Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.54 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ PHƯƠNG CHÂM

BẢO HIỂM Y TẾ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHINH
THỨC Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG CHÂM

BẢO HIỂM Y TẾ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH
THỨC Ở HÀ NỘI

Chun ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN THÔNG


Hà Nội – 2012


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

ii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính thức –
những vấn đề lý luận và thực tiễn.
1.1 Khu vực kinh tế phi chính thức

7
7

1.1.1 Khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức

7

1.1.2 Vai trị khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam


9

1.2 Bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính thức

12

1.2.1 Bảo hiểm y tế và chính sách BHYT tự nguyện

12

1.2.2 Sự cần thiết Bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính

17

thức
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Bảo hiểm y
tế ở khu vực kinh tế phi chính thức

19

1.3 Kinh nghiệm xây dựng chính sách Bảo hiểm y tế một số nước
trên thế giới

21

1.3.1 Một số mô hình Bảo hiểm y tế trên thế giới

21

1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng chính sách bảo hiểm y tế một số


24

1.3.3 Bài học kinh nghiệm để phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

30

nước

cho Việt Nam

Chương 2: Thực trạng bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính

34

thức ở Hà Nội
2.1 Khái quát Bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức

34

2.1.1 Tình hình Bảo hiểm y tế ở Việt Nam thời gian qua

34

2.1.2 Khả năng và nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của người

38


lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức

2.2 Tình hình thực hiện Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính
thức ở Hà Nội
2.2.1 Khái quát khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội

43
43

2.2.2 Cơng tác thực hiện BHYT khu vực kinh tế phi chính thức
ở Hà Nội

48

2.3 Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHYT khu vực kinh tế
phi chính thức ở Hà Nội

52

2.3.1 Thành tựu

52

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

54

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển bảo hiểm
y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội thời gian tới

64


3.1 Định hướng chung phát triển BHYT khu vực phi chính thức ở
64

Hà Nội
3.1.1 Định hướng của cả nước

64

3.1.2 Định hướng của Thành Phố Hà Nội

66

3.2 Một số giải pháp cơ bản phát triển BHYT khu vực kinh tế phi
chính thức tại Hà Nội

67

3.2.1 Nhóm giải pháp về kinh tế

67

3.2.2 Nhóm giải pháp về luật pháp, thể chế và tổ chức

74

3.2.3 Nhóm giải pháp thơng tin tuyên truyền, vận động làm cho
người lao động thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT

85


KẾT LUẬN

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA

1

BHYT

Bảo hiểm y tế

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội


3

KCB

Khám chữa bệnh

4

SXKD

Sản xuất kinh doanh

i


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

STT

SỐ HIỆU

1

Bảng 1.1

NỘI DUNG
Tính tốn định suất phí cho BHYT của BHXH
ở Thái Lan


Trang
28

Thu nhập trung bình tháng ở khu vực kinh tế
2

Bảng 2.1

phi chính thức năm 2009 tại Hà Nội và TP.Hồ

39

Chí Minh (chia theo nhóm ngành kinh tế)
Thu nhập trung bình tháng ở khu vực kinh tế
3

Bảng 2.2

phi chính thức năm 2009 tại Hà Nội và TP.Hồ

39

Chí Minh (chia theo vị thế cơng việc)
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo
4

Bảng 2.3

giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và


40

phân theo vùng
Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một
5

Bảng 2.4

tháng theo giá thực tế phân theo thành thị,

41

nông thôn và phân theo vùng
6

Bảng 2.5

Cơ cấu hộ SXKD và việclàm theo nhóm ngành
kinh tế

45

Bảng so sánh số liệu cơ sở sản xuất kinh doanh
7

Bảng 2.6

phi chính thức, số lao động và tỉ lệ lao động

46


khu vực phi chính thức với tổng lao động
8

Bảng 2.7

Tổng doanh thu, sản lượng và giá trị sản xuất
năm 2009 tại Hà Nội

ii

47


9

Bảng 2.8

10

Bảng 2.9

11

Bảng 2.10

12

Bảng 2.11


13

Bảng 2.12

14

Bảng 3.1

15

Bảng 3.2

16

Bảng 3.3

17

Bảng 3.4

18

Bảng 3.5

Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức

Chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các tuyến
ở Hà Nội
Thu, chi của các nhóm đối tượng theo trách
nhiệm đóng BHYT năm 2010 ở Hà Nội

