Đơng
Bắc quả đồi thấp và sườn Tây Bắc quả đồi cao.
Đất trong khu vực khá chặt, đặc biệt là những lớp đất mặt ở khu vực chân
đồi và những lớp đất sâu ở khu vực đỉnh yên ngựa. Kết von thật và giả được tìm
thấy ở khắp nơi trong khu vực, có những nơi kết von thật chiếm tới 60 – 70% trọng
lượng đất. Điều này chứng tỏ sự tích lũy sắt khá phổ biến và trầm trọng trong đất, ở
một số nơi đá ong được phát hiện ở mức độ nhiều hoặc ít. Đá ong tập trung chủ yếu
ở chân đồi phía Tây Nam, Đông Nam đồi cao. Hàm lượng mùn trong đất nhìn
chung thấp, điều đó chứng tỏ q trình tích lũy mùn kém.
Những đặc điểm trên phần nào nói lên mức độ Feralit khá mạnh trong khu

vực Núi Luốt.
Trong những năm trước đây, q trình xói mịn và rửa trơi khá nghiêm trọng.
Điều đó được thể hiện qua kết cấu phẫu diện đất: Tầng A thường mỏng có tỷ lệ sét
cao nên khi mưa rất dính. Tầng B nằm trong khoảng từ 10 – 110cm có tỷ lệ sét 25 –
26%. Tầng C thường dày và một số đá lẫn đã bị phong hóa tạo ra tầng BC xen kẽ.
Đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng mùn từ 2 – 4%, độ ẩm của đất
từ 6 – 9%. Tỷ lệ đá lẫn trong đất ở mức độ trung bình.
3.2.4. Khí hậu thủy văn
Theo kết quả nghiên cứu của trạm thủy văn Ba Vì từ năm 1970 đến năm
1990 (bảng 3.1) cho thấy khu vực Xuân Mai thuộc tiểu vùng khí hậu 3 của miền
Bắc Việt Nam, hàng năm có hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Trong thời gian này lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23,10C, nhiệt độ bình qn tháng
nóng nhất (tháng 6) là 28,50C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 15,70C
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.125mm. Phân bố khơng
đều qua các tháng trong năm. Lượng mưa bình quân tháng cao nhất là 360mm


17

(tháng 8), lượng mưa bình quân tháng thấp nhất (tháng 12) là 12mm. Số ngày mưa
trong năm 210 ngày.
- Độ ẩm khơng khí: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm khơng khí khá cao nhưng
phân bố khơng đều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm khơng khí trung bình hàng
năm là 84,3%, tháng có độ ẩm khơng khí bình qn cao nhất là tháng 4 độ ẩm
khơng khí lên đến 96,9%, tháng có độ ẩm khơng khí thấp nhất là tháng 12 với độ
ẩm khơng khí là 81,1%.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu – thủy văn khu vực Xuân Mai (1970 – 1990)
Tháng


Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)

Độ ẩm khơng khí (%)

1

15,7

30

85,1

2

17,1

40

85,8

3

19,9

47

84,4


4

23,5

112

96,9

5

27,1

287

84,0

6

28,5

284

82,1

7

28,4

340


82,9

8

27,9

360

85,6

9

26,8

286

84,9

10

24,1

273

83,3

11

20,5


54

81,9

12

17,2

12

81,1

TB

23,1

212.5

84,3

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Ba Vì – Hà Nội (1990))
- Chế độ gió: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính là
gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió Đơng – Nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 7. Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6 khu vực cịn chụi ảnh hưởng
của gió Lào.


18


3.2.5. Tình hình thực vật
Trước năm 1984 tại khu vực này, thực vật chủ yếu là các loài cây bụi thảm
tươi như: Sim, Mua, Cỏ tranh, Cỏ lào, Xấu hổ,... Sau năm 1984 trường Đại học
Lâm nghiệp đã tiến hành trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc với các lồi
cây trồng chính là Thơng đi ngựa (Pinus massonianna Lamb), Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis Cunn), Keo tai tượng (Acacia mangium Will),... đến năm
1993, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rừng, trường Đại học Lâm nghiệp tiến
hành trồng thử nghiệm một số lồi cây bản địa tại khu vực này.
Nhìn chung, thảm thực vật ở đây khá đa dạng phong phú, phát huy tốt tác
dụng phòng hộ và cải thiện môi trường sinh thái của khu vực.


