Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THU THỦY

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG

HÀ NỘI, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội , ngày tháng năm 2020
Tác giả




ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cơ giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã
ln quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................... 5
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ............................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao......................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 5
1.1.2.Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp công nghệ cao .................................11
1.1.3. Nội dung của phát triển phát triển nông nghiệp công nghệ cao ............15

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..19
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ................... 26
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số địa
phương ...................................................................................................................26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạch Thất. .........................................31
1.2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................32
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 36
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất.................. 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................39
3.1.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp..........................................................41
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội huyện Thạch Thất ..........................................................................................44


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 45
2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu. .................................................45
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................45
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................46
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .....................................................47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49
3.1.Thực trạng phát triển ngành trồng trọt trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thạch Thất ........................................................................................ 49
3.1.1.Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp .........................................................49
3.1.2.Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp..................................50
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng
trọt ở huyện Thạch Thất............................................................................... 50
3.2.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn huyện
Thạch Thất ............................................................................................................50

3.2.2. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..................53
3.2.3 Thực trạng ứng dụng CNC trong trồng trọt huyện Thạch Thất .............54
3.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao......................60
3.2.5. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt ............63
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trồng trọt công nghệ caohuyện
Thạch Thất ................................................................................................... 64
3.3.1.Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên .........................................................64
3.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội .............................................................66
3.4. Đánh giá chung tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn huyện Thạch Thất ................................................................................. 68
3.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................68
3.4.2. Những hạn chế và ngun nhân ...............................................................69
3.5. Phân tích SWOT phát triển nơng nghiệp CNC trong trồng trọt huyện
Thạch Thất ................................................................................................... 71


v
3.6. Giải pháp đẩy mạnh phát triển trồng trọt công nghệ cao trên địa bàn
huyện Thạch Thất ........................................................................................ 73
3.6.1. Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn huyện Thạch Thất..........................................................................................73
3.6.2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển trồng trọt công nghệ cao trên địa bàn
huyện Thạch Thất .................................................................................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 41


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt
CNC

Công nghệ cao

GTSX

Giá trị sản xuất

KHCN

Khoa học công nghệ

HTX

Hợp tác xã

TM-DV

Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả sử dụng đất đến năm 2019 ................................................ 37
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện ................... 41
Thạch Thất (2017-2019) ................................................................................. 41
Bảng 2.4. Thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo của huyện ........................................... 43
Bảng 2.5. Dân số và phân bố dân cư ............................................................... 43
Bảng 3.1. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện năm 2019 ............................ 49
Bảng 3.2. Hình thức tổ chức sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Thạch Thất . 50
Bảng 3.3. Phân loại theo nhóm cây trồng tại huyện Thạch Thất .................... 54
Bảng 3.4. Khối lượng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu của
huyện Thạch Thất ............................................................................................ 57
Bảng 3.5. Hiệu quả sản xuất trung bình 1ha/năm ........................................... 63
Bảng 3.6. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên .................. 65
Bảng 3.7. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội ...................... 66
Bảng 3.8. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ...................... 71


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông thôn Việt Nam với trên 70% dân số sinh sống, lao động và làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm khu vực này như lương thực, thực
phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ rất cần cho nền kinh

tế quốc dân, vì vậy nơng nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế
xã hội nước ta. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cịn cho thấy
nơng nghiệp nước ta đã và đang bộc lộ tình trạng lạc hậu, yếu kém và chậm
khắc phục như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đáng kể, việc ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ rất hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém
phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hố khó khăn, tiếp cận thị trường
thấp, an ninh về lương thực chưa đảm bảo, tụt hậu so với thành thị về nhiều
mặt, môi trường bị ô nhiễm, lao động nơng thơn có trình độ thấp và dư thừa,
nhiều vùng có mức sống và dân trí thấp. Cơ sở hạ tầng nhiều nơi cịn kém,
trình độ sản xuất và quản lý còn lạc hậu, quan hệ sản xuất ở nơng thơn chậm
đổi mới… Vì vậy, trong các Nghị quyết của Đảng và gần đây là Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: Phát triển nông nghiệp và nơng thơn theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với
phân công lại lao động ở nông thôn; Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp,
dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển và ngàycàng hiện đại trên cơ sở
các biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, chú trọng phát
triển hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm đường giao thơng thơng suốt đến trung tâm
xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt. Bảo vệ môi
trường sinh thái; Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Để thực hiện được các mục


