Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.75 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phần I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Năm học 2011 – 2012 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã tổ chức tập huấn cho giáo viên THCS toàn thành phố về đổi mới phương pháp dạy học “Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học các môn học bậc THCS nói chung và môn Toán nói riêng”. Thực hiện triển khai, giáo viên giảng dạy các bộ môn tại trường THCS thị trấn Cát Hải đã tích cực, mạnh dạn vận dụng và bước đầu đạt được một số kết quả đáng kể, tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các sinh hoạt ở tổ chuyên môn cũng như hoạt động dạy học của nhà trường và đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh triển khai. Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên hai lớp 8 của trường THCS thị trấn Cát Hải, lớp 8A là nhóm thực nghiệm, lớp 8B là nhóm đối chứng. Lựa chọn thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm tương đương. Nhóm thực nghiệm được thực hiện sử dụng phương pháp Bản đồ tư duy để học tập các loại tức giác đặc biệt ở các bài trong chương Tứ giác (Hình học – Lớp 8). Qua nghiên cứu đề tài, kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng: + Bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 8,00 + Bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là:. 7,00. Kết quả kiểm chứng cho thấy p 1 < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó, chứng minh rằng: Việc sử dụng phương pháp Bản đồ tư duy để dạy - học các loại tứ giác đặc biệt ở các bài trong chương Tứ giác của lớp học sinh có làm nâng cao kết quả học tập phân môn Hình học 8 của học sinh lớp 8 trường THCS thị trấn Cát Hải. Phần II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: Một trong những đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế ở trường THCS thị trấn Cát Hải, một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém toán. Những học sinh này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Qua quá trình giảng dạy và tích cực nghiên cứu của bản thân cho thấy, nguyên nhân chính là học sinh không biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Bản đồ tư duy và biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy sẽ hỗ trợ tích cực cho học.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> sinh tự học (ghi chú, hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ, ôn tập, liên kết các mạch kiến thức toán, …) khắc phục được những hạn chế về ghi nhớ của học sinh như đã trình bày ở trên. 2. Giải pháp thay thế: Mạch kiến thức của các bài hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông (Chương Tứ giác – Toán 8) đều có một cấu trúc giống nhau, mỗi một bài (là một tứ giác đặc biệt) đều có các mục: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Kiến thức của các hình tứ giác này có sự liên hệ, liên quan mật thiết với nhau. Chẳng hạn, hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân, hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi, … Do vậy học sinh không những cần phải nắm vững kiến thức các hình riêng lẻ này mà còn phải hiểu được “vị trí” của mỗi hình đó trong hệ thống các tứ giác, mối quan hệ giữa các hình đó. Để khắc phục những hạn chế của một số phương pháp dạy học nói chung tôi đã sử dụng Bản đồ tư duy nhằm giúp học sinh tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng hệ thống hóa mạch kiến thức về các loại hình tứ giác đặc biệt bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 3. Vấn đề nghiên cứu: Vấn đề đặt ra là vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy trong dạy học liệu có giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học? Có giúp học sinh hệ thống hóa được mạch kiến thức quan trọng về các loại tứ giác đặc biệt trong chương hay không? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy trong dạy học có giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học; giúp học sinh hệ thống hóa được mạch kiến thức quan trọng về các loại tứ giác đặc biệt trong chương. Và đặc biệt hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập các môn học khác, nhất là đối với các môn học thuộc.. Phần III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn học sinh hai lớp 8A và 8B của trường THCS thị trấn Cát Hải. * Về phía giáo viên: Tôi và thầy giáo Trần Văn Quang giảng dạy hai lớp 8 đều đã nhiều năm giảng dạy khối lớp 8; có lòng nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Tôi – Giáo viên dạy lớp 8A, đây là Lớp thực nghiệm. 2. Thầy giáo Trần Văn Quang – Giáo viên dạy lớp 8B, đây là Lớp đối chứng. * Về phía học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về lực học, khả năng tiếp thu kiến thức. Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 2. Thiết kế nghiên cứu: Tôi lựa chọn và sử dụng thiết kế: Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A là nhóm thực nghiệm và 8B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Bảng kiểm chứng để xác định hai nhóm tương đương: Thực nghiệm (Nhóm 1). Đối chứng (Nhóm 2). 