19

Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu phương pháp bảo quản và xử lý hạt giống Cẩm
lai vú
4.1.1. Đặc điểm của hạt Cẩm lai vú
Đề tài đã tiến hành thu hái quả của 22 cây tại vườn quốc gia Yokdon
(22 cây này sẽ được gọi tắt là 22 cây mẹ), chúng được đánh số thứ tự từ 1 đến 22
* Kích thước hạt
Thí nghiệm đã tiến hành xử lý hạt của 21 cây mẹ và được phân hạt ra
làm 5 nhóm hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn như sau:
- Nhóm I gồm hạt của các cây mẹ 3, 6, 15, 18.
- Nhóm II gồm hạt của các cây mẹ 7, 19, 20, 22.
- Nhóm III gồm hạt của các cây mẹ 4, 9, 14, 17.
- Nhóm IV gồm hạt của các cây mẹ 5, 10, 13.
- Nhóm V gồm hạt của các cây mẹ 1, 2, 8, 10, 11, 12.
Trong đó:


Nhóm I lấy 30 hạt của cây mẹ số 15.
Nhóm II lấy 30 hạt của cây mẹ số 20.
Nhóm III lấy 30 hạt của cây mẹ số 9.
Nhóm IV lấy 30 hạt của cây mẹ số 10.
Nhóm V lấy 30 hạt của cây mẹ số 16.

Hạt được đo đếm, tính tốn, kết quả trung bình được ghi vào bảng 4.1:
Bảng 4.1. Biểu đo đếm kích thước hạt Cẩm lai vú
Nhóm

Dài (mm)

Rộng (mm)

Dày (mm)

I

8,967

6,213

3,040

II

9,627

6,747


3,440

III

10,213

7,760

3,413

IV

11,227

7,477

3,567

V

11,287

7,813

3,847

Trung bình

10,264


7,202

3,461


20

Qua biểu đo đếm 4.1 ta thấy hạt có độ dài nằm trong khoảng 8,967mm
- 11,287mm, trung bình là 10,264mm, bề rộng nằm trong khoảng 6,213mm 7,813mm, trung bình là 7,202mm, bề dày nằm trong khoảng 3,04mm 3,847mm trung bình là 3,46mm.
* Trọng lượng hạt
Đề tài đã tiến hành điều tra khối lượng hạt của 17 cây mẹ Cẩm lai vú
khác nhau. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.2:
Bảng 4.2. Biểu xác định trọng lượng hạt
Cây

Số hạt

M (gam)

Khối lượng 1000 hạt

1

680

125,45

184,5


2

1000

186,77

186,8

4

1000

254,92

254,9

6

350

64,4

184,0

7

760

102,14


134,4

8

607

115,88

190,9

9

1000

174,59

174,6

10

1000

114,43

114,4

11

549


103,81

189,1

12

1000

196,76

196,8

13

890

101,29

113,8

14

840

191,49

228,0

16


1000

194,82

194,8

17

500

102,73

205,5

18

690

145,72

211,2

19

1000

149,66

149,7


20

1000

124,52

124,5

Trung bình

816

144,08

178,7

Từ bảng trên cho thấy khối lượng một nghìn hạt Cẩm lai vú trung bình
là nằm trong khoảng 113,8 gram đến 254,9 gram, trung bình là 178,7 gram.


