Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.24 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lưu hành nội bộ

TPHCM, 08/2019


HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TT

Mơ tả

1

Trang bìa

2

Trang bìa lót

3

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

4


Lời cám ơn

5

Lời cam đoan

6

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

7

Nhận xét của hội đồng phản biện

8

Mục lục

Ghi chú
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Phụ lục 3

(định dạng tự động với số trang được cập nhật)
9

Danh mục bảng biểu
(định dạng tự động với số trang được cập nhật)


Phụ lục 4

10 Danh mục hình ảnh
(định dạng tự động với số trang được cập nhật)
11 Danh mục phụ lục
12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CĨ LIÊN
QUAN
 Trình bày cô đọng lý thuyết liên quan đến vấn đề cần
được giải quyết. Chỉ đề cập các lý thuyết sẽ được sử
dụng khi phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp ở các
chương tiếp theo.
 Khi viết phần cơ sở lý luận, sinh viên khơng chỉ tóm tắt
lý thuyết mà cần phải có các phân tích và nhận xét về
những lý thuyết sử dụng để giải quyết vấn đề trong khóa
luận.

2
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019

Phụ lục 5


 Trình bày cơ sở lý thuyết các bộ thang đo được sử dụng
thu thập dữ liệu sơ cấp. Khi trích dẫn các lý thuyết, các
cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác, sinh viên cần
trích dẫn đầy đủ nguồn theo quy định.
 Chương 1 nên trình bày trong khoảng 20-25 trang
13 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
 Chương này tập trung phân tích thực trạng của vấn
đề nghiên cứu hoặc đánh giá tình hình thực tế tại

doanh nghiệp (nếu có), trình bày vấn đề cần giải
quyết.
 Cần tập trung nêu bật được những mặt mạnh, yếu của
vấn đề nghiên cứu, lý giải được nguyên nhân và yếu
tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
 Sinh viên thực hiện phân tích đối tượng nghiên cứu,
tập trung vào nghiên cứu bản chất, nguyên nhân của
vấn đề nghiên cứu chứ không chỉ mô tả các dấu hiệu
(chung chung) của vấn đề.
 Sinh viên cần ứng dụng lý thuyết, mơ hình hoặc
thang đo đã được kiểm định độ tin cậy và độ giá trị
vào phân tích tình hình thực tiễn, từ đó ghi nhận được
những sự khác biệt, đánh giá những khác biệt đó.
14 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP/BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Chương 3 ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn để đề
xuất các giải pháp cải thiện tình hình thực tế.
 Các giải pháp cần cụ thể, định lượng được, có thể
đánh giá được bằng các chỉ tiêu cụ thể, tránh các giải
pháp chung chung và không rõ ràng, hoặc các giải
pháp chỉ mang tính lý thuyết.
 Thơng thường các giải pháp hoặc kiến nghị đưa ra
nhằm khắc phục những mặt yếu kém đã được phân
3
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


tích trong Chương 2. Do vậy, nội dung của chương
này liên hệ mật thiết với Chương 2.
15 Danh mục tài liệu tham khảo


Phụ lục 6

16 Phụ lục
17 Nộp nhóm tách biệt trên e-learning

2. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TT

Mơ tả

1

Trang bìa

2

Trang bìa lót

3

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

4

Lời cám ơn

5

Lời cam đoan


6

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

7

Nhận xét của hội đồng phản biện

8

Mục lục

Ghi chú
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Phụ lục 3

(định dạng tự động với số trang được cập nhật)
9

Danh mục bảng biểu
(định dạng tự động với số trang được cập nhật)

Phụ lục 4

10 Danh mục hình ảnh
(định dạng tự động với số trang được cập nhật)
11 Danh mục phụ lục
12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
 Ý nghĩa của đề tài
 Kết cấu đề tài khóa luận (theo chương)
4
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019

Phụ lục 5


13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Giới thiệu về các khái niệm chính.
 Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến chủ đề nghiên
cứu
 Nhận xét các cơ sở lý luận trước đây và đề xuất định
hướng nghiên cứu phù hợp.
 Nội dung trình bày bao gồm việc xây dựng mơ hình
và giả thuyết nghiên cứu
 Tóm tắt
14 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thiết kế nghiên cứu
 Các công cụ để thu thập và xử lý dữ liệu
 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp phân tích dữ liệu
 Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp
nghiên cứu
 Trình bày mẫu khảo sát, phương thức chọn mẫu
khảo sát, cách xây dựng bộ câu hỏi khảo sát/phỏng

vấn cũng như cách thu thập và phân tích số liệu
khảo sát
 Tóm tắt
15 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
 Phân tích dữ liệu
 Kiểm định độ tin cậy (reliablity) và độ chuẩn xác
(validity) của dữ liệu
 Trình bày kết quả theo mục tiêu nghiên cứu
16 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
 Trình bày các vấn đề tìm ra trong nghiên cứu này
 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
5
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


