Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch cho người dân ở khu vực nông thôn huyện cờ đỏ thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.32 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ðẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ THỊ THU DIỄM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ðÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU
NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI DÂN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
HUYỆN CỜ ðỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ðẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ THỊ THU DIỄM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ðÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU
NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI DÂN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
HUYỆN CỜ ðỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.620.115



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. BÙI VĂN TRỊNH

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 20 tháng 7 năm 2014
Tác giả

Lê Thị Thu Diễm


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường ðại học Lâm nghiệp ñã dành nhiều
tâm huyết và thời gian giảng dạy tơi trong suốt chương trình cao học.
ðặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS - TS. Bùi Văn Trịnh, người
thầy ñã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc, các anh/chị ñồng nghiệp tại Cơng an

thành phố Cần Thơ đã tạo tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và cơng tác để tơi
hồn thành chương trình cao học.
Xin cảm ơn Lãnh ñạo các cơ quan, ban ngành tại huyện Cờ ðỏ, Lãnh đạo
Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Ơ Mơn đã hỗ trợ, chia sẻ nhiều thơng tin q báu
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Ngày 20 tháng 7 năm 2014
Tác giả

Lê Thị Thu Diễm


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu
ðẶT VẤN ðỀ .........................................................................................................1
1.

Sự cần thiết của vấn ñề nghiên cứu..................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2


Mục tiêu tổng quát...................................................................................................2
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2
3.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3

ðối tượng nghiên cứu ..............................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
Phạm vi về nội dung .....................................................................................................3
Phạm vi về thời gian.....................................................................................................3
ðối tượng thụ hưởng ...............................................................................................4
4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................4

Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................4
Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................4
5.

Ý nghĩa của ñề tài.............................................................................................4

6.

Bố cục của ñề tài ..............................................................................................5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 6


iv


1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................................6
1.1.1. Một số lý luận cơ bản về nhu cầu......................................................................6
1.1.2. Một số lý luận liên quan ñến cầu.......................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................8
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu..........................................................10
1.1.3. Lý thuyết phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên (CVM) ....................................11
1.1.3.1. Cơ sở lý thuyết...................................................................................11
1.1.3.2. Trình tự áp dụng của phương pháp tạo dựng thị trường..................12
1.1.3.3. Ưu ñiểm và nhược ñiểm của phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên......13
1.1.4. Tài nguyên nước và nước sạch........................................................................14
1.1.4.1. Khái niệm tài nguyên nước ...............................................................14
1.1.4.2. Khái niệm về nước ............................................................................14
1.1.4.3. Khái niệm về nước sạch ....................................................................15
1.1.4.4. Vai trò của nước sạch .......................................................................16
1.1.4.5. Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước..............................................17
1.1.4.6. Một số khái niệm khác ......................................................................18
1.1.5. Vai trò của quản lý Nhà nước về vấn ñề nước sạch.......................................18
1.1.6. Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại thành phố Cần Thơ ...................19
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI...............................................................20
1.2.1. Thực trạng chung về vấn ñề nước sạch ở Việt Nam......................................20
1.2.2. Nhu cầu sử dụng nước sạch.............................................................................22
1.2.3. Thực trạng nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn của Cần Thơ.............22
1.2.4. Kinh nghiệm về quản lý nước sạch của một số tỉnh thành ở Việt Nam .......23
1.2.4.1. Tỉnh Phú Thọ.....................................................................................23
1.2.4.2. Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................25
1.2.5. Kinh nghiệm về quản lý nước sạch nông thôn của thế giới ..........................27
1.2.5.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc ..............................................................27
1.2.5.2. Kinh nghiệm của Úc..........................................................................28
Chương 2. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 30



v

2.1. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................................................30
2.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên ............................................................................................30
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................30
2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu và thuỷ văn............................................................31
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................33
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..............................................................33
2.2.1.1. Chọn ñiểm ñiều tra............................................................................33
2.2.1.2. Chọn mẫu ñiều tra.............................................................................33
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................34
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ..........................................34
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp............................................34
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................35
2.2.3.1. ðối với mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu nước
sạch ................................................................................................................35
2.2.3.2. ðối với mục tiêu 2: Phân tích thực trạng, khả năng cung cấp nước
sạch tại huyện Cờ ðỏ .....................................................................................35
2.2.3.3. ðối với mục tiêu 3: Xác định mức sẵn lịng chi trả về nước sạch của
người dân nông thôn huyện Cờ ðỏ................................................................36
2.2.3.4. ðối với mục tiêu 4: ðề xuất một số giải pháp ñáp ứng tốt hơn nhu
cầu sử dụng nước sạch cho người dân ở nông thôn huyện Cờ ðỏ................39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 40
3.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN HUYỆN CỜ
ðỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ..............................................................................40
3.1.1. Thực trạng sử dụng nước của người dân tại ñịa bàn nghiên cứu ..................41
3.1.1.1. Về nguồn nước sử dụng.....................................................................41

