Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

TIỂU LUẬN MARKETING - CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P CÔNG TY VINFAST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 30 trang )

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu đi lại
của người dân ngày càng được quan tâm, đặc biệt là nhu cầu đi lại
bằng xe ô tô. Thị trường xe ô tô việt nam được xem là một trong
những thị trường béo bở. Bởi lẻ từ trước đến nay chưa có đơn vị nào
tiên phong sản xuất hoặc lắp ráp xe ô tô tại Việt nam trước khi Vin fast
ra đời, chủ yếu thoe dạng nhập khẩu và bán lại. Theo thống kê của
Ngân hàng thế giới năm 2019 (Word Bank) tổng thu nhập bình quân
đầu người của người dân ngày càng tăng cao, khoảng 8,000 USD/năm
và có the363 tăng trung bình 7% trong 10 năm tới, đời sống người dân
ngày càng khá giả, nhu cầu mua sắm xe là cao, khơng những đi làm
mà cịn đi du lịch, đi cơng tác xa…Do đó càng ngày có nhiều doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư nhập khẩu xe từ nước ngoài về Việt nam như
Ford, Toyota, Honda, suzuki… Miếng bánh béo bở của thị trường này
đang được xâu xé bởi các ông lớn như Thaco với tỉ lệ 34,3%, đứng thứ
hai là Toyota với 23,8% thị phần, Honda và Ford lần lượt nắm giữ
10,2% và 8,7% thị phần xe trong nước. Do đó việc cạnh tranh trên thị
trường này ngày càng khắc nghiệt. Việc nâng cao thị phần và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu và cũng là sứ
mệnh tồn tại của doanh nghiệp. Các biện pháp về quảng cáo, giảm giá
chỉ mang lại lợi thế ngắn hạn, bởi lẽ các công ty phân phối khác sẽ
nhanh chóng làm theo. Vì vậy đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường thì việc xây dựng một
chiến lược marketing phù hợp với định hướng của doanh nghiệp và xu
thế phát triển của thị trường để tận dụng các cơ hội cũng như giảm
thiểu các nguy cơ trong môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị


trường hiện nay là thực sự cần thiết. Một chiến lược marketing tốt sẽ


giúp doanh nghiệp định hướng con đường phát triển của mình đồng
thời chủ động tìm kiếm phương pháp khắc phục và vượt qua các nguy
cơ cũng như hiểm họa trên thị trường. Bên cạnh đó, chiến lược
marketing cũng góp phần anng6 cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh đảm bảo sự
phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Vì những lý do trên,
đề tài phân tích chiến lược Marketing hỗn hợp của cơng ty
Vinfast được thực hiện nhằm giúp cơng ty phân tích và xây dựng một
chiến lược dài hạn trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đồng
thời gia tăng chiếm lĩnh thị trường cũng như hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích chiến lược marketting hỗn hợp (MIX) trong hoạt động
kinh doanh sản phẩm, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp hoạch định
chiến lược phát triển kinh doanh của mình nhằm phục vụ khách hàng
tốt hơn.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Lược khảo các tài liệu liên quan đến đề tài như: lý thuyết
marketing, chiến lược Marketing 4P từ sách báo, giáo trình
 Thu thập các thơng tin về cơng ty, sản phẩm và các chiến lược
marketing đang thực hiện
 Sử dụng công cụ thống kê, phần mềm microsoft excel dê phân tích
số liệu thu thập được
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.

Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại trường đại học công nghệ Tp.HCM



1.4.2.

Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày…..đến ngày….
1.4.3.

Cấu trúc đề tài

Chương 1. Giới thiệu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu cũng như giới hạn đề tài
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Tóm tắt lý thuyết về Marketing, chiến lược marketing cũng như
lược lkhao3 một số tài liệu liên quan
Chương 3. Giới thiệu về công ty VINFAST
Chương này sẽ giới thiệu về doanh nghiệp : Thơng tin cơ bản, loại
hình kinh doanh, sản phẩm tiêu biểu
Chương 4. Phân tích chiến lược marketing hỗn hợp tại Vinfast
đang áp dụng
Phân tích các chiến lược marketing mà công ty đang áp dụng dựa
vào chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing mix): chiến lược sản
phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết luận sau khi thực hiện phân tích cũng như các ưu
khuyết điểm và các kiến nghị nâng cao hiệu quả marketing cho doanh
nghiệp



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát về marketing
2.1.1.

