Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.93 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ HOÀNG HUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG TÁC THANH NIÊN
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN LONG HẢI

HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2021
Tác giả

Trần Thị Hoàng Huyên


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Học Viện khoa học xã hội, cơ sở tại


thành phố Đà Nẵng.
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể, quý thầy cô. Trước hết, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy Nguyễn Long Hải đã tận tình
hướng dẫn tơi thực hiện đề tài của mình.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
trang bị và đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vơ cùng có ích trong những
năm học vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ CÔNG TÁC
THANH NIÊN ............................................................................................... 10
1.1. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ................................................ 10
1.2. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên ................... 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh
niên .................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG TÁC
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................... 27
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 27
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên trên địa bàn Huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ......................................................................... 34
2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn Huyện

Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam ........................................................................ 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN .................................... 53
3.1. Những giải pháp chung cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về công tác thanh niên trong phạm vi cả nước. ..................................... 53
3.2. Những giải pháp riêng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình. ........................ 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


3

QLNN

Quản lý nhà nước

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Bảng
2.1

Đặc điểm giới tính, độ tuổi thanh niên huyện Thăng
Bình


Trang

31

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1

Tên hình

Bản đồ hành chính huyện Thăng Bình

Trang

29


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .
Trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam, thanh niên luôn được
quan tâm hết mức như là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Thanh niên là một lực lượng hùng mạnh đông đảo, chiếm tỷ lệ phần lớn trong
dân cư, là chủ thể cải tạo xây dựng xã hội, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực
lượng có vai trị quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển và duy trì sự sống.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng
triệu thanh niên đáp lời kêu gọi của non sông hăng hái lên đường chống giặc
ngoại xâm, đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, viết tiếp những trang
sử vẻ vang, tạo nên những thế hệ thanh niên anh hùng của một dân tộc anh

hùng. Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy
tương lai”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “hay là ta sẽ đến nơi đâu còn
giặc ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên…”, hăng hái tham gia các phong trào
"Ba sẵn sàng", “Năm xung phong” ... Ở nước ta, thanh niên là lực lượng nòng
cốt đi đầu trong phong trào tranh đấu vì Tổ quốc độc lập và tự do, vì nhân dân
hạnh phúc. Nhân dịp tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần II (từ 25/10 04/11/1956), Hồ Chí Minh đã xác nhận rằng: Đảng, Chính phủ có thể tự hào
là đã tạo một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, mong các cháu tiếp
tục nỗ lực phấn đấu hăng hái cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước
nhà. Với yêu cầu cấp thiết đó, cần bồi dưỡng cho thanh niên về lối sống hơn
là cách sống như “ Thép đã tôi thế đó”, “ đời người chỉ sống một lần, sống
làm sao cho khỏi xót xa và ân hận vì những năm tháng đã sống hồi sống phí,
vì những dĩ vãng ty tiện để đến khi nhắm mắt xi tay ta có thể nói rằng: “Tất
cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời,
đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”.
1


Ở bối cảnh quốc tế hiện nay có nhiều biến động khơn lường và trước áp
lực thách thức của tồn cầu hố và thành tựu của cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0, yêu cầu đòi hỏi mỗi thanh niên Việt Nam cần nỗ lực phát huy các khả
năng lợi thế của mình, bằng sức trẻ và lịng trung thành, nhiệt huyết để đóng
góp tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đúng như
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu là phần lớn do thanh niên "
[16; tr 84]
Thanh niên Việt Nam là lực lượng quần chúng đặc biệt của Đảng và Nhà
nước ta, thanh niên có các yêu cầu và lợi ích chính đáng về nhiều mặt trong
thực tiễn đời sống xã hội, đó là được: học hành, việc làm, giải trí vui chơi
lành mạnh, tình u, hơn nhân, gia đình... Theo Hồ Chủ tịch: “Phải quan tâm
đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên”[17, tr 166]; “cần đi sâu sát