2
tiêu này thì việc tăng cường ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp là con đường tất yếu.
Huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển
nông nghiệp công nghệ cao (CNC), đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt. Trên địa
bàn Huyện đã hình thành các khu vực trồng cây dược liệu, trơng rau hữu cơ,
trồng hoa theo mơ hình ứng dụng CNC. Trong những năm qua, huyện Thạch

Thất đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC và đã đạt được những kết quả
nhất định. Tuy nhiên trong q trình phát triển nơng nghiệp CNC, huyện cũng
cịn có những hạn chế: Chất lượng nguồn nhân lực cịn nhiều hạn chế. Cơng
tác dồn đổi ruộng đất đã và đang triển khai, xong hiệu quả mang lại chưa thật
sự rõ nét, quy mô ruộng đất cịn nhỏ, manh mún, dẫn đến khó khăn trong việc
hình thành vùng sản xuất hàng hóa cũng như thực hiện cơ giới hóa trong
trồng trọt. Đã và đang hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
tuy nhiên, đa số các vùng sản xuất hàng hóa có quy mơ cịn nhỏ, chưa hình
thành mối liên kết bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ; thị trường tiêu thụ sản
phẩm còn bấp bênh, ảnh hưởng đến sản xuất của điạ phương; Việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, nhất là việc ứng dụng các
biện pháp canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, cơng nghệ trong sản
xuất an tồn thực phẩm, cơng nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu
hoạch cịn hạn chế; Các hình thức liên kết đã xuất hiện trong sản xuất trồng
trọt, xong chưa có liên kết bền vững từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ
sản phẩm. Các HTX dịch vụ nông nghiệp, tổ hợp tác đã và đang hình thành
trong quá trình sản xuất, tuy nhiên các loại hình hoạt động dịch vụ hoạt động
cịn kém và chưa có hiệu quả nhất là dịch vụ tiêu thụ nơng sản cho người dân;
Sản xuấtcịn mang tính tự phát chưa bám sát nhu cầu của thị trường nên đôi
khi sản phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá rẻ; Việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong những năm qua mới chỉ quan tâm nhiều
đến số lượng mà chưa chú ý đến nâng cao chất lượng sản phẩmbằng việc xây


3

dựng các quy trình sản xuất sản phẩm an tồn, sản phẩm sạch nên sản phẩm
chưa xây dựng được thương hiệu, khó tiêu thụ, giá trị khơng cao, chưa gắn kết
chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nên sản phẩm sản xuất cịn trơi
nổi trên thị trường.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp
CNC trên địa bàn huyện, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa
bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội nhằm đề xuất giải pháp phát triển nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
công nghệ cao;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
trên địa bàn huyện Thạch Thất
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp
công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạch Thất.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ
cao trên địa bàn huyện Thạch Thất trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu tình hình phát triển nơng nghiệp cơng
nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực trạng, những
cơ hội, tồn tại, hạn chế trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong


4
trồng trọt trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Cụ thể:
- Ứng dụng công nghệ cao trong lựa chọn giống cây trồng
- Ứng dụng công nghệ cao trong trồng và chăm sóc cây trồng

