Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Hệ sinh thái khởi nghiệp tại việt nam và một số cường quốc khởi nghiệp tại châu á kinh nghiệm và kiến nghị dành cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
CƯỜNG QUỐC KHỞI NGHIỆP TẠI CHÂU Á: KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ
DÀNH CHO VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn:

TS.Hoàng Thị Bảo Thoa

Sinh viên:

Hoàng Đức Ninh

MSV:

17050634

Lớp:

QH2017 E KTQT CLC1

Hà Nội, tháng 11 năm 2020


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP CỦA SINGAPORE VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM”
Giảng viên hướng dẫn:

TS.Hoàng Thị Bảo Thoa

Giảng viên phản biện:
Sinh viên:

Hoàng Đức Ninh

MSV:

17050634

Lớp:

QH2017E KTQT CLC1

Hà Nội, tháng 11 năm 2020


2

Lời cảm ơn
Để có thể thực hiện được bài khóa luận này, trước hết em xin cảm ơn các thầy cơ khơng

chỉ trong khoa kinh tế quốc tế và cịn các thầy cô khác ở trường Đại Học Kinh Tế ĐHQGHN. Cảm ơn sự chỉ dạy của các thầy cô trong 4 năm học vừa qua đã giúp đỡ em
trên con đường học tập của mình.
Bài khóa luận này được sự giúp đỡ rất nhiều từ cơ Hồng Thị Bảo Thoa, cơ đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình làm bài. Cảm ơn cơ vì sự giúp đỡ và động lực cơ
đã mang lại để e có thể hồn thành bài khóa luận này.
Mặc dù bản thân em đã cố gắng hoàn thành bài viết, nhưng chắc hẳn bài viết còn rất
nhiều lỗi sai và chưa đạt được mức độ học thuật cao do bản thân còn thiếu kinh nghiệm
và kiến thức. Hy vọng thầy cơ có thể góp ý thêm cho bài viết của em để hoàn thiện hơn
nữa bài viết.
Em xin chân thành cảm hơn và hy vọng có thể gặp lại thầy cơ trong tương lai.

Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Người thực hiện
Hoàng Đức Ninh


3

Mục lục
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. 6
Mở đầu ............................................................................................................................. 7
1. Tính cấp thiết: ...................................................................................................... 7
2. Tổng quan tài liệu: ............................................................................................... 9
2.1 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ .................................... 10
2.2 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Hồng Kông ............................. 11
2.3 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore ................................ 11
2.4 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ................................ 12
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 15

6. Những đóng góp của khóa luận: ....................................................................... 15
7. Kết cấu bài nghiên cứu:........................................................................................ 15
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI KHỞI
NGHIỆP ......................................................................................................................... 16
1.1 Khởi nghiệp: ........................................................................................................ 16
1.1.1 Khái niệm: ...................................................................................................... 16
1.1.2 Đặc điểm của khởi nghiệp: ............................................................................. 17
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của khởi nghiệp: ...................................................... 17
1.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp .................................................................................... 19
1.2.1 Khái niệm: ...................................................................................................... 19
1.2.2 Đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp .......................................................... 21
1.2.3 Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp............................................................... 24
1.2.4 Các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ................................................. 24
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI MỘT SỐ CƯỜNG QUỐC KHỞI
NGHIỆP Ở CHÂU Á ..................................................................................................... 31
2.1 Ấn Độ ................................................................................................................... 31
2.1.1 Giới thiệu chung về hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ ........................................ 31


4

2.1.2 Các yếu tố quan trọng thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ ...................... 32
2.1.2.1 Chính sách của Chính phủ ........................................................................... 32
2.1.2.2 Hỗ trợ khởi nghiệp theo vùng địa lý ........................................................... 35
2.1.2.3 Tập trung vào phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ............................ 36
2.2 Hồng Kông ........................................................................................................... 39
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ sinh thái khởi nghiệp Hồng Kông ................................ 39
2.2.2 Các yếu tố quan trọng thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Hồng Kông .............. 40
2.2.2.1 Chính sách của chính phủ ............................................................................ 40
2.2.2.2 Tập trung vào các lĩnh vực năng suất cao ................................................... 43

2.3 Singapore ............................................................................................................. 44
2.3.1 Giới thiệu chung về hệ sinh thái khởi nghiệp .................................................... 44
2.3.2 Các yêu tố quan trọng thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Singapore ........... 44
2.3.2.1 Chính sách của Chính phủ ........................................................................... 44
2.3.2.2 Tập trung đầu tư vào giáo dục, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao . 47
CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ............................ 49
3.1 Giới thiệu chung hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ...................................... 49
3.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ........... 50
3.2.1 Khung pháp luật và chính sách ...................................................................... 50
3.2.2 Các nguồn hỗ trợ từ thị trường ....................................................................... 51
3.2.3 Nguồn nhân lực và thị trường trong nước ...................................................... 54
3.2.4 Chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp. .................................................... 56
CHƯƠNG IV: BÀI KINH NGHIỆM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HỆ SINH
THÁI KHỞI NGHIỆP DÀNH CHO VIỆT NAM ......................................................... 58
4.1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 58
4.1.1 Nhận thức được tầm quan trọng của Chính Phủ trong phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp .............................................................................................................. 58
4.1.2 Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp. ......................... 58
4.1.3 Nhận thức được tầm quan trọng của vườn ươm và các tổ chức hỗ trợ khởi
nghiệp. ..................................................................................................................... 59


5

4.1.4 Tập trung vào phát triển các lĩnh vực công nghệ và hiệu quả cao ................. 60
4.2 Kiến nghị với phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam .......................... 61
4.2.1 Đối với Chính Phủ .......................................................................................... 61
4.2.2 Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ................................................................. 65
Kết luận .......................................................................................................................... 68
Danh mục tài liệu tham khảo: ........................................................................................ 69



