Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu thành phần loài và kỹ thuật gây trồng cây Tre Ngọt (Bambusa sp) và cây Mạy Sang (Dendrocalamus menbranacues) tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.51 MB, 56 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tre - Trúc thuộc họ Hoà thảo, lớp cây một lá mầm. Trên thế giới hiện
nay có khoảng 1300 loài thuộc 70 chi, phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới
và á nhiệt đới. Việt Nam là quê hương của các loài Tre - Trúc với khoảng 150
loài thuộc 20 chi (Lê Mộng Chân, 2000, Thực vật rừng).
Ở Việt Nam Tre - Trúc là lâm sản ngoài gỗ có thể xếp ở vị trí thứ hai
sau gỗ, có truyền thống lâu đời, có giá trị kinh tế - văn hố - xã hội hết sức to
lớn. Có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả đều được sử dụng triệt để, bộ phận
được sử dụng rộng rãi đó là thân khí sinh. Tre ở Việt nam đã đựơc sử dụng
trong xây dựng như làm cọc móng, giàn ráo, kèo, cột..., đặc biệt là ở các vùng
nông thôn. Trong giao thông tre được sử dụng làm thuyền, phao và cầu; trong
khai thác mỏ tre được sử dụng để chèn hầm lị; trong nơng nghiệp tre được sử
dụng làm nông cụ .v.v… Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình
người Việt Nam như giường, chiếu, bàn, ghế, mành, thúng, mủng, rổ, rá, đến
đũa ăn, tăm đều cần đến tre. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ .v.v…
từ tre ngày càng nhiều và đã trở thành nhu cầu lớn ở trong nước và quốc tế.
Trong công nghiệp tre làm nguyên liệu và được sử dụng dưới dạng thanh,
dăm hoặc sợi, bột. Với công nghệ chế biến cao, những sản phẩm sản xuất từ
Tre - Trúc không những đẹp mà cịn có độ bền cao, khả năng chịu nén, chịu
lực tốt. Đặc biệt măng của nhiều loài tre là rau sạch được tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu vì vậy có nhiều cơng ty chun kinh doanh măng tre và nhiều xí
nghiệp chế biến măng tươi và măng khô được thành lập. Măng tre là một loại
thực phẩm sạch, ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng và có thể chữa một số bệnh,
được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu sử dụng măng ngày càng
nhiều, một số hộ gia đình đã phát triển kinh tế nhờ vào việc khai thác và bán
măng. Việt Nam có nhiều loài Tre - Trúc cho măng ăn ngon (Mai ống, Luồng,


2



Lồ ô, Là Ngà, Trúc Sào, Vầu Đắng, Tre gầy, Tre ngọt, Mạy Sang…). Tuy
nhiên, các loài cho măng ngon năng suất cao chất lượng tốt chưa được phát
triển, việc khai thác măng chỉ dừng lại ở mức độ tận dụng. Vì vậy, việc gây
trồng Tre theo hướng lấy măng nhằm phát triển kinh tế nông thôn đặc biệt với
những người sống dựa vào rừng là hướng đi đúng đắn. Lá tre, tinh tre .v.v…
cũng là nguồn thuốc tại chỗ của gia đình, và nhiều sản phẩm như thuốc trừ
sâu, than hoạt tính cũng từ tre. Ngồi ra lá của một số lồi tre cịn được xuất
khẩu ra nước ngồi, lá dùng chế biến thuốc kháng sinh chống một số bệnh
như cảm, cúm…
Tre - Trúc có nhiều tác dụng, có lịch sử gây trồng và sử dụng lâu đời,
cây Tre đã đi vào đời sống văn hoá tinh thần và cả truyền thuyết lịch sử của
dân tộc ta và hiếm có lồi cây nào để lại dấu ấn nhiều trên các lĩnh vực văn
thơ, nhạc cụ như cây Tre.
Ngoài các giá trị về kinh tế, văn hố thì Tre - Trúc cũng đóng vai trị
quan trọng trong cơng tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các khu vực sườn
đồi hay bờ sông, bờ suối....
Từ những giá trị kinh tế và sinh thái môi trường nêu trên của Tre - Trúc
nói chung, để góp phần bảo tồn và phát triển một số lồi tre cho măng có giá
trị kinh tế cao, tôi lựa chọn đề tài :“Nghiên cứu thành phần loài và kỹ thuật
gây trồng cây Tre Ngọt (Bambusa sp) và cây Mạy Sang (Dendrocalamus
menbranacues) tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.”


3

Phần 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Chọn giống và trồng rừng thâm canh rừng từ lâu đã được các nước

quan tâm nghiên cứu. Trong lĩnh vực Tre - Trúc, Trung Quốc, Ấn Độ là những
nước có thành phần lồi Tre phong phú và diện tích Tre lớn nhất thế giới.
Trung Quốc thời điểm cách đây khoảng 50 - 60 năm, rừng thâm canh Tre Trúc lấy măng trung bình đạt 25 – 30 tấn/ ha/ năm, có loài cho năng suất từ 60
- 100 tấn/ha/năm. Những nghiên cứu về Tre - Trúc được Giáo sư tiến sĩ Zhou
Fangchun tổng hợp trong " Selected works of Bamboo research”. Trung Quốc
đã tiến hành nghiên cứu về Tre - Trúc một cách tỷ mỷ ở nhiều khía cạnh như
phân loại Tre - Trúc, sinh thái, sản suất và sử dụng Tre - Trúc, sinh trưởng và
phát triển của Tre - Trúc, sự ra hoa của Tre - Trúc, nhân giống và trồng Tre Trúc.... Những thành công đạt được trong nghiên cứu về Tre - Trúc của Trung
Quốc là về phân loại và hệ thống phân loại Tre - Trúc, dẫn giống và mở rộng
vùng trồng Tre - Trúc, phòng chống sâu bệnh hại, sinh lí học, hố sinh, giải
phẫu và sinh thái, những tính chất cơ lí học và hoá học của thân Tre - Trúc.
Trung Quốc đã tiến hành phân tích hàm lượng các chất (Cellulose,
Hemicellose, lignin…) chứa trong thân khí sinh của 92 lồi Tre -Trúc khác
nhau…Trong thâm canh rừng, các biện pháp kỹ thuật được nghiên cứu như
chọn giống, nhân giống, làm đất, bón phân, chăm sóc.
Thâm canh rừng Tre - Trúc ở Trung Quốc có thể chia thành 3 giai đoạn,
khởi đầu cho những hoạt động này từ năm 1950, song trong giai đoạn này sản
lượng còn thấp, sản lượng tăng dần bắt đầu từ những năm của thập kỷ 70 và
sản lượng tăng cao từ sau năm 1980. Nhờ có thâm canh rừng mà sản lượng
tăng 10% nếu tính chung cho tổng số diện tích rừng Tre - Trúc, tính cho