Khái niệm

Hiện nay có nhiều cá nhân tổ chức nêu ra định nghĩa về
Marketing, đơn cử là Philip Kotler, Keller (2006) thì marketing là quá
trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và
muốn thơng qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của
các sản phẩm và dịch vụ với nhau. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà quản
trị marketing vẫn chấp nhận định nghĩa về marketing của Hiệp hội
Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA): "Marketing là
một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để
nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và
nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để
mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”
Đối với sự phát triển của xã hội ngày nay thì marketing chú trọng
vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách phân tích nhu
cầu và tập trung vào việc làm hài lịng khách hàng. Do đó, tại Việt
nam, từ marketing được dịch thành tiếp thị - có nghĩa là giới thiệu sản
phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, từ tiếp thị không bao hàm được hết
ý nghĩa của marketing bởi lẽ theo Peter Drucker (1954) thì marketing
bao gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường,
định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát.
2.1.2.

Marketing hỗn hợp (Marketing mix)


Theo Neil Borden (1953) Marketing hỗn hợp là một tập hợp các
công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp
thị trong thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, thuật ngữ Marketing hỗn hợp
(Marketing mix) được công nhận và sử dụng rộng rãi khi nhà tiếp thị E.


Jerome Mc Carthy (1960) đề xuất phân loại các chiến lược marketing
theo 4P (Price – Product – Place – Promotion).

Hình 2.1. Các yếu tố trong chiến lược Marketing hỗn hợp
2.1.3.

Nguyên tắc của marketing

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong (Principles of Marketing –
14th Edition), Marketing có 5 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc chọn lọc,
nguyên tắc tập trung, nguyen6 tắc giá trị khách hàng, nguyên tắc lợi
thế khác biệt và nguyên tắc phối hợp

Hình 2.2. Năm nguyên tắc cơ bản của Marketing
Nguyên tắc chọn lọc: là nguyên tắc chủ đạo trong marketing, nhà quản
trị cần chọn lọc khách hàng cũng như thị trường hay mục tiêu phù hợp


để tập trung nguồn lực để cạnh tranh với các cơng ty khác. Nếu chọn
lọc mà khơng tập trung thì cũng không thể tạo ra giá trị khách hàng.
Nguyên tắc tập trung: sau khi xác định được thị trường mục tiêu thì
phải tập trung nguồn lực (nhân lực và vật lực) để thõa mãn nhu cầu
khách hàng và marketing đạt hiệu quả.
Nguyên tắc giá trị: biểu thị sự thành công của một thương hiệu trong

một thị trường mục tiêu bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Ngun tắc khác biệt (dị biệt): là nguyên tắc đặt nền móng của
Marketing bởi vì khi nhắc đến marketing người ta hay nói đến sự khác
biệt của sản phẩm. Nó tạo cho thương hiệu một giá trị khách hàng so
với các đối thủ cạnh tranh
Nguyên tắc phối hợp: để đạt được mục tiêu marketing hiệu quả cần
phải phối hợp giữa các bộ phận trong cơng ty và các đối tác ở ngồi
cơng ty nhằm tạo sự vượt trội giữa sản phẩm này với sản phầm khác
đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Nguyên tắc q trình: Mơi trường kinh doanh ln ln thay đổi, do đó
marketing cũng phải thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Marketing là một quá trình hoạt động của trước, trong và sau quá trình
sản xuất kinh doanh.
2.1.4.

Mục tiêu của marketing

Peter Drucker (1954) cho rằng: Mục đích của marketing là để
hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và cung cấp một sản
phẩm thích hợp với nhu cầu, và tự sản phẩm sẽ bán được nó khi nó
hồn tồn phù hợp với u cầu của khách hàng. Theo ông, trong điều
kiện lý tưởng, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm để từ
đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết
để tạo ra chúng (sự sẵn sàng mua sắm để "tự nó bán được nó").


Theo một cách chung nhất, mục tiêu của marketing chính là sự
tối đa hóa tiêu thụ dựa trên sự tối đa hóa lựa chọn của khách hàng và
đáp ứng tối đa hóa sự thõa mãn của khách hàng.


Hình 2.3. Bảy mục tiêu cơ bản của marketing
2.1.5.