6

Danh mục viết tắt
ĐMST
ASEAN
SHTT
Co-founder
Co-working
SIDBI

OECD

IPP

FDI
ODA
VMI
CED
EVFTA

SMEDF

R&D
AI
SMUHK
IRD
Cyberport
HKTDC SME


Đổi mới sáng tạo
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
Sở hữu trí tuệ
Nhà sáng lập (Organizational founder)
Làm việc chung
Ngân hàng phát triển công nghiệp nhỏ của
Ấn Độ (Small Industries Development
Bank of India)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organization for Economic Cooperation
and Development)
Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo
Việt Nam – Phần Lan (Innovation
Partnership Program)
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (Foreign
Direct Investment)
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance)
Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam
(Vietnam Mentors Initiative)
Trung tâm phát triển khởi nghiệp (Center
for Entrepreneurship Development)
Hiệp định thương mại tự do Liên minh
châu Âu-Việt Nam (European-Vietnam
Free Trade Agreement)
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Small
&

Medium
Enterprise
Development Fund)
Nghiên cứu và phát triển (Research &
Development)
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
Start Me Up Hong Kong
Cục doanh thu nội địa hồng kông (Inland
Revenue Department)
Một trung tâm thương mại tại Hồng Kông
Hội đồng phát triển thương mại các công
ty vừa và nhỏ Hồng Kông


7

VAT

Thuế giá trị gia tăng (Value-Added Tax)

CNTT
WB

Công nghệ thông tin
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Mở đầu

1. Tính cấp thiết:
Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam đặc biệt là đối
với giới trẻ, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với việc tham gia vào

hàng loạt các hiệp ước kinh tế thế giới của Việt Nam. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo
sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng
đồng và xã hội.Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng khởi nghiệp mới mẻ và tài
năng, chỉ trong vòng 2 năm, Việt Nam đã phát triển từ một hệ sinh thái khởi nghiệp non
trẻ và yếu ớt, đứng áp chót trong số 6 quốc gia lớn nhất ASEAN lên vị trí thứ 3, chỉ sau
Indonesia và Singapore. Lượng vốn đầu tư và số lượng giao dịch công nghệ được thực
hiện đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn nửa đầu năm 2017 cuối năm 2019.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam được đánh giá đang ở những giai đoạn đầu của
cấp độ 3 (hệ sinh thái đang phát triển) về văn hóa khởi nghiệp, cũng như về mật độ khởi
nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Cấp độ 2 (hệ sinh thái nền tảng) về chính sách
nhà nước, môi trường pháp lý cũng như về nhân lực cho khởi nghiệp. Hiện tại, cơ chế
chính sách khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cơ chế gọi vốn cộng
đồng của Việt Nam đến năm 2020 đã và đang dần được hoàn thiện.
Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới, khởi nghiệp có thể phân ra hai loại là khởi
nghiệp truyền thống và khởi nghiệp sáng tạo đổi mới sáng tạo (KNĐMST) , trong đó
KNĐMST được coi là hình thức khởi nghiệp mang lại sự phát triển và tiềm lực kinh tế
mạnh hơn cho nền kinh tế, thực tế tại Việt Nam và các nước trên thế giới đã chứng minh
điều đó. Tuy nhiên, các chỉ số về khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam vẫn còn đứng sau
nhiều nước cả trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Ấn độ... Đi liền đó là cơ


8

chế chính sách vẫn chưa thực làm điểm tựa vững mạnh cho hoạt động khởi nghiệp. Thêm
vào đó, hệ sinh thái khởi nghiệp còn quá non trẻ và đang trên đà phát triển, các nguồn
vốn đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp còn chưa thực sự nhiều. Cụ thể:
Thứ nhất, thiếu chính sách ưu tiên cho khởi nghiệp và khởi nghiệp ĐMST. Chính
sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa đủ mạnh, cụ thể là tình trạng
được đánh giá là “Doanh nghiệp vẫn tự bơi” cho thấy sự yếu ớt trong khả năng thúc đẩy

từ các chính sách. Các doanh nghiệp FDI chưa lan tỏa, cắm rễ sâu vào kinh tế địa
phương. Có thể nhận định, cộng đồng Starup ở Việt Nam chưa thật sự được ưu tiên. Thí
dụ: Thực trạng tại Việt Nam cho thấy mặc dù có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt
động đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST, tuy nhiên, hầu hết là các quỹ nước ngồi, chỉ có
văn phịng đại diện tại Việt Nam. Điều này cần suy nghĩ từ góc nhìn chính sách. Nếu
khơng xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, tạo mơi trường hấp dẫn thì các nhà đầu tư
mạo hiểm nước ngồi sẽ khơng lựa chọn Việt Nam mà thay vào đó là các nước khác ở
khu vực Đơng Nam Á. Ngồi ra, các Start-up trong nước có thể sẽ ra nước ngồi để lập
nghiệp.
Thứ hai, thủ tục chưa phù hợp đặc thù của khởi nghiệp ĐMST. Việc xin xác nhận
sở hữu trí tuệ (SHTT) hoặc bản quyền cũng tốn thời gian, mà xin tại nước ngồi thì ít
được cơng nhận. Vấn đề bảo hộ quyền SHTT rất quan trọng đối với doanh nghiệp khởi
nghiệp ĐMST. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các thủ tục đăng ký bảo hộ SHTT còn
đòi hỏi rất nhiều thời gian, mà khơng có hiệu quả cao, việc bảo hộ kém (rất nhiều trường
hợp đăng ký rồi mà khi có các đơn vị nhái hoặc thậm chí ăn cắp trí tuệ để thương mại
thì cơ quan chức năng cũng khơng hành động tích cực). Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải
tốn công sức tự tạo rào cản công nghệ để cạnh tranh.
Thứ ba, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST còn nhiều hạn chế. Mặc dù thực trạng khởi
nghiệp ở Việt Nam năm 2019 có nhiều cải thiện giúp cho tỷ lệ người tham gia khởi sự
kinh doanh đã tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỉ số mà Việt Nam kém xa so với các
nước cùng trình độ phát triển kinh tế và các nước trong khu vực, trong đó phải kể đến


