Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy: NGHIÊN CỨU XÁC LẬP PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC HỆ SINH THÁI Ở ĐỚI BỜ BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

NGUYỄN THỊ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP PHÂN BỐ KHÔNG GIAN
CÁC HỆ SINH THÁI Ở ĐỚI BỜ BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM VÀ HỆ
THƠNG TIN ĐỊA LÝ

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Địa lý tự nhiên
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

NGUYỄN THỊ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP PHÂN BỐ KHÔNG GIAN
CÁC HỆ SINH THÁI Ở ĐỚI BỜ BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM VÀ HỆ
THƠNG TIN ĐỊA LÝ


Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Địa lý tự nhiên
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hiệu
Ths.Phạm Xuân Cảnh

2


Lời cảm ơn
Khố luận được hồn thành tại bộ mơn Địa mạo - Địa lý và môi trường biển,
Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS.
Nguyễn Hiệu và Th.S.Phạm Xuân Cảnh . Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy và anh trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành khoá luận tốt nghiệp.
Đồng thời, em xin chân thành cảm các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Địa mạo,
khoa Địa lý đã luôn động viên giúp đỡ và đóng góp ý kiến q giá trong q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn tới đề tài nghiên cứu các phương pháp phân tích, đánh giá và
giám sát chất lượng nước ven bờ bằng tư liệu viễn thám độ phân giải cao và độ
phân giải trung bình, đa thời gian áp dụng thử nghiệm cho ảnh vệ tinh VNREDSAT1 của TS Nguyễn Văn Thảo, các cán bộ khoa học tại Viện nghiên cứu Hải sản và
Viện Tài ngun & Mơi trường biển Hải Phịng đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài
liệu hỗ trợ trong quá trình hồn thành khố luận.
Em cũng xin chân thành cảm đến gia đình và bạn bè, những người đã ln
đồng hành cùng em trong suốt quãng thời gian sinh viên, giúp đỡ em vượt qua
những khó khăn và hồn thành khố luận tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có
hạn, trình độ kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận khơng thế tránh
khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các
thầy cơ cùng bạn bè để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Nga

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC HÌNH

5


6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đới bờ biển là một dải rộng gồm các hệ sinh thái bờ như vùng cửa
sông, đầm phá, đới triều, vùng ven biển, vùng đá ngầm và vùng biển xa bờ được đặc
trưng bởi các tính chất và q trình sinh học và khơng sinh học khác nhau. Đây chính
là nơi thể hiện rõ nhất tương tác đất - biển và cũng là nơi chứa đựng nhiều hệ sinh
thái có năng suất và độ đa dạng sinh học cao[3] [11]. Các hệ sinh thái này cung cấp
mơi trường sống quan trọng cho các lồi chim, cá, và các quần xã sinh vật bám đáy;
cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái đa dạng; và cung cấp các giá trị kinh tế - xã hội và

thẩm mỹ cho loài người (Wilson và Farber, 2008)… Tuy nhiên, đây cũng là vùng có
mật độ dân số rất cao, đi kèm với đó là sự đơ thị hóa, phát triển kinh tế, ô nhiễm môi
trường...sẽ đặt áp lực đáng kể lên các hệ sinh thái ở đới bờ. Vì thế, nên xu hướng
quản lý tài nguyên hiện nay đang là theo tiếp cận hệ sinh thái và một trong những mà
bước quan trọng nhất trong tiếp cận hệ sinh tháicủa cách thức quản lý này là xác định
sự phân bố không gian của chúng[6] (IUCN, 2004).
Hơn nữa, khu vực đới bờ các ranh giới thay đổi đột ngột, cũng như gradient
về độ sâu, năng lượng vật lý, kiểu trầm tích, độ mặn và các nhân tố khác ở quy mô
nhỏ đã tạo ra các kiểu không gian đặc biệt và phức tạp của chất nền gần bờ cung cấp
môi trường sống cho thực vật và động vật( Diaz, Solan, và Valene, 2004) [32]. Cho
nên nghiên cứu phân các hệ sinh thái ở vùng đới bờ biển đạt hiệu quả tư liệu ảnh
viễn thám và GIS là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, thì
việc kiểm kê các nguồn tài nguyên và môi trường sống theo không gian là cần thiết.

7


Đới bờ biển thành phố Hải Phòng là một bộ phận của miền duyên hải phía
tây Vịnh Bắc Bộ, được xác định từ cửa Lạch Miếu đến cửa Thái Bình [5]. Đây còn là
một khu kinh tế ven biển quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải
Phịng - Quảng Ninh, nơi có tiềm năng lớn về tài nguyên, cho phép phát triển kinh tế
giao thông cảng, du lịch biển đảo, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản…Để đạt tốc độ
tăng trưỏng tế cao, Hải Phòng ngày càng phát triển mạnh theo hướng ngành công
nghiệp và dịch vụ vận tải là chủ yếu. Điều này gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường
khu vực đới bờ biển, đặc biệt là các hệ sinh thái ven biển, vốn là các đối tượng rất
nhạy cảm với những biến động mơi trường. Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu gia
tăng, những tác động về môi trường đối với thành phố Hải Phòng sẽ ngày càng cao
hơn, đặc biệt là sự gia tăng của xâm nhập mặn, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm từ
nhiều nguồn xả thải, xói lở bờ biển... [5]. Điều này dẫn đến sự suy giảm hoặc phá hủy
các hệ sinh thái đới bờ, làm mất dần các giá trị của hệ sinh thái, gây ra sự phát triển

kinh tế - xã hội không bền vững.
Với những lý do nêu trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xác lập
phân bố không gian các hệ sinh thái ở đới bờ biển TP Hải Phòng trên cơ sở ứng dụng
tư liệu ảnh viễn thám & hệ thông tin địa lý“

2. Mục tiêu
Xác lập được không gian phân bố của các hệ sinh thái ở đới bờ biển TP.
Hải Phòng trên bằng ứng dụng viễn thám tư liểu ảnh viễn thám và tích hợp các lớp
thơng tin về môi trường sống của HST bằng GIS.

