Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát rreptilia và ếch nhái amphibia tại khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ VĂN NGOẠN

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LỒI BỊ SÁT (REPTILIA)
VÀ ẾCH NHÁI (AMPHIBIA) TẠI KHU DỰ TRỮ
THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƯỚC TRONG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
& MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƯU QUANG VINH

Hà Nội, 2020


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết


quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020
Người cam đoan
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Hà Văn Ngoạn


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Xin chân thành cảm ơn TS. Lưu Quang Vinh, trưởng bộ môn Động vật rừng,
khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp đã
hướng dẫn khoa học và hỗ trợ trong q trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn ơng Lê Trọng Trải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên
Việt và bà Phạm Tuấn Anh, phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt và
các cán bộ khác của Trung tâm đã hỗ trợ trong quá trình thực địa thu thập số liệu.
Xin cảm ơn ThS. Hà Văn Nghĩa, ThS Lê Cơng Tình, ThS. Lị Văn Oanh đã hỗ trợ
thực địa, phân tích và xử lý mẫu vật
Xin cảm ơn bà con xã Kim Thủy, Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình đã hỗ trợ trong quá trình thực địa.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp, gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt

(Vietnature), Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao (NEF), Nhật Bản và Trung tâm
Bảo tồn Thiên nhiên Việt (Viet Nature).
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Hà Văn Ngoạn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 2
1.1. Tổng luận các cơng trình đã cơng bố về vấn đề nghiên cứu .............................. 2
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 4
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 6
2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 6
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 6
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ...................................................................... 6
2.1.3. Địa hình và địa chất.................................................................................. 7
2.1.4. Thảm thực vật rừng................................................................................... 8
2.1.5. Khu hệ động vật ......................................................................................... 9
2.2. Thực trạng về dân sinh, kinh tế - xã hội .......................................................... 10
2.2.1. Đặc điểm dân số và dân tộc .................................................................... 10

2.2.2. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................... 10
2.2.3. Đặc điểm xã hội và cơ sở hạ tầng ........................................................... 11
Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 12
3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ....................................................... 13


iv

3.4.2. Phương pháp phân tích hình thái và định danh mẫu vật BSEN ............. 15
3.4.3. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực ......... 17
3.4.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm phân bố các lồi bị sát, ếch nhái ...... 18
3.4.5. Đánh giá tình trạng bảo tồn.................................................................... 19
3.4.6. Xác định các mối đe dọa ......................................................................... 19
3.4.7. Đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo tồn .................................................... 19
3.5. Tư liệu nghiên cứu ........................................................................................... 19
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 21
4.1. Đa dạng về thành phần loài BSEN tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong21
4.1.1. Đa dạng thành phần lồi bị sát tại Khu DTTN Động Châu - Khe Nước
Trong................................................................................................................. 21
4.1.2. Đa dạng thành phần loài Ếch nhái tại KDTTN Động Châu - Khe Nước
Trong ................................................................................................................. 24
4.2. Mô tả một số đặc điểm hình thái các lồi Bị sát, ếch nhái ghi nhận mới cho
Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong............................................................ 27
4.2.1. Đặc điểm hình thái các lồi bị sát ghi nhận mới cho KVNC ................. 27
4.2.2. Đặc điểm hình thái các loài Ếch nhái ghi nhận mới cho KVNC ............ 38

4.3. Đặc điểm phân bố các lồi bị sát, ếch nhái tại KVNC .................................... 45
4.3.1. Phân bố các loài bò sát theo đai cao ...................................................... 45
4.3.2. Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh................................................. 47
4.4. So sánh sự tương đồng của bò sát, ếch nhái KVNC với các VQG và KBT khác
ở Việt Nam ............................................................................................................ 49
4.5 Tình trạng bảo tồn và các mối đe dọa ............................................................... 51
4.5.1. Đánh giá tình trạng bảo tồn.................................................................... 51
4.5.2. Phân vùng ưu tiên bảo tồn các lồi bị sát, ếch nhái tại KVNC.............. 53
4.5.3. Các nhân tố đe dọa ................................................................................. 57
4.5.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn .......................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
cs. (tài liệu tiếng Việt)
et al. (tài liệu tiếng Anh)

Cộng sự

ĐDSH

Đa dạng sinh học


IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBT

Khu Bảo tồn

KVNC

Khu vực nghiên cứu

KDTTN

Khu dự trữ thiên nhiên

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VQG

Vườn Quốc gia


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng thảm thực vật ............................................................................. 8
Bảng 2.2. Thành phần lồi động vật có xương sống tại Khu Dự trữ Thiên nhiên

Động Châu - Khe Nước Trong .................................................................................... 9
Bảng 2.3. Cơ cấu sử dụng đất .................................................................................... 10
Bảng 3.1. Nỗ lực nghiên cứu thực địa tại KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong . 12
Bảng 3.2. Các tuyến điều tra chính tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong ...... 15
Bảng 3.3. Bảng các chỉ số đo chính của BSEN ......................................................... 16
Bảng 4.1. Danh lục các lồi bị sát tại Khu DTTN Động Châu –Khe Nước Trong... 22
Bảng 4.2. Danh lục các loài ếch nhái tại Khu DTTN Động Châu ............................. 25
Bảng 4.3. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice index) về đa dạng lồi bị sát, ếch nhái
giữa một số KBTTN và VQG.................................................................................... 50
Bảng 4.4. Tình trạng bảo tồn của các lồi bị sát, ếch nhái tại KVNC ...................... 52
Bảng 4.5. Tiêu chí đề xuất xếp hạng khu vực ưu tiên bảo tồn bò sát, ếch nhái tại
KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong.................................................................... 54
Bảng 4.6. Số lồi bị sát, ếch nhái ghi nhận được phân theo các tiểu khu rừng của
KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong ................................................................... 55