9

như: sự lo sợ thất bại trong kinh doanh, khả năng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và
yếu tố đổi mới sáng tạo trong kinh doanh... Trong khi đó, những điểm yếu của hệ sinh
thái khởi nghiệp ở Việt Nam như Chương trình hỗ trợ của Chính phủ, Chuyển giao cơng
nghệ, Chính sách của Chính phủ,... vẫn khơng được cải thiện nhiều so với các năm trước.
Tâm lý chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST cho rằng: các đơn vị nhà nước

thực hiện công việc chậm chạp, thủ tục “nhiêu khê” và kém hiệu quả.
Việt Nam là một nước đang phát triển, được đánh giá là môi trường hấp dẫn cho các
cơng ty khởi nghiệp. Mặc dù chính phủ đã dành sự quan tâm và đưa ra các biện pháp,
chính sách để thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, song đều chưa
thực sự hiệu quả. Vậy những yếu tố nào là quan trọng thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái
của một quốc gia, để trả lời câu hỏi này chúng ta cần nhìn vào những hệ sinh thái đi trước
để học hỏi từ họ.
Ấn Độ, Hồng Kông và Singapore đều là những hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu
Châu Á, mặc dù không cho nhiều lợi thế từ vị trí địa lý và thị trường như Trung Quốc,
một cường quốc khởi nghiệp khác ở Châu Á, nhưng các quốc gia này đã phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp của mình một cách mạnh mẽ nhờ vào các yếu tố nhân tạo, các
chính sách và đường lối phát triển đúng đắn, từ đó phát triển thành những nền kinh tế
mạnh mẽ trên thế giới.
Việt nam và ba quốc gia trên có nhiều điểm tương đồng vậy nên Việt Nam có thể
học hỏi những kinh nghiệm đi trước từ những quốc gia thành công trong xây dựng hệ
sinh thái khởi nghiệp này.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ không đề cập đến những yếu tố tác động lên hệ
sinh thái tự nhiên như văn hóa, vị trí địa lí, thị trường…, thay vào đó sẽ tập trung làm rõ
một số tác động tích cực tiêu biểu do con người thúc đẩy và tạo ra.
2. Tổng quan tài liệu:
Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tham khảo nhiều tài liệu và nguồn số liệu trong
và ngồi nước để có một cái nhìn tổng quan và đa chiều nhất về đề tài.


10

2.1 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ
Đầu tiên phải kể đến báo cáo “Indian Start-Up Ecosystem Report” của Nasscom.
Đây là chuỗi báo cáo định kỳ hàng năm về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Ấn Độ, thơng qua
đó cho người đọc thấy rõ được tình hình khởi nghiệp ở Ấn Độ qua các năm, báo cáo có

sự nghiên cứu sâu của tổ chức Nasscom về thị trường Ấn Độ nên cung cấp rất chi tiết
các thông tin về xu hướng, thực trạng về hệ sinh thái này. Đây được xem là nguồn tài
liệu quan trọng giúp cho tác giả có cái nhìn về cả vĩ mô và vi mô trong hệ sinh thái khởi
nghiệp Ấn Độ.
Bài nghiên cứu “ The Indian Startup Ecosystem” của tổ chức đầu tư và thương mại
Flander phân tích về hệ sinh thái khởi nghiệp ấn độ qua các làn sóng khởi nghiệp từ giai
đoạn cuối thế kỷ XX đến nay. Bài viết đã nêu ra được một số lý do thúc đẩy hệ sinh thái
khởi nghiệp của Ấn Độ, đặc biệt nhấn mạnh vào tác động của các chính sách đến từ
chính phủ đã tác động tích cực đến khởi nghiệp và phát triển thị trường.
Tiếp theo là bài nghiên cứu “A Study on Startup Ecosystem in India” của tác giả P.
Premkumar và các cộng sự. Bài nghiên cứu đi sâu vào phân tích hệ sinh thái khởi nghiệp
ở Ấn Độ trong giai đoạn từ 2014, trong đó phân tích sâu vào các ngành, nghề có sức ảnh
hưởng và nổi bật trong hoạt động khởi nghiệp. Bài viết còn chỉ ra số liệu cụ thể, phân
tích theo từng vùng địa lý, sự ảnh hưởng của các tập đoàn lớn và số liệu chi tiết về từng
khía cạnh phân tích.
Thứ tư là nghiên cứu “The Indian Startup Ecosystem: Drivers, Challenges and
Pillars of Support”. Bài nghiên cứu phân tích được thực trạng tình hình và phương hướng
phát triển của các start-up tại Ấn Độ, cũng như phân tích một số nền tảng phát triển,
nguyên nhân thành công của hệ sinh thái nước này. Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra
những thách thức và Ấn Độ gặp phải, mặc dù chưa phân tích sâu về các thách thức đó.
Cuối cùng trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng có tham khảo các báo quốc tế về
tình hình phát triển các start-up của Ấn Độ trong thời gian vừa qua. Đây cũng được xem
là nguồn tư liệu quan trọng trong việc cung cấp tầm nhìn tổng thể về hệ sinh thái khởi


11

nghiệp nước này thơng qua đánh giá của nhiều phía khác nhau. Các bài báo, báo cáo
quốc tế và các bài nghiên cứu khác được tác giả tham khảo sẽ được liệt kê dưới phần tài
liệu tham khảo.

2.2 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Hồng Kông
Thứ nhất là chuỗi các báo cáo và nghiên cứu của tổ chức InvestHK, đây là một tổ
chức thuộc chính phủ Hồng Kông phụ trách các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái khởi
nghiệp tại quốc gia này. Chuỗi các báo cáo này khơng chỉ phân tích chi tiết về tình hình
hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hồng Kơng mà còn thống kê số liệu về khởi nghiệp tại đây
qua các năm. Đây là nguồn tài liệu quan trọng trong việc giúp tác giả tiếp cận để nghiên
cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp ở quốc gia này.
Thứ hai là bài nghiên cứu “ A Study of Startups in Hong Kong” của Paul S. N. Lee
và cộng sự. Bằng cách nghiên cứu và xem xét các yếu tố góp phần vào thành công của
ba công ty khởi nghiệp kỳ lân lại Hồng Kông là Welab, Sensetime và GoGoVan, bài viết
chỉ ra tầm quan trọng của các nguồn vốn, công nghệ, lĩnh vực khởi nghiệp trong việc
thúc đẩy sự thành công cho một cơng ty khởi nghiệp ĐMST. Từ đó đưa ra các kinh
nghiệm trong việc thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp như những chính sách
hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức vườn ươm.
Tiếp theo là một chuỗi báo cáo và nghiên cứu khác của tổ chức SMUHK (Start Me
Up Hong Kong), đây cũng là một tổ chức phụ trách các vấn đề khởi nghiệp thuộc chính
phủ được sự bảo trợ và liên kết chặt chẽ của InvestHK. Chuỗi các báo cáo và nghiên cứu
này khơng chỉ nêu ra thực trạng về tình hình hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hồng Kơng mà
cịn phân tích sâu vào từng ngành nghề, lĩnh vực khởi nghiệp tại đây.
2.3 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore
Đầu tiên là bài nghiên cứu “Role of Public Science in Fostering the Innovation and
Startup Ecosystem in Singapore” của tác giả Sarah Cheah và cộng sự, bài nghiên cứu
giới thiệu một cách toàn cảnh về hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore với nhiều thành
phần được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Đồng thời, nhấn mạnh lý do thành công


