Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

con nguyen ra nhan bai phong trao tho moi 3045

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Lịch sử 2. Đặc điểm nổi bật của phong trào Thơ Mới 3.Nội dung của phong trào Thơ Mới 4. Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu 5. So sánh Thơ Mới với Thơ trung đại.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giới thiệu - Hình thành từ quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ TK XX – 1945. - Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca trong lịch sử văn học dân tộc. 1. Lịch sử - Phong trào Thơ mới mở ra “một thời đại trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển cùa thơ ca Việt Nam hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội ─ Việc Chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hoá phương Tây vào Việt Nam. ─Sự xuất hiện của hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản với những tư tương tình cảm mới và những thị hiếu thẩm mĩ mới. ─Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời, bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá sản và phân hoá. Giai cấp tiểu tư sản giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn, sáng tác văn chương để giữ vững nhân cách mặc dù không đi theo con đường cách mạng. ─Xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học. Thông qua tầng lớp này mà sự ảnh hưởng luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây càng thấm sâu vào ý thức của người sáng tác..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.2.Các thời kì phát triển của Phong trào Thơ mớ Ngày 10-3-1932, khi Phan Khôi cho đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với bài tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đã có tiếng vang mạnh mẽ và được xem như bài thơ mở đầu cho Phong trào Thơ mới..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa. Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, Hai cái đầu xanh kề nhau than thở: - Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, Mà lấy nhau hẳn là không đặng, Để đến nỗi, tình trước phụ sau, Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau. (Tình già- Phan Khôi) - Hay! mới bạc làm sao chớ? Buông nhau làm sao cho nỡ! Thương được chừng nào hay chừng nấy, Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng. Mà tính việc thủy chung? Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau. Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được. Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, Con mắt còn có đuôi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Có thể chia các thời kì phát triển của Phong trào Thơ mới thành ba giai đoạn:  Giai đoạn 1932-1935.  Giai đoạn 1936-1939.  Giai đoạn 1940-1945.. a) Giai đoạn 1932- 1935: • Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và Thơ cũ. • Các nhà thơ tiêu biểu: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên,….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b) Giai đoạn 1936-1939: • Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với Thơ cũ trên nhiều bình diện, nhất là mặt thể loại. • Xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khuê,… • Vào cuối giai đoạn xuất hiện sự phân hoá và hình thành môt số khuynh hướng sáng tác khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là sự khẳng định của cái Tôi cá nhân. c) Giai đoạn 1940-1945: Xuất hiện nhiều khuynh hướng, chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà Thơ mới. Tiêu biểu: nhóm Dạ Đài (gồm Vũ Hoàng Chương, Trần Dần…), nhóm Trường thơ Loạn (có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê…),….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Đặc điểm nổi bật của Phong trào Thơ mới a) Sự khẳng định cái Tôi • Cái Tôi ra đời đòi hỏi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến, chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trong thơ trung đại trước đó. • Cái tôi với tư cách là một bản thể một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người của cá tính, con người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ. Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ, Mà vạn vật là muôn đá nam châm; Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm, Sao lại trách người thơ tình lơi lả . (Cảm xúc - Xuân Diệu).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi! Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời. Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.” (Tương tư chiều – Xuân Diệu). “Ta đứng đây, vĩnh viễn giữa mùa đông, Tuyết trên đầu vĩnh viễn chóa từng không. Trán vĩnh viễn nặng mang sầu Trái Đất Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất. Không có chi bè bạn nối cùng ta.” (Xuân Diệu).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b) Một số đặc sắc nghệ thuật ☺Thể loại: -Phóng túng: số câu chữ thường không bị giới hạn - thơ tự do, thơ không vần… “Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” (Vội Vàng – Xuân Diệu).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Thể thơ truyền thống: kế thừa truyền thống thơ Đường - thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn, thơ lục bát,… “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) “Nắng chia nửa bãi chiều rồi Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...” ( Ngậm Ngùi – Huy Cận).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ☺ Cách gieo vần: phong phú, ít sử dụng một vần độc lập: Vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp,… “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người, Gió mưa là bệnh của trời, Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này, Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” ( Tương tư - Nguyễn Bính) vần gián cách : Gió man mác bờ tre rung tiếng sẻ Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ Vươn mình lên như tỉnh giấc mê say.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ☺ Sự kết hợp vần và thanh điệu: (thường là thanh bằng) tạo cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Nhị Hồ - Xuân Diệu). “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” (Tỳ bà- Bích Khê).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ☺ Ngắt nhịp một cách linh hoạt: “Thu lạnh / càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước / lạnh/ trời ơi!” (Xuân Diệu) “Nào đâu / những đêm vàng / bên bờ suối Ta say mồi / đứng uống / ánh trăng tan ? Đâu những ngày / mưa chuyển / bốn phương ngàn Ta lặng ngắm / giang sơn ta / đổi mới Đâu những bình minh / cây xanh / nắng gội Tiếng chim ca / giấc ngủ ta / tưng bừng? ☺ Nghệ thuật giàu giá trị tạo hình và gợi cảm sâu sắc: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc dưới sông trôi” (Anh Thơ) “Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu La lả canh hoang nắng trở chiều.” (Xuân Diệu).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> c) Nội dung : đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài trăng hoa tuyết nguyệt kinh điển. “Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô.” (Tiếng Thu – Lưu Trọng Lư) d) Sự ảnh hưởng của thơ Đường và thơ ca lãng mạng Pháp. -Sự ảnh hưởng của thơ Đường khá đậm nét, chủ yếu ở thi tài, thi đề Trong bài Tràng giang Huy Cận mượn tứ thơ của Thôi Hiệu để bày tỏ lòng yêu nước: ” Lòng quê dờn dợn vờn con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Sự ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp góp phần cho Thơ Mới sáng tạo về thi hứng, bút pháp và cách diễn đạt mới lạ, độc đáo. “ Bài thơ về triết lý, sự sống, hay xem xét mối liên quan giữa con người và vũ trụ, theo kiểu các nhà thơ Tây phương: Hỡi thượng đế ! Người nhìn xem, người đã cho thân thể Bình thịt xương để chứa đựng linh hồn... (Thân thể) Hỡi thượng đế, người công phu biết mấy! -Nhưng mọt sâu nương núp giữa lâu đài (Thân thể) _Huy Cận ” - Theo khuynh hướng lãng mạn..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3.Nội dung trong Thơ Mới a)Tinh thần dân tộc sâu sắc: • Thời kỳ đầu: là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng từ 1925-1931 (phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu và cuộc khởi nghĩa Yên Bái). “Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng”. (Huy Thông) Nhà thơ Huy Cận cảm nhận được “hồn thiêng đất nước” trong từng câu ca: “Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”. • Giai đoạn cuối: phảng phất với nỗi buồn đau của ngưòi nghệ sĩ không được tự do (Độc hành ca, Chiều mưa xứ Bắc của Trần Huyền Trân, Tống biệt hành, Can trường hành của Thâm Tâm) ….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trăm giàn lý đỏ đã lên hoa Tâm sự như in cảnh ác tà Đạo nghĩa hoài đêm chơi bạn quý Thân hình hậu gửi kết duyên ma Ngậm lời tráng khí chim bằng ốm Chuyện lúc thương tâm, gái điếm già Gió thốc hàng hiên, lười viễn mộng Mưa rào mặt cát gợi ly ca Phiếm du mấy chốc đời như mộng Ném chén cười cho đã mắt ta [..] (Can trường hành-THÂM TÂM).

