Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Bao cao thuc dia cac tinh mien Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 90 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mục Lục I. Những thông tin chung về các tỉnh được điều tra 1. Nghệ An 1.1. Những thông tin về Quảng Bình 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.3. Dân cư và các hoạt động kinh tê 1.4. Môi trường 2. Quảng Bình 2.1. Những thông tin về Quảng Bình 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.3. Dân cư và các hoạt động kinh tê 2.4. Môi trường 3. Quảng Trị 3.1. Những thông tin về Quảng Trị 3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.3. Dân cư và các hoạt động kinh tê 3.4. Môi trường 4. Thừa Thiên – Huê 4.1. Những thông tin về tỉnh Thừa Thiên – Huê 4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4.3. Dân cư và các hoạt động kinh tê 4.4. Môi trường 5.Đằ Nẵng 5.1. Những thông tin về tỉnh Đà Nẵng 5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5.3. Dân cư và các hoạt động kinh tê.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5.4. Môi trường 6. Quảng Nam 6.1. Những thông tin về Quảng Bình 6.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 6.3. Dân cư và các hoạt động kinh tê 6.4. Môi trường 7. Khánh Hòa 6.1. Những thông tin về Khánh Hòa 6.2. Điều kiện tựn nhiên và tài nguyên thiên nhiên 6.3.Dan cư và các hoạt động kinh tê 6.4. Môi trường 8. Lâm Đồng 8.1 . Những thông tin về Lâm Đồng 8.2. Điều kiện tựn nhiên và tài nguyên thiên nhiên 8.3.Dan cư và các hoạt động kinh tê 8.4. Môi trường II. Kêt Luận: . Thời gian đi thực địa: ngày 01/01/2012 Thời gian kêt thúc thực địa: ngày 12/01/2012 I. Những thị xã,thành phố,địa điểm được điều tra. 1.NGHỆ AN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Điểm thực địa: Quê Bác,bãi biển Cửa Lò 1.1. Những thông tin chung vê - Phạm vi:. Vĩ độ: 18°33′B đên 19°25′B Kinh độ: 102°53′Đ đên 105°46′ Đ.. - Diện tích: 16.487 km² - Số dân: 3.113.055 người - Tỉnh lị: Thành phố Vinh 1.2. Đặc điểm tự nhiên nổi bật 1.2.1. Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Từ tháng 4-8, tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh khô ( đầu mùa) và lạnh ẩm ( cuối mùa) Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm. Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%. 1.2.2. Thủy văn, biển a, Thủy văn Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với độ nghiêng của địa hình. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông Cả. Sông ngòi có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tê – xã hội. Đó là nguồn cung cấp nước chủ yêu cho nông nghiệp, là tuyên giao thông tiện lợi và ở mức độ nhất định là nguồn thuỷ điện phục vụ nội tỉnh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bên cạnh nguồn nước trên mặt, nguồn nước ngầm ở Nghệ An tương đối phong phú, ước tính khoảng 42 tỉ m3. Ngoài ra, Nghệ An cũng có nhiều nguồn nước khoáng nhưng chưa được khảo sát nhiều, trong đó suối nước nóng - nước khoáng Bản Khang (Quỳ Hợp) có chất lượng tốt, thuộc nhóm CO2 với lưu lượng 0,5l/s. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Bò, Bản Lạng (Quỳ Hợp), Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) có thể khai thác để phục vụ du lịch b, Hải văn Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào, nhìn chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tê cao. Biển Nghệ An có tới 267 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tê cao và trữ lượng cá lớn như cá thu, cá nục, cá cơm...; tôm biển có nhiều loại như tôm he, tôm sú, tôm hùm… Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha). Biển Nghệ An không chỉ nổi tiêng về các loại hải sản quý hiêm mà còn được biêt đên bởi những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi Nghi Thiêt, bãi biển Diễn Thành, bãi biển Cửa Hiền… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng vừa phải, độ sâu vừa và thoải, là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12 m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước khác trong khu vực. - Chê độ hải văn chủ yêu là nhật triều. 1.2.3. Các hệ sinh thái.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Điển hình làVườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiêm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... 1.3. Các tài nguyên 1.3.1. Tài nguyên tự nhiên 1. Đất Đất của Nghệ An thuộc hai hệ thống chính là hệ feralit ở vùng đồi núi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Cụ thể chia làm 8 loại đất chính: - Nhóm đất mặn tập trung ở ven biển, nhất là đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều cường xâm nhập. - Nhóm đất phèn phân bố dọc duyên hải, có độ pH thấp, nghèo lân nhưng lượng mùn, đạm và ka li tương đối khá. - Nhóm đất cát ven biển rất kém màu mỡ. - Nhóm đất phù sa phân bố ở dải đồng bằng duyên hải và rải rác ở các thung lũng sông, suối. - Nhóm đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, phân bố ở các thềm sông hoặc bậc thang rìa đồng bằng. Đất thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. - Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biên chất là nhóm đất có diện tích lớn, phân bố ở nhiều nơi. - Đất feralit nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ có tầng đất dày, các chất dinh dưỡng tương đối khá. - Đất bazan phân bố ở vùng Phủ Quỳ. Tầng đất dày, độ phì cao, phân bố trên địa hình thoải, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngoài ra còn có nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi và nhóm đất vàng đỏ trên các vùng núi cao. Đất nông nghiệp chiêm 10,8% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng chiêm 41,6%. Diện tích đất chưa sử dụng này chiêm tỉ trọng lớn trong diện tích tự nhiên của tỉnh, nêu được khai thác tốt thì đây là một quỹ đất tốt cho nông, lâm nghiệp. 2. Rừng Hiện nay, diện tích rừng của tỉnh là trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ là 320.000 ha, rừng đặc dụng chiêm gần 188.000 ha, rừng kinh tê trên 176.000 ha. Rừng ở đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tê cao. Rừng tự nhiên của Nghệ An thuộc các kiểu rừng lá kim á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng kín lá rộng thường xanh và nửa rụng lá. Tổng trữ lượng gỗ còn trên 50 triệu m3 trong đó trữ lượng rừng gỗ kinh tê gần 8 triệu m3, nứa 415 triệu cây, mét 19 triệu cây. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm là 19 - 20 nghìn m3; gỗ rừng trồng là 55 - 60 nghìn m3; nứa khoảng 40 triệu cây. Ngoài ra còn có các loại lâm sản như song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Không những vậy, rừng Nghệ An còn có nhiều loại thú quý như hổ, báo, hươu, nai... 3. Khoáng sản Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiêm, nhưng nhìn chung trữ lượng nhỏ, chất lượng thấp, trừ vật liệu xây dựng. - Về vật liệu xây dựng, trên lãnh thổ của tỉnh có nguồn đá vôi phong phú, phân bố ở nhiều nơi, với trữ lượng ước khoảng 650 triệu m3. Đá xây dựng cũng phong phú và phân bố ở nhiều địa phương. Trong số này nhiều loại đá có giá trị kinh tê cao tập trung ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu ....

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Về kim loại đen, Nghệ An có các mỏ quặng sắt, mangan, titan. Kim loại màu và kim loại quý có nhiều loại. Trong số này, quan trọng nhất là thiêc, tập trung ở Quỳ Hợp với trữ lượng khoảng 43 nghìn tấn. Vàng rải rác nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở dọc sông Cả, sông Hiêu. Quặng bôxit có khoảng 3 triệu tấn. - Đá quý: Nghệ An là tỉnh có nhiều mỏ đá quý với chất lượng cao, trong đó đáng chú ý nhất là đá rubi, safia, sponer…tập trung nhiều ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu. Đặc điểm lợi thê là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh... 1.3.2. Tài nguyên nhân văn 1.Dân số Dân số Nghệ An năm 2009 là 3.113.055 người, giảm so với năm 2004 vì một bộ phận dân cư di cư vào các địa phương khác sinh sống mà chủ yêu là các tỉnh phía Nam. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. 2. Văn hóa Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Đất Nghệ cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đê, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh… Nghệ An - xứ Nghệ cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các thể loại phong phú như ca dao, hò, vè, đặc biệt là.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường nón, phường củi, phường vải.... Các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thê hệ và tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Nghệ An. Nghệ An rất giàu truyền thống trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Phong trào Xô Viêt - Nghệ Tĩnh 1930-1931 là một dấu son trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của người dân xứ Nghệ còn được minh chứng qua hàng loạt di tích, lịch sử cách mạng đã được xêp hạng, những bảo tàng để giáo dục cho thê hệ hôm nay và mai sau. 1.2.4. Các hoạt động kinh tế: 1.2.4.1. Công nghiệp Nghệ An có rất nhiều lợi thê về mặt kinh tê do có vị trí thuận lợi trong giao thương, buôn bán. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không. Vì vậy tỉnh có điều kiện giao lưu kinh tê với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực. Đơn vị: % Chỉ tiêu 2002 Công nghiệp và Xây 23,35 dựng Nông - Lâm - nghiệp 41,01 và Thuỷ sản Dịch vụ 35,65. 2003. 2004. 2005. 2006. 25,88. 28,73. 29,30. 26,39. 37,95. 36,92. 34,41. 33,09. 36,18. 34,35. 36,29. 37,52. Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 - Chi cục thống kê Nghệ An. Nền kinh tê của tỉnh có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP phát triển qua các thời kì. Về cơ cấu kinh tê thì trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê theo hướng giảm dần tỉ trọng của khu vực 1.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng dần tỉ trọng khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) và khu vực 3 (dịch vụ). Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. 2.1. Công nghiệp Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tê Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thê mạnh như các ngành chê biên thực phẩm - đồ uống, chê biên thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chê tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau: - Khu kinh tê Đông Nam. - Khu công nghiệp Bắc Vinh. - Khu công nghiệp Nam Cấm. - Khu công nghiệp Nghi Phú. -Khu công nghiệp Hưng Đông. - Khu công nghiệp Cửa Lò. - Khu công nghiệp Hoàng Mai. - Khu công nghiệp Đông Hồi. - Khu công nghiệp Phủ Quỳ. - Khu công nghiệp Tân Thắng. 2.2. Nông nghiệp Nghệ An có lợi thê là quỹ đất nông nghiệp rộng hơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha, tài nguyên rừng và biển rất phong phú với nhiều loại cây, con có giá trị kinh tê cao. Mặc dù thời tiêt có phần khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt nhưng khí hậu ở đây lại thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi như: lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối; một số cây công nghiệp, cây ăn quả như: cà phê, cao su, cam, nhãn, xoài... 2.3. Dịch vụ a. Giao thông.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Nghệ An có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. - Đường bộ: Toàn tỉnh có 8.814km đường bộ. Trên địa bàn tỉnh có các tuyên đường ngang nối liền Quốc lộ 1A và 15A, tạo nên hệ thống giao thông Đông – Tây nối vùng đồng bằng, ven biển với khu vực trung du – miền núi. Trong tỉnh có Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, Quốc lộ 46, Quốc lộ 15. Ngoài ra còn có 132km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi, trung du của tỉnh. - Đường sắt: Toàn tỉnh có 7 ga trong đó ga Vinh là ga chính. Có 124km đường sắt trong đó có 94km tuyên Bắc – Nam. - Đường hàng không: Sân bay Vinh với các tuyên bay: Vinh – Đà Nẵng; Vinh – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. - Đường thủy: Mạng lưới đường thủy bao gồm cả đường sông và đường biển gắn với hai cảng biển Cửa Lò và Cửa Hội. 1.2.4.1. Dịch vụ * Du lịch Có nhiều điểm du lịch nổi tiêng : với 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tê như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiêt, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thê phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xêp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên,quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đên tham quan nghiên cứu. Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác. Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiêu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình. Quê Bác. - Làng Sen( quê nội Bác Hồ). Quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng. - Làng Hoàng Trù(Quê ngoại Bác Hồ) Cách làng Sen 2km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiêng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ. ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiêng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch trong và quốc tê. Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình,Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.. 2. QUẢNG BÌNH - Điểm thực địa: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. 2.1. Những thông tin chung vê Quảng Bình 2.1.1Vị trí địa lý Phần đất liền của Quảng Bình nằm trải dải từ 16055’ đên 18005’ B và từ 105037’ đên 107000’ Đ. Phía bắc giáp tỉnh Hà tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tỉnh có chung đường biên giới với Lào 201,87 km ở phía tây, phía đông giáp biển Đông.. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Diện tích: 8051,8 km2 - Số dân: 849294 người - Tỉnh lị: Thành phố Đồng Hới 2.2. Đặc điểm tự nhiên nổi bật 2.2.1. Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 2300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9,10,11. Mùa khô từ tháng 4 – 8 với nhiệt độ trung bình 240C – 250C. ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6,7,8. Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm của thành phố Đồng Hới – Quảng Bình T0 TB Cao nhất. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 22. 23. 25. 29. 32. 34. 34. 33. 31. 28. 26. 23. 17. 18. 20. 23. 25. 27. 27. 26. 25. 23. 21. 18. (0C) Thấp nhất (0C) 2.2.2. Thủy văn, biển a, Thủy văn Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 – 1,1km/km2 Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Giang,sông Ròn,sông Nhật Lệ,sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m3/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển. b, Hải văn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Chê độ hải văn là bán nhật triều. 2.3.Các tài nguyên 2.3.1. Tài nguyên tự nhiên * Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên là 8052km2,trong đó đất gò đồi chiêm khoảng 170.000 ha. Đây là đặc điểm thuận lợi trong phát triển trong các loại cây công nghiệp,lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp,trong đó có 447.873 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh,độ che phủ khoảng 62%. Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn thuận lơi cho việc nuôi trồng thủy sản ,trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp,khu kinh tê và các khu du lịch, nghĩ dưỡng. Tài nguyên đất được chia làm hai hệ chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ đất feralit ở vùng đồi,núi với 15 loại và các nhóm đất cát,đất phù sa và đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiêm hơn 80% diện tích đất tự nhiên,chủ yêu địa hình đồi núi phía tây,đất cát chiêm 5,9%,đất phù sa chiêm l2,8% diện tích. * Tài nguyên Động,thực vật: Quảng bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn – nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiêm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha – Kẻ Bàng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Về động vật có 493 loài, 48 loài bò sát, 297 loài chim,61 loài cá… có nhiều loài quý hiêm như vooc Hà Tĩnh, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam, mèo đen ,trĩ…. Sao La. Sao la Về đa dạng thực vật với diện tích rừng 486688 ha, trong đó có 17397 ha rừng thông nhựa. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống, loài có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc với trữ lượng gỗ là 31 triệu m3. * Tài nguyên sông biển: Bờ biển Quảng Bình có nhiều danh thắng đẹp. Cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 100 nghìn tấn và có khả năng cho phép khai thác 40 nghìn tấn/năm. Nguồn lợi hải sản biển đa dạng,phong phú về loài 1650 loài,có những loại quý hiêm như tôm hùm,tôm sú,hải sâm,mực ống,mực nang,san hô. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp cho phép Quảng Bình phát triển kinh tê tổng hợp về biển. Hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển,bãi.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> tắm và các điểm nghỉ ngơi giải trí kì thú như cửa Nhật Lệ,cảng Giang,vịnh Hòn La,bãi tắm đá nhảy… Ngoài ra Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 – 1,1 km/km2. Có 5 sông chính và có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Quảng Bình có một số suối nước khoáng đặc biệt là suối Bang có nhiệt độ sôi là 1050C thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nước giải khát chữa bệnh và có thể xây dựng nơi đây thành một quần thể du lịch,khu điều dưỡng và khu sinh thái. * Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản,có loại quý trữ lượng lớn như vàng,chì,titan,pyrit,kẽm…và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh,đá vôi,đá granit…có trữ lượng lớn đên hàng tỷ tấn. Các loại khoáng sản phi kim loại có điều kiện phát triển công nghiệp xi măng,sành sứ,thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. 2.3.2. Tài nguyên nhân văn * Dân cư và lao động của tỉnh Dân số Quảng Bình năm 2009 dân số tỉnh Quảng Bình là 846.924 người. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yêu là người Kinh; tiêp đên là người Vân Kiều và người Chứt. Các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Mật độ dân cư ở Quảng Bình là 105 người/km2,Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiêm khoảng 49,28% dân số, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo gần.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 33.000 người chiêm 8% số lao động: 10.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học.. 2.4. Các hoạt động kinh tế chủ yếu: a. Ngành công nghiệp Với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiêp cận điểm đầu tư phù hợp,tỉnh Quảng Bình đã xác định việc quy hoạch các khu,cụm công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Khu công nghiệp Diện tích quy hoạch(ha) Cảng biển Hòn La Quảng Bình 97,58 Khu Tây Bắc Đồng Hới 66,32 Kinh tê cửa khẩu Cha Lo 358 Ngoài ra trong tỉnh còn nhiều khu công nghiệp nhỏ đang được chú ý để mở rộng quy mô. b. Dịch vụ: - Giao thông vận tải: Tỉnh có quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20,16 chạy từ đông sang tây qua cửa khẩu quốc tê Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Lào. + Giao thông đường thủy: có cảng Hòn La,cảng Nhật Lệ,cảng Gianh + Giao thông đường bộ: có quốc lộ 1A,đường Hồ Chí Minh + Giao thông đường sắt: có tuyên đường sắt bắc nam +Giao thông đường hàng không: có sân bay Đồng Hới - Du lịch: b. Du lịch Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiêng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thê giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Quảng Bình có một dải dài bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, song do quy hoạch chưa rõ ràng và giao thông chưa tốt nên chưa phát huy được tiềm năng. Tháng 1 năm 2009, báo Los Angeles Times của Mỹ đã chọn Đồng Hới và vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng vào danh sách 29 điểm đên trong năm 2009. * Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên HinNamno ở tỉnh Khammouan (Lào) về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiêp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiêt lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thê giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiên tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiêm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thê giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.. Thạch nhũ bên trong động Phong Nha Kiên tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hêt sức phức tạp. Phong Nha - Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiên tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thê giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng cũng từng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> được đề cử UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thê giới với tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29/6/2011. Hệ thống động Phong Nha Cho đên nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình thường chỉ có thể vào được 1500 m. Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú ý sau: -. Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m,dài 736 m.. -. Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.. -. Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.. -. Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.. -. Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.. -. Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.. -. Hang Khe Thi.. Hệ thống động Vòm -. Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.. -. Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.. -. Hang Duột: dài 3,927 km và cao 45 m, có bãi cát mịn.. -. Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.. -. Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m. -. Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30 – 50 m.. -. Hang Pygmy: dài 845 m.. -. Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Động Tiên Sơn. Cửa vào động Tiên Sơn hay động Khô Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiêng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiêp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đên khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiên đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiêng cồng chiêng và tiêng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiên tạo địa chất khối núi này hoặc đã.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiên các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau. Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là di chỉ di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động. Hang động Thiên Đường. Hang Thiên Đường Hang Thiên Đường được phát hiện năm 2005, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005 và xác định hang này có tổng chiều dài là 31 km. Do vẻ đẹp của hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường. Hang Thiên Đường được đánh giá là hang động lớn và dài hơn hang động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 3637 °C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C. Hang Thiên Đương đã được Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư phương tiện và đường vào động, đường bên trong động với chiều dài 1,1 km và đã đón khách tham quan từ ngày 3 tháng 9 năm 2010..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Hang Sơn Đoòng Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiên hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thê giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiêt nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hêt động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011. Trên thực tê, một người dân địa phương tên là Hồ Khanh đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông không nhớ lối vào hang cho đên tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đên 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đên cửa hang. 2.5.Các vấn đề môi trường Môi trường Quảng Bình đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau: do các khu công nghiệp, các khu du lịch,phương tiện giao thông… * Môi trường nước Đã 3 năm qua, hơn 450 hộ dân sống tại hai xã Hoa Thủy và Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không thể dùng nước khe trong sinh hoạt như trước đây. Đây là nguồn nước chủ yêu phục vụ đời sống và sản xuất của.