vào đời sống để hiểu rõ tâm lý của thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết những
vấn đề thiết thực" [17, tr 290].
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, Quốc hội nước ta khoá XI
tại kỳ họp Thứ tám đã ban hành Luật Thanh niên vào ngày 29/11/2005. Trong
đó, có quy định nghĩa vụ và quyền của thanh niên; quy định trách nhiệm của
gia đình, Nhà nước và xã hội đối với thế hệ thanh niên; quy định về tổ chức
của thanh niên. Kể từ khi Luật Thanh niên có hiệu lực đến nay, nhận được sự
lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, sự tham gia vào cuộc của hệ
thống cơ quan Nhà nước từ TW đến địa phương, cùng với sự phối hợp khá
chặt chẽ của các ngành và tổ chức đồn thể, nên q trình quản lý Nhà nước
ta về công tác thanh niên đã có nhiều chuyển biến thuận lợi: nhận thức của
thanh niên được nâng cao, gia tăng ý thức tích cực của thanh niên trong chấp
hành chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước – với phần
lớn họ có lối sống tốt, gắn kết trách nhiệm với cộng đồng; nghĩa vụ và các
2


quyền của thanh niên được pháp luật bảo vệ và bảo đảm; vị thế và trách
nhiệm của họ ngày càng được nâng cao thơng qua việc tham gia tích cực vào
phát triển KT-XH, xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên sản xuất giỏi, nhiều
mơ hình thanh niên khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế giỏi, thanh niên sáng
kiến cải tiến áp dụng khoa học - cơng nghệ... . Qua đó, đời sống của thanh
niên được cải thiện, đóng góp vào việc đẩy nhanh phát triển KT-XH.
Song dù vậy, với sự biến động phức tạp khó lường của tình hình thế
giới, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và yêu cầu đặt ra ngày càng
cao trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH ở Việt Nam hiện nay, một tỷ lệ
không nhỏ trong lực lượng thanh niên nước ta đang còn hạn chế về một số
kiến thức và kỹ năng cần thiết trước yêu cầu mở cửa - hội nhập và phát triển;
một số thì chưa xác định rõ về lý tưởng nghề nghiệp và lý tưởng cách mạng,
còn lệch lạc về quan niệm sống và lối sống, ý thức chấp hành pháp luật chưa

cao, lười lao động và dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội. Đúng như cố Tổng Bí thư
Lê Duẩn đã từng nói: Người có lý tưởng cách mạng hiểu rõ mình sống vì ai,
lao động để làm gì có những hồi bão ước mơ cao đẹp vượt qua những ham
muốn tầm thường và suy tính nhỏ nhen, người có lý tưởng cách mạng hiểu rõ
tương lai hạnh phúc của mình khơng tách rời vận mệnh của dân tộc.
Trước hiện trạng trên cho thấy, công tác thanh niên hiện nay đang là
nhiệm vụ cấp thiết, địi hỏi cơng tác này phải có sự ưu tiên đầu tư chăm lo
thích đáng của Đảng và Nhà nước, xác định công tác thanh niên phải là nhiệm
vụ sống cịn của q trình thực hiện sự nghiệp cách mạng.
Liên hệ đến huyện Thăng Bình (Quảng Nam), về cơng tác thanh niên đã
được Huyện ủy và UBND huyện Thăng Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng
các nghị quyết, đề án, kế hoạch, chương trình hành động (Chiến lược phát
triển thanh niên huyện Thăng Bình giai đoạn 2016 – 2020; kế hoạch thường
niên về công tác thanh niên…) với sự tham gia khá tích cực của các phịng,
3


ban trực thuộc và sự phối hợp tổ chức thực hiện khá đồng bộ của Đoàn thanh
niên với những đoàn thể nhân dân từ tuyến huyện đến các xã, thị trấn. Từ cơ
sở định hướng này, thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình hàng năm đã
được tuyên truyền phổ biến pháp luật, hỗ trợ và tư vấn về pháp lý, về sức
khoẻ và mơi trường; được giáo dục tồn diện trong các trường học trên địa
bàn huyện; gắn kết với các đề án, chương trình phát triển KT-XH của tỉnh
Quảng Nam… Nhờ đó đã tạo thuận lợi các điều kiện để thanh niên Thăng
Bình tiếp cận được nghề theo nguyện vọng và sở trường; được hỗ trợ, định
hướng và tư vấn nghề nghiệp. Có các câu lạc bộ/ mơ hình tiêu biểu xuất hiện
trên địa bàn đã được hàng nghìn thanh niên hưởng ứng tham gia tích cực,
như: mơ hình thanh niên tự quản, CLB sau cai, CLB tuổi trẻ trong phòng
chống các tội phạm và tệ nạn xã hội; mơ hình thanh niên làm kinh tế giỏi, mơ
hình thanh niên tham gia các cơng trình phát triển KT-XH ở địa phương (cơng

