Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.11 KB, 75 trang )

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN SINH THÁI VÀ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TÀI NGUYÊN SINH VẬT



AN THỊ HẰNG


NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN
CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI Ở CÁC HUYỆN HẠ LANG
VÀ TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





HÀ NỘI, NĂM 2013
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU


Việt Nam là một trong những nước có khu hệ ếch nhái đa dạng nhất
trên thế giới với gần 200 loài ếch nhái hiện được ghi nhận (Frost 2013). Năm
1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 82 loài, số lượng loài tăng
lên gấp đôi (162) vào năm 2005 (Nguyễn Văn Sáng và cs. 2005) và lên tới
177 loài vào năm 2009 theo tài liệu của Nguyen et al. (2009). Chỉ tính riêng
trong 5 năm trở lại đây, có tới 15 loài ếch nhái mới được công bố với mẫu
chuẩn thu ở Việt Nam gồm: Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009;
Leptolalax croceus Rowley, Hoang, Le, Dau & Cao, 2010; Odorrana
geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che & Rao, 2009; Theloderma lateriticum
Bain, Nguyen & Doan, 2009; Rhacophorus vampyrus Rowley, Le, Tran,
Stuart & Hoang, 2010; Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao &
Nguyen 2011; Theloderma nebulosum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao, 2011;
Theloderma palliatum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao, 2011; Gracixalus
waza Nguyen, Le, Pham, Nguyen, Bonkowski & Ziegler, 2012; Ichthyophis
nguyenorum Nishikawa, Matsui & Orlov, 2012; Rhacophorus helenae
Rowley, Tran, Hoang & Le, 2012; Rhacophorus robertingeri Orlov,
Poyarkov, Vassilieva, Ananjeva, Nguyen, Nguyen & Geissler, 2012;
Theloderma bambusicolum Orlov, Poyarkov, Vassilieva, Ananjeva, Nguyen,
Nguyen & Geissler, 2012; Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui & Nguyen
2013; Oreolalax sterlingae Nguyen, Phung, Le, Ziegler & Böhme, 2013; 1
giống mới là Oreolalax và 2 loài mới ghi nhận cho Việt Nam là
Leptobrachium promustache và Tylototriton notialis (Bain et al. 2009,
Nishikawa et al. 2013, Nguyen et al. 2013). Số lượng loài tăng lên nhanh
chóng và những khám phá mới liên tục được công bố chứng tỏ khu hệ ếch
nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Cao Bằng nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam với diện tích rừng tự

nhiên chủ yếu tập trung hai huyện Trùng Khánh và Hạ Lang. Tuy nhiên, các
công trình công bố về đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng rất ít và rải rác, đặc
biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Theo Nguyen et al. (2009), có 40 loài ếch
nhái đã được ghi nhận ở Cao Bằng. Hồ Thu Cúc và cs. (2009) đã ghi nhận 29
loài ếch nhái ở khu vực núi Pia Oắc, huyện Nguyên Bình đồng thời bổ sung
thêm 5 loài ếch nhái cho tỉnh Cao Bằng. Hầu hết các nghiên cứu trên tập
trung ở khu vực rừng trên núi đất thấp và núi đá granit thuộc huyện Nguyên
Bình. Ở hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh, hiện mới chỉ có một số bài báo
có liên quan đến công bố loài mới và ghi nhận mới của các loài bò sát như:
Goniurosaurus araneus, Goniurosaurus luii, Protobothrops trungkhanhensis
(Grismer et al. 1999, Orlov et al. 2009). Gần đây đã có thêm một loài ếch nhái
mới cho khoa học được mô tả với mẫu vật thu được từ khu vực Hạ Lang là
Gracixalus waza (Nguyen et al. 2012).
Như vậy, cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu nào về thành phần
loài ếch nhái được thực hiện trên sinh cảnh núi đá vôi ở hai huyện kể trên. Vì
vậy, để góp phần đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quy
hoạch bảo tồn của tỉnh Cao Bằng, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng và
giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái ở các huyện Hạ Lang và Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
Mục tiêu nghiên cứu
+ Phát hiện loài mới và các ghi nhận mới về các loài ếch nhái ở khu
vực nghiên cứu.
+ Đánh giá sự đa dạng các loài ếch nhái ở khu vực rừng thuộc các
huyện Trùng Khánh và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

+ Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ ếch nhái theo tiêu chí số loài đặc
hữu và bị đe dọa

Nội dung nghiên cứu
+ Xác định thành phần loài
- Lập danh sách loài, xác định các nhóm loài chiếm ưu thế trong khu
vực.
- Phát hiện các loài mới (nếu có).
- Ghi nhận các loài mới cho tỉnh Cao Bằng và cho Việt Nam.
+ Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong
khu vực.
+ So sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu
với một số khu vực có dạng sinh cảnh tương tự ở Việt Nam.
+ Xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các loài ếch nhái ở
khu vực nghiên cứu thông qua quan sát trực tiếp và phỏng vấn các nhà quản
lý và người dân địa phương.








5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ếch nhái ở Việt
Nam
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu ếch nhái bò

sát ở Việt Nam có thể chia ra bốn thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ năm 1954 trở về
trước; thời kỳ thứ hai từ năm 1954 đến năm 1975; thời kỳ thứ ba từ năm 1976
đến năm 1987 và thời kỳ thứ tư từ năm 1988 đến nay.
1.1.1. Thời kỳ thứ nhất
Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII) là người đầu tiên đã thống kê được 16
vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái bò sát trong số 498 vị thuốc nam dùng chữa
bệnh (Tuệ Tĩnh, bản in lại 1972).
Sang đến đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu nổi bật nhất về khu
hệ bò sát và ếch nhái ở khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia)
là của Bourret được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến năm
1944.
Theo Nguyen et al. (2009), từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có
84 loài mới về ếch nhái và bò sát đã được mô tả với mẫu chuẩn thu được ở
Việt Nam.
1.1.2. Thời kỳ thứ hai
Năm 1968 – 1970: Viện nghiên cứu Khoa học tự nhiên thuộc Uỷ ban
Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã tiến hành điều tra ở nhiều tỉnh như: Hà
Bắc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh. Thời kì này các nhà khoa học Việt
Nam đã thống kê ở Miền Bắc Việt Nam có 69 loài ếch nhái.

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.1.3. Thời kỳ thứ ba
Thời kỳ này những nghiên cứu thường tập trung thống kê thành phần
loài của một vùng hay một khu vực. Ngoài ra có một số nghiên cứu về sinh
thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế.
Ở Miền Bắc, từ năm 1975 công tác điều tra ếch nhái được tiến hành ở

các nhiều tỉnh như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh
Năm 1977, Đào Văn Tiến đã công bố khóa định loại 87 loài ếch nhái
trong bài báo “Về định loại ếch nhái Việt Nam”.
1.1.4. Thời kỳ thứ tư
Đây là thời kỳ các nghiên cứu ếch nhái nước ta được thực hiện bởi
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Từ năm 1995 trở lại đây có nhiều
công trình công bố của các tác giả: Đinh Thị Phương Anh, Hồ Thu Cúc, Ngô
Đắc Chứng, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng,
Nguyễn Quảng Trường Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân
loại học và thống kê danh sách loài ở các địa điểm khác nhau. Có một số
nghiên cứu về sinh thái học và nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế, khoa
học được thực hiện bởi các nghiên cứu sinh. Ngoài ra những nghiên cứu có
liên quan đến sinh học phân tử và tiến hóa; sinh học, sinh thái; ký sinh trùng
và bệnh học cũng được đề cập đến trong một số sách chuyên khảo và bài báo
khoa học.
Hướng nghiên cứu về điều tra phân loại, đa dạng của khu hệ:
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xuất bản cuốn “Danh
lục bò sát và ếch nhái Việt Nam” ghi nhận 82 loài ếch nhái ở Việt Nam.
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Năm 1999, nghiên cứu tổng quan về ếch nhái của tác giả Hồ Thu Cúc
đã thống kê được 100 loài ếch nhái ở Việt Nam.
Ngô Thái Lan và cs. (2009) điều tra thành phần loài ếch nhái ở xã
Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ghi nhận 19 loài thuộc 6
họ, 2 bộ.
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. thống kê trong “Danh lục ếch nhái
và bò sát Việt Nam” có 162 loài ếch nhái thuộc 9 họ, 3 bộ.
Nguyen et al. (2009) đã thống kê được 176 loài ếch nhái thuộc 10 họ, 3

bộ ở Việt Nam.
Biểu đồ 1.1. Sự đa dạng của ếch nhái qua các thời kì (1977-2012)

Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều loài mới cho khoa học được
mô tả và hàng loạt ghi nhận mới cho khu hệ ếch nhái bò sát Việt Nam được
công bố bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Một số phát hiện mới ở
các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Bắc Việt Nam như:
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Bain and Nguyen (2004) đã công bố danh sách khu hệ ếch nhái của tỉnh
Hà Giang năm 2000, ở khu hệ này các tác giả đã thống kê được 36 loài ếch
nhái và mô tả hai loài mới Rana iriodes và Rana tabaca.
Böehme et al. (2005) mô tả loài Cá cóc sần việt nam Tylototriton
vietnamensis với mẫu chuẩn thu được ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc
Giang.
Nguyen et al. (2008) ghi nhận hai loài mới cho khu hệ ếch nhái vùng
núi Yên Tử là Rhacophorus maximus và Rhacophorus rhodopus.
Tran et al. (2008) mô tả thêm một loài mới cho khu hệ núi Yên Tử, tỉnh
Bắc Giang là Odorrana yentuensis. Ngoài ra, hướng nghiên cứu về sinh thái,
sinh học, đặc điểm hình thái của nòng nọc và con non một số loài ếch nhái có
ý nghĩa kinh tế, giá trị khoa học cũng được tăng cườnglàm cơ sở xây dựng
quy trình nhân nuôi và bảo tồn.
Hendrix et al. (2007) mô tả hình thái và phân tích trình tự ADN của
nòng nọc loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis Smith, 1924 ở
Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Ngô Đắc Chứng và cs. (2009) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học,
sinh thái học của Ếch gai sần Paa verrucospinosa Bourret, 1937 ở vùng A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Lê Vũ Khôi và cs. (2009) đưa ra những dẫn liệu về sự sinh trưởng và
phát triển của chành xanh đốm Rhacophorus dennysi trong điều kiện nuôi
nhốt ở Trại thực nghiệm Sinh học Cổ Nhuế - Hà Nội.
Windelhaues et al. (2010) đã mô tả các giai đoạn nòng nọc và con
trưởng thành loài ếch cây lớn Rhacophorus maximus ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Đậu Quang Vinh và cs. (2012) nghiên cứu về đặc điểm tiếng kêu của
loài Ếch cây chân đỏ Rhacophorus rhodopus Liu & Hu, 1960 ở khu đề xuất
bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
Trần Thị Ngân và cs. (2012) đã công bố một số đặc điểm âm thanh và
ảnh hưởng của nhiệt độ lên tiếng kêu của loài Ếch cây mép trắng Polypedates
leucomystax (Gravenhorst, 1829) ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.Hiện nay,
các nghiên cứu về sinh học phân tử được coi là công cụ hữu hiệu để nghiên
cứu về mối quan hệ di truyền và tiến hóa, đồng thời hỗ trợ cho việc sắp xếp,
hệ thống lại các loài ếch nhái ở Việt Nam. Ngoài việc so sánh về đặc điểm
hình thái thì bằng chứng về sinh học phân tử cũng giúp các nhà nghiên cứu
mô tả những loài ếch nhái mới cho khoa học. Dựa vào kết quả phân tích sinh
học phân tử, một số loài thuộc giống Philautus cũng được chuyển sang giống
Gracixalus và Theloderma (Rowley et al. 2011; Orlov et al. 2012).
Orlov et al. (2012) đã đánh giá hiện trạng phân loại và phân bố của ếch
cây thu được trong hệ thống núi biệt lập ở Nam Trường Sơn và khu vực phụ
cận. Dựa trên cơ sở các bằng chứng hình thái học và phân tử, các tác giả đã
thảo luận sự phân loại của họ Rhacophoridae ở miền Nam Việt Nam. Đồng
thời các tác giả đã mô tả và công bố 3 loài mới trong họ là Theloderma
chuyangsinensis, T. bambusicolum và Rhacophorus robertingeri (trước đây
được định loại là loài R.calcaneus). Nhóm tác giả này cũng chuyển loài