12

lớn nhất trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là chiến lược phát triển của chính
phủ, trong đó tiêu biểu là 3 chiến lược: phương pháp đã tăng tốc đổi mới; hoạt động kinh

doanh và định hình hệ sinh thái đã phát triển.
Tiếp theo là báo cáo “Hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo ở Singapore” của bộ khoa
học và công nghệ năm 2017, bài báo cáo đưa ra cái nhìn theo chiều sâu về hệ sinh thái
khởi nghiệp tại Singapore, trong đó nhấn mạnh các nhân tố quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đó là chính sách chính phủ, khung pháp luật,
trung tâm hỗ trợ, nguồn nhân lực…
Thứ ba là bài nghiên cứu “ Singapore start-up ecosystem & entrepreneur toolbox”
của tác giả Arnaul Bonzom, bài viết đưa ra sự phân tích về hệ sinh thái khởi nghiệp tại
Singapore với số liệu cụ thể, sự hiểu biết của tác giả trong việc nêu lên quá trình hình
thành và hoạt động của một doanh nghiệp khởi nghiệ, đồng thời cung cấp một danh sách
rộng rãi, về từng nhân tố khác nhau và cơ sở hạ tầng, các tổ chức hỗ trợ cho các cơng ty
khởi nghiệp của Singapore.
Ngồi ra trong bài nghiên cứu còn tham khảo nhiều bài báo cáo, báo mạng cả trong
nước và nước ngoài về Singapore của các tổ chức có uy tín sẽ được đánh trong phần tài
liệu tham khảo.
2.4 Những tài liệu về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam
Đầu tiên là bài nghiên cứu “Development of Startup Ecosystem in Vietnam in the
context of the Fourth Industrial Revolution” của tác giả Nguyễn Quốc Cường và cộng
sự của mình. Bài viết đưa ra các đánh giá của nhóm tác giả về hệ sinh thái Việt Nam
trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 xảy ra. Trong đó bài viết chỉ ra được các xu hướng
các start-up trong các ngành công nghệ, cho thấy hệ sinh thái Việt Nam cũng đang chạy
theo xu hướng của thời đại công nghệ mới và sự tăng trưởng của số lượng các start-up
các năm gần đây chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố như nhân lực, chính sách, từ đó
đưa ra xác phương hướng giải pháp cho doanh nghiệp khởi nghiệp.


13

Tiếp theo là bài báo cáo “Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn Trưởng

được thực hiện vào năm 2018, đã đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam và phân tích tác động của những chính
sách hiện có đối với sự phát triển của start-up. Bài viết thành công khi đưa ra cái nhìn
tổng quát về khái niệm và đặc điểm, vai trò của khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam qua
nhiều khía cạnh và nhiều quan điểm. Từ những tổng hợp về tình hình thực tiễn và khó
khăn của chính sách khởi nghiệp của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra nhiều bất cập và đưa ra
giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Bài viết
hạn chế ở điểm chưa có giải pháp nào cho các start-up về việc thực hiện hiệu quả các
chính sách đã được đề ra của Chính phủ.
Thứ ba là bài báo cáo “Tại sao hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn chưa bứt
phá?” của Vietcetere nêu lên những bất cập và khó khăn của hệ thống khởi nghiệp tại
Việt Nam. Cụ thể như tình trạng bão hịa thơng tin trong hệ sinh thái. Hậu quả là khi các
nhà đầu tư đi tìm start-up có tiềm năng để rót vốn, họ chùn bước trước lượng thơng tin
tràn lan. Rất khó để kiểm duyệt và chọn lựa giữa những luồng thông tin này. Đồng thời,
tác giả chỉ ra vướng mắc lớn nhất cản trở cộng đồng khởi nghiệp Việt đó chính là hệ
thống pháp lý cịn chậm chạp và phức tạp, làm tiêu tốn thời gian của các nhà khởi nghiệp.
Hệ thống khởi nghiệp rời rạc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc các tài nguyên
đang bị lãng phí để tối đa hóa lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên báo cáo
chưa đưa ra được kiến nghị hoặc giải pháp cho những vấn đề trên.
Tiếp theo là bài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo” của nhóm tác giả Hồng Thị Kim Khánh và cộng sự. Bài viết
đã thành công trong việc đưa ra cái nhìn tổng quát thực trạng về hệ sinh thái khởi nghiệp
tại nước ta, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo tại Việt Nam. Mặc dù vậy, bài viết còn thiếu sót khi khơng đưa ra các tác động