Chi phí KCB BHYT trung bình của một số đối
tượng ở Hà Nội năm 2011
Tổng hợp phiếu điều tra
Điều tra lao động khu vực kinh tế phi chính
thức Hà Nội năm 2010
Thống kê trình độ học vấn lao động khu vực
phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Thống kê số lượng lao động qua đào tạo nghề
tại Hà Nội
Số cán bộ ngành y trực thuộc sở Y tế Hà Nội
Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế
Hà Nội

iii

47

49

50

52
54
67

72

73
80
81



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm y tế là một bộ phận trong hệ thống an sinh xã hội. Bảo hiểm
y tế là một trong những nội dung của bảo hiểm xã hội được quy định tại công
ước 102 ngày 28.06.1952 của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Nước ta bảo
hiểm y tế được coi là một chính sách quan trọng để thực hiện mục tiêu xây
dựng nền y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; là một chính
sách xã hội quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Đảng và Nhà nước ta, một mặt
nỗ lực hướng vào và phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng
trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra bước
phát triển bền vững và ngày càng phồn vinh cho đất nước; mặt khác, khơng
ngừng hồn thiện hệ thống an sinh xã hội để giúp cho người lao động có khả
năng chống đỡ với các rủi ro trong nền kinh tế thị trường. Đảng và Nhà nước
ln quan tâm và coi trọng thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao
động. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài chính sách bảo hiểm y tế mới chỉ
nhắm tới đối tượng người lao động ở khu vực chính thức (cơ quan và doanh
nghiệp nhà nước).
Trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, thì hệ thống an sinh xã hội nói chung và Bảo
hiểm y tế nói riêng phải được phát triển và hồn thiện, đáp ứng nhu cầu của
người lao động, của nhân dân, là một trong những nhu cầu rất cơ bản của con
người. Bảo đảm nhu cầu về an sinh xã hội, trước hết là nhu cầu về bảo hiểm y
tế là một trong những mục tiêu rất quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của cộng đồng
quốc tế hướng tới một xã hội phồn vinh, cơng bằng và an tồn. Sự phát triển


1


kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế
- xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh
tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Vấn đề cải thiện và nâng cao
mức sống của người lao động luôn là mục tiêu trước mắt, cũng như lâu dài
của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh việc ban hành các chính sách nhằm thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng thực
hiện các chính sách xã hội đối với người lao động. Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khi đề cập tới các biện pháp đồng bộ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân đã nói tới chúng ta phải tiến tới bảo hiểm y tế
toàn dân. Bảo hiểm y tế toàn dân là một nhiệm vụ tạo nền tảng cho ổn định
chính trị và phát triển xã hội, đảm bảo công bằng cho mọi người dân. Vì vậy,
việc thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với người lao động khu vực kinh
tế phi chính thức là hết sức cần thiết.
Ngày 14.11.2008 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật
bảo hiểm y tế. Luật bảo hiểm y tế ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày
01.07.2009. Người lao động ở mọi khu vực có quyền tham gia bảo hiểm y tế
và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đến nay số lượng người
tham gia bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính thức còn rất hạn chế.
Nguyên nhân số lượng người tham gia cịn ít do đặc điểm đối tượng ở khu
vực kinh tế phi chính thức ở nước ta là: trình độ học vấn và nhận thức xã hội
còn nhiều hạn chế, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, việc làm bấp bênh,
thu nhập thấp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người lao động nhận thức được
sự cần thiết tham gia bảo hiểm y tế; giải pháp nào giải quyết việc tham gia
bảo hiểm y tế của người lao động khi thu nhập bấp bênh; vấn đề thể chế, tổ
chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý. Vì những hạn chế của quá trình
nghiên cứu nên tác giả chỉ chọn xem xét trong phạm vi của Hà Nội. Xuất phát