3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cần phải thực hiện gồm
có:
- Thu thập các cơng trình, bài báo, cơng bố liên quan đến nội dung nghiên
cứu, thu thập các dữ liệu số (bản đồ thành phần, ảnh vệ tinh...) ở khu vực nghiên cứu.
- Tổng quan tài liệu về tình hình nghiên cứu và phương pháp xác lập sự phân
bố các HST, đặc biệt là sự phân bố các hệ sinh thái ở đới bờ biển trên cơ sở ứng
dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý.
- Xây dựng cơ sở lý luận và phân loại các hệ sinh thái ở đới bờ biển theo diện
khu vực nghiên cứu.

8


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian các hệ sinh thái ở
đới bờ biển TP Hải Phòng.
- Xây dựng bản đồ phân bố các hệ sinh thái ở đới bờ biển thành phố Hải
Phòng.
- Viết báo cáo tổng hợp.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Các hệ sinh thái ở đới bờ biển.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Đới bờ là khu vực có tính đa dạng, tính động cao đối với mọi quá trình. Xét
về mặt động lực học, đây là nơi có các q trình tương tác biển và lục địa diễn ra
mạnh mẽ nhất, như xói lở - bồi tụ bờ biển, quá trình xâm nhập mặn và mưa lũ, quá
trình dâng và hạ mực nước biển v.v…; Xét về mặt sinh thái học, đây là nơi có nhiều
hệ sinh thái đa dạng và có năng suất sinh học cao nhất; Xét về mặt môi trường, đây
là nơi tiếp nhận mọi nguồn chất thải từ lục địa thải ra và từ biển xâm nhập vào, là
khu vực rất nhạy cảm về môi trường[30, 3]. Trong khuôn khổ phạm vi của khóa
luận, sinh viên chủ yếu tập trung và phân tích các hệ sinh thái nằm trong đới bờ
biển với giới hạn trên là ranh giới về phía lục địa của các xã ven biển Tp. Hải Phịng
gồm có xã Tây Hưng, Đơng Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang, Đồn Xá, Đại Hợp,
Bằng La, phố Ngọc Xuyên, phố Ngọc Hải, phố Vạn Sơn, phố Vạn Hương, Tân
Thành, Hòa Nghĩa, Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải, đảo Vũ Yên và giới hạn dưới
của đới bờ biển mở rộng đến độ sâu 6m nước[2, 9]

9
Hình 0. 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu


5. Các phương pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
Việc thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu nhằm có được một bức tranh
khái quát về tình hình nghiên cứu các hệ sinh thái, cũng như tình hình xây dựng bản
đồ các hệ sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó sinh viên có thể lựa chọn
được phương pháp khả thi và xây dựng được quy trình phù hợp để xác lập sự phân
bố các hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu, trong đó bao gồm cả hệ thống phân loại
các hệ sinh thái trong khu vực.
Ngoài ra, việc tổng hợp và phân tích tài liệu cịn cần thiết khi nghiên cứu đặc

điểm của các hệ sinh thái đới bờ biển, xây dựng bảng về ngưỡng điều kiện môi
trường sống của các hệ sinh thái, phục vụ cho việc đặt các giới hạn khi tích hợp các
lớp thơng tin về môi trường để xác lập sự phân bố của một số hệ sinh thái.

5.2. Phương pháp viễn thám và GIS
- Viễn thám: Tư liệu ảnh viễn thám được sử dụng trong nghiên cứu với 2
mục đích chính:
+ Nhận diện các hệ sinh thái nổi bằng 2 cách: 1) Kết hợp các band ảnh
và xây dựng bộ mẫu giải đoán để nhận diện được các hệ sinh thái bằng mắt thường;
2) Sử dụng phương pháp phân loại định hướng đối tượng để nhận diện tự động một
số hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu;
+ Tính tốn các chỉ số về chất lượng mơi trường nước từ ảnh viễn
thám, có hiệu chỉnh, bổ sung bằng dữ liệu đo đạc thực địa để tạo ra các lớp thông tin
về chất lượng môi trường nước cần thiết đưa vào GIS, phục vụ cho phép tích hợp để
xác định các hệ sinh thái ở đới bờ biển.
- GIS: Trong nghiên cứu, GIS được sử dụng trong tích hợp các lớp thơng tin
về điều kiện môi trường để xác định một số hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu ngập
nước thường xuyên bởi công tác nghiên cứu đo vè phân tích ngồi thực địa gặp
nhiều hạn chế về kinh phí, thời gian, nhân lực cũng như điều kiện thời tiết.

5.3. Phương pháp bản đồ
Trong nghiên cứu, phương pháp bản đồ được sử dụng để xây dựng các
bản đồ thành phần về điều kiện môi trường của khu vực nghiên cứu và đặc biệt là
bản đồ phân bố các hệ sinh thái ở đới bờ biển thành phố Hải Phòng.
10


5.4. Phương pháp khảo sát thực địa
-


Giai đoạn chuẩn bị trong phòng: chuẩn bị tư liệu bản đồ, ảnh vệ tinh, nhận diện các

-

hệ sinh thái nổi dựa trên bộ mẫu giải đoán và phương pháp phân loại định hướng,
xây dựng các bản đồ chất lượng môi trường nước, bảng ngưỡng điều kiện mơi
trường của các hệ sinh thái, tích hợp các lớp thông tin về điều kiện môi trường để
xác định các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu.
Giai đoạn khảo sát thực địa: tiến hành điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu, xác

-

định ranh giới các hệ sinh thái ngoài thực địa, ghi nhận hiện trạng bằng máy ảnh, đo
đạc…để thu thập thêm các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu và so sánh với kết quả
giải đốn trong phịng.
Giai đoạn sau khi thực địa: đánh giá, kiểm định độ chính xác giữa kết quả giải đốn
trong phịng và kết quả thực địa, hiệu chỉnh bổ sung các thơng tin cần thiết.

6. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu và cơ sở xác lập sự phân bố các hệ sinh thái
ở đới bờ biển.
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố không gian các hệ sinh thái đới
bờ biển thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Xây dựng bản đồ sự phân bố các hệ sinh thái đới bờ biển thành phố
Hải Phòng.

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ XÁC LẬP

KHÔNG GIAN PHÂN BỐ CÁC HỆ SINH THÁIST Ở ĐỚI BỜ
BIỂN

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu hệ sinh thái
1.1.1. Các nghiên cứu về phân bố hệ sinh thái ở đới bờ biển
Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu, khái niệm này đã ra đời ở cuối thế kỷ
thứ XIX dưới các tên goị khác nhau như “Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846,
1903; Mobius, 1877). Sukatsev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc”
thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc hay Sinh địa quần lạc” (Biogeocenose).
Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) được A. Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở
thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó khơng chỉ bao hàm các hệ sinh
thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo. Ông đề xuất khái niệm hệ sinh thái
(ecosystem): “sinh vật và thế giới vô sinh (không sống) ở xung quanh có quan hệ
khăng khít với nhau và thường xuyên có tác động qua lại”[10].
Việc nghiên cứu hệ sinh thái ở Việt Nam đã và đang phát triển qua các thời
kì có các cơng trình tiêu biểu sau như: Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Thái Văn Trừng đã đưa ra bảng phân loại thảm thực
vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái với 14 kiểu thảm thực vật, đây được
xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất trên quan điểm
sinh thái cho đến nay [25]. Nghiên cứu về HST cửa sơng được nghiên cứu về điều
kiện hình thành, các điều kiện sinh thái quy định phân bố các quần xã sinh vật, vai
trò của các quần xã sinh vật trong chu trình vật chất và chuyển hóa năng lượng vùng
cửa sông (V.T.Tạng, 1994)[12]; Các nghiên cứu về HST biển ven bờ mô tả các điều
kiện tự nhiên và đặc trưng sinh vật (TTKHTN&CNQG,1994)[18] như :HST rừng
ngập mặn được nghiên cứu về đặc điểm, khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh
thái rừng ngập mặn ven biển nó có thể xem như một HST đã được nghiên cứu khá
kỹ lưỡng từ nhân tố môi trường, đặc điểm của hệ thực vật, thảm thực vật, phân bố
rừng ngập mặn theo địa lý, năng suất rừng. Từ những phân tích nguyên nhân giảm
sút chất lượng, diện tích rừng ngập mặn, các tác giả xây dựng chiến lược quản lý và
bảo vệ HST cũng như xây dựng các mơ hình sản xuất có hiệu quả, đảm bảo ổn định

sự phát triển của HST (P.N.Hồng, 1999, Hội thảo khoa học về HST rừng ngập mặn)
[4]. HST đất ngập nước (ngập cả nước mặn và ngọt) có những nghiên cứu về HST
đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm tự nhiên và thành phần
sống gồm các động vật bậc cao [P. Liêu, N.V.Đệ, 2005][2]. HST cồn cát ven biển
12


được đưa ra và chỉ dừng mô tả điều kiện khắc nghiệt và vai trị của chúng trong
phịng hộ (Mơi trường và phát triển bền vững, 2009). Động vật đáy trong thảm cỏ
biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng(Đỗ Cơng Thung,2011)[20] để xác định số
lồi, thành phần lồi, mật độ và khối lượng động vật đáy. Nghiên cứu áp dụng
phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên cho một số hệ sinh thái tiêu biển ven biển
Việt Nam (đánh giá đặc điểm phân bố, hiện trạng tài nguyên và hình thức khai thác,
sử dụng các HST rừng ngập mặn (RNM), cỏ biển và rạn san hô tiêu biểu của Việt
Nam tại ven biển Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm hiện trạng
tài nguyên phi sinh vật, sinh vật và mơi trường trong các HST nói trên) và đề xuất
các giải pháp sử dụng bền vững. Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long
Vỹ , Tp Hải Phòng phục vụ cho phát triển bền vững.( Bùi Đức Quang(2015), Viện
sinh thái và tài nguyên sinh vật) Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về
cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ. Kiểm kê, cập
nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây
dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc, cập nhật dữ liệu hệ sinh
thái vùng bờ biển.

1.1.2. Các nghiên cứu về phân bố hệ sinh thái ứng dụng viễn
thám và GIS
1.1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các cơ quan, tổ chức nghiên cứu các đề tài
khác nhau về phân bố không gian hệ sinh thái như:
Hệ thống của Cơ quan văn hoá khoa học kỹ thuật

liên hiệp quốc UNESCO đã xây dựng hệ thống phân loại quốc tế và lập bản đồ thảm
thực vật xuất bản năm 1973, và sau đổi tên thành “Hệ thống phân loại vật lý địa
mạo sinh thái hình thành thực vật của Trái Đất”, do Mueller Dombois và Ellenberg
biên soạn lại năm 1974, các tiêu chí được cho là rất phù hợp với quy mơ tồn
cầu[32]. Một hệ thống tồn diện nhất là Tiêu chuẩn Phân loại Sinh thái Biển và Bờ
(CMECS) được phát triển bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA)
như là một phần nỗ lực của họ để củng cố hệ thống phân loại quốc gia cho các môi
trường sống cửa sông và biển (FGDC SWG, 2010)[32].
Phương pháp khảo sát và lập bản đồ các khu vực hệ sinh thái và thảm thực
vật ở Queensland(V.J. Neldner & researchers Queensland Herbarium, Queensland
Department of Science[33], sử dụng các hình ảnh vệ tinh Landsat TM (1995, 1997,
1999, 2000, 2001, 2003, 2005)và ảnh SPOT 6/20 cung cấp bởi SLATS được chụp
13


