Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng hợp lý đất nông lâm nghiệp tại huyện lương sơn tỉnh hòa bình giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.12 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

HOÀNG MẠNH TUẤN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ
ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội- 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

HOÀNG MẠNH TUẤN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ
ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 63.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ KHẮC CÔI

Hà Nội - 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy
giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động
viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp tơi vượt qua những trở ngại và
khó khăn để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới TS. Lê
Khắc Côi - Trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Đào tạo
Sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ hợp tác giảng dạy tại khoa Sau đại học.
Xin cảm ơn huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn và các ban ngành đoàn
thể của huyện đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hồn
thành luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp q báu

của các thầy, cơ giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn
được hồn thiện hơn.
Tơi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính tốn là trung thực và
được trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2011
Tác giả


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT .................... 5
1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất ................................................. 5
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất .................................................... 5
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất .......................... 7
1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất.......................................... 8
1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở Việt

Nam ............................................................................................................. 10
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................... 10
1.3.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 11
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH
HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN LƯƠNG
SƠN, TỈNH HỊA BÌNH ............................................................................... 14
2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện ......................................................... 14
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Lương Sơn.............................. 21
2.1.3. Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2020............................................................. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ........................................... 31


iii

2.2.2. Phương pháp thống kê ................................................................... 31
2.3. Thực trạng phát triển KT - XH huyện lương sơn ........................... 32
2.3.1. Thực trạng phát triển các ngành .................................................... 32
2.3.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng trên địa bàn
huyện Lương Sơn ...................................................................................... 37
2.3.3. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp .......................... 42
2.3.4. Thực trạng phát triển ngành xây dựng giai đoạn 2006 - 2010 ...... 43
2.3.5 Thực trạng phát triển các ngành Thương mại - Dịch vụ ................ 44
2.3.6. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ khác .............................. 47
2.3.7. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Lương Sơn ..................... 47
2.3.8. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................. 51
2.3.9. Giao thông đường thủy................................................................... 53
2.3.10. Hệ thống cấp điện ........................................................................ 53

2.3.11. Hệ thống cấp nước sạch ............................................................... 54
2.3.12. Hệ thống thông tin liên lạc ........................................................... 54
2.3.14. Hệ thống thủy lợi .......................................................................... 54
2.3.15. Hệ thống thoát nước và vệ sinh mơi trường................................. 55
2.4. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp của
huyện lương sơn những tồn tại và hướng khắc phục ............................. 56
2.4.1. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất ................................. 56
Đất nông nghiệp: 25.569,76 ha, chiếm 68,03% tổng diện tích tự
nhiên tồn huyện. ................................................................................... 57
Đất lâm nghiệp (LNP): 19.117,78ha, chiếm 51,57%............................... 58
Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): 240,16 ha, chiếm 0,64 %....................... 59
Đất nông nghiệp khác (NKH): 60,63 ha, chiếm 0,16 % .......................... 59
2.4.2. Tình hình biến động đất ................................................................. 59


iv

2.5. Phương hướng mục tiêu phát triển kt-xh huyện lương sơn đến năm
2020.............................................................................................................. 61
2.5.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với việc sử dụng đất đai
giai đoạn 2011 - 2020. ............................................................................. 61
2.5.2.Quan điểm phát triển....................................................................... 64
2.5.3. Nhiệm vụ phát triển ........................................................................ 66
2.6. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 ........ 68
2.6.1. Các chỉ tiêu kinh tế ......................................................................... 68
2.6.2. Các chỉ tiêu chủ yếu về văn hoá - xã hội ....................................... 69
Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP
LÝ ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN - TỈNH
HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 ......................................................... 70
3.1. Hoạch định ranh giới .......................................................................... 70

3.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Lâm nghiệp .......................... 71
3.3. Lập kế hoạch sử dụng đất. ................................................................. 74
3.3.1. Kỳ đầu từ 2011 - 2015 .................................................................... 74
3.3.2. Kỳ đầu từ 2016 - 2020 .................................................................... 74
3.4. Thực hiện phương án quy hoạch....................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung

Trang

1

CN - TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

24

2


HDND

Hội đồng nhân dân

26

3

UBND

Uỷ ban nhân dân

26

4

CN

Công nghiệp

29

5

KTXH

Kinh tế xã hội

31


6

GTSX

Giá trị sản xuất

33

7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

34

8

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

42

9

KCN

Khu công nghiệp


43

10

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

44

11

TMDV

Thương mại, dịch vụ

46

12

GTGT

Giá trị gia tăng

50

13

TH


Tiểu học

52

14

MN

Mầm non

52

15

THCS

Trung học cơ sở

52

16

THPT

Trung học phổ thông

52

17


HTCĐ

Học tập cộng đồng

52

18

GDTX

Giáo dục thường xuyên

52

19

GDĐT

Giáo dục đào tạo

53

20

TYT

Trạm y tế

59


21

CSVC

Cơ sở vật chất

60

22

KCB

Khu công nghiệp

60

23

TDTT

Thể dục thể thao

63

24

HCM

Hồ Chí Minh


65

25

ATK

An tồn khu

65

26

QL6

Quốc lộ 6

66


vi

27

VLXD

Vật liệu xây dựng

70


28

VN

Việt nam

71

29

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

72

30

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

73

31

CHN

Cây hàng năm


73

32

LUC

Lúa nước

73

33

LUK

Lúa nước khác

73

34

COC

Cỏ và chăn nuôi

73

35

BNK


Đất bằng, trống, trồng cây hàng năm

73

36

NHK

Đất nương rẫy, trồng cây hàng năm

73

37

LNP

Đất khoanh nuôi, phục hồi rừng sản xuất

74

38

RSX

Đất rừng sản xuất

74

39


RST

Rừng tự nhiên sản xuất

74

40

RSK

Rừng khoanh nuôi phục hồi, rừng sản xuất

74

41

RSM

Đất trống sản xuất

74

42

RPH

Rừng phòng hộ

74


43

RPN

Đất có rừng tự nhiên phịng hộ

74

44

RPT

Đất rừng trồng phịng hộ

74

45

RPK

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng

74

46

RĐD

Rừng đặc dụng


74

47

RDK

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng

74

48

NTS

Đất nôi trồng thuỷ sản

74

49

NKH

Đất nông nghiệp khác

74

50

PNN


Đất phi nông nghiệp

74

51

CSD

Đất chưa sử dung

74

52

TB4

Trường bắn

91


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang


2.1

Tổng hợp diện tích phân theo loại đất (tính đến ngày 01/01/2011)

17

2.2

Giá trị sản xuất của huyện Lương Sơn từ năm 2006 - 2010

27

2.3

Cơ cấu kinh tế của huyện Lương Sơn 2006 - 2010

28

2.4

Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính

40

2.5

Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi của huyện 2006 - 2010

42


2.6

Giá trị sản xuất ngành CN - XD, năm 2005 - 2010

44

2.7

Giá trị sản xuất TM - DV trên địa bàn huyện năm 2005 - 2010

51

2.8

2.9

2.10

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Lương Sơn So với một
số địa phương, năm 2010
So sánh giá trị sản xuất - giá trị gia tăng của các ngành trên địa
bàn huyện Lương Sơn
Cơ cấu GTSX Nông lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ Lương
Sơn giai đoạn 2005 – 2010 so với năm 2001

55

56


57

2.11 Chỉ tiêu cụ thể về tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp

71

2.12 Kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp của huyện đến năm 2020

88

2.13

Kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho từng kỳ kế hoạch
2011 – 2015 và 2016 - 2020

90


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
2.1

2.2

Tên hình
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Lương Sơn
giai đoạn 2000 - 2009

Qui mô giá trị sản xuất và giá trị gia tăng huyện Lương Sơn
giai đoạn 2005 - 2010