Vai trò của marketing

Theo Paliwoda và cộng sự (2008) Marketing là quá trình quản lý
nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng bằng cách phát triển mối quan
hệ với các khách hàng có giá trị và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh
đó, Marketing cịn là một cơng cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác
lập vị trí trên thị trường. Thật vậy, Timothy Mahea (2014) cho rằng sự
tồn tại của một công ty phụ thuộc vào những nỗ lực tiếp thị khôn
ngoan của họ cùng với hoạt động tài chính trong số các chức năng
khác trong cấu trúc của họ. Ngồi ra, ơng cịn cho rằng: tiếp thị đóng
một vai trị quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa khách
hàng và các nhà cung cấp sản phẩm. Nó cho chúng ta sự tự tin khi
muốn thử một sản phẩm mới trên thị trường thay vì các sản phẩm trên
thị trường mà khơng được cơng bố rộng rãi. Tiếp thị định hình hình ảnh
của tổ chức, cách mọi người liên kết các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ
chức và thực sự mang lại cho mọi người niềm tin về sản phẩm hoặc
dịch vụ của họ.
Thêm vào đó, Gưtz và cộng sự (2009) lập luận rằng: Marketing
đóng một vai trị quan trọng trong việc thực hiện và quản lý thành


cơng định hướng thị trường. Có nghĩa là, hành vi định hướng thị trường
trong một cơng ty có thể được nâng cao bởi vì chức năng tiếp thị hỗ trợ
tiếng nói của khách hàng trong nội bộ doanh nghiệp và thường chịu
trách nhiệm thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin chi tiết về thị
trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh có liên quan nội bộ (Lovelock
và Wirtz, 2011).

2.1.6.

Chức năng của marketing

Có rất nhiều nghiên cứu phân tích cụ thể các hoạt động tiếp thị
và mối quan hệ của chúng với một số khía cạnh của các chức năng
khác trong một công ty. J. N. Sheth và A. Sharma (2001) nghiên cứu
về mối quan hệ giữa marketing và tài chính, ơng cho rằng marketing
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo
nghiên cứu của A.Zoltners và cộng sự (2005) cho thấy chức năng tiếp
thị liên quan chặt chẽ với chức năng liền kề nó là chức năng bán hàng.
Thêm vào đó, Grunig và cộng sự (1998) cho rằng chức năng
marketing liên quan trực tiếp đến quan hệ công chúng. Chức năng phát
triển sản phẩm mới (Song, Montoya-Weiss, Schmidt 1997) hoặc với
chức năng hoạt động (Piercy, Rich, 2004) và thu mua (Hawes, Baker,
d'Amico, 2006). Các tác giả khác liên kết giữa một hoạt động tiếp thị
cụ thể và một số yếu tố bên trong hoặc bên ngoài: giá cả và doanh thu
(Garrow, Ferguson, Keskinocak, Swann, 2006); hợp tác trong đổi mới
sản phẩm (De Luca, Atuahene-Gima, 2007), khía cạnh nguồn nhân lực
của tiếp thị (Chimhanzi, 2004).


Hình 2.4. Bảy chức năng cơ bản của Marketing
2.1.7.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến marketing

Hiện nay có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiến
lược marketing của doanh nghiệp, nó cho thấy các doanh nghiệp ngày
càng quan trâm đến việc phát triển chiến lược marketing nhằm nâng

cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đơn cử là nghiên
cứu của Magu (2014) ông cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến
marketing bao gồm các yếu tố môi trường cơ bản bao gồm cơ sở hạ
tầng, kinh tế tồn cầu, cơng nghệ tồn cầu, các yếu tố đặc trưng về
chính trị / pháp lý, văn hóa xã hội và nhân khẩu học. Ngồi ra cịn các
yếu tố ảnh hưởng đến marketing như: khách hàng, nhà cung cấp, đối
thủ kinh doanh, trung gian và Các Cơ quan Chính phủ.
Bên cạnh đó, Baker (2001) cho rằng sự đa dạng của sản phẩm
trên thị trường, chính sách giá thấp của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh
thị trường hoặc thường xuyên đa dạng hóa sản phẩm đã khiến các
doanh nghiệp ở mọi quy mô đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang trong tình trạng nguy cấp ảnh hưởng đến chiến lược marketing
của họ theo cả hai hướng, định hướng thị trường hiện tại và nhắm đến
thị trường mới trong tương lai. Ngồi ra, Cơng nghệ đã có tác động lớn


đến các khía cạnh cụ thể của tiếp thị, có thể dẫn dắt ban lãnh đạo
ngày càng quan tâm đến các hệ thống hỗ trợ quyết định và mơ hình thị
trường phức tạp (Honeycutt và cộng sự, 2009). Các yếu tố nhân khẩu
học và những thay đổi có thể tạo ra cơ hội kinh doanh cho sự đổi mới
tiếp thị như thu nhập của người tiêu dùng, độ tuổi, mức sống, nghề
nghiệp, trình độ học vấn (Kotler & Keller, 2011)

Hình 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing
2.2. Các chiến lƣợc marketing
2.2.1.

