Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM CO CHON LOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.93 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KINH NGHIỆM DẠY VÀ HỌC TỐT MÔN MĨ THUẬT TIỂU HỌC A. MỞ ĐẦU : I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đổi mới phương pháp dạy và học là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia với mục tiêu là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Xung quanh các em có rất nhiều hình ảnh tạo cho các em sự gần gũi ngây ngô: Sống hạnh phúc thoải mái, vẻ đẹp quê hương, con vật quen thuộc… Chương trình Mĩ thuật Tiểu học đã được bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành. Nhằm thực hiện mục tiêu môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học: 1. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn học Mĩ thuật. 2. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật phổ thông, giúp các em hiểu biết về cái đẹp và hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. 3. Rèn luyện cho học sinh cách quan sát , khả năng tìm tòi, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất người lao động mới. 4. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền Mĩ thuật đó. 5. Tạo điều kiện để cho những học sinh có khả năng, có nhu cầu tiếp tục học ở các trường, các ngành có liên quan như; kiến trúc, xây dựng, thời trang, sư phạm Mĩ thuật….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ. Giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp để các em quan sát tập vẽ theo mẫu tiến tới vẽ tranh và xem tranh… Từ đó gây cho các em niềm say mê, hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt trong học tập, vui chơi và học tập hàng ngày. Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam. Nhân tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật - một môn học chính thức của cấp tiểu học. Trong giáo dục hiện nay, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Hơn nữa giúp các em vận dụng những hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày. Mục đích của giáo dục là tạo ra những thế hẹ con người phát triển toàn diện về “Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ”.Ngoài những kiến thức về các môn văn hóa như : văn, toán… thì giáo dục thẫm mĩ, nghệ thuật là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với từng thế hệ con người. Kinh ngiệm cho thấy những học sinh học giỏi môn nghệ thuật nói chung và môn mĩ thuật nói riêng đều là các em học tập khá giỏi trở lên; những học sinh chưa khá, chưa giỏi thì hiếm khi học tốt môn mĩ thuật! Vì vậy, hướng dẫ học sinh học tột môn mĩ thuật là tạo tiền đề, nền tảng để cho các em phát triển toàn diện trong nhà trường. Nhờ học môn mĩ thuật mà các em có điều kiện rèn luyện them các khả năng như: óc phân tích quan sát đối tượng, thế nào là bố cục cân đối, sự hài hòa màu sắc, cái đẹp tổng thể là gì, thế nào là cái đẹp bộ phận . . . và qua đó dần dần học sinh sẽ có được sự thưởng thức nghệ thuật đúng đắn hướng tới “Chân, Thiện, Mĩ”, là góp phần cho giáo dục đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Đó là lí do mà môn mĩ thuật cần có sự quan tâm đúng mực, nghiêm túc nhất trong giai đoạn hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Qua nhiều năm dạy học môn mĩ thuật tôi làm đề tài nghiên cứu và ứng dụng thực tế trong nhà trường qua các lớp học cụ thể ở tiểu học, qua từng giai đoạn lứa tuổi học sinh. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm có tên là “DẠY TỐT HỌC TỐT MÔN MĨ THUẬT” ở các khối tiểu học. Vậy: Làm sao để các em có hứng thú say mê đối với môn mĩ thuật, phát triển khả năng nhận thức nghệ thuật của các em? Làm sao để cho môn mĩ thuật cùng với các môn học khác phát triển nhân cách, trí tuệ cho các em? Giảng dạy như thế nào để mỗi học sinh đều chờ đợi đến giờ mĩ thuật để các em thể hiện được khả năng sáng tạo ra cái đẹp của chính mình? I.. CƠ SỞ THỰC TIỄN:. Giáo viên được đào tạo qua trường lớp. Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, việc học mĩ thuật đối với học sinh ngày nay có nhiều thuận lợi về đồ dùng học tập (đồ dùng học tập có mọi nơi, từ những cuốn truyện tranh cổ tích, tờ báo,tượng, áp-phích có hình vẽ, ảnh đẹp đến những nhu yếu phẩm hàng ngày: trà, cá hộp . . . đều có trình bày mĩ thuật rất phong phú) từ đó thị hiếu thẩm mĩ của các em ngày càng cao hơn. Tuy vậy cũng có những khó khăn ở trường: Cơ sở vật chất: Phòng dành cho bộ môn mĩ thuật chưa có. Thời lượng dành cho bộ môn mĩ thuật còn rất ít (mỗi tuần chỉ có 1 tiết). Dụng cụ, mô hình, tượng, trang thiết bị, tài liệu tham khảo,… phục vụ cho công tác giảng dạy không có. Vậy: Làm sao để các em có hứng thú say mê đối với môn mĩ thuật, phát triển khả năng nhận thức nghệ thuật của các em? Làm sao để cho môn mĩ thuật cùng với các môn học khác phát triển nhân cách, trí tuệ cho các em? Giảng dạy như thế nào để mỗi học sinh đều chờ đợi đến giờ mĩ thuật để các em thể hiện được khả năng sáng tạo ra cái đẹp của chính mình? I. BIỆN PHÁP 1. Biện pháp giải quyết:. Giáo viên mĩ thuật :  Không ngừng học hỏi chuyên môn.  Tham mưu tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Phải nắm được đặc điểm sinh lí của lứa tuổi, nắm được đặc điểm sinh lí của từng đối tượng học sinh.  Phải nắm được thị hiếu thẩm mỹ, khả năng thưởng thức về cái đẹp qua bài vẽ ở lớp đầu cấp (như ở lớp một thế nào, lớp hai ra sao) và ở các lớp cuối cấp (như ở lớp bốn, lớp năm có gì khác biệt) để có phương pháp, nội dung giảng dạy cụ thể.  Phải nắm được hoàn cảnh gia đình, điều kiện khó khăn cụ thể từng em như thế nào.  Vấn đề cuối cùng là phải biết khả năng tái hiện cái đẹp từ nhận thức thẩm mỹ nhờ sự sáng tạo thể ở mỗi bài vẽ của môn mĩ thuật đến mức độ nào. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà mỗi giáo viên (đặc biệt là giáo viên dạy môn mĩ thuật) phải nắm vững, có như vậy thí mới hướng dẫn các em học tập tốt được. 2. Ví dụ minh họa: Giảng dạy một bài vẽ cụ thể như của tranh đề tài thì hình vẽ “người, cây và nhà” ở mỗi lớp 1, 2, 3, 4 và 5 có cách thể hiện khác nhau.  Lớp 1: Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh vẽ: Người: Chưa yêu cầu về tỉ lệ giữa các bộ phận. Cây: Thân cây là hình trụ hoặc hình tam giác tán lá là hình tròn nằm phía trên là đạt. Nhà: Có vẽ nóc, có cửa cái.  Lớp 2: Yêu cầu cao hơn lớp 1 Vẽ người thể hiện nhiều dáng hơn vẫn chưa yêu cầu về tỉ lệ giữa các bộ phận. Cây: Phải thể hiện thêm lá, quả cây. Nhà: Có nóc hình tam giác hay tứ giác, có cửa cái, cửa sổ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Lớp 3: Bài vẽ tươi vui: Vẽ người các bộ phận cơ thể đầu, mình, chân, tay thể hiện rõ ràng, nhiều dáng hơn lớp 1, 2, vẫn chưa yêu cầu về tỉ lệ giữa các bộ phận. Cây: Phải thể hiện thêm lá, quả cây với màu sắc tách bạch, rõ ràng… Nhà: Có nóc hình tam giác hay tứ giác, có cửa cái, cửa sổ vẽ nhỏ hơn cửa cái…  Lớp 4, 5: Bài vẽ cần tươi vui trong sáng, màu sắc hài hòa. Bắt đầu yêu cầu về luật xa gần, bài vẽ thể hiện tình cảm ở các em (vì lứa tuổi tiểu học nên yêu cầu ở mức khuyến khích, động viên) Vẽ người bắt đầu yêu cầu học sinh ở sự cân đối giữa các bộ phận trong cơ thể, các hình mảng sáng, tối trên cơ thể (ở mức độ khuyến khích, động viên.Ví dụ không quá đặt nặng vấn đề là khi vẽ người ở các lứa tuổi phải dùng đơn vị đo lường là chiều dài một đầu người để đo, thân thể người trưởng thành chuẩn là cao bao nhiêu đầu, mảng nào sáng, mảng nào tối trên cơ thể…. ). Cây: Bắt đầu thể hiện rõ ràng ở bài làm. Nếu cây chuối phải nhìn ra cây chuối, cây dừa phải nhìn giống cây dừa chớ không lẫn lộn với cây khác, phải thực hiện phương pháp vẽ kết hợp nhiều màu sắc.Ví dụ: Học sinh biết kết hợp nhiều màu với màu xanh để vẽ tán lá màu xanh, ở phần ngọn cây tán lá màu xanh non hơn ta dùng sắc độ vàng nhiều hơn để vẽ, phần tán lá già hơn ta kết hợp thêm sắc độ đen, màu vàng sử dụng ít hơn…có như vậy mới.