4

những lồi được cải thiện giống trung bình tăng 30%. Vì vậy, nơi có sản
lượng thấp tiếp tục áp dụng thâm canh để tăng năng xuất và chất lượng sản
phẩm. Đặc biệt Trung Quốc thành công trong việc chọn giống và lai tạo, lai
giữa loài Bambusa pervariabilis x Dendrocalamus latiflorus. Cây lai có ưu
thế tốt như sinh trưởng nhanh, hình dạng thân khí sinh tốt, sợi dài hơn, măng
ăn ngon và có khả năng chống chịu với sâu bệnh cao… Chính vì vậy, diện

tích các lồi Tre - Trúc ở Trung Quốc chiếm 1/4 tổng diện tích Tre thế giới.
Sản lượng Tre hàng năm đạt 1 tỷ cây chiếm 1/3 sản lượng Tre hàng năm của
thế giới. Từ thập kỷ 80 trở lại đây mục tiêu của Trung Quốc là sản xuất Tre
cùng với sản xuất măng. Hàng năm xuất khẩu 1,7 triệu tấn măng tươi, 120
triệu tấn măng khô, 200.000 triệu tấn măng đóng hộp. Hiện nay Trung Quốc
có khoảng 1000 nhà máy sản xuất các loại ván từ thân tre và tre nghiền.
Ngồi ra có nhiều nhà máy chế biến măng, tơ dệt, đũa và các sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ khác. Năm 1996 Trung Quốc có 25 nhà máy giấy gỗ dán từ
nguyên liệu Tre với công suất 50.000 m 3. Sản phẩm từ Mây và Tre sản xuất
hàng năm đạt giá trị khoảng 36 triệu USD (trích cơng nghệ chế biến Tre ở
Trung Quốc của Đinh Loan Chiên, tạp chí lâm nghiệp số 9/1999). Tổng diện
tích rừng Tre - Trúc của Trung Quốc có tới 7 triệu ha, riêng diện tích rừng
Mao trúc trên 1 triệu ha. Diện tích trồng chuyên lấy măng khoảng 100.000 ha
và trên 3 triệu ha rừng chuyên sản suất thân Tre và kết hợp với cung cấp
măng. Số lượng loài Tre - Trúc có tới 500 lồi và 50 chi.
Thái Lan coi Tre - Trúc là nguồn đặc sản rừng quan trọng, là cây làm
giàu cho người dân miền núi (Thammincha, 1995). Thái Lan ứng dụng nhân
giống loài Dendrocalamus asper vào sản xuất, vùng Đông Bắc Thái Lan trồng
hàng 100 triệu cây nhằm phục vụ chế biến xuất khẩu nâng cao đời sống dân
nghèo.
Ấn Độ cũng là một trong những nước có nguồn tài nguyên Tre - Trúc


5

phong phú, có thể coi là nước đứng đầu về sử dụng Tre - Trúc làm nguyên
liệu bột giấy. Trong số các nguyên liệu sử dụng cung cấp cho nguyên liệu bột
giấy thì nguyên liệu từ Tre - Trúc chiếm 2/3. Cả nước có 80 nhà máy giấy
trong đó có 30 - 35 nhà máy sử dụng nguyên liệu từ Tre - Trúc (Cultivation &
integrated utilization on Bamboo in China , 2000).

Nhật Bản: Nguồn măng chính ở nhật bản là loài Phyllostachys
pubescen, cây trồng được cắt ngọn để lại chiều cao 9 – 12m nhằm lấy ánh
sáng mặt trời và tạo ra trạng thái ấm áp để ngăn ngừa những thiệt hại do tuyết
gây ra. Nhiệt độ 200C là tối thiểu để cho măng phát triển, măng được khai
thác trong suốt tháng 4, 5 và tháng 11 , sản lượng thu được khoảng 10 tấn
/ha/năm, phí tổn khoảng 1/10 – 1/3 giá trị sản phẩm. Hàng năm việc làm đất
và bón phân là yêu cầu cần thiết để đảm bảo măng ngon và mềm. Tại Nhật
bản có khoảng 8000 tấn măng được tiêu dùng cho mỗi năm (Xiao,1989)
Malaysia: Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu lâm nghiệp Malaysia
(FRIM) thì măng Tre được sử dụng như là một loại rau. Nhưng khơng phải là
tất cả vì một số lồi có thể chứa chất độc Cyanogens, chất này làm cho măng
có vị đắng. Một số loài được ưa chuộng là Dendrocalamus asper, Bambusa
vulgaris, Bambusa blumeana, Gigantechloa ligulata , G. levis. Ở Malaysia
măng tre thường được mọc lên ngay đầu mùa mưa (tháng 5 đến tháng 9 ) sản
phẩm măng phụ thuộc vào vị trí, lồi Tre nhưng trung bình có 8 – 14 măng
được khai thác tại mỗi cụm. Sau khi trồng hai năm rưỡi có thể khai thác
măng, măng có thể khai thác trong 7 đến 14 ngày ( có chiều cao 20 – 30cm)
sau khi măng nhú lên khỏi mặt đất.
Nhìn chung qua những nghiên cứu về Tre - Trúc trên thế giới cho
chúng ta thấy tiềm năng của nguồn tài nguyên tài nguyên này, nó được xem
như là nguyên liệu chính có khả năng thay thế gỗ, là lồi cây mang lại thu
nhập nhanh và cao cho người dân miền núi.