6,45. 6,41. Trung bình cộng p1 =. 0.900. p1 = 0.900 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Thiết kế nghiên cứu: Nhóm. Kiểm tra trước tác động. Tác động. Kiểm tra sau tác động. Thực nghiệm (Nhóm 1). 6,45. Dạy học có sử dụng Bản đồ tư duy. 8,00. Đối chứng (Nhóm 2). 6,41. Dạy học không sử dụng Bản đồ tư duy. 7,00. Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Thầy Trần Văn Quang dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng Bản đồ tư duy, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Tôi: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng Bản đồ tư duy; sưu tầm, và sử dụng phần mềm Mindmap và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp. * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Giáo án minh họa cho bài dạy có sử dụng Bản đồ tư duy ở trang sau (Phụ lục) Phần IV. ĐO LƯỜNG 1. Sử dụng công cụ đo, thang đo: * Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài về các loại Tứ giác Sau khi thực hiện dạy xong chương Tứ giác, tôi và thầy Trần Văn Quang đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra với thời gian 45 phút theo lịch chỉ đạo của bộ phận chuyên môn Nhà trường. Tôi và thầy Trần Văn Quang chấm chéo bài của hai lớp 8A và 8B theo đáp án đã được xây dựng trên cơ sở thống nhất. Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra 15 phút Bài kiểm tra sau tác động: là Bài kiểm tra 45 phút sau khi học xong chương Tứ giác. 2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu: Về nội dung đề bài đảm bảo cấu trúc theo quy định, phù hợp với chuẩn Kiến thức – Kĩ năng của chương trình có điều chỉnh theo nội dung mới, đặc biệt phù hợp với trình độ cần đạt của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (Đề bài – đáp án biểu điểm ở trang Phụ lục) Nhận xét về kết quả hai nhóm: nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,0, nhóm đối chứng có điểm trung bình là 7,0 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 1,0; điều đó chứng minh rằng nhóm thực nghiệm có sử dụng phương pháp Bản đồ tư duy trong phát hiện và ôn tập củng cố kiến thức của chương nên kết quả cao hơn. 3. Kiểm chứng độ tin cậy: Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách kiểm tra hai lần trên một lớp học. Sau và trước mỗi bài học tất cả học sinh của lớp đều sử dụng Bản đồ tư duy để ôn tập kiến thức của bài học cũ và phát hiện kiến thức cho bài học mới. Để đảm bảo sự nhìn nhận và đánh giá học sinh một cách khách quan, tôi đã yêu cầu học sinh lưu giữ những Bản đồ tư duy đã thiết lập trong vở bài tập. Phần V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Trình bày kết quả: Dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập với kiểm trước tác động của lớp thực nghiệm (p1), sau tác động (p2) Thực nghiệm (Nhóm 1). Đối chứng (Nhóm 2). Trước. Sau. Trước. Sau. tác động. tác động. tác động. tác động. Mốt. 7. 8. 6. 6. Trung vị. 7. 8. 6. 6. Giá trị trung bình. 6,45. 8,00. 6,41. 7,00.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Độ lệch chuẩn. 1,03. 0,96. Phép kiểm chứng T-test độc lập: p1 = 0,900 (trước tác động để xác định nhóm tương đương) Phép kiểm chứng T-test độc lập: p2 = 0,00011 (sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động). Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 1,0. 2. Phân tích kết quả dữ liệu: * Kiêm chưng đê xac đinh nhom tương đương trươc tac đông:. Điểm TBC. Nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng. Chênh lệch. 6,45. 6,41. 0,04. Giá trị của : p1 =. 0,900. Vì p1 = 0,900 > 0,05 điều đó chứng tỏ sự chênh lệch điểm số trung bình cộng trước tác động của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm được coi là tương đương. * So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng. Thực nghiệm. ĐTB. 7,00. 8,00. Độ lệch chuẩn. 0,96. 1,03. Giá trị P của T- test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD). 0,00011 1,0. Vì p2 = 0,00011 < 0,05 điều đó chứng tỏ sự chênh lệch điểm trung bình cộng sau tác động của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa (do tác động). SMD = 1,0 là lớn. Mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học có sử dụng Bản đồ tư duy đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giá trị TBC. Nhóm ĐC. Nhóm TN. Trước tác động. 6.41. 6.45. Sau tác động. 7.00. 8.00. Giả thuyết của đề tài “Sử dụng phương pháp Bản đồ tư duy trong dạy học các loại tứ giác đặc biệt đối với học sinh lớp 8 – Trường THCS thi trấn Cát Hải” đã được kiểm chứng. 3. Bàn luận: Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình 8,00 , kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình 7,00. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,03 điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,0 điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-Test độc lập điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động cùa hai nhóm là p2 = 0,00011 < 0,001 . Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. Sử dụng phương pháp Bản đồ tư duy là một trong những phương pháp hữu ích phát huy mạnh mẽ nhất tính sáng tạo và chủ động của người học, là một giải pháp có hiệu quả giúp người giáo viên “đỡ một phần vất vả” trong công việc giảng giải, tuy nhiên để thực hiện được tiết học và thiết kế được các Bản đồ tư duy một cách sinh động được người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học một cách hợp lí. Phần VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu Bản đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần) kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức - hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên Bản đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Trước đây, các tiết ôn tập chương một số giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Gần đây, sau một số đợt tập huấn, nhiều giáo viên đã áp dụng thành công dạy học với việc thiết kế Bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Bản đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên, học sinh sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng và việc sử dụng nó cũng khá đơn giản. Khi sử dụng phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy, tôi thấy công việc của mình đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống đọc - chép trước đây. Dạy học bằng Bản đồ tư duy giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học. Phương pháp Bản đồ tư duy giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy lôgic cho HS. Với chủ trương giảm tải thực hiện từ năm học này, phương pháp Bản đồ tư duy rất hiệu quả vì cô và trò không bị mất thời gian vào các chi tiết vụn vặn và trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài. Bản đồ tư duy giúp HS lập dàn ý nhớ toàn bộ cốt lõi bài học mà không sa vào chi tiết, học vẹt. Như vừa học vừa chơi, thoải mái, không áp lực, không buồn ngủ nữa. Việc yêu cầu các em hệ thống bài học cuối mỗi tiết bằng cách vẽ một Bản đồ tư duy đó tạo cho các em cơ hội trình bày bài theo cách hiểu của mình, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông. Bước đầu cho phép kết luận: Việc vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng Bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy, việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Toán ở một số lớp cấp THCS cho thấy học sinh rất hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm Bản đồ tư duy” và khi học sinh trình bày chủ đề kiến thức do.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> đó học sinh cũng trình bày theo cách hiểu, theo lập luận của mình, nhờ đó hiểu sâu kiến thức. Bướ đầu cho phép kết luận: một trong các biện pháp giúp học sinh tự học, giúp học sinh biết cách ghi chú kiến thức để ghi nhớ là sử dụng Bản đồ tư duy. Ghi nhớ kiến thức gắn với đường nét, màu sắc, hình ảnh hay nói cách khác “hình tượng hóa” kiến thức giúp học sinh yếu, kém ghi nhớ “sâu” kiến thức vào bộ não của mình. Sử dụng phần mềm Mindmap làm cho công việc thiết kế và sử dụng Bản đồ tư duy đễ dàng, linh hoạt và sẽ thuận lợi cho việc thay đổi như xóa, thêm, bớt thông tin, lưu giữ và sử dụng trên lớp học: hình ảnh đẹp, trực quan, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Điều này sẽ khó khăn hơn khi thực hiện trên giấy, bìa. Hơn nữa, việc sử dụng phần mềm Mindmap – là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD – ĐT phát động. 2. Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu Nhà trường cần mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học; cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cách sử dụng phần mềm Mindmap để thiết lập Bản đồ tư duy trên máy tính sinh động, đa dạng hơn các Bản đồ tư duy mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học; cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối... cho các lớp học trong Nhà trường. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại; tích cực vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học, hướng dẫn học sinh tập thói quen vẽ Bản đồ tư duy kiến thức. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên dạy Toán có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Toán để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh, giúp học sinh tư duy logic, hình thành thói quen tự học, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Phần VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tony Buzan. Bản đồ Tư duy trong công việc. NXB Lao động – Xã hội. H.2008. 2. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hà Nội - 2009. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD & ĐT. 3. Tài liệu hội thảo tập huấn: Đổi mới phương pháp dạy học sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học (năm học 2011 – 2012) – Sở GD & ĐT. 4.WWW.mind-map.com (trang meb chính thức của Tony Buzan). 5. Mạng Internet: ; tìm kiếm “mindmap” - ConceptDraw MINDMAP 5 Professional Phần IX. PHỤ LỤC.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bản đồ để xây dựng kiến thức mới về hình thoi Bản đồ để củng cố kiến thức về hình thoi.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bản đồ khái quát về các loại tứ giác đặc biệt và mối quan hệ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span>