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thể hiện các sắc độ khác nhau trong tán lá để có được bài vẽ đẹp. Nhà: Có nóc hình tam giác, tứ giác hay các hình hình học khác, có cửa cái, cửa sổ vẽ nhỏ hơn cửa cái. Cửa phù hợp với chiều cao của người … Trong từng giai đoạn học tập, bên cạnh những yêu cầu cần đạt của từng bài học, giáo viên giảng dạy cần phải chú ý đến năng lực sáng tạo của học sinh và nên lấy đó làm mức phấn đấu cho học sinh cùng lứa tuổi: Có những học sinh ở lớp năm nhưng bài vẽ chỉ đạt ở mức độ lớp ba, đây là trường hợp học sinh năng khiếu chưa phát triển, các em hay nhút nhát, chậm chạp cần tạo nhiều thời gian, quan tâm giúp đỡ nhiều hơn. Ngược lại, có những học sinh chỉ mới học lớp hai, lớp ba nhưng bài vẽ đã đạt ở mức độ lớp bốn, lớp năm đây là những học sinh có năng khiếu. Ta nên tham mưu cùng lãnh đạo, đoàn thể, có thời gian, phương tiện, dụng cụ để bồi dưỡng cho các em học tập nhằm phát triển khả năng của các em. Chính vì có những đối tượng học sinh không đồng nhất ấy giáo viên phải chọn mức chuẩn nào đó để làm yêu cầu cần đạt đối với từng khối lớp và nâng dần từ thấp đến cao, năm sau cao hơn năm trước thì chắc chắn học sinh sẽ học tập tốt hơn, thành quả của của công việc giáo dục môn mĩ thuật là ở cuối cấp lớp năm năm sau giỏi hơn lớp năm năm trước. Mức chuẩn giáo viên đặt ra cho học sinh đạt tới phải hợp lí cho học sinh lớp dạy. Nếu lấy chuẩn cao quá thì học sinh sẽ chán, sợ học môn mĩ thuật. Nếu lấy mức chuẩn thấp quá thì không thể phát triển khả năng hội họa ở các em. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp giáo dục mĩ thuật để gợi mở, kích thích sự đam mê, sức sáng tạo trong từng bài học, làm sao cho học sinh thấy được mỗi giờ học là lúc các em thể hiện ý tưởng ấp ủ của riêng mình, mỗi tác phẩm hội họa là tác phẩm của riêng mình không phải là thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Nếu ta thực hiện tốt được điều này thì chắc chắn rằng các em sẽ hứng thú hơn hơn, học môn mĩ thuật tốt hơn. Nguyên nhân học sinh không thích học môn mĩ thuật là do các em chưa có năng khiếu, do ít tập luyện hoặc do ít thời gian dành cho môn mĩ thuật hoặc do học sinh chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn mĩ thuật, chưa biết cách học, giáo viên phải hướng dẫn cho các em tập luyên, tạo thời gian cho các em luyện tập nhiều hơn. Giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận các tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ nỗi tiếng, các bức ảnh đẹp ở sách, báo, tạp chí… để gợi cho các em có sự thích thú, có cảm hứng muốn sáng tác, muốn vẽ, muốn sáng tạo nghệ thuật. Ban đầu đối với học sinh chưa có năng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> khiếu giáo viên có thể chỉ cho học sinh thực hiện vẽ theo phương pháp sao chép tranh có sáng tạo (dựa theo tranh đã có, các em bố cục lại, vẽ màu lại theo ý của riêng mình. Ví dụ: Đối với đề tài vui chơi các em có thể nhìn các bạn vui chơi có trong tranh mẫu mà vẽ lại trang phục, kiểu tóc, sắp xếp lại ở vị trí khác với vị trí tranh mẫu rồi vẽ màu mà các em thích … ). Sau đó các em có thể tự sáng tác. Song song với sự quan tâm của giáo viên là sự phát triển về năng lực sáng tạo của học sinh. Hứng thú, đam mê hội họa hình thành từ những bài vẽ được thầy cô và các bạn chấp nhận. Vì vậy việc đánh giá tác phẩm hội họa là để khích lệ, động viên (thầy cô, các học sinh khác nên dùng từ “chưa đẹp” không dùng từ “xấu” để đánh giá bài vẽ của một học