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ các tuyến điều tra chính tại KDTTN Động Châu Khe Nước Trong14
Hình 4.1. Đa dạng các họ bị sát theo giống và lồi .................................................. 24
Hình 4.2. Đa dạng các họ ếch nhái theo giống và lồi .............................................. 27
Hình 4.3. Các lồi bị sát ghi nhận mới tại KVNC .................................................... 28
Hình 4.4. Thằn lằn Rắn hác Dopasia harti ................................................................ 28
Hình 4.5. Rắn leo cây thường Dendrelaphis pictus ................................................... 29
Hình 4.6. Rắn rào quảng tây Boiga guangxiensis ...................................................... 30
Hình 4.7. Rắn sọc dưa Coelognathus radiatus .......................................................... 31
Hình 4.8. Rắn lệch đầu fut sing Lycodon futsingensis .............................................. 32
Hình 4.9. Rắn khuyết lào Lycodon laoensis .............................................................. 33
Hình 4.10. Rắn khiếm trung quốc Oligodon chinensis .............................................. 34

Hình 4.11. Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos ................................................ 36
Hình 4.12. Rắn bồng chì Hypsiscopus plumbea ........................................................ 37
Hình 4.13. Rắn hổ xiên tre Pseudoxenodon bambusicola ......................................... 38
Hình 4.14. Các lồi ếch nhái ghi nhận mới tại KVNC .............................................. 38
Hình 4.15. Cóc núi miệng nhỏ Megophrys microstoma ............................................ 39
Hình 4.16. Chàng mẫu sơn Sylvirana maosonensis................................................... 41
Hình 4.17. Chẫu chuộc Sylvirana guentheri.............................................................. 42
Hình 4.18. Ếch cây đốm xanh Zhangixalus dennysi ................................................. 43
Hình 4.19. Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale ............................................... 45
Hình 4.20. Phân bố các lồi bị sát theo đai cao ........................................................ 46
Hình 4.21. Phân bố các loài ếch nhái theo đai cao .................................................... 47
Hình 4.22. Phân bố các lồi bị sát theo sinh cảnh tại KVNC ................................... 48
Hình 4.23. Phân bố các lồi ếch nhái theo sinh cảnh tại KVNC ............................... 49
Hình 4.24. Sự tương đồng về thành phần lồi bị sát, ếch nhái tập hợp theo nhóm
giữa một số KBT và VQG ở Việt Nam (giá trị gốc nhánh với số lần nhắc lại là 1000)51
Hình 4.25. So sánh các lồi bò sát, ếch nhái ghi nhận được tại các tiểu khu rừng của
KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong ................................................................... 53


viii

Hình 4.26. Bản đồ phân vùng các khu vực ưu tiên bảo tồn các lồi bị sát, ếch nhái
tại KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong .............................................................. 56
Hình 4.27. Săn bắt các lồi bị sát ếch nhái làm thực phẩm tại Lâm Thủy ................ 57
Hình 4.28. Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua tiểu khu 534 thuộc KDTTN
Động Châu –Khe Nước Trong (Ảnh: H.V.Nghĩa) ..................................................... 58
Hình 4.29. Tai nạn giao thơng là mối đe dọa đến các lồi bị sát, ếch nhái ............... 59


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu hệ ếch nhái và bò sát của nước ta rất đa dạng với khoảng 790 lồi, trong
đó 502 lồi bị sát và 288 lồi ếch nhái (Uetz & Hošek 2020; Forst 2020). Chúng
phân bố rộng ở cả 3 vùng Đồng Bằng, trung du và miền núi. Hàng năm tại các
Vườn Quốc gia (VQG), Khu bảo tồn (KBT), nhiều lồi bị sát, ếch nhái mới được
phát hiện, bổ sung cho danh lục của quốc gia, khu vực và thế giới. Từ năm 2015 đến
nay có hơn 100 lồi mới đã được phát hiện cho khoa học và 26 lồi ghi nhận mới
cho khu hệ ếch nhái và bị sát Việt Nam (Uetz & Hošek 2020; Forst 2020). Tuy
nhiên những nghiên cứu này ở vùng núi đá vôi chưa nhiều, một số điểm ở vùng núi
đá vôi đã được nghiên cứu như: tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2009, Ziegler
&Vu Ngoc Thanh đã báo cáo một danh lục tổng cộng 138 lồi với 93 lồi bị sát và
45 loài ếch nhái. Gần đây, Lưu Quang Vinh et al. (2013) đã đưa ra một danh lục cập
nhật với tổng cộng 151 lồi bị sát, ếch nhái (101 lồi bị sát, 50 lồi ếch nhái), trong
đó ghi nhận thêm 13 loài mới cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và tỉnh Quảng Bình.
Khu Dự trữ thiên nhiên (KDTTN) Động Châu - Khe Nước Trong nằm trên
địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cách VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng khoảng 100 km. Do là KDTTN mới thành lập năm 2020 nên thông tin về khu
hệ động vật, đặc biệt là nhóm bị sát, ếch nhái cịn rất hạn chế. Tính đến thời điểm
hiện tại mới chỉ có một đợt nghiên cứu chính thức về khu hệ bò sát và ếch nhái tại
Rừng phòng hộ Động Châu được tiến hành thực địa vào năm 2015 trước khi
KDTTN này được chính thức thành lập dựa trên phần lớn diện tích của Rừng phịng
hộ Động Châu. Nghiên cứu về thành phần lồi bị sát, ếch nhái tại KDTTN Động
Châu - Khe Nước Trong nhằm đánh giá hiện trạng về đa dạng thành phần loài, cập
nhật bổ sung vào danh lục lồi cịn thiếu, cung cấp các dẫn liệu về phân bố theo sinh
cảnh và độ cao nhằm tạo cơ sở khoa học cho đề xuất một số biện pháp quản lý bền
vững tài ngun rừng nói chung và bị sát, ếch nhái nói riêng, góp phần bảo tồn giá
trị đa dạng sinh học của KDTTN làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn của
KDTTN mới được thành lập này. Do vậy, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự đa
dạng các lồi Bị sát (Reptilia) và Ếch nhái (Amphibia) tại Khu Dự trữ Thiên

nhiên Động Châu - Khe Nước Trong”.