21

* Hàm lượng nước trong hạt (độ ẩm hạt)
Thí nghiệm đã chọn ra ba loại hạt của ba cây mẹ 9, 10, 20 thuộc 3
nhóm hạt khác nhau để làm thí nghiệm. Kết quả áp dụng phương pháp cân –
sấy xác định độ ẩm hạt Cẩm lai vú được ghi trong bảng sau.
Cơng thức tính độ ẩm hạt: W % 
Trong đó:

m 2  m3

*100
m3  m1

W: Độ ẩm hạt
m1: Trọng lượng hộp
m2: Trọng lượng hạt trước khi sấy
m3: Trọng lượng hạt sau khi sấy

Số liệu được đo đếm tính toán trong bảng 4.3:
Bảng 4.3. Biểu xác định độ ẩm hạt Cẩm lai vú
Cây

KH hộp

M hộp

M (trước sấy)

M (sau sấy)

W (%)

20

31

9,77

16,41


15,72

12,52

10

40

10,91

16,41

14,71

14,57

9

41

10,21

19,68

18,53

15,09

T.Bình


14,06

Qua số liệu tính tốn ta thấy độ ẩm của hạt nằm trong khoảng từ
12,52% đến 15,09%, trong đó cây mẹ số 20 có độ ẩm hạt thấp nhất và cây số
9 có độ ẩm cao nhất. Theo kết quả tính tốn thì độ ẩm trung bình của lơ hạt
đem thí nghiệm là 14,06% .
4.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm của hạt
Cẩm lai vú
Hạt sau khi chín tùy theo lồi cây mà khả năng giữ sức nảy mầm dài
ngắn có khác nhau. Khả năng hạt có thể giữ được sức nảy mầm, người ta gọi
là sức sống của hạt và khả năng hạt có thể kéo dài được sức sống ấy là tuổi
thọ của hạt. Hạt sau khi thu hái cho tới khi gieo ươm, thường phải chờ đợi
một thời gian dài ngắn khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết. Mặt khác hạt


22

giống không phải năm nào cũng được mùa, cá biệt có lồi khó ra hoa kết quả
hoặc khơng ra hoa kết quả thường xuyên, do đó cất trữ là rất cần thiết. Cất trữ
nhằm duy trì sức sống của hạt một cách tối đa, qua cất trữ bảo quản còn giúp
chúng ta hiểu thêm về di truyền hoặc quan hệ giữa di truyền với phẩm chất
hạt giống... Muốn duy trì được sức sống của hạt giống lâu dài, cần phải hạn
chế tới mức thấp nhất các hoạt động sống của hạt, cụ thể là hạn chế q trình
chuyển hóa vật chất trong nội bộ hạt.
Trong đề tài, khi nghiên cứu các công thức bảo quản hạt Cẩm lai vú,
chúng tôi đã thử nghiệm 6 công thức bảo quản hạt khác nhau và trong mỗi
công thức bảo quản lại chia thành các ngày bảo quản khác nhau, tiến hành lặp
lại thí nghiệm 3 lần ở 3 cây mẹ khác nhau (cây mẹ số 5, số 6 và cây số 21),
trong mỗi cơng thức thí nghiệm lấy 40 hạt Cẩm lai vú để nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Tổng hợp số hạt nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm
Phương
pháp
bảo
quản

Số ngày
bảo quản

5 Ngày
10 Ngày
15 Ngày
20 Ngày
Bằng
bao vải 30 Ngày
50 Ngày
70 Ngày
90 Ngày
Trung Bình
5 Ngày
10 Ngày
Hũ bịt
15 Ngày
kín
20 Ngày
2,5%
30 Ngày
50 Ngày

Số hạt nảy mầm

Cây
Cây
Cây
mẹ số mẹ số mẹ số
5
6
21
25
37
24
24
32
21
20
29
29
26
39
25
17
36
25
17
35
30
23
31
23
23
38

26
21,88 34,63 25,38
27
38
21
29
33
24
25
37
20
17
24
19
22
35
27
24
40
21

Tỉ lệ nảy mầm
Cây
Cây
Cây
Trung
Trung
mẹ số mẹ số mẹ số
bình
bình

5
6
21
28,7
0,63
0,93
0,60
0,72
25,7
0,60
0,80
0,53
0,64
26,0
0,50
0,73
0,73
0,65
30,0
0,65
0,98
0,63
0,75
26,0
0,43
0,90
0,63
0,65
27,3
0,43