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> người dân. Mùa hè nước khe đặc quánh, hôi thối. Do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, làm cho năng suất lúa hàng năm của hai xã nói trên đã bị giảm so với trước đây. Trong đó 25 ha/310 ha ở đầu nguồn nước khe Troong, năng suất giảm từ 50 đên 65 tạ/ha xuống còn 20 đên 25tạ/ha năm; có hộ dân còn bị mất trắng… Theo chính quyền xã và bà con nông dân ở hai xã Hoa Thủy và Sơn Thủy cho biêt nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước Khe Troong là do ảnh hưởng của nước thải thức ăn thừa và phân từ khu chăn nuôi lợn của công ty Lệ Ninh. TS – theo tin từ sở tài nguyên – môi trường Quảng Bình có 6/7 bệnh viện huyện,thành trong tỉnh bị liệt vào diện gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Đó là bệnh viện Lệ Thủy,Quảng Ninh,Bố Trạch,Đồng Hới,Quảng Trạch,Tuyên Hóa. Đặc biệt bệnh viện Đồng Hới được xây dựng mới nhưng không có hệ thống xử lý chất thải. Ngoài ra sở này còn cho biêt nhiều cơ sở sản xuất điển hình như các nhà máy xi măng cũng gây ô nhiễm môi trường nặng. * Môi trường biển: Bờ biển Quảng Bình dài 116km với năm cửa sông tạo ra nhiều lợi thê trong phát triển kinh tê xã hội của tỉnh. Tuy nhiên ở nhiều nơi bờ biển tỉnh Quảng Bình đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Dọc theo bờ biển hàng vạn người dân sinh sống với nghề chính là khai thác và chê biên thủy hải sản,nhiều làng biển ở Quảng Bình phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác và nước thải từ các cơ sở chê biên thủy hải sản gây nên.. QUẢNG TRỊ I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1. Thông tin chung Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huê, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí: - Cực bắc là 170010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. - Cực nam là 160018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.ngập úng vào mùa mưa lũ. - Cực đông là 107023'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng. - Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa. Theo kêt quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Quảng Trị là 597.985 người. Trong đó: Nam: 295.292 người Nữ: 303.032 người - Diện tích tự nhiên là 4.745,5km2 2. Đặc điểm tự nhiên nổi bật 2.1. Khí hậu Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiêp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng,.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> bão, mưa lớn, khí hậu biên động mạnh, thời tiêt diễn biên thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyên bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ). Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 250C, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 400C và ở vùng núi thấp 34-350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-100C ở vùng đồng bằng và 3-50C ở vùng núi cao. Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đên tháng 1, lượng mưa khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9-11 (khoảng 600 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2- tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000-2700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày. Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Thành phố Đông Hà vào mùa hè bị khô cạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hóa) có khí hậu quanh năm ẩm. Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đên tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng. Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đên tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiêp đên Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiêp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiêp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiêm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10,. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-400 mm, có khi 1000mm. 2.2. Địa hình Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nước ta. Tuy nhiên nêu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bên Hải... Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mêu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yêu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bậc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dày đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa thấp. 2.3. Thủy văn và môi trường biển a. Thủy văn.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Quảng Trị có 4 hệ thống sông là Bên Hải, Thạch Hãn, Thác Mã và Xê Pôn, trong đó lớn nhất là hệ thống sông Thạch Hãn - Sông Bên Hải bắt nguồn từ vùng núi Động Châu với tên Rào Thanh ở phía thượng nguồn, chảy theo hướng tây tây nam – đông đông bắc, đổ ra biển tại Cửa Tùng. Diện tích lưu vực đạt 809 km2, dài 64,5 km, mật độ lưới sông trung bình 1,15 km/km2. Nhánh lớn phía bờ trái của sông Bên Hải là sông Bên Xe mà ở phía đầu nguồn có tên là Rào Quang, dài 41,5 km, lưu vực 357 km2. - Thạch Hãn là sông lớn nhất của Quảng Trị, chảy qua nhiều vùng tự nhiên khác nhau: phía đầu nguồn có tên là sông Đakrông, chảy theo hướng đông nam – tây bắc; đoạn trung lưu có tên sông Quảng Trị, chảy theo hướng tây đông hình cánh cung; đoạn trung-hạ lưu có tên sông Thạch Hãn, có hướng chảy thay đổi từ đông bắc sang tây bắc, rồi lại đông bắc và đổ ra biển tại Cửa Việt; diện tích lưu vực 2660 km2, dài156 km. Sông Thạch Hãn có 2 nhánh lớn là sông Rào Quán và sông Cam Lộ, đều thuộc phía bờ trái. - Sông Rào Quán bắt nguồn từ vùng núi Động Sá Mùi hướng chảy tây bắc – đông nam và đổ vào sông Đakrông ở phía tây nam thị trấn Đakrông (cách khoảng 2,5 km). Sông dài 39 km và có diện tích lưu vực 251 km2. Sông Cam Lộ(thường được gọi là sông Hiêu) là sông nhánh lớn nhất của sông Thạch Hãn, hướng chảy tương tự hệ thống sông Bên Hải, tây tây nam – đông đông bắc, qua thành phố Đông Hà, đổ vào sông Thạch Hãn tại Gia Độ. Sông dài 66 km và lưu vực khá rộng, 539 km2. - Sông Thác Mã là một nhánh của sông Ô Lâu, phía thượng lưu có tên là sông Mỹ Chánh (thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huê), dài 40 km, lưu vực 230 km2. Phía tây huyện Hướng Hoá có một số sông suối chảy về hướng tây, đổ vào sông Xê Bang Hiêng (Lào) với tổng diện tích lưu vực 738 km2. Lớn nhất là lưu vực sông Xê Pôn (310 km2 trên phần lãnh thổ Việt Nam); sông uốn.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> khúc phức tạp, hướng chảy chung là đông bắc – tây bắc, dọc theo biên giới Việt-Lào. Mô đun dòng chảy năm trung bình toàn tỉnh Quảng Trị là 55,6 l/s.km2, tương ứng với độ sâu dòng chảy 1750 mm. Tổng lượng dòng chảy năm trung bình của sông suối trong tỉnh là 8,14 km3, trong đó có 1,34 km3 đổ sang Lào (chiêm 16,4%). Dòng chảy sông suối phân bố không đều theo không gian và theo thời gian trong năm. Mùa lũ hàng năm từ tháng IX đên XII trên các sông Trường Sơn Đông và từ tháng VI đên tháng XI trên các sông Trường Sơn Tây. Phần lớn lãnh thổ Quảng Trị có mô đun dòng chảy mùa lũ trung bình 100-140 l/s.km2. Tháng X là tháng có nhiều trận lũ nhất, sau đó là tháng XI và IX. Tháng VIII là tháng khô hạn nhất trong năm phía sườn Đông Trường Sơn. Tiềm năng thuỷ điện của toàn bộ các sông của Quảng Trị được đánh giá là khoảng 3 tỷ Kw/h, trong đó hệ thống sông Đakrông-Thạch Hãn là 1,8 tỷ Kw/h. Trong tỉnh Quảng Trị còn có một số hồ chứa nước lớn như La Ngà (10,7 triệu m3), Bảo Đài (25,5 triệu m3), Trúc Kinh (39 triệu m3), Kinh Môn (17,6 triệu m3)… b. Môi trường biển Vùng biển Quảng Trị về mùa đông ngoài khơi có hướng sóng đông bắc, sóng cao 0,5 - 1,5 m; gần bờ sóng hướng đông, cao 0,5 - 1,5 m. Mùa hè, vùng ven bờ có sóng đông nam là chính (cao 0,3 - 0,5 m), còn ngoài khơi có sóng tây nam và tây (cao 0,5 - 0,75 m). Vùng biển Quảng Trị có chê độ bán nhật triều không đều ở phía bắc và bán nhật triều điển hình ở phía nam. Ở dải nước nông ven bờ (< 10 m) dòng triều khá mạnh và chiêm ưu thê. Mùa hè, dòng chảy dọc bờ từ nam ra bắc, tốc độ cực đại 59 cm/s; mùa đông, ngược lại, từ bắc vào nam, tốc độ cực đại 102 m/s..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Bờ biển Quảng Trị chủ yêu là bờ cát trắng, có một phần là bờ vách đá, có nhiều bãi tắm đẹp (Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ…), có cảng Cửa Việt (cho tàu vài ngàn tấn), có đảo Cồn Cỏ là cơ sở cho phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch biển-đảo. Vùng biển Quảng Trị có nhiều hải sản quý, theo một đánh giá trước đây, trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn và hàng năm có thể khai thác tới 15.000 tấn. Một số vùng cửa sông ven biển có điều kiện nuôi trồng hải sản, như tôm, cua… 3. Tài nguyên thiên nhiên nổi bật 3.1. Tài nguyên đất Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất tự nhiên là 474.575 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 68.929 ha, chiêm 14,52%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 149.813 ha, chiêm 31,56%; diện tích đất chuyên dùng là 18.256 ha, chiêm 3,84%; diện tích đất ở là 3.590 ha, chiêm 0,75%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 233.985 ha, chiêm 49,30%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 40.899 ha, chiêm 59,33%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 18.038 ha, chiêm 26,16%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.937 ha, chiêm 2,81%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 194.148 ha; đất có mặt nước chưa sử dụng là 2.458 ha; đất bằng chưa sử dụng là 22.807 ha. 3.2. Tài nguyên rừng Ðên năm 2002, toàn tỉnh có 152.661 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó rừng tự nhiên 101.518 ha, rừng trồng 51.143 ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên: Có rừng bảo tồn Rú Lịnh ở xã Vĩnh Hiền huyện Vĩnh Linh và rừng bảo tồn Tà Long ở xã Tà Long huyện ÐakRông. 3.3. Tài nguyên biển Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài gần 75km chạy theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam. Dọc bờ biển có hai cửa sông lớn là Cửa Tùng và Cửa Việt..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Theo những khảo sát gần đây thì thực vật phù du vùng biển ven bờ Quảng Trị thuộc vào loại giàu dinh dưỡng. Trung bình trong 1m3 nước biển có khoảng 5.104 tê bào sinh vật phù du, là nguồn thức ăn phong phú cho sự phát triển tôm cá tự nhiên và nuôi trồng ven bờ. Do giàu thức ăn nên khả năng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở ven bờ biển Quảng Trị tương đối lớn. Năng suất đánh bắt tôm, cá tự nhiên đạt khoảng 152 - 255 kg/ha và sản lượng đánh bắt hàng năm đạt tới hàng chục ngàn tấn. Ở đây có nhiều loài cá nổi như: trích, nục, ngừ, bạc má...; các loại cá chìm như: trát, mòi, phèn... các loại hải sản như: Tôm hùm, tôm biển, mực ống, mực nang nhiều. Hàng nghìn ha mặt nước ở những nơi có rạn đá ngầm có thẻ nuôi tôm hùm xuất khẩu. 3.4. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản Quảng Trị tương đối phong phú nhưng có trữ lượng không lớn tập trung chủ yêu vào 5 nhóm chính sau: - Nhóm nguyên liệu: Than bùn có ở Gio Linh, Mỹ Chánh trữ lượmg ước khoảng 46.000 tấn, có khả năng khai thác để sản xuất phân vi sinh, phân tổng hợp. - Nhóm kim loại: Quặng sắt ở khe mỏ 2 thuộc xã Cam Mỹ huyện Cam Lộ, trữ lượng ước khoảng 1,17 triệu tấn. Titan: Phân bố dọc bờ biển xã Vĩnh Thái, Vĩnh Kim trên chiều dài 16,5 km, có trữ lượng ước khoảng 400.000 tấn. - Kim loại màu, quý hiêm: Có vàng gốc và vàng sa khoáng, phân bố rải rác ở Sa Lung, động Vàng Vàng, A Pay, Vĩnh Ô (Vĩnh Linh)... nhưng trữ lượng không lớn. Angtimoan: Có ở Tân Lâm nằm trong dăm kêt với đá vôi, thạch anh. - Nhóm không kim loại: Nhóm này ở Quảng Trị phân bố rộng rãi, có trữ lượng tương đối lớn, bao gồm các nhóm phụ sau: Phụ nhóm nguyên liệu hóa.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> chất và phân bón. Pyrit có ở Tà Lao, A Pay...; phụ nhóm nguyên liệu xây dựng: + Ðá vôi tập trung ở Cam Tuyền, Tân Lâm (Cam Lộ), Tà Rùng (Hướng Hóa)... có trữ lượng lớn được khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng và đá xây dựng. + Sét gạch ngói rất phong phú phân bổ chủ yêu ở ruộng, tập trung ở Cam Hiêu (Cam Lộ), Triệu Thượng (Triệu Phong)... đang được sử dụng sản xuất gạch ngói đạt mức cao. + Ðá xây dựng: Ðá bazan, đá ong có rất nhiều, phục vụ đủ nhu cầu xây dựng. Ðá bazan ở Vĩnh Linh có thể sử dụng để xây dựng các công trình vĩnh cửu. + Ðá trang trí và lát mặt phân bố ở nam cầu Ðakrông với diện tích khoảng 20km2. + Phụ nhóm nguyên liệu sứ, gốm, thủy tinh: Cát thủy tinh có rất nhiều ở Bắc và Nam Cửa Việt. Nêu được tuyển đãi thì cát Cửa Việt có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn để sản xuất trong nước và xuất khẩu. II. DÂN CƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Dân cư và lao động 1.1. Dân số Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 601.672 người. Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiêm 28,31%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010; dân số cơ học tăng không đáng kể. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người. Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiêm 50,3%, nam chiêm 49,7%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiêm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiêm 37,9%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh. Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km2,thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 308 người/km2, thị xã Đông Hà: 1.157 người/km2, trong khi đó huyện Đakrông chỉ có 29 người/km2, Hướng Hoá 64 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tê... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân. 1.2. Nguồn nhân lực. Năm 2010 toàn tỉnh có 346.287 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiêm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn hạn chê. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiêm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiêm 4,4%; trung học chuyên nghiệp 5,9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiêm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiêm tỷ lệ 55%);lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiêm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội. 2. Các hoạt động kinh tế 2.1. Công nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Trong thời kỳ 2006-2008, tốc độ tăng trưởng kinh tê của tỉnh Quảng Trị đạt 11,2%/năm (năm 2006 tăng 11,53%, năm 2007 tăng 11,2%, năm 2008 tăng 11%). Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 22,93%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,03% và dịch vụ tăng 8,46%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân tăng 18,4%/năm, tốc độ tăng thu nội địa bình quân là 13,3%/năm. Riêng trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2,3% (kê hoạch là 2,5 - 3%); công nghiệp - xây dựng tăng 22,5% (kê hoạch là 23%) và dịch vụ tăng 7% (kê hoạch là 7%). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 3.300 tỷ đồng (kê hoạch là 3.200 - 3.500 tỷ đồng). Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 671 tỷ đồng (mục tiêu đên năm 2010 là 550 - 600 tỷ đồng), vượt 5,2% kê hoạch, trong đó thu nội địa là 445 tỷ đồng (vượt 1,7% kê hoạch), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 226 tỷ đồng (vượt 13% kê hoạch). GDP bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng . Từ 2005 đên nay, kinh tê Quảng Trị có bước tăng trưởng khá, song so với mức bình quân chung cả nước, GDP/người vẫn thấp (GDP/người năm 2008 chỉ bằng 60% mức bình quân cả nước), chuyển dịch cơ cấu chậm, kim ngạch xuất khẩu thấp (năm 2008 đạt 35 triệu USD), chủ yêu vẫn phát triển các công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động và chất lượng hạn chê, khả năng cạnh tranh kém . Bảng.Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) ở tỉnh Quảng Trị theo giá thực tê phân theo khu vực kinh tê (2005 – 2009) Đơn vị tính: % Khu vực kinh tê. 2005. Sơ bộ. 2006. 2007. 2008. Tổng số 100,0 100,0 - Nông, lâm nghiệp & thuỷ 35,9 34,7 sản. 100,0. 100,0. 2009 100,0. 33,6. 33,5. 29,6.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Công nghiệp và xây dựng 25,6 27,7 29,1 31,3 34,8 - Dịch vụ 38,5 37,6 37,3 35,2 35,6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2009 Về cơ cấu kinh tê, sự chuyển dịch của tỉnh đúng hướng, phù hợp với xu thê chung của cả nước, theo xu thê tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản. Ngành công nghiệp tăng nhanh tỉ trọng trong cơ cấu kinh tê và ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,1% năm 2000 lên 25,6% năm 2005 và 34,8% năm 2009; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 44,9% năm 2000 xuống 35,9% năm 2005, và còn 29,6% năm 2009; khu vực dịch vụ giảm từ 40,0% năm 2000 xuống còn 38,5% năm 2005 và 35,6% năm 2009. Về cơ cấu thành phần kinh tê, có sự chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa các thành phần. Tỷ trọng cơ cấu GDP của khu vực kinh tê nhà nước giảm (năm 2009 đạt 22,60%, giảm 4,53% so với năm 2005), trong khi đó khu vực kinh tê ngoài quốc doanh chiêm tỉ trọng ngày càng lớn (năm 2009 đạt 75,84% tăng 3,74% so với năm 2005); khu vực kinh tê có vốn đầu tư nước ngoài có chiều hướng ngày càng tăng, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé (năm 2008 đạt 1,93% và 2009 đạt 1,56%). Đây là một hạn chê của địa phương, do chưa tạo ra các tiền đề hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài (FDI). Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê - xã hội đên 2020 của các vùng kinh tê trọng điểm ở tỉnh Quảng Trị, sẽ hình thành 4 khu kinh tê động lực - Cụm công nghiệp Đường 9 - Đông Hà, KCN Nam Đông Hà, Khu kinh tê thương mại Lao Bảo và Cụm công nghiệp Bắc Cửa Việt..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Khu kinh tê động lực Đông Hà nhằm phát triển kinh tê tổng hợp gắn KCN Đông Hà và KCN Quán Ngang, xây dựng Đông Hà thành trung tâm thương mại- dịch vụ và công nghiệp của tỉnh với các ngành nghề chủ yêu là chê biên lương thực, thức ăn gia súc, dầu thực vật, thực phẩm tiêu dùng nội địa, sản xuất xăm lốp ô tô và các sản phẩm cao su, chê biên cà phê cao cấp, sản xuất bia, nước giải khát, bánh kẹo... - Cụm công nghiệpĐường 9 - Đông Hà với các ngành nghề chủ yêu là sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ngói); chuyển giao công nghệ tin học; cơ khí, xây dựng vật liệu điện; chê biên nông, lâm sản; chê biên lương thực, thực phẩm; sản xuất bia, đồ uống, lắp rắp điện tử, điện lạnh, may mặc, gia công mỹ nghệ. - Khu kinh tê động lực Lao Bảosẽ trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ du lịch tổng hợp (phấn đấu sớm trở thành thành phố phía tây của tỉnh), kêt hợp phát triển công nghiệp gia công, lắp ráp, chê biên nông - lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng, du lịch sinh thái rừng. - Tại khu vực phát triển kinh tê - thương mại Lao Bảo sẽ hình thành một KCN tập trung với các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chê biên nông lâm sản, gia công cơ khí và sửa chữa động cơ, máy móc, các phương tiện vận tải; lắp rắp, sản xuất, gia công và sửa chữa điện tử, điện lạnh; sản xuất đồ nhựa, dược phẩm... - Tại thị trấn Khe Sanh, sẽ phát triển công nghiệp chê biên nông lâm sản, cơ khí sửa chữa máy móc nông lâm nghiệp, sản xuất nông cụ, các sản phẩm cơ khí dân dụng, sửa chữa đồ dùng điện tử phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. - Khu kinh tê động lực Cửa Việt - Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏsẽ tập trung phát triển dịch vụ - du lịch sinh thái biển; công nghiệp vận tải; chê biên thuỷ - hải sản; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; khai thác và chê biên khoáng sản....

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 2 cụm kinh tê phối hợp: - Cụm kinh tê Đakrông - Cam Lộ gắn với đường Hồ Chí Minh, Cam Lộ Tuý Lan tập trung phát triển dịch vụ tổng hợp, du lịch, chú trọng du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, bảo tồn văn hoá dân tộc thiểu số. - Cụm kinh tê thị xã Quảng Trị - Diên Sanh - Mỹ Chánh tập trung phát triển dịch vụ, du lịch kêt hợp phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống. Nói chung, tăng trưởng kinh tê ở Quảng Trị trong những năm qua và xu thê phát triển đên 2020 đã và sẽ tác động tích cực đên kinh tê - xã hội và đời sống của nhân dân địa phương, song sự phát triển ưu tiên ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đã và sẽ làm tăng tải lượng các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường (từ nước thải, khí thải và chất thải rắn) và do vậy, đã và sẽ gây áp lực lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Công tác quy hoạch phát triển các KCN và cụm công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, nên trong những năm qua, còn nhiều hạn chê trong quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chê biên như chê biên tinh bột sắn, cà phê, cao su... ; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói..., gây lo lắng về ô nhiễm môi trường. Mặt khác, việc lồng ghép BVMT vào quy hoạch phát triển kinh tê - xã hội cũng còn nhiều hạn chê, chẳng hạn, do thiêu quy hoạch và kiểm soát nuôi trồng thuỷ sản vùng ven bờ, nên đã gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển; hệ thống thu gom chất thải rắn, nước thải đô thị và sản xuất (ở Thành phố Đông Hà và Thị xã Quảng Trị) chưa hoàn thiện kịp với sự phát triển đô thị và công nghiệp..., nên cũng gây lo lắng về môi trường. 2.1. Dịch vụ a. Giao thông vận tải.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Hệ thống giao thông vận tải ở Quảng Trị bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường biển: - Đường bộ: Đên năm 2008, tổng chiều dài các tuyên đường (cả quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng) trên địa bàn toàn tỉnh là 5.140,2 km. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ được chú trọng đầu tư xây dựng cả về qui mô và chất lượng, song mạng lưới phân bố chưa đồng đều giữa các vùng: vùng ven biển có mật độ 3,2 km/km2, đồng bằng 1,7 km/km2 và trung du, miền núi 0,4 km/km2. Mật độ đường bình quân toàn tỉnh đạt 0,66 km/km2 và 5 km/1000 người (cả nước là 0,68 km/km2 và 2,69 km/1000 người; vùng Bắc Trung Bộ là 0,96 km/km2 và 3,4 km/1000 người). Quy mô đường nhỏ, các tuyên đường tỉnh chủ yêu đạt tiêu chuẩn cấp V, VI; các tuyên đường huyện chủ yêu đạt cấp VI trở xuống, đường xã còn nhiều tuyên chưa được xêp loại. Hệ thống cầu cống còn thiêu, còn nhiều cầu tải trọng thấp, khổ hẹp... - Đường sắt:Trên địa bàn tỉnh có tuyên đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài 76 km với 6 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3 (Sa Lung, Tiên An, Hà Thanh, Quảng Trị, Diên Sanh, Mỹ Chánh), 1 ga đạt tiêu chuẩn cấp 4 (ga Đông Hà) và 1 trạm Vĩnh Thủy phục vụ hành khách. Nói chung, hiệu quả hoạt động của các nhà ga còn hạn chê, khối lượng xêp dỡ, vận chuyển hàng hóa và hành khách không đáng kể do các tuyên đường bộ đên các ga không thuận lợi. - Đường thủy:Tuyên đường sông chạy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tổng chiều dài trên 400 km, trong đó khoảng 300 km đang khai thác. Trong đó, 129 km giao thông đường sông đã được đưa vào quản lý (Trung ương quản lý 73 km, tỉnh quản lý 56 km). Hoạt động vận tải trên 4 sông lớn là sông Thạch Hãn, sông Hiêu, sông Bên Hải và sông Mỹ Chánh. Trên địa bàn tỉnh.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> có cảng Cửa Việt với 2 cầu cảng dài 128 m, dùng cho tàu thuyền hoạt động vận tải, cảng Đông Hà (được xây dựng trước năm 1975, hiện tại đã bị hư hỏng và không sử dụng được) và 1 cảng sông trên tuyên sông Hiêu (thuộc Thành phố Đông Hà) với khả năng thông qua bên 50.000 tấn/năm và loại tàu trọng tải 200 – 250 tấn. Ngoài ra còn có 1 bên thuyền chợ Đông Hà, 1 bên thuyền chợ tại thị xã Quảng Trị. - Đường hàng không: Quảng Trị có 2 sân bay là sân bay Ái Tử (huyện Triệu Phong) và sân bay Tà Cơn (huyện Hướng Hóa). Song, hiện nay cả 2 sân bay đều không đủ điều kiện hoạt động và khai thác. - Cửa khẩu: Quảng Trị có cửa khẩu quốc tê Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay và 4 cửa khẩu phụ Tà Rùng, Cheng, Thanh, Cóc tiêp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trong những năm qua, cửa khẩu quốc tê Lao Bảo được đầu tư xây dựng khang trang, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại, công tác cải cách thủ thục hành chính được đẩy mạnh đã tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa và phương tiện qua lại trên tuyên hành lang kinh tê Đông - Tây. b. Du lịch Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiên tranh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiên cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh nổi tiêng thê giới như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương, Cồn Tiên, Dốc Miêu, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, Làng Vây, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn... Quảng Trị còn là bảo tàng sinh động nhất về di tích chiên tranh cách mạng, đó là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm về chiên trường xưa độc đáo. Quảng Trị có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> với những bãi tắm nổi tiêng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ... để phát triển du lịch sinh thái biển. Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tê Đông - Tây, điểm kêt nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, Con đường di sản miền Trung và Con đường huyền thoại. Ngoài ra, Quảng Trị còn có những cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng ở Đakrông, khu vực hồ Rào Quán - Khe Sanh... cho phép phát triển du lịch lâm sinh thái; có tiềm năng phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ hội truyền thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ kiệu La Vang... Tiềm năng du lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tê quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới. * cửa khẩu Lao Bảo Lao Bảo là thị trấn nhỏ thuộc huyện biên giới Hướng Hóa, phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Từ thị xã Đông Hà theo đường Quốc Lộ 9A đi về hướngNam Lào khoảng hơn 80 km sẽ đên Lao Bảo. Đây là một thị trấn tương đối sầm uất nhờ mậu dịch biên giới. Đây là một điểm quan trọng trênHành lang kinh tê Đông - Tây. Lao Bảo có dân số trên 30.000 người. Lao Bảo tọa lạc vị trí sát biên giới Việt Nam - Lào gần 2 km. Bên kia biên giới là tỉnh Savannakhet..