6

1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây Việt Nam đã có những khởi sắc trong những
nghiên cứu về chọn giống cây trồng và trồng rừng thâm canh, nhưng hầu hết
các cơng trình nghiên cứu cũng như những Qui trình đã được ban hành mới

tập trung cho một số loài cây gỗ trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, còn
các loài Tre - Trúc trong họ Hoà thảo, một tiềm năng rất to lớn của đất nước,
nó khơng những là nguồn cung cấp nguyên liệu cho giấy sợi, chế biến sản
xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao như ván sàn, ván ép, chiếu Trúc, thủ cơng
mỹ nghệ mà cịn cung cấp măng là nguồn rau sạch.… lại chưa được đi sâu
nghiên cứu. Những nghiên cứu về Tre - Trúc ở Việt Nam có từ những năm
đầu của thập kỷ 60 nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực:
Cơng trình tổng kết "Kinh nghiệm trồng Luồng" của Phạm Văn Tích,
1963. Trong cơng trình này ơng đã tổng kết những kinh nghiệm trồng Luồng
trong nhân dân.
Nghiên cứu về " Sinh trưởng của Tre gai và Lộc ngộc ở Đông Triều"
của Ngô Quang Đê đăng trên tập san Lâm nghiệp, số ra tháng 8 năm 1967.
Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu của Trịnh Đức Trình và
Nguyễn Thị Hạnh, 1986 - 1990.
Qui phạm (QPN 14 - 92) "Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho
rừng sản xuất gỗ và Tre nứa", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 1993. Trong
Qui phạm này từ điều 104 đến điều 113 qui định cho rừng sản xuất Tre nứa.
Đối tượng áp dụng là các loài Luồng, Mét, Mậy sang, Diễn và Trúc cần câu.
Mục đích của Qui phạm là nhằm xây dựng rừng nhân tạo có năng suất ổn
định, đáp ứng được mục tiêu kinh tế, bảo vệ đất và môi trường.
Năm 1994, Lê Văn Chẩm, Ngơ Quang Đê, Phạm Hồnh, Vũ Đình Huề,
Trần Xuân Thiệp cho xuất bản sách "Gây trồng Tre - Trúc".


7

Gần đây (2002) có cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Trường Thành:
Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật bón phân và chăm sóc rừng Luồng tại
vùng Cầu Hai - Phú Thọ. Cũng năm này cơng trình nghiên cứu về "Trồng
Luồng theo phương pháp hỗn giao với cây lá rộng tại Phú Thọ được đăng trên

tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8 năm 2002.
Tháng 7 năm 2002, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thanh
Hoá đã tổ chức hội thảo khoa học phục vụ phát triển cây Tre - Trúc lấy măng
xuất khẩu. Trong hội thảo này có nhiều tham luận của các nhà khoa học, nhà
quản lý như: Báo cáo tham luận về "Tình hình nhân giống Lục trúc tại trạm
nghiên cứu Lâm nghiệp" của Lê Ngọc Hạnh, Trưởng trạm nghiên cứu Lâm
nghiệp Thanh Hố; báo cáo của Thiều Sỹ Thước, phó giám đốc Trung tâm
Khuyến nông - Khuyến lâm về " Kết quả bước đầu và một số biện pháp kỹ
thuật trồng Tre măng"; báo cáo về "Các giải pháp công nghệ phát triển cây
Tre - Trúc lấy măng xuất khẩu tại Thanh Hoá" của K.S. Nguyễn Viết Hùng,
Sở Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường Thanh Hố; báo cáo về "Hướng dẫn
kỹ thuật nhân giống một số loài Tre - Trúc lấy măng xuất khẩu" của K.S. Lê
Ngọc Hạnh, Trưởng trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Thanh hoá,…
Từ phần giới thiệu về tổng quan nghiên cứu ở trong nước cho thấy: Việt
Nam hầu như chưa có qui trình hay qui phạm về thâm canh rừng cho các loài
Tre - Trúc, những nghiên cứu về chọn giống và thâm canh rừng Tre - Trúc lấy
măng và nguyên liệu cho chế biến và xây dựng cũng rất ít. Biện pháp kỹ thuật
được nghiên cứu đầu tư chỉ ở một số khâu nhất định chưa thể hiện sự tổng
hợp và liên hoàn, cho nên nhiều nơi rừng đạt năng suất thấp, chất lượng kém.
Chưa tuyển chọn được những lồi Tre - Trúc có năng suất cao chất lượng tốt,
chưa đi sâu vào nghiên cứu tuyển chọn cá thể tốt. Vì vậy, nguyên liệu chưa đáp
ứng được với yêu cầu của ngành công nghiệp chế biến và xây dựng.


8

1.3. Một số đặc điểm về Tre – Trúc
1.3.1. Đặc điểm sinh thái
Tre – Trúc thường phân bố ở vùng Đông Nam Á, nơi ẩm ướt. Phân bố
nhiều ở trung Quốc.