- Ứng dụng cơng nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản
- Ứng dụng công nghệ cao trong tiêu thụ sản phẩm
* Phạm vi không gian: Các hoạt động phát triển nông nghiệp trên địa
bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
* Phạm vi về thờigian:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2017 đến năm 2019
- Thu thập sốliệu sơ cấp năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- Thực trạng phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn huyện Thạch Thất
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn
huyện Thạch Thất
- Giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn huyện
Thạch Thất
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp CNC
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
(1) Nông nghiệp
Nông nghiệp được xem là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, nơng

nghiệp cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Là ngành sản xuất vật chất cơ
bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng
và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực,
thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành
kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế
kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển (Nguyễn Thị Miền, 2018).
Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được phần thành 2 loại chính:
Nơng nghiệp thuần nơng (truyền thống) và nông nghiệp chuyên sâu (hiện
đại) . Đây thực chất là 2 giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp ở các
nước. Việc phát triển từ nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp
hiện đại là yêu cầu tất yếu của phát triển trong nông nghiệp.
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính
gia đình của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng nghiệp
sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nơng nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo


6
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nơng nghiệp chun sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...(Nguyễn Thị Miền,
2018).
(2). Công nghệ

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Công nghệ là tổng thể các phương tiện kỹ
thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản
xuấtđể tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ”. Công nghệ bao gồm các
khâu: điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thử…, các vấn đề thơng tin,
tư vấn, đào tạo trong q trình áp dụng. Cơng nghệ chính là bản thân những
thao tác, khai thác, chế tạo, vận chuyển, lưu trữ, kiểm tra và là một phần của
quá trình sản xuất chung.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2013) tại Điều 3,
Chương I trong đó xác định: “Cơng nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ
thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Đây là khái niệm mang tính khái quát cao,
tương đối đầy đủ với cách tiếp cận gần với đối tượng nghiên cứu của kinh tế
chính trị học (Quốc Hội, 2013).
Từ những cách diễn đạt, luận giải nêu trên, có thể hiểu: Cơng nghệ là
phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức để ứng dụng
vàosản xuất hay công nghệ là tập hợp các cách thức có phương pháp và được
sử dụng và quá trình sản xuất trong các ngành sản xuất.
(3). Nông nghiệp công nghệ cao
Theo Luật Công nghệ Cao (2008): Cơng nghệ cao là cơng nghệ có hàm
lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ
thành tựu khoa học và cơng nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính


7
năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với mơi trường, có vai trị quan
trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hố
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng
những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp

(cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống
vật ni có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn
vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm
chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp
dụng những thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng
trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng
cao.Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu
thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hịa và thống nhất lợi ích
xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường (Phạm Hữu Nhượng, 2015).
Việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các lĩnh vực
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học và công nghệ
tự động. Việc ứng dụng CNC đã góp phần quan trọng để phát triển nền nông
nghiệp hiện đại, tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi với chất lượng
cao, đồng đều và ổn định.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp CNC là giải
quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp,
đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những
thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định
với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao.


8

Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho
ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi
ích xã hội, kinh tế và sinh thái mơi trường.
Nơng nghiệp CNC là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp

những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, cịn gọi là cơng nghệ caonhằm
nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triểnnông nghiệp
bền vững.
Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nơng nghiệp cơng nghệ
cao bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá
trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động hóa, cơng nghệ thơng
tin, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật ni
năng suất, chất lượng cao...; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ...
cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.
(4). Phát triển
Sự phát triển (development) về nghĩa hẹp, đó là sự mở rộng, khuếch
trương, phát đạt, mở mang của sự vật, hiện tượng, hoặc ý tưởng tư duy trong
đời sống một cách tương đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định. Do đó
sự phát triển khác với sự tăng trưởng. Trước đây đôi khi người ta thường quan
niệm phát triển giống sự tăng trưởng. Hiện nay người ta đã nhận rõ rằng giữa
chúng có tư duy khác nhau, nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia
tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là
tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy để hiển
thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng
nền kinh tế (tính tồn bộ hay tính bình qn theo đầu người) của thời kỳ trước,
đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình quân
trong một giai đoạn (Nguyễn Thị Miền, 2018).