vào mùa khô (tháng 9/2012) ở Queensland , lá xanh của thảm thực vật thân gỗ dễ
dàng phân biệt với các loại cỏ khô và thảo dược trong lớp đất. Cảm biến trong các
hồ sơ vệ tinh Landsat TM lượng xanh trong mỗi điểm ảnh riêng biệt , và các dữ liệu
được sử dụng để cung cấp các giá trị tính tốn NDVI kết hợp với các bản đồ mới
nhất về địa chất và hoặc dữ liệu kỹ thuật số có sẵn cho các khu vực nghiên cứu
chồng xếp GIS xác định thảm thực vật cịn sót lại ở tỉ lệ lớn hơn 1: 100 000 làm cơ
sở thành lập bản đồ tiểu vùng hệ sinh thái khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu thành lập bản đồ các hệ sinh thái biển nông ven bờ khu vực
nghiên cứu đầm phá trên đảo Rhode(Mark Stolt-University of Rhode Island) tỉ lệ
1:5000 quy mô chi tiết[32]. Trong bài báo này, tác giả mô tả cách tiếp cận hệ thống
để lập bản đồ các hệ sinh thái đầm phá ven biển vùng biển nông-dưới triều của đảo
Rhode bằng việc sử dụng, tích hợp đồng bộ các lớp thông tin và các bộ dữ liệu đo
sâu hồi âm để nhận ra địa chất, thổ nhưỡng, các quần xã sinh vật và các môi trường
để xác định mỗi môi trường sống của vùng nước nông-dưới triều kết hợp. Bằng
cách kiểm tra các dữ liệu chồng xếp trong GIS, nghiên cứu đã có thể khám phá các

mối quan hệ tiềm năng trong và giữa các tham số vật lý và sinh học.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu hệ sinh thái theo phương pháp ứng dụng viễn thám và GIS ở
Việt Nam nói chung và đặc biệt là ứng dụng trong nghiên cứu hệ sinh thái biển chỉ
mới được quan tâm trong thời gian gần đây và chỉ tiến hành trên một số khu vực
hay một vài thành phần của hệ sinh thái., có Có thể kể đến một số hướng nghiên
cứu chính và các cơng trình tiêu biểu tại Việt Nam, như:
Ứng dụng phương pháp viễn thám chỉ thị phát triển bền vững hệ sinh thái
vùng triều . Nghiên cứu phân tích loạt ảnh Spot và ảnh Landsat để đánh giá phân bố
và diễn biến , xu thế biến động của hệ sinh thái rừng ngập mặn và bãi triều
[T.Đ.Lân,2007];
Nghiên cứu sử dụng tài liệu ảnh vệ tinh nghiên cứu phân bố cỏ biển, rong
biển và san hô ở miền Trung Việt Nam (Trần Đức Thạnh nguồn Tài nguyên & Môi
trường biển, tập V) [27] đã sử dụng tài liệu ảnh vệ tinh ADAEOS/AVNIR của Nhật
Bản để xác định diện phân bố cỏ biển, rong biển và rạn san hô ở một số khu vực
thuộc dải ven biển Huế - Hội An, đồng thời phân loại cả các đối tượng đất ngập
nước khác như bãi cát biển, bãi triều, bờ đá gốc, bar ngầm, đáy cát, đáy bùn, …
bằng phương pháp phân loại mẫu có hiệu chỉnh sau khi tổ hợp màu các band
ảnh[27].
14


Theo tổ chức bảo vệ động vật thế giới WWF(2011) [23] nghiên cứu các hệ
thống phân loại với dự án “Xây dựng bản đồ các hệ sinh thái ở Việt Nam” ở quy mơ
tồn quốc do Cục bảo tồn đa dạng sinh học BCA phối hợp với WWF đã thành lập
một hệ thống phân loại các hệ sinh thái bao gồm có tất cả 27 hệ sinh thái được phân
chia thành 4 nhóm (hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái tự nhiên đất ngập
nước nội địa, hệ sinh thái tự nhiên ven biển và nhóm hệ sinh thái khác)xây dựng lập
bản đồ các hệ sinh thái trên cơ sở đó xây dựng bản đồ đánh giá tính dễ bị thương và
lương giá các dịch vụ hệ sinh thái cho QH Bảo tồn ĐDSH đã xây dựng bản đồ tỉ lệ

1:1000000 và 1:500000 phục vụ cho đánh giá mức độ tổn thương các các hệ sinh
thái và vùng giàu ĐDSH dựa trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS, và nguồn dữ
liệu từ các khu bảo tồn quốc gia.
Tiếp tục nghiên cứu đánh giá biến động các hệ sinh thái ven bờ Đầm Nại từ
năm 1975 đến 2014 bằng công nghệ viễn thám và GIS. Nghiên cứu này tập trung đi
sâu vào việc phân tích, đánh giá hiện trạng và biến đổi các hệ sinh thái khu vực ven
Đầm Nại giai đoạn 40 năm (1975- 2014) dựa trên các cảnh ảnh vệ tinh Landsat và
Alos nhằm cung cấp cơ sở khoa học trợ giúp trong công tác quản lý, quy hoạch phát
triển bền vững khu vực ven đầm Nại. Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái khu vực
ven đầm Nại được xây dựng từ ảnh vệ tinh tại sáu thời điểm khác nhau và xây dựng
phương pháp lập bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái là xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh,
phương pháp phân tích thay đổi định lượng và lập bản đồ thay đổi các hệ sinh thái
bằng cách chồng các lớp thông tin hiện trạng ở thời gian khác nhau trong GIS. [26]