Chiến lƣợc sản phẩm

John Fayerweather (1978) đua ra 5 đặc điểm chủ yếu của sản

phẩm: chức năng chủ yếu, chức năng bổ sung, thời gian tồn tại và chất
luợng, các điều kiện sử dụng, duy trì và bảo du ng sản phẩm. Việc sản
xuất sản phẩm nào, tính chất, đặc điểm, các thông số kĩ thuật cũng
nhu các thông tin co bản về sản phẩm cần phải nêu ra trong dự án đầu
tu để xem x t.
Theo Baker và cộng sự (2007) thì chiến lược sản phẩm xác định
những gì sản phẩm của bạn nên đạt được và cách thức hỗ trợ để đạt


được mục tiêu thơng qua sơ đồ lộ trình của sản phẩm. Bên cạnh đó, E.
Jerome McCarthy (1960) cho rằng chiến lược sản phẩm là định hướng
và quyết định liên quan đến sản suất và kinh doanh sản phẩm trên cơ
sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt
động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Hình 2.6. Ba cấp độ cơ bản của một sản phẩm.
Ngoài ra, chiến lược sản phẩm còn là nền tảng, là xương sống của
chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng là cơng
cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp và là tiền đề triển khai và
phối hợp các chiến lược: giá, phân phối, và chiêu thị nhằm giúp doanh
nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu marketing của mình.
2.2.2.

Chiến lƣợc giá

Theo D. De Toni và cộng sự (2017), định nghĩa chính sách giá là
một trong những quyết định quan trọng nhất trong quản lý vì nó ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Chiến lược định giá xác định mức giá mà công ty đặt ra cho sản
phẩm của họ. Giá có thể được đặt để tối đa hóa lợi nhuận cho mỗi đơn

vị được bán hoặc từ thị trường nói chung.


Chiến lược giá là yếu tố duy nhất trong Marketing mix trực tiếp
tạo ra thu nhập, là yếu tố quyết định sự lựa chọn sản phẩm của người
mua, quan trọng nhất là quyết định thị phần và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều chiến lược giá được đưa ra như: chi
phí cộng với giá cả, định giá mồi nhử, định giá cao - thấp, Định giá chi
phí biên, định giá thâm nhập, định giá săn mồi…nhưng chính yếu chỉ
xoay quanh ba mục tiêu chính: tối đa hóa lợi nhuận, dẫn đầu thị phần
và dẫn đầu về chất lượng để đảm bảo tồn tại.
Một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến lược giá khác nhau
khi bán một sản phẩm hoặc dịch vụ. Để xác định chiến lược định giá
hiệu quả nhất cho một công ty, trước tiên các giám đốc điều hành cấp
cao cần xác định vị trí định giá của cơng ty, phân khúc giá cả, khả
năng định giá và chiến lược phản ứng giá cạnh tranh của họ (Smith,
Time, 2016).

Hình 2.7. Các chiến lược giá cơ bản của doanh nghiệp
2.2.3.

Chiến lƣợc phân phối

Theo R. Agus Trihatmoko (2018), trong thị trường marketing hỗn
hợp thì sự tồn tại của phân phối sản phẩm có tác động đến thị trường
cạnh tranh nói chung, đó là: doanh số bán sản phẩm, thị phần, hình
ảnh thương hiệu, nhu cầu sản phẩm. Phân phối hoặc bán một sản