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Cửa khẩu quốc tê Lao Bảo - Khu Kinh tê - Thương mại Đặc biệt Lao Bảo Nhằm phát huy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào, khai thác tiềm năng lợi thê Hành lang kinh tê Đông – Tây (EWEC) trong xu thê hội nhập, ngày 12/11/1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quy chê Khu vực khuyên khích phát triển kinh tê thương mại Lao Bảo (Khu TM Lao Bảo). Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo ở vào vị trí điểm đầu cầu của Việt Nam trên EWEC, là con đường ngắn và thuận lợi nhất để mở rộng giao thương hàng hoá, du lịch, dịch vụ với Lào, Thái Lan, Myanma và các nước trong tiểu.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> vùng sông Mêkông mở rộng (GMS). Đây là một mô hình kinh tê tổng hợp, vừa có đặc điểm tính chất như Khu Công nghiệp, Khu chê xuất, Khu kinh tê cửa khẩu, lại vừa như một “Khu phi thuê quan đặc biệt”, được Chính phủ cho phép hoạt động theo một Quy chê riêng lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tê mà Việt Nam ký kêt hoặc tham gia. Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có tổng diện tích 15.804 ha, bao gồm 2 thị trấn: Lao Bảo và Khe Sanh và 5 xã: Tân Thành, Tân Long, Tân Liên, Tân Lập và Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, trãi dọc 25km theo Quốc lộ 9, dân số hiện tại là 45.000 người. Sau quá trình đầu tư xây dựng và phát triển, hiện nay hệ thống kêt cấu hạ tầng tại các khu trung tâm đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh của nhà đầu tư và đời sống dân sinh trong khu vực. Thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã có mặt hầu khắp ở thị trường nội địa Việt Nam và xuất khẩu đên một số nước trên thê giới. BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là cơ quan QLNN do Thủ tướng Chính phủ thành lập nhằm quản lý tập trung, thống nhất các hoạt động tại khu vực, giải quyêt các thủ tục cho các đối tượng theo cơ chê “Một cửa, tại chỗ” một cách nhanh chóng, thuận tiện. Hiện nay, trong Khu kinh tê thương mại đặc biệt Lao Bảo đã quy hoạch và xây dựng một số khu vực sản xuất kinh doanh tập trung như sau: + Khu công thương mại dịch vụ Lao Bảo gồm: Cụm công nghiệp, cụm thương mại dịch vụ và cụm cửa khẩu, diện tích 100 ha, quy hoạch dành cho phát triển thương mại dịch vụ; đã đầu tư kêt cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Hiện.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở đây đang rất sôi động. Ngoài ra, Khu này được quy hoạch dành cho các cơ quan quản lý cửa khẩu, kho ngoại quan, dịch vụ logistic, siêu thị miễn thuê. + Cụm công nghiệp tập trung phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo: Diện tích là 47 ha; quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp chê biên, đã đầu tư kêt cấu hạ tầng Ngoài ra còn có các khu: Khu Công nghiệp Tân Thành: Diện tích 50 ha Khu Công viên Văn hoá trung tâm thị trấn Lao Bảo:. Diện tích 25 ha. Khu Du lịch - Dịch vụ Làng Vây: Diện tích 45 ha Khu Du lịch sinh thái ỒỒ: Diện tích 20 ha Đên cuối năm 2009, đã có 50 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.670 tỷ đồng, trong đó có 31 dự án đi vào hoạt động với 2.690 tỷ đồng.. B: THỪA THIÊN HUẾ - Điểm được thực địa: lăng Khải Định, lăng Tự Đức,thành Đại Nội. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA TỈNH 1. Thông tin chung của tỉnh thừa thiên huế Tỉnh Thừa Thiên Huê nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huê có tọa độ địa lý như sau: Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền. Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. - Diện tích: 5.065,3 km². - Dân số: 1.088.822 người (1/4/2009). Trong đó : + Nam: 537.293 người + Nữ : 550.127 người - Tỉnh lỵ: Thành phố Huê. Bản đồ hành chính Thừa Thiên Huê Thừa Thiên - Huê giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa ThiênHuê cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071km. 2. Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên: 1.Khí hậu.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Khí hậu Thừa Thiên-Huê gần giống như Quảng Trị, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. 2.Thủy văn, biển - Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi....Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. - Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn. 3.3. Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi bật *Dân Cư - Dân số tỉnh Thừa Thiên Huê có 1.088.822 người,(năm 2009) trong đó - Mật độ dân số là 215,07 người /km2. - Về phân bố, có 393.018 người sinh sống ở thành thị và 695.804 người sinh sống ở vùng nông thôn. - Lao động: Tổng số lao động đang làm việc theo phân ngành kinh tê: 542.576 người (trong đó lao động nữ 258.862 người).Mức giảm sinh 0,3% (KH 0,3%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,16% (KH 1,2%), tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 18,1% (giảm 1,3 so với năm 2009) .Tuy nhiên khó khăn, hạn chê về quy mô dân số lớn và còn tiêp tục gia tăng, cơ cấu dân số trẻ, chất lượng dân số chưa cao, một số nơi có biểu hiện mất cân bằng giới tính khi sinh, mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm, chưa thật sự đồng đều giữa các vùng miền cũng đặt ra thách thức.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> trong công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huê trong những năm tới. 3.4. Các hoạt động kinh tế: Tăng trưởng kinh tê đạt 12,5%, trong đó các ngành dịch vụ - du lịch tăng 12%, Công nghiệp – xây dựng tăng 16,6%, Nông nghiệp tăng 1,5%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt 1.150,5 USD. Thu ngân sách nhà nước đạt 3.010 tỷ đồng, tăng 19,4% so năm 2009, vượt 8,2% so chỉ tiêu Chính phủ giao và vượt 9,5% so chỉ tiêu HĐND giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 27% ... a,Công nghiệp Hiện nay trên toàn tỉnh có 4 Khu công nghiệp (KCN) lớn, trong đó KCN Phú Bài là nơi thu hút đầu tư lớn nhất. Đên nay đã có 41 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 3.501,1 tỷ đồng, trong đó có 23 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn 1.580 tỷ đồng. Cụm công nghiệp Hương Sơ có 32 dự án, trong đó có 12 dự án đã đi vào hoạt động, 8 dự án đang xây dựng. KCN Tứ Hạ, Phong Điền đã có nhiều dự án đầu tư. Hiện tỉnh Thừa Thiên Huê đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy các dự án tại các KCN. Bên cạnh đó, 5 cụm công nghiệp Bình Điền, Điền Lộc, Quảng Phú, Bắc An Gia, Aco đã được tổ chức quy hoạch chi tiêt. Với những định hướng hợp lý nên giá trị sản xuất năm 2009 đạt 5.604 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2008. b,Ngành dịch vụ - Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh có 889 km đường giao thông, trong đó: Ðường do Trung ương quản lý là 92 km(10,4%); đường do tỉnh quản lý là 53 km( 6%); đường do huyện quản lý là 269 km( 29,6%); đường do xã quản lý là.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 475 km( 54%). Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đá dăm chiêm 32%, đường nhựa chiêm 26%, còn lại là đường đất. Hiện có 43/45 xã vùng dân tộc và miền núi đã có đường ô tô đên trung tâm xã, còn lại 2 xã thuộc huyện A Lưới. -Du lịch: năm 2010 là hoạt động du lịch lấy lại đà tăng trưởng. Tổng lượt khách du lịch ước đạt hơn 1.486,5 nghìn, tăng 11,8% so năm 2009. Trong đó, khách quốc tê 612,5 nghìn lượt, tăng 7,9%, khách nội địa 874 nghìn lượt, tăng 14,8%. Doanh thu du lịch ước đạt 917,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%. Sở dĩ ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huê phát triển như vậy là do tỉnh có nhiều tài nguyên về du lịch có nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển như: Lăng Khải Định: Nằm cách Tp. Huê 10km về phía Nam, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng công phu, lộng lẫy hơn; kêt hợp tinh xảo hai nền kiên trúc, văn hoá Đông - Tây. Lăng khởi công ngày 04/9/1920 và kéo dài 11 năm mới hoàn thành. Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huê..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Kiên trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiên trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiên trúc. Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiên trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: - Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiên trúc Ấn Độ; - Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo; - Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; - Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biên thể... Điều này là kêt quả của hai yêu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định. Tham gia xây dựng lăng là những thợ nghề và nghệ nhân với bàn tay điêu luyện, tài hoa tinh xảo nổi tiêng khắp cả nước.Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuê điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt. Chùa Thiên Mụ:.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê,tả ngạn sông Hương,cách trung tâm thành phố Huê khoảng 5km về phía tây.Chùa thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601),đời chúa Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở đàng trong.Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất ở Huê..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Hoàng thành Huế. Hoàng thành Huế: 1. Ngọ Môn 2. Hồ Thái Dịch 3. Cầu Trung Đạo 4. Sân Đại Triều 5. Điện Thái Hoà 6. Đại Cung môn 7. Tả vu, Hữu vu 8. Điện Cần Chánh 8a. Điện Võ Hiển 8b. Điện Văn Minh 9a. Điện Trinh Minh 9b. Điện Quang Minh 10. Điện Càn Thành 11. Điện Khôn Thái 11a. Viện Thuận Huy 11b. Viện Dưỡng Tâm 12. Lầu Kiên Trung 13. Thái Bình Lâu 14. Vườn Ngự Uyển 15. Vườn Cơ Hạ 16.Phủ Nội Vụ 17. Triệu Miêu 18. Thái Miêu 19. Cung Trường Sanh 20. Cung Diên Thọ 21. Điện Phụng Tiên 22. Hưng Miêu 23. Thê Miêu 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm Các 26. Cửa Hiển Nhơn 27. Cửa Hoà Bình 28. Cửa Chương Đức 29. Ngự Tiền Văn phòng 30. Lục Viện 31. Điện Minh Thận Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huê, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miêu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Kiến trúc Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đên năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m,[1] xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy. Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữ được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miêu thờ cũng có sự sắp xêp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).[2] Ngoài ra thành phố Huê nằm bên bờ sông Hương với môi trường trong sạch hệ thống cây xanh trong thành phố cùng những con cầu ban đêm nhiều màu sắc.Thành phố Huê là trung tâm thương mại kinh tê-văn hóa của tỉnh. 3.5. Môi trường: Thành phố Huê nằm tọa lạc bên bờ Sông Hương nên sông Hương có ảnh hưởng lớn đên môi trường thành phố có tác dụng điều hòa cho khí hậu của thành phố.Hệ thống cây xanh trong thành phố được quy hoạch hai bên đường cũng làm cho môi trường thành phố xanh sạch đẹp hơn.Tuy nhiên do hoạt động du lich phát triển lượng khách du lịch hàng năm tăng lên làm lượng rác thải tăng,nồng độ bụi do công nghiệp,do hoạt động giao thông và rác thải trong sinh hoạt làm môi trường thành phố bị ô nhiễm. 3.6.Các dự án ưu tiên -Quy hoạch môi trường phục vụ phát triển bền vững và các giải pháp phục vụ kê hoạch xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huê trở thành thành phố trực thuộc trung ương. -Dự án thu gom và xử lí chất thải sinh hoạt huyện Nam Đông. -Dự án thu gom và xử lí chất thải sinh hoạt huyện Quảng Điền ..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> -Dự án xây dựng hệ thống thu gom xử lí nước thải và chất rắn khu công nghiệp Tứ Hạ. -Dự án xây dựng hệ thống thu gom xử lí nước thải và chất rắn khu công nghiệp Phong Thu. -Dự án xây dựng lò đốt chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp và chất thải y tê -Dự án kê hoạch phân vùng sử dụng đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huê. -Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu các thành phần môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huê.. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - Điểm thực địa: Khu du lịch Bà Na I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌA NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Thông tin chung Đà Nẵng là trung tâm kinh tê và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ) Thành phố Đà Nẵng - Diện tích: 1.255,53 km² - Số dân: 887.070 người - Tỉnh lị: Thành phố Đà Nẵng.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Bản đồ hành chính Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đên 16°40' Bắc và từ 107°17' đên 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huê, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huê 108 km về hướng Tây Bắc. Bốn điểm cực của thành phố Đà Nẵng là: -. Cực Bắc và cực Tây là xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.. -. Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.. -. Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. - Điểm thực địa: Khu du lịch Bà Nà 4.2.Các đặc điểm tự nhiên nổi bật 4.2.1. Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ. cao và ít biên động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiêp đan xen giữa khí.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đên tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đên tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 1823 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,6777,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. 4.2.2.Thủy văn, biển -Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.Các sông chính:sông Hàn, Cu Đê, Cổ Cò, Yên , Vĩnh Điện , Cầu Đỏ, Túy Loan, Phú Lộc , Chu Bái. - Đường bờ biển dài, chê độ hải văn là bán nhật triều. 4.3. Các nguồn tài nguyên nổi bật Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp chiêm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng….