9
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai
đoạn nhất định, sẽ cho tốc độ tăng trưởng, đó là tăng thêm sản lượng nhanh
hay chậm so với thời điểm gốc. Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tỷ lệ phần

trăm thơng qua việc so sánh quy mô của hai thời kỳ. Quy mô của thời kỳ sau
so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Quy mô được
biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng được biểu hiện bằng
số lượng tương đối.
Từ những quan niệm trên cho thấy:
- Sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về khối lượng của cải, vật chất,
dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu (cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ
cấu thành phần và các lĩnh vực cơ cấu cụ thể khác) và đời sống xã hội.
- Tăng trưởng về của cải vật chất và tiến bộ về cơ cấu là hai mặt
có quan hệ vừa phụ thuộc, vừa độc lập tương đối về lượng và chất với nhau.
- Sự phát triển là quá trình tiến hố theo thời gian trước hết do nội lực
của nền kinh tế quyết định. Trong điều kiện hiện tại, kinh tế mở và tồn cầu
hố nền kinh tế, mơi trường kinh doanh (theo nghĩa rộng) ngày càng có tác
động lớn lao đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
(5) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Lịch sử phát triển sản xuất của xã hội đã khẳng định nông nghiệp là
ngành sản xuất quan trọng. Xã hội loài ngươi muốn tồn tại và phát triển trước
hết phải có ăn, mặc và những tư liệu sinh hoạt khác do nơng nghiệp cung cấp.
Ăng ghen đã nói: “Có thực mới vực được đạo, phải làm cho nhân dân ta ngày
càng ấm no… ”. Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ chặt
chẽ, Các-Mác đã nói: “Nói chung nếu như khơng có từng ngành sản xuất thì
cũng khơng có tồn bộ sản xuất, sản xuất bao giờ cùng là ngành sản xuất
riêng biệt, ví dụ trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành thủ công … hoặc sản xuất
là tổng thể các ngành riêng biệt”.


10
Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm
lãnh thổ kinh tế nông thôn, sự phát triển của nó giữ vai trị quyết định trong
kinh tế nơng thơn, kinh tế nơng nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan

có liên quan trong vấn đề phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp là
tiền đề cơ bản để phát triển nơng thơn, vì phát triển nông thôn phải giải quyết
vấn đề lương thực và an tồn thực phẩm. Phát triển nơng nghiệp giải quyết
tăng thu nhập tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho nông thôn, cho công
nghiệp, cho xuất khẩu… Phát triển nông nghiệp thực hiện phân công lại lao
động trong nông thôn làm cơ sỏ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp. Chuyển bớt một lực lượng lao động sang công nghiệp
và các ngành khác. Phát triển nơng nghiệp thực hiện tích luỹ vốn góp phần
phát triển cơng nghiệp và dịch vụ, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp
cũng phát triển. Kinh tế nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm, ngư, nghiệp.
Trong nông nghiệp có ngành trồng trọt và chăn ni. Ngành trồng trọt có cây
lương thực, cây hoa màu, cây cơng nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây thức
ăn gia súc… Ngành chăn ni có chăn ni đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm,
và chăn ni khác: lợn, trâu, bị, dê, gà, vịt, nuôi ong…
Khái niệm phát triển nông nghiệp: Phát triển nơng nghiệp là q trình
biến đổi về số lượng, chất lượng, hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp gắn
liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng bền vững nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện
đại, ứng dụng công nghệ cao.
Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao: là phát
triển nền nông nghiệp dựa trên việc áp dụng những công nghệ mới vào sản
xuất, bao gồm: Cơng nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá


11
trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có năng suất và

chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển
bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ
Ứng dụng CNC trong lĩnh vực trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy
trình cơng nghệ tổng hợp và tự động hóa q trình trồng trọt và thu hoạch các
loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: Giá thể, công nghệ thủy canh,
tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu
hoạch; nghiên cứu phát triển quy trình cơng nghệ thâm canh và quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM); quy trình cơng nghệ sản xuất cây trồng an tồn theo
VietGAP;
- Về chăn ni: Nghiên cứu phát triển quy trình cơng nghệ tổng hợp và
tự động hóa q trình chăn ni quy mơ cơng nghiệp, có sử dụng hệ thống
chuồng kín, hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối
và định lượng thức ăn tại chuồng;
- Về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản: Nghiên cứu phát triển quy
trình cơng nghệ ni thâm canh, ni siêu thâm canh, công nghệ xử lý môi
trường trong nuôi trồng một số lồi thủy sản chủ lực; cơng nghệ tiên tiến
trong đánh bắt hải sản theo hướng hiệu quả và bền vững nguồn lợi.