3.1.1.2. Tình hình nhiễm bệnh do nguồn nước ơ nhiễm.................................44
3.1.2. Thực trạng sử dụng nước sạch ở huyện Cờ ðỏ..............................................45


vi

3.1.3. Thực trạng các cơ sở cấp nước sạch của huyện Cờ ðỏ .................................46
3.1.4. Khả năng cung ứng nước sạch của Cơng ty cổ phần cấp nước Ơ Mơn .......48
3.2. NHU CẦU NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN CỜ ðỎ ................52
3.2.1. Nhu cầu nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ điều tra ..............................52
3.2.2. Mơ hình hồi quy mức sẵn lịng chi trả của người dân đối với nước sạch.....55
3.2.2.1. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội của ñối tượng điều tra .............................55
3.2.2.2. Các biến trong mơ hình.....................................................................57
3.2.2.3. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ..........................................................58
3.2.2.4. Ước lượng mơ hình hồi quy ..............................................................59
3.2.3. Phân tích mức sẵn lịng chi trả của các hộ dân khi sử dụng nước sạch ........60
3.2.3.1. Phân tích mức sẵn lịng chi trả của người dân theo thu nhập..........60
3.2.3.2. Phân tích mức sẵn lịng trả theo số nhân khẩu của hộ.....................64
3.2.3.3. Phân tích mức sẵn lịng trả của người dân theo trình độ học vấn ...66
3.2.3.4. Phân tích mức sẵn lịng trả của người dân theo nghề nghiệp ..........67
3.2.3.5. Các nguyên nhân khác ảnh hưởng tới nhu cầu nước sạch ...............69
3.2.4. Xây dựng quỹ ñể chi trả cho việc sử dụng nước sạch ...................................71
3.2.5. Vấn ñề quản lý nhà nước và tài chính cho nước sạch, mơi trường...............72
3.2.6. Thuận lợi, khó khăn trong cung cấp và sử dụng nước sạch ở huyện Cờ
ðỏ ................................................................................................................................75
3.2.6.1. Thuận lợi ...........................................................................................75
3.2.6.2. Khó khăn ...........................................................................................75
3.3. DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC SẠCH HUYỆN CỜ ðỎ.................................77
3.3.1. ðịnh hướng phát triển của huyện Cờ ðỏ........................................................77
3.3.1.1. Phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ...........77

3.3.1.2. Phát huy thế mạnh trong sản xuất nơng nghiệp ...............................77
3.3.1.3. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ..................................................78
3.3.2. ðịnh hướng cấp nước sạch của thành phố Cần Thơ......................................78
3.3.3. Dự báo nhu cầu nước sạch ở huyện Cờ ðỏ....................................................79


vii

3.4. GIẢI PHÁP ðÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI
DÂN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỜ ðỎ, TPCT ..............................81
3.4.1. Các giải pháp công nghệ cấp nước cho cộng đồng nơng thơn......................81
3.4.1.1. Các mơ hình cơng nghệ cấp nước.....................................................81
3.4.1.2. Các giải pháp cơng trình cấp nước cho các hộ và nhóm gia đình ...83
3.4.1.3. Các giải pháp cơng trình cấp nước tập trung...................................84
3.4.2. Các giải pháp truyền thông và sử dụng nước tiết kiệm .................................84
3.4.3. Quy hoạch, quản lý và khai thác các cơng trình cấp nước ............................86
3.4.3.1. Quy hoạch nguồn tài nguyên nước ...................................................86
3.4.3.2. Phục hồi, nâng cấp, cải tạo và mở rộng các cơng trình cấp nước ...87
3.4.3.3. Tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác các cơng trình cấp nước ...87
3.4.4. Giải pháp về tài chính ......................................................................................88
3.4.5. ðào tạo phát triển nguồn nhân lực nước sạch - vệ sinh - môi trường...........89
3.4.6. Giải pháp về khung giá nước...........................................................................89
3.4.7. Giải pháp thúc ñẩy sự tham gia của cộng ñồng..............................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................92
Kết luận..................................................................................................................92
Kiến nghị ...............................................................................................................93
- ðối với các cơ quan chính quyền địa phương.....................................................93
- ðối với Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Ô Môn ................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................xi
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp ..................................................... xiii
Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn trực tiếp......................................... xix