Philautus laevis thành loài Theloderma leave (Orlov et al. 2012).
1.2. Một số nghiên cứu về ếch nhái ở Cao Bằng
Nghiên cứu về khu hệ ếch nhái của tỉnh Cao Bằng còn rất hạn chế,
ngoại trừ một số ghi nhận và mô tả loài mới trong tài liệu của Bourret (1942),
có một số nghiên cứu đã được thực hiện ở tỉnh Cao Bằng nhưng tập trung ở
khu vực núi đất và núi đá granit ở khu vực Nguyên Bình và núi Pia Oắc.
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Hồ Thu Cúc và cs. (2005) đã nghiên cứu thành phần loài ếch nhái ở
một số khu vực thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam bao gồm 82 loài thuộc 9
họ, 3 bộ trong đó ghi nhận 37 loài ở tỉnh Cao Bằng.
Nguyễn Thiên Tạo (2009) điều tra ở khu vực núi Pia Oắc, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 29 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 3 bộ ở
khu vực này.
Nguyen et al. (2012) mô tả loài Nhái cây wa-za Gracixalus waza với
mẫu chuẩn thu ở Cao Bằng.
Nishikawa et al. (2013) mô tả loài Cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri
với mẫu chuẩn thu ở Cao Bằng và Hà Giang.
1.3 . Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên tỉnh Cao Bằng
1.3 .1. Vị trí địa lý và diện tích
Cao Bằng nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng
300 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với
đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp với các tỉnh Tuyên Quang và Hà
Giang. Phía Nam giáp với các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Diện tích của Cao
Bằng có là 6724,6 km
2
(Nxb Bản đồ 2011).
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung

tâm thị xã Cao Bằng 62 km theo đường tỉnh lộ 206 với diện tích là 468,7 km
2
.
Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn Trùng Khánh (Nxb Bản đồ
2011).
Huyện Hạ Lang nằm ở phía Đông tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã
Cao Bằng 70 km theo đường tỉnh lộ 207 với diện tích là 463,4 km
2
. Huyện có
14 đơn vị hành chính cấp xã (Nxb Bản đồ 2011).
1.3.2. Địa hình
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Cao Bằng (www.caobang.gov.vn), địa
hình của tỉnh này khá phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu. Kiểu
địa hình karstơ (núi đá vôi) chiếm diện tích ở hầu hết các huyện phía đông của
tỉnh như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hà Quảng, Thông Nông. Khu
vực này có hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn
dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều,
xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều dạng khác nhau. Kiểu địa hình
thứ hai là núi đất và đá granit phân bố ở các huyện phía tây của tỉnh như
Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An và một phần diện tích phía nam Hòa An.
Thứ ba là miền địa hình núi thấp thung lũng. Các thung lũng lớn như: Hòa
An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng.
Địa điểm nghiên cứu của đề tài này tập trung ở dạng sinh cảnh núi đá
vôi thuộc 2 huyện Hạ Lang và Trùng Khánh ở độ cao từ 100-750 m so với
mực nước biển.
1.3.3. Khí hậu

Theo Nguyễn Khanh Vân và cs. (2000), khí hậu của tỉnh Cao Bằng
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa hè có thời
kì khô từ 2-3 tháng. Nằm ở phía Bắc của vùng Đông Bắc, lại có địa hình núi
cao nên nền nhiệt của Cao Bằng giảm đi nhiều so với các tỉnh khác. Nhiệt độ
trung bình năm là 21,6
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14
0
C (tháng
I) và tháng cao nhất 27,3
0
C (tháng VII). Ở các vùng cao của tỉnh thường xuất
hiện sương muối, băng giá. Sương mù kéo dài tới 4-5 tháng.
Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình năm của toàn tỉnh là 1442,7 mm
(trung bình tháng cao nhất là 267,1 mm – tháng VIII, tháng thấp nhất 16,1
mm – tháng I). Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 81%, thấp nhất là 79
% (Nguyễn Khanh Vân và cs. 2000).
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.3.4. Thủy văn
Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, chiếm hơn 90%
diện tích của tỉnh, nên mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân
bố không đều. Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Cao Bằng
(www.caobang.gov.vn), hệ thống các con sông chảy theo hướng chính là Tây
Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa,
mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm các hệ thống
sông chính là:
Hệ thống sông Bắc Vọng có diện tích lưu vực là 1329 km