1.1.2.Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Ở bất kỳ nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo, nơng nghiệp đều
có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền
kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho
con người tồn tại. C.Mác cũng đã khẳng định: Nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu
tối cơ bản của con người. Mặt khác, phần lớn nguyên liệu của các ngành nông
nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác do nơng
nghiệp cung cấp. Vì vậy, sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các


12


sản phẩm tiêu dung này lệ thuộc vào việc cung cấp nguyên liệu của nông
nghiệp. Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp
hố, nơng nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ. Tuỳ theo lợi thế của
mình, mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thu ngoại tệ hay
trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành
khác của nền kinh tế quốc dân.
Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao có ý nghĩa
sau:
Thứ nhất, NNCNC góp phần quan trọng vào tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với việc phát triển NNCNC tạo điều kiện cho các hộ nông dân và
doanh nghiệp tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, điển hình là cơng nghệ
sinh học, cơng nghệ gens; nhiều giống cây trồng, vật ni mới có tính ưu việt,
năng suất cao, các giống cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao
được đưa vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm được. Đồng thời, việc sử dụng cơng nghệ chăm sóc tự động
và bán tự động giúp tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực, tăng năng suất
lao động trong nông nghiệp. Từ kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế
giới như Israel, Trung Quốc, nông nghiệp CNC luôn cho năng suất trong nông
nghiệp cao hơn 10 lần so với nông nghiệp truyền thống.
Bên cạnh đó, các khu nơng nghiệp CNC, vùng nơng nghiệp CNC với
quy mô sản xuất lớn làkết quả của quá trình tích tụ ruộng đất nơng nghiệp.
Cùng với đó là việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp làm giảm
bớt lao động chân tay.
Do đó, lực lượng lao động trong nơng nghiệp theo đó sẽ có xu hướng
giảm, chuyển sang nhóm ngành cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Điều này
tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hố.



13

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, khi phát triển nông nghiệp CNC dẫn
đến tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Điều này làm cho giá trị sản
phẩm nông nghiệp CNC chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với sản phẩm nông
nghiệp truyền thống.
Thứ hai, nông nghiệp CNC góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực
nơng thơn, hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại.
Phát triển nông nghiệp CNC được thực hiện chủ yếu dựa trên sự đột
phá về cơng nghệ sinh học, cơng nghệ chăm sóc, thu hoạch hệ thống nhà lưới,
nhà màng... với quy mô lớn. Với những yêu cầu về kỹ thuật khắt khe, đòi hỏi
người lao động cũng phải có trình độ nhất định. Do đó, những kỹ thuật canh
tác nơng nghiệp theo kiểu truyền thống là khơng cịn khơng phù hợp, khơng
đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới; phải có những cơ chế, chính
sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn. Chính vì thế, khi
NNCNC ngày càng phát triển tạo điều kiện nhân lực nơng thơn có sự thay đổi
về chất.
Nông nghiệp CNC sẽ tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trên
mọi mặt ở nơng thơn, mà sự thay đổi lớn nhất chính là cuộc cách mạng về
trình độ, nhận thức và thói quen sản xuất của người nơng dân. Cuộc cách
mạng này ngồi biểu hiện ở việc trước đây nông dân chiếm số lượng đơng
nhất trong xã hội sang lực lượng chiếm số ít thông qua việc không ngừng
chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp, đặc biệt nó cịn biểu hiện ở việc những
người nơng dân kiểu cũ, chất phác, lạc hậu, bảo thủ được thay thế bằng những
người lao động kiểu mới, có ý thức hiện đại, nắm vững tri thức khoa học - kỹ
thuật, hiểu quy tắc vận hành của nền kinh tế thị trường, chuyển từ lối sản xuất
manh mún, nhỏ lẻ, tự phát sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiệu quả và
gắn với thị trường.
Thứ ba, Nông nghiệp CNC góp phần quan trọng vào việc giải quyết các
vấn đề xãhội ở nông thôn.



