Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh của những thói quen pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.6 KB, 5 trang )

Bệnh của những thói quen

Nên khám sớm khi phát hiện triệu chứng của bệnh
Ung thư khoang miệng là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở
Việt Nam. Thói quen hút thuốc lá, uống rượu và thiếu vệ sinh răng miệng là các
nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
Nhai trầu
Ung thư khoang miệng là từ dùng để chỉ các bệnh lý ác tính của vùng niêm
mạc bao phủ khoang miệng, bao gồm môi, 2/3 trước lưỡi mặt trong của má, hàm
ếch (nằm phía trên lưỡi), sâu miệng (nằm phía dưới lưỡi) và lợi. Thường gặp hơn
cả là ung thư lưỡi, ung thư niêm mạc má và ung thư môi.
Sở dĩ trong những năm trước đây, tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh này khá
cao (nghiên cứu năm 2000 cho thấy, cứ 100.000 người thì có 3,5 nữ và 2,7 nam
giới mắc bệnh) là bởi vì chúng ta có thói quen ăn trầu, đặc biệt là đối với người
dân ở vùng nông thôn.
Nhai trầu được coi là một yếu tố có nguy cơ gây ung thư khoang miệng với
các thành phần chính là lá trầu, miếng cau (khô hoặc tươi), vôi và thuốc lá, các
nghiên cứu khoa học cho biết, các chiết xuất từ cau Alka loides
(Arecoline Arecaidine) có khả năng gây ung thư. Hàm lượng các chất này ở
cau khô cao hơn ở cau tươi. Trong thành phần của vôi cũng có chứa Anilin - một
chất có khả năng gây ung thư (hàm lượng Anilin của vôi đỏ nhiều hơn vôi trắng).
Các Nitrosaminess trong thuốc lá cũng là các chất gây ung thư.
Hút thuốc
Đã từ lâu, thuốc lá được coi là cội nguồn hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp và đặc biệt là bệnh ung thư. Nhiều
khảo sát về tình trạng hút thuốc lá ở trong nước hay nước ngoài đều khẳng định,
thuốc lá chính là nguy cơ gây nên ung thư vùng khoang miệng.
Như nói ở trên, các Nitrosamines đóng vai trò quan trọng trong việc “gây
họa” này: Một người nếu mỗi ngày hút 15 điếu thuốc lá, kéo dài trong 20 năm thì
nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn 5 lần so với người không hút thuốc
lá. Điều nguy hiểm là những nguy cơ này có thể đe dọa cả những người không hút


thuốc lá, phải hít khói thuốc một cách thụ động.
Uống rượu

Khi uống rượu, nhất là các loại rượu mạnh (nồng độ cồn cao), bạn sẽ bị
bỏng niêm mạc miệng. Điều này ai cũng có thể nhận biết ngay trong lúc uống
rượu. Nếu để quá trình này kéo dài thì sẽ dẫn đến tổn thương biến đổi niêm mạc
miệng. Các tổn thương này tiến triển đến một mức độ nào đó thì sẽ trở thành ung
thư. Nguy cơ này tăng lên rất nhiều ở người vừa nghiện rượu, vừa nghiện thuốc lá.
Ở bẩn
Rõ ràng, từ trước đến nay, việc vệ sinh răng miệng chưa thực sự được tất cả
mọi người quan tâm, nhất là những người sống ở vùng nông thôn. Còn những
người ở thành phố thì dù có ý thức vệ sinh răng miệng, nhưng thường thì vẫn
không biết cách chải răng sao cho đúng. Không chải răng hoặc chải răng không
đúng cách sẽ đem đến rất nhiều hệ lụy, ví dụ như viêm quanh răng kéo dài, bị cao
răng, răng mẻ, răng sâu… Tình trạng này kéo dài sẽ làm biến đổi cấu trúc niêm
mạc miệng dẫn đến dị sản, loạn sản và ung thư.
Có thể ngăn ngừa
Ung thư khoang miệng là các loại ung thư có triệu chứng tương đối rõ rệt,
bản thân người bệnh có thể sớm nhận biết. Những loại ung thư này thường xuất
hiện trên một tổn thương đã có trước.
Tại những tổn thương này thường có sự biến đổi cấu trúc niêm mạc, từ đó
ung thư dễ xảy ra hơn so với niêm mạc bình thường. Đây có thể coi là biểu hiện
sớm của bệnh (tình trạng tiền ung thư).
Hay xuất hiện nhất là những mảng bất thường đột ngột xuất hiện trong
miệng. Mảng này được gọi là mảng bạch sản nếu có màu trắng nhạt, ranh giới có
thể rõ hoặc không rõ, sùi hoặc phẳng, không mất khi gạt, thường nằm ở mặt trong
má, lưỡi, lợi; được gọi là mảng hồng sản khi các mảng này có màu đỏ hoặc hồng.
Khi có các bất thường trên tồn tại trên hai tuần, nên tìm đến bác sĩ chuyên
khoa ung thư hoặc các bác sĩ tai - mũi - họng, răng hàm mặt để khám xác định
bệnh.



×