Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG
VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính Ngân hàng

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG
VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phương

Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng


Hà Nội - 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ........................................................................... iv
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................... vi
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .......................................................................................................................................4
1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân ...........4
1.1.1 Khái niệm Tín dụng và Tín dụng cá nhân .......................................................4
1.1.2 Đặc điểm cấp tín dụng khách hàng cá nhân ....................................................5
1.2 Khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân ...................................................................7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân ...................9
1.3.1 Nhóm các nhân tố về đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng...................9
1.3.2 Nhóm đặc điểm về nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng .................. 10
1.3.3 Nhóm đặc điểm tình hình quan hệ tín dụng: ................................................ 11
1.3.4 Nhóm đặc điểm về khoản vay........................................................................ 12
1.4 Các phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
của khách hàng cá nhân ................................................................................................... 13
1.4.1 Phương pháp định tính – Mơ hình 5C........................................................... 14
1.4.2 Phương pháp định lượng ................................................................................ 15
1.4.2.1 Mơ hình điểm số tín dụng........................................................................ 15
1.4.2.2 Mơ hình Phân tích phân biệt (Multiple Discriminant Analysis - MDA)
.................................................................................................................................. 18
1.4.2.3 Mơ hình hồi quy Logit ............................................................................. 18

1.4.2.4 Mơ hình hồi quy Probit ............................................................................ 21
1.4.2.5 Mơ hình mạng nơ-ron .............................................................................. 21
1.4.2.6 Các mơ hình khác: .................................................................................... 22
1.5 Các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của
khách hàng cá nhân .......................................................................................................... 22


1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 22
1.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................... 24
Kết luận Chương 1 ........................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM................................................................................................................................... 30
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....... 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam ........................................................................................................... 30
2.1.2 Mạng lưới của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........... 31
2.1.3. Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam .................................................................................................................... 32
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng): ................ 32
2.1.3.2.“Ho ạt động cho vay:”............................................................................... 33
2.1.3.3. Hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: ..................... 34
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
..................................................................................................................................... 35
2.2 Hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam ................................................................................................ 37
2.2.1 Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV ................ 37
2.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân t ại BIDV............... 40
2.2.3 Kết quả hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2019: ............... 43

2.2.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân........................................................ 43
2.2.3.2 Doanh số cho vay, thu nợ khách hàng cá nhân ..................................... 45
2.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân............................................. 46
2.3 Thực trạng công tác đánh giá khả năng vỡ nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........................................................................... 49
2.3.1 Các phương pháp đánh giá khả năng vỡ nợ khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay .......................................... 49
2.3.1.1 Phương pháp định tính - Mơ hình 5C: ................................................... 49
2.3.1.2: Phương pháp đánh giá dựa trên định hướng của chỉ đạo tín dụng, sản
phẩm tín dụng và các chính sách tín dụng từng thời kỳ: .................................. 50


2.3.1.3: Phương pháp đánh giá dựa trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng cá nhân ............................................................................................... 52
2.4 Đánh giá về các phương pháp đánh giá khả năng vỡ nợ khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay ....................................... 55
2.4.1 Kết quả đạt được .............................................................................................. 55
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 55
2.4.2.1 Hạn chế ...................................................................................................... 56
2.4.2.2 Nguyên nhân c ủa hạn chế ........................................................................ 56
Kết luận Chương 2 ........................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG VỠ NỢ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ...................................................................................... 58
3.1 Đề xuất mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ......................... 58
3.1.1 Tiêu chí lựa chọn mơ hình nghiên cứu ......................................................... 58
3.1.2 Lựa chọn mơ hình Logit ................................................................................. 59
3.1.3 Xây dựng mơ hình Logit................................................................................. 59
3.1.3.1 Cách chọn biến số..................................................................................... 59

3.1.3.2 Cách chọn mẫu.......................................................................................... 63
3.1.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 64
3.1.3.4 Các đ ặc trưng thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu ............................... 65
3.1.4 Kết quả mơ hình nghiên cứu .......................................................................... 72
3.1.4.1 Kết quả đạt được từ mơ hình nghiên cứu .............................................. 72
3.1.4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu .................................................................. 76
3.1.5 Kiểm định độ chính xác của mơ hình Logit ................................................. 79
3.2 Định hướng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh chung và hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai
đoạn 2020 - 2022 .............................................................................................................. 80
3.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2020-2022 ........................................................ 80
3.2.2 Định hướng chiến lược đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam................................................ 81