2

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng luận các cơng trình đã cơng bố về vấn đề nghiên cứu
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có địa hình phức tạp
tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh ở cả vùng đồng bằng, trung du và vùng núi nên phù
hợp cho sự phát triển của động vật nói chung, ếch nhái và bị sát nói riêng.
Nỗ lực nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam được thể hiện qua các
giai đoạn cụ thể như sau:
Cơng trình được cơng bố đầu tiên về bò sát và lưỡng cư ở Việt Nam phải kế
đến cuốn ''Nam dược thần hiệu'' của Tuệ Tĩnh đã liệt kê các vị thuốc được làm từ
các lồi bị sát và lưỡng cư (được dịch sang tiếng Việt và tái bản vào năm 1972).
Giai đoạn trước năm 1945: đã có một số nhà khoa học nước ngồi nghiên
cứu về bị sát và lưỡng cư ở khu vực Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Hàng loạt
các sách chuyên khảo được ra đời trong thời gian này có thể kể đến như Bourret
(1936, 1941, 1942) và Smith (1921, 1935, 1943).
Giai đoạn 1954-1975: nghiên cứu về bò sát và lưỡng cư ở miền Bắc do các
nhà khoa học trong nước thực hiện như Đào Văn Tiến, Trần Kiên, Lê Vũ Khôi, các
công bố về thành phần loài và sinh thái của các bò sát và lưỡng cư (Dao 1957,
1962). Ở miền Nam đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu về rắn của Camp-den Main
(1970).
Giai đoạn 1975-1996: với sự kết hợp của các nhà khoa học trong và ngoài
nước các nghiên cứu tập trung vào khám phá đa dạng thành phần loài đã tiến hành ở
nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Nổi bật trong giai đồn này có thể kể đến các
khóa định lồi về bị sát và lưỡng cư của Đào Văn Tiến (1977, 1978, 1879, 1981,
1982). Nguyễn Văn Sáng & Hồ Thu Cúc (1996) đã ghi nhận ở Việt Nam có 340

lồi bị sát và lưỡng cư đến năm 1996.
Giai đoạn từ 1997 đến nay: bên cạnh phương pháp định lồi hình thái truyền
thống, nhờ sự hỗ trợ của phương pháp sinh học phân tử trong phân tích các mối
quan hệ di truyền đã góp phần khám phá thêm nhiều lồi bị sát và lưỡng cư mới
cho Việt Nam. Với tổng số 458 loài vào năm 2005 (Nguyễn Văn Sáng và cs 2005)


3

đã tăng lên 545 loài vào năm 2009 (Nguyen et al. 2009). Theo thống kê của hai
trang web về cơ sơ dữ liệu của bò sát và ếch nhái thế giới (Reptile database and
Amphibian Species of the World) thì số lượng lồi bị sát và ếch nhái của Việt Nam
tính đến thời điểm hiện tại năm 2020 là khoảng 790 lồi, trong đó có 288 lồi ếch
nhái, 214 lồi thằn lằn, 248 loài rắn, 37 loài rùa và 3 loài cá sấu (Uetz & Hošek
2020; Forst 2020).
Những kết quả nghiên cứu về khu hệ ếch nhài và bò sát tại khu vực hệ sinh
thái núi đá vôi ở Việt Nam gần đây có thể kể đến: Luu et al. 2013 đã báo cáo tổng
cộng 151 lồi (101 lồi bị sát và 50 lồi lưỡng cư) trong đó ghi nhận 13 loài mới
cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và tỉnh Quảng Bình, theo Ziegler et al. 2014 đã
cung cấp một danh lục của 102 loài (50 loài lưỡng cư và 52 lồi bị sát) trong đó ghi
nhận lần đầu tiên cho tỉnh Hà Giang 8 loài ếch nhái và 12 lồi bị sát. Nguyen et al.
2016 đã ghi nhận 31 lồi lưỡng cư và bị sát từ kết quả nghiên cứu thực địa ở năm
2015 và 2016 trong đó có 8 lồi mới ghi nhận cho huyện Hướng Hóa và 4 loài ghi
nhận mới cho tỉnh Quảng Trị. Pham et al. 2017 đã lần đầu báo cáo 21 loài ếch nhái
cho hệ sinh thái núi đá vôi của huyện Hà Lang, tỉnh Cao Bằng trong đó ghi nhận
mới 3 lồi (Odorrana bacboensis, O. graminea, Rhacophorus maximus) cho tỉnh
Cao Bằng.
Số loài mới cho khoa học được công bố hàng năm cũng tăng lên rõ rệt qua
các thời kỳ. Nếu trong thời kỳ 1954-1975 chỉ phát hiện được 1 lồi bị sát mới cho
khoa học, thì từ năm 1976-1996, số lồi phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên 16

loài (4 lồi ếch nhái, 12 lồi bị sát), trong giai đoạn từ 1996-2005 số lượng loài mới
phát hiện là 57 loài (28 lồi ếch nhái, 29 lồi bị sát), trong giai đoạn 5 năm gần đây
từ 2015-2020 số lượng loài mới phát hiện đã tăng nhanh lên đến 123 loài cho Việt
Nam (94 lồi ếch nhái và 39 lồi bị sát). Một số lồi mới được cơng bố gần đây có
thể kể đến: 53 lồi BSEN mới được cơng bố với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam với 33
loài ếch nhái, 20 lồi bị sát chẳng hạn như: Cyrtodactylus bobrovi (Nguyen, Le,
Van Pham, Ngo, Hoang, The Pham & Ziegler, 2015; Cyrtodactylus Soni( Le,
Nguyen, Le & Ziegler, 2016); Dixonius Minhlei (Ziegler, Botov, Nguyen, Bauer,
Brennan, Ngo & Nguyen, 2016); Oligodon Condaoensis (Nguyen, Nguyen, Le &