Trang
38

57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công tác quản
lý và tổ chức sử dụng đất đai đang được củng cố và hoàn thiện. Nhằm tăng cường
khai thác sử dụng đất theo hướng hiệu quả và bền vững, công tác quy hoạch sử
dụng đất nơng lâm nghiệp vẫn cịn những bất cập, thiếu chi tiết, cụ thể từ đó dẫn
đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái cạn kiệt, đất đai bị xói mịn rửa trơi,
và lão hóa. Do đó để quản lý chặt, và nắm chắc quỹ đất, đảm bảo được nhu cầu
về đất đai cho các ngành các lĩnh vực, tránh việc sử dụng đất chồng chéo, thì cần
xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là thực hiện một trong 13 nội dung quản
lý nhà nước về đất đai (theo Luật đất đai năm 2003). Muốn có quy hoạch sử dụng
đất bền vững phải đề xuất phương án sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả cao
và bền vững về mặt kinh tế, xã hội, mơi trường. Có nghĩa là, trong vùng quy hoạch
sử dụng đất phải đạt được những tiêu chí sau: sử dụng đất đúng mục đích, tiết
kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài ngun đất. Ngồi ra, cịn phải đáp ứng được những
yếu tố như: Ổn định đời sống dân sinh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do
q trình đơ thị hố. Nâng cao học vấn, bảo vệ tính đa dạng văn hố bản địa, bình
đẳng giới, phát triển các ngành…
Do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay, nhu

cầu về đất đai của các ngành, các lĩnh vực, của các cá nhân, tổ chức ngày càng
tăng. Trong khi đó quĩ đất có hạn dẫn đến chỉ tiêu đất bình qn trên đầu người ở
mức thấp. Do đó u cầu đặt ra là đất đai phải được quản lý một cách chặt chẽ,
khơng ngừng nâng cao tính hiệu quả trong quá trình sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước và nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức .
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tiến hành quy
hoạch đất đai trong phạm vi cả nước từ cấp trung ương xuống cấp tỉnh, huyện và
chi tiết đến cấp xã với nhiều văn bản qui định cụ thể và chi tiết. Các quy hoạch
như vậy đã góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế - văn hoá -xã hội của
cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, quy hoạch sử


2

dụng đất hết sức phức tạp. Việc xây dựng và thực hiện quyền sử dụng đất phụ
thuộc rất nhiều vào tài chính… quy hoạch sử dụng đất phải tính đến nhiều yếu tố
khác như nhu cầu thực tế, nhu cầu của người sử dụng đất, những mục tiêu về kinh
tế, xã hội… Mà các yếu tố này không phải cố định mà ln thay đổi. Vì vậy q
trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất gặp nhiều vướng mắc, nhiều
bất cập dẫn đến mục tiêu đề ra không đạt được. Bởi vậy việc đánh giá việc thực
hiện quy hoạch sử dụng đất được đặt ra như một vấn đề bức xúc nhằm phân tích
đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của nó để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục cũng như để thực hiện quy
hoạch tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Huyện Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình đã quy hoạch, kế hoạch tổng thể tình
hình sử dụng đất giai đoạn 2000 2010. Thực hiện Luật Đất đai 2003, huyện
Lương Sơn phải tiến hành xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Với vị trí là cửa ngõ tỉnh miền núi tỉnh Hồ Bình và vùng Tây Bắc Việt
Nam, cách thủ đô Hà Nội 42Km, liền kề với khu công nghệ cao Hồ Lạc, khu

đơ thị Phú Cát, Miếu Mơn, Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc Việt
Nam. Lương Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 37.707,79 ha, trong
đó đất nơng lâm nghiệp là 25.653,57ha chiếm 68,03% tổng diện tích đất tự
nhiên; huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 01 thị trấn, dân số 92.860
người, có 43.940 lao động; gồm 3 dân tộc chính cùng nhau sinh sống trên địa
bàn đó là dân tộc Mường, dân tộc Kinh và Dân tộc Dao; trên địa bàn huyện có 5
xã thuộc vùng CT229 và 3 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Cơ cấu kinh tế (
năm 2010): Tỷ trọng CN-XD chiếm 43,1%; Dịch vụ- Du lịch 31,1%; tỷ trọng
nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,8%.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, trong những năm qua, cùng
với sự nghiệp đổi mới đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, nông
nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện có nhiều thay đổi đáng kể: Sản xuất nông
nghiệp phát triển mạnh, cơ cấu chăn nuôi trong tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng


3

nhanh chiếm gần 40% (năm 2010); hệ thống cơ sở hạ tầng, sản xuất và đời sống
được quan tâm đầu tư: với 100% số xã có điện lưới quốc gia, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt.
Vì vậy, đất rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương,
chúng ta cần có một số giải pháp hợp lý trong việc quy hoạch đất đai để đảm bảo
yêu cầu phát triển và cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội tạo nên sự phát triển ổn
định trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự phân cơng của khoa Sau đại học
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo TS. Lê Khắc Côi tôi chọn đề tài
“Đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng hợp lý đất nông lâm nghiệp tại
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011 - 2020” làm đề tài luận văn thạc
sỹ của mình trong khóa đào tạo trình độ Thạc sỹ Kinh tế tại trường Đại học Lâm

nghiệp, Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội.
Mục đích của đề tài:
Làm rõ các vấn đề quy hoạch sử dụng đất, tính cần thiết của việc đánh giá
tình hình thực hiện quy hoạch trong quản lý và sử dụng đất nơng lâm nghiệp tại
địa phương.
Đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện
Lương Sơn trong kỳ kế hoạch 2001- 2010.
Đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế và
nguyên nhân của nó, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ và thực hiện tốt quy
hoạch trong kỳ kế hoạch tiếp theo 2011-2020.
Đề tài sử dụng các phương pháp: Điều tra, khảo sát, thu thập, số liệu, tài
liệu từ các nguồn, phương pháp thống kê.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 2 loại đất nông nghiệp
và lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn trong thời gian từ 2001- 2010 và
kế hoạch sử dụng đến năm 2011 - 2020.


4

Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài
gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình sử dụng đất
Chương 2 : Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng
đất nơng lâm nghiệp tại huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình
Chương 3 : Một số ý kiến đóng góp cho việc sử dụng hợp lý đất nơng
lâm nghiệp tại huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011 - 2020
Do những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên
chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn và
mong được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của quý thầy cô và các bạn./.



5

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Khái niệm quy hoạch được hiểu là việc xác định một trật tự nhất định
bằng những hoạt động nhất định như phân bố, bố trí, sắp xếp .
Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định, có vị trí hình thể, diện tích và với
những tính chất tự nhiên hoặc mới hình thành như địa hình, thổ nhưỡng, địa
chất, thủy văn, khí hậu ... các tính chất tự nhiên đó cùng với các điều kiện kinh
tế xã hội, như dân số, lao động, việc làm, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn tới quá
trình khai thác và sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là việc xác định một trật tự nhất định bằng các
hoạt động như phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức… về đất đai tạo ra những điều
kiện nhất định cho việc sử dụng hợp lý đất đai theo các mục đích khác nhau. Đó
là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất và quản lý đất
đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ
đất và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của xã
hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường đất.
Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của
một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng cách phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có
tính chất đặc trưng, từ đó đưa ra giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát
triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu
mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như
nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp
lý và có hiệu quả cao.
Sự đầy đủ, hợp lý, khoa học và hiệu quả là những yêu cầu không thể thiếu

của một bản quy hoạch đầy đủ, dó là.


6

- Sự đầy đủ của các loại đất đều được khai thác và sử dụng theo các mục
đích nhất định, đúng yêu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành. Đó là tất cả
các loại đất, từ đất ở đồng bằng, vùng đồi núi, đến ven biển…đều được đưa vào
bản quy hoạch để khai thác sử dụng vào các mục đích phục vụ đời sống sản xuất
và sinh hoạt của con người (làm đất ở, trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ
tầng….); đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng cấp (nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại, dịch vụ….).
- Sự hợp lý: phân bố sử dụng đất vào các mục đích phải đảm bảo hợp lý về
đặc điểm tự nhiên, tính chất đất, khả năng thích nghi, diện tích và qui mơ đất đai
phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Như đất cho mục đích trồng trọt phải
bằng phẳng, độ màu mỡ cao, với những tính chất phù hợp từng loại cây trồng. Đất
cho trồng rừng là đồi núi, độ dốc cao. Đất cho xây dựng phải đủ diện tích, có tính
chất cơ lí thích hợp, nằm gần các trục đường, thuận tiện giao thơng….
-Tính khoa học: phân bố sử dụng đất cho các mục đích trong từng giai
đoạn phải chú ý đến các điều kiện và khả năng áp dụng khoa học công nghệ, kỹ
thuật và các biện pháp tiên tiến trong sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. Với những
nơi điều kiện khó khăn, khó áp dụng tiến bộ khoa học thì việc phân bổ đất cho
các mục đích phải khác với những nơi điều kiện thuận lợi, dễ áp dụng tiến bộ
khoa học. Có như vậy mới bảo đảm hiệu quả sử dụng đất cao.
- Hiệu quả kinh tế: khi quy hoạch phân bổ đất phải đảm bảo được lợi ích
đồng bộ của cả ba yếu tố: kinh tế, xã hội và mơi trường. Lợi ích về mặt kinh tế
như đảm bảo nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai. Đảm bảo về yếu tố xã hội như bố
trí tái định cư cho các hộ phải di dời, tạo việc làm, thu nhập cho những người
mất việc, mất thu nhập vì việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Đảm bảo về yếu