trình giao thơng bê tơng nơng thơn và giao thơng nội đồng; cơng trình trồng
cây xanh; mơ hình thắp sáng đường q; cơng trình tơn tạo nghĩa trang liệt sĩ;
nhà tình nghĩa; mơ hình nâng bước em đến trường... Thơng qua đó giúp cho
nhiều thanh niên được trang bị nhiều kiến thức và các kỹ năng sống, được đào
tạo nghề cơ bản để lập thân – khởi nghiệp; cũng như thơng qua đó giúp nhiều
thanh niên ý thức được nghĩa vụ công dân, tự nguyện viết đơn nhập ngũ để
phục vụ quân đội... Tuy vậy, một số mặt vấn đề đặt ra hiện nay: (1) Sự nhận
thức về vị trí vai trị của thanh niên của một bộ phận cán trên địa bàn Thăng
Bình cịn chưa đồng bộ, dẫn đến sự điều hành quản lý ở một số đơn vị còn
chưa đúng mức, biểu thị là vẫn có tình trạng khốn trắng cho tổ chức Đồn
Thanh niên cấp huyện, cấp xã và Hội liên hiệp thanh niên; (2) Trong khi cán
bộ, cơng chức làm cơng tác đồn thanh niên chủ yếu là kiêm nhiệm thì cơng
tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan và một số đoàn thể cũng chưa
đồng bộ, thiếu chặt chẽ và vai trò trách nhiệm của cơ quan nhà nước còn chưa

4


rõ trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Thanh niên; (3) Thiếu một số văn
bản chính sách cụ thể dành cho đối tượng thanh niên ở từng ngành, lĩnh vực.
Với lý do cấp thiết trên, tác giả đăng ký chọn nghiên cứu đề tài “Quản
lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn Huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp Luật hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Nghiên cứu thanh niên và lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh
niên vốn dĩ đã được khá nhiều nhà chính trị, nhà quản lý và giới khoa học
nghiên cứu. Tiêu biểu có:
Tác giả Lê Duẩn với Sách “Thanh niên với cách mạng, xã hội chủ
nghĩa”, do Nxb. Thanh niên ấn hành năm 1978, Hà Nội; Sách “Tuổi trẻ anh
hùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, do Nxb. Sự

Thật ấn hành năm 1980, Hà Nội,... Hai tài liệu này đã trình bày khái qt có
hệ thống về quá trình ra đời và phát triển trưởng thành của những thế hệ thanh
niên nước ta; khẳng định vai trò đóng góp quan trọng của thanh niên trong
lịch sử dân tộc ta; qua đó xác nhận thanh niên là lực lượng tiên phong đi đầu
trong hoạt động sự nghiệp cách mạng.
Liên quan đến công tác thanh niên và lĩnh vực quản lý nhà nước về cơng
tác thanh niên, có nhiều cơng trình tài liệu nghiên cứu, điển hình như:
- Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị thanh niên trong cách mạng
Việt Nam” của tác giả Trần Quy Nhơn, do Nxb Thanh niên ấn hành năm
2004, Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ ngành lịch sử năm 2001: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trị của thanh niên và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Vỉệí Nam trong
cơng cuộc xây dựng đất nước giai đoạn 1975 - 1996” của tác giả Trần Thị
Nhơn, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
5


- Luận văn thạc sĩ ngành lịch sử năm 2002: “Đảng Cộng sàn Việt Nam
lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Tô Thành
Phát, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Tác giả Quang Vinh với tác phẩm sách “Hồ Chí Minh về giáo dục và
tổ chức thanh niên”, do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2000, Hà Nội.
- Đề tài năm 1998: “Thanh niên tỉnh Cà Mau: Thực trạng, giải pháp và
chính sách đối với thanh niên trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội”
của tác giả Phạm Văn Uýnh làm chủ nhiệm.
- Bài viết “tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên và công tác thanh
niên” của tác giả Hồ Đức Việt đăng Báo Tiền Phong năm 2011.
- Bài viết “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên hiện nay” của tác
giả Nguyễn Hồng Kiên, đăng trên trang Website:
cập nhật ngày 10/7/2013.

- Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về thanh
niên và công tác thanh niên” , Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2008.
Công trình này được sưu tầm từ Hồ Chí Minh tồn tập, Văn kiện Đảng toàn
tập, các văn kiện khác của Đảng nhằm giúp nghiên cứu một số bài viết, lời
dạy của Bác và Đảng đối với thanh niên.
- Bài viết “Chính sách phát triển thanh niên trong thời kỳ đổi mới và
kiến nghị sửa đổi Luật Thanh niên” của Ths. Lê Thị Hương Thủy (Viện
Nghiên cứu lập pháp), đăng trên Website: cập nhật
ngày 28/4/2020.
- Bài viết “Đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thanh niên
trong thời kỳ mới” của TS. Nguyễn Văn Hùng (Hội đồng Lý luận Trung
ương), đăng trên Website: cập nhật ngày 18/3/2021.
6


- Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác bồi dưỡng thanh niên”
của tác giả Bùi Hoàng Tùng (Phó Bí thư Đồn Khối các cơ quan TW), đăng
trên Website: cập nhật ngày 18/3/2021.
Các tài liệu sách, báo, tạp chí và các cơng trình nghiên cứu được đề cập
trên, về cơ bản đã xác nhận vai trò rất quan trọng của thanh niên trong đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lịch sử phát triển đất
nước. Mặt khác, nhiều cơng trình nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa các
quan điểm của Đảng về công tác thanh niên. Tuy vậy, nghiên cứu cơng tác
thanh niên ở góc nhìn quản lý nhà nước thì chưa có cơng trình nào nghiên
cứu có hệ thống, chuyên sâu – nhất là đề cập những nội dung quản lý nhà
nước đối với công tác này...
Từ đây cho thấy, việc nghiên cứu đề tài này khơng có sự trùng lặp với
những cơng trình trước đó đã cơng bố; cũng như đối với một địa bàn cụ thể tại
huyện Thăng bình (Quảng Nam).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất phương hướng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả,
hiệu lực quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng
Bình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa làm rõ hơn về một số vấn đề lý luận quản lý nhà
nước về công tác thanh niên.
Hai là, phân tích tình hình quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên trên
địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Ba là, đánh giá làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh
niên trên địa bàn huyện Thăng Bình và các vấn đề hạn chế/ bất cập đang đặt
ra.
7


Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên tại huyện Thăng Bình hiện
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về công tác thanh
niên.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại huyện Thăng Bình (Quảng Nam).
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự quản lý nhà nước bằng pháp luật, cải cách
nền hành chính nhà nước,…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được luận văn sử dụng, đó là:
Phương pháp phân tích văn bản tài liệu, lịch sử lôgic được sử dụng
nhằm hệ thống hóa những chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và
tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên và cơng tác thanh niên.
Phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh … được sử dụng
nhằm đánh giá q trình quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên chủ yếu từ
năm 2015 tới nay.
8


6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài:
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn hệ thống hóa nhằm xác định rõ hơn một số cơ sở lý luận quản
lý nhà nước về công tác thanh niên.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác
thanh niên trên địa bàn Huyện Thăng Bình (cả kết quả đạt được và vấn đề hạn
chế đặt ra). Qua đó cung cấp các luận cứ thực tiễn, để đưa ra các kiến nghị đề
xuất giải pháp nhằm đóng góp vào việc khắc phục mặt hạn chế/ bất cập trong
quá trình quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên ở huyện Thăng Bình hiện
nay.
Đồng thời, các đề xuất này cịn góp phần vào việc tăng cường vai trò
lãnh đạo của cấp ủy Đảng và nâng cao năng lực chính quyền trong quản lý
điều hành về cơng tác thanh niên ở huyện Thăng Bình và các địa phương có
đặc điểm tương đồng; cũng như góp phần hồn thiện các văn bản pháp luật về

cơng tác thanh niên.
7. Kết cấu của luận văn:
Bên cạnh mục mở đầu, mục kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố
cục nội dung của luận văn gồm có 03 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh
niên
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa
bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
công tác thanh niên.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ CƠNG TÁC
THANH NIÊN
1.1. Quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên
1.1.1. Thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1.1. Khái niệm thanh niên
Trong xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo của cộng đồng dân
cư, những người trong độ tuổi thanh niên (ở Việt Nam và phần lớn các nước
trên thế giới đều tính độ tuổi thanh niên từ 15 - 35) chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Theo Liên hợp quốc, thanh niên là đội ngũ những người từ 15 – 24 tuổi.
Theo pháp luật thực định của Nhà nước ta, tại Điều 1 thuộc Chương I
của Luật Thanh niên năm 2020 (Luật số: 57/2020/QH14): Thanh niên là công
dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Như vậy, thanh niên là lực lượng có độ tuổi trưởng thành (từ 16 - 30
tuổi) gắn liền với sự phát triển tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về mọi mặt.
Chính với độ tuổi sức trẻ trưởng thành này, gắn liền với sự phát triển