15


1.1.2.3 Ở Thành phố Hải Phòng
Ở khu vực nghiên cứu đã có một số cơng trình nghiên cứu về đề tài
tiêu biểu như: Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội:
“Xây dựng bản đồ nhạy cảm của các hệ sinh thái với tác động mơi trường khu vực
thành phố hải phịng nhằm sử dụng hợp lý cảnh quan lãnh thổ cho các mục tiêu phát
triển bền vững. Nguyễn Ngọc Thạch[17] đã xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ dạng số
về các hệ sinh thái và hiện trạng môi trường của khu vực, phân tích so sánh với các
chỉ tiêu về mơi trường để xác định các vị trí, các khu vực có những vấn đề về xung
đột mơi trường, hệ thống hố các hệ thống chỉ tiêu nhạy cảm của các hệ sinh thái
với các tác động môi trường, xây dựng các chỉ số nhạy cảm vơi điều kiện của Việt
Nam, tích hợp thông tin bằng công nghệ GIS để xác định các chỉ số nhạy cảm với
các tác động môi trường của các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu đánh giá biến động diện tích và chất lượng rừng ngập mặn ven

biển Hải Phòng bằng tư liệu viễn thám và công nghệ GIS, cụ thể là đánh giá qua chỉ
số thực vật NDVI (Đỗ Thị Thu Hương, Trần Đình Lân, 2009) [27].Ngồi ra, có
nghiên cứu điều tra, thống kê diện tích, thành phần lồi, đánh giá hiện trạng phân bố
hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển TP Hải Phịng (Nguyễn Xn Hồ,
2009) đã sử dụng phương pháp tính chỉ số bất biến theo độ sâu và từ tư liệu Landsat
đa thời gian đánh giá biến động rừng ngập mặn TP Hải Phòng và đề ra gải pháp
phục hồi và bảo vệ.
 Kết quả của các cơng trình nghiên cứu kể trên sẽ là cơ sở tài liệu quan
trọng được kế thừa, làm tăng tính khả thi và thành cơng của khóa luận sắp tới.

1.2. Cơ sở lí luậnkhoa học xác lập phân bố khơng gian
các hệ sinh thái ở đới bờ biển
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về phân bố hệ sinh thái đới bờ
biển
1.2.1.1. Đới bờ biển
a. Khái niệm
Đới bờ biển là một bộ phận đặc biệt và quan trọng của bề mặt trái đất, là nơi
tiếp xúc của các quyển: thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển, khí quyển và cũng là
nơi chứa đựng các hệ sinh thái có năng suất cao nhất, giàu và thể hiện cao đa dạng
sinh học. Rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm đến đới bờ
theo các hướng cụ thể của mình và có cách nhìn nhận nó khác nhau[30, 11]. Hiện
16


nay trên thê giới cũng như ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về đới bờ
song trong phạm vi nghiên cứu sinh viên sử dụng khái niệm: Đới bờ một dải tương
tác đất - biển, có chiều rồng đáng kể với độ nhạy cảm cao nhất [30, 11]. Quá trình
này hình thành và phát triển cũng như những thay đổi của nó chịu tác động tích cực
và đồng thời của các nhân tố biển, nhân tố lục địa và hoạt động nhân sinh vì ở đây
tập trung dân số cao nhất có chiều rộng đáng kể: về phía biển có thể vươn xa đến

vùng đặc quyền kinh tế, cịn về phía đất liền có thế tính đến giới hạn cuối cùng ảnh
hưởng đến biển. Đới bờ biển chứa nhiều hệ sinh thái phong phú nhất hành tinh và
đa dạng sinh học cao.

Hình 1. 1. Sơ đồ trắc diện biểu diễn các thanh phần của khu bờ
hiện đại[30, 11]

b. Các đặc trưng của đới bờ biển
Đới bờ có thể chia thành 3 hợp phần, bao gồm vùng biển, bãi và vùng đất
phía sau bãi. Vùng biển được mở rộng từ mực nước triều thấp nhất về phía biển (hệ
sinh thái cỏ biển, san hô..); Đới bãi được mở rộng từ mực nước triều thấp nhất đến
mực nước triều caao nhất; Vùng đất phía sau bãi có ranh giới phía lục địa tùy thuộc
mỗi quốc gia[30, 11]. Đới bờ biển là một đới động lực và thường xuyên biến đổi, vì
vậy nghiên cứu đới bờ biển bắt buộc phải dựa trên các đặc thù của nó. Có như vậy
các dữ liệu thu được mới phản ánh đầy đủ bản chất tự nhiên và đặc thù tài nguyên
của vùng này để có đủ cứ liệu phù hợp phục vụ hoạch định các giải pháp sử dụng
hợp lý tài nguyên của vùng này. Trong đới bờ biển có sự hiện diện đa dạng của các
hệ sinh thái như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, cửa sông, bãi triều, đầm phá,
v.v. Chúng là các hệ thống tự nhiên cấp nhỏ hơn đới bờ biển, có quan hệ tương hỗ
lẫn nhau, một trong các hệ bị tác động sẽ ảnh hưởng đến hệ còn lại. Đây cũng là nơi