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giá bán nước sạch tại thành phố Cần Thơ ...............................................19
Bảng 2.1: Phân bổ số mẫu ñiều tra............................................................................34
Bảng 3.1: Nguồn cung nước sạch của hộ dân ở ñịa bàn nghiên cứu ........................42
Bảng 3.2: Sự cố liên quan đến nguồn cung nước sạch .............................................43
Bảng 3.3: Tình hình nhiễm bệnh của hộ dân ở ñịa bàn nghiên cứu..........................44
Bảng 3.4: ðánh giá của người dân về mức độ ơ nhiễm nguồn nước........................45
Bảng 3.5: Số hộ sử dụng nước sạch ở huyện Cờ ðỏ năm 2013 ...............................47
Bảng 3.6: Chất lượng nước máy của Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Ô Môn ........49
Bảng 3.7: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần cấp thốt nước Ơ Mơn............50
Bảng 3.8: Mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch của các hộ dân ở ...............53
Bảng 3.9: ðặc ñiểm cơ bản của hộ trả lời phỏng vấn ...............................................56
Bảng 3.10: Trình độ học vấn của người trả lời phỏng vấn .......................................56
Bảng 3.11: Kết quả ước lượng và các yếu tố ảnh hưởng ñến mức WTP..................59
Bảng 3.12: Mức sẵn lòng trả của hộ dân theo số nhân khẩu của hộ .........................64
Bảng 3.13: Mức sẵn lịng trả của người dân theo trình độ học vấn ..........................66
Bảng 3.14: Mức sẵn lòng trả của người dân theo nghề nghiệp.................................68
Bảng 3.15: Khả năng chi trả ñối với hệ thống nước .................................................69
Bảng 3.16: Ý kiến về giá bán nước sạch của Nhà máy nước Ơ Mơn .......................70
Bảng 3.17: Quỹ chi trả cho nước máy của người dân ở huyện Cờ ðỏ .....................71
Bảng 3.18: Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở về nước sạch - môi trường .................73
Bảng 3.19: Dự báo nhu cầu nước sạch ở huyện Cờ ðỏ ............................................79
Bảng 3.20: Các mơ hình cấp nước đề xuất cho nông thôn huyện Cờ ðỏ .................82



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H. Maslow (1943) ..........................7
Hình 1.2: ðường cầu minh họa ...................................................................................9
Hình 2.1: Các bước tiến hành phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM...................38
Hình 3.1: Hình ảnh minh hoạ ơ nhiễm mạch nước ngầm .........................................41
Hình 3.2: Hiện trạng khảo sát sử dụng nước của người dân ở 3 xã huyện Cờ ðỏ ...42
Hình 3.3: Giải pháp của người dân khi thiếu nước sạch...........................................43
Hình 3.4: Chi phí sử dụng nước máy của người dân ở Cờ ðỏ, Ơ Mơn, Thới Lai ....51
Hình 3.5: Lượng nước, giá nước máy bình quân tại huyện Cờ ðỏ 2011 – 2013 .....52
Hình 3.6: Mức bằng lịng chi trả của người dân .......................................................55
Hình 3.7: Cơ cấu thu nhập của hộ dân phỏng vấn ....................................................60
Hình 3.8: Quan hệ giữa thu nhập và mức WTP ........................................................61
Hình 3.9: WTP của nhóm hộ có thu nhập dưới 6 triệu đồng/tháng ..........................62
Hình 3.10: WTP của nhóm hộ có thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng.....................63
Hình 3.11: Mối quan hệ giữa số nhân khẩu với mức WTP trung bình.....................65
Hình 3.12: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với mức WTP trung bình................67
Hình 3.13: ðề xuất các mơ hình cấp nước nông thôn ở huyện Cờ ðỏ .....................81


