Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ MINH CHÍNH

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tơi. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Dung


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tôi đã cố gắng tập trung nghiên cứu luận văn, đến
nay tơi đã hồn thành bản luận văn để bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của
Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp.
Có đƣợc kết quả này, trƣớc hết cho phép tôi đƣợc gửi lời cám ơn đến
các thầy giáo, cô giáo trƣờng đại học lâm nghiệp đã truyền đạt những tri thức

quý báu trong thời gian tôi đƣợc học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin đƣợc trân
trọng cảm ơn Ts. Lê Minh Chính đã hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ để tơi hồn
thành cuốn luận văn này.
Tôi xin đƣợc cảm ơn các cơ quan, phòng ban của huyện Thạch Thất đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu về tài liệu và các thông
tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn: Phịng Tài Ngun Và
Mơi Trƣờng, Phịng Tài Chính - Kế Hoạch, Văn Phịng Ubnd Huyện Thạch
Thất, Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai Hà Nội - Chi Nhánh Thạch Thất, Trung
Tâm Dân Số - KHHGD, UBND Các Xã, Thị Trấn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ, nhận xét, đóng góp ý
kiến và sự động viên của anh chị em bè bạn đồng nghiệp. Mặc dù bản thân tác
giả nghiên cứu luận văn đã cố gắng rất nhiều, song khơng tránh khỏi thiếu sót,
tác giả thực sự mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cơ giáo và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày

tháng

năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI........................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về đất đai .......................................... 5
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai................................................... 5
1.1.2. Nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc về đất đai. ............................................... 5
1.1.3. Những nội dung của quản lý Nhà nƣớc về đất đai .................................. 8
1.1.4. Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về đất đai. ........................................... 9
1.2. Các công cụ quản lý nhà nƣớc về đất đai................................................. 11
1.2.1. Công cụ pháp luật.................................................................................. 11
1.2.2. Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ...................................... 12
1.2.3. Cơng cụ tài chính .................................................................................. 12
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đất đai ........................ 13
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 14
2.1. Đặc điểm cơ bản kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất .............................. 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 14
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 40


2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 40
2.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 41
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 42
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 43
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 43

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 44
3.1. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất. ...... 44
3.1.1. Bộ máy quản lý đất đai của huyện Thạch Thất.................................... 44
3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Thạch Thất. .............................. 46
3.1.3. Đánh giá việc thực hiện một số nội dung trong quản lý Nhà nƣớc về đất
đai trên địa bàn huyện Thạch Thất .................................................................. 58
3.1.4. Tổng hợp các chỉ tiêu, ý kiến đánh giá của hộ gia đình, cá nhân thực
hiện các quyền sử dụng đất ........................................................................... 108
3.1.5. Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Thạch
Thất................................................................................................................ 111
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa
bàn huyện Thạch Thất. .................................................................................. 114
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. .......................................................... 115
3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách pháp luật về đất đai .......................... 115
3.3.2. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính thực hiện các quyền sử dụng
đất .................................................................................................................. 116
3.3.3. Giải pháp về đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cơ sở vật chất 117
3.3.4. Một số giải pháp cụ thể cho huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ... 118
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT


NGUYÊN CHỮ

1

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

4

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

5

GPMB


Giải phóng mặt bằng

6

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

7

GCN

Giấy chứng nhận

8

TTHC

Thủ tục hành chính

9

DAXD

Dự án xây dựng

10

HTKT


Hạ tầng kỹ thuật

11

ĐTXD

Đầu tƣ xây dựng

12

CN

Công nghiệp

13

KH

Kế hoạch

14

THCS

Trung học cơ sở

15

THPT


Trung học phổ thông

16

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

17

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

18

SKSS

Sức khỏe sinh sản

19

KHHGD

20

TT Liên Quan

Thị trấn Liên Quan


21

CNC Hịa Lạc

Cơng nghệ cao Hịa Lạc

22

HCV

Huy chƣơng vàng

23

HCB

Huy chƣơng bạc

24

HCD

Huy chƣơng đồng

Kế hoạch hóa gia đình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm diện tích, dân số, số hộ các xã trên địa bàn huyện Thạch
Thất năm 2017 ................................................................................................. 16