phẩm mở rộng phạm vi phủ sóng của khách hàng đối với chính sản

phẩm đó.
Bên cạnh đó, hiệu suất của sản phẩm có thể được đánh giá bằng
cách sử dụng các thông số về hiệu suất của cấp phân phối và các chu
kỳ bán sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định Thêm vào đó,
mức độ phân phối và chu kỳ bán hàng như một chỉ số để đánh giá sản
phẩm, sản phẩm sẽ có xu hướng thành cơng hay thất bại trong cạnh
tranh trên thị trường.
Thêm vào đó, Dr. Asiamah Yeboah (2013) cũng trình bày trong
nghiên cứu của ơng rằng: phân phối đóng một vai trị quan trọng trong
hỗn hợp tiếp thị và chìa khóa thành cơng là sự tích hợp thành cơng của
nó trong hỗn hợp, đảm bảo rằng khách hàng nhận được sản phẩm của
họ ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Nếu sản phẩm khơng thể đến
đích đã chọn vào thời điểm thích hợp, thì nó có thể làm xói mịn lợi thế
cạnh tranh và khả năng giữ chân khách hàng. Do đó, phân phối hiệu
quả đòi hỏi kỹ năng quản lý cao, đồng bộ và tích hợp với tổ chức tổng
thể, vì nó sẽ là một trong những thành phần chính để đạt được lợi thế
cạnh tranh bền vững. Các chiến lược phân phối hiện tại đang được các
nhà hoạch định áp dụng là: chiến lược phân phối đại trà, phân phối độc
quyền và phân phối chọn lọc.

Hình 2.8. Các chiến lược phân phối cơ bản của doanh nghiệp


2.2.4.

Chiến lƣợc chiêu thị

Theo nghiên cứu của Adesoga Dada Adefulu1 (2015) cho thấy
chiến lược khuyến mại mang lại sự thay đổi về thị phần và lợi nhuận
trong các công ty. Ngoài ra, chiến lược khuyến mại được đo bằng

quảng cáo, quảng bá và xúc tiến bán hàng ảnh hưởng đến thị phần và
lợi nhuận ở các tỷ lệ phần trăm khác nhau trong khi bán hàng cá nhân
thì khơng. Các nhà quản lý quan tâm đến việc duy trì lợi thế cạnh tranh
trên thị trường có thể bắt đầu bằng cách kiểm tra việc áp dụng chiến
lược khuyến mại.
Bên cạnh đó, Chakravarthi Narasimhan (2014) cũng trình bày
trong nghiên cứu của mình về chiến lược cạnh tranh trong chiêu thị
rằng các nhà tiếp thị sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để quảng
bá sản phẩm của họ. Quảng cáo, xúc tiến thương mại và khuyến mại
người tiêu dùng là ba công cụ chính mà các cơng ty sử dụng để xây
dựng chiến lược tiếp thị của họ trong khi cạnh tranh để giành được
phần đồng đô la của người tiêu dùng. Một loạt các chương trình khuyến
mãi về giá được sử dụng để cung cấp mức giá thấp hơn cho người tiêu
dùng cuối cùng. Những thứ này có dạng thỏa thuận giá, nhãn giảm giá
xu, phiếu giảm giá (trên báo, tạp chí, thư, in / đóng gói) và nhiều loại
chiết khấu.

Hình 2.9. Các chiến lược chiêu thị cơ bản của doanh nghiệp


CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN CƠNG TY
3.1. Q trình hình thành và phát triển
3.1.1.

Thông tin công ty

Tên công ty: VinFast (hay VinFast LLC; viết tắt là VF), tên đầy đủ là
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh
VinFast

Năm thành lập : tháng 6 năm 2017
Ngƣời sáng lập : Phạm Nhật Vượng
Cơng ty mẹ

: Tập đồn Vingroup

Loại hình

: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn

Ngành nghề

: Công nghiệp ô tô

Trụ sở chính

: Đình Vũ–Cát Hải, Hải Phịng, Việt Nam

Số lƣợng trụ sở: 1 nhà máy sản xuất và 1 văn phòng đại diện
Sản phẩm

: Ơ tơ đốt trong, xe chạy điện, phụ tùng

Dịch vụ

: Chăm sóc, sửa chữa xe máy điện, ô tô

Công ty con

: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kinh doanh Vinfast

Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast
Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast
Escooter