tố môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ môi trường đất, môi trường, tạo ra những
điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất, đất đai là đối tượng của các mối quan
hệ sản xuất, gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội. Như vậy quy hoạch sử dụng


7

đất là một hiện tượng kinh tế, xã hội thể hiện đầy đủ ba tính chất: tính kinh tế,
tính kỷ luật và tính pháp chế.
- Tính kinh tế: thể hiện ở chỗ quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đất đai
được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích, đảm bảo phù hợp với điều kiện
tự nhiên và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mà cụ thể là đem lại hiệu
quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất .
- Tính kỹ thuật: được thực hiện qua tác nghiệp kỹ thuật chuyên mơn như
điều tra, khảo sát thu thập, phân tích, xử lý tài liệu, đánh giá phân loại số liệu, tư
liệu, bản đồ.
- Tính pháp chế: thể hiện việc xác định tính pháp lý về mục đích, quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật nhằm tạo ra hệ thống pháp lý trong quản
lý, sử dụng đất.
Từ phân tích trên ta có thể nói: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện
pháp của nhà nước về tổ chức sử dụng đất và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa
học và hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất và tổ chức sử dụng đất
như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
đai và môi trường đất .
Sự đầy đủ hợp lý, khoa học và hiệu quả là những yêu cầu không thể thiếu
của một bản quy hoạch sử dụng đất.
Đó là một quá trình hình thành các quyết định nhằm đưa đất đai vào sử
dụng bền vững, đem lại lợi ích kinh tế cao, thực hiện đồng thời hai chức năng:
điều chỉnh mối quan hệ sử dụng và tổ chức sử dụng đất.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất

Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là những phần lãnh thổ
cụ thể với đầy đủ các đặc tính vốn có của nó, bao gồm các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.
- Hình dạng và mật độ khoanh thửa
- Đặc điểm thuỷ văn, địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên.


8

- Các yếu tố sinh thái.
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư.
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng.
- Trình độ phát triển của các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy
đủ, hợp lý có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những
quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được
phát hiện, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất
chủ yếu
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội với q trình cơng nghiệp hố hiện
đại hố của đất nước, nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng gia tăng, trong
khi đó đất đai thì có hạn. Do đó cơng tác quy hoạch sử dụng đất cần phải được
thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ giữa các cấp các ngành, mỗi địa phương…
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề được quan tâm hàng

đầu và đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai như: Hiến
pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo
cho công tác lập quy hoạch, sử dụng đất đai.
- Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;


9

- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính Phủ
về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội;
- Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT, ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Bộ Tài
nguyên - Môi trường;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư - về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2007 của Chính phủ và Quyết định số 281/2007/
QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc ban
hành định mức chi phí cho lập, thẩm định qui hoạch và điều chỉnh qui hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu.
- Công văn số 171/SKHĐT-THQH ngày 02/02/2009 về việc hướng dẫn
xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, Thành phố
đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 02/2004/TTLT/BKHĐT-BNV ngày 01/06/2004
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà
nước về kế hoạch và đầu tư ở địa phương;
- Thông tư số 19/2009/TT- BTNMT, ngày 2/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Văn bản số 2478/ SKHĐT-THQH của Sở KH&ĐT Hồ Bình ngày 05
tháng 11 năm 2009.
- Quyết định 27/2004 QĐ-TTg của Thủ tương Chính phủ về việc Phê duyệt
quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2020; Quy
hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Hồ Bình.