2


từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế
phi chính thức ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi điều lệ bảo hiểm y tế đầu tiên được ban hành vào năm 1992 đến
nay, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn đã được ban hành nhằm điều
chỉnh, sửa đổi chính sách bảo hiểm y tế, vừa thể hiện sự quan tâm của Chính
phủ trong việc triển khai bảo hiểm y tế, đồng thời cũng chứng tỏ có nhiều khó
khăn trong q trình triển khai chính sách bảo hiểm y tế. Đã có một số cơng
trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế, khu vực
phi chính thức được cơng bố dưới nhiều hình thức khác nhau (sách tham
khảo, đề tài, luận văn, tạp chí, …). Trong đó có thể kể đến:
- “Các giải pháp cơ bản nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn
dân” – Đề tài nghiên cứu khoa học của TS. Phạm Đình Thành - Trung tâm
nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội. Trong đề tài tác giả đề cập một số vấn
đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế. Tác giả cũng đã đưa đến mơ hình bảo
hiểm y tế của nhiều nước trên thế giới và các giải pháp cơ bản nhằm tiến tới
thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân.
- “Báo cáo đánh giá chính sách và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế”
- Viện chiến lược chính sách y tế. Trong báo cáo đã làm rõ kết quả thực hiện
chính sách bảo hiểm y tế, những khó khắn, vướng mắc trong q trình thực
hiện chính sách bảo hiểm y tế; khả năng đáp ứng của chính sách bảo hiểm y tế
đối với định hướng phát triển một nền y tế công bằng hiệu quả và phát triển;
Phân tích, dự báo khả năng phát triển bảo hiểm y tế ở các khía cạnh kinh tế,
xã hội và luật pháp.
- “Báo cáo chuyên đề tài chính và cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam”
của Ngân hàng thế giới. Báo cáo đã chỉ ra những thách thức của bảo hiểm y tế


3


ở Việt Nam: khả năng mở rộng phạm vi bao phủ, phát triển chiều sâu dịch vụ
để người bệnh giảm bớt chi phí.
- “Hồn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội” – Bài tham
luận Nguyễn Tiến Hùng tại hội thảo tổ chức tại Học viện Tài chính – Phân
viện Hồ Chí Minh.
- “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: thành tựu, thách thức
và giải pháp” của PGS.TS. Đào Văn Dũng (Tạp chí Tuyên giáo số 8 – 2009).
- “Bảo hiểm y tế cho người nghèo” – Luận văn Nguyễn Thanh Bình.
- “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” của PGS.TS Đinh Công Tuấn – Nhà xuất bản khoa học Xã hội 2008.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Khu vực kinh tế phi chính thức – thực
trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý” chủ nhiệm đề tài TS.
Phạm Văn Dũng.
Nhìn chung các cơng trình khoa học nói trên đã đề cập đến nhiều khía
cạnh khác nhau của vấn đề bảo hiểm y tế. Tuy nhiên chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu về vấn đề phát triển Bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức
một cách cơ bản, tồn diện và có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo hiểm y tế trong khu vực phi
chính thức. Từ đó phân tích thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác bảo hiểm y tế trong khu vực phi
chính thức ở Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế trong khu
vực phi chính thức.


4


- Đánh giá thực trạng việc tham gia bảo hiểm y tế, những thành tựu, hạn
chế và khả năng tham gia bảo hiểm y tế của người lao động khu vực phi chính
thức.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống bảo hiểm y tế trong khu
vực phi chính thức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm y tế khu vực phi chính
thức ở Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết quả thực hiện bảo hiểm y tế trong
khu vực phi chính thức ở Hà Nội tính đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng về cơng tác an sinh xã hội nói
chung và Bảo hiểm y tế nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, điều tra và kế thừa các nghiên cứu trước đây về các
vấn đề có liên quan. Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách
bảo hiểm y tế, các thơng tin báo cáo sẵn có từ các nguồn khác nhau.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế
khu vực phi chính thức ở Hà Nội.
- Phân tích được thực trạng bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức ở
nước ta, những thành công và hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia

bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức.

5


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính thức – những
vấn đề lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức
ở Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển bảo hiểm y
tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội thời gian tới.