14
Do năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao từ việc phát triển
NNCNC; thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Từ đó, giảm dần
khoảng cách thu nhập giữa nơng thơn và thành thị.
Bên cạnh đó, mơ hình liên kết giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã
hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo khơng ít việc làm cho
người lao động ở khu vực nông thôn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
này.
Thứ tư, Nơng nghiệp CNC góp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc tế
trong nông nghiệp của Việt Nam.
Ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ bao hàm quan hệ
thương mại hàng hóa và đầu tư, mà còn bao hàm các hoạt động hợp tác khoa
học và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của các bên hữu
quan. Ngay trong quan hệ trao đổi hàng hóa và đầu tư cũng đã chứa đựng sự
chuyển giao và phát triển khoa học và công nghệ. Phát triển nền nơng nghiệp
CNC vừa góp phần khai thác tiềm năng lợi thế nông nghiệp Việt Nam đồng
thời cũng góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, q trình hội nhập đã tạo điều kiện cho ngành nông
nghiệp tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), nâng cao
năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh nông, lâm, thủy sản và tăng cường
hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an tồn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, sự gia
tăng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và doanh nghiệp nước ngồi đã tạo
sức ép tích cực lên doanh nghiệp và các nhà sản xuất. Việc cải tiến KHCN,
đầu tư phát triển sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản
xuất, giúp nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng
suất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và tiêu chuẩn chất lượng
của các thị trường tiêu dùng khó tính. Nhiều kỹ thuật tiên tiến và các tiêu
chuẩn kỹ thuật như VietGAP, ISO, HACCP… trong lĩnh vực sản xuất giống



15
cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã và đang được áp dụng
tại Việt Nam.
Các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực
vật của Việt Nam có tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế tham chiếu ngày
càng tăng.
Thứ năm, nơng nghiệp CNC góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi
sạch, không chứa mầm bệnh, có khả năng sống sót trong điều kiện khắc
nghiệt vừa giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học, góp phần
bảo vệ mơi trường vừa tăng khả năng chống đỡ với tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu. Hơn nữa, việc sử dụng các vật tư trong sản xuất nơng nghiệp có
tính sinh học (phân bón hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh bằng biện pháp sinh
học...) cịn góp phần bồi dưỡng, tái tạo các tài ngun nông nghiệp một cách
hợp lý như cải thiện cấu trúc, độ phì của đất, tạo sự cân bằng về sinh thái, sản
xuất nông nghiệp thường thải ra những phế phẩm gây tác động xấu tới mơi
trường (phân và khí thải trong chăn nuôi). Với việc ứng dụng công nghệ sinh
học, những phế phẩm này được làm sạch khi thải ra môi trường hoặc được tận
dụng để tạo ra những sản phẩm có ích, từ đó góp phần bảo vệ mơi trường.

1.1.3. Nội dung của phát triển phát triển nông nghiệp công nghệ cao
1.1.3.1. Ứng dụng công nghệ cao trong trồng và chăm sóc cây trồng
Hình thức canh tác nơng nghiệp cơng nghệ cao là những mơ hình sản
xuất ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong nông nghiệp nhưng chủ yếu tập
trung vào khâu sản xuất. Ở mơ hình này thường ứng dụng các kỹ thuật canh
tác hiện đại như:
- Kỹ thuật trồng cây không cần đất là phương pháp nhân tạo cung cấp
giá đỡ cho cây, thay thế vai trò của đất, chủ động cung cấp thức ăn cho cây

trồng thông qua dung dịch dinh dưỡng.