Khẩu hiệu

: Mãnh liệt tinh thần Việt Nam

Website

: vinfast.vn

Hình 3.1. Logo công ty Vinfast


3.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 2 tháng 9 năm 2017, dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại
khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã được Vingroup khởi công. Ngành nghề
đăng ký hoạt động ban đầu của VinFast là sản xuất thân xe có động
cơ, rơ moóc và bán rơ moóc, sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho
xe có động cơ và động cơ xe, đóng tàu và cấu kiện nổi, đóng thuyền,
xuồng thể thao và giải trí, sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe;
với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.Vốn đầu tư ban đầu có khoản vay 800 triệu
USD với Credit Suisse.Công suất thiết kế của tổ hợp sản xuất dự kiến
lên đến 500 nghìn xe mỗi năm vào năm 2025.
Ngày 18 tháng 1 năm 2018, công ty cơng bố đã hồn tất hợp đồng
sản xuất mẫu xe với nhà thiết kế hàng đầu Pininfarina và mua bản

quyền sở hữu trí tuệ từ BMW. Hè năm đó, doanh nghiệp ký hợp đồng
phát triển hoàn chỉnh chiếc xe ô tô điện với EDAG và thành lập nhà
máy liên doanh với Công ty Aapico Hitech của Thái Lan để dập và hàn
các chi tiết thân vỏ xe và ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với General
Motors Việt Nam. Tháng sau, Công ty ký hợp đồng với Siemens về
cung cấp công nghệ và linh kiện để sản xuất xe buýt điện và thành lập
công ty TNHH Việt Nam Grand Prix với ngành nghề kinh doanh tập
trung vào tổ chức, xúc tiến các sự kiện, triển lãm, hội nghị, hội thảo.
Mùa thu năm đó, cơng ty ký kết hợp tác với LG Chem thuộc tập đoàn
LG trong việc sản xuất các dòng pin tiêu chuẩn quốc tế cho xe chạy
điện, điện thoại và các sản phẩm công nghiệp khác.
Tháng 10 năm 2018, doanh nghiệp giới thiệu hai mẫu xe LUX A2.0
thuộc dòng Sedan và LUX SA2.0 thuộc dòng xe thể thao đa dụng tại
Triển lãm xe hơi Paris 2018.
Tháng 11 năm 2018, VinFast khánh thành nhà máy sản xuất xe máy
điện thơng minh eScooter và cho ra mắt dịng sản phẩm xe máy điện


đầu tiên VinFast Klara với 2 phiên bản sử dụng pin Lithium-ion và sử
dụng ắc quy Acid-chì
2019, Vingroup quyết định thành lập VinBus kinh doanh vận tải hành
khách công cộng sử dụng xe buýt điện do công ty sản xuất trong mối
quan hệ công nghệ và linh kiện với Siemens, vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng,
dự kiến bắt đầu hoạt động tháng 3 năm 2020 với 3.000 đầu xe, triển
khai tại 5 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ
Chí Minh và Cần Thơ
Đầu năm 2020, ông Nguyễn Việt Quang công bố doanh số xe đã bán
trong năm 2019. VinFast h lộ thông tin về dự định mở rộng thị trường
sang Úc. VinFast khai trương 18 xưởng dịch vụ tại chuỗi trung tâm
thương mại Vincom

3.2. Các sản phẩm tiêu biểu
Tính đến giữa năm 2020, cơng ty đã triển khai 2 dịng sản phâm
chính tại Việt Nam: xe máy điện và ơ tơ xăng. Tính tới nay, công ty đã
thiết kế, phát triển, và đem ra bán ba dòng xe khác nhau bao gồm
VinFast Fadil, Vinfast Lux, Vinfast President, và Vinfast Premium.
Vinfast Fadil và Vinfast Premium là loại ơ tơ có giá phổ thơng trong khi
Vinfast Lux và Vinfast President thì thuộc loại xe cao cấp nên có giá
thành cao hơn. Xe chạy bằng điện bao gồm xe máy điện và xe bt
điện.

Hình 3.2. Các dịng sản phẩm của vinfast


CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX CỦA VINFAST
4.1. Chiến lƣợc sản phẩm
Với lợi thế tiềm lực tài chính hùng mạnh từ chính cơng ty mẹ là
tập đồn VinGroup, Vinfast đã không tiếc tiềm lực về tài chánh và vận
dụng tất cả nguồn lực hiện có của mình để mang tất cả các sáng tạo
trên thế giới về sản phẩm của mình với tham vọng dẫn đầu thị trường.
Với chiến lược dẫn đầu thị trường, vấn đề định vị thương hiệu là vơ
cùng quan trọng, do đó, chiến lược định vị thương hiệu đã xuất hiện
trong giai đoạn bắt đầu của Vinfast với phương châm : “Nhà sản xuất
ô tô đầu tiên tại Việt Nam”. Để hiện thực hóa chiến lược dẫn đầu
của mình, vinfast cần phải có những yếu tố dẫn đầu:
Thứ nhất, dẫn đầu về công nghệ. Vingroup đã rất bài bản trong
khâu sản phẩm. Tận dụng khoa học tiên tiến từ các nhà máy nước
ngoài, Vin bước đầu thuê nguyên và dần nội địa hóa trong kế hoạch 3
– 5 năm. VINFAST đã hợp tác công nghệ và kỹ thuật với các nhà sản
xuất ô tô và linh kiện phụ tùng lớn của châu Âu như BMW, Siemens AG

và Robert Bosch GmbH của Đức, công ty Magna Steyr của Áo.