6


Chương 1
BẢO HIỂM Y TẾ Ở KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1

Khu vực kinh tế phi chính thức

1.1.1 Khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức
Khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức (Informal sector) xuất hiện từ
cuối những năm 60. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tên gọi, chưa có
một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế này. Do đây là khu vực kinh tế

rất phức tạp; ở mỗi quốc gia, khu vực này có những đặc điểm rất khác biệt;
khu vực này có thể được nghiên cứu, xem xét dưới những góc độ khác nhau.
Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa ngắn gọn bao quát được đầy đủ tính
chất, đặc điểm của khu vực này. Định nghĩa về khu vực kinh tế phi chính thức
của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có nhiều điểm hợp lý và
phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển hơn cả. Để có thể đo lường và đánh giá được vị trí và vai trị của khu vực kinh tế phi chính thức
trong nền kinh tế quốc dân, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa: Khu vực
kinh tế phi chính thức là đơn vị sản xuất có sử dụng các đầu vào về vốn, lao
động, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định được
thực hiện bởi các cá nhân người lao động hoặc hộ gia đình hoặc nhóm nhỏ
người lao động nhưng không đăng ký theo quy định của luật pháp, khơng
thực hiện chế độ hạch tốn kinh doanh. Với quan niệm này, khu vực kinh tế
phi chính thức được xem xét khơng dừng lại ở những tiêu chí thơng thường,
mà từ cấu trúc bên trong của nó; khu vực kinh tế phi chính thức được nghiên
cứu với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
Là một nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế phi chính thức ở
Việt Nam khá phổ biến. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế phi chính

7


thức vẫn giữ các đặc điểm chung và phát triển mạnh bởi cơ chế kinh tế thơng
thống và nền kinh tế phát triển thuận lợi hơn theo hướng thị trường. Tuy
nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về quy mơ thực của khu vực kinh tế này. Việt
Nam có cơ cấu lao động làm trong ngành nông nghiệp cao, lại do tính chất
thời vụ của sản xuất nơng nghiệp, từ xa xưa, vào lúc nơng nhàn, người nơng
dân ln tìm thêm các công việc để nâng cao mức thu nhập, mức sống của
mình. Những cơng việc phi nơng nghiệp do người nông dân tự tạo đã xuất
hiện từ thời xa xưa như: đàn ông chẻ lạt, đan lát; phụ nữ buôn bán, nuôi tằm,
trồng dâu, dệt vải... Dần dần, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,

nhiều ngành nghề khác xuất hiện: giấy, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, chế biến
thực phẩm, rèn đúc kim loại... Ở mỗi địa phương, do tiềm năng và sở trường
khác nhau, một số ngành nghề nhất định được phát triển, hình thành nên
những làng nghề khác nhau: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc,... Đến nay, mặc
dù các làng nghề có sự thăng trầm những vẫn tiếp tục tồn tại. Ở những vùng
nơng thơn khơng có làng nghề thì hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi
nông nghiệp luôn tồn tại đan xen nhau, bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng các
nhu cầu của sản xuất và đời sống. Có thể nói rằng, hoạt động kinh tế phi chính
thức đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm.
Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực gồm những người, các hộ
gia đình có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hay khơng cần đăng ký kinh
doanh với nhà chức trách. Họ gồm những người hành nghề tự do, các hộ kinh
doanh cá thể, từ trẻ đánh giày, bán báo, người bán hàng rong, lái xe ôm đến
những người làm nghề xây dựng, dịch vụ hay các hộ sản xuất cá thể khác.
Phần lớn họ tự doanh, một số có thuê người làm. Khu vực kinh tế phi chính
thức được hiểu là bộ phận khơng có đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế
tư nhân.

8


Nghiên cứu về hình thức hoạt động và tổ chức lao động trong khu vực
kinh tế phi chính thức nói chung, ở thành thị nói riêng, một số cơng trình
nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội đã phân chia hoạt
động trong khu vực kinh tế phi chính thức thành các loại hình chủ yếu:
- Loại thứ nhất: hoạt động đơn lẻ một mình, bao gồm các cá nhân làm
nghề tự do như: bán hàng vặt, hàng rong, cắt tóc, may vá, xích lơ, xe ơm, cửu
vạn, giúp việc gia đình, gia sư, bán vé số, bán báo, đánh giầy... Chủ thể này
phần lớn hoạt động ở đô thị và đa dạng hơn so với ở nơng thơn.
- Loại thứ hai: hoạt động đã mang tính tập thể tổ chức theo từng nhóm

người, nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện trang bị sơ sài. Loại này quy mơ
thường bó hẹp trong phạm vi nhỏ hộ gia đình hoặc một số ít người góp vốn tổ
chức cùng làm ăn với nhau.
Ở thành thị, khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm các hoạt động kinh
tế đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề với quy mô nhỏ, mang tính cá thể,
dùng sức lao động của bản thân và gia đình là chính hoặc có th mướn một
số ít lao động. Đó là các tổ hợp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ
(dưới 10 lao động); các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân làm nghề tự do
với địa điểm sản xuất - kinh doanh thường không ổn định và không quy định
cụ thể thời gian làm việc, phần lớn hoạt động ở nhà, ngõ chợ, bến bãi tàu xe,
vỉa hè lòng đường...
1.1.2 Vai trị khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
Khu vực kinh tế khơng chính thức tồn tại như một tất yếu khách quan,
luôn luôn chịu sự tác động của các qui luật kinh tế, của chính sách phát triển
kinh tế - xã hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau
tùy thuộc vào mỗi nước. Khu vực này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền
kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát
triển. Tại Việt Nam, theo thống kê, khu vực kinh tế phi chính thức cung cấp

9


gần 1/4 tổng số việc làm và một nửa việc làm phi nông nghiệp. Chiếm tới
82% tổng số việc làm trên cả nước [20, tr.97].
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trên quy mơ tồn cầu thì vai trị
của khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng tỏ ra có tác động hữu hiệu. Tầm
quan trọng của khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức đang được đánh
giá ngày càng đúng đắn hơn. Ở Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát
triển và chuyển đổi, khủng hoảng kinh tế trên quy mơ tồn cầu đã dẫn đến
mất việc làm và tái cơ cấu thị trường lao động. Trong bối cảnh ấy, khu vực

kinh tế phi chính thức ngày càng tỏ ra là bến đỗ hữu hiệu trong thời kỳ khủng
hoảng. Năm 2008 vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng phải đương đầu với hàng loạt các cuộc khủng hoảng, mà đỉnh điểm là
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm, việc làm trở nên khó khăn,
thất nghiệp ở khu vực thành phố tăng cao. Ở nông thôn do sự chậm trễ của
các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn, sự hạn hẹp
của đất canh tác và đặc biệt là tính chất thời vụ của khu vực này mà tình trạng
thất nghiệp cũng chậm được khắc phục. Trong thời kỳ suy giảm kinh tế vừa
qua, khu vực không chính thức đã “gánh đỡ” nhiều cho nền kinh tế của Việt
Nam. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đều tăng trước tác động của biến
động kinh tế tồn cầu thì tại Việt Nam số đó lại giảm. Đặc biệt, nhờ khởi
nguồn từ khu vực này mà không ít doanh nghiệp cịn phát đạt, thành cơng và
cung cấp một nguồn việc làm rất lớn.
Hoạt động kinh tế phi chính thức xuất hiện khắp mọi nơi ở Việt Nam.
Quy mơ và vai trị của khu vực kinh tế phi chính thức là yếu tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế. Một thực tế là hầu hết người nghèo ở Việt Nam có thu nhập nhờ tham gia
các hoạt động kinh tế mà chủ yếu là trong khu vực kinh tế phi chính thức.

10


Việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đang tăng và có xu hướng thu
hút nhiều lao động. Ngược lại, nhiều người lao động cũng có xu hướng dịch
chuyển sang khối này để cải thiện đời sống. Hiện nay, trong khi tỷ lệ thất
nghiệp tăng, khu vực này lại cung cấp một nguồn việc làm rất lớn. Theo cơng
bố mới nhất của Trung tâm phân tích và dự báo, thu nhập hàng tháng của lao
động khu vực phi chính thức đang tăng cao. Khảo sát cho thấy, ngồi ni
sống bản thân, tiền gửi về cho gia đình khơng giảm, ở một số ngành nghề như