4

Murphy, 2016); Cyrtodactylus Gialaiensis (Luu, Dung, Nguyen, Le & Ziegler,
2017); Cyrtodactylus Sonlaensis (Nguyen, Pham, Ziegler, Ngo & Le, 2017);
Opisthotropis Voquyi (Ziegler, David, Ziegler, Pham, Nguyen & Le, 2018);
Parafimbrios Vietnamensis (Ziegler, Ngo, Pham, Nguyen, Le & Nguyen, 2018);
Acanthosaura phongdienensis (Nguyen, Jin, Vo, Nguyen, Zhou, Che, Murphy &
Zhang, 2019); Cyrtodactylus taybacensis (Pham, Le, Ngo, Ziegler, Nguyen, 2019);
Scincella badenensis (Nguyen, Nguyen, Nguyen & Murphy, 2019); Lycodon
namdongensis (Luu, Ziegler , Ha, Le & Hoang, 2019); Oligodon rostralis (Nguyen,
Tran, Nguyen, Neang, Yushenko & Poyarkov, 2020); Rhacophorus vanbanicus
(Kropachev, Orlov, Ninh, and Nguyen, 2019); Megophrys caobangensis (Nguyen,
Pham, Nguyen, Luong, and Ziegler, 2020); Gacixalus trieng (Rowley, Le, Hoang,
Cao, and Dau, 2020); Kurixalus gracilloides (Nguyen, Duong, Luu, and Poyarkov,
2020);
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hố thì Nguyen Thanh Luan et al
(2016) đã nghiên cứu trong giai đoàn 2015 đến 2016 và đã bổ sung cho danh lục của Khu
bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá. Báo cáo này đã hồn thành danh lục với 31n lồi bị
sát, ếch nhái với 16 họ thuộc 2 bộ.


Hiện tại nhiều số liệu đã cũ, chưa kịp cập nhật bổ sung mới. Nhiều lồi cịn
đang thiếu thơng tin và dẫn liệu vì vậy cần điều tra bổ sung và cập nhật những
thơng tin mới nhất để có được số liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Một số cơng trình nghiên cứu điển hình về bị sát, ếch nhái tại Quảng Bình có
thể kể đến các nghiên cứu tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nơi được đánh giá cao về
tính đa dạng sinh học. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã cơng bố danh lục bị sát, ếch nhái
với 151 lồi, trong đó có 50 lồi lưỡng cư, 12 lồi rùa, 31 loài thằn lằn, và 58 loài
rắn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây ở tỉnh Quảng Bình chỉ tập trung chủ yếu
tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu vực khác chưa được quan tâm. Đặc biệt là
KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong, mới được điều tra duy nhất một lần vào
năm 2015 bởi Phạm Thế Cường và cộng sự, kết quả báo cáo có 67 lồi bị sát, ếch
nhái tại khu vực Động Châu - Khe Nước Trong (Rừng phòng hộ Động Châu), tuy


5

nhiên nghiên cứu này chỉ mới tập trung ở một số tiểu khu như 528, 534, 533, 535,
do vậy cần có thêm nghiên cứu để cập nhật và bổ sung thông tin. Hơn nữa, từ khi
thành lập vào ngày 25 tháng 06 năm 2020, chưa có nghiên cứu nào về các lồi bị
sát, ếch nhái tại khu vực này. Đây sẽ là thông tin để bổ sung cho KVNC về thành
phần lồi bị sát, ếch nhái cũng như sự đa dạng của nó.
Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình là một khu vực
có diện tích rộng và có sinh cảnh đa dạng phong phú từ rừng thường xanh đến các
thủy vực và đồng ruộng. Đây là mơi trường phát triển của nhiều lồi bị sát, ếch
nhái. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của con người nên đã gây nhiều ảnh hưởng
đến quần thể lồi bị sát, ếch nhái. Kết quả nghiên cứu thành phần loài bò sát, ếch
nhái tại đây sẽ là cơ sở để có các giải pháp bảo tồn hiệu quả nhằm khơi phục khu hệ
bị sát ếch nhái góp phần bảo tồn nguồn gen.

Vì vậy, những nghiên cứu để bổ sung thành phân loài, cập nhật hệ thống
phân loại, phân bố và đánh giá tình trạng bảo tồn khu hệ bị sát, ếch nhái trong khu
vực là hết sức cần thiết. Từ đó đề xuất các phương pháp bảo tồn khu hệ bị sát, ếch
nhái nói riêng và khu hệ động vật tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe
Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói chung.