sinh nào đó) để các em vẽ bài sau tiến bộ hơn. Đối với học sinh có năng khiếu môn mĩ thuật, giáo viên cần thiết phài tổ chức tập luyện thường xuyên (Lập đội năng khiếu, tham mưu lãnh đạo trường hoàn thiện cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ luyện tập , tạo thời gian hợp lí hơn cho việc tập luyện năng khiếu,…). Đối với học sinh chưa có năng khiếu giáo viên chọn mức “giới hạn thấp” (tức là mức thấp trong những học sinh có năng khiếu) luyện tập dần để cho các em dần dần tiến bộ. Việc làm này mục đích nâng cao năng lực học tập môn mĩ thuật của học sinh năm sau cao hơn năm trước, cùng các môn học khác đưa phong trào thi đua của nhà ngày càng đi lên, ngày càng gần hơn so với các trường đứng đầu cấp huyện, cấp tỉnh. ***Đơn sơ một vài nét để học sinh nắm bắt được bài trong phương pháp dạy học sinh như sau: Phương pháp vẽ theo mẫu sẽ giới thiệu những gì làm trước, những gì làm sau, cách vẽ khoa học, có logic – tư duy khoa học, làm việc khoa học. Trong phân môn vẽ theo mẫu, cần hình thành và phát triển cho học sinh những kỹ năng sau : -. Quan sát ( so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của mẫu ). -. Xác định bố cục. -. Vẽ hình. -. Chỉnh hình. -. Vẽ đậm nhạt.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kỹ năng quan sát giúp cho học sinh biết cách quan sát đồ vật: quan sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát để nắm được tỉ lệ, đặc điểm cấu trúc và cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu. Trên cơ sở quan sát đặc điểm của mẫu, hình thành ở học sinh biểu tượng về đồ vật, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ và thói quen quan sát nhận ra vẻ đẹp của đồ vật xung quanh, biết trân trọng cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp theo khả năng và sở thích của mình. - Kỹ năng xác định bố cục, học sinh biết chọn mẫu vẽ, biết sắp xếp mẫu có bố cục đẹp, biết sắp xếp hình vẽ trên giấy cân đối, thuận mắt. Kỹ năng bố cục hình vẽ được sử dụng trong tất cả các phân môn của Mĩ thuật như: vẽ trang trí, vẽ tranh,và thường thức mĩ thuật. - Kỹ năng vẽ hình, trên cơ sở kết quả quan sát nắm được đặc điểm hình dáng của mẫu, học sinh sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy và phác hình từ khái quát, tổng thể đến chi tiết. Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ không đạt được hiệu quả như mình mong muốn, có thể phải tẩy xoá nhiều. Bài vẽ bẩn và hình vẽ có thể xộc xệch không vững chắc. Kỹ năng này cũng được sử dụng nhiều trong trang trí, vẽ tranh…. - Kỹ năng chỉnh hình, trên cơ sở hình vẽ đã được xác định, học sinh biết cách so sánh hình vẽ với mẫu để điều chỉnh cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm của mẫu, kỹ năng cũng được sử dụng trong vẽ trang trí và vẽ tranh. - Kỹ năng vẽ đậm nhạt, sau khi hình vẽ được hoàn chỉnh, học sinh cần quan sát mẫu để xác định các mảng đậm, nhạt trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật mẫu.Học sinh biết cách vẽ đậm nhạt,thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu. - Để phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo viên cần:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định mục tiêu cụ thể.Trong bài học đó giáo viên cần hình thành ở học sinh những kĩ năng nào và mức độ đến đâu? - Kĩ năng sắp xếp bố cục và phác hình: những bài sau, kĩ năng này sẽ được củng cố từng bước và phát triển những kĩ năng chỉnh hình và vẽ đậm nhạt. Qua nhiều bài luyện tập các kĩ năng trên được hình thành từng bước và phát triển. -Cuối mỗi bài học qua đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên nắm được mức độ, kĩ năng đã phát triển ở từng học sinh và từ đó giáo viên có thể có kế hoạch bồi dưỡng cho cả lớp và từng cá nhân học sinh. -Để hình thành và phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo viên nên sử dụng một số phương tiện dạy học như: Các bước tiến hành bài vẽ (có thể trình bày trên giấy khổ A4 hoặc A3) - Dựa vào các giải pháp trên tôi thử vận dụng các phương pháp vào dạy học một số bài vẽ theo mẫu trong chương trình sách giáo khoa Mĩ Thuật 6 như sau: - Ví dụ: Bài 4, 8. Vẽ theo mẫu: Khối hộp và khối cầu - Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu Gv có thể sử dụng kết hợp nhiều PPDH trong bài học như phương pháp quan sát, trực quan, giảng giải- minh hoạ, thực hành… Gv có thể tổ chức cho học làm việc theo nhóm,các nhóm tự chọn và bày mẫu (mẫu đã được phân công chuẩn bị trước). Sau khi các nhóm bày mẫu xong, giáo viên phân tích cái được và chưa được cần điều chỉnh lại cho đẹp. Qua đó học sinh hiểu được để có mẫu như thế nào? Có mẫu đẹp chưa mà cần phải đặt như thế nào để có bố cục đẹp?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hình a. hình b. Hình c. hình d Hình a. bố cục loãng Hình b.bố cục thu hẹp Hình c. bố cục không thuận mắt Hình d. bố cục đẹp, thuận mắt.. Sau khi đã bày mẫu, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh quan sát nhận ra đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cấu trúc hình thể của từng vật mẫu và so sánh sự khác nhau giữa các vật mẫu về hình dáng, màu sắc, tỉ lệ ( quan sát nhóm mẫu mà học sinh sẽ thực hiện bài vẽ ) + Những đồ vật hình trụ là những đồ vật có hình dạng như thế nào ? Kể tên một số đồ vật có dạng hình trụ ? + Hãy kể tên một số đồ vật có dạng hình cầu ? + Miêu tả những màu sắc, chất liệu sẵn có trên mẫu ? + So sánh tỉ lệ của hình cầu và hình trụ ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ơ bước này giáo viên vần hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Sau khi quan sát nhận ra đặc điểm riêng của từng vật mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh quy nhóm mẫu vào khung hình chung theo tỉ lệ chiều ngang, chiều cao ( lấy chiều cao của đồ vật cao nhất, chiều ngang tính từ vật nằm bên trái qua phải ), sắp đặt khung hình chung lên giấy vẽ sao cho cân đối đẹp mắt ( không quá to, quá nhỏ, lệch lên lệch xuống hoặc lệch sang trái sang phải.) giáo viên có thể dùng đồ dùng trực quan để minh hoạ cho các dạng bố cục đó để học sinh nhận ra thế nào là bố cục đẹp và chưa đẹp.. Sau khi xác định được khung hình chung, giáo viên cần hướng học sinh tiến hành phác khung hình riêng của từng vật mẫu. Quan sát, so sánh tỉ lệ của từng vật mẫu để có hình vẽ chính xác với đặc điểm của mẫu. Ví dụ: hình cầu có chiều cao gần bằng ¼ chiều cao của hình trụ, chiều ngang của hình vầu gần bằng ½ chiều ngang của hình trụ. Dùng chì phác nhẹ tay ( nét mờ để dễ điều chỉnh, tẩy xoá ). Khi khung hình chung và khung hình riêng của từng mẫu đã được xác định tương đối chính xác, cần quan sát mẫu để xác định tỉ lệ các bộ phận trên mẫu. Để phác hình cân cần xác định các đường trục đứng và trục ngang, trên từng mẫu vật. Dực trên các đường trục, xác định vị trí các bộ phận và phác hình từng mẫu vật ( các bộ phận của từng mẫu vật ).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Khi hình dáng chung của từng mẫu vật đã được xây dựng, tiến hành chỉnh hình cho đúng với đặc điểm của mẫu. Quan sát, so sánh các bộ phận của mẫu để điều chỉnh vẽ cho đúng. Chú ý đến nét vẽ có chỗ đậm, chỗ nhạt dựa trên cơ sở ánh sáng chiếu vào mẫu vật. Không nên viền chu vi của hình vẽ bằng nét có độ đậm đều nhau làm cho hình vẽ trở nên khô cứng.. Khi hình vẽ được chỉnh sửa, tiếp tục quan sát, so sánh độ đậm nhạt lớn trên mẫu để phân chia các mảnh đậm nhạt trên hình vẽ và gợi đậm nhạt bằng các nét đan xen nhau, chồng lên nhau. Trên cơ sở các mảng đậm nhạt lớn điều chỉnh, đẩy sâu, nhấn đậm nhạt một số chi tiết cần thiết để bài vẽ hoàn chỉnh. Vẽ đậm nhạt cần chú ý đến nguồn