3.3 Đề xuất đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua kết
quả nghiên cứu .................................................................................................................. 83
3.3.1 Chú trọng thẩm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của
khách hàng.................................................................................................................. 83
3.3.1.1 Nhóm các nhân tố về nhân khẩu học về khách hàng: .......................... 83
3.3.1.2 Nhóm các nhân tố về nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng ........ 84
3.3.1.3 Nhóm các nhân tố về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng ..... 85
3.3.1.4 Nhóm các nhân tố về khoản vay ............................................................. 86
3.3.2 Thường xuyên cập nhật định hướng chỉ đạo tín dụng, sản phẩm tín dụng
và chính sách tín dụng gắn với các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của
khách hàng.................................................................................................................. 86
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân......... 87
3.3.4 Hồn thiện quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân ................ 88
3.3.5 Nâng cao công tác đào t ạo nguồn nhân lực .................................................. 90

Kết luận Chương 3 ........................................................................................................... 90
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 93
Phụ lục 1: Kết quả chạy mơ hình Logit lần 1 với 15 biến độc lập ............................. 96
Phụ lục 2: Kết quả chạy mơ hình Logit lần 2 với 10 biến độc lập ............................. 99


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong bài luận văn có
nguồn gốc rõ ràng, kết quả trình bày được thu thập trong quá trình nghiên cứu là
trung thực và chưa từng được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đến quý thầy
cô trong Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Ngoại
thương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này. Đặc
biệt tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Việt Dũng đã tận
tình hướng dẫn và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, Lãnh đạo các phòng ban nghiệp
vụ, các đồng nghiệp, các khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
phát triển Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình hỗ
trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè
và quý đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BIDV


Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BCTC

Báo cáo tài chính

CIC



Trung tâm thơng tin tín dụng



ĐCTC

Định chế tài chính

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

QHTD

Quan hệ tín dụng

QLKH

Quản lý khách hàng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TMCP

TSBĐ





Thương mại cổ phần



Tài sản bảo đảm



TSHTTVV

Tài sản hình thành từ vốn vay

XHTD

Xếp hạng tín dụng


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các tiêu chí chấm điểm của mơ hình tín dụng Fico .................................... 15
Bảng 1.2 Các tiêu chí chấm điểm của mơ hình tín dụng Vantage Score................... 16
Bảng 1.2 Bảng hệ thống ký hiệu Vantage Score .......................................................... 17

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của BIDV theo loại tiền gửi từ năm 2016 đến 2019
............................................................................................................................................. 32
Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng của BIDV từ năm 2016 đến năm 2019 .............................. 33
Bảng 2.3. Doanh thu của BIDV từ hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng giai đoạn 2016-2019 ............................................................................................... 35
Bảng 2.4. Lợi nhuận từ kinh doanh trước chi phí dự phịng RRTD của BIDV........ 35
giai đoạn 2016-2019......................................................................................................... 35
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV giai đoạn 2016-2019......... 43
Bảng 2.6 Doanh số cho vay và thu nợ vay khách hàng cá nhân t ại BIDV”.............. 45
giai đoạn 2016-2019......................................................................................................... 45
Bảng 2.7 Phân loại dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV giai đoạn 20162019 theo chất lượng khoản vay ..................................................................................... 47
Bảng 3.1 Thơng số mơ hình tính tốn ............................................................................ 60
Bảng 3.2 Mẫu nghiên cứu................................................................................................ 64
Bảng 3.3 Giả thuyết nghiên cứu cho các biến............................................................... 64
Bảng 3.2 Kết quả chạy mơ hình lần 1 với 15 biến độc lập.......................................... 74
Bảng 3.3 Kết quả chạy mơ hình lần 2 với 10 biến độc lập.......................................... 75
Bảng 3.4 Dữ liệu kiểm định mơ hình (với 10 biến độc lập)........................................ 79

HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các phương pháp phân tích khả năng vỡ nợ KHCN ................................... 13
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức BIDV ..................................................................................... 31
Hình 2.2 Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 ... 37
Hình 2.3 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV giai đoạn từ năm 20162019 .................................................................................................................................... 44


v

Hình 2.4 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ vay khách hàng cá nhân tại BIDV
giai đoạn từ 2016-2019 .................................................................................................... 46
Hình 2.5 Phân loại dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV giai đoạn 20162019 theo chất lượng khoản vay ..................................................................................... 48