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yêu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tê còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tê cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. 4.4. Các hoạt động kinh tế Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt 9.236 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiêp trong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xêp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đên tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp. Cơ cấu kinh tê tiêp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biên tích cực, đên năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%. a. Ngành Công Nghiệp: * Những vấn đề chung: Với vị thê là trung tâm kinh tê của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chê biên thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 1.576 ha, thu hút trên 349 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn trong nước đạt hơn 9.600 tỷ đồng. Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyêt việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đên với thành phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tê theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành phố đã từ chối 2.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đên 2,5 tỷ USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đên ngành CNTT (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology Center (DanaBC)) và phát triển ngành du lịch. Hiện tại trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp: An Đồn, Hòa Khánh , Liên Chiểu, Hòa Cầm, Thọ Quang, Thanh Vinh, Phước Lý ,Khu công nghiệp Công nghệ cao, Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản ,Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin. b. Dịch vụ - Tài chính - Ngân hàng Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung Tây Nguyên, với 59 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh (Việt - Thái, VID Public, Indovina, Việt - Nga và HSBC), 39 ngân hàng thương mại cổ phần(Ngoại thương, Á Châu, Kỹ thương, VPBANK, Ngân hàng TMCP Đà Nẵng, Hàng hải, EXIMBANK, Việt Á, Đông Á, Sài Gòn Thương tín, Sài Gòn Công thương, Phương Nam, Phương Đông, Quân Đội, Quốc tê, GP.Bank, PG Bank, An Bình, SHB, Nam Việt, Gia Định, Đại Tín, Western Bank, HDBank, OceanBank...), 9 ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước thành phố Đà Nẵng, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, MHB...),.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu Tư Phát Triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yêu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trun. - Bưu chính - Viễn thông Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thê giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10...các tuyên cáp quang biển quốc tê, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyên cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiên có nền kỹ thuật viễn thông phát triển. - Công nghệ Thông tin Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiêt bị công nghệ hiện đại. Nói đên công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đên đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng. * Giao thông vận tải:.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyêt mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tê Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. - Đường sắt: Tuyên đường sắt huyêt mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Lệ Trạch. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yêu nhất trên tuyên đường sắt Bắc Nam, tất cả các chuyên tàu đều đỗ tại ga để đón và trả khách. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội. - Đường bộ: Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 525,889 km đường bộ (không kể đường hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó: Quốc lộ: 69,126 km Tỉnh lộ: 99,916 km Đường nội thị: 356,847 km + Cầu Thuận Phước Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8 m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km², ngoại thành là 0,33 km/km². Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng kêt nối với các địa phương trong nước thông qua 2 đường quốc lộ: Quốc lộ 1A: Tuyên đường bộ huyêt mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thành phố ở km 929..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ cảng Tiên Sa, tuyên quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam. Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huê, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hêt. Thời gian lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu. Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiên rất dài trong giao thông nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đên nay, nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiêt giao thông và làm đẹp đô thị. Các con đường đặc trưng nhất ở Đà Nẵng hiện nay:  Đường Bạch Đằng: chạy dọc theo bờ Tây của sông Hàn - là con đường đẹp nhất tại Đà Nẵng hiện nay. Trên đường này có nhiều khu kiên trúc Pháp còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như: Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa, Ủy ban Nhân dân thành phố, Hội đồng Nhân dân thành phố, Thư viện thành phố.  Đường Điện Biên Phủ: cửa ngõ vào trung tâm thành phố, nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A.  Đường Nguyễn Tất Thành (còn gọi là đường Liên Chiểu - Thuận Phước): chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc từ đường Bạch Đằng ra đên chân đèo Hải Vân.  Đường Hoàng Sa - Trường Sa (trước ngày 14/7/2010 là đường Sơn Trà - Điện Ngọc): chạy dọc bờ biển theo hướng Nam nối Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An.  Đường Phạm Văn Đồng: chạy từ chân cầu sông Hàn ra đên đường Hoàng Sa - Trường Sa..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn. Những cây cầu đã và đang xây dựng: 1. Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m) bắc qua eo biển, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã được khánh thành năm 2009, nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đên bán đảo Sơn Trà, được xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu có 4 làn xe, khoảng cách giữa hai trụ lên đên 405 m, hai trụ chính cao 92 m, độ tĩnh không thông thuyền 27 m. Cây cầu thể hiện hình dáng của một cánh chim đang vươn cao đôi cánh, tượng trưng cho sự trỗi dậy vươn mình ra biển lớn của một thành phố năng động và giàu tiềm năng. 2. Cầu sông Hàn 4. Cầu Trần Thị Lý 5. Cầu mới Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý 6. Cầu Tuyên Sơn 7. Cầu Cẩm Lệ 8. Cầu Rồng . 9. Cầu Hòa Xuân - Đường hàng không: Trước năm 1975, sân bay quốc tê Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thê giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tê lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> quốc tê xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiêp với Singapore, Bangkok, Taipei, Guangzhou, HongKong, Seoul, Tokyo...là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tê. Sân bay quốc tê Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp và xây mới nhà ga với tổng vốn 84 triệu USD, đên năm 2012 khi hoàn thành sẽ đạt công suất đón trên 4 triệu lượt khách/năm, mở thêm một số đường bay quốc tê mới. Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đên các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ còn một số ít các đường bay quốc tê. Tuy nhiên, sân bay quốc tê Đà Nẵng hiện vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên. - Đường biển: Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đên Đà Nẵng và ngược lại. Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 - 20 m, có khả năng tiêp nhận các tàu lớn có trọng tải đên 28.000 tấn và có chiều dài trên 220 m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thê kỷ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> trọng trên tuyên hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Hiện đã có 6 hãng vận tải container nước ngoài mở tuyên đên Cảng Đà Nẵng, đặc biệt hãng vận tải K-Line (Nhật Bản) là một trong 5 hãng tàu lớn nhất thê giới đã chính thức mở tuyên vận tải container đên Cảng Tiên Sa. Đà Nẵng đang phát huy thê mạnh vị thê cảng biển của mình. Năm 2007 đã có hơn 3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển qua cảng. Nhiều tàu du lịch với hàng ngàn du khách bốn phương đã cập cảng Đà Nẵng. * Du lịch: Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.Năm 2010 là năm thành công của du lịch Đà Nẵng với tổng số lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng ước đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 122% kê hoạch năm. Đáng chú ý là lượng khách quốc tê đên Đà Nẵng đã bắt đầu tăng mạnh trở lại với 370 ngàn người, tăng 18% so với năm 2009 và khách nội địa chiêm đên 1,4 triệu lượt người, tăng 38%.Tổng doanh thu chuyên ngành Du lịch năm 2010 của Đà Nẵng ước đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3.097 tỷ đồng. - Du lịch Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills. Được khám phá và xây dựng từ thời Pháp thuộc, khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thê giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á - Fantasy Park..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Cap treo BaNa Bà Nà nằm về phía Tây thành phố còn hướng về phía Đông Bắc, du khách tiêp tục khám phá bán đảo Sơn Trà - khu rừng giữa thành phố với hệ động thực vật phong phú, với những bãi tắm hoang sơ mấp mô ghềnh đá. Rồi ngược về Đông Nam lại là danh thắng Ngũ Hành Sơn, không chỉ chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày giá trị văn hóa và tôn giáo Bà Nà được mệnh danh là Sapa thứ hai của Việt Nam, nơi được biêt đên như “Hòn ngọc khí hậu” của miền Trung, là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiêng cao cấp nhất Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc. Thật không ngoa khi nói rằng Bà Nà là lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng khi nơi đây là nơi duy nhất có thể mang đên cho du khách nguồn không khí trong lành, tươi mát và những cảm nhận độc đáo của sự giao thoa bốn mùa trong một ngày. Từ trên đỉnh Bà Nà – du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn núi rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn. BàNà ngày nay hiện đại hơn với cáp treo đạt hai kỷ lục Thê giới, cáp treo một dây dài nhất Thê giới và cáp treo có độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất. Fantasy Park là khu vui chơi trong nhà đạt tiêu chuẩn Quốc tê đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi từ các trò chơi vui nhộn dành cho trẻ em đên các trò chơi mạo hiểm dành cho thanh niên và người lớn tuổi hơn. Bên cạnh việc phát triển theo xu hướng hiện đại, Bà Nà vẫn giữ được những nét cổ xưa với những cái tên đã đi vào lịch sử như: Khách sạn Nhà hàng Morin, hầm rượu Debay... Với hệ thống hạ tầng, trang thiêt bị tiện nghi, với sự tinh tê và chu đáo đên từng chi tiêt chúng tôi sẽ dành tặng cho quý vị những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, nguồn cảm hứng vô tận và cảm nhận độc đáo, khác biệt..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> -. Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước): nằm cách trung tâm thành. phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yêu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yên sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiêng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.. Một số sản phẩm của làng nghề đá Non Nước -. Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng. quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hêt. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hêt cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.. Bãi biển Mỹ Khê -. Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiêng là thiên đường biển với những bãi. biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. + Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyên rũ nhất hành tinh. + Bãi biển Nam Ô. + Bãi biển Xuân Thiều. + Bãi biển Thanh Bình. + Bãi biển Bắc Mỹ An. + Bãi biển Non Nước. + Bãi biển T20. + Bãi biển Pham Văn Đồng. + Bãi Bụt Sơn Trà. 4.5. Môi trường: Môi trường ở đây cũng giống như những thành phố khác đang bị ô nhiễm do nhiều nguồn gốc gây nên do các hoạt động du lịch,phương tiện giao thông đặc biệt là các khu công nghiệp sản xuất.. . Quảng Nam: - Điểm thực địa: Thánh điện Mỹ Sơn,phố cổ Hội An 5.1. Những thông tin chung vê Quảng Nam: - Diện tích: 10.406 km² - Số dân: 1.419.503 người - Tỉnh lị: Thành phố Tam Kì.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 5.2.1. Điều kiện tự nhiên: a. Khí hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,40C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 200C. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84% [6]. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiêm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. b. Thủy văn: Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá phát triển. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2. Sông Tam Kỳ với diện tích lưu vực 800 km2 là sông lớn thứ hai. Ngoài ra còn có các sông có diện tích nhỏ hơn như sông Cu Đê 400km2, Tuý Loan 300 km2, LiLi 280 km2 ..., Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. lưu lượng dòng chảy sông Vu Gia 400m3/s, Thu Bồn 200m3/s có giá trị thủy điện, giao thông và thủy nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung... đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước. c. Môi trường biển: 5.2.2. Tài nguyên thiên nhiên:.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiêm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kê tiêp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiêm diện tích lớn. - Tài nguyên rừng Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.upload.123doc.net ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yêu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang. - Tài nguyên khoáng sản 5.3. Dân cư và các hoạt động kinh tế: 5.3.1. Dân cư: Dân số: gần 1.419.503 người Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor 4.3.2. Các hoạt động kinh tế: a. Công nghiệp:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Bên cạnh khu kinh tê mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có các khu công nghiệp sau:Điện Nam - Điện Ngọc, Thuận Yên, Trảng Nhật, Đại Hiệt, Đông Quê Sơn, Đông Thăng Bình, Tây An, Bắc Chu Lai, Nông Sơn. b. Các làng nghề: Làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), làng dệt Mã Châu, làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên), làng dệt chiêu cói Bàn Thạch, làng rau Trà Quê, làng trống Lam Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc) c. Giao thông vận tải: - Đường sắt Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn.ga Phú Cang(Bình Quý_ Thăng Bình), ga núi thành (núi thành ), ga trà kiệu ( duy xuyên)... - Đường bộ Quốc lộ 1 A đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam. - Đường hàng không Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, nhằm mục đích phụ vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyên bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Năm 2010, Vietnam Airlines có tuyên bay Chu Lai - Hà Nội. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tê phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> động sẽ giúp cho du khách đên với hai di sản văn hóa thê giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn. d. Du lịch: Hai điểm du lịch: Thánh điện Mỹ Sơn và phố cổ Hội An thu hút được rất nhiều khách vào mỗi năm,đăc biệt là khách du lịch nước ngoài. Thánh địa mĩ sơn. Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu b ằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó nó bị cháy đi nhưng chúng ta không biết được lý do. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp t ại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đ ặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di s ản Văn hoá Th ế giới với hai tiêu chuẩn: Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá v ới sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ. Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á. - Phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yêu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tê sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thê kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đên cùng con đường tơ lụa trên biển. Thê kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiên tranh và tránh.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thê kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiên trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiên nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam 5.4. Môi trường: Môi trường Quảng Nam rất nhạy cảm với các hoạt động du lịch,cần được bảo vệ và quản lý tốt để không ảnh hưởng đên đời sống của người dân và với khách trong và ngoài nước đên thăm.. 6. Khánh Hòa. - Địa điểm được tham quan: tháp bà Ponaga, bãi biển Nha Trang, hải dương học, hòn ngọc Việt Vinpearl 6.1. Những thông tin chung về Khánh Hoà. - Diện tích: diện tích tự nhiên là 5.197 km². - Dân số: 1.156.903 người (năm 2009), mật độ TB: 222 người/km². - Khánh Hoà 2 thành phố trực thuộc tỉnh Nha Trang và Cam Ranh. 6.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 6.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Khí hậu - Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biên dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. Khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đên giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiêm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Từ tháng 1 đên tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiêt thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đên tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 3738 °C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đên tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27 °C (ở Nha Trang) và 20-26 °C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. b. Thuỷ văn, môi trường biển. * Thuỷ văn. Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên. Hầu hêt, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông.Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa). Sông Cái (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, ở phần thượng lưu có tên là sông Thác Ngựa) có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Sông Dinh (còn gọi là sông Cái Ninh Hòa, sông Vĩnh An, sông Vĩnh Phú...) bắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư (đỉnh cao 2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu. * Hải văn. Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 1820 m, và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á. c. Địa hình. Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiêm chưa đên 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. 6.2.2 Tài nguyên thiên nhiên: a. Các tài nguyên tự nhiên nổi bật. Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> nhiên hiêm có của hệ thống vũng, vịnh trên thê giới bởi nó có hầu hêt các hệ sinh thái điển hình, quý hiêm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiêm 40% san hô trên thê giới. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Tài nguyên khoáng sản: Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlípđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granite... Trong các loại khoáng sản đó, đáng chú ý nhất là cát thuỷ tinh Cam Ranh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất thủy tinh quang học, pha lê... trữ lượng 52,2 triệu m3; cát ở bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh khoảng 555 triệu m3; inmenhít 26 vạn tấn; đá granite 2 tỷ tấn. Nước khoáng với tổng lưu lượng khoảng 40l/s, khả năng khai thác 3400 – 3500 m3/ngày. Một số nơi đã đưa vào khai thác công nghiệp như nước khoáng Đảnh Thạnh (57 triệu lít/năm). Tài nguyên khoáng sản Khánh Hòa là một trong những loại tài nguyên có thể tiêp tục khai thác trong tương lai để phát triển các sản phẩm tham gia cạnh tranh thị trường. Tài nguyên tự nhiên của Khánh Hoà có ý nghĩa rất quân trọng đố với sự phát triển kinh tê với nhiều ngành mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là việc phát triển du lịch và phát triển công nghiệp. b. Các loại tài nguyên nhân văn nổi bật. Khánh Hoà là một tỉnh có tài nguyên nhân văn rất đa dạng phong phú như tháp Bà Ponaga một di tích đặc biệt của vương quốc cổ chăm pa, viện.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> hải dương học, biệt thự cầu đá…Đặc biệt hơn nữa Khánh Hoà có nhiều điều kiện để xây dựng khu nghỉ dương, vui chơi, giải trí. Phải kể tới đó là Vinpearl Land hòn ngọc Việt. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những danh thắng khác tại Khánh Hoà. Với những ưu thê về nguồn tài nguyên nhân văn phong phú này tạo cho Khánh Hoà một tiềm năng đặc biệt về phát triển du lịch góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tê của toàn tỉnh, giải quyêt nhiều công ăn việc làm cho người dân. 6.3. Các hoạt động kinh tế chủ yếu. 6.3.1 Hoạt động công nghiệp. Với tiềm năng vượt trội của mình Khánh Hoà có rất nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp như cơ khí, điện tử, dệt may, hoá chất, năng lương…nhưng quan trọng nhất là phải kể tới ngành công nghiệp đóng tàu là một trong ngành kinh tê mũi nhọn, mang lại nhiều lợi ích thiêt thực cho địa phương. Các khu công nghiệp của Khánh Hoà: Nam Cam Ranh, Ninh Thủy, Suối Dầu, Vạn Ninh, Bắc Cam Ranh. 6.3.2 Dịch vụ. Dịch vụ - du lịch đang vươn lên dẫn đầu trong cơ cấu kinh tê của Khánh Hòa. Khánh Hoà là một tỉnh có ngành dịch vụ rất phát triển và ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa. - Về giao thông vận tải: Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của Việt Nam: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đên Gềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Nam. Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Đường 723 (Nha Trang đi Đà Lạt). Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Khánh Hòa. - Về du lịch: Với những lợi thê đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Trong cơ cấu kinh tê của tỉnh, tỷ trọng GDP của Dịch vụ - Du lịch chiêm 42,8%. Năm 2008, Khánh Hòa đã đón gần 1,6 triệu lượt khách, trong đó có 325.000 lượt khách quốc tê, doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng. Trong 10 khách sạn đạt danh hiệu khách sạn 5 sao hàng đầu Việt nam thì có đên 3 khách sạn tại Khánh Hòa (Evason Ana Mandara, Sunrise, Vinpearl Resort & Spa). Khánh Hòa có khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất Việt Nam là Evason Hideway (huyện Ninh Hòa). Nhiều loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch được tổ chức như các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, du lịch lặn biển, tắm bùn khoáng... với năng lực tổ chức và khai thác kinh doanh ngày càng phát triển rõ nét. Ngoài vị thê là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trở thành điểm đên của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thê Giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thê giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với Thê giới. ** Viện Hải Dương Học.