2
, đoạn chảy
qua Cao Bằng dài 77 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang,
Quảng Uyên chảy về phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu –
Trung Quốc.
Hệ thống sông Quây Sơn có diện tích lưu vực là 2319 km
2
, đoạn chảy
qua Cao Bằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong,
Phong Châu, Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã
Minh Long huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây –
Trung Quốc.
Do địa hình núi đá vôi nên trong khu vực nghiên cứu có nhiều suối
chảy ngầm trong hang đá và một số suối nhỏ hoặc mỏ nước lộ thiên ở các
thung lũng đá vôi thuộc địa bàn hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh.
1.3.5. Thảm thực vật
Theo quan sát trực tiếp của chúng tôi thì thảm thực vật ở khu vực Hạ
Lang và Trùng Khánh chủ yếu là rừng thứ sinh trên núi đá vôi đã bị tác động.
Trên đỉnh và sườn núi chủ yếu là cây gỗ vừa và nhỏ xen lẫn dây leo và cây
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

bụi. Rừng còn khá tốt chủ yếu tập trung ở xã Kim Loan, Đức Quang, An Lạc
(huyện Hạ Lang) và Ngọc Chung (huyện Trùng Khánh). Khu vực chân núi
chủ yếu là dạng cây bụi, trảng cỏ hoặc đôi khi có những vạt tre nứa. Rừng ở
khu vực giáp ranh với huyện Trùng Khánh đã bị tác động mạnh do khai thác
gỗ, củi và canh tác nông nghiệp. Cây gỗ lớn và vừa đã bị khai thác cạn kiệt. Ở

các thung lũng ven các thôn bản là bãi chăn thả gia súc và đất canh tác nông
nghiệp.
















14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu






CHƢƠNG II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát từ ngày 4/4/2012 đến ngày 28/5/2012

tại hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh. Lịch trình cụ thể như sau:
Ở huyện Hạ Lang: từ ngày 4-15/4 và 1-28/5, tiến hành khảo sát ở các
xã Kim Loan, An Lạc, Đức Quang, Khang Nhật.
Ở huyện Trùng Khánh: từ ngày 16-30/4, tiến hành khảo sát ở các xã
Ngọc Chung, Cao Thăng, Đức Hồng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập mẫu vật
+ Khảo sát thực địa
Chọn địa điểm thu mẫu: Mẫu vật thu ở ven các suối, vũng nước, ao nhỏ
hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng hay cửa hang động. Toạ
độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin
60CXs.
Thời gian thu mẫu: Một số loài ếch nhái (cóc) có thể thu thập mẫu vật
và quan sát vào ban ngày. Nhưng nhiều loài ếch nhái thường hoạt động vào
ban đêm, do đó thường tiến hành quan sát và thu mẫu từ 18:00 đến 24:00.
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay, mẫu nòng nọc được
thu thập bằng vợt.
Xử lý mẫu vật: Mẫu vật ếch nhái thu được thường đựng trong các túi
nilon. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, một số mẫu thông thường (như cóc nhà,
ngóe) được thả lại tự nhiên, mẫu vật đại diện cho các loài thường được giữ lại
làm tiêu bản nghiên cứu.

+ Làm tiêu bản:
Gây mê: Mẫu vật được gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông
thấm etyl a-xe-tat. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử
(ADN) được lưu giữ trong cồn 95% và được cách ly foóc môn.

Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn có đánh số ký
hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan
trong cồn. Đối với ếch nhái thì buộc nhãn vào đầu gối.
Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ
phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn,
sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80–90% trong
vòng 8–10 tiếng. Đối với mẫu ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và
cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.
Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được
chuyển sang ngâm trong cồn 70%.
2.2.2. Mẫu vật nghiên cứu
Mẫu vật nghiên cứu: đã phân tích 109 mẫu ếch nhái.
Mẫu vật được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2.2.3. Các chỉ tiêu hình thái
Các chỉ tiêu về kích thước được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool
với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm.