17


dự trữ đa dạng sinh học, nguồn lợi sinh vật và giá trị du lịch sinh thái cho các quốc
gia có biển
1.2.1.2. Hệ sinh thái
a. Khái niệm
• Trên thế giới
Hệ sinh thái là khái niệm do nhà Sinh thái học người Anh Tansley đề xuất

năm1935 Hệ sinh thái có hai thành phần chủ yếu: (1) Các quần thể sống, với các mối
quan hệdinh dưỡng và vị trí của chúng; (2) Các nhân tố của ngoại cảnh. Trong Từ
điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi hệ sinh thái là đơn vị gồm tất cả
sinhvật và yếu tố vơ sinh của một đơn vị nhất định có sự tác động qua lại và trao đổi
vật chất với nhau.
Theo P.E. Odum (1971) [10], đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các sinh vật
(có nghĩa là “quần xã”) của một khu vực nhất định đều tác động qua lại với mơi
trường vật lý bằng các dịng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa
dạng về lồi và chu trình tuần hồn vật chất (tức là trao đổi chất giữa các phần tử hữu
sinh và vô sinh) trong mạng lưới được gọi là hệ thống sinh thái hoặc hệ sinh thái. Hệ
sinh thái là đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học.
Ở Việt Nam
Theo Dương Hữu Thời (1998), hệ sinh thái (ecosystem) là một đơn vị chức
năng và cấu trúc cơ sở. Nó gồm 2 thành phần chính: sinh vật và mơi trường mà
trong đó sinh vật tồn tại và phát triển. Các sinh vật này tác động lẫn nhau, đồng thời
quan hệ qua lại với mơi trường vật lý, hố học sinh học và tạo ra các vịng tuần
hồn vật chất và các dòng năng lượng xuyên qua các bậc dinh dưỡng, làm ra những
sản phấm tươi sống hay vật tiêu dùng[19].
Theo Vũ Trung Tạng: hệ sinh thái biển là tập hợp của quần xã sinh
vật biển với môi trường vật lý biển mà nó tồn tại, ở đó các sinh vật tương tác với
nhau và với môi trường để phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động
của các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng. [13-15]


Các tác giả thừa nhận về tính phức tạp, sự tương tác và phụ thuộc qua
lại giữa sinh vật và mơi trường, các q trình trao đổi chất và năng lượng và sự biến
đổi theo thời gian của các HST. Tuy vậy, theo khái niệm này, chúng ta sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc mơ tả, xác định ranh giới, vẽ bản đồ và nghiên cứu

18



những đặc trưng của một hệ sinh thái riêng biệt do vậy cần tìm ra hướng giả quyết
cho vấn đề này. Đó là xác định rang giới phân bố giữa các hệ sinh thái này.
b. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái
Hệ sinh thái = quần xã sinh vật + môi trường sống của quần xã + chu
trình vật chất và dịng năng lượng
Quần xã là một tổ hợp bất kỳ các quần thể có tổ chức, có cấu trúc
tương đối đồng nhất về thành phần lồi và hình dạng ngồi, phân bố trong một khu
vực và khơng gian nhất định của mơi trường ,có tính độc lập, có nội cân bằng động
nhờ sự tương hỗ lẫn nhau giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với mơi
trường, có những mối quan hệ dinh dưỡng [14, 19].Hệ sinh thái có thể rộng hơn hay
nhỏ hơn quần xã nhưng được xác định rõ hơn theo các tiêu chí về dịng năng lượng,
cấu trúc dinh dưỡng, chu trình vật chất.

Hình 1. 2. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái

c. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Nhiệt độ: Sự sống có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ -200 0C ->
10000C nhưng đa số loài chỉ tồn tại và phát triển trong khoảng từ 0 0C đến 500C.
Nhiệt độ có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và sự
phân bố các cá thể, quần thể, quần xã. Nhiệt độ cịn ảnh hưởng đến các yếu tố khác
của mơi trường như độ ẩm, đất …Sự khác nhau về nhiệt độ trong khơng gian và
thời gian đã tạo ra những nhóm sinh thái có khả năng thích nghi khác nhau.[10, 19]
Mơi trường chất lượng nước: nồng độ CO2, hàm lượng O2, các thành
phần kim loại , độ muối, độ đục…
- Độ muối: hàm lượng tổng cộng tính bằng gam của tất cả các chất khống
rắn (các muối) hồ tan có trong 1000 gam nước biển ( 0/00). Nó được coi là một yêu
tố giới hạn thực thụ đối với các loài sinh vật nói chung và mỗi hệ sinh thái nói
19



riêng[4]. Ví dụ đối những lồi sinh vật nước lợ vùng của sống sự sống chủ yếu
trong nước có độ muối từ (2- 25 0/oo).
- Độ đục là môi trường sông quan trọng của hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh
thái dưới nước. ví dụ như Vùng biển TP Hải Phịng có chế độ nhật triều đều, biên độ
thuỷ triều lớn, nên dòng chảy thường khá mạnh tạo điều kiện thơng thống, nhờ đó
san hơ phát triển. Tuy vậy, vùng biển có độ sâu nhỏ (tối đa chỉ 20 m), đáy có nhiều
bùn chạy gần chân đảo, nước có độ trong nhỏ, đã hạn chế khả năng phát triển xuống
sâu của san hô[4, 27].
- Chế độ thủy động lực: như dịng chảy, chế độ triều, sóng . Đặc biệt
quan trong đối với hệ sinh thái biển của đới bờ chịu tác động trực tiếp của dòng
chảy. Chế độ triều thay đổi thời gian phơi rễ của rừng ngập mặn sẽ giảm dẫn đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn có thể lụi tàn.[2, 4]
- Địa hình (Eric Bird (2008)) được xem là nền tảng rắn cho
HST phát triển, quyết định sự phân bố năng lượng và vật chất ra vào đối với hệ.
Trên mỗi một dạng ĐH sẽ tồn tại một hoặc nhiều HST đặc trưng đi kèm.
- Thể nền: trầm tích tầng mặt hay cịn gọi là nền đáy .Các loại trầm
tích như cát, bùn, sét [4] là điều kiện cần đối với sự HST đặc biệt đối với các hệ
sinh thái sống bám đáy.