6

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong được thành lập theo
quyết định số 2156/QĐ-UNND ngày 25 tháng 06 năm 2020 của chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Bình, nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Quảng Bình thuộc địa giới hành
chính xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Phía Tây giáp với CHDCND Lào, phía Đơng
giáp với xã Ngân Thuỷ, phía Bắc giáp với xã Lâm Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ), phía
Nam giáp với KBTTN Bắc Hướng Hố (tỉnh Quảng Trị). Khu DTTN Động Châu Khe Nước Trong có 22 tiểu khu, với tổng diện tích là 22.595,94 ha.
Có toạ độ địa lý: Từ 16° 55' 19'' đến 17° 4' 55'' vĩ độ bắc
Từ 106° 32' 50'' đến 106° 48' 26'' kinh độ đơng
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
2.1.2.1. Khí hậu
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng tương đối
lạnh. Hàng năm mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến đầu tháng 9 (khô hạn gay gắt nhất
trong tháng 6 và tháng 7), mùa mưa từ cuối 9 đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào
thời kỳ cuối mùa thu (tháng 10 và tháng 11), Trong khu vực khơng có trạm quan
trắc khí tượng, chỉ có trạm Khe Sanh là gần với khu vực nhất và có điều kiện tương
đối phù hợp để tham khảo. Theo số liệu quan trắc khí tượng 20 năm tại Khe Sanh,
các chỉ tiêu khí tượng trung bình như sau:

- Nhiệt độ bình quân năm 22,3 0C
- Nhiệt độ bình quân tối cao 25,8 0C vào tháng 6,
- Nhiệt độ bình quân tối thấp 18,1 0C vào tháng 1,
- Lượng mưa bình quân năm 2.079 mm,
- Lượng mưa bình quân tháng thấp nhất 18,8 mm vào tháng 2,
- Lượng mưa bình quân tháng cao nhất nhất 456,2 mm vào tháng 10,
Có 3 loại gió mùa chính thịnh hành trong khu vực. Gió mùa đơng- nam
mang theo hơi ẩm và mưa lớn, thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 11. Gió mùa đơng-


7

bắc mang theo hơi lạnh và mưa phùn, thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Gió mùa tây- nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, thường khơ và nóng nên mùa khơ
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.
2.1.2.2. Thủy văn
Toàn bộ khu vực là vùng đầu nguồn của sông Long Đại và sông Kiến Giang
(hai nhánh của sông Nhật Lệ) là một trong những sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình.
Trong nội vi khu vực rất nhiều khe suối nhỏ chằng chịt tạo thành 2 hệ sơng suối
chính là hệ sơng Sa Ram (KNT) và Khe Bang. Hệ Sa Ram gồm nhiều suối lớn đổ
về như Khe Vàng, Khe Bung, suối Sa Ram. Hệ Khe Bang cũng gồm nhiều suối lớn
như: An Bai, Rào Chân và Khe Bang.Các sơng suối trong khu vực thường ngắn, có
độ dốc lớn, xâm thực sâu, vì thế thường gây lũ và làm sạt lở đất, ảnh hưởng tới giao
thông đi lại trong vùng.
2.1.3. Địa hình và địa chất
2.1.3.1. Địa hình
Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm trong vùng núi
thấp với địa hình tương đối dốc. Độ cao trung bình trong khu vực khoảng 500 600 m so với mực nước biển. Điểm thấp nhất là 120 m, nằm ở ranh giới tại khu vực
Khe Bang. Đỉnh cao nhất là đỉnh 1220 m giữa ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng
Trị và Lào. Cịn lại là hầu hết các đỉnh núi cao dưới 1000 m so với mực nước biển.

Vùng núi có độ cao trên 700 m chiếm một phần nhỏ (khoảng 10%) diện tích
khu vực. Cịn lại 90% diện tích là vùng đồi núi có độ cao dưới 700 m. Theo Thái
Văn Trừng (1978) thì đây là rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất thấp. Trên
tồn quốc, rừng ở dạng địa hình này đang bị suy thoái và trở nên rất hiếm do rừng d
ễ tiếp cận nên bị tác động mạnh. Do có nguy cơ đe dọa cao nên các tổ chức bảo tồn
thiên nhiên xếp loại rừng này là rừng có giá trị bảo tồn cao (WWF 2008). Trong khi
đó ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong có kiểu rừng trên vùng
núi đất thấp cịn chiếm một tỷ lệ rất cao. Đây chính là đối tượng cần phải bảo tồn
trong khu vực và là mục tiêu bảo tồn trong toàn quốc.
2.1.3.2. Địa chất
Địa chất vùng điều tra thuộc miền vòng trống Paleozoi rộng lớn thuộc đới
Trường Sơn Bắc, có cấu tạo đặc thù với nhiều mặt cắt Paleozoi khá đầy đủ và dày.
Bao gồm các trầm tích Odovic thượng và Silua. Thành phần bồi lắng gồm


8

có sắt, cát, Conglonurat, cuội, sỏi, dăm. Song song với quá trình bồi lắng là quá
trình xâm nhập các khối Magma acid như Granit, Daxit, Rhefonit. Trong vùng điều
tra xuất hiện diện tích đáng kể của kiểu thung lũng kiến tạo và xâm thực nằm dọc
theo các con sông suối. Nham thạch chủ yếu bao gồm các khối được tạo
thành từ Magma, Granit, Rhyonit, đặc điểm đá rất mỏng, có kết cấu hạt thơ, tỷ lệ
thạch anh lớn khó phong hóa. Các vùng thạch tạo từ trầm tích hạt thơ như sa thạch,
cuội kết, dăm kết, conglomerat có kết cấu hạt thơ, bở, rời, phong hóa nhanh, dễ rửa
trơi và xói mịn. Đất được hình thành trên các loại phiến thạch sét, sa thạch và
magma acid kết tính chua, chúng phân bố đan xen vào nhau khá phức tạp, tạo nên
khá nhiều loại đất có độ phì khác nhau, tùy thuộc vào các kiểu địa hình, thảm thực
bì, độ cao và độ dốc của địa hình.
2.1.4. Thảm thực vật rừng
Khu vực này rất phong phú về kiểu thảm thực vật rừng, đặc biệt là thảm thực