Bảng 2.1. Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo: mm)
S
TT
Kí hiệu
Giải thích
Thân và đầu

1
1
SVL
Chiều dài mút mõm đến hậu môn
2
2
HL

Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới
3
3
SNL

Khoảng cách mút mõm đến mũi
4
4
NEL

Khoảng cách từ góc trước của mắt đến mũi
5
5
SL
Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt
6
ED
Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang
17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
7
7
TED
Khoảng cách từ bờ trước của màng nhĩ đến góc sau của mắt
8
8
TD
Đường kính lớn nhất của màng nhĩ
9
9
HW
Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu
1
10
IND
Khoảng cách gian mũi (giữa 2 lỗ mũi)
1
11
AOD
Khoảng cách góc trước giữa hai ổ mắt
1
12
IOD
Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ
mắt
1
13
UEW
Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên

Chi trước
1
14
FLL
Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách
1
15
LAL
Chiều dài cánh tay đo từ nách đến khuỷa tay
1
16
F1L
Chiều dài ngón tay I
1
F2L
Chiều dài ngón tay II
18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
1
18
F3L
Chiều dài ngón tay III (ngón dài nhất)
1
19
F4L
Chiều dài ngón tay IV
2

20
FD3
Chiều rộng đĩa bám ngón tay III
2
21
MKTi
Chiều dài củ bàn trong
2
22
MKTe
Chiều dài củ bàn ngoài
Chi sau
2
23
HLL
Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn
2
24
FL
Chiều dài đùi (từ lỗ huyệt đến đầu gối)
2
25
TL
Chiều dài ống chân (từ đầu gối đến khớp cổ-bàn)
2
26
FOT
Chiều dài bàn chân (từ khớp cổ bàn đến mút ngón IV)
2
27

T1L
Chiều dài ngón I
2
T2L
Chiều dài ngón II
19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

28
2
29
T3L
Chiều dài ngón III
3
30
T4L
Chiều dài ngón IV (ngón dài nhất)
3
31
T5L
Chiều dài ngón V
3
32
TD4
Chiều rộng đĩa bám ngón chân IV
3
33
TBW
Chiều rộng ống chân

3
34
MTTi
Chiều dài củ bàn trong
3
35
MTTe
Chiều dài củ bàn ngoài

2.2.4. Định loại và phân tích số liệu
Định loại mẫu vật: So sánh hình thái của mẫu vật thu được với các
mẫu đã được định tên đang lưu giữ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Hà Nội. Định loại tên loài theo các tài liệu của Bain & Nguyen (2004), Bain
et al. (2006, 2009), Hendrix et al. (2008), Inger et al. (1999), Nguyen Van
Sang et al. (2009), Nguyen Quang Truong et al. (2012) và một số tài liệu khác
có liên quan. Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen Van Sang et
al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Thống kê: Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001)
để phân tích thống kê và so sánh sự tương đồng về thành phần loài ếch nhái
của khu vực nghiên cứu với các khu vực so sánh.
Số liệu về phân bố được mã hóa theo dạng đối xứng (1: có mặt, 0:
không có mặt). Chỉ số tương đồng (Dice index) dựa trên công thức của
Sorensen được tính như sau:
djk = 2M/ (2M+N)
Trong đó M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi
nhận ở một vùng.



CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài ếch nhái ở hai huyện Hạ Lang, Trùng Khánh
Qua phân tích và định loại mẫu vật, chúng tôi ghi nhận có 19 loài ếch
nhái ở hai huyện Hạ Lang và Trùng Khánh. Mô tả của từng loài được trình
bày dưới đây theo hệ thống phân loại của Nguyen et al. (2009) và Frost
(2013)