Hình 2.6 Quy trình chấm điểm khách hàng cá nhân tại BIDV ................................... 53
Hình 2.7 Minh họa mơ hình xếp hạng khách hàng cá nhân tại BIDV ....................... 54
Hình 3.1 Mơ hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách
hàng cá nhân tại BIDV..................................................................................................... 63
Hình 3.2 Phân loại mẫu nghiên cứu theo độ tuổi ......................................................... 66
Hình 3.3 Phân loại mẫu nghiên cứu theo giới tính ....................................................... 66
Hình 3.4 Phân loại mẫu nghiên cứu theo tình trạng hơn nhân.................................... 67
Hình 3.5 Phân loại mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn ......................................... 68
Hình 3.6 Phân loại mẫu nghiên cứu theo thu nhập của khách hàng vay vốn ........... 69
Hình 3.7 Phân loại mẫu nghiên cứu theo quy mô khoản vay ..................................... 70
Hình 3.8 Phân loại mẫu nghiên cứu theo thời gian vay vốn ....................................... 71
Hình 3.9 Phân loại mẫu nghiên cứu theo mục đích vay vốn....................................... 72


vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1. Tên luận văn: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2. Tác giả: Nguyễn Thị Phương
3. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
4. Thời gian thực hiện: Năm 2020.
5. Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng.
6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Tóm tắt các kết quả thu được sau q trình thực hiện Luận văn như sau:
(i) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về khả năng vỡ nợ và các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại; các
mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá
nhân và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ
khách hàng cá nhân trên thế giới và Việt Nam.

(ii) Thực trạng đánh giá rủi ro vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Phân tích về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam các năm 2016-2019.
+ Thực trạng công tác đánh giá rủi ro vỡ nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
(ii) Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Đề xuất sử dụng mơ hình Logit để phân tích khả năng vỡ nợ khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng BIDV.
+ Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá
nhân tại BIDV thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS, phân tích mẫu nghiên cứu
và đưa ra kết quả sau khi chạy mơ hình. Cụ thể, mơ hình xây dựng ban đầu gồm
biến phụ thuộc là “Khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân” và 15 biến độc lập đề


vii

xuất gồm Nhóm đặc điểm nhân khẩu học (Tuổi, Giới tính, Tình trạng hơn nhân,
Trình trạng sở hữu nhà ở, Học vấn, Số người phụ thuộc), Nhóm đặc điểm nghề
nghiệp và thu nhập (Nghề nghiệp, Kinh nghiệm làm việc, Thu nhập), Nhóm đặc
điểm quan hệ tín dụng (Lịch sử tín dụng của khách hàng, Khoản nợ khác, Quan hệ
tín dụng tại TCTD khác), Nhóm đặc điểm khoản vay (Quy mơ khoản vay, Thời gian
vay vốn, Mục đích vay vốn). Kết quả sau khi chạy mơ hình lần cuối (sau khi loại bỏ
các biến khơng có ý nghĩa), mơ hình gồm có các biến ảnh hưởng đến khả năng vỡ
nợ khách hàng cá nhân gồm Tuổi, Trình trạng sở hữu nhà ở, Học vấn, Số người phụ
thuộc, Nghề nghiệp, Kinh nghiệm làm việc, Thu nhập, Lịch sử tín dụng của khách
hàng, Quy mô khoản vay, Thời gian vay vốn.
+ Từ kết quả nghiên cứu trên và định hướng hoạt động cấp tín dụng đối với

khách hàng cá nhân giai đoạn 2020-2022, tác giả đưa ra một số đề xuất đối với
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ khi
cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng.
Hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Khối khách hàng bán lẻ,
Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và Lãnh
đạo của các ngân hàng TMCP nói chung để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ trong việc cho
vay đối với nhóm đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là một trong các nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại, đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận tuy nhiên cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn,
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày cảng bị thu hẹp và đình
trệ, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động không ngừng gia tăng qua
từng năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đối với các doanh nghiệp trở nên
hết sức khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng. Trước thực trang đó, đối tượng khách hàng cá nhân dần trở thành
nhóm khách hàng chiến lược mà các ngân hàng hướng đến hiện nay.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những
ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam cũng không nằm xu thế đó, tỷ lệ cấp tín
dụng đối với các khách hàng cá nhân hiện nay có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ
trọng tương đối lớn (năm 2016 tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng đối với nhóm khách
hàng cá nhân chiếm 27,54% tổng dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng; đến năm 2019
dư nợ cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tăng lên khoảng trên 35%
tổng dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng), do đó kết quả kinh doanh thu được từ
nhóm khách hàng này cũng đóng vai trị quan trọng đến hiệu quả kinh doanh của

ngân hàng. Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân ngày
càng được các Ngân hàng cần được chú trọng và nâng cao.
Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều ngun nhân, một trong số đó chính
là việc các ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến công tác thẩm định, đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng; chưa vận dụng được kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên
cứu các trường hợp đã xảy ra trong quá khứ. So với việc thẩm định khách hàng
doanh nghiệp – đối tượng khách hàng mà ngân hàng có thể đánh giá khả năng trả nợ
thông quá các hồ sơ chứng từ rõ ràng, việc đánh giá khách hàng cá nhân gặp khá
nhiều khó khăn, phần lớn việc đánh giá năng lực của khách hàng cá nhân cịn phụ
thuộc vào tính đầy đủ của hồ sơ khách hàng cung cấp; năng lực, kinh nghiệm