10

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hồ Bình định hướng
đến năm 2020.
- Quyết định số 55/QD-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2010 về duyệt đề
cương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Sơn.
- Nghị quyết, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng tỉnh Hịa Bình lần thứ XV
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Hịa Bình đến năm 2020 và các
quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch
phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
- Quyết định số 2399/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình:
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lương Sơn,
huyện Lương Sơn.
- Kết quả kiểm kê đất đai của huyện Lương Sơn năm 2010 theo Chỉ thị số
618/CT-TTg, ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều năm
trước đây. Hiện nay nó vẫn được chú trọng phát triển, nó có vị trí quan trọng
trong q trình phát triển sản xuất. Mỗi nước lại có những phương pháp quy
hoạch khác nhau.
1.3.1.1. An-giê-ri:
Dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỷ luật đa phía. Chính
phủ thừa nhận trong tồn bộ quá trình quy hoạch được tiến hành với sự tham gia
đầy đủ của các địa phương có liên quuan, các tổ chức ở cấp chính phủ, tổ chức
Nhà nước, các cộng đồng và tổ chức nông gia.
1.3.1.2. Canada:
Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp trung gian (cấp
bang) đang giảm bớt. Điều còn là ở chỗ Chính phủ đưa ra mục tiêu chung ở cấp
quốc gia, giống như là người tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt


11

động lập quy hoạch ở cấp trung gian. Đồng thời Chính phủ liên bang dường như
chỉ cịn đóng góp về mặt khoa học và sự ủng hộ.
1.3.1.3.Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây
Tiến hành quy hoạch nơng nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ
bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
1.3.1.4. Pháp
Quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mơ hình hố nhằm đạt hiệu
quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường và lao động, áp dụng bài
tốn quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản xuất xã hội.
1.3.1.5. Thái Lan
Quy hoạch đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng, và cấp địa
phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các thành phần kinh tế xã hội của Hoàng

gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với
Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của Hồng gia đã xác định
vùng nơng nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Lan
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm
1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng
quy hoạch nông - lâm nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành
liên quan. Tính pháp lý của cơng tác quy hoạch đất đai trong các văn bản hầu
như khơng có và cũng khơng được đặt ra.
Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà
nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và được
xem như một luận chứng cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này được
thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau:
1.3.2.1. Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã
thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung
ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các


12

phương án phân vùng nông - lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng kinh
tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch và được Chính phủ phê duyệt. Trong các
phương án đó đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và coi
đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là
thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của các phương án chưa cao
vì chưa tính đến khả năng đầu tư.
1.3.2.2. Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 ra quyết định xúc tiến công tác điều tra
cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến

lược kinh tế, xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để xây dựng tích cực cho kế
hoạch 5 năm sau ( 1986 - 1990).
Kết quả là nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo
lãnh thổ được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất
cấp xã chưa được đề cập đến.
1.3.2.3. Thời kỳ 1987 - 1992
Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai. Tuy
nhiên nội dung quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra Thông tư 106/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thơng tư đã hướng dẫn cụ thể
quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.
Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch đất đai cho một nửa số xã trong tỉnh
bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên các cấp lớn hơn chưa được thực hiện.
1.3.2.4. Từ năm 1993 đến nay
Tháng 07/1993 Luật đất đai sử đổi được cơng bố. Trong Luật này các điều
khoản nói về quy hoạch đất đai đã được cụ thể hơn Luật đất đai năm 1987.
Từ năm 1993 đến nay, Tổng cục Địa chính đã triển khai quy hoạch đất đai
tồn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự án quy hoạch này đã được Chính phủ thơng
qua và Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX. Đây là căn cứ
quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh.