 Đưa ra khuyến nghị về thực tiễn ngành và lĩnh vực
nghiên cứu
 Đóng góp kiến thức về mặt xây dựng lý thuyết
 Gợi ý định hướng cho nghiên cứu tiếp theo
17 Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục 6

18 Phụ lục
19 Nộp nhóm tách biệt trên e-learning

3. NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC ĐỀ MỤC
3.1. Trang bìa
Yêu cầu nộp 02 quyển báo cáo bìa thường khóa luận tốt nghiệp tại phòng giáo vụ theo kế
hoạch của khoa.

Sinh viên đạt tổng điểm từ 8.5 trở lên nộp 01 quyển bìa mạ vàng hồn chỉnh 14 ngày sau khi
bảo bệ khóa luận. Sinh viên khác nộp 01 quyển bìa thường khóa luận hồn chỉnh 10 ngày
sau khi bảo vệ khóa luận
Qui định màu nộp bìa thường theo hệ đào tạo:
TT Hệ đào tạo

Quy định màu bìa

1

Chính qui (ĐHQT và ĐHMK)

Bìa giấy cứng màu trắng + bìa kiếng

2

Vừa học vừa làm (ĐHQTVHVL)

Bìa giấy cứng màu xanh lá + bìa kiếng

3

Vừa học vừa làm (ĐHLT)

Bìa giấy cứng màu hồng + bìa kiếng

(đối với bìa thường khơng u cầu nhãn gáy bìa)
Thơng tin chun ngành:
 Đại học chính quy, liên thơng VLVH – Quản trị kinh doanh – 52340101
 Đại học chính quy – Marketing – 52340115

 Đại học chất lượng cao - Quản trị kinh doanh – 52340101C
 Đại học chất lượng cao – Marketing – 52340115C
3.2. Lời cảm ơn

6
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


Nêu lời cảm ơn đến cá nhân và tổ chức hỗ trợ cho bạn trong q trình hồn thành báo cáo
khóa luận tốt nghiệp (xem Phụ lục 2).
3.3. Lời cam kết
Lời cam kết nêu rõ báo cáo do chính bạn soạn thảo, không sao chép từ bất kỳ tài liệu của
người khác và cũng sẽ không nhận được bất cứ điểm nào nếu vi phạm theo quy định của trường
(xem Phụ lục 2).
3.4. Mục lục
Gồm tất cả các chương, mục và tiểu mục và sử dụng cùng hệ thống đánh số cho tồn bộ
báo cáo. Trình bày chi tiết tối đa đến mục cấp 3, số trang. Riêng phần phụ lục thì khơng trình bày
chi tiết. (xem Phụ lục 3)

7
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


3.5. Danh sách bảng
Liệt kê chính xác số thứ tự và tên của các bảng trong báo cáo và trong phần phụ lục với số
trang tương ứng. (xem Phụ lục 3)
3.6. Danh sách hình
Liệt kê chính xác số thứ tự và tên của các hình trong báo cáo và trong phần phụ lục với số
trang tương ứng. (xem Phụ lục 3)
3.7. Danh mục từ viết tắt

Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài viết, trong bài viết phải viết đầy đủ cho lần
đầu tiên và kèm theo từ viết tắt. Ví dụ: Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị đo lường
khơng cần trình bày. (xem Phụ lục 3)
4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Nội dung bên dưới là khung cơ sở tham khảo cho khóa luận tốt nghiệp – sinh viên trao đổi cụ
thể với giảng viên hướng dẫn khi thực hiện)
4.1. Giới thiệu tổng quan về đề tài
Trong phần giới thiệu tổng quan về đề tài, nội dung giới thiệu liên quan đến nền tảng của
nghiên cứu và bản chất của vấn đề đang được xem xét. Do đó, nên đặt nghiên cứu hoặc vấn
đề đang được xem xét trong bối cảnh giải thích tại sao đề tài này lại quan trọng, làm nổi bật
các ý đề tài hướng tới, các vấn đề và ý tưởng quan trọng. Mục đích và mục tiêu cần được
nêu rõ trong chương này.
4.2. Cơ sở lý luận
Trong một báo cáo khóa luận, sinh viên được kỳ vọng sẽ cung cấp một đánh giá xem xét
các tài liệu hiện có về chủ đề đã được nghiên cứu và đang được nghiên cứu. Bài đánh giá
phải cho biết rằng sinh viên đã nghiên cứu công việc hiện tại và gần đây trong lĩnh vực này.
Thông tin liên quan đến cơ sở lý luận:
1. Bối cảnh lịch sử về cơ sở lý luận
a. Nội dung được trình bày theo các bước phát triển trình tự của lý luận.
b. Các vấn đề chính, tranh luận quan điểm, góc độ lý luận v.v. tác động đến nghiên cứu
của là gì? Bao gồm lý thuyết nền trên tất cả các biến có liên quan.
8
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