16
Kỹ thuật trồng cây khơng cần đất có các ưu điểm bệnh hại cây trồng ít
phát triển, khơng phải khử trùng đất, ít phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi
phí; đảm bảo sản phẩm sạch do khơng nhiễm dư lượng chất hóa học và kim
loại nặng. Cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây;
chủ động điều chỉnh pH của môi trường, tiết kiệm được phân bón và nước.
Chủ động được thời vụ, chủ động được cơng tác phịng trừ dịch bệnh;
cơng tác chăm sóc và thu hái dễ dàng. Sử dụng được các loại đất cằn cỗi làm
giá thể cây trồng như cát, sỏi. Trồng cây không cần đất là một trong những
cách để tiến hành sản xuất nông sản sạch. Kỹ thuật trồng cây khơng cần đất
gồm có các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thủy canh là một trong những kỹ thuật trồng cây khơng
cần đất; trong đó, cây trồng được trồng trực tiếp vào dung dịch chất dinh
dưỡng, đây chính là một kỹ thuật tiến bộ của nghề làm nông hiện nay. Việc
lựa chọn môi trường tự nhiên thích hợp cho cây trồng phát triển chính là việc
sử dụng những chất dinh dưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng.
Trồng cây bằng phương pháp thủy canh có ưu điểm có khả năng thích
nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau; giảm bớt sức lao động do
không phải làm đất, tưới nước, cày bừa, nhổ cỏ, người già, trẻ em đều có thể
tham gia; năng suất cao do có thể canh tác được nhiều vụ trong năm; sảnphẩm
hoàn toàn sạch, chất lượng cao. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có
những hạn chế như chỉ áp dụng cho các loại rau quả, hoa ngắn ngày, giá thành
khá cao, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao. Có 3 loại hệ thống thủy canh đang được
sử dụng trên thế giới hiện nay là: hệ thống thủy canh không hồi lưu, thủy canh
hồi lưu, thủy canh màng mỏng dinh dưỡng NFT (Nutrien Film Technique).
- Phương pháp khí canh là một phương pháp cải tiến của phương pháp

thủy canh; là phương pháp mà rễ cây không được nhúng trực tiếp vào dung


17
dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun sương định kỳ, nhờ vậy đã
tiết kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa.
- Kỹ thuật trồng cây trên giá thể là kỹ thuật mà cây được trồng trên các
loại giá thể và được cung cấp chất dinh dưỡng thơng qua dung dịch tưới lên
giá thể. Có nhiều loại giá thể như: cát, sỏi, than bùn, dăm bào, vỏ trấu, bã mía;
giá thể vừa là vật đỡ cây vừa lưu giữ một phần nước, chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây trồng. Với kỹ thuật trồng cây trên giá thể có những thuận lợi sau:
cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng; kiểm soát được độ ẩm và chất dinh
dưỡng; lợi thế trong việc khử trùng và dễ dàng thay thế giá thể giữa các thời
kỳ; tiết kiệm được không gian sản xuất và nước do được tái sử dụng. Bên
cạnh đó, kỹ thuật này cũng có những hạn chế là khả năng lưu trữ chất dinh
dưỡng thấp do khối lượng bộ rễ ít, khó kiểm sốt độ pH.
- Kỹ thuật trồng cây có mái che
+ Nhà kính:
Nhà kính (Green House) là nhà trồng cây được bao quanh bởi những
tấm kính hay các vật liệu trong suốt như ny-lon, tấm nhựa trong PE… dùng
để
trồng hoặc tạo giống cây xanh như: hoa, rau, cây ăn quả. Nhà kính là phương
án giúpngười SX tạo ra kiểu “tiểu khí hậu” như mong muốn, phù hợp với điều
kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đây là một trong những phương
pháp tối ưu cho việc thâm canh cây trồng nhằm tạo ra những nơng sản hàng
hóa có giá trị cao.
+ Nhà lưới:
Nhà lưới là một kỹ thuật bảo vệ nhằm làm giảm sự tác động của tự
nhiên lên SP NN như mưa đá, côn trùng gây hại, tiết kiệm khoảng 30% lượng
nước tưới… Các loại cây thường trồng trong nhà lưới là rau quả ngắn ngày,

hoa, cây cảnh…. Có hai loại nhà lưới là nhà lưới kín và nhà lưới hở.
+ Kỹ thuật trồng cây ngồi đồng ứng dụng cơng nghệ cao


×