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Ngày 14 tháng 9 năm 1922, Sở Nghề Cá Đông Dương - tiền thân của Viện Hải Dương Học ngày nay đã được thành lập. Trải qua hơn 80 năm hoạt động và phát triển, Viện Hải Dương Học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiêm 62,6%, về vật lý hải dương chiêm 11,6%, về sinh thái môi trường chiêm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiêm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiêm 4,4%. Qua đó, có thể thấy được Viện Hải Dương Học đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước. Nơi đây lưu trữ, trưng bày 20.000 mẫu vật từ các chuyên khảo sát trong vùng Biển Đông và một số vùng biển lân cận với mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học của các sinh vật biển. Các mẫu vật được xêp theo phát triển, tiên hóa về sinh học. Các mẫu vật lớn :. Bộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (Bộ xương được khai quật tại Tỉnh Nam Hà năm 1994) Bộ xương nàng tiên cá (Dugong dugon) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng. Trước năm 1965, Có thấy Dugong ở một số nơi trên vùng biển phía nam Việt Nam, từ năm 1965 đên 1995 không có thông tin gì về loài này, vào cuối năm 1996 , một nhóm gồn khoảng từ 8 - 12 con xuất hiện ở vùng biển Côn Đảo - Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> **Tháp Bà Tháp Po Nagar. Tháp Bà Tháp Bà do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiêp. Mặt bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kêt dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiêp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử...Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đên lễ bái ở Tháp Bà rất đông.. 7. Lâm Đồng -Điểm thăm quan: Vườn hoa thành phố, thung lũng tinh yêu, thuyền viện trúc Lâm và Biệt điện Trần Lệ Xuân. I. Điều kiện tự nhiên . 1Vị trí địa lý Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tê trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tê cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. 2. Địa hình Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yêu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yêu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. - Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đên hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). - Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). - Phía nam là vùng chuyển tiêp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên. 3. Thổ nhưỡng Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiêm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: Đất có độ dốc dưới 25o chiêm trên 50%, đất dốc trên 25o chiêm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tê cao như cà phê, chè, dâu tằm. 4. Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biên thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đên tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đên tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiêt ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biên động lớn trong chu kỳ năm.. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. 5. Thủy văn Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Ba sông chính ở Lâm Đồng là:   . Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) Sông La Ngà Sông Đa Nhim. 6. Dân tộc, dân cư Dân số toàn tỉnh có đên 2009 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiêm 61,47%. Mật độ dân số upload.123doc.net người/km2 Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiêm khoảng 77%, đên nguời K’Ho chiêm 12%, Mạ chiêm 2,5%, Nùng chiêm gần 2%, Tày chiêm 2%, Hoa chiêm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh. 7. Tiềm năng du lịch Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đên Đà Lạt. Con đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ khám phá một "bảo tàng" của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ. Nêu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiêng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiêp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyêt xa xưa. Du khách đên Đà Lạt vừa thăm viêng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,...như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng... Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đên Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiên trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừ Cơ sở hạ tầng Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đên được hầu hêt các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nêu chỉ tính riêng các tuyên quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đên nay, mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó: Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, trên dọc tuyên có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống. Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km. Trên toàn tuyên đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống. - Đường sắt: Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đên Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch. Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích khai thác dịch vụ du lịch. - Đường hàng không: Hiện nay, sân bay Liên Khương có tổng diện tích 160ha với đường băng dài 2.374m và rộng 34m, có khả năng tiêp nhận loại máy bay ATR 72 trọng tải 26 tấn và các loại tương đương có áp.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> suất bánh hơi 8kg/cm2, lên xuống an toàn. - Đường thủy: Giao thông đường sông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yêu -Bưu điện: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 30 bưu cục khu vực, 10 bưu cục quận huyện, 1 bưu cục trung tâm và 41 điểm bưu điện văn hoá xã, 138/138 số xã, phường, thị trấn đã được trang bị điện thoại. Tuy là một tỉnh miền núi nhưng Lâm Đồng là một trong số các tỉnh và thành phố có ngành bưu chính - viễn thông phát triển nhất cả nước với công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh. Đó là một thuận lợi lớn đối với sự phát triển kinh tê - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng. a. Nguyên liệu nông sản: Lâm Đồng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chê biên nông sản thực phẩm. Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sản xuất chè, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2 cả nước về sản xuất càphê; chiêm tỷ trọng đáng kể về các sản phẩm như dâu tằm tơ, hạt điều, bò thịt sữa, mía đường, dược b, Rừng. Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. c. Khoáng sản: Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khai thác. Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. e. Thủy điện: Lâm Đồng là Tỉnh có nguồn thủy năng dồi dào, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu điện năng của cả Tỉnh. Tại Lâm Đồng hiện có nhà máy thủy điện Đa.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Nhim (công suất 160MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 4,1MW), thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (công suất 475MW), thủy điện Đồng Nai 3 – Đồng Nai 4 (công suất 510MW) đang chuẩn bị khởi công vào cuối năm 2004 và thủy điện Đại Ninh đang được thi công (công suất 300MW) Du lịch Đà Lạt Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Đên với Đà Lạt, du khách không chỉ bị mê hồn bởi những cảnh quan thiên nhiên, mà còn say sưa trong những huyền thoại tình yêu gắn liền với những cảnh quan ấy. Người dân Đà Lạt vẫn kể về những huyền thoại, như những thác nước vẫn ngày đêm chảy và không bao giờ cạn. Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiên của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km. Xung quanh hồ nhiều kiên trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. Công viên hoa Đà Lạt Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiêng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Thung Lũng Tình Yêu Vị trí: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biêc. Cách trung tâm thành phố chừng 7km về hướng Đông Bắc, Thung lũng Tình yêu là một thắng cảnh trữ tình và thơ mộng vào bật nhất Đà Lạt. Trước kia du khách thường từ ngã 5 Đại học theo đường Phù Đổng Thiên Vương để đên nơi đây, du khách có thể đi một mạch từ hồ Xuân Hương đên Thung lũng Tình yêu bằng đường vòng Lâm Viên một con đường mới xây dựng. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh, sinh động với những cánh buồm nhấp nhới trên hồ. Những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo có thể đưa khách lên đồi hoặc dẫn đền tận đỉnh núi Langbian thấp thoáng trong mây. Đên với Thung Lũng Tình Yêu, sẽ là thiêu sót nêu chỉ quẩn quanh những nơi náo nhiệt với chen chúc dòng người mua sắm, bởi nơi đây vẫn còn ẩn giấu bao điệu kỳ diệu đang chờ bạn khám phá … Dinh Bảo Đại. Dinh III: Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đê cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đê cuối cùng của các triều đại phong kiên Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Biệt điện Trần Lệ Xuân. Biệt điện Trần Lệ Xuân nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yêt Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chê nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kêt hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch. Kho Mộc bản quý hiếm.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Dưới chê độ Việt Nam Cộng hòa, năm 1960, Mộc bản được chuyển từ Huê về Đà Lạt do chi nhánh Văn khố Đà Lạt quản lý. Mộc bản là những bản in chữ Hán khắc vào gỗ, kích thước trung bình 0,43m x 0,27m, dày từ 2 - 4 cm, mỗi tấm nặng chừng 300 - 400g. Nơi đây đang lưu giữ trên 30.000 tấm Mộc bản được khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm (khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biên rộng rãi các chuẩn mực xã hội, điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo; lưu truyền công danh sự nghiệp của vua, chúa, các sự kiện, các biên cố lịch sử… hầu hêt các bản thảo đều được Hoàng đê “Ngự lãm”, phê duyệt trước khi cho những người thợ tài hoa khắc lên gỗ. Ngày nay, sau khi Mộc bản triều Nguyễn và các tài liệu lưu trữ được di chuyển từ Huê về Đà Lạt, Sài Gòn thì được sắp xêp theo trình tự gồm 9 vấn đề chính: Lịch sử, Địa lý, Chính trị - Xã hội, Quân sự, Pháp chê, Văn hóa - Giáo dục, Tôn giáo - Tư tưởng - Triêt học, Ngôn ngữ văn tự, Văn thơ, Tồn nghi và được lưu giữ trong kho chuyên dụng bảo mật. Các cơ quan chức năng và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mộc bản triều Nguyễn là di sản văn hóa thê giới. Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyêt định đầu tư hơn 53 tỷ đồng trùng tu khu biệt điện Trần Lệ Xuân làm cơ sở cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Hiện, trung tâm này đã chính thức đi vào hoạt động. Đây chính là nơi bảo quản, lưu giữ hơn 30.000 mộc bản cực kỳ quý giá của triều Nguyễn mà chính Ngô Đình Nhu những ngày mới tốt nghiệp trường Ecole Nationale des Chartes - trường đào tạo lưu trữ viên cổ tự học danh tiêng của Pháp - đã từng sưu tầm. Theo tiên sĩ Đào Thị Diên (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I), trong công trình nghiên cứu "Ngô Đình Nhu - Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938 - 1946", tính đên năm 2007, Ngô Đình Nhu là "người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tốt nghiệp Trường đào tạo cổ tự viên Ecole Nationale des Chartes”. Hiện nay, trong các chuyên đề lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, có một tiểu chuyên đề về "Ngô Đình Nhu - Nhà lưu trữ". Xét ở khía cạnh văn hóa, đây là điều khá thú vị về Ngô Đình Nhu mà chắc chắn nhiều người chưa được biêt đên từ trước tới nay. Thiền Viện Trúc Lâm.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Toạ lạc trên núi Phụng Hoàng cạnh khu vực Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt khoảng 4 km theo đường chim bay. Thiền viện có diện tích 24 ha do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi lập từ ngày 8/04/1993, hoàn thành vào ngày 8/02/1994. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của KTS nổi tiêng Ngô Viêt Thụ. Vì mới xây cất cách đây một thập niên nên kiên trúc hài hoà giữa kim và cổ trông hài hoà và thanh thoát. Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thê giới tâm linh. Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không gian lẫn quy mô tụ tập. Trong chánh điện chỉ thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen. Ngay phía ngoài là toà tháp uy nghiêm bên trong treo một chiêc chuông lớn cao 1.98 m nặng 1.1 tấn trên có khắc bài thơ của Trúc Lâm Ðầu Ðà.. II. Kết Luận: Qua chuyên đi thực tê đầy lý thú đã giúp chúng em hiểu thêm rất nhiều về thông tin kinh tê – xã hội của các tỉnh được điều tra: Quảng Bình,Thừa Thiên Huê,Đã Nẵng,Nghệ An,Quảng Nam, Nha Trang, Đà Lạt. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện giúp chúng em được thực tê,đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong đoàn đã hướng dẫn hêt sức nhiệt tình cho chúng em thực địa tốt đó là các thầy cô: Trưởng đoàn: T.s Nguyễn Quốc Tuấn.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> cùng các thầy cô: Th.s Trịnh Thị Phan.

<span class='text_page_counter'>(91)</span>

×