x

CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCCV

Cơng chức, viên chức

CP


Cổ phần

CVM

Phương pháp định giá ngẫu nghiên

ðBSCL

ðồng bằng sơng Cửu Long

ðVT

ðơn vị tính

IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

MTV

Một thành viên

PTNT

Phát triển nông thôn

P

Giá cả


Q

Sản lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPCT

Thành phố Cần Thơ

VNð

Việt Nam ñồng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc

UNICEF

Cơ quan cứu trợ Nhi ñồng Liên Hiệp Quốc

WTP


Willingness to pay - Sự bằng lòng trả


1

ðẶT VẤN ðỀ
1. Sự cần thiết của vấn ñề nghiên cứu
Vấn đề “mơi trường”, “dân số” và đặc biệt là “nước sạch” ñang là một trong
nhiều vấn ñề vấn ñề bức xúc thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, ñặc biệt là ở các
nước ñang phát triển. Hiện nay lượng nước sạch khơng đủ cung cấp cho con người
và các ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống ngày càng trở nên ñáng báo ñộng. Theo
báo cáo tại Diễn ñàn thế giới về nước lần thứ 6 tổ chức ngày 12/03/2012 tại
Marseille (Pháp) thì trên thế giới có hơn 2,5 tỷ người ñang ñối mặt với nguy cơ
thiếu nước, trong đó hơn 300 triệu người đang sống trong tình trạng ln thiếu
nước.
Nước sạch trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát
triển của xã hội, ñánh giá mức ñộ phát triển của một quốc gia. Việc cung cấp ñủ
nước sạch, tạo các cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường nông thôn mang một ý nghĩa
lớn về mặt ổn ñịnh xã hội và dân sinh kinh tế. Theo các chuyên gia về nguồn nước
của UNESCO tại Hội nghị Tư vấn lần thứ 2 về quản lý nguồn nước tổ chức tại
Kenya đã có những cảnh báo về việc thế giới ñang phải ñối phó với những thách
thức gay gắt chưa từng thấy về mơi trường và tăng dân số tồn cầu. Các hiểm họa
đang tăng lên do biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và sự cạn kiệt của các
nguồn tài nguyên. Trong bối cảnh này, thúc ñẩy các chiến lược quản lý nguồn nước
tốt hơn phải là nhân tố then chốt ñể ñảm bảo sự sống của nhân loại và sự tồn tại của
hành tinh [19].
Ở Việt Nam, cho ñến thời điểm hiện nay, vẫn cịn trên 60% dân số nơng thơn
chưa có nước sạch để dùng. Nước mặt ở các sơng, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm
mặn. Tình hình khơ hạn, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất ñang diễn ra gay gắt

[22].
Cờ ðỏ là một huyện nông thôn thuộc thành phố Cần Thơ, chỉ số phát triển
kinh tế - xã hội khá cao do có nhiều những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài


2

nguyên thiên nhiên và con người, nhưng vấn ñề nước sạch hiện nay trở nên rất bức
thiết, tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Nguồn nước mà dân cư của huyện ñang
sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ sơng hoặc từ giếng khoan, nên chất lượng
nước khơng đảm bảo, ảnh hưởng nhiều ñến sức khoẻ của người dân. Nguồn nước
sạch từ cơ sở cung cấp nước máy hiện mới chỉ ñáp ứng nhu cầu của dân cư ở khu
vực thị trấn trong khi các xã còn lại vẫn chưa được sử dụng nước máy.
Vì vậy, thực trạng sử dụng nước sạch của người dân ở ñây ra sao? Nhu cầu sử
dụng nước sạch và những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu đó? giải pháp nào nhằm
tăng tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch cho sinh hoạt?
Từ những lý do trên đã thơi thúc việc chọn ñề tài “Một số giải pháp nhằm ñáp
ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch cho người dân ở khu vực nơng thơn huyện Cờ
ðỏ - thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác ñịnh nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân nông thơn trên địa bàn
nghiên cứu để trên cơ sở đó ñề xuất một số giải pháp nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu
nước sạch cho người dân ở khu vực nông thôn huyện Cờ ðỏ - thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể
ðề tài này là nhằm giải quyết 4 mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống các lý luận, thực tiễn về nhu cầu sử dụng nước sạch,
- Phân tích thực trạng, khả năng cung cấp nước sạch tại huyện Cờ ðỏ,
- Xác định mức sẵn lịng chi trả sử dụng nước sạch của người dân nông thôn

huyện Cờ ðỏ.
- ðề xuất một số giải pháp nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sạch
cho người dân ở nông thôn huyện Cờ ðỏ.