xây dựng dân dụng, dịch vụ còn tăng cao hơn năm trước khoảng 500.000
đồng/tháng. Ngay cơng việc giúp việc gia đình, mức lương năm 2010 phổ
biến ở mức 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng, năm 2011 đã tăng lên 2,2 - 2,5
triệu đồng/người [9, tr.2].
Sự tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam trong những năm qua đã
ghi nhận sự phát triển đáng kể của hoạt động kinh tế phi chính thức. Năm
2010, lực lượng lao động của nước ta vào khoảng 48 triệu người, trong đó lao
động khu vực chính thức chiếm 13 triệu người, lao động khu vực khơng chính
chức chiếm 11 triệu người [14, tr.3], cịn lại có gần 24 triệu người làm việc
trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 49% tổng việc làm trong nền
kinh tế. Cả nước có 8,4 triệu hộ sản xuất, kinh doanh phi chính thức, trong đó
7,4 triệu hộ xem hoạt động trong khu vực này của mình là việc làm chính và 1
triệu hộ xem đó là việc làm thứ hai. Thu nhập từ khu vực việc làm phi chính
thức chiếm khoảng 30 – 60% tổng thu nhập quốc gia, đóng góp 20% tổng
GDP của cả nước [3, tr.8]. Nếu nghề nông và việc làm nơng nghiệp được tính
vào thì khoảng 73% số việc làm là do kinh tế hộ gia đình cung cấp. Nền kinh
tế phi chính thức đã thực hiện được chức năng thiết yếu là tạo ra việc làm và
tăng phúc lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

11


Nhìn chung, khu vực kinh tế phi chính thức đóng một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế xã hội, chiếm một lực lượng lao động đông, năng
động, dễ chuyển đổi. Tuy nhiên, đây là một khu vực dễ bị tổn thương.
1.2

Bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức

1.2.1 Bảo hiểm y tế và chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện

* Bảo hiểm y tế
Từ xưa, con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau
trong họ hàng, trong cộng đồng làng xóm, thôn, bản…với tinh thần tương
thân tương ái, “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, …Sự tương trợ
cộng đồng dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau như lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hay bằng hiện vật để giúp
đỡ nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của cá nhân, của cộng đồng đã
góp phần đảm bảo nguồn vật chất cần thiết cho những người hoạn nạn vượt
qua khó khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức manh nha của bảo hiểm.
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở
ra bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong
lĩnh vực y tế, với chủ trương đổi mới lĩnh vực y tế theo phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” nhằm bổ sung nguồn kinh phí và từng bước đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh của dân cư ngày một tăng, ngày 24/4/1989 Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở
khám chữa bệnh thu một phần viện phí. Ngày 15/6/1989 liên Bộ Y tế-Tài
chính đã ban hành Thơng tư số 14 hướng dẫn thực hiện Quyết định số
45/HĐBT nêu rõ: “ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo
hiểm sức khỏe hoặc ký hợp đồng khám chữa bệnh với các tổ chức y tế trong
quốc doanh và ngoài quốc doanh, lập các quỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y
tế cơ sở giúp đỡ người bệnh khơng có khả năng trả một phần viện phí”.Ngày
26/10/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo Ủy ban

12


nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế tổ chức
thí điểm bảo hiểm y tế. Đến tháng 6/1991, đã có 3 tỉnh, thành phố tổ chức thí
điểm bảo hiểm y tế trên diện rộng là Hải Phòng, Quảng Trị và Vĩnh phú.
Tại phiên họp ngày 15/4/1992, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã

thơng qua Hiến pháp nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo hiểm y
tế được qui định tại điều 39 của Hiến pháp: “Thực hiện bảo hiểm y tế tạo điều
kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế sau này. Ngày
18/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 299/HĐBT ban
hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, khai sinh ra chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta.
Qua triển khai thực hiện, hệ thống chính sách bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe nhân dân từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở các Nghị định số
58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 và Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày
16/5/2005 hướng đến mục tiêu công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở đóng góp của cộng đồng, chia sẻ
rủi ro, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân. Đặc biệt, Luật bảo
hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 đã hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế
toàn dân vào năm 2014. Đây là một cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và Nhà
nước ta trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng bảo hiểm y tế đối
với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề
nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng
hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội.
BHYT ra đời trên cơ sở chia sẻ rủi ro. Do vậy, tính chất cộng đồng xã
hội tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau được đặt lên hàng đầu. Nhìn từ
góc độ sản phẩm BHYT thì BHYT có những tính chất sau:

13


+ BHYT là một loại hàng hóa: dưới góc độ kinh tế học thì BHYT là
một loại hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị giúp con người bảo vệ sức
khỏe, giảm gánh nặng tài chính. Mặt khác BHYT cũng có tính cạnh tranh.
+ Về mặt kinh tế, xã hội: các quốc gia trên thế giới phải công nhận rằng
sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro,…gây ra không chỉ là

trách nhiệm của bản thân cá nhân, gia đình của họ mà cịn là trách nhiệm của
Nhà nước, của cộng đồng xã hội. Vì vậy, BHYT là cơng cụ quan trọng để
quản lý xã hội và là kênh phân phối thu nhập hiệu quả nếu xét trên phương
diện kinh tế xã hội.
Bảo hiểm y tế được quy định rõ tại luật Bảo hiểm y tế. Luật này đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp
thứ 4 thơng qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm
2009. Theo luật BHYT là để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục
tình trạng ốm đau, bệnh tật cho tồn thể cơng dân. Bảo hiểm y tế là một hình
thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả
thay một phần hoặc tồn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua
thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được
khám và điều trị dù khơng có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh
thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ quan y
tế cũng phải tham gia vào cơng tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế
công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến
khích tham gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định. Nhà nước
giữ vai trị chủ đạo trong việc hình thành và cung cấp các hệ thống BHYT cho
các đối tượng thông qua hệ thống luật lệ và chính sách nhằm hỗ trợ những đối
tượng này có điều kiện tiếp cận tốt nhất đối với các dịch vụ y tế trên thị
trường. Mặc dù là người nắm vai trị chủ đạo trong việc hình thành và cung
cấp dịch vụ xã hội nhưng Nhà nước lại dùng các hợp đồng và trao quyền cho

14


những cá nhân và tổ chức có khả năng đảm nhận và chia sẻ việc cung cấp
BHYT.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và

các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT (Luật
BHYT - Luật số: 25/2008/QH12).
* Bảo hiểm y tế tự nguyện
Quyền lợi người tham gia BHYT tự nguyện: Thẻ BHYT có giá trị sử
dụng và được hưởng các quyền lợi theo quy định sau ba mươi ngày, kể từ
ngày đóng BHYT đối với các trờng hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham
gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì, trừ các trường hợp sử
dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, chăm sóc thai sản, sinh đẻ, sử dụng các
thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của
Bộ Y tế theo quy định sau:
Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi khi sử dụng
các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn sau một trăm tám mươi ngày kể từ ngày
đóng BHYT đối với trườg hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau
một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.
Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi về chăm
sóc thai sản, sinh đẻ sau hai trăm bảy mươi ngày kể từ ngày đóng BHYT đối
với các trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau
một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.
Người bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia liên tục đủ 36 tháng, từ
tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải
ghép ngoài danh mục quy định của Bộ y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt
Nam thì được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán 50% chi phí của
các thuốc này.

15


Thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục khi đóng BHYT theo quy định.
Phương thức thanh tốn:
Người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú, nội trú tại

các cơ sở KCB cơng lập và ngồi cơng lập có hợp đồng KCB BHYT với cơ
quan BHXH, được cơ quan BHXH thanh tốn chi phí khi sử dụng các dịch vụ
sau:
- Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều
trị tại cơ sở KCB (theo danh mục do Bộ y tế quy định);
- Xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng;
- Thuốc, dịch truyền theo danh mục do Bộ y tế quy định;
- Máu và các chế phẩm của máu;
- Các phẫu thuật, thủ thuật;
- Chăm sóc thai sản và sinh đẻ;
- Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.
Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB tại nơi đăng ký KCB ban
đầu và ở cơ sở KCB khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến
chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ y tế và trong các trường hợp cấp
cứu tại các cơ sở KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh tốn chi phí sử
dụng các dịch vụ quy định theo giá viện phí hiện hành của nhà nước. Khám,
chữa bệnh nội, ngoại trú quỹ BHYT thanh tốn 80% chi phí khám chữa bệnh
nội trú và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán và
điều trị do Bộ y tế quy định (thanh tốn 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí
một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; khám chữa bệnh ở tuyến xã
được thanh tốn 100%).
Thanh tốn 80% chi phí kỹ thuật cao chi phí lớn cho một lần sử dụng
dịch vụ nhưng khơng quá 40 lần lương tối thiểu chung (nếu tham gia liên tục
sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT cho cơ quan BHXH).

