CHUYÊN ĐỀ 6
HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
RỪNG NGẬP MẶN
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của chuyên để
RNM là một thành phần rất quan trọng trong môi
trường sống của con người và các sinh vật trên trái
đất.
RNM là một hệ sinh thái độc đáo nhưng
những nghiên cứu về chúng còn rất ít .
RNM chính là nguồn tài nguyên ven biển thật
sự quý giá và hữu ích.Những năm qua, RNM ven biển
bị tác động làmsuy giảm mạnh mẽ , những vùng có
RNM che phủ đã sụt giảm mạnh do những hành vi của
con người
2. Mục đích của chuyên đề
•
Có thêm các kiến thức , có cái nhìn đúng đắn , khách
quan hơn về tầm quan trọng, vai trò và lợi ích của HST
RNM đem lại cho con người.
•
Mối quan hệ giữa HST RNM với môi trường xung
quanh.
•
Có các biên pháp trong quản lí cũng như khai thác hợp
lí để bảo vệ HST RNM.
•
Giúp mọi người có thêm các kiến thức về hệ HST RNM
từ đó có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý giá này
3. Cách tiếp cận vấn đề
•
Để nghiên cứu một hệ sinh thái cần phải có một kiến
thức không chỉ chuyên sâu mà cần phải tính tổng thể,
không chỉ là một bộ môn khoa học mà tổng hợp của
nhiều nghành khoa học như : sinh thái học, hóa học,…
cách tiếp cận gồm :
Cách tiếp cận đa nghành.
cách tiếp cận cộng đồng .
cách tiếp cận tích hợp .
4.Phương pháp nghiên cứu
•
Để nghiên cứu HST RNM chúng ta phải kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau, từ đơn giản đên phức tạp, và cần sự
giúp đỡ của nhiều người có liên quan trong lĩnh vực kết hợp
với các công cụ như quy hoạch , đánh giá tác động môi
trường để có thể đạt được kết quả khách quan nhất
•
Nhóm tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ phương pháp thu thập ,kế thừa , tổng hợp số liệu.
+ phương pháp điều tra nhanh
+ phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp
NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
RỪNG NGẬP MẶN.
Khái niệm hệ sinh thái :
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với
môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các
sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo
nên chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và
sự chuyển hóa của năng lượng
VD: Ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí
một vùng biển...là những hệ sinh thái điển hình
Khái niệm về rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn là loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông
ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Vị trí địa lí:
Đường bờ biển nước ta có chiều dài là 3.260 km trải dài
dọc từ bắc vào nam, dọc theo nó là sự phát triển của các khu
HST RNM ven biển.Hiện nay nước ta có diện tích rừng
ngập mặn là 155.920 ha và diện tích đó vẫn đang trên đà bị
suy giảm
Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái rừng
ngập mặn:
•
THỰC VẬT
VD:SÚ, ĐƯỚC, DỪA NƯỚC,
MẮM, VẸT
CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT
VD:TÔM, CUA,CÁ,CHIM,CÒ…
CÁC VI SINH VẬT,CÁC
YẾU TỐ VẬT LÝ ,HÓA HỌC,
SINH HỌC
Đây là mộ số hình ảnh tổng quan về rừng
ngập mặn:
2.TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN
•
Với tự nhiên
Các khu RNM được coi là lá phổi không thể thiếu đảm bảo
cho hệ sinh thái ven biển phát triển lành mạnh.
Lá loại cây trong hệ thống RNM rụng xuống nước, mục nát,
thôi rữa trở thành thức ăn cho vi trùng và sinh vật phù du.
RNM còn là nơi bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và
sóng lớn.
RNM còn là nơi cư trú của vô số loài chim nước, như cò ,vạc
,thìa…nó còn như một sân ga của những đàn chim di cư.
RNM là nơi nuôi dưỡng ,bảo vệ các ấu trùng ấu thể hải
sản và con non.
•
Với con người.
RNM giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu: RNM
chính là dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả
miền duyên hải trước sự dâng cao của nước biển.
RNM là một nhà máy lọc sinh học khổng lồ
Hấp thụ lượng CO2 ,và cung cấp O2 cho khí quyển.
Trong đất RNM có các loại vi sinh vật này có khả năng phân
giải dầu DO rất mạnh…và các loại chất thải có độc tính
khác .