3

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu
Nhu cầu ñược sử dụng nước sạch, nhân tố và giải pháp ñể cung cấp tốt hơn
nhu cầu nước sạch cho người dân ở nông thôn mà cụ thể là dân cư ở huyện Cờ ðỏ,
thành phố Cần Thơ là ñối tượng của nghiên cứu trong ñề tài này.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Nhu cầu nước sạch là lĩnh vực vừa sâu vừa rộng nhưng vì thời gian và nguồn
thơng tin phục vụ cho nghiên cứu có hạn nên luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu:
- Mức nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân nông thôn chỉ ở 3 xã Thạnh
Phú, xã ðông Thắng, xã Trung Hưng của huyện Cờ ðỏ.
- Xác ñịnh xem nhu cầu nước sạch của họ chịu tác ñộng của những nhân tố
nào và mức ñộ tác ñộng của các nhân tố đó đến nhu cầu của họ.
- Từ những phân tích đó, tìm ra những căn cứ để đề xuất một số giải pháp
nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch cho người dân ở ñại bàn nghiên cứu là
nông thôn huyện Cờ ðỏ, thành phố Cần Thơ.
Phạm vi về thời gian
- Luận văn được thực hiện và hồn thành từ ngày 19/11/2013 đến ngày
29/11/2014.
- Thơng tin sử dụng trong luận văn bao gồm thông tin sơ cấp và thứ cấp.
+ Thông tin thứ cấp là số liệu từ năm năm 2011 đến 2013.
+ Thơng tin sơ cấp được thu thập thơng qua cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi ñã
chuẩn bị sẵn trong thời gian từ ngày 15/02/2014 ñến 25/03/2014.



4

ðối tượng thụ hưởng
Cá nhân, hộ dân, các tổ chức sử dụng nước sạch và cung cấp nước sạch trên
ñịa bàn nông thôn huyện Cờ ðỏ, thành phố Cần Thơ.

4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, thực tiễn về nước sạch và nhu cầu sử dụng nước sạch.
- Thực trạng hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Cờ ðỏ từ các
nguồn: sơng hồ, nước ngầm, nước mưa, nước giếng, nhà máy xử lý nước sạch.
- Nhu cầu và thói quen sử dụng nước sạch của người dân nơng thơn trên địa
bàn nghiên cứu, phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng
nước sạch của người dân: thu nhập, số nhân khẩu của hộ, trình độ học vấn, nghề
nghiệp.
- ðề xuất nhóm giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sạch cho
người dân ở nơng thơn huyện Cờ ðỏ.
Câu hỏi nghiên cứu
ðề tài đặt ra 3 câu hỏi cho nội dung nghiên cứu:
- Câu hỏi 1: Người dân nông thôn huyện Cờ ðỏ sử dụng nước sạch từ ñâu?
- Câu hỏi 2: Yếu tố nào ảnh hưởng ñến nhu cầu nước sạch của người dân?
- Câu hỏi 3: Các giải pháp nào ñể người dân được dùng nước sạch nhiều hơn
với chi phí hợp lý?

5. Ý nghĩa của ñề tài
Nghiên cứu ñược thực trạng về sử dụng nước sạch đối với người dân nơng
thơn, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị cho dân cư và chính quyền cùng nhau
thực hiện các chương trình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch, nâng cao ý

thức cho mọi người trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước sạch.


5

6. Bố cục của đề tài
Ngồi phần phụ lục và các vấn đề có liên quan thì bố cục chính của luận văn
ñược chia như sau:
- Phần mở ñầu: Giới thiệu sự cần thiết và tầm quan trọng của ñề tài; mục tiêu,
ñối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, tình hình các nghiên
cứu có liên quan ñến vấn ñề nước sạch.
- Chương 2: ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Trình bày kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp ñáp ứng tốt
hơn nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân ở nông thôn huyện Cờ ðỏ.