mọi mặt tương đối hoàn chỉnh mà trong mọi tiến trình lịch sử cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng ta, thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong với: ý
chí Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh; tinh thần “Năm xung phong” và “Ba sẵn
sàng”; chương trình "Khi tơi 18"; các phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam học tập
và làm theo lời Bác”,“Sáng tạo trẻ ”, “Xung kích trong phát triển kinh tế - xã
hội và Bảo vệ Tổ quốc”, "Thanh niên cùng chung tay xây dựng nông thôn
mới”... , nên họ đều đóng vai trị tích cực và rất quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội cả trong thời chiến và thời bình, cả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Hiện nay, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi
đầu trong cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;
10


có vai trị quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế
và xây dựng CNXH. (Khoản 1, Điều 4 của Luật Thanh niên năm 2020)
1.1.1.2. Công tác thanh niên
Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm chứa sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội.
Tại Điều 4 ở Chương I thuộc Nghị định 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng
7 năm 2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên nêu rõ:
Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội để
giáo dục, bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi cho thanh niên
nỗ lực phấn đấu và trưởng thành; đồng thời phát huy vai trị tiên phong xung
kích của thanh niên, mở sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của họ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Cơng tác thanh niên theo đó gắn liền với những giải pháp và phương
thức tổ chức thực hiện có sự phân cấp - phân công - phối hợp giữa nhiều chủ
thể quản lý để tạo các tác động tích cực trong quá trình tổ chức, bồi dưỡng,

đào tạo và phát huy vị thế, vai trò thanh niên.
1.1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
thanh niên
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa
Mác - Lênin về vai trị thanh niên và cơng tác thanh niên trong điều kiện nước
ta. Nó được thể hiện đậm nét trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách
mạng của Người, thể hiện ra ở rất nhiều bài viết, tác phẩm, thư gửi và ngay cả
trong các buổi tiếp xúc gặp gỡ nói chuyện với thanh niên, thiếu niên, nhi
đồng.
Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ
dẫn: “Nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, là một phần lớn do thanh niên
11


”[16, tr 84]. Nên đối với nhiệm vụ kiến quốc, Hồ Chí Minh đã xác định thanh
niên có vai trị mang tính quyết định khi chỉ rõ: “Trong cơng cuộc kiến thiết
đó, nước nhà trơng mong và chờ đợi ở các cháu rất nhiều”; và “Việt Nam có
được vẻ vang và sánh vai với các cường quốc năm châu hay khơng, chính là
nhờ phần rất lớn ở cơng học tập của các cháu”[16, tr 61]. Đúng vậy, thanh
niên là động lực chủ yếu của cách mạng, là chủ nhân tương lai của đất nước,
nên trong mọi thời kỳ cách mạng Việt Nam: “Đâu cần thanh niên có, việc gì
khó có thanh niên”.
Đảng ta đã kế thừa và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh trong q trình đánh giá vai trị thanh niên, xây dựng
Đoàn TNCS và tổ chức phong trào thanh niên Việt Nam. Trải qua nhiều Đại
hội Đảng, nhấn mạnh vai trò thanh niên rất quan trọng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, điển hình là tại Nghị quyết TW 7
(khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở
thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, Đảng ta khẳng định: Thanh niên là
rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng tiên

phong xung kích trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, một
trong các nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp CNH,HĐH đất
nước và hội nhập quốc tế, xây dựng CNXH. Đội ngũ thanh niên cần đặt vị trí
của họ ở trung tâm của chiến lược giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực và
phát huy nhân tố con người. Việc chăm lo đầu tư phát triển thanh niên khơng
chỉ là động lực, mà cịn là mục tiêu đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền
vững của quốc gia. Nhà nước quản lý công tác thanh niên trên cơ sở thể chế
hoá đường lối của Đảng về công tác thanh niên thành hệ thống chính sách
pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, chương trình hành động và các kế
hoạch phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của các cấp ngành theo nhiệm
kỳ và hàng năm.
12