16


Tham gia 36 tháng liên tục trở lên, được quỹ BHYT thanh toán 80% của
50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục, đã được phép

lưu hành.
Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (theo danh mục
do Bộ y tế ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính): được cơ quan
BHXH thanh tốn 80% chi phí nhưng khơng q 20.000.000 đồng (hai mươi
triệu đồng) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần cịn lại do người
bệnh tự thanh tốn với cơ sở KCB.
Mức phí và khả năng đáp ứng tài chính của quỹ BHYT: Người thứ
nhất trong hộ gia đình mỗi tháng đóng bằng 4,5% lương tối thiểu chung; từ
người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng
của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi mức đóng bằng 60% của người
thứ nhất. Mức đóng thay đổi khi lương tối thiểu chung thay đổi. Lương tối
thiểu từ tháng 5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng tương đương 567.000
đồng/người/năm.
1.2.2 Sự cần thiết Bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức
Nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ăn, ở, mặc, sinh hoạt… do đó
con người phải lao động để làm ra những của cải, vật chất cần thiết. Để lao
động hiệu quả điều đầu tiên là phải có sức khỏe. Sức khỏe là vốn quý của con
người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe
cho cộng đồng để tạo nhiều năng lượng phục vụ cuộc sống, công việc tốt hơn
đang là vấn đề bức thiết của xã hội. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào
con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện
sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro
do điều kiện tự nhiên, môi trường sống hoặc điều kiện xã hội làm con người
bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sống khác nhau như ốm đau, tai
nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, già yếu. Khi rơi vào các trường hợp

17


này, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không giảm đi mà cịn tăng thêm

thậm chí cịn phát sinh nhu cầu mới như thuốc men, chữa trị,…
Với người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ngồi nỗi lo
về sự ổn định công việc luôn thường trực thì nỗi lo về thu nhập thấp và các
nguy cơ bệnh tật rất lớn. Khi thu nhập chỉ đủ để đảm bảo cuộc sống bình
thường thì khi có bệnh tật chi phí tăng lên gấp bội. Người lao động khu vực
phi chính thức khơng những khơng đảm bảo sức khỏe để lao động mà cịn
khơng có thu nhập đủ để trang trải thuốc men, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, …
Họ rất cần một nguồn hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, tổ chức y tế để được chăm
sóc sức khỏe đảm bảo. Có như vậy thì người lao động khu vực phi chính thức
mới có sức khỏe để tiếp tục lao động sau quá trình điều trị.
Với mức thu nhập thấp, người lao động khu vực phi chính thức sẽ rất
khó khăn khi phải khám chữa bệnh. Người lao động ở khu vực phi chính thức
thường khơng ý thức được vai trò của bảo hiểm y tế. Nếu là cá thể lao động,
bình thường họ cảm thấy với sức khỏe tốt nên họ khơng muốn mất một khoản
chi phí “vơ nghĩa”. Đối với lao động phi chính thức ở trong các tổ chức nhỏ
khác, họ không ý thức để yêu cầu những người chủ sử dụng lao động phải có
trách nhiệm với họ về yêu cầu đóng góp của xã hội. Các yêu cầu của luật
pháp cũng như quy định trong luật bảo hiểm y tế thường chưa được áp dụng
triệt để trong các nhóm làm việc nhỏ, trong các cụm làng nghề, … Nhưng khi
những đau ốm bất ngờ giáng xuống, người lao động khu vực phi chính thức
đối mặt với sức khỏe yếu đi, đồng nghĩa với áp lực khám chữa bệnh tăng cao.
Khi không được hỗ trợ của nguồn kinh phí từ bảo hiểm y tế, người lao động
mất khoản chi phí lớn đối với thu nhập hàng ngày của họ và chi phí đặc biệt
lớn nếu gặp những bệnh lý hiểm nghèo, nguy hiểm, …
Do đặc điểm của BHYT không hoạt động kinh doanh, không vì mục
đích lợi nhuận. Mức phí BHYT phụ thuộc vào khả năng đóng góp của người

18



×