vật ở vùng núi thấp (có độ cao dưới 700 m so với mực nước biển). Ở các địa
phương khác, kiểu rừng này do gần dân cư và dễ tiếp cận, đã bị phá hủy và cịn lại
rất ít. Tuy nhiên, ở khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong thì các
kiểu thảm thực vật này còn khá nhiều, khoảng trên 18.000 ha. Kết quả giải đoán
ảnh vệ tinh và điều tra ngoài thực địa cho thấy tỷ lệ độ che phủ của rừng trong
khu vực đề xuất lên tới 99%. Theo quan điểm phân loại thảm thực vật rừng của
Thái Văn Trừng (1978), các kiểu thảm thực vật chính và phụ của khu vực được
trình bày chi tiết tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hiện trạng thảm thực vật
Stt
Kiểu thảm thực vật
Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới
2.019,01
8,94
2
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
12.555,09
55,56
3
Kiểu rừng thứ sinh sau khai thác kiệt
6.261,39
27,71
4
Kiểu rừng thứ sinh phục hồi sau biến mất rừng
495,30
2,19
5
Kiểu rừng phát triển trên núi đá vôi

687,06
3,04
6
Rừng trồng
404,46
1,79
7
Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác
173,63
0,77
Tổng
22.595,94
100
(Nguồn: Viện điều tra Quy hoạch rừng điều tra trong các năm 2009- 2011, Chi cục
Kiểm lâm và các chuyên gia rà soát bổ sung đầu năm 2018)


9

2.1.5. Khu hệ động vật
Kế thừa các tài liệu trước đây và các kết quả khảo sát của các nhà khoa học
Quốc tế, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp và Trung
tâm Bảo tồn Tthiên nhiên Việt (VietNature) điều tra trong các năm 2014-2017 đã
thống kê sơ bộ được 357 lồi động vật có xương sồng trên cạn; trong đó: 76 lồi
thú, 214 lồi chim và 67 bò sát ếch nhái (chi tiết xem bảng 2.2).
Bảng 2.2. Thành phần lồi động vật có xương sống tại Khu Dự trữ Thiên
nhiên Động Châu - Khe Nước Trong
IUCN SĐVN

CITES


NĐ 64

Bộ

Số loài

Nguồn

Thú

76

22

26

14

28

VietNature

Chim

214

7

9


7

12

VietNature

BSEN

67

7

9

7

6

VietNature

Tổng

357

36

44

28


46

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (VietNature)
Tổng số 76 loài thú đã ghi nhận ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe
Nước Trong Trong có tất cả các lồi thú đặc trưng cho vùng Bắc Trường Sơn đã ghi
nhận được thông qua khảo sát trực tiếp hoặc kết quả bẫy ảnh. Các loài này bao gồm:
Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Chà vá chân nâu, Vượn siki, Thỏ vằn, Tê tê java, Gấu
ngựa, Mang trường sơn, Mang lớn, Saola, Sơn dương, ... Trong số các lồi này có
hai lồi thú đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp cao nhất là Tê tê java và Saola (cấp
Rất Nguy cấp: CR).
Khu hệ chim KVNC đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ.
Đã ghi nhận được có 214 lồi chim ở khu vực. Ghi nhận 4 trong số 7 loài là những
loài phân bố hẹp ở vùng chim đặc hữu, bao gồm các lồi: Trĩ sao, Khướu mỏ dài,
Chích chạch má xám và Khướu má xám. Có hai lồi đang bị đe dọa ở cấp tồn cầu
là Gà lơi lam mào trắng (CR) và Đi cụt bụng đỏ VU), trong đó lồi Gà lôi lam
mào trắng chỉ ghi nhận qua phỏng vấn thợ săn địa phương. Với nhiều rất nhiều nỗ
lực điều tra bằng phương pháp bẫy ảnh của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt,
tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại các chuyên gia vẫn chưa ghi nhận được ảnh của
lồi Gà lơi lam mào trắng trên thực địa.


10

2.2. Thực trạng về dân sinh, kinh tế - xã hội
Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm trọn trong địa
giới hành chính xã Kim Thủy và khơng có dân sinh sống trong phạm vi ranh giới.
Xã Lâm Thủy là xã giáp ranh với xã Kim Thủy có khoảng cách tới khu rừng tương
đối gần, và có một phần ranh giới xã giáp với ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên. Vì
vậy vùng đệm của KVNC được xác định là diện tích ngồi ranh giới Khu dự trữ

thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong thuộc 02 xã Kim Thủy và Lâm Thủy.
2.2.1. Đặc điểm dân số và dân tộc
Hai xã vùng đệm thuộc khu vực miền núi rẻo cao, giáp biên giới nên có mật
độ dân số rất thưa. Theo số liệu năm 2016, mật độ dân số trung bình của xã Kim
Thủy là 75,34 người/km2 và xã Lâm Thủy chỉ có 5,97 người/ km2. Tỉ lệ tăng dân số
cơ học của 02 xã rất thấp, tại xã Kim Thủy năm 2015 dân số có 3.661 người, năm
2016 có 3.672 người tỷ lệ tăng dân số 0,3%, tại xã Lâm Thủy năm 2015 có 1.355
người, năm 2016 có 1.360 người, tỷ lệ tăng dân số 0,37%. (Nguồn: Niên giám
thống kê huyện Lệ Thủy tháng 5/2017).
Thành phần dân tộc tại 02 xã chỉ gồm người Kinh và Vân Kiều, trong đó chủ
yếu là người Vân Kiều chiếm tới 73,6% tổng số hộ với 78,9% dân số của hai xã,
người Kinh chiếm 26,4% số hộ và 21,1% dân số. Trong đó, xã Lâm thủy có tới
94,1% là người Vân Kiều, xã Kim Thủy chiếm 72,6% là người Vân Kiều.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế
Kim Thủy và Lâm Thủy là 2 xã miền núi giáp biên giới Việt - Lào và nằm
trong những xã có diện tích thuộc loại lớn của Quảng Bình, tổng diện tích tự nhiên
2 xã là 71.527,16 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tới 94,47%.
Bảng 2.3. Cơ cấu sử dụng đất
Đơn vị tính: ha
Stt
1
2
3
4