0,88
0,75
0,68
25,7
0,58
0,78
0,58
0,64
29,0
0,58
0,95
0,65
0,73
27,29
0,55
0,87
0,63
0,68
28,7
0,68
0,95
0,53
0,72
28,7
0,73
0,83
0,60
0,72
27,3
0,63

0,93
0,50
0,68
20,0
0,43
0,60
0,48
0,50
28,0
0,55
0,88
0,68
0,70
28,3
0,60
1,00
0,53
0,71


23

70 Ngày
90 Ngày
Trung Bình
5 Ngày
10 Ngày
15 Ngày
Hũ bịt 20 Ngày
kín 5% 30 Ngày

50 Ngày
70 Ngày
90 Ngày
Trung Bình
5 Ngày
10 Ngày
15 Ngày
Hũ bịt
20 Ngày
kín
30 Ngày
10%
50 Ngày
70 Ngày
90 Ngày
Trung Bình
5 Ngày
10 Ngày
15 Ngày
Hũ Bịt 20 Ngày
kín
30 Ngày
50 Ngày
70 Ngày
90 Ngày
Trung Bình
5 Ngày
10 Ngày
15 Ngày
BQ Túi 20 Ngày

đen
30 Ngày
50 Ngày
70 Ngày
90 Ngày
Trung Bình

20
30
24,25
29
26
20
32
29
33
27
30
28,25
35
22
25
26
18
25
27
24
25,25
33
26

24
20
25
29
29
28
26,75
29
26
28
9
18
33
18
10
21,38

36
32
34,38
40
35
30
30
31
37
34
35
34,00
36

40
32
34
39
35
38
37
36,38
34
34
34
14
29
40
34
30
31,13
34
41
28
34
34
36
30
12
31,13

25
18
21,88

27
21
25
17
27
28
30
24
24,88
26
24
18
14
26
26
27
26
23,38
34
23
18
19
26
22
29
23
24,25
34
17
20

19
21
26
21
7
20,63

27,0
26,7
26,83
32,0
27,3
25,0
26,3
29,0
32,7
30,3
29,7
29,04
32,3
28,7
25,0
24,7
27,7
28,7
30,7
29,0
28,33
33,7
27,7

25,3
17,7
26,7
30,3
30,7
27,0
27,38
32,3
28,0
25,3
20,7
24,3
31,7
23,0
9,7
24,38

0,50
0,75
0,61
0,73
0,65
0,50
0,80
0,73
0,83
0,68
0,75
0,71
0,88

0,55
0,63
0,65
0,45
0,63
0,68
0,60
0,63
0,83
0,65
0,60
0,50
0,63
0,73
0,73
0,70
0,67
0,73
0,65
0,70
0,23
0,45
0,83
0,45
0,25
0,53

0,90
0,80
0,86

1,00
0,88
0,75
0,75
0,78
0,93
0,85
0,88
0,85
0,90
1,00
0,80
0,85
0,98
0,88
0,95
0,93
0,91
0,85
0,85
0,85
0,35
0,73
1,00
0,85
0,75
0,78
0,85
1,03
0,70

0,85
0,85
0,90
0,75
0,30
0,78

0,63
0,45
0,55
0,68
0,53
0,63
0,43
0,68
0,70
0,75
0,60
0,62
0,65
0,60
0,45
0,35
0,65
0,65
0,68
0,65
0,58
0,85
0,58

0,45
0,48
0,65
0,55
0,73
0,58
0,61
0,85
0,43
0,50
0,48
0,53
0,65
0,53
0,18
0,52

0,68
0,67
0,67
0,80
0,68
0,63
0,66
0,73
0,82
0,76
0,74
0,73
0,81

0,72
0,63
0,62
0,69
0,72
0,77
0,73
0,71
0,84
0,69
0,63
0,44
0,67
0,76
0,77
0,68
0,68
0,81
0,70
0,63
0,52
0,61
0,79
0,58
0,24
0,61


24


Kết quả tính trung bình số hạt nảy mầm được biểu diễn ở hình 4.1:

Số hạt nảy mầm

Hình 4.1. Biểu đồ kết quả tính trung bình số hạt nảy mầm

30.00
29.00
28.00
27.00
26.00
25.00
24.00
23.00
22.00
21.00

29.04
27.29

28.33
27.38

26.83

24.33

Bằng bao
vải


Hũ bịt kín
2.5%

Hũ bịt kín
5%

Hũ bịt kín
10%

Hũ Bịt kín BQ Túi đen

Phương pháp bảo quản

Nhìn vào hình 4.1 ta thấy ở các phương pháp bảo quản hạt khác nhau
có số hạt nảy mầm khác nhau, số hạt nảy mầm ở các phương pháp dao động
trong khoảng từ 24 đến 29 hạt Cụ thể như sau: bảo quản bằng bao vải số hạt
nảy mầm là 27,29 hạt, bảo quản bằng hũ bịt kín 2,5% số hạt nảy mầm là
26,83 hạt, bảo quản bằng hũ bịt kín 5% số hạt nảy mầm là 29,04 hạt, bảo quản
bằng hũ bịt kín 10% số hạt nảy mầm 28,33 hạt, bảo quản bằng hũ bịt kín có số
hạt nảy mầm là 27,38 hạt và bảo quản bằng túi đen ở nhiệt độ 50C có số hạt
nảy mầm là 24,38 hạt.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt Cẩm lai vú ở các phương pháp bảo quản khác
nhau được thể hiện ở hình 4.2:
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả tính trung bình tỉ lệ nảy mầm

0.73

Tỉ lệ nảy mầm

0.75

0.70

0.68

0.71
0.68

0.67

0.65

0.61

0.60
0.55
0.50
Bằng bao
vải

Hũ bịt kín
2.5%

Hũ bịt kín
5%

Hũ bịt kín
10%

Phương pháp bảo quản


Hũ Bịt kín BQ Túi đen


25

Từ bảng 4.4 và hình 4.2 ta thấy: phương pháp bảo quản bằng hũ bịt kín
5% có số hạt nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cao nhất, tỷ lệ nảy mầm đạt 0,73
còn phương pháp bảo quản bằng túi đen cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất, tỷ lệ
nảy mầm đạt 0,61. Bảo quản bằng phương pháp bao vải cho tỉ lệ nảy mầm là
0,68, bảo quản bằng hũ bịt kín 2,5% có tỉ lệ nảy mầm là 0,67, bảo quản bằng
hũ bịt kín 10% cho tỷ lệ nảy mầm là 0,71, bảo quản bằng hũ bịt kín cho tỷ lệ
nảy mầm là 0,68. Như vậy nếu dựa vào bảng 4.4, hình 4.1 và 4.2 ta thấy các
phương pháp bảo quản có sự khác nhau về số hạt nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của
hạt giống Cẩm lai vú, tuy nhiên để đánh giá chính xác là có sự sai khác về tỷ lệ
nảy mầm hoặc số hạt nảy mầm trong các công thức bảo quản về mặt thống kê
hay không, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai để kiểm tra sự
khác biệt. Kết quả phân tích phương sai được ghi ở bảng 4.6 (Trang 27).
Mặt khác, ta nhận thấy các cây mẹ khác nhau thì số hạt nảy mầm và tỷ
lệ nảy mầm khác nhau, trong 3 cây mẹ đưa vào nghiên cứu thì cây mẹ số 6 có
tỷ lệ nảy mầm rất cao (tỷ lệ nảy mầm trung bình ở mỗi phương pháp thấp nhất
là 0,78 và cao nhất là 0,91) còn 2 cây mẹ cịn lại có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn
nhiều, tỷ lệ nảy mầm trung bình của các phương pháp bảo quản cao nhất của
cây số 5 là 0,71 và thấp nhất là 0,53, với cây số 6 tỷ lệ nảy mầm trung bình
của các phương pháp bảo quản cao nhất là 0,63 và thấp nhất là 0,52.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt Cẩm lai vú ở các ngày bảo quản khác nhau được
tập hợp ở bảng 4.5 và được biểu diễn ở hình 4.3 (Trang 26):


×