Cũng như các loài cây trồng khác Tre –Trúc cũng có những u cầu
riêng về khí hậu, đất đai. Về khí hậu bao gồm nhiệt độ và độ ẩm khơng khí.
Tre mọc cụm phần lớn yêu cầu nhiệt độ cao thích hợp với vùng nhiệt đới,
nhiệt đới Nam Á và nhiệt đới Trung Á. Trong các loài tre mọc cụm chỉ có Lục
trúc chịu được nhịêt độ thấp, cịn tre mọc tản lại chịu được nhiệt độ phấp 24oC, thấp nhất – 20oC. Vì vậy Tre – Trúc Trung Quốc chủ yếu là Tre – Trúc
mọc tản. Độ ẩm cũng là nhân tố quan trọng, lượng mưa bình quân năm ảnh
hưởng đến loài và phân bố của Tre- Trúc. Những vùng có lượng mưa bình
qn ăm lớn thấy xuất hiện nhiều lồi tre mọc cụm, những vùng có lượng
mưa ít (500 - 1000mm) thấy xuất hiện các loài tre mọc tản. Đất đai là cơ sở
sinh trưởng củ Tre- Trúc, Tre- Trúc yêu cầu dinh dưỡng cao để có thể sinh
trưởng và phát triển tốt nhất. Điều kiện về đất đai cho sinh trưởng của tre là:
tầng đất phải dầy, có nhiều mùn và dinh dưỡng khống; có thành phần cơ giới
và tính chất vật lý tốt; có phản ứng chua (pH 4,5 - 7). Thường đất cát đen là
tốt nhất.
1.3.2. Đặc điểm hình thái
Thân ngầm: Là một phần của cây Tre nằm dưới đất, rất ít khi chồi lên
mặt đất, thân ngầm thường phát triển rất mạnh tạo thành một hệ thống dày
đặc dưới mặt đất. Thân ngầm có lóng và đốt. Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo
của thân ngầm người ta chia làm 2 loại.
Thân ngầm dạng củ: Gặp ở các lồi mọc cụm như Hóp, Diễn, Luồng....
Thân ngầm dạng roi: Gặp ở các loài mọc tản như Vầu, Trúc .v.v


9

Rễ : có 2 loại.
Rễ mọc trong đất: làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và cơ giới giữ
cho cây đứng thẳng
Rễ khí sinh: mọc thành vịng gọi là vịng rễ ở đốt thân tre. Rễ khí sinh
thường phát triển ở các lóng phía gốc.

Thân Tre: Cịn gọi là thân khí sinh, là phần của cây Tre mọc trên mặt
đất. Thân tre gồm có lóng và đốt. Từ các đốt trên thân mọc ra các cành nhánh,
có các lá làm nhiệm vụ quang hợp.
Mo thân: (mo nang) là cơ quan bảo vệ thân tre khi non. Mỗi loại Tre
có hình thái và đặc trưng riêng. Mo thân có thể sớm rụng hoặc cịn lại lâu trên
thân khí sinh. Mo gồm 4 phần là thân mo, lá mo, tai mo và thìa lìa.
Lá: Lá là bộ phận quan trọng của cây, làm nhiệm vụ quang hợp để
tổng hợp chất hữu cơ ni cây.
Măng Tre: Thân tre lúc cịn non (từ khi nhú mầm dưới đất đến trước
khi toả lá) được gọi là măng.


10

Phần 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu thành phần của các lồi Tre - Trúc trong khu vực nghiên
cứu, từ đó lên được danh mục các loài Tre - Trúc hiện có.
+ Mơ tả được đặc điểm hình thái một số lồi Tre - Trúc có giá trị trong
khu vực.
+ Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng cây Tre ngọt và cây Mạy sang, từ đó đề
xuất kỹ thuật gây trồng để tăng năng suất và giá trị kinh tế.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài Tre - Trúc tại Huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở 3 xã là Phỏng Lái, Chiềng Bôm và
Chiềng Pấc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều tra thành phần các lồi Tre - Trúc hiện có tại khu vực nghiên
cứu.
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các nồng dộ chất chất điều hòa sinh trưởng
IBA đến tỷ lệ sống, chết của Tre ngọt và Mạy sang.
2.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng loài Tre ngọt và Mạy sang.
2.3.2.1. Đặc điểm hình thái của hai lồi Tre Ngọt và Mạy sang
a. Đặc điểm thân khí sinh
b. Đặc điểm cành và cấu trúc ngọn


11

c. Đặc điểm hình thái lá quang hợp
d. Đặc điểm của lá biến thái ( Mo nang)
e. Đặc điểm thân ngầm
f. Đặc điểm rễ
g. Đặc điểm của hoa, quả
2.3.2.2. Đặc điểm sinh thái, lâm sinh
2.3.2.3. Phân bố
2.3.2.4. Kỹ thuật trồng
2.3.2.5. Quản lý và chăm sóc rừngTre - Trúc
2.3.4. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để phát triển và nâng cao giá
trị của cây Tre ngọt và cây Mạy sang.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Công tác chuẩn bị
Dụng cụ: Thước kẹp kính, thước sào, thước dây; một số tài liệu liên
quan, xây dựng các bảng biểu, phiếu điều tra và sổ ghi chép.
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp
* Phương pháp thu tập thông tin: Kế thừa và thu thập các tài liệu về điều kiện
tự nhiên, dân sinh kinh tế từ các cơ quan nghiên cứu và từ chính quyền địa

phương, gồm có:
- Thơng tin về điều kiện tự nhiên: Địa lý, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ
văn, các bản đồ và tài liệu liên quan.
- Thông tin về dân sinh, kinh tế: Tài liệu về dân số, văn hoá, giáo dục, y
tế, cơ sở hạ tầng.
* Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân:
Sử dụng các cơng cụ PRA và PRA trong đó:


12

+ Công cụ RRA được thực hiện thông qua việc phỏng vấn cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm và các hộ gia đình bằng phương pháp phỏng vấn
bàn định hướng. Tiến hành phỏng vấn 30 người trên đại bàn nghiên cứu.
+ Công cụ PRA được sử dụng để kiểm tra kết quả, xác định thành phần
loài, kỹ thuật gây trồng các loài Tre - Trúc. PRA được thực hiện sau nghiên
cứu RRA thông qua một số cuộc thảo luận với những người dân và cán bộ tại
khu vực nghiên cứu. PRA được sử dụng bằng cách người nghiên cứu hướng
người dân và những người tham dự khác vào các tiêu điểm cần đánh giá và
cho họ biết cách đánh giá, gợi ý cho họ thực hiện giải pháp(nếu có).
Kết quả được ghi vào các mẫu bảng 2.1 ( Xem chi tiết phần phụ lục)
* Phương pháp điều ra thực địa:
Tại địa bàn nghiên cứu tiến hành lập các tuyến điều tra theo các bản và
các tiểu khu để tìm hiểu sự phân bố của các lồi tre trúc.
Thơng qua phỏng vấn và điều tra ngồi thực địa, tìm hiểu thành phần,
đặc điểm các lồi Tre- Trúc hiện có tại địa phương. Kết quả điều tra được ghi
vào các bảng sau.
Bảng 2.2: Mơ tả , nhận biết các lồi Tre - Trúc
STT Tên địa phương


Tên phổ thông

Tên khoa học

Ghi chú

Bảng 2.3: Đặc điểm đường kính và chiều cao thân khí sinh
STT

Tên lồi

D0.0 ( cm)

D1.3 (cm )

Hvn (cm)

Ghi chú

Bảng 2.4: Kết quả đo đếm số lóng và độ dày vách thân khí sinh


13

STT

Tên

Số


Chiều dài

lồi

lóng/cây

lóng (cm)

Bề dày vách thân khí sinh

Ghi

(cm)
Gốc

Giữa

chú

Ngọn

Bảng 2.5: Màu sắc thân khí sinh
STT

Tên lồi

Cấp tuổi

Màu sắc


Ghi chú

Bảng 2.6: Đặc điểm cành và cấu Trúc ngọn
STT cây

Tên loài

Số cành/đốt

Cách phân cành

Cấu Trúc
ngọn

(Trung bình)

Bảng 2.7: Đặc điểm lá quang hợp
STT

Tên

Hình

cây

lồi

dạng

Kích thước (cm)

Dài

Rộng

Màu Đặc điểm

Số

Ghi

sắc

gân

chú

mép lá

Bảng 2.8: Đặc điểm hình thái của mo
STT Tên
mo

Bẹ mo (cm)

loài Dài Rộng

Lá mo (cm)

Màu sắc


Dài

Rộng

Tai mo (cm) Thìa
Dài

Rộng

lìa

Ghi
chú

Bảng 2.9. Đặc điểm thân ngầm
STT

Tên

Chiều dài

lồi

thân
(cm)

Chiều dài

Số đốt trên


lóng (cm) thân ngầm

Số mắt ngủ

Ghi

trên thân

chú


14

Bảng 1.10: Đặc điểm rễ Tre - Trúc
STT Tên
loài

Số đốt trên

Tỉ lệ % rễ phân bố theo tầng đất Hình

thân khí sinh

(cm)

dạng

Ghi
chú


mang rễ
0 – 20

20- 40

40 - 60

60 - 80

* Phương pháp thực nghiệm tại vườn ươm:
Tiến hành thí nghiệm nhân giống cây Tre ngọt và cây Mạy sang bằng
hom thân tại vườn ươm Trường Đại học Tây Bắc.
- Chuẩn bị đất để ươm: Chọn nơi đất tốt, tơi xốp, đủ ẩm và thốt nước
tốt, đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, làm đất kỹ, cày sâu 18 –
20cm, nhặt sạch rễ cây, sỏi đá. Dải một lớp vơi bột mỏng xuống dưới luống
để phịng kiến, mối. Bón phân chuồng hoai với lượng là khoảng 30 – 40
tấn/ha. Làm giàn che có độ che bóng 50 – 70%.
- Chọn hom để giâm: Tiến hành chọn những cây sinh trưởng phát triển
tốt, không cong queo, sâu bệnh ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi.
- Cách bố trí thí nghiệm: Mỗi lồi bố trí 3 cơng thức thí nghiệm, mỗi
công thức thực hiện với dung lượng mẫu là 30.
+ Công thức 1: Hom giâm không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng.
+ Cơng thức 2: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích IBA (Indol butylic
axit) dạng bột với nồng độ 1%.
+ Công thức 3: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích IBA (Indol butylic
axit) dạng bột với nồng độ 1,5%.


15


Xử lý hom: Sau khi chọn được cây mẹ để lấy hom thì dùng cưa sắc để
cưa hom, mỗi hom là một đốt của thân tre. Hom sau khi cưa được chấm vào
thuốc kích thích sinh trưởng trước khi tiến hành đặt hom xuống đất giâm đã
được chuẩn bị trước (Đối với mẫu có sử dụng chất kích thích sinh trưởng).
- Chăm sóc hom: Tưới nước 1 lần/ngày để giữ ẩm, nhổ sạch cỏ.
Theo dõi, ghi chép ngày giâm hom, ngày bắt đầu ra chồi, ra rễ (1 tuần
kiểm tra một lần).
Kết quả theo dõi thí nghiệm được ghi vào bảng 2.11.
Bảng 2.11: Kết quả theo dõi thử nghiệm giâm hom
Loài cây:.............................................. Ngày kiểm tra..................................
Ngày giâm hom:................................. Ngày ra chồi:...................................
Tên
loài

STT
hom

Nồng độ (%)
ĐC

1

1,5

Ghi
chú

Số hom
Sống


Chết

* Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong phân loại thành phần Tre Trúc, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật gây trồng hai lồi Tre ngọt và Mạy sang.
2.4.3. Cơng tác nội nghiệp
2.4.3.1. Tính tốn các chỉ tiêu trung bình
Ứng dụng thống kê tốn học trong lâm nghiệp để xử lý, phân tích số
liệu.
* Đối với dung lượng mẫu quan sát lớn (n > 30), áp dụng phương pháp
bình quân gia quyền. Các bước tính tốn như sau:
+ Chia tổ, ghép nhóm:

Tính cự ly tổ(K)

K=

X max − X min
m


16

Trong đó:

Xmax, Xmin là giá trị quan sát lớn nhất và nhỏ nhất.
m là số cự ly tổ (m =5lgn)
n là tổng dung lượng điều tra mẫu

Tên loài


STT tổ

Cự ly tổ

Xi

Fi

- Số trung bình mẫu:

X( D , Hvn ) =

∑ Fi.Xi

- Sai tiêu chuẩn (S):

S=

Fi.Xi2

Fi.Xi


+ Tính tốn đặc trưng mẫu:

- Hệ số biến động (S%) S% =

Qx
với
n −1

S
X

n

Qx =

( Fi.Xi)
∑ Fi.Xi 2 - ∑

2

n

.100%

* Đối với dung lượng quan sát nhỏ (n < 30). Ta áp dụng công thức sau:
n

X( D , Hvn ) =

∑ Xi
i =1

n

S=

Qx
n −1


với

Qx =



Xi 2

-

( ∑ Xi )

2

n

2.4.3.2. Kiểm tra sự ảnh hưởng của thuốc kích thích tới q trình thử
nghiệm giâm hom
- Kiểm tra tỷ lệ sống của hom giâm khi sử dụng thuốc IBA ở nồng độ
1%, 1.5% và khi không sử dụng thuốc.
Các bước tiến hành như sau:
+ Sắp xếp kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
Cơng thức
Chỉ tiêu
Hom sống
Hom chết


Đối chứng


IBA 1%

IBA 1,5%



q1
v1
T1

q2
v2
T2

q3
v3
T3

Tq
Tv
TS


17

Trong đó: TS: Tổng dung lượng mẫu của cả 3 cơng thức thí nghiệm.
+ Giả thuyết H0 đặt ra: Các nồng độ của thuốc kích thích IBA khơng
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm.
Đối thuyết H1: Các nồng độ của thuốc kích thích sinh trưởng IBA ảnh

hưởng đến tỷ lệ sống của hom.
Giả thuyết H0 được kiểm tra bằng tiêu chuẩn χn2 sau đây:
χ

2
n

2
TS 2  qi2 Tq 
.∑


=
Tq .Tv  Ti TS 

Nếu χn2 ≤ χ052 tra bảng (Phụ biểu 05 – Thống kê toán học trong lâm
nghiệp (Ngô Kim Khôi)) với k = (a – 1).(b – 1) bậc tự do thì giả thuyết H 0
được tạm thời chấp nhận. Ngược lại nếu χn2 ≥ χ052 tra bảng với k = (a – 1).
(b – 1) bậc tự do thì giả thuyết H 0 bị bác bỏ, thuốc kích thích sinh trưởng IBA
ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống của hom giâm.
* Khi thuốc kích thích sinh trưởng IBA ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống
của hom giâm ta phải kiểm tra với hai nồng độ đó thì tỷ lệ sống có thuần nhất
với nhau không?
Với dung lượng mẫu đủ lớn là n, trong đó m là những phần tử mang
đặc điểm A (hom sống) và n – m là những phần tử mang đặc điểm khác A
(hom chết), thì tỉ số: pm =

m
n−m
và qm =

được gọi là thành số mẫu của
n
n

những phần tử mang đặc điểm A và khác A.
Từ hai mẫu có dung lượng đủ lớn, dựa vào hai thành số mẫu p m1 và pm2
để kiểm tra giả thuyết H0: pt1 = pt2 (Khi sử dụng hai nồng độ của thuốc kích
thích sinh trưởng IBA thì tỷ lệ hom sống của hai công thức là thuần nhất) và
đối thuyết H1: pt1 ≠ pt2 (Khi sử dụng hai nồng độ của thuốc kích thích sinh
trưởng IBA thì tỷ lệ hom sống của một công thức là trội hơn hẳn).


18

Kiểm tra giả thuyết H0 bằng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn
như sau:
U=

p m1 − p m 2
σ pm

Trong đó σ p là sai số của thành số mẫu, được tính theo cơng thức sau:
m

σ pm =

Với:

p=


1
1 
p.q + 
 n1 n 2 

n1 . p m1 + n2 . p m 2
và q = 1 – p
n1 + n 2

Nếu /U/ ≤ 1,96 thì giả thuyết H0 được chấp nhận, ngược lại nếu /U/ ≥
1,96 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là khi sử dụng hai nồng độ của thuốc
kích thích sinh trưởng IBA thì tỷ lệ hom sống là khơng đồng nhất với nhau.


19

Phần 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
Thuận Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La. Phía Đơng giáp
thị xã Sơn La và huyện Mường La; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam
giáp huyện Sơng Mã và huyện Mai Sơn; phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai.
Khu nghiên cứu có toạ độ địa lý:
Từ 210 17’ 30’’đến 21023’30’’ vĩ độ bắc
Từ 1030 32’ 00’’ đến 1030 40’ 00’’ kinh độ đơng
3.1.2. Diện tích tự nhiên
Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, với diện tích
tự nhiên 153.590 ha nằm dọc theo Quốc lộ 6 cách thị xã Sơn La 34 km về
phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 52 km về phía Đơng

Nam; là một huyện nằm cuối tỉnh Sơn La có vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Toàn huyện chia thành 29 đơn vị hành chính
trực thuộc là các xã: Chiềng Ly, Chiềng Pha, Chiềng Pấc, Chiềng Bơm.....
Diện tích tự nhiên rộng lớn, trong đó đất rừng chiếm đa số nên rất
thuận tiện cho việc khoanh nuôi và gây trồng các lồi Tre- Trúc có giá trị.
3.1.3. Địa chất.
Khu vực nghiên cứu chủ yếu gồm các nhóm đá như:
+ Nhóm đá sắt vơi
+ Nhóm đá sét (gặp nhiều ở khu vực núi đất)
+ Nhóm đá macma axit
+ Nhóm đá cát (chủ yếu là Sa thạch và Sa phiến thạch)