14

khác đến doanh nghiệp khởi nghiệp như chính phủ hay thị trường mà chỉ đánh giá từ
khía cạnh các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Bài báo “Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam: Khó khăn và giải
pháp” của tác giả Dương Ngọc Hồng thành cơng khi phân tích hiện trạng thúc đẩy hệ
sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập cũng như thách thức
hiện nay. Dựa trên một số kinh nghiệm khởi nghiệp của các nước như Isarel hay là
Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, bài viết đã rút ra bài học cho Việt Nam, cũng như
đề xuất một số giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tuy
nhiên các giải pháp đưa ra còn chưa thực tế và khó áp dụng trong tình trạng hệ sinh thái
khởi nghiệp Việt Nam như hiện nay.
Cuối cùng, tác giả có tham khảo thêm một số báo mạng và báo cáo quốc tế về thực
trạng hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay của Việt Nam, tuy không được đề cập trực tiếp
ở đây nhưng sẽ được ghi ở phần tài liệu tham khảo cùng các bài nghiên cứu khác mà tác
giả đã tham khảo.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
• Mục tiêu của nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu, chỉ ra những lý do và kinh nghiệm
thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Ấn Độ, Hồng Kông và Singapore và từ
đó đưa ra bài học, gợi ý để phát triển hệ sinh thái Việt Nam
• Câu hỏi nghiên cứu:
- Ba cường quốc khởi nghiệp tại châu Á là Ấn Độ, Hồng Kơng, Singapore đã làm
gì để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của họ?
- Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam?
- Từ tổng quan về sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ, Hồng Kông,
Singapore, những lý do và bài học nào nên được áp dụng cho Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu: hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ, Hồng Kông,
Singapore và của Việt Nam.


15

• Phạm vi nghiên cứu: hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore

và Việt Nam những năm gần đây ( từ năm 2014, dấu mốc thời gian đủ gần với
thực tế phát triển của các nước và số liệu cụ thể trong bài viết).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng ba phương pháp chính là:
1. Tổng hợp tài liệu từ các bài nghiên cứu, báo cáo để phân tích dữ liệu thứ
cấp về một số quốc gia điển hình.
2. So sánh bối cảnh, điểm mạnh, điểm yếu của các quốc gia nghiên cứu.
3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp của khóa luận:
Bài nghiên cứu chỉ ra được cái nhìn chung về thực trạng các yếu tố cấu thành nên hệ sinh
thái Việt Nam và những thiếu sót của nó. Đồng thời phân tích các yếu tố, nguyên nhân
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ, Hồng Kơng,
Singapore (trừ các yếu tố có sẵn như vị trí địa lý, thị trường..) đây được xem như là một
kinh nghiệm quốc tế hay một bài học dành cho Việt Nam để tiếp tục con đường phát
triển hệ sinh thái non trẻ của đất nước ta.
7. Kết cấu bài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về khởi nghiệp và hệ sinh thái
Chương 2: Hệ sinh thái khởi nghiệp tại một số cường quốc khởi nghiệp tại Châu Á
Chương 3: Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam
Chương 4: Bài học kinh nghiệm và các kiến nghị phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
dành cho Việt Nam


16

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI
KHỞI NGHIỆP
1.1 Khởi nghiệp:
1.1.1 Khái niệm:

Thuật ngữ “Khởi nghiệp” hay “Start-up” đang được sử dụng phổ biến và càng tăng
trong các năm gần đây. Có nhiều định nghĩa khác nhau về “khởi nghiệp” đã được đưa ra
nhưng chưa có tổ chức uy tín lớn nào trên thế giới thực sự định nghĩa về nó mà chỉ xem
nó như là một cách gọi.
Theo cách hiểu chung nhất thì “Khởi Nghiệp” có thể hiểu là các doanh nghiệp bắt
đầu được thành lập và kinh doanh, có nhiều đặc điểm như:
“Một cơng ty khởi nghiệp là một công ty làm việc để giải quyết một vấn đề mà giải
pháp không rõ ràng và thành công không được đảm bảo” Theo Neil Blumenthal, 2013.
“Đó là khi mọi người tham gia vào cơng ty của bạn và vẫn đang đưa ra quyết định
rõ ràng là từ bỏ sự ổn định để đổi lấy lời hứa của sự phát triển vượt bậc và sự phấn khích
của việc tạo ra tác động ngay lập tức” Theo Adora Cheung, 2013.
Một số từ điển thông dụng của Mỹ và Anh giải nghĩa start-up là công ty mới thành
lập. Nhưng cái khó ở đây là những nguồn này khơng ghi rõ mới là bao nhiêu. Điều đó
khiến cho nhiều người hiểu lầm cho rằng start-up có tuổi đời chỉ 1-2 năm. Tuy nhiên,
theo Paul Graham nhận định: “Một công ty 5 năm tuổi cũng có thể là một start-up”.
Một đặc điểm then chốt gắn liền với các start-up là khả năng tăng trưởng. Như
Graham giải thích, start-up được thiết kế để tăng trưởng khơng giới hạn và nhanh nhất
có thể. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt start-up với doanh nghiệp nhỏ. Một
doanh nghiệp nhỏ sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định và được giới hạn bởi
người sáng lập. Doanh nghiệp nhỏ cũng muốn phát triển càng nhanh càng tốt tuy nhiên
bị giới hạn bởi yêu cầu trước tiên là lợi nhuận – điều này đi ngược lại với start-up.


17

Trong vài năm gần đây, start-up thường bị nhầm lẫn là một công ty công nghệ. Tuy
nhiên, đây chỉ là một đặc tính tiêu biểu của start-up bởi mục tiêu tăng trưởng cao, ý tưởng
thành lập mới mẻ.
Nhiều sáng lập viên đồng thuận quan điểm cho rằng start-up được định nghĩa bởi
văn hóa chứ khơng phải là đặc tính cụ thể như tuổi đời hay quy mô. “Giai đoạn start-up