<span class='text_page_counter'>(20)</span> b)Tâm sự yêu nước tha thiết • Tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứng trong nhiều bài thơ. • Hình ảnh Chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (Em đi Chùa Hương); hình ảnh làng sơn cước vùng Hương Sơn Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận (Đẹp xưa); hình ảnh làng chài nơi cửa biển quê hương trong thơ Tế Hanh (Quê hương) … “Hôm nay đi Chùa Hương, Hoa cỏ mờ hơi sương. Cùng thầy me em dậy, Em vấn đầu soi gương.. Khăn nhỏ, đuôi gà cao, Em đeo giải yếm đào; Quần lĩnh, áo the mới, Tay cầm nón quai thao. …” (Chùa Hương- Nguyễn Nhược Pháp).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> c) Nỗi buồn cô đơn Hoài Chân cho rằng “Đúng là Thơ mới buồn, buồn nhiều”,. “Cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra” Cái Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu với hình ảnh: “Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô”. (Lưu Trọng Lư )..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Với Chế Lan Viên đó là “Nỗi buồn thương nhớ tiếc dân Hời” (tức dân Chàm): “Đường về thu trước xa xăm lắm Mà kẻ đi về chỉ một tôi”.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Xuân Diệu phải là người buồn nhiều, đau buồn nhiều mới viết được những câu thơ nhức xương như: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà thơ mới, nỗi buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính mình..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> d) Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu Ngay từ khi ra đời, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ” Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Đây là cảnh mưa xuân trong thơ Nguyễn Bính:. “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Trong thơ Chế Lan Viên có không ít những hình ảnh như: “Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rủ trước thành”. tất cả gợi lên hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc với mỗi người Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Những cung bậc của tình yêu đã làm thăng hoa cảm xúc các nhà thơ mới. “Ông hoàng của thơ tình” Xuân Diệu bộc bạch một cách hồn nhiên:. “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu... Lưu Trọng Lư: Tiếng thu, ... Nam Trân: Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông... Chế Lan Viên: Thu... Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô... Vũ Đình Liên: Ông đồ... Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương... Nguyễn Bính: Mưa xuân... Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian... Thâm Tâm: Tống biệt hành... Vũ Hoàng Chương: Say đi em....