20

3.1.4. Đất đai.
+ Đất mùn vàng xám núi cao phát triển trên đá mẹ macma axit có độ
cao trên 1500 m so với mặt biển.
+ Đất Feralit màu vàng xẫm phát triển trên đá sét và đá biến chất ở độ
cao từ 700-1700 m so với mặt nước biển. Độ dày tầng đất từ 50-100 cm, độ
dốc khoảng từ 30-350.
+ Đất Feralit vàng nâu phát triển trên núi đá vôi cũng ở độ cao từ 7001700 m so với mặt nước biển.
+ Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá sét và đá biến chất phân bố
tập trung trên vùng núi đất, độ dày tầng đất từ 50-100 cm.
+ Đất Feralit vàng sáng phát triển trên nhóm đá cát thuộc vùng đồi và
núi thấp, độ dày tầng đất từ 50-100 cm.
+ Đất Feralit màu vàng xám phát triển trên đá macma axit, độ dày tầng
đất từ 50-100 cm.
3.1.5. Khí hậu
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một

năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau. Mùa
khô từ tháng 3 đến tháng 6. Lượng mưa trung bình năm từ 1600 đến 1800mm,
nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 17oC, độ ẩm trung bình là 80%.
3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động, phân bố dân cư, tỷ lệ dân số
Dân số của huyện năm 2005 là 137.444 người, mật độ bình quân 89
người/km2, có 8 dân tộc anh em đang sinh sống gồm: dân tộc Thái chiếm tỷ lệ
cao 74,05%, dân tộc Mông 11,16%, dân tộc Kinh chiếm 9,32%, dân tộc
Kháng 2,57% và dân tộc khác 2,94%. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, từ
phong tục, tập quán đến quan hệ cộng đồng và ngôn ngữ. Tổng số l ao


21

động trong độ tuổi năm 2005 là 61.227 người, chiếm 45% dân số tồn huyện.
Bình qn hàng năm số lao động tăng thêm khoảng 2.000 người. Theo các
ngành kinh tế lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 90% tổng số lao
động trong các ngành kinh tế; lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
chiếm khoảng 2,7%. Chất lượng lao động đã được nâng cao đáng kể, tỷ lệ lao
động qua đào tạo đến năm 2005 đạt khoảng 2,5% .(Theo nguồn báo điện tử
Tỉnh Sơn La)
3.2.2. Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, phong tục địa phương
Người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trồng các loại cây nơng
nghiệp trên nương rẫy. Tập qn canh tác cịn nhiều lạc hậu nên năng suất lao
động chưa cao, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy, đời sống tinh thần của người dân vẫn được coi trọng, hàng
năm nhân dân có tổ chức các buổi lễ của dân tộc mình cũng như các buổi lễ
lớn của đất nước như ngày Tết dương lịch, ngày Tết âm lịch, ngày Quốc
khánh 2-9, ngày giải phóng Miền Nam (30-4) và ngày quốc tế lao động (1-5).
3.2.3. Tình hình kinh tế địa phương

3.2.3.1. Trồng trọt
Trong những năm qua ngành trồng trọt của huyện đã có những tiến bộ
đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu theo hướng
sản xuất hàng hoá, nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, xác
định được cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, từng bước hình thành các khu
sản xuất tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm như: Vùng chè tập trung chủ yếu ở các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, vùng
cà phê tập trung ở các xã Phổng Lái, Chiềng Pha và các xã dọc tinh lộ 107
như: Chiềng La, Tông Cọ, Chiềng Ngàm, Noong Lay …
Sản xuất lương thực có hạt tăng khá và ổn định từ 24.826 tấn năm 1995


22

tăng lên 26.879 tấn năm 2000, vào năm 2005 đạt 38.845 tấn. Sản lượng lương
thực bình quân đầu người của huyện tăng đều qua các năm: Từ 245,8 kg năm
1995 lên 279,5 kg năm 2000 và 285 kg năm 2005. So với tỉnh, sản lượng
lương thực có hạt bình qn đầu người của huyện năm 2005 bằng 81,2%.
3.2.3.2 Phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm
Giá trị sản xuất ngành chăn ni có sự chuyển đổi tích cực. Năm 1995
giá trị sản xuất đạt 22,89 tỷ đồng; năm 2000 đạt 35,86 tỷ đồng và năm 2005
đạt 65,35 tỷ đồng (giá hiện hành). Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chủ
yếu do chăn nuôi gia súc quyết định, chiếm trên 65% giá trị sản xuất.
Đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua tốc độ phát triển ổn định,
dần chuyển hướng và từng bước trở thành ngành chính của huyện. Đặc biệt là
chăn nuôi các loại gia súc lớn như Trâu bị, Dê...
3.2.3.3. Cơng tác phát triển, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng
Đã đạt được nhiều kết quả trong khôi phục và bảo vệ vốn rừng. Giá trị
sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 27,95 tỷ đồng năm 1995; 43,23 tỷ đồng năm
2000 và đạt 71,57 tỷ đồng năm 2005.

Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng nhờ chương trình dự án 327,
747, chương trình 5 triệu ha rừng (661), chương trình trồng rừng gieo bay và
nhất là thực hiện chương trình thâm canh, tăng vụ, phát triển cây lương thực
theo quan điểm sản xuất hàng hố, vì vậy đã ngăn chăn có hiệu quả tình trạng
phá rừng làm nương rẫy. Năm 2005 diện tích đất có rừng là 56.252,16 ha,
trong đó rừng sản xuất 3.377,66 ha, rừng phịng hộ 49.040,43 ha, rừng đặc
dụng 3.834,07 ha.
3.2.4. Giáo dục – y tế
3.2.4.1. Giáo dục
Công tác giáo dục - đào tạo ngày càng được củng cố và phát triển toàn


23

diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hố, phát
triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng giáo dục từng bước được tăng nhanh số
lượng học sinh ở các cấp học, ngành học từ Mầm Non đến THPT; mạng lưới
trường lớp ngày càng được phát triển, tỷ lệ trẻ em trong tuổi đến trường ngày
càng cao; đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó
khăn của huyện. Các chương trình kiên cố hố trường học; chương trình 135,
chương trình xố đói giảm nghèo, chương trình 134 … được đầu tư đã
đưa số lớp học các cấp trên địa bàn huyện. Đặc biệt là các xã vùng sâu,
vùng xa.
3.2.4.2. Y tế
Chương trình y tế quốc gia; cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho nhân dân được đẩy mạnh và có nhiều tiến bộ, nhất là cơng tác y tế dự
phịng, đã ngăn chặn và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện tốt cơng
tác tun truyền phịng chống HIV/AIDS và phong trào vệ sinh phịng bệnh,
vệ sinh mơi trường. Triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho
người nghèo, và các đối tượng chính sách xã hội.