Với tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đã nhìn nhận một
cách xác thực về vị trí, vai trị của thanh niên và các vấn đề của thanh niên
trong quá trình đấu tranh cách mạng cũng như về tiến trình phát triển lịch sử
của xã hội Việt Nam. Đánh giá cao và sâu sắc nhất về vai trò của thanh niên,
đây là tiền đề hết sức quan trọng để vạch ra đường lối, chiến lược có nội dung
giải pháp giáo dục, bồi dưỡng, quản lý thanh niên thành lực lượng chính trị
hùng hậu kế tục sự nghiệp cách mạng “vừa hồng vừa chuyên”như Bác đã
dạy.
1.1.2. Nhận thức về quản lý nhà nước công tác thanh niên
1.1.2.1.. Quan niệm, đặc điểm
Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh: Quản lý nhà nước về công tác thanh
niên là các hoạt động lập pháp, hoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhằm chế định ra các quy định về công tác thanh niên [37,
tr.l]. Với tác giả Vũ Trọng Kim, quản lý nhà nước về công tác thanh niên đó
là hoạt động xây dựng thể chế về thanh niên, là sự quản lý của cơ quan nhà
nước theo chế định pháp luật, chính sách [37, tr.l]. Với tác giả Vũ Đăng Minh

(Bộ Nội vụ), quản lý nhà nước đó là q trình tác động của hệ thống cơ quan
nhà nước về công tác thanh niên bằng luật pháp, chính sách [37, tr.2]… Từ
đây có thể xác định, quản lý nhà nước về công tác thanh niên là việc Nhà
nước thể chế hoá đường lối của Đảng về thanh niên trở thành hệ thống chính
sách pháp luật, đó là cơng việc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật,
hoạch định các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thanh
niên, nhằm bồi dưỡng, giáo dục và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho
thanh niên nỗ lực phấn đấu để trưởng thành và cống hiến, vì sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Hơn nữa, quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đó là: hoạt động,
điều hành của Nhà nước, về sự phối hợp các cơ quan, bộ máy hoặc tổ chức
13


đồn thể liên quan tới cơng tác thanh niên… (tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh) [37,
tr.1]. Vì vậy, quản lý nhà nước về công tác thanh niên không chỉ dừng lại ở
các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, mà nó yêu cầu về sự phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ của hệ thống chính trị các cấp. Nhà nước thực thi chức năng
quản lý về công tác thanh niên trên cơ sở của hoạt động phối hợp của các chủ
thể và huy động các nguồn lực thực hiện, nhất là trách nhiệm tham gia của các
tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội đối với công tác thanh niên; kết hợp hài
hòa giữa phương pháp vận động, thuyết phục với phương pháp hành chính
trong cơng tác thanh niên hiện nay.
Như vậy: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý
xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực nhà nước đối với thanh niên; là q
trình tác động có tính hướng đích của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với
công tác thanh niên và thanh niên bằng hệ thống công cụ luật pháp, chính
sách, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả
cơng tác thanh niên, nhằm tạo lập thuận lợi về môi trường kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội trong việc định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện để

không ngừng trưởng thành mọi mặt và hoàn thiện nhân cách, phát huy mọi
tiềm năng lợi thế đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
Theo đó, quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên có các đặc điểm chủ
yếu:
Một là,, chủ thể QLNN là hệ thống các cơ quan công quyền trong bộ
máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ để thực hiện chức năng QLNN đối với
công tác thanh niên; đối tượng quản lý không chỉ là thanh niên mà còn là các
chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thanh niên và các chủ thể
xã hội tiến hành công tác thanh niên;
Hai là, các cấp, các ngành, các tổ chức đều có chức năng, nhiệm vụ tiến
hành công tác thanh niên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Nói
14