vẫn cứ được duy trì nếu mơi trường cơng ty cảm thấy như vậy. Tôi cho rằng điểm chuyển
giao không phải là một số người cụ thể mà bởi chính mơi trường doanh nghiệp”. Russell
D’Souza, 2013
Như vậy có thể thấy, có nhiều khái niệm cũng như đặc điểm khác nhau khi định
nghĩa “start-up”, tùy vào cách diễn giải của mỗi người mà lại có sự khác nhau nhưng
nhìn chung, start-up chỉ là cái tên gọi đối với các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp để
kinh doanh.
1.1.2 Đặc điểm của khởi nghiệp:
Mọi dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đều có 2 đặc điểm chung:
Tính đột phá: Tính đột phá của khởi nghiệp thể hiện ở sản phẩm/dịch vụ mà các nhà
khởi nghiệp mang đến cho khách hàng của họ. Mọi dự án khởi nghiệp thường tạo ra
những điều chưa từng có trên thị trường hoặc những thứ thị trường đã có nhưng tốt hơn,
thậm chí là vượt bậc, u cầu tính cạnh tranh cao. Đó có thể là một mơ hình kinh doanh
mới, một sản phẩm, dịch vụ mới, phân khúc sản xuất mới hay một công nghệ chưa từng
thấy trên thế giới.
Tăng trưởng: Tăng trưởng là khả năng nhân rộng, là năng lực phát triển của doanh
nghiệp, là khả năng thích ứng với khối lượng cơng việc lớn hơn mà không làm thuyên
giảm năng lực hay doanh thu. Mọi công ty khởi nghiệp (hay Start-up) đều không đặt mục
tiêu, giới hạn sự tăng trưởng cho mình. Họ thường hoạt động với khát vọng đạt được sự
phát triển tốt nhất có thể.
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của khởi nghiệp:
Các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST thường trải qua các giai đoạn sau đây:


18

• Giai đoạn 1: Giai đoạn định hướng.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp bắt đầu có ý tưởng, phát triển được sản phẩm mẫu
hoặc các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm. Đây là giai đoạn khởi đầu của bất kỳ công
ty Start-up nào. Ở giai đoạn này, các ý tưởng đầu tiên và kế hoạch thực hiện là rất quan

trọng. Sản phẩm muốn tồn tại được trên thị trường thì phải thực sự mới và tạo ra sự khác
biệt, có đủ năng lực cạnh tranh, đồng thời phải xác định được đối thủ. Vốn DNKN thường
vay từ bạn bè và gia đình hay dùng vốn tự có.
• Giai đoạn 2: Giai đoạn ươm tạo
Doanh nghiệp khởi nghiệp hồn thiện cơng nghệ kỹ thuật, hồn thiện sản phẩm,định
hình sản phẩm .Vì tính chất đặc thù của cơng ty giai đoạn khởi nghiệp là quá nhỏ, quá
non và quá ít mối quan hệ, cùng với việc lượng tiền cần từ nhà đầu tư lúc đó hầu như
khơng q lớn nên các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor), là hợp lý và dễ tiếp cận
nhất.
Tại Việt Nam, khi nói về đầu tư, mọi người có thể chỉ nghĩ đến việc đầu tư vào
chứng khốn, với các cổ đơng nắm một lượng cổ phần nhất định của các công ty đã được
niêm yết chờ sinh lợi. Tuy nhiên, vẫn còn thị trường đầu tư vốn mạo hiểm cho các công
ty khởi nghiệp với mức độ rủi ro cao, nhưng không kém phần hấp dẫn, đó là các nhà đầu
tư thiên thần. Họ đóng vai trò như cầu nối dành cho các start-up trong giai đoạn trước
khi tìm đến những nhà đầu tư lớn. Giai đoạn các nhà đầu tư thiên thần góp vốn phổ biến
nhất là từ cuối giai đoạn 2 đến đầu giai đoạn gia nhập thị trường. Số vốn này sẽ dành để
nghiên cứu phát triển sản phẩm có thể tạo ra doanh thu, và thu hút sự chú ý của các nhà
đầu tư khác.
• Giai đoạn 3: Giai đoạn hồn thiện
DNKN tiếp tục nâng cao công nghệ kỹ thuật, tiếp tục hồn thiện sản phẩm,bắt đầu
có doanh thu từ sản phẩm ( bán trực tiếp,thu tiền thẻ,bán quảng cáo…), gia nhập thị
trường. Các dự án đầu tư thiên thần thường có giá trị nhỏ, tính rủi ro cao, địi hỏi thời
gian chờ đợi dài và lợi nhuận chủ yếu chỉ đến sau khi doanh nghiệp khởi nghiệp thành


19

cơng. Cơng ty bắt đầu có doanh thu hoặc khơng bị thua lỗ quá nhiều. Các mục tiêu trong
ngắn hạn dần đạt được, công ty sẽ hướng đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ
nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch xa hơn.

• Giai đoạn 4: Giai đoạn tăng trưởng
Ở giai đoạn này, khi đã đủ điều kiện kinh tế cũng như năng lực kinh doanh, công ty
tăng trưởng và mở rộng thị phần,t ăng doanh thu từ các nguồn, nhu cầu tiếp cận nhiều
khách hàng sử dụng, tăng cường hoạt động quảng cáo và marketing. Ở giai đoạn này,
các co-founders sẽ đề ra những kế hoạch, nhưng mục tiêu dài hạn. Bộ máy doanh nghiệp
bắt đầu đi vào “guồng”. Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên mơn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp
cơng ty có bước phát triển rất nhanh và hoàn toàn đủ năng lực cạnh tranh với đối thủ nhờ
sự khác biệt và sáng tạo.
1.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp
1.2.1 Khái niệm:
Theo Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hệ sinh thái khởi nghiệp được
định nghĩa: “là một tập hợp các tác nhân kinh doanh (tiềm năng và hiện tại) liên kết với
nhau, các tổ chức kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư
thiên thần - angels, các ngân hàng), các định chế (trường đại học, các cơ quan thuộc khu
vực nhà nước, các thực thể tài chính) và các q trình kinh doanh (như tỷ lệ 4 thành lập
doanh nghiệp, số các công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các
doanh nhân khởi nghiệp liên tục (serial entrepreneur), mức độ tâm lý bán tháo (sellout
mentality) trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp nhất chính thức và
khơng chính thức để kết nối, dàn xếp và chi phối các hoạt động trong môi trường doanh
nghiệp địa phương” (Đặng Bảo Hà, 2015).
Nói một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể xác định rằng hệ sinh thái khởi nghiệp
tập trung vào một khu vực cụ thể nơi các doanh nhân và các tổ chức hỗ trợ hợp tác để
tạo ra các công ty khởi nghiệp mới và phát triển các cơng ty hiện có (Markku Oivo và
cộng sự, 2018). Tương tự, Cervantes và Nardi đã trình bày quan điểm của họ về hệ sinh