Hình 4.1. Ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ giữa vinfast và các
đối tác
Thứ hai, dẫn đầu về thiết kế. Ngay cả khâu thiết kế logo, nhận
diện thương hiệu cũng được thiết kế vô cùng sang trọng và bắt mắt


giúp sản phẩm ô tô của Vin không hề kém cạnh các thương hiệu nước
ngoài. Vinfast đã thuê 4 nhà thiết kế trứ danh của Italy là ItalDesign và
hãng thiết kế Pininfarina của Ý (ItalDesign nhà thiết kế lừng danh gắn
liền với tên tuổi của Ferrari và Lamborghini) ngoài ra cịn có Zagato và
Torino những tên tuổi từng sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo cho
Audi, Bentley, BMW, Cadillac, Ferrari, Jaguar, Lamborghini, MercedesBenz, Porsche, Rolls-Royce…tất cả các thiết kế đều mang bản tính
chất: sang trọng - thời thượng - hiện đại, tiệm cận với xu hướng của
các dòng xe đẳng cấp trên thế giới.

Hình 4.2. Vinfast ký hợp tác với các nhà thiết kế xe nổi tiếng thế giới
Thứ ba, dẫn đầu về công suất. Tham vọng đưa thương hiệu Vinfast trở
thành thương hiệu được ưa chuộng nhất tại VN. Vì thế vinfast đầu tư tổ
hợp sản xuất ơtơ và xe máy điện tại huyện Cát Hải, TP Hải Phịng vào
tháng 9 năm 2017. Trong đó, nhà máy sản xuất ơtơ có quy mơ và độ
hiện đại hàng đầu thế giới, được xây dựng đáp ứng xu thế công nghệ
4.0.Công suất thiết kế giai đoạn 1 của nhà máy là 250.000 xe/năm,
giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm, tốc độ sản xuất 38 xe/giờ.

Hình 4.3. Tổ hợp nhà máy cơng suất cao của Vinfast


4.2. Chiến lƣợc giá

Chiến lược giá mà Vinfast sử dụng là chiến lược theo phân khúc thị
trường (Thấp – trung – cao). Xe fadil có giá từ 414 – 490 triệu cạnh
tranh cùng Yaris Toyota, I10 Hyundai, Morning Kia. Xe LuxA2.0 có giá
từ 1.129 – 1.378 triệu cạnh tranh với Camry Toyota, Mazda 6, Accord
Honda. Với 35 mẫu concept trải đủ phân khúc thuộc dịng xe Premium
mà VinFast vừa cơng bố, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp cận dòng xe
đẳng cấp thế giới, mang hơi thở của thiết kế châu Âu với giá thành phổ
thông.Và mục tiêu “phủ sóng” tất cả các phân khúc hạng A, B, C, D
của dòng Premium đã cho thấy quyết tâm “trở thành nhà sản xuất quy
mô lớn” không chỉ trong nước của hãng xe thương hiệu Việt này.
Điều đó cũng phần nào lý giải cho “công suất không tưởng” 500.000
xe/năm trong tương lai của nhà máy ơ tơ VinFast Hải Phịng. VinFast
đang ngày càng cho thấy mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô quy mô
hàng đầu trong khu vực, từng bước tiến vững chắc trên hành trình
mang “niềm tự hào Việt Nam” tiến ra thế giới.