2. Lý thuyết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu / giả thuyết.
a. Những mơ hình / quan điểm lý thuyết nào hình thành nghiên cứu của khóa luận?
b. So sánh và tương phản tranh luận về các lý thuyết và biện luận cho nền tảng lý thuyết
của đề tài.
c. Mô tả làm thế nào nền tảng lý thuyết của nghiên cứu áp dụng để giải quyết vấn đề.

Việc xem xét tài liệu thể hiện:
 Nguồn tài liệu: nguồn tài liệu chính có thể được lấy từ các sách liên quan theo chủ
đề nghiên cứu.
 Sự liên quan: cơ sở lý luận được sử dụng nên hỗ trợ các tranh luận liên quan đến
câu hỏi nghiên cứu, mục đích và mục tiêu của nghiên cứu. Các vấn đề chính, tranh
luận quan điểm, góc độ lý luận v.v. tác động đến nghiên cứu của là gì? Bao gồm lý
thuyết nền trên tất cả các biến có liên quan. Những mơ hình / quan điểm lý thuyết
nào hình thành nghiên cứu của khóa luận?
 Sự so sánh: So sánh và tương phản tranh luận về các lý thuyết và biện luận cho nền
tảng lý thuyết của đề tài. Mô tả làm thế nào nền tảng lý thuyết của nghiên cứu áp
dụng để giải quyết vấn đề.
 Sự cập nhật: Các tài liệu gần đây (hầu hết các tài liệu được sử dụng phải được
công bố trong mười năm gần đây); tuy nhiên tài liệu nền tảng (lý thuyết gốc) quan
trọng cũng được đưa vào cơ sở lý luận ngay cả khi tài liệu đó khơng phải cơng bố
thời gian gần đây.
 Sử dụng cơ sở lý luận để giải thích nghiên cứu: Mục tiêu nên cho thấy lý do tại
sao nghiên cứu của bạn cần phải được thực hiện, cách lựa chọn một số phương
pháp hoặc lý thuyết để thực hiện.
 Tóm tắt những phần lý thuyết đã đọc: Quyết định ý tưởng nào là quan trọng đối
với nghiên cứu và điều nào ít quan trọng hơn và có thể được đề cập ngắn gọn hoặc
bị bỏ qua. Hãy tìm các khái niệm, kết luận, lý thuyết chính yếu để lý luận cơ sở lý
thuyết, và tìm những điểm tương đồng và khác biệt liên quan chặt chẽ đến đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
9
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


Để xem xét hiểu về phương pháp nghiên cứu đề nghị xem lại tài liệu hướng dẫn nghiên cứu
trong kinh doanh theo sách và tài liệu đã học. Cơ bản tổng quát các phương pháp luận nghiên
cứu khoa học như phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng.