20

thái khởi nghiệp: “Cộng đồng khởi nghiệp sử dụng thuật ngữ“ hệ sinh thái ”để chỉ mạng
lưới con người, tổ chức và nguồn lực cần thiết để xây dựng khởi nghiệp. Hệ sinh thái

này bao gồm các doanh nhân có nền tảng, kỹ năng và mức độ kinh nghiệm khác nhau,
cũng như 30 nhà đầu tư tư nhân, các tổ chức tài trợ công và tư nhân, các công ty lớn tạo
ra cơ sở hạ tầng và các trường đại học. ”
Tại Việt Nam, định nghĩa khởi nghiệp sáng tạo là có các ý tưởng trên cơ sở khai thác
tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Như vậy, có thể khái quát hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo
hiểm, các thiên thần đầu tư, các ngân hàng, trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực
nhà nước, các thực thể tài chính) kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại
quốc gia hoặc địa phương đó.
Trong suốt bài nghiên cứu, tác giả sử dụng sử dụng khái niệm của Cục thông tin
Khoa học và công nghệ Quốc gia, định nghĩa này sát nhất với các luận điểm được nhắc
đến.
Khái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp gần đây được sử dụng rộng rãi trong ngữ cảnh
sáng tạo và kinh doanh. Mặc dù không có định nghĩa riêng, chính thức về hệ sinh thái
khởi nghiệp và thuật ngữ này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, song về cơ bản,
nó đề cập đến một khu vực địa lý cụ thể hoặc “điểm nóng” (ví dụ như Thung lũng Silicon)
với sự tập trung đơng đảo các công ty và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Phạm vi của hệ sinh thái khởi nghiệp có thể thay đổi từ một vài tòa nhà cho đến cả
một quốc gia. Ví dụ, Báo cáo Xếp hạng Hệ sinh thái Khởi nghiệp Tồn cầu, được coi là
phân tích tổng hợp quốc tế toàn diện nhất, định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp là “một
khu vực đô thị hoặc khu vực địa lý (bán kính khoảng 100km) có sử dụng chung các
nguồn lực” .
Giống như các hệ sinh thái tự nhiên, chẳng hạn rừng nhiệt đới, một đặc điểm của hệ
sinh thái khởi nghiệp là sự phụ thuộc lẫn nhau (hoặc “có chung đời sống”) của các thực


21

thể khác nhau trong hệ sinh thái đó. Nói cách khác, các hệ sinh thái không phải là các cá

nhân hoặc nhóm các nhân, mà là mối quan hệ giữa họ. Các đặc điểm này cũng phân biệt
hệ sinh thái với các khái niệm khác như là cụm.
Các thành viên chính của hệ sinh thái khởi nghiệp rõ ràng là các doanh nghiệp khởi
nghiệp. Các thành viên khác được coi là một phần của hệ sinh thái, bao gồm: các quỹ và
các nhà đầu tư, các vườn ươm, các chương trình tăng tốc khởi nghiệp (accelerator) và
các nhà cung cấp dịch vụ khác (cả nhà nước và tư nhân) cũng như các quá trình, các sự
kiện và các thực thể khác (như các cuộc gặp gỡ trao đổi, các cuộc thi).
Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp lần lượt thể hiện
qua các cấp độ sau: (i) Hệ sinh thái sơ khai; (ii) Hệ sinh thái nền tảng; (iii) Hệ sinh thái
đang phát triển; (iv) Hệ sinh thái cơ bản hoàn thiện; (v) Hệ sinh thái hiệu năng cao; (vi)
Hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ; (vii) Hệ sinh thái tiên phong.
1.2.2 Đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp
• Tính địa phương
Hệ sinh thái khởi nghiệp thường mang đặc tính địa phương. Lấy ví dụ về Singapore
- hệ sinh thái khởi nghiệp có đặc trưng là nơi có nền kinh tế sơi động, hệ thống giáo dục
tốt, có mơi trường kinh doanh với những chính sách mở, có những đặc điểm tạo ra các
cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. Là một mơi trường đa văn hóa nên hệ sinh thái này
thường có xu hướng thiên về tất cả các lĩnh vực, sử dụng những số lượng lớn nhân sự
nước ngoài.
Trong trường hợp khác, điển hình là hệ sinh thái khởi nghiệp New York - một hệ
sinh thái khởi nghiệp có truyền thống cơng nghiệp trước đó. Tại New York, số lượng các
doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung vào công nghệ hoặc liên quan đến công nghệ chiếm
tỉ lệ lớn, và các công ty này tạo ra một tỷ trọng đáng kể các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong hệ sinh thái, đầu tư mạo hiểm vào ngành này cũng tăng lên trong khi các khu vực
dẫn đầu về công nghệ khác ở Mỹ đang đối mặt với sự sụt giảm về đầu tư mạo hiểm.
• Giàu thơng tin


22


Hệ sinh thái khởi nghiệp còn mang đặc trưng giàu thơng tin. Trong mơi trường hiện
đại, các cá nhân có thể truy cập và tiếp cận các thông tin về nhu cầu của người mua mới,
về các công nghệ mới, về các khả năng vận hành hoặc giao dịch, về tính khả dụng của
máy móc, về các dịch vụ marketing…, và do đó có thể dễ dàng nhận thấy những lỗ hổng
trong các sản phẩm, dịch vụ hoặc nhà cung cấp để khắc phục.
Khi làm việc trong hệ sinh thái khởi nghiệp, các nhà khởi nghiệp có nhiều cơ hội
giao tiếp, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ thông tin. Được tiếp xúc với nhiều đối tác và
những nhà khởi nghiệp kì cựu khác trong phong trào khởi nghiệp – những người được
xác định là có kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ, họ có các kỹ năng, tri thức và có thể
kết nối con người với nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp non trẻ. Không những
chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thông tin và các nguồn lực, các nhà khởi nghiệp còn
cung cấp cho nhau mối quan hệ với các cá nhân và các tổ chức thích hợp (ví dụ như
khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ, nhân tài) họ có thể giúp các cơng ty hiện thực hóa
được mơ ước của mình.
• Các khía cạnh văn hố
Các khía cạnh văn hóa cũng là những đặc điểm quan trọng của các hệ sinh thái khởi
nghiệp. Văn hóa “cho và nhận” (give-and-take) đã trở thành đặc tính không thể thiếu
trong cộng đồng khởi nghiệp, họ chia sẻ rộng rãi cho nhau những kinh nghiệm kiến thức
và chuyên mơn, thậm chí những cơ hội để phát triển. Thái độ của những start-up đối với
thất bại cũng rất quan trọng: Các nhà khởi nghiệp không ngại và không bao giờ xấu hổ
khi thất bại. Một số cơng ty có thể tạm dừng hoạt động một thời gian, tuy nhiên, họ ngay
lập tức có thể tự đứng dậy trở lại cuộc chơi một cách nhanh chóng và đi tìm kiếm những
nhà đầu tư thiên thần.
Các start-up thường tham gia vào những dự án “th ngồi” (out-soure) và được
chào đón như một nhà tư vấn cho các công ty khác, hoặc các nhà cố vấn/ điều hành cho
tổ chức thúc đẩy kinh doanh.... Đi kèm theo đó là triết lý khơng ngại thử những cái mới,