cách khác, các ngành căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình để tiến hành
cơng tác thanh niên thơng qua việc ban hành, triển khai thực hiện, giám sát
thực hiện và xử lý các vi phạm luật pháp, chính sách thanh niên hoặc liên
quan đến thanh niên. Bằng chính sách, luật pháp, cơ chế, tổ chức bộ máy và
nguồn lực, Nhà nước quản lý, điều phối các chủ thể xã hội trong q trình tiến
hành thực hiện cơng tác thanh niên. QLNN đối với công tác thanh niên thông
qua các chủ thể xã hội hoặc có sự tham gia của các chủ thể xã hội như: Đồn
TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác và các đồn thể nhân
dân.
Ba là, QLNN đối với cơng tác thanh niên là một dạng quản lý đối với
một lực lượng xã hội cụ thể, mà các vấn đề của nó liên quan trực tiếp đến mọi
mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nên nó là một dạng quản lý tổng hợp đa diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, địi hỏi cần phải có sự phối hợp hài hòa,
thống nhất cao giữa các ngành, giữa các bộ phận trong cùng một ngành, giữa
các cấp, giữa các chủ thể trong q trình thực hiện cơng tác thanh niên. Điều
này cũng quy định chức năng quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên
được thực hiện thông qua hoạt động phối hợp, liên kết và huy động sự tham

gia có trách nhiệm của các tổ chức, các cộng đồng xã hội trong công tác thanh
niên với các nguồn lực có thể.
Bốn là, QLNN về cơng tác thanh niên khơng chỉ là q trình áp dụng các
chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chức
thanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi đặt ra yêu cầu khách quan áp dụng quá
trình vận động, thuyết phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục (Mặc dù là chức
năng và nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh
niên có sự khác biệt khá rõ so với tính chất hoạt động của những tổ chức, cơ
quan tư vấn và phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện chính sách, pháp
luật về thanh niên). Nói cách khác, trong quản lý nhà nước đối với công tác
15


thanh niên, bên cạnh việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính, Nhà
nước cịn sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục, tư vấn và vận động.
Việc kết hợp giữa phương pháp mệnh lệnh hành chính (phương pháp thứ yếu)
với phương pháp vận động, giáo dục thuyết phục, tư vấn (phương pháp chủ
yếu) một cách hài hòa cũng là đặc thù của quản lý nhà nước về công tác thanh
niên ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, trong thực tiễn cũng cho thấy, xuất phát
từ đặc điểm của hệ thống chính trị và vai trị rất quan trọng của thanh niên
cũng như công tác thanh niên, nên nhà nước chỉ có thể thực hiện tốt chức
năng quản lý thanh niên thông qua sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với nhiều
chủ thể xã hội khác, nhất là với tổ chức thanh niên và các đồn thể.
1.1.2.2. Vai trị của quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Hiện nay, vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về cơng tác thanh
niên vừa là xuất phát từ tính tất yếu phát triển của thanh niên, vừa là yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Vai trò cụ thể của quản lý nhà
nước về công tác thanh niên, đó là:
Một là: Tạo lập hệ thống pháp luật, chính sách ổn định, bình đẳng, thuận
lợi cho thanh niên được học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện về mọi mặt;

xây dựng mơi trường văn hóa, xã hội và bảo đảm các điều kiện thuận lợi, phù
hợp trong tổ chức thực hiện công tác thanh niên.
Hai là: Định hướng và hướng dẫn sự vận động, phát triển các phong trào
thanh niên. Đưa ra phương hướng và giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong công tác thanh niên, nhằm phát huy các nguồn lực và sức sáng tạo
của lực lượng thanh niên đối với sự phát triển đất nước.
Ba là: giúp hình thành và tổ chức, sắp xếp hoàn thiện hệ thống bộ máy
quản lý Nhà nước cùng với việc sắp xếp, kiện toàn (đào tạo và đào tạo lại) đội
ngũ cán bộ QLNN về công tác thanh niên từ trung ương đến cơ sở.
16


Bốn là: Kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm của các chủ thể tham
gia nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, pháp
luật hiện hành liên quan đến công tác thanh niên, kể cả các cơ quan và cán bộ,
công chức QLNN liên quan đến lĩnh vực này – nếu có dấu hiệu sai phạm.
1.2. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên
1.2.1. Chú thể quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên
Chính phủ thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh
niên.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước đối với thanh niên, Bộ Nội vụ thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về thanh niên theo
thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền để ban hành; xây dựng chiến lược
phát triển thanh niên theo giai đoạn phát triển quốc gia; xây dựng và đề xuất
Đảng và Nhà nước ta về chính sách phát triển thanh niên.
Hai là, các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra trong quản lý nhà
nước về công tác thanh niên đối với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước và đội
ngũ nhân sự; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ, công chức ở cấp bộ, cấp tỉnh về công tác lĩnh vực này; thực hiện những