 Saunders, M., Lewis, P., Thornhill, A., (2012). Research Methods for Business
Students, 6th Ed. Pearson
Mục đích của phương pháp nghiên cứu là để chứng minh những gì bạn thực sự đã làm trong
nghiên cứu để người đọc có thể đánh giá bài nghiên cứu về thiết kế, quy trình và kết quả
nghiên cứu. Nó sẽ đưa ra một phác thảo tốt về các phương pháp được sử dụng để bất kỳ nhà
nghiên cứu nào khác có thể nhân rộng nghiên cứu và thử nghiệm nghiên cứu về độ giá trị.
Phần phương pháp phải được cấu trúc tốt, được viết gọn gàng, theo cách thực tế và phải
cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi sau: Điều gì đã được quan sát? Làm sao? Khi nào? Với
kết quả gì? Các vấn đề được giải quyết như thế nào? Cách tiếp cận thu thập dữ liệu của bạn
là gì? Bạn đã sử dụng cơng cụ phân tích dữ liệu nào?
4.4. Ghi chú bổ sung về phương pháp nghiên cứu:
 Xem xét các phương pháp thu thập dữ liệu: tác giả nghiên cứu thực hiện thảo luận
nhóm chuyên sâu về phương pháp được chọn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và
thảo luận tại sao các phương pháp khác bị bác bỏ / không áp dụng cho nghiên cứu
này.
 Dữ liệu thứ cấp: phân tích dữ liệu hỗ trợ đã được cơng bố nghiên cứu trước đó.
 Dữ liệu sơ cấp: trong đó mơ tả chi tiết về các cơng cụ - chẳng hạn như thực địa, phân
tích tài liệu, khảo sát được thực hiện, thời điểm thu thập dữ liệu được tiến hành, khoản
thời gian.
 Tiêu chí lựa chọn mẫu: mô tả chi tiết về cách chọn mẫu cho nghiên cứu. Điều này áp
dụng cho cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
 Nghiên cứu sơ bộ: trước khi thu thập đại trà và thực sự về dữ liệu đang nghiên cứu,
cần kiểm tra công cụ nghiên cứu để như các câu hỏi trong bảng khảo sát, bản ghi
chép phỏng vấn, kiểm tra việc sử dụng thuật ngữ ngôn từ - cần tiến hành nghiên cứu

10
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


sơ bộ. Trình bày và ghi chép trong báo cáo khóa luận những thay đổi điều chỉnh nào

được thực hiện so với bản thảo ban đầu.
 Phương pháp phân tích: thảo luận trình bày về các phương pháp phân tích với sự hỗ
trợ của công cụ phần mềm, chẳng hạn như NVIVO, SAS, STATA, SPSS, phần mềm
R, Phân tích nội dung, phân tích văn bản, phân tích lịch sử, v.v.)
 Trình bày hạn chế của các phương pháp được sử dụng: ví dụ cách tiếp cận và truy
cập thơng tin đối với người cung cấp thông tin. Người nghiên cứu cũng nên trình bày
cách thức mà người thu thập dữ liệu cố gắng vượt qua những hạn chế trong việc tiếp
cận thơng tin là gì.
4.5. Phân tích dữ liệu và kết quả
Để sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và xử lý thơng tin định tính đề nghị tham
khảo tài liệu:
 Silverman, D., (2011). Interpreting Qualitative Data, A Guide to the Principles of
Qualitative Research 4th Ed., Sage, UK.
 Nguyễn Đức Lộc, (2015). Giáo trình Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin định
tính, NXB. ĐHQG-HCM
[1]. Phân tích dữ liệu định tính
Đối với nghiên cứu định tính, hai nền tảng phần mềm cung cấp các cơng cụ phân tích được
ứng dụng phổ biến là:
 Phần mềm lập bản đồ tư duy như phần mềm Edraw Mind Map là một chương trình
hồn hảo giúp người dùng xây dựng, lưu, chia sẻ, in ấn sơ đồ tư duy hồn tồn miễn
phí. Bên cạnh đó, phần mềm có thể hỗ trợ cơng cụ để người dùng dễ dàng lập một
bản đồ tư duy, phác thảo suy nghĩ, kế hoạch tương lai, phân tích SWOT... bằng các
mẫu sơ đồ và ví dụ có sẵn trong phần mềm.
 Phần mềm NVivo hoặc phần mềm tương tự có sẵn trên Internet, được thiết kế để
phân tích dữ liệu văn bản - chẳng hạn như bài báo, bản ghi chép phỏng vấn, ghi chép
trao đổi của thảo luận nhóm tập trung, hoặc bản ghi âm. NVivo hoạt động trên một
hệ thống mã hóa các cụm từ. Nguyên tắc tương tự như lập bản đồ tư duy.
11
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019