Họ Nhái bầu Microhylidae Günther, 1858
1. Nhái bầu hoa Microhyla fissipes Boulenger, 1884
Mẫu vật nghiên cứu: 4 mẫu con cái trưởng thành CB 2012.14 (SVL
19,9 mm), CB 2012.4 (SVL 19 mm), CB 2012.16 (SVL 16 mm), CB
2012.107 (SVL 19 mm) và 1 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.15 (SVL 17
mm) thu vào tháng 4/2012, ở độ cao 492-631 m so với mực nước biển.
21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Đặc điểm hình thái: Các mẫu kiểm tra phù hợp với mô tả của Ziegler,
2002.
Mô tả mẫu đại diện: CB 2012.14
Đầu rộng hơn dài (HW 6mm, HL 5mm); mõm tù, gờ mõm không rõ; lỗ
mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 1,1 mm, NEL 1,9 mm); khoảng
cách gian mũi nhỏ hơn khoảng cách gian mắt (IND 1,7 mm, IOD 2,4 mm);
mắt có đường kính lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (ED 2,1 mm, UEW 1
mm); màng nhĩ ẩn; lưỡi tròn ở phía sau; không có răng lá mía. Con đực có
một túi kêu.
Ngón tay hoàn toàn tự do, mút ngón tù, tương quan chiều dài các ngón
tay: I<II<IV<III; tương quan chiều dài các ngón chân: I<II<V<III<IV; có

màng bơi ở gốc ngón; mút ngón chân không có đĩa, màng bơi; củ bàn ngoài
lớn hơn củ bàn trong, củ dưới khớp ngón rõ; khi gập dọc thân, khớp chày–cổ
không chạm đến mắt.
Mặt lưng và bụng khá nhẵn.
Màu sắc mẫu sống: Thân màu nâu nhạt, trên lưng có vệt màu nâu sẫm
dạng đối xứng qua trục thân kéo dài từ gian ổ mắt đến cuối thân, thắt lại ở
vùng vai và phía cuối; thường có vệt đen mảnh đứt đoạn dọc theo nếp da lưng
sườn. Bụng màu trắng đục.
Phân bố:
Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu được thu trên cánh đồng ngô gần bản
Tao, xã Kim Loan, huyện Hạ Lang. Rừng xung quanh bản Tao bị tác động
mạnh, chỉ còn cây gỗ vừa vào nhỏ trên sườn núi, phía dưới là cây bụi, các
thung lũng là ruộng lúa nước, nương ngô và sắn. Một mẫu con cái thu tại bản
Hàu (xã Cao Thăng), huyện Trùng Khánh .
22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Phòng, Hải Dương, Sơn La, Hòa Bình, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Tây Ninh (Nguyen
et al. 2009).
Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Căm-pu-
chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po (Nguyen et al. 2009).

2. Nhái bầu hây-môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu con cái trưởng thành CB 2012.108 (SVL
23,6 mm) và 2 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.113 (SVL 22 mm), CB

2012.141 (SVL 22 mm) thu vào tháng 4-5/2012, ở độ cao 493-598 m so với
mực nước biển.
Đặc điểm hình thái: Các mẫu kiểm tra phù hợp với mô tả của Bourret
(1942), Bain & Nguyen (2004).
Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.108
Thân mảnh, dẹp, có dạng hình tam giác; đầu rộng hơn dài (HW 6,3
mm, HL 5,4 mm); mõm hơi tròn, dài hơn so với đường kính mắt (SL 3,4 mm,
ED 2 mm), miệng hẹp hơn bề ngang đầu; không có răng hàm trên; lỗ mũi nằm
gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 1,2 mm, NEL 1,8 mm); khoảng cách gian
mũi nhỏ hơn gian mắt một chút và rộng hơn so với chiều rộng mí mắt trên
(IND 1,6 mm, IOD 2,4 mm, UEW 1,5 mm); màng nhĩ ẩn; không có răng lá
mía; lưỡi tròn và dài ở phía sau. Con đực có một túi kêu.
23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Tương quan chiều dài các ngón tay: I <II <IV <III, các ngón tay tự do,
không có màng, mút ngón tay và chân hơi phình dạng hình chữ T; tương quan
chiều dài giữa các ngón chân là: I<II<V<III<IV; củ khớp dưới ngón rõ, củ
bàn trong và củ bàn ngoài bé, ngón chân có màng bơi ở gốc ngón; khi gập dọc
thân, khớp chày-cổ đạt gần đến mút mõm.
Mặt lưng và bụng khá nhẵn.
Màu sắc mẫu sống: Thân màu vàng đến nâu xám với các vệt sẫm hơn ở
trên lưng, các vệt sẫm ở hai bên đối diện nhau. Giữa lưng có vệt trắng mảnh
kéo dài từ chóp mõm đến huyệt, có một số đốm đen nhỏ, mỗi bên thân có vệt
đen sẫm kéo dài từ mõm ngang qua mắt dọc 2 bên sườn tới bẹn. Mặt lưng của
các chi có các sọc đen mảnh, sẫm màu chạy ngang. Mặt bụng có màu trắng,
phần cằm tối màu hơn, lốm đốm đen.