ánh sáng chiếu vào để diễn tả cho đúng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sau phần hướng dẫn chung giáo viên cho học sinh thực hành bài vẽ. Trong khi thực hành giáo viên đến từng nhóm để hướng dẫn cá nhân thực hiện bài vẽ cho đúng các bước tiến hànhv.v… Hiện nay bộ giáo dục và đào tạo cũng đã thí nghiệm chung cho một số trường học dạy học theo trường học kiểu mới của các dự án VNEN cách soạn giảng và học tập đối với học sinh khối 2, 3 cũng có những cách thay đổi cách dạy và cách học đó là những phuowng pháp nhằm phát huy tối đa sự tìm tòi học hỏi của các em đối với học sinh hai khối 2 và 3 nêu trên diễn biến một tiết dạy cụ thể như sau:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đây cũng là một phương pháp của một bài thiết kế dạy học theo chương trình VNEN trong năm học này 2012 – 2013, đối với khối 2 và 3…được áp dụng. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng và nhà nước, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là vô cùng cần thiết. - Thông qua môn mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về phương pháp vẽ, tiếp thu những tinh hoa của nền mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho học sinh. - Một số phụ huynh học sinh có quan niện sai lầm, môn mĩ thuật là môn phụ, không cần thiết, chỉ cần học toán, học văn là đủ nên lơ là không theo dõi, trang bị đủ dụng cụ học mĩ thuật cho các em. - Để có thể dạy tốt, học tốt môn học này, người giáo viên cần nắm được nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức và các phương pháp dạy học của môn này. - Chương trình mĩ thuật ở tiểu học gồm có 5 phân môn: Phân môn:Vẽ theo mẫu Phân môn:Vẽ trang trí Phân môn:Vẽ tranh Phân môn: Thường thức mĩ thuật Phân môn: Tập nặn tạo dáng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Ở phân môn Vẽ tranh, một số học sinh rất ngại học môn này vì: Các em chưa quen sắp xếp bố cục như: sắp xếp hình mảng trong tranh thế nào cho cân đối, cho rõ chính phụ. Nên việc dạy học giáo viên thường mất nhiều thời gian dẫn đến bài vẽ của học sinh không đủ thời gian hoàn thành tại lớp. - Để khắc phục khó khăn trên, tôi tự tìm tòi học hỏi để “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG” giảng dạy phân môn Vẽ tranh… - Trên đây là những nội dung cần truyền thụ cho học sinh tiểu học nắm vững cơ bản các hoạt động học tập thẫm mĩ từ những đúc kết qua thời gian giáo dục học sinh trên địa bàn xã nhà do vây tôi đã không ngần ngại đưa ra những biện pháp nhằm tích cực phát huy dạy và học tốt môn mĩ thuật. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu về nội dung phương pháp giảng dạy và học tốt môn mĩ thuật tiểu học để có hướng nâng cao trau dồi phẩm chất đạo đức lối sống thẩm mĩ cho học sinh. III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: là các biện pháp tổ chức dạy và học cho các Phân môn:Vẽ theo mẫu Phân môn:Vẽ trang trí Phân môn:Vẽ tranh Phân môn: Thường thức mĩ thuật Phân môn: Tập nặn tạo dáng - Tính hiệu quả các hoạt động của các phân môn nêu trên đối với cấp tiểu học IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp tham khảo tài liệu để suy nghĩ tìm tòi, phân tích khái quát hóa nội dung. Đồng thời kết hợp phương pháp quan sát và phương pháp thực hành để ghi nhận những gì có thật, tồn tại khách quan theo thời gian, phạm vi mức độ, sản phẩm làm ra. Của bản thân giáo viên và học sinh trong các năm học vừa qua…cũng như trên sách báo hay những trang mạng liên quan đến dạy và học tốt môn mĩ thuật. V.RÚT KINH NGHIỆM: Qua nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy môn mĩ thuật , giáo viên vận dụng các phương pháp vẽ. Cuối HKI học sinh đạt được những kết quả khả.