Hình 4.4. Vinfast đang dẫn đầu tại phân khúc thị trường hạng D


4.3. Chiến lƣợc phân phối
Để từng bước thực hiện chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường của mình một cách nhanh chóng, Vinfast khơng tự mình thiết
kế hệ thống phân phối ngay từ ban đầu mà tiến hành mua lại tồn bộ
hệ thống phân phối và sản xuất ơ tô của GM Việt Nam. VinFast cũng
tiếp nhận hệ thống đại lý ủy quyền hiện tại của thương hiệu Chevrolet
và trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang
thương hiệu Chevrolet tại thị trường Việt Nam với hệ thống 22 đại lý
Chevrolet (gồm 8 ở miền Bắc, 3 miền Trung và 11 miền Nam) là cơ sở
để VinFast hình thành mạng lưới phân phối sau này.
Bên cạnh đó, Vinfast cũng đang xây dựng cho mình một hệ thống

kênh phân phối cho các sản phẩm phát triển sau này của Vinfast như:
Xe máy điện, mô tô điện…với mơ hình (Vinfast – Nhà phân phối cấp 1 –
Người mua). Để có thể trở thành đại lý chính thức của Vinfast phải bắc
buộc đạt được những điều kiện mà Vinfast đưa ra như: vị trí, đại lý
phải nằm trên các tuyến đường, tuyến phố là trục giao thông chính và
nằm trong chiến lược phát triển hệ thống phân phối của VinFast. Các
cửa hàng phải có diện tích tối thiểu ít nhất từ 200m2, mặt tiền rộng từ
10m trở lên …

Hình 4.5. Ký kết mua lại kênh phân phối GM của Vinfast


4.4. Chiến lƣợc chiêu thị
Ngay từ khi ra mắt, Vinfast đã khai ngịi cho chiến dịch truyền
thơng của mình bằng bằng cách trực tiếp chương trình ra mắt sản
phẩm ngay trên sóng truyền hình quốc gia VTV, điều này khơng những
giúp Vinfast bước đầu tiếp cận tới tất cả các gia đình tại Việt nam mà
cịn làm bùng nổ truyền thơng trong một thời gian dài.

Hình 4.6. Lễ ra mắt xe Vinfast tại Paris
Bên cạnh đó, Vinfast tập trung đánh vào “niềm tự tôn dân tộc”, là
sản phẩm của thương hiệu Việt với mong muốn người việt nam sử
dụng xe việt.

Hình 4.6. Thơng điệp truyền thơng của Vinfast


Ngồi ra,Vinfast cịn chú trọng thu hút truyền thơng bằng cách ký
kết hình ảnh đại diện thương hiệu với các người có ảnh hương như cầu
thủ, hoa hậu…


Hình 4.7. Đại diện thương hiệu của Vinfast
Một chiến lược truyền thông đánh vào tâm lý người việt bằng các
chính sách hậu mãi: tặng gói nghĩ dư ng cao cấp tại resort cho khách
hàng mau xe Fadil, tặng khách hàng đã mua xe voucher giảm giá 120
triệu đồng để mua thêm chiếc xe thứ 2 hoặc hỗ trợ người thân mua xe
VinFast, nâng thời hạn bảo hành từ 3 năm lên 5 năm, kèm dịch vụ cứu
hộ miễn phí 24/7 trong suốt thời gian bảo hành.

Hình 4.8. Chính sách bảo hành của Vinfast
Bên cạnh chính sách truyền thơng mạnh mẽ thì chính sách giao
tế cũng được vinfast quan tâm với những hoạt động thiết thực:
Vinfast là nhà tài trợ chính của chặng đua công thức 1 việt nam: là cơ
hội để thương hiệu xe ơ tơ của Việt Nam có thể quảng bá rộng rãi tới


hàng tỷ khán giả tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thơng qua các
chương trình truyền hình trực tiếp và các kênh truyền thơng đa dạng.

Hình 4.9. Ký hợp tác tài trợ giải đua công thức 1
Trở thành phương tiện di chuyển chính thức tại hội nghị Asean
2020: Bằng việc tài trợ này ngày càng khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ
của thương hiệu “ Made in Việt Nam”, là hành động thiết thực thể hiện
sự chung sức của khối doanh nghiệp, doanh nhân với Chính phủ vào
các hoạt động đối ngoại của quốc gia, xây dựng hình ảnh đất nước Việt
Nam năng động, sáng tạo.

Hình 4.10. Tài trợ xe di chuyển cho hội nghị Asean



Và hành trình “Amazing Hà giang” gắn kết những biểu tượng việt
nam:Đây cũng là cơ hội quảng bá thương hiệu xe Việt lên tồn lãnh thổ
Việt nam cũng như góp phần quảng bá và phát triển du lịch Hà giang
nói riêng và Việt nam nói chung.

Hình 2.11. Hành trình Amazing Hà giang của Vinfast


×