Hạng mục

Xã Kim
Xã Lâm
Tổng

%
Thủy
Thủy
Đất sản xuất nông nghiệp
1.449,91
404,8
1.854,71
2,59
Đất lâm nghiệp
45.640,4
21.928,87 67.569,27
94,47
Đất phi nơng nghiệp
1.175,67
272,3
1.447,97
2,02
Trong đó: Đất ở
25,62
9,78
35,4
0,049
Đất chưa sử dụng
467,83
187,38
655,21
0,92
Tổng
48.733,81
22.793,35 71.527,16 100,000

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy tháng 5 năm 2017)


11

Diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (2,59%), do vậy cùng với sản
xuất nơng nghiệp thì sản suất lâm nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính. Số hộ
kinh doanh thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp rất ít
chỉ chiếm 0,97%, cịn lại chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
2.2.3. Đặc điểm xã hội và cơ sở hạ tầng
2.2.3.1. Giáo dục
Điều kiện cơ sở hạ tầng cho giáo dục đã được cải thiện rất nhiều. Hầu hết
các cụm thơn, bản đều có điểm trường mầm non. Hiện tại, địa phương có nhiều
chính sách ưu đãi đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên hầu hết
trẻ em ở độ tuổi 5-6 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ mù chữ thấp, chỉ còn tồn
tại ở những người lớn tuổi.
2.2.3.2. Y tế
Các xã đều đã có trạm y tế, thường nằm ở trung tâm xã được xây dựng kiên
cố. Mỗi trạm được thiết kế với 10 phịng khép kín, được đầu tư trang thiết bị khám
chữa bệnh tương đối đầy đủ. Trạm Kim Thủy đạt chuẩn quốc gia. Lực lượng cán bộ
y tếmỗi trạm gồm 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 03 y tá và điều dưỡng. Ngồi ra, các thơn bản
đều có y tá thơn bản. Tuy nhiên đối với chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do trình độ
nghiệp vụ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng
khám chữa bệnh trong vùng.
2.2.3.3. Giao thơng
Trong những năm qua, các tuyến đường chính đã được làm mới và nâng cấp,
đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Kim Thủy, xã Lâm
Thủy và đường tỉnh lộ 16 chạy dọc xã Kim Thủy được hồn thành nên việc giao
dịch bn bán, giao lưu với bên ngoài được mở rộng và phát triển, diện mạo các
xã cũng thay đổi, đời sống người dân được nâng cao.

2.2.3.4. Điện nước
Xã Kim Thủy và xã Lâm Thủy đã cơ bản có điện lưới về tận các bản. Các
thơn bản đều đã có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt. Điều kiện sinh hoạt, trang thiết
bị trong các hộ gia đình đang từng bước được cải thiện. Tất cả các hộ tại các bản
có điện lưới cơ bản đã có ti vi, một số hộ đã có tủ lạnh,…


12

Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng qt: Cung cấp dữ liệu về các lồi bị sát, ếch nhái và các
thông tin khác liên quan đến chúng làm cơ sở khoa học hỗ trợ công tác bảo tồn và
quản lý rừng bền vững tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được mức độ đa dạng thành phần lồi bị sát, ếch nhái tại
KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong;
+ Đánh giá được phân bố các lồi bị sát, ếch nhái theo sinh cảnh, theo độ cao
tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong;
+ Đề xuất được các giải pháp bảo tồn bò sát, ếch nhái tại KDTTN Động
Châu - Khe Nước Trong.
3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các lồi bị sát, ếch nhái
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong, huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian điều tra thực địa được thực hiện từ tháng
07 năm 2018 đến tháng 8 năm 2020 với tổng cộng 95 ngày thực địa với 38 lượt

người tham gia, chi tiết xem bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nỗ lực nghiên cứu thực địa tại KDTTN Động Châu –
Khe Nước Trong
Thời gian

Số ngày thực địa

Số lượt người tham gia

Tháng 7/2018

25

10

Tháng 3/2019

25

09

Tháng 4/2019

25

09

Tháng 8/2020

20


10


13

3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định sự đa dạng về thành phần các lồi bị sát, ếch nhái, đánh giá sự
tương đồng về thành phần các lồi bị sát, ếch nhái của khu vực nghiên cứu với một
số KBT/VQG lân cận và/hoặc có sinh cảnh tương tự ở Bắc Trung Bộ và phía Bắc
Việt Nam.
- Đặc điểm phân bố của các lồi bị sát, ếch nhái theo các dạng sinh cảnh
sống, theo độ cao ghi nhận loài.
- Đánh giá tình trạng bảo tồn của các lồi bị sát, ếch nhái tại khu vực nghiên
cứu dựa trên tính đặc hữu, tính quý hiếm và bị đe doạ.
- Xác định các nhân tố đe doạ đến quần thể bò sát, ếch nhái tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các lồi bị sát, ếch nhái tại khu vực
nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Thiết bị, dụng cụ: bản đồ địa hình, GPS, la bàn, đèn pin, dao, túi sơ cứu, gậy
bắt rắn, máy ảnh, thước, túi vải đựng mẫu, cồn xử lý mẫu, bộ đồ mổ, xi lanh, nhãn,
bút kim, bút chì, lọ nhựa đựng mẫu vật, sổ tay ghi chép.
Điều tra theo tuyến: 10 tuyến điều tra chính được thiết lập tại KDTTN Động
Châu - Khe Nước Trong. Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm
thực vật và sinh cảnh sống của các lồi bị sát, ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, các tuyến điều tra chính được thiết lập dựa trên các đường
mòn tuần tra, giám sát được thiết kế bởi Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, chi
tiết các tuyến điều tra chính xem hình 3.1 và bảng 3.2. Các tuyến điều tra phụ sẽ