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang... Tràng giang Huy cận Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ.... Vội vàng Xuân diệu. Tặng Vũ Đình Liên Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân là tôibao cũng Chẳng baohết, giờ,nghĩa ôi! chẳng giờmất. nữa... Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, Mau Không Ta muốncho ôm dài thời trẻ của nhân gian, Nói rằng vẫn tuần Cả sựlàm sốngchi mới bắtxuân đầu mơn mởn:hoàn, Nếu đếnriết nữamây không rằnglượn, gặp lại. Ta muốn đưaphải và gió Còn trờisay đất,cánh nhưng chẳng mãi, Ta muốn bướm vớicòn tìnhtôiyêu, Nên bâng khuâng tiếc đấtnhiều trời; Ta muốn thâu trongtôi một cáicảhôn Mùi đều và rớmcỏvịrạng, chia phôi, Và nontháng, nước,năm và cây, Khắp sông, núi vẫn than thầmcho tiễnđã đầy ánh Cho chếnh choáng mùi thơm, biệt... sáng, Cơnnogió thìsắc thào biếc, Cho nêxinh thanh củatrong thời lá tươi; chănghồng, hờn vì phải - Phải Hỡi xuân ta nỗi muốn cắnbay vàođi?ngươi! Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Tế Hanh: Quê hương... Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹNhờ sớm ơn maitrời hồng biển lặng cá đầy ghe Dân trai tráng bơi thuyền đánh Nhữngđicon cá cá tươi ngon thân bạc trắng Chiếc thuyền nhẹ hăng con tuấn Dânnhư chài lưới lầnmã da ngăm rám nắng Phăng mái chèo mạnhTỏa mẽ vượt trường giang thân hình nồng thở vị xa xăm Cánh buồn giương toChiếc như mảnh hồn thuyền imlàng bến mỏi trở về nằm Rướn thân trắng bao la thân gióthấm dần trong thớ vó. Nghe chấtgóp muối Ngày hôm sau ồn àoNay trên xa bếncách đỗ lòng tôi luôn tưởng nhớ Khắp dân làng lũ lượt kéo ghexanh, về cá bạc, cánh buồm vôi Mầu nước Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn qúa!.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Hàn Mặc Tử: Đây thôn vĩ dạ, Mùa xuân chín.... Đây thôn vĩ dạ Hàn mạc tử Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay ? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra... Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 5. So sánh thơ mới và thơ trung đại Nội dung Thơ trung đại • Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng. • Tình yêu thương con người, lòng nhân nghĩa. • Tinh thần yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời, tin ở sự sống, sự tất thắng của chính nghĩa.. • • • •. Thơ mới Thể hiện cái tôi, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân Con người là chuẩn mực cái đẹp Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân. Thường buồn.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hình thức Thơ trung đại • Tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ dày đặc, phức tạp, nghiêm ngặt. • Tính hàm xúc cao, lời ít, ý nhiều. • Tính uyên bác và hình thức mô phỏng cổ nhân.. Thơ mới • Không dùng nhiều ngôn ngữ ước lệ và điển cổ. • Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra thể thơ tự do.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> CÁM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ LẮNG NGHE.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

×