Phân bố:
Trong khu vực nghiên cứu: 2 mẫu được thu ở trong cánh đồng ngô
thuộc bản Hàu (xã Cao Thăng, huyện Trùng Khánh), 1 mẫu được thu ở rìa
một lạch nhỏ, xung quanh là rừng hỗn hợp tre nứa, cây bụi và gỗ lớn gần bản
Coỏng (xã Đức Quang, huyện Hạ Lang).
Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai,
Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau (Nguyen et al. 2009).
24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc (bao gồm cả đảo
Hải Nam và Đài Loan), Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-
xi-a (Nguyen et al. 2009).
Ghi chú: Các mẫu thu được hầu hết phù hợp với các mô tả trong các tài
liệu trước đây, tuy nhiên, mẫu CB 2012.141 có chiều dài đầu lớn hơn chiều
rộng (HL 7 mm, HW 6 mm). Theo Manthey & Grossmann (1997) chiều dài
thân của con cái trưởng thành thường lớn hơn con đực (SVL 22,0-26,0 mm ở
con cái, 18,0-21,0 mm ở con đực). Mẫu 1 cá thể cái của chúng tôi có SVL
23,6 mm lớn hơn chiều dài 2 con đực có SVL 22 mm.

3. Nhái bầu vân Microhyla pulchra (Hallwell, 1861)
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu con cái trưởng thành CB 2012.18 (SVL
24,8 mm) và 1 mẫu con đực trưởng thành CB 2012.7 (SVL 29 mm) thu vào
tháng 4/2012, ở độ cao 492-594 m so với mực nước biển.
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái của mẫu phù hợp với mô tả của
Ziegler, 2002.

Mẫu mô tả đại diện: CB 2012.18
Thân mảnh dạng hình tam giác. Đầu rộng hơn dài (HW 9,5 mm, HL 9,1
mm), miệng hẹp hơn bề ngang đầu; mõm hơi tròn, vùng má hơi xiên, có gờ
mõm; lỗ mũi tròn, nằm gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 1,8 mm, NEL 2,6
mm), khoảng cách gian mũi nhỏ hơn gian mắt (IND 2,1 mm, IOD 3,4 mm);
mắt có đường kính lớn hơn chiều rộng mí mắt trên và bằng khoảng 3/4 lần
chiều dài mõm (EL 2,8 mm, UEW 2 mm, SL 4 mm); màng nhĩ ẩn; không có
răng lá mía, lưỡi hình bầu dục, tròn ở phía sau. Con đực có một túi kêu ngoài.
25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Các ngón tay tự do không có màng bơi, tương quan chiều dài các ngón
tay: I<IV<II<III; tương quan chiều dài các ngón chân: I<II<III<V<IV, giữa
các ngón khoảng ½ có màng bơi; củ bàn trong hình bầu dục, củ bàn ngoài
tròn, màu trắng, củ dưới khớp ngón rõ; khi gập dọc thân, khớp chày-cổ chạm
hay vượt mắt một chút.
Mặt lưng và bụng khá nhẵn.
Màu sắc mẫu sống: Mặt trên thân màu nâu xám nhạt, có các hoa văn
màu nâu sẫm, nhạt xen kẽ, giữa lưng có một vệt hình chữ V ngược. Mặt bên
đầu có vệt đen chạy từ sau mắt đến gần gốc đùi.Phần bẹn và phía sau đùi, ống
chân có màu vàng; bụng và dưới đùi màu trắng, cằm và họng màu tối
hơn.Mặt lưng của chi trước và sau có các sọc ngang sẫm màu chạy qua.
Phân bố:
Trong khu vực nghiên cứu: Mẫu được thu trên cánh đồng ngô gần bản
Tao, (xã Kim Loan), huyện Hạ Lang.
Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà
Nội, Hải Dương, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai,

Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hồ Chí Minh (Nguyen et al.
2009).
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia (Nguyen et
al. 2009)

Họ Ếch nhái chính thức Dicroglossidae Anderson, 1871
4. Ngóe Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829)

×