6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.1. Một số lý luận cơ bản về nhu cầu
- Nhu cầu theo kinh tế học: ðược hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần thiết của
một cá thể về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của tồn thể các cá thể
đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại gọi là nhu cầu thị trường. Khi
nhu cầu của tất cả các cá thể ñối với tất cả các mặt hàng gộp lại gọi là tổng cầu.
- Theo Philip Kotler [9]: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con
người cảm nhận được”. ðây là trạng thái ñặc biệt của con người, xuất hiện khi con
người tồn tại, sự thiếu hụt đó địi hỏi phải ñược thoả mãn, bù ñắp. Nhu cầu thường
rất ña dạng tuỳ thuộc vào từng cá nhân, xã hội và ñiều kiện sống. Trên thực tế mỗi

cá nhân ñều phải làm cái gì đó để cân bằng trạng thái tâm lý của mình: ăn uống, hít
thở khơng khí, mua sắm quần áo,... đó chính là nhu cầu.
- Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con người ñược chia làm 2 nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) [9].
Nhu cầu cơ bản liên quan ñến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn
có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ,... Những nhu cầu cơ bản này ñều là các
nhu cầu khơng thể thiếu hụt vì nếu con người khơng được ñáp ứng ñủ những nhu
cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong
cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên ñược gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui
vẻ, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân,...
Các nhu cầu cơ bản thường ñược ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc
cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống,... họ sẽ khơng quan tâm
đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...


7

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong ñó, những nhu cầu con người ñược
liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp (hình 1.1).

hồn
thiện
ðược tơn
trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an tồn
Nhu cầu thể chất và sinh



Hình 1.1: Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H. Maslow (1943)
Nguồn: [9]
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ ñến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn ñược thoả
mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã
được đáp ứng ñầy ñủ [9].
+ Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
+ Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác n tâm về an tồn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
+ Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và ñược trực thuộc
(love/belonging) - muốn ñược trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình
n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
+ Tầng thứ tư: Nhu cầu được q trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác
được tơn trọng, kính mến, được tin tưởng.


8

+ Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn
sáng tạo, ñược thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và
được cơng nhận là thành đạt.
Theo Thonon Armand thì nhu cầu là tồn bộ mong muốn của con người để có
thể có một số của cải vật chất hay dịch vụ để làm bớt khó khăn của họ hay tăng
phúc lợi cho cuộc sống của họ [14]. Theo cách chia của ơng nhu cầu của con người
có thể được chia làm hai loại: Thứ nhất nhu cầu về sinh lý, thứ hai nhu cầu về xã
hội.
1.1.2. Một số lý luận liên quan ñến cầu
1.1.2.1. Khái niệm
- Cầu: “Cầu là lượng hàng hố dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn

sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận) trong một phạm vi không
gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác khơng ñổi” [9].
- Lượng cầu: là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và
sẵn sàng mua ở một mức cụ thể (khi các yếu tố khác khơng đổi).
- Cầu cá nhân và cầu thị trường
+ Cầu cá nhân: là ứng xử của một cá nhân khi muốn mua một hàng hố hay
dịch vụ nào đó.
+ Cầu thị trường: là tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và
có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất ñịnh.
Cầu thị trường là tổng hợp cầu cá nhân lại với nhau. Cầu thị trường bao gồm tổng
cầu cá nhân trên thị trường. Về mặt khái niệm, ñường cầu thị trường ñược xác lập
bằng cách cộng tổng lượng cầu của tất cả cá nhân tiêu dùng hàng hoá tương ứng với
từng mức giá.
- Quy luật cầu


9

Một điểm chung của các đường cầu thị trường có xu hướng nghiêng xuống
dưới và phía bên phải. Nghĩa là khi giá của hàng hố và dịch vụ giảm thì lượng cầu
tăng lên. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch này giữa giá và lượng cầu của hàng hoá là rất
phổ biến. Các nhà kinh tế gọi ñây là quy luật cầu.
Nhu cầu thể hiện mong muốn của con người tiêu dùng về việc sử dụng hàng
hoá, dịch vụ. Theo bản năng, con người ln mong muốn hơn cái họ đang có cho
nên nhu cầu là vơ hạn, khơng bao giờ thoả mãn được. Trong khi đó, khả năng thanh
tốn cho nhu cầu đó là có hạn nên chỉ có nhu cầu nào có khả năng thanh tốn nó
mới trở thành cầu của thị trường. Như vậy, cầu là nhu cầu có khả năng thanh tốn.
P

P1

D1

P2
P3

Q2

Q3

Q3

Q

Hình 1.2: ðường cầu minh họa
Nguồn: [9]
+ Trục tung biểu diễn giá cịn trục hồnh biểu diễn sản lượng. Trong trường
hợp này thì đường cầu là một đường thẳng tuyến tính.
+ ðồ thị chỉ minh họa mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Còn các yếu tố khác
ảnh hưởng ñến cầu như thu nhập, thị hiếu, giá của hàng hóa liên quan.
+ Theo quy luật cầu: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn
nếu như giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống. Theo luật cầu thì đường cầu
là ñường dốc từ bên trái qua bên phải như minh họa trên hình 1.2.