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> quan, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học qua từng giai đoạn. Kết quả cụ thể nhằm phát huy sức học tập của học sinh ham thích môn học nhiều hơn Kết quả sẽ cho các em có nhiều tiến bộ, tôi luôn duy trì kết quả. -. này được duy trì xuyên suốt, . Kết hợp phụ huynh học sinh: Để đạt được kết quả nêu trên, giáo. viên phải liên hệ với phụ huynh học sinh luôn theo dõi và động viên các em báo cáo kết quả bằng sổ liên lạc có nhận xét của giáo viên và ý kiến của phụ huynh học sinh sẽ nâng cao hơn việc dạy và học  -. Kết hợp nhà trường, ngành cấp trên: Giáo viên dạy Mĩ thuật phải được bồi dưỡng bộ môn thường. xuyên -. Phòng giáo dục tổ chức mở chuyên đề Mĩ thuật hàng năm để. giáo viên bồi dưỡng bổ xung phương pháp mới. -. Trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập chuyên đề, nắm. vững phương pháp mới. -. Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục cấp phát ĐDDH kịp thời để dạy –. học. -. Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo taọ điều kiện cho giáo. viên học tập nâng cao chuyên môn giảng dạy. KẾT LUẬN: 1 -Bài học kinh nghiệm: Để đạt được hiệu quả tốt phân môn vẽ nêu trên, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau: -. Giáo viên luôn trao dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm ở. các bạn đồng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> -. Giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, nắm vững phương pháp. mới, tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức giảng dạy. -. Chuẩn bị tốt khâu soạn giảng, hình thành tốt các phương. pháp dạy học tích cực thích hợp với từng bài, từng phần, từng nội dung. -. Xác định dúng mục đích – yêu cầu.. -. Chuẩn bị tốt ĐDDH phục vụ tiết dạy. Sử dụng ĐDDH hợp. lý với đặc trưng của từng bài như sắp xếp vật mẫu ( vật thực ), mẫu vẽ, hính gợi ý các bước vẽ hình, vẽ màu, vẽ đậm nhạt v.v…hay dạy ở các phân môn… Khi sử dụng ĐDDH cần lưu ý tới tính khoa học, thẩm mĩ và độ chính xác của kiến thức. -. Giáo viên vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học tích. cực như: phương pháp làm việc nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập…. Giáo viên cần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh và nâng cao khả năng miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc của học sinh trong những phân môn ở tiểu học -. Giáo viên luôn yêu thương học sinh, gần gũi với học sinh,. luôn động viên, tuyên dương và khuyến khích các em học tập. -. Giáo viên luôn tiếp thu, đóng góp ý kiến của chuyên môn. ngành và BGH nhà trường. -. Giáo viên kết hợp chặt chẽ với nhà trường và phụ huynh. học sinh để giúp các em trong học tập. 2. Hướng phổ biến và áp dụng đề tài: Trên cơ sở lý luận và qua thực tiễn giảng dạy khi áp dụng những giải pháp trên đem lại kết quả khả quan giúp học sinh tích cực học tập những phân môn ở tiểu học. Tôi thấy cần thiết áp dụng những giải pháp này để kết quả thực hành cao, do đó cần nhân rộng phổ biến cho các đồng nghiệp ở.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> trường và có thể áp dụng ở các trường lân cận trong huyện và các trường khác trong tỉnh. 3.. Hướng nghiên cứu:. Trên đây là kinh nghiệm dạy và học tốt các phân môn mĩ thuật ở bậc tiểu học. trường Tiểu học Quế Phong năm học 2010 – 2011 và 2011 - 2012. bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi kết hợp kinh nghiệm dạy và học, trong thời gian tới tôi sẽ nghiên cứu tiếp về những giải pháp này nhất là theo hướng phương pháp trường học mới theo PP VNEN CHO HAI KHỐI LỚP 2 & 3 trong năm học này 2012 - 2013, để khuyến khích các em học say mê bộ môn này. Tuy nhiên không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để giài pháp này hoàn chỉnh hơn.. Quế Phong, ngày 30 tháng 12 năm 2012 Người thực hiện. Nguyễn Thủy.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×