hoạt động đối ngoại nhà nước về cơng tác thanh niên.
Ba là, chủ trì các hoạt động phối hợp Uỷ ban quốc gia về thanh niên
Việt Nam, Trung ương Đoàn và những tổ chức đoàn thể trong q trình thực
hiện quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên.
Bốn là, kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khuyến nại, tố cáo
và xử lý vi phạm trong q trìnhthực hiện pháp luật, chính sách về thanh niên
của các đơn vị bộ ngành và địa phương; tổng hợp các báo cáo định kỳ số liệu
thống kê của các bộ ngành và địa phương; chủ trì sơ - tổng kết về quản lý nhà
nước về công tác thanh niên trên cả nước.
17


- Năm là, góp ý hồn thiện những dự thảo văn bản pháp luật, chính sách
về thanh niên do các cơ quan có thẩm quyền gửi tới; và thực hiện những
nhiệm vụ khác do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã phân công.
Sáu là, tiến hành hoạt động thẩm định và trình lên cấp có thẩm quyền
trong việc xem xét khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong
q trình quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên của bộ ngành, địa phương.
Đối với các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác theo luật định, có các nhiệm
vụ sau:
Một là, căn cứ vào nội dung Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam,
bộ ngành thiết kế chương trình, đề án phát triển thanh niên và các kế hoạch
triển khai thực hiện những chương trình, đề án này; xây dựng và thực hiện
pháp luật, chính sách về thanh niên thuộc chức năng quản lý nhà nước theo
ngành, lĩnh vực của Bộ ngành và được Chính phủ phân công; thực hiện việc
lồng ghép những mục tiêu về phát triển thanh niên trong quá trình hoạch định
và thực thi chiến lược, các chương trình, đề án và các kế hoạch phát triển KTXH của bộ ngành mình. Trong đó, cần xác định cụ thể nội dung hoạt động,
xác định cơ chế, chính sách và kèm theo các điều kiện để thực hiện được các
mục tiêu đã đề ra.
Hai là, tiến hành chỉ đạo và hướng dẫn cho các sở ngành trong hệ thống

quản lý của tổ chức mình để thực thi các nhiệm vụ được phân công trong các
chương trình đề án phát triển thanh niên của ngành lĩnh vực và của địa
phương.
Ba là, các bộ ngành thực hiện sự phân công lãnh đạo phụ trách công tác
thanh niên và bố trí nhân sự cơng chức thuộc bộ ngành mình để tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ, đề án, chương trình dự án về phát triển thanh niên
được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, phải xác định cụ thể
18


kinh phí thực hiện của bộ, ngành để tổng hợp vào ngân sách hàng năm nhằm
bảo đảm nguồn lực thực hiện pháp luật, chính sách về thanh niên.
Bốn là, tổ chức tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngũ nhân sự công chức của các bộ ngành phụ trách nhiệm vụ quản lý nhà
nước về công tác thanh niên. Thực hiện định kỳ về chế độ thống kê, báo cáo
công tác thanh niên theo sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chủ trì các hoạt động
sơ - tổng kết về hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở phạm vi
của bộ ngành.
Năm là, khen thưởng theo thẩm quyền của cấp bộ ngành; và trình đến
cấp có thẩm quyền trong việc xem xét khen thưởng các cá nhân, tập thể của
bộ, ngành khi họ đạt thành tích xuất sắc về các nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác thanh niên.
Theo sự phân cấp của Chính phủ, UBND các cấp tổ chức thực thi các
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tại địa phương mình.
Đối với cấp tỉnh:
Thứ nhất là, tổ chức thực hiện những văn bản hướng dẫn của cấp Trung
ương về công tác thanh niên. Đồng thời, cấp tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn cho
cấp huyện triển khai thực hiện.
Hai là, căn cứ nội dung và các hướng dẫn của cấp Trung ương và bám

sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cấp tỉnh xây dựng chương trình, đề
án và các kế hoạch phát triển thanh niên. Hoạch định và thực hiện pháp luật,
chính sách về thanh niên thuộc chức năng và thẩm quyền quản lý nhà nước
của cấp tỉnh.
Ba là, lồng ghép những mục tiêu của công tác thanh niên trong hoạch
định và thực hiện chiến lược, đề án, chương trình và các kế hoạch cụ thể của
tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phải xác định rõ các nội dung
19


×