20


- Sự tác động của con người: Khơng có tác động hoặc tác động ít
(giữ nguyên các hiện trạng vốn có của nó); Được hình thành do tác động của con
người mà có (các hệ sinh thái do nhân sinh).
 Đối với môi trường vùng dưới triều, các yếu tố quan trọng nhất có tác
động mạnh mẽ tới sự tồn tại của sinh vật có thể kể đến là: hình thái, động lực, trầm
tích, độ sâu, độ mặn, độ đục, quần xã bám đáy… Đây cũng chính là những yếu tố

mơi trường mà nghiên cứu đã sử dụng nhằm tìm ra sự phân bố của các hệ sinh thái.

1.2.2. Quan điểm hệ thống và căn cứ phân chia các hệ sinh
thái ở đới biển
Như đã trình bày ở trên, hệ sinh thái là một hệ thống mở vô cùng phức tạp, vì
vậy việc phân chia các hệ sinh thái chỉ mang tính tương đối. Hiện nay, chưa có một
tài liệu chính thức nào hướng dẫn hay quy định về cách phân chia các hệ sinh thái.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái trên trên đất liền và biển, các
nhà nghiên cứu thường lấy đặc điểm về môi trường sống và các quần xã sinh vật
chiếm ưu thế làm căn cứ để phân chia ( theo IUCN và CMECS)[28, 31]. Ở mỗi quy
mơ khác nhau thì tiêu chí phân loại các hệ sinh thái lại có sự khác biệt nhau
Một số hệ thống phân chia hệ sinh thái lớn theo quy mô thế giới, quốc gia
hay khu vực điển hình như:
- Hệ thống của Cơ quan Văn hóa Khoa học kỹ thuật Liên Hiệp Quốc
UNESCO: Hệ thống Phân loại Quốc tế và lập Bản đồ Thảm thực vật xuất bản năm
1973, và đổi tên thành “Hệ thống Phân loại Vật lý Địa mạo sinh thái hình thành
thực vật của Trái đất”, do Mueller Dombois và Ellenberg biên soạn lại năm 1974,
các tiêu chí được cho là rất phù hợp với quy mơ tồn cầu.
- Uỷ ban Thảm thực vật Hoa Kỳ đã xây dựng và phát triển Hệ thống Phân
loại Thực vật Quốc gia Hoa Kỳ - viết tắt là USNVC (United State National
Vegetation Classifiation) với 21 loại thảm thực vật;
- Hệ thống phân loại hiện có, tổ chức USGS cũng đã nghiên cứu xây dựng và
phát triển một hệ thống phân loại hệ sinh thái bao gồm cả các hệ sinh thái trên cạn
và dưới nước.
- Theo công ước RAMSAR đã chia ra hệ thống phân. Hệ sinh thái đất ngâp
nước. Ưu điểm của hệ thống phân loại là xét trên các yếu tố chính cấu thành nên
đặc trưng hệ sinh thái. Tuy nhiên, khu vực phân chia nhỏ hẹp, chỉ phân chia hệ sinh
21



thái trong vùng đất ngập nước.  Phân loại theo đặc điểm địa mạo, lớp phủ đặc
trưng. Tỷ lệ 1:500 000

Đất ngập nước ven biển và biển (Marine and Coastal Wetlands)
1

Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độsâu dưới 6m khi triều
thấp

2

Các thảm thực vật biển dưới triều; bao gồm các bãi cỏ biển.

3

Các rạn san hô.

4

Các bờ đá biển; kể cả các đảo đá ngoài khơi, vách đá biển.

5

Các bờ cát, bãi cuội hay sỏi; bao gồm các roi cát, mũi đất nhô ra biển và
các đảo cát; kểcảcác hệ cồn cát và các lòng chảo ẩm ướt

6

Các vùng nước cửa sông; nước thường trực của cácvùng cửa sông và các
hệ thống cửa sông của châu thổ.


7

Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay các bãi muối.

8

Các đầm lầy gian triều; bao gồm các đầm lầy nước mặn, các đồng cỏ nước
mặn, các bãi kết muối, các đầm nước mặn nổi lên; kể cả các đầm nước
ngọt và lợ thủy triều.

9

Các vùng đất ngập nước có rừng gian triều; bao gồm rừng ngập mặn.

10

Các đầm/ phá nước lợ/mặn ven biển.

11

Các đầm/ phá nước ngọt ven biển; bao gồm các đầm/ phá châu thổ nước
ngọt.

12

Các hệt hống thủy văn karst ngầm và hang động ven biển và biển
Bảng 1. 1. Hệ thống phân loại HST đới bờ của Ramsar

Theo Nguyễn Chu Hồi những hệ sinh thái đất ngập nước ven biển thực chất

là những đơn vị cấu trúc tự nhiên tồn tại độc lập nhưng phát triển trong mối quan hệ
gắn bó với các hệ lân cận.. Với mục đích như vậy và dựa vào hệ thống phân loại đất
ngập nước của Cowardin. L.M (1979) cùng những kết quả áp dụng cho các vùng
ven biển SriLanka (1994). Trong mỗi nhóm này, căn cứ vào mức độ phủ thực vật,
không phủ thực vật và đặc điểm nền đáy để chia thành các kiểu đất ngập nước khác
nhau tác giả phân loại theo đặc điểm địa mạo, lớp phủ đặc trưng.