10

+ Ta có thể thấy sự khác nhau căn bản giữa nhu cầu và cầu. Nhu cầu là trạng
thái tâm lý của con người chỉ sự ham muốn, cần thiết, ước muốn của con người.
Cịn cầu là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại
các mức giá tương ứng. Cầu thể hiện mức nhu cầu ñã ñược thỏa mãn. ðây là nét

căn bản nhất thể hiện sự khác biệt giữa cầu và nhu cầu.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu
- Giá cả chính hàng hố dịch vụ đó: khi giá sản phẩm hàng hố dịch vụ tăng
thì lượng cầu của nó giảm và ngược lại, mức độ tác động này cịn phụ thuộc từng
loại hàng hoá dịch vụ.
- Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập là yếu tố quan trọng xác ñịnh cầu.
Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập
của người dân tăng lên ñồng nghĩa với việc ñời sống vật chất cũng được tăng lên,
khi đó nhu cầu tiêu dùng của họ cũng ñược tăng lên một mức. Thu nhập người tiêu
dùng tăng thì cầu hàng hố dịch vụ xa xỉ và hàng thơng thường tăng, cầu về hàng
hố thứ cấp giảm (và ngược lại).
- Sở thích và thị hiếu: dĩ nhiên, một hàng hố đang được ưu chuộng (sở thích
và thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hố đó. Cầu sẽ giảm khi sự ưa chuộng của
hàng hố khơng cịn nữa, do đó người tiêu dùng khơng cịn mong muốn tiêu dùng
hàng hoá nữa.
- Giá cả của hàng hoá có liên quan: hàng hố thay thế hoặc hàng hố bổ sung.
- Khi giá cả hàng hoá bổ sung tăng lên hoặc giảm xuống thì cầu hàng hố liên
quan sẽ giảm xuống hoặc tăng lên.
- Khi giá cả hàng hoá thay thế tăng hoặc giảm xuống thì cầu hàng hố có liên
quan sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
- Thị hiếu, sở thích người tiêu dùng: yếu tố này ít thay ñổi vì thị hiếu người
tiêu dùng rất ña dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào tâm lý – xã hội nên khi nghiên
cứu phải chọn mẫu ñại diện, từ đó có thể lượng hố và suy rộng.


11

- Quy mô và cơ cấu dân số: quy mô dân số ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hố
dịch vụ (quy mô thị trường) của từng vùng hoặc một nước.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập: các kỳ vọng của người tiêu

dùng về sự thay ñổi giá và thu nhập là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu
hiện tại của hàng hố. Nếu thu nhập kỳ vọng trong tương lai tăng lên, có lẽ cầu của
nhiều hàng hố sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu thu nhập kỳ vọng giảm thì các cá
nhân sẽ giảm cầu hàng hóa hiện tại để mà họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hơm nay để
đề phịng thu nhập thấp hơn trong tương lai.
- Phong tục tập quán: Phong tục tập quán ảnh hưởng lớn ñến nhu cầu của con
người. Thường sống trong vùng có tập quán thế nào thì nhu cầu cũng phù hợp với
tập quán của khu vực đó.
- Một số yếu tố cũng rất quan trọng ñối với cầu ñặc biệt là sản phẩm nước sạch
là yếu tố thời tiết: cùng với sự thay ñổi về thời tiết, nhu cầu cũng thay ñổi theo. Với
sản phẩm nước sạch, khi thời tiết có nhiệt độ cao làm cho nhu cầu sử dụng nước
tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó vào thời gian tết, cầu về nước sạch cũng ñược
tăng lên do nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt vào sản xuất tăng.
- Dân số: với những hàng hố thơng thường yếu tố dân số mang tính quyết
định và ảnh hưởng lớn tới cầu như gạo, muối,... sản phẩm nước sạch sẽ là rất quan
trọng và cần thiết với con người ñặc biệt là các khu đơ thị.
Ngồi ra: Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước như chính sách trợ cấp, thuế
thu nhập, ñiều kiện tự nhiên... cũng ảnh hưởng ñến lượng cầu hàng hoá dịch vụ.
1.1.3. Lý thuyết phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên (CVM)
1.1.3.1. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method) là
một phương pháp cho phép ước lượng giá trị của một hàng hoá dịch vụ. Tên của
phương pháp này bắt nguồn từ câu trả lời ngẫu nhiên ñối với một câu hỏi dựa trên
việc mơ tả thị trường giả định cho người ñược hỏi. Phương pháp này ñược tiến hành