23


họ có thể ngày hơm nay có ý tưởng mới, hôm sau đưa dự án thử nghiệm luôn. Trong các
cộng đồng khởi nghiệp sôi động, nhiều người đang thử nghiệm những ý tưởng mới và
tự nguyện thất bại nhanh để tìm ra những ý tưởng phù hợp và có thể thành cơng.
• Sự sẵn có nguồn lực tài chính
Sự sẵn có nguồn lực tài chính là một đặc điểm quan trọng khác của hệ sinh thái khởi
nghiệp. Điều đặc biệt là ln có sẵn số lượng cần thiết các nhà đầu tư thiên thần, các nhà
khởi nghiệp hiện thời và các nhà quản lý cấp cao đều vốn mồi để cung cấp tài chính và
sự hỗ trợ khác, tuy nhiên, yếu tố quyết định sự xuống tiền của các nhà đầu tư nằm ở tiềm
năng của sản phẩm cũng như khả năng gọi vốn của các founder (người sáng lập dự án).
Các nhà đầu tư địa phương phải có các mối liên kết với các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc
gia và quốc tế để làm tăng các khoản đầu tư và tiếp tục đầu tư vào các giai đoạn sau,
cung cấp các dạng hỗ trợ giá trị gia tăng cần thiết cho các doanh nghiệp phát triển.
• Q trình “tái tạo khởi nghiệp” thúc đẩy sự tăng trưởng
Quá trình “tái tạo khởi nghiệp” được hiểu như sau: Các doanh nhân đã từng xây
dựng thành công các công ty và sau đó bán đi, họ thường sẽ rời khỏi cơng ty ngay sau
khi nó được bán, hoặc có thể vẫn làm việc trong một thời gian ngắn để có cơ hội học hỏi
kinh nghiệm quản lý trong một công ty được phát triển ở tầm cao hơn. Nhưng điều quan
trọng là họ vẫn tham gia trong cụm/hệ sinh thái, tái đầu tư của cải và kinh nghiệm để tạo
ra thêm các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Một số sẽ trở thành doanh nhân khởi nghiệp,
bắt đầu bằng các doanh nghiệp mới. Số khác có thể trở thành nhà đầu tư thiên thần, cung
cấp kinh phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp start-up và đóng góp kinh nghiệm của
họ thơng qua một vị trí trong ban giám đốc. Một số trở thành các nhà tư vấn và cố vấn,
các thành viên hội đồng quản trị và tham gia vào giảng dạy kinh doanh với vai trị
pracademics (chun gia có kinh nghiệm thực tế).
Một số doanh nhân bỏ tiền ra tham gia vào việc thành lập và hỗ trợ các hoạt động
cải thiện mơi trường khởi nghiệp sáng tạo, ví dụ như bằng cách vận động Chính phủ và


24


thành lập các tổ chức hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Sự tham gia của các doanh nhân
giàu kinh nghiệm là nguyên nhân thành công chủ yếu của một hệ sinh thái khởi nghiệp.
1.2.3 Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp có vai trị cung cấp các cơ hội mới cho các cá nhân, tổ chức
nằm trong hệ thống. Hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ giúp đa dạng hóa cơ hội việc
làm, mà cịn thúc đẩy q trình hình thành của các ngành cơng nghiệp mới, thúc đẩy tư
duy sáng tạo đổi mới của xã hội.
Hệ sinh thái khởi nghiệp càng hỗ trợ đổi mới trong các ngành cơng nghiệp mới thì
sẽ càng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, làm tăng thu nhập cho người dân địa
phương và tạo nhiều cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu.
Hệ sinh thái khởi nghiệp càng có tính ủng hộ cao thì sẽ mức độ phát triển nhanh hơn
và đảm bảo cho địa phương sở hữu hệ sinh thái khởi nghiệp đó có thể càng ngày càng
phát triển kinh tế mạnh mẽ và nâng cao tinh thần đổi mới sáng tạo, đa dạng các ngành
nghề.
Hệ sinh thái khởi nghiệp giúp đổi mới nền giáo dục truyền thống và đảm bảo cho
các thế hệ tương lai được giáo dục về các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ mới
nổi, và nắm bắt được tinh thần kinh doanh của thời đại.
1.2.4 Các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp
Giống với các yếu tố trong nền kinh tế khác, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng chịu tác
động theo quy luật của mơ hình Triple Helix hay còn gọi là mỗi quan hệ giữa trường đại
học – doanh nghiệp – chính phủ. Dựa trên những định nghĩa trên, dễ nhận thấy hệ sinh
thái khởi nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính
trị, giáo dục,…của từng địa phương. Isenberg (2014) cũng đã khẳng định rằng sẽ là sai
lầm nếu tạo ra một bản sao của “Silicon Valley” bởi những khác biệt cốt lõi của Mỹ so
với các quốc gia khác. Tuy nhiên, về cơ bản, ta có thể khái quát các yếu tố cấu thành một
hệ sinh thái khởi nghiệp theo Isenberg (2010) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) như
sau:



×