13

Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp tỉnh đã và đang triển khai
hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra công văn 1814/CV-TCĐC về
việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cùng với các hướng dẫn kèm theo về
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 01/10/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ

về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngay sau đó Tổng cục Địa chính đã ban hành Thơng tư 1842/2001/TTTCĐC, ngày 01/11/2002 kèm theo quết định số 424a, 424b, Thông tư
2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 để hướng dẫn các địa phương thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68/NĐ-CP.
Ngày 01/07 2004 Luật Đất đai mới (Luật Đất đai 2003) chính thức có
hiệu lực, Luật đã quy định rõ về cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó
nêu rõ nội dung công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2003 tại mục 2 từ điều 21 đến điều 30 quy định cụ thể
về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 21,22 quy định nguyên tắc,
căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều 23 quy định về nội dung chủ
yếu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều 25 đã quy định rõ cả 4 cấp hành
chính trong cả nước phải lập quy hoạch sử dụng đất, điều 26 quy định về thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch, điều 27 nói về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất, điều 29 quy định việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 09/02/2004 Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg về việc
thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về
việc thi hành Luật Đất đai.
Ngày 01/11/2004 Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


14

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT NƠNG LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN
TỈNH HỊA BÌNH
2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện
Huyện Lương Sơn có 369,85km², là huyện cửa ngõ của tỉnh miền núi Hồ
Bình và miền Τây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 42 km, biên giới
liền kề với khu cơng nghệ cao Hồ Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn (Hà
Nội), Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì (cịn gọi là
Viên Nam), nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì. Phía Tây giáp huyện Kỳ
Sơn, phía Nam giáp huyện Kim Bơi, Phía Đơng và phía Bắc giáp các huyện của
thủ đơ Hà Nội (các huyện này trước ngày 1 tháng 8 năm 2008 thuộc tỉnh Hà Tây
cũ) gồm: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì.
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hồ Bình, có địa
hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của tồn huyện so với
mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuống
đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây
bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp
chạy dài xen kẽ các khối núi đá vơi với những hang động.
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa.
Mùa đơng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10. Lượng mưa trung bình là 1.769 mm.
Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ
học hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang
Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà...Những
lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên như: có
nhiều núi đá vơi phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có 14.000 ha đồi


15

núi và đất đai màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp. Huyện này cịn có điều
kiện xây dựng các khu nghỉ dưỡng, phát triển du lịch... hiện nay, trên địa bàn

huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn như sân golf Phượng Hồng và Làng
văn hóa các dân tộc tỉnh Hịa Bình (xã Lâm Sơn), Khu du lịch sinh thái (Xóm
Mịng - thị trấn Lương Sơn)...
2.1.1.1. Đất đai
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích phân theo loại đất trên địa bàn huyện
(Tính đến ngày 01/01/2011)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Tên xã


Tổng diện
tích tự
nhiên

Diện tích phân theo loại đất
Đất NLN

Đất
PNN

Xã Trường Sơn
3.059,71
2.723,56
156,39
Xã Tân Vinh
1.926,63
1.436,53
410,99
Xã Lâm Sơn
3.569,51
2.649,59
690,50
Xã Cư Yên
1.360,42
1.206,25
145,59
Xã Trung Sơn
1.276,96
590,19
363,92

Xã Tân Thành
2.700,20
2.235,92
435,62
Xã Hợp Thanh
1.713,85
921,37
493,72
Xã Cao Thắng
789,63
385,16
290,71
Xã Tiến Sơn
2.729,71
2.247,96
256,98
Xã Nhuận Trạch
898,07
356,18
540,93
Xã Hợp Hoà
967,75
768,08
199,67
Xã Cao Răm
3.400,94
2527,89
336,10
Xã Thanh Lương
774,64

396,09
289,62
Xã Long Sơn
1.746,81
1.025,76
241,84
Xã Hợp Châu
1.613,41
1.274,80
243,18
Xã Cao Dương
2.027,67
595,92
545,36
Xã Thành Lập
1.187,78
507,92
421,98
Xã Liên Sơn
1.851,13
1.230,90
379,57
Xã Hồ Sơn
2.387,36
1.125,10
527,42
Thị trấn Lương Sơn
1.725,61
1.364,59
361,02

Tổng
37.707,79
25.569,76 7.331,11
Nguồn: Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Lương Sơn

Đất CSD
179,76
79,11
229,42
8,58
322,85
28,66
298,76
113,76
224,77
0,96
0,00
536,95
88,93
479,21
95,43
886,39
257,88
240,66
734,84
0,00
4.806,92

Xét về tính chất đất: đất đai của huyện Lương Sơn được chia làm nhiều
loại có nguồn gốc phát sinh khác nhau, trong đó, các loại chính là :



×