Trong phần phân tích kết quả và thảo luận đối với nghiên cứu định tính có trình bày các cơ
sở lý luận giải thích các dự kiện phân tích từ các dữ liệu định tính như các bài báo, các bản
ghi chép phỏng vấn, ghi chép trao đổi của thảo luận nhóm tập trung, hoặc bản ghi âm.
Cơ sở lý luận tổng hợp các nghiên cứu và khái niệm chính yếu trong lĩnh vực cụ thể và thể
hiện mối quan hệ giữa các nghiên cứu. Cơ sở lý luận tốt địi hỏi phải tổ chức cẩn thận các
tài liệu, có thể được thực hiện thông qua các kỹ thuật lập bản đồ tư duy.
Viết ra tất cả các ý tưởng đã xác định từ việc đọc tất cả các bài báo, bài nghiên cứu. Tại thời
điểm này, không quan tâm về thứ tự của các ý tưởng hoặc sự ăn khớp với nhau. Tốt nhất là
xem lại tất cả các nghiên cứu để xem những chủ đề nào đã bị lướt qua và quan trọng là
những chủ đề nào không được đề cập đến. Xác định các lỗ hổng hoặc thiếu sót trong tài liệu
hiện tại dẫn đến vấn đề cần tìm và nghiên cứu theo chủ đề bài khóa luận.
Bước kế tiếp: lập bản đồ tư duy liên quan đến việc tổ chức các khái niệm đơn lẻ thành các
nhóm hoặc các chủ đề.
 Xác định các liên kết giữa các ý tưởng. Sau khi bạn viết ý tưởng của bạn trên một bài
báo, hãy kết nối các ý tưởng bằng các đường kẻ để cho thấy chúng có liên quan như
thế nào. Điều này giúp bạn phân biệt các ý chính từ những ý tưởng chính. Nó cung
cấp cho bạn một hình ảnh trực quan của tất cả các điểm trong việc xem lại cơ sở lý
thuyết một cách phù hợp. Một mẹo hữu ích khác là sử dụng bút chì để khoanh trịn ý
tưởng có liên quan, sử dụng màu sắc khác nhau cho mỗi nhóm và viết ghi chú về
cách chúng liên quan.
 Nhóm các ý kiến quan điểm cá nhân riêng lẻ thành các nhóm liên quan, bắt đầu thực
hiện các kết nối logic giữa các nhóm. Đó là những kết nối giữa các nghiên cứu, khái
niệm và ý tưởng, không chỉ là một bản tóm tắt các tài liệu cụ thể mà xây dựng sức
mạnh thực sự của việc xem lại cơ sở lý thuyết.
 Về khía cạnh logic trình bày lập luận bài nghiên cứu, hãy quyết định có nên bắt đầu
với cái chung hay không và chuyển sang cái cụ thể (quy nạp) hoặc đi từ cái cụ thể
đến cái tổng quát (diễn dịch). Sử dụng mơ hình tam giác làm chỉ dẫn trực quan để
giúp bạn đưa ra quyết định về cách trình bày khái niệm và nghiên cứu. Sử dụng một
12

FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


mơ hình tam giác ngược để đại diện cho suy nghĩ quy nạp hoặc một mơ hình tam giác
thuận để thể hiện suy nghĩ diễn dịch. Vẽ một hình tam giác trên một mảnh giấy. Viết
ý tưởng bên trong tam giác vì nó có ý nghĩa để trình bày chúng. Nếu bắt đầu với điểm
chung đầu tiên, ghi vào đáy tam giác và các ý tưởng cụ thể hơn sẽ được viết ở đầu
tam giác.
Lập bản đồ tư duy có thể giúp tổ chức các ý tưởng riêng biệt từ một tìm kiếm cơ sở lý luận
rộng lớn thành một bài cơ sở lý luận có chiều sâu và được tổ chức tốt.
(Trích dẫn từ tài liệu tham khảo của Heinrich, K. (2001), Mind-mapping: A successful
technique for organising a literature review. Nurse Author & Editor, Spring 2001, pp.1-3.)

[2]. Phân tích dữ liệu định lượng
Để sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định lượng yêu cầu sinh viên ôn lại tài liệu học
tập các mơn về phân tích dữ liệu, đề nghị tham khảo cuốn sách sau đây về nghiên cứu định
lượng:
 Saunders, M., Lewis, P., Thornhill, A., (2012). Research Methods for Business
Students, 6th Ed. Pearson
 Nguyễn Đình Thọ, (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh doanh, NXB.
Lao động xã hội.
5. VỀ TRÌNH BÀY
Khóa luận phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh
số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả khóa luận cần có lời cam đoan danh dự về
cơng trình khoa học này của mình.
5.1. SOẠN THẢO VĂN BẢN
Sử dụng kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương
đương; mật độ chữ bình thường; khơng được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn
dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3 cm; lề dưới 3cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được
đánh ở giữa, phía giữa cuối mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang

13
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
Khóa luận được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210  297mm), giới hạn 60-80 trang không
kể phụ lục.
5.2. TIỂU MỤC
Các tiểu mục của khóa luận được trình bày và đánh số và nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số
với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4).
Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là khơng thể có tiểu mục 2.1.1 mà khơng
có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
5.3. BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, PHƯƠNG TRÌNH
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương (ví dụ hình 3.4 có nghĩa là
hình thứ 4 trong chương 3). Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy
đủ (ví dụ: nguồn Bộ tài chính 1996). Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh
mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới
hình. Thơng thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các
bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải
tiếp ngay theo phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang
giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy như gấp hình vẽ để giữ nguyên tờ giấy. Cách làm
này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép
gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.
Đối với những trang giấy có chiều đứng lớn hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ …) có thể để trong một
phong bì cứng đính bên trong bìa sau khóa luận.
Các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ
đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản khóa luận. Khi đề cập đến các bảng biểu
hoặc hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó.
Việc trình bày phương trình tốn học trên một dịng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải

thống nhất trong tồn khóa luận. Khi có ký hiệu mới xuất hiện lần đầu tiên thì phải có giải thích
và đơn vị tính đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả
14
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của khóa luận. Tất
cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm
phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương
trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2).
5.4. VIẾT TẮT
Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều
lần trong khóa luận. Khơng viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những cụm từ ít xuất
hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức . . . thì được viết tắt sau lần
viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có
bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A, B, C) ở phần đầu khóa luận.
5.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁCH TRÍCH DẪN
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý khơng phải của riêng tác giả và mọi tham
khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của khóa luận.
Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu
của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, cơng thức, đồ thị, phương trình, ý
tưởng…) mà khơng chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì khóa luận khơng được duyệt để bảo vệ.
Danh mục tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự được trích dẫn trong luận án (theo tiêu
chuẩn trích dẫn của APA 6th ). Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng
và đề cập trong khóa luận. Khơng trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết tránh
làm nặng nề phần tham khảo trích dẫn. Tài liệu trích dẫn có tính cập nhật từ trong vịng 10 năm.
5.6. PHỤ LỤC
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung khóa luận
như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh… nếu sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu
hỏi mẫu này phải được đưa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý

kiến; khơng được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính tốn mẫu trình bày tóm tắt trong các biểu mẫu
cũng cần nêu trong Phụ lục của khóa luận. Phụ lục khơng được dày hơn phần chính của khóa luận.
6.

TRÍCH DẪN VÀ TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁCH TRÍCH DẪN

(Citation)
15
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


6.1. Tại sao cần phải trích dẫn?
Khi bạn sử dụng ý tưởng và từ ngữ của các tác giả khác trong bài viết của bạn, bạn
phải ghi nhận những việc này. Điều nay vô cùng quan trọng, ngay cả khi bạn khơng trích
dẫn ngun văn.
Việc trích dẫn các nguồn tài liệu giúp cho người đọc nhận biết các cơng trình mà bạn
đã tham khảo và hiểu được quan điểm và mục tiêu của nghiên cứu của bạn.
Thực hành “trích dẫn khi viết” và ghi lại nguổn gốc của các ý tưởng và các trích dẫn
trong bài viết của bạn giúp bạn tránh khỏi sự đạo văn/đạo ý tưởng hoặc trả giá cho việc làm
sai trái trong nghiên cứu.

16
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019


6.2. Việc đạo văn/đạo ý tưởng (Plagiarism)
Có thể hiểu việc đạo văn/đạo ý tưởng được định nghĩa là “sự mang lại cho cơng việc riêng của
mình những từ ngữ, ý tưởng hoặc lý lẽ của một người khác mà không có sự trích dẫn, tham khảo
hoặc ghi chú phù hợp.
Việc đạo văn/đạo ý tưởng của một người khác là rất ngiêm trọng đối với điểm số của

một môn học hoặc toàn bộ sự nghiệp học hành của bạn. Việc đạo văn/đạo ý tưởng và việc
không trung thực trong học hành vượt xa cái việc đơn giản là cắt và dán đoạn văn bản từ một
bài báo hay một cuốn sách vào bài báo của bạn mà không ghi nhận công lao của người khác.
Trích dẫn các nguồn tài liệu là bước đầu tiên để trách việc đạo văn/đạo ý tưởng. Quy định hàm
lượng sự tương tự không quá 30 % so với các cơng trình cơng bố và xuất bản. Nếu vi phạm quy
định 30% thì sinh viên bị đánh giá mức kém.
6.3. Các ví dụ về trích dẫn
Các kiểu trích dẫn được thống nhất sử dụng cho KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP là: APA 6th
(American Psychological Association 6th edition)

17
FBAIUH Lưu hành nội bộ 2019



×