12

bằng cách hỏi các cá nhân có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hàng hoá và dịch
vụ. Những cá nhân được hỏi về mức sẵn lịng chi trả - Willingness to pay (WTP)

của họ cho một sự thay đổi trong cung cấp hàng hố dịch vụ nào đó và các mức này
thường được thu thập thơng qua phiếu ñiều tra. Về thực chất, CVM tạo ra một thị
trường giả định, trong đó cá nhân trong mẫu điều tra ñược coi như các thành phần
tham gia vào thị trường có thể tham gia hoặc khơng tham gia sử dụng nước sạch.
Mức sẵn lịng chi trả của người được điều tra có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố hoặc các biến khác nhau: thu nhập (Inc), số nhân khẩu (Dem), trình độ học vấn
(Edu). Phương trình có dạng: WTP = f(Inci, Dem, Edui).
Trong đó:
WTP

: Mức sẵn lịng chi trả

i

: Số người ñược ñiều tra

f

: Hàm phụ thuộc

Inc

: Biến thu nhập

Dem

: Biến nhân khẩu

Edu


: Trình độ học vấn

1.1.3.2. Trình tự áp dụng của phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên CVM
Bước 1: Mơ tả viễn cảnh và giải thích tác dụng của vấn ñề.
Bước 2: Cá nhân ñược hỏi sẽ nhận biết viễn cảnh đưa ra, trong đó có các lựa
chọn liên quan ñến vấn ñề nghiên cứu.
Bước 3: Dựa vào những thơng tin được cung cấp trên, cá nhân được hỏi sẽ
cung cấp ý kiến có liên quan đến WTP của họ, từ đó có thể suy ra phần giá trị gắn
với sự thay ñổi ñã ñưa ra trong câu hỏi.
Mức WTP là thước ño ñộ thoả mãn của người tham gia phỏng vấn được mơ tả
như là đường “sẵn lòng chi trả”


13

1.1.3.3. Ưu ñiểm và nhược ñiểm của phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên
- Ưu ñiểm của phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên:
+ Phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM có ưu ñiểm vượt trội so với một số
phương pháp ñịnh giá khác là có thể áp dụng để định giá tất cả các loại hàng hố
dịch vụ. Vì nó được tiến hành bằng cách tạo ra một thị trường giả định. Từ đó nhà
phân tích có thể xác định giá trị của hàng hoá, dịch vụ qua việc xem xét thái ñộ và
hành vi của các cá nhân trong thị trường giả định này.
+ Khơng cần phải có khối lượng dữ liệu lớn như các phương pháp khác. Số
liệu có thể thu thập dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và nguồn
tài chính cho phép để nghiên cứu, và các kỹ thuật ñể thu ñược các phần giá trị.
+ Có ưu điểm nổi trội so với các phương pháp ño lường trực tiếp khác. CVM
ñánh giá ñược cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn (option
value) mà khơng phải địi hỏi chia vùng hay phân nhóm phức tạp như một số
phương pháp khác. Các câu trả lời ñối với phương pháp CVM trực tiếp đo lường
các giá trị bằng tiền. Vì vậy, các giá trị này khá chính xác về mặt lý thuyết.

- Nhược ñiểm của phương pháp ñịnh giá ngẫu nhiên:
+ Thông thường WTP của người hỏi thường bị hạ thấp.
+ Các câu hỏi điều tra thường là các tình huống giả định. Trong tình trạng vội
vàng hoặc hiểu vấn đề sai lệch thì kết quả trả lời khơng sát với hành vi tương ứng
của họ. Do đó, khả năng áp dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, hành vi,
thái ñộ, quan ñiểm, cách ứng xử và mức thu nhập của người ñược phỏng vấn.
+ Những người phỏng vấn có thể diễn đạt tình huống khác nhau, cách tiếp cận
đối với người trả lời khác nhau đều có thể gây ra sai số ñáng kể. Những khác biệt
này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới giá trị trung bình ñược tổng hợp sau này.


×