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển; đến nay 100% số xã
có trạm xá, 28/29 xã, thị trấn có trạm y tế được xây dựng kiên cố.
3.3. Tài nguyên
3.3.1. Thực vật
Rừng tự nhiên hiện nay còn lại khá nhiều. Tuy nhiên thực vật ở đây chủ
yếu là các loài cây gỗ nhỏ, gỗ kém giá trị. Các loài gỗ quý đã bị chặt hạ rất
nhiều. Rừng chủ yếu là các loài Tre - Trúc mọc tự nhiên và được một số hộ
gia đình khoanh ni, bảo vệ.
3.3.2. Động vật
Động vật cịn rất ít, chủ yếu là các lồi chim thú nhỏ như Dơi, Sóc.....


24

Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần loài Tre - Trúc hiện có tại khu vực nghiên cứu
Thơng qua quá trình phỏng vấn và quá trình điều tra thực địa, ta thấy có
rất nhiều lồi Tre – Trúc phân bố tại khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra
được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thành phần loài Tre- Trúc tại huyện Thuận Châu
STT

Tên địa phương

1

Mạy khộm

2

3
4

Cọ vạn
Mạy hẹ trẹ
Mạy hẹ nun
Luồng Thanh
Hố
Mạy puốc
Tre gai
Tre lơng
Tre vàng sọc

5
6
7
8
9

10 Mạy hốc
11 Nứa lá to
12
13
14
15
16
17
18
19
20


Nứa lá nhỏ
Tre trơn
Mạy quăn
Bương Mười
Tre măng ngọt
Sặt
Tre ng ọt
Mạy sang
Mạy sạ

Tên phổ thông

Tên khoa học

Indosasa sinica C.D.Chu &
C.S.Chao
Vầu ngọt
Phyllostachys bambusoides
Tre đặc quả thịt Dinochloa alata
Giang đặc
Melocalamus compartiflorus
Dendrocalamus menbranaceus
Luồng
Munro
Mai
Dendrocalamus giganteus Munro
Tre gai
Bambusa spinosa Roxb
Bambuas sp

Tre lông
Tre vàng sọc
Bambusa vulgaris
Dendrocalamus semiscandens
Hốc
Hsuch
Schizostachium pseudolima
Nứa lá to
Mc.Clure
Nứa lá nhỏ
Schizostachium leviculem
Tre trơn
Bambusa Sp
Lùng
Bambusa sp. Nov
Bương
Dendrocalamus sinicus Chia
Tre bát độ
Dendrocalamus latiforus
Sặt Tây Bắc
Arundinaria petelotii
Tre ngọt
Bambusa Sp
Mạy sang
Dendrocalamus menbranacues
Tre giàng
Pseudosasa amabilis
Vầu đắng



25

Qua bảng trên ta có thể thấy khu vực nghiên cứu có rất nhiều các lồi
tre phân bố, thể hiện tính đa dạng về thành phần lồi góp phần vào tính đa
dạng các lồi thực vật tại khu vực nghiên cứu. Trong đó cũng có khá nhiều
các lồi tre có giá trị kinh tế cao không chỉ về măng mà cịn cả về thân khí
sinh như Tre ngọt, Mạy sang, Luồng, Mạy hốc, Vầu ngọt....Việc tìm hiểu kỹ
thuật gây trồng cũng như việc gây trồng các loại tre này sẽ góp phần phát
triển nhanh kinh tế vùng trung du, miền núi cũng như nâng cao tác dụng của
rừng với môi trường.
4.2. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng IBA đến tỉ lệ sống chết của
hom giâm loài Tre ngọt và Mạy sang
Nguồn giống là một trong các công tác quan trọng trong khâu trồng
rừng nói chung và trong trồng rừng Tre -Trúc nói riêng. Vì vậy việc chuẩn bị
nguồn giống cho trồng rừng là hết sức quan trọng. Đối với Tre - Trúc thì có
thể lấy giống từ nhiều bộ phân khác nhau của cây như gốc, thân, cành cùng
với nhiều kỹ thuật khác nhau như tách gốc trực tiếp từ cây mẹ, chiết cành hay
giâm cành.... Phương pháp lấy giống bằng cách tách gốc trực tiếp từ gốc cây
mẹ đã được nhân dân ta sử dụng từ rất lâu và tỉ lệ sống của các cây con đem
trồng cũng rất cao. Tuy nhiên, bằng phương pháp này thì lượng giống thu
được rất hạn chế và phải tốn rất nhiều cây mẹ ban đầu. Vì vậy, ngày nay bên
cạnh phương pháp trên thì người ta cịn tiến hành nhân giống vơ tính tre từ
thân, cành để có nguồn giống đáp ứng công tác trồng rừng trên diện rộng.
Đối với Tre ngọt và Mạy sang là hai loài tre mọc cụm nên thơng qua
q trình giâm hom thân và hom cành sẽ tạo được một lượng lớn giống chỉ
trong một thời gian ngắn.
Để kiểm tra ảnh hưởng của các nồng độ thuốc kích thích sinh trưởng
đến kết quả giâm hom tre trúc, tơi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng



×