Nhóm HST

Phân bố
22


chính
Lớp (Class): Đất ngập nước bãi triều ven biển (Intertidal Wetland of Coastal
Zone)

Các vùng đất
ngập nước
triều ven bờ

Các châu thổ Sông
Rừng ngập mặn; Thảm
Hồng, Mê kông, các
rong tảo - thảm cỏ biển;
Phủ thực vật
vùng cửa sơng lớn,
Bãi sình lầy; Đầm phá
đầm phá Huế- Bình
nước lợ.

Định.

Khơng phủ
thực vật

Trên các đảo

Bãi cát, bãi bùn triều;
Đầm nước lợ; Đầm phá
nước mặn ; Vùng cửa
sơng hình phễu; Vùng
triều đáy mềm và đáy
cứng, các lạch triều; Rạn
san hô viền bờ.

Các đảo đá cacbonat; Các đảo đá trầm
tích và trầm tích núi lửa; Đảo san hơ

Tập trung ở hai châu
thổ lớn, vùng Hải
Phòng, Đồng Nai,
vùng triều đến độ sâu
< 10 m.

Vùng Quảng Ninh,
Hải Phòng. Rải rác
miền Trung và miền
Nam. Ngoài biển
khơi


Bảng 1. 2. Hệ thống phân loại hệ sinh thái theo đất ngập nước của Nguyễn Chu Hồi

Hệ thống phân loại của Vũ Trung Tạng, 2004. Tác giả cũng nhìn nhận đất
ngập nước là hập hợp các hệ sinh thái trong đó quần xã sinh vật và các yếu tố mơi
trường có mối liên hệ tương tác với nhau. Quần xã sinh vật là sản phẩm được sinh
ra trong một môi trường xác định của đất ngập nước đồng thời cũng nhấn mạnh
rằng đất ngập nước là kết quả tổ hợp của 3 yếu tố chính: Đất, nước và thảm thực vật
tồn tại trong đó. (Trong tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ISSN 08668612) PGS.TS.Vũ Trung Tạng)
Khối nước cửa sông; bãi bồi ven sông; các
ĐNN ven ĐNN cửa sông
cồn đảo cửa sông.
Đất ngập biển
tự
ĐNN bãi triều Rừng ngập mặn;bãi triều trần; bờ đá ngập
nước ven nhiên
ven biển
triều.
biển

23


Đầm phá ven biển
Các vũng vịnh
biển nông ven bờ

Đầm phá bị ngọt hóa; Đp nước lợ, Đp bị
mặn hóa
Bãi triều quanh vịnh với độ sâu 6m dưới
mực nước triều; Khối nước trong vịnh đến

độ sâu 6m dưới mực nước triều

Vùng triều có độ Đáy đá hay đáy mềm(nền đáy); khối nước.
sâu 6m

(Coastal
zone
wetland)

Đất ngập nước Bờ, bãi ngập nước theo thủy triều; khối
thuộc hải đảo
nước ven đảo độ sâu <6m
ĐNN
nhân tạo

Nước lợ ngồi đê

Đồng muối ,Ni trồng thủy hải sản

Bảng 1. 3. Hệ hống phân loại của Vũ Trung Tạng, 2004

24


1.2.3. Cở sở xác lập phân bố không gian các hệ sinh thái ở đới
bờ biển
Vùng ven biển là vùng giao hội giữa đất liền và biển, chính vì vậy vùng này
chịu sự tương tác của cả biển và đất liền, vùng này rất đặt biệt về các quá trình địa
mạo nên hình thành rất nhiều dạng địa hình khác nhau. Tuy nhiên, vùng ven biển là
nơi tập trung các hoạt động kinh tế đa dạng như cảng, hàng hải, du lịch - giải trí, nghề

cá, ni trồng thuỷ sản, nông nghiệp ven biển, công nghiệp ven biển, khai mỏ, đơ thị
hố, v.v. Do vậy, vùng ven biển là nơi các dạng địa hình biến động mạnh do các hoạt
động khai thác tài nguyên của con nguời. Bằng kiến thức chun mơn, các ảnh đa
phổ kết hợp với ảnh tồn sắc có độ phân giải khơng gian cao có thể cho phép xác
định các kiểu bờ biển với đặc trưng về hình thái và vật chất cấu tạo (bờ cát, sinh vật,
đá gốc, bờ bùn sét, v.v.); Có thể phân biệt rõ các đối tượng hình thái, nhu như bãi cát
biển, bãi triều, bãi cát ngầm, các thềm biển, cồn cát cổ và hiện đại, hệ thống lạch
triều, cửa sông, đầm phá và vũng vịnh. Kết hợp với số liệu thực địa có thể phân định
trầm tích vùng triều với các thành phần cơ bản như bùn, bùn bột, bùn cát và cát thông
qua các bản đồ chuyên đề. Trong những điều kiện thuận lợi (nước trong, sóng nhỏ),
có thể giải đốn được địa hình và trầm tích mặt đáy ở độ sâu nhỏ hơn vài mét[32, 7,
16] phục vụ xây dựng các bộ mẫu giải đoán.
1.2.3.1 Các hệ sinh thái nổi
a. Phương pháp phân loại tư liệu ảnh viễn thám:
- Phương pháp phân loại bằng mắt thường: là sử dụng mắt người cùng với trí
tuệ để tách chiết các thơng tin từ tư liệu viễn thám dạng hình ảnh với công cụ phần
mềm hỗ trợ. Cơ sở của việc giải đoán: dựa trên các tone (độ đậm nhạt) màu, kích
thước, hình dạng của vật thể, địa hình, thảm thực vật, kiểm tra bằng thực địa[16].
Trong giải đoán ảnh bằng mắt, việc xác định khóa giải đốn là cần thiết nhưng nó
mang tính ngun tắc và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm thực tiễn của người
giải đoán.

25


×