được thiết kế dựa trên các tuyến chính nhằm đảm bảo sẽ đi qua các dạng sinh cảnh,
độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm có nước,
vách đá và thung lũng. Mỗi tuyến điều tra được đánh dấu điểm đầu và điểm cuối
bằng các cây to hay địa vật cụ thể.
Chọn điểm thu mẫu: Tập trung vào các khu vực ẩm ướt như ven suối, vũng
nước, vách đá, cửa hang, trên cây và quan sát dưới mặt đất.


14

Ghi chép các ghi nhận: Ghi các toạ độ bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin
78s (Hệ toạ độ VN-2000), ghi chép vào sổ thực địa. Ghi độ ẩm bằng máy Rocktrail
Z29592. Chụp ảnh bằng máy ảnh Canon Rebel XL2.
Thời gian thu mẫu: Thời gian điều tra quan sát và thu thập mẫu vật ban ngày
từ 09:00 - 16:00, ban đêm từ 19:00 - 24:00.
Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập mẫu vật bằng tay và các dụng cụ
chuyên dụng (như kẹp và gậy bắt rắn). Mẫu vật được đựng trong túi vải hoặc túi
nilon chắc chắn. Sau khi chụp ảnh và định loại sơ bộ, một số mẫu vật phổ biến sẽ
được thả lại tự nhiên, các mẫu vật đại diện sẽ được lưu giữ lại làm tiêu bản nghiên
cứu.

Hình 3.1. Bản đồ các tuyến điều tra chính tại KDTTN Động Châu
Khe Nước Trong


15

Bảng 3.2. Các tuyến điều tra chính tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong
Tên tuyến


Tọa độ điểm đầu
X

Y

Tọa độ điểm cuối
X

Y

Tuyến 1: Rum Ho- Ngọn khe Đan

567120 1881520 561230

1880562

Tuyến 2: Cầu Khỉ - Ngọn khe Le

567914 1878860 563779

1877580

Tuyến 3: Cầu Khỉ -Ngọn khe Vàng

567914 1878860 567308

1874016

Tuyến 4: Trung Đoàn - Ngọn khe Lương


571069 1878527 569796

1874130

Tuyến 5: Trung Đoàn - Ngọn khe Máy Bay

574068 1879075 569948

1876631

Tuyến 6: TK527 - Ngọn khe Gõ

582886 1876659 578856

1875438

Tuyến 7: TK527-Hang Đá

582668 1878279 576258

1876922

Tuyến 8: Trạm 525-TK523

583910 1884882 580188

1879718

Tuyến 9: Chốt Rộp - Ngọn Kiến Giang


579400 1883584 574639

1879478

Tuyến 10: An Bai - TK529

578114 1885597 574776

1881649

Làm tiêu bản BSEN:
Gây mê: Mẫu vật được gây mê trong vịng 24 giờ bằng miếng bơng thấm etyl
acetate. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử (ADN) được lưu
giữ trong cồn 95% và được cách ly formalin.
Gắn nhãn kỹ hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn có đánh số
ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn khơng bị tan trong
cồn. Đối với ếch nhái thì buộc nhãn vào đầu gối. Cố định mẫu: Việc cố định mẫu
cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật
theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm
trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu bò sát, ếch nhái cỡ lớn, cần
tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.
Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển
sang ngâm trong cồn 70%.
3.4.2. Phương pháp phân tích hình thái và định danh mẫu vật BSEN
3.4.2.1. Phương pháp phân tích hình thái mẫu vật BSEN
Các chỉ số hình thái sử dụng theo Nguyen el al. (2012) cho các loài ếch nhái,
Phung & Ziegler (2011) cho các loài thằn lằn, và theo David et al. (2012) cho các


16


lồi rắn. Các chỉ số về hình thái được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool với
đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm. Một số chỉ số chính được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Bảng các chỉ số đo chính của BSEN
Stt

Kí hiệu

Giải thích

Thân và đầu
1

SVL

Chiều dài mút mõm đến hậu môn

2

HH

Chiều cao tối đa của đầu

3

HL

Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới

4


SNL

Khoảng cách mút mõm đến mũi

5

SE

Khoảng cách từ mõm đến mắt

6

NEL

Khoảng cách từ góc trước của mắt đến mũi

7

SL

Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt

8

ED

Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang

9


TED

Khoảng cách từ bờ trước của màng nhĩ đến góc sau của mắt

10

TD

Đường kính lớn nhất của màng nhĩ

11

HW

Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu

12

IND

Khoảng cách gian mũi (giữa 2 lỗ mũi)

13

AOD

Khoảng cách góc trước giữa hai ổ mắt

14


IOD

Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ mắt

15

UEW

Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên

Chi trước
16

FLL

Dài chi trước từ mép ngồi của đĩa ngón III đến nách

17

LAL

Chiều dài cánh tay đo từ nách đến khuỷu tay

18

F1L

Chiều dài ngón tay I


19

F2L

Chiều dài ngón tay II

20

F3L

Chiều dài ngón tay III (ngón dài nhất)

21

F4L

Chiều dài ngón tay IV

22

FD3

Chiều rộng đĩa bám ngón tay III

23

MTTi

Chiều dài củ bàn trong



×