Bảng 2.2. Tổng hợp các loại đất huyện Thạch Thất ....................................... 20
Bảng 3.1. Danh sách số lƣợng cán bộ địa chính xã, thị trấn ........................... 45
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng ............................... 46
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ................................................ 47
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất phi nơng nghiệp .......................................... 48
Bảng 3.5. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2014 –
2017 ................................................................................................................. 56
Bảng 3.6. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 ................................................... 61
Bảng 3.7. Kế hoạch sử dụng đất năm 2012 ................................................... 63
Bảng 3.8. Kế hoạch sử dụng đất năm 2013 .................................................... 65
Bảng 3.9. Kế hoạch sử dụng đất năm 2014 ................................................... 67
Bảng 3.10. Hạng mục cơng trình, dự án đã thực hiện năm 2015.................... 70
Bảng 3.11. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 ...................... 71
Bảng 3.12. Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ................................................. 74
Bảng 3.13. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ................................................. 78
Bảng 3.14. Các chỉ tiêu thu hồi đất trên địa bàn huyện Thạch Thất năm 2017 ....85
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện
Thạch Thất năm 2017...................................................................................... 88
Bảng 3.16. Danh sách số lƣợng hồ sơ các xã cấp GCN đất nông nghiệp sau
dồn điền đổi thửa của huyện Thạch Thất ........................................................ 92
Bảng 3.17. Kết quả thực hiện cấp gcn lần đầu và đăng ký đất đai trên địa bàn
huyện thạch thất (Tính đến hết ngày 31/12/2017) .......................................... 94


Bẳng 3.18. Danh sách tổng hợp số liệu thực hiện kê khai đăng ký đất đai đến
31/12/2017 ....................................................................................................... 96
Bảng 3.19. Kết quả tiếp nhận hồ sơ chuyển nhƣợng QSDĐ ở tại huyện Thạch
Thất giai đoạn 2014 - 2017 ............................................................................. 98
Bảng 3.20. Kết quả tiếp nhận hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất ở trên địa bàn
huyện Thạch Thất giai đoạn 2014 – 2017 ....................................................... 99

Bảng 3.21. Kết quả tiếp nhận hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất ở trên địa bàn
huyện Thạch Thất giai đoạn 2014 – 2017 ..................................................... 100
Bảng 3.22. Kết quả tiếp nhận hồ sơ thế chấp, xóa chấp, thay đổi thơng tin thế
chấp QSDĐ ở trên địa bàn huyện Thạch Thất giai đoạn 2014 – 2017 ......... 103
Bảng 3.23. Kết quả kiểm tra đất đai huyện Thạch Thất (2010 – 2017)........ 105
Bảng 3.24. Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân về công tác quản lý
nhà nƣớc về đất đai ....................................................................................... 108
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng................................47


LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản
xuất đặc biệt khơng thể thay thế đƣợc, khơng có đất đai là khơng có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, khơng có q trình lao động nào diễn ra và khơng có
sự tồn tại của xã hội lồi ngƣời. Khơng những vậy, đất đai cịn có vai trị rất
quan trọng đi đôi với sự phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu
cầu sử dụng đất ngày càng lớn trong khi đất đai lại có hạn điều đó đã làm cho
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và với đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Điều
này đòi hỏi Nhà nƣớc phải có những chính sách quản lý đất đai thích hợp để
việc sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Trong thời kỳ đổi mới
vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong QLNN về đất đai. Luật Đất đai
ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa đổi (1998, 2001) và
3 lần ban hành luật mới (1993, 2003, 2013). Tuy nhiên, tình hình diễn biến
quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng
nhƣ thực tiễn của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai vẫn còn nhiều bất cập.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành luật để từ đó có những đề
xuất sửa đổi bổ sung theo hƣớng phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết
sức cần thiết.
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là vùng bán

sơn địa, với diện tích tự nhiên của huyện là 18459,05 ha với 179.060 ngƣời.
Trong những năm qua công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
huyện Thạch Thất đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Đặc biệt từ năm 2008
tỉnh Hà Tây cũ sát nhập vào thành phố Hà Nội theo chủ trƣơng mở rộng địa
giới hành chính Thủ đơ. Trong đó, có 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình
là 3 xã miền núi nằm phía nam của huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình đƣợc
sáp nhập về huyện Thạch Thất, Hà Nội dẫn đến công tác quản lý đất đai trên


địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng đã có
nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa
bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ thực hiện bồi
thƣờng giải phóng mặt bằng chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác cấp mới và
đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý Nhà
nƣớc về đất đai. Vẫn cịn để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, sử dụng đất khơng
đúng mục đích, vi phạm đất đai trên địa bàn. Việc thực hiện các quyết định
giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền cịn thiếu triệt để, khơng đúng
trình tự. Do sự giám sát thiếu chặt chẽ, các tổ chức đƣợc giao đất nhƣng chậm
triển khai theo tiến độ dự án quy định, còn để đất trống khơng sử dụng gây
lãng phí trong khi ngƣời dân khơng có đất để sản xuất gây bức xúc trong dân.
Từ những vấn đề trên, đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của thầy Lê Minh
Chính và của Ban Chủ nhiệm khoa Đào tạo sau đại học, trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, tôi chọn đề tài “Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình.
Trong quá trình thu thập số liệu do một vài nguyên nhân chủ quan và
khách quan cho nên tôi không thể thu thập đƣợc đầy đủ số liệu. Mong thầy cô
thông cảm!
 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất
đai trên địa bàn huyện Thạch Thất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nƣớc về
đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về nội dung: Hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa
bàn huyện huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, tuy nhiên tôi chỉ nghiên cứu
06 nội dung mà trên địa bàn huyện đang cịn nhiều bất cập, cơ chế chính sách.
1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
3. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

6. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Phạm vi về không gian: đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội.


Phạm vi về thời gian: Tác giả thu thập và khai thác số liệu quản lý Nhà
nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất từ năm 2010 đến năm 2017.
 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý Nhà nƣớc về đất đai
- Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên
địa bàn huyện Thạch Thất.
- Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa
bàn huyện Thạch Thất.
 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu
tham khảo, Phụ lục, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng với các nội dung cụ
thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nƣớc về đất đai
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về đất đai
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng

quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi
của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật
khách quan.[9]
Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.[9]
Quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nƣớc đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất;
phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra
giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.[9]
1.1.2. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai.
Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai là những tƣ tƣởng chủ đạo có
tính chất bắt buộc mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các chủ thể sử dụng
đất phải tuân theo trong quá trình quản lý và sử dụng đất.
1. Nguyên tắc quản lý đúng thẩm quyền
Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực đƣợc
quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật gọi là thẩm quyền pháp lý.
Hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền, nhƣng quan điểm


phổ biến ở Việt nam hiện nay quan niệm thẩm quyền là tổng thể các quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của ngƣời chức
trách. Trách nhiệm pháp lý phải luôn tƣơng xứng với thẩm quyền. Thẩm
quyền càng lớn thì trách nhiệm càng cao.
Thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc quy định tại Điều 21 của
Luật Đất đai năm 2013, theo đó:
- Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với

việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nƣớc.
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất của địa phƣơng mình trƣớc khi trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng của địa phƣơng theo
thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai
tại địa phƣơng.
- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
2. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai
Ở nƣớc ta, đất đai là tài sản của toàn dân, đồng thời là tài sản của quốc
gia, lãnh thổ bất khả xâm phạm của dân tộc, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào đƣợc tự ý chiếm giữ, sử dụng đất đai của quốc gia. Nhà nƣớc thống nhất
quản lý về đất đai theo qui định của pháp luật. Các qui định pháp luật của cấp
dƣới phải phù hợp với quy định của cấp trên và phù hợp với Luật đất đai và
Hiến pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất quản lý thống
nhất đất đai trong phạm vi cả nƣớc.
3. Bảo đảm quản lý đất đai đúng quy hoạch đã phê duyệt
Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nƣớc trao


quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất theo quy định của Luật này”, theo
đó Nhà nƣớc có quyền:
- Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định mục đích sử dụng đất.
- Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định thu hồi đất, trƣng dụng đất.
- Quyết định giá đất.

- Quyết định trao quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất.
- Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
Quy hoạch đã đƣợc phê duyệt là nền tảng pháp lý cho mọi hoạt động
đầu tƣ trên đất. Khơng mơt hoạt động đầu tƣ nào có thể nằm ngoài quy hoạch.
4. Bảo đảm sự kết hợp hài hồ giữa các lợi ích.
Trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế nói chung và về đất đai nói riêng
cần chú trọng kết hợp hài hồ giữa lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích cộng đồng với
lợi ích của ngƣời sử dụng đất, bởi vì đất đai khơng chỉ là tài sản của quốc gia,
mà còn là tƣ liệu sản xuất của ngƣời sử dụng đất, nhất là đối với nơng dân
Việt Nam. Nếu chỉ coi trọng lợi ích của Nhà nƣớc, xem nhẹ lợi ích của ngƣời sử
dụng đất thì khơng động viên đƣợc ngƣời sử dụng đất phát huy tính tích cực,
sáng tạo trong sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Ngƣợc lại, nếu chỉ chú ý đến
lợi ích của ngƣời sử dụng đất thì sẽ làm ảnh hƣởng đến lợi ích của quốc gia.
5. Sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và khơng làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất
Sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng vừa là nguyên
tắc vừa là mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về đất đai, bởi lẽ, đất đai là nguồn
tài nguyên quí giá có giới hạn về mặt số lƣợng (diện tích), trong khi đó sức ép
về mặt dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng.[1]


1.1.3. Những nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2013, hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai
bao gồm 15 nội dung:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng

đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.


1.1.4. Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về đất đai gồm:
Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất đai;
Đất đai.
1.1.4.1. Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đai
a. Các chủ thể quản lý đất đai:
Các chủ thể quản lý đất là cơ quan nhà nƣớc, có thể là tổ chức. Các chủ
thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nƣớc gồm: Các cơ quan thay mặt Nhà nƣớc
thực hiện quyền quản lý nhà nƣớc về đất đai ở địa phƣơng theo cấp hành

chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý
đất đai ở các cấp. Các cơ quan này đều là đối tƣợng quản lý trong lĩnh vực đất
đai của các cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến.
Ngoài ra, chủ thể quản lý đất đai còn là các Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp
sử dụng đất mà đƣợc Nhà nƣớc cho phép thay mặt Nhà nƣớc thực hiện quyền
quản lý đất đai. Vì vậy, các tổ chức này đƣợc Nhà nƣớc giao quyền thay mặt
Nhà nƣớc cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu kinh tế đó. Các ban quản lý này là các tổ chức và cũng trở
thành đối tƣợng quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai.
b. Các chủ thể sử dụng đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2013, các chủ thể sử dụng đất đai gồm:
Tổ chức trong nƣớc;
Hộ gia đình; cá nhân trong nƣớc;
Cộng đồng dân cƣ;
Cơ sở tơn giáo;
Tổ chức nƣớc ngồi; cá nhân nƣớc ngồi;
Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi;
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.


1.1.4.2. Đất đai
Đất đai là đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về đất đai. Các cơ quan quản
lý đất đai của bộ máy nhà nƣớc thay mặt Nhà nƣớc quản lý đến từng thửa đất,
từng diện tích đất cụ thể. Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, toàn bộ quỹ đất
của nƣớc ta hiện nay đƣợc phân thành 3 nhóm, trong đó lại chia nhỏ hơn
thành 19 loại nhƣ sau:
 Nhóm đất nơng nghiệp được chia thành 8 loại đất sau:
1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác;

2. Đất trồng cây lâu năm;
3. Đất rừng sản xuất;
4. Đất rừng phòng hộ;
5. Đất rừng đặc dụng;
6. Đất nuôi trồng thủy sản;
7. Đất làm muối;
8. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni,
ni trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo
cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
 Nhóm đất phi nơng nghiệp được chia thành 10 loại đất sau:
1. Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
3. Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
4. Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể
dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác;


5. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thƣơng mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất
phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu
xây dựng, làm đồ gốm;
6. Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng (gồm cảng
hàng không, sân bay, cảng đƣờng thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đƣờng
sắt, hệ thống đƣờng bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi,
giải trí cơng cộng; đất cơng trình năng lƣợng; đất cơng trình bƣu chính, viễn

thơng; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;
7. Đất cơ sở tơn giáo, tín ngƣỡng;
8. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
9. Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng;
10. Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho ngƣời
lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất
nơng nghiệp và đất xây dựng cơng trình khác của ngƣời sử dụng đất khơng
nhằm mục đích kinh doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở;
 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định được
mục đích sử dụng.
 Tất cả 3 nhóm, gồm 19 loại đất trên đều là đối tƣợng của công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai.
1.2. Các công cụ quản lý nhà nƣớc về đất đai
1.2.1. Công cụ pháp luật
- Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu đƣợc của một Nhà nƣớc:
- Pháp luật là cơng cụ duy trì trật tự an tồn xã hội trong lĩnh vực đất đai.


- Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với Nhà nƣớc và các nghĩa vụ khác.
- Pháp luật là cơng cụ mà qua đó Nhà nƣớc bảo đảm sự bình đẳng, cơng
bằng giữa những ngƣời sử dụng đất.
- Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các
chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện có hiệu quả hơn.
Trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có các cơng cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản
lý đất đai cụ thể nhƣ: Hiến pháp, Luật đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, các
nghị định, các quyết định, các thông tƣ, các chỉ thị, các nghị quyết... của Nhà
nƣớc, của Chính phủ, của các bộ, các ngành có liên quan đến đất đai một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý của các cấp, các ngành ở chính
quyền địa phƣơng.[1]
1.2.2. Cơng cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, công cụ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể
thiếu đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Vì vậy, Luật Đất đai năm
2013 quy định "Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật".
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong
việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách
thống nhất trong quản lý nhà nƣớc về đất đai.[1]
1.2.3. Cơng cụ tài chính
Cơng cụ tài chính về quản lý đất đai là việc Nhà nƣớc sử dụng phối hợp
các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai để tác động
đến các chủ thể sử dụng đất nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Tài chính là
công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối
tƣợng sử dụng đất đồng thời kết hợp hài hịa giữa lợi ích của nhà nƣớc và lợi


ích của ngƣời sử dụng đất. Công cụ tài chính chủ yếu đƣợc sử dụng trong
quản lý đất đai hiện nay gồm:
Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
Thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất;
Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp;
Phí trƣớc bạ;
Thu tiền từ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về đất đai .

[1]

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đất đai
- Nhân tố khách quan:

+ Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội;
+ Chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng, thành phố trong việc quản lý
Nhà nƣớc về đất đai;
+ Sự hiểu biết pháp luật của ngƣời sử dụng đất.
- Nhân tố chủ quan:
+ Sự chỉ đạo và cách thức tổ chức triển khai, sự phân công trong việc
thực hiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
+ Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực đất
đai ở các cấp.


Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Thất là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc
thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km, có tọa
độ địa lý từ 20O58’23’’ đến 21O06’10’’ vĩ độ bắc từ 105O27’54’’ đến
105O38’22’’ kinh độ đơng.
Đƣờng ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía Đơng giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.
- Phía đơng nam và nam giáp huyện Quốc Oai, phía tây nam và nam
giáp tỉnh Hịa Bình.
- Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.


Đây là vùng bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng. Nổi tiếng nhất
có chùa Tây Phương ở xã Thạch Xá và cũng là vùng đất có nhiều làng nghề

nhất Hà Nội hiện nay nhƣ xã Chàng Sơn nổi tiếng về nghề làm quạt và đồ
mộc, dệt Hữu Bằng, đan lát Bình Phú, sắt Phùng Xá…Huyện vẫn cịn lƣu giữ
bộ môn nghệ thuật truyền thống múa rối nƣớc. Thạch Thất còn là quê hƣơng
của nhiều danh nhân nhƣ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà viết kịch Tào
Mạt, nhà thơ Bằng Việt, võ sƣ Nguyễn Lộc...
Từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo
Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó,
Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 01/8/2008, Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 19/QĐ-UBND về việc tạm giao
tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung
(trƣớc đây thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hịa Bình) về huyện Thạch Thất
quản lý.
Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 22 xã.
Tổng diện tích của huyện là 187,44 km2.


Bảng 2.1. Đặc điểm diện tích, dân số, số hộ các xã trên địa bàn
huyện Thạch Thất năm 2017

TT



Dân số

Diện tích

Số hộ


(Ngƣời)

(Ha)

(Hộ)

1

n Trung

3.278

1.563,14

795

2

Tân Xã

3.789

849,62

820

3

Cẩm n


4.118

408,79

1.011

4

Liên Quan

4.998

297,62

1.120

5

Hạ Bằng

5.186

711,15

1.200

6

Đồng Trúc


5.194

664,86

1.300

7

Thạch Xá

5.404

335,57

1.250

8

n Bình

5.875

1.662,04

1.330

9

Dị Nậu


6.252

315,83

1.470

10

Thạch Hịa

6.256

3.057,02

1.550

11

Kim Quan

6.382

461,99

1.560

12

Tiến xn


6.606

2.088,13

1.738

13

Hƣơng Ngải

7.195

478,01

1.820

14

Cần Kiệm

7.368

717,34

1.715

15

Lại Thƣợng


7.783

878,34

1.932

16

Bình n

7.805

1.175,91

1.768

17

Đại Đồng

8.014

530,68

2.010

18

Bình Phú


8.080

495,73

1.990

19

Phú Kim

8.265

622,54

1.998

20

Phùng Xá

9.195

465,53

2.160

21

Canh Nậu


11.198

504,82

2.755

22

Hữu Bằng

25.000

186,14

5.952

23

Chàng Sơn

9.000

273,36

2.250

172.241

18.744


41.494

Cộng

Nguồn:Kiểm kê đất đai huyện 31/12/2017 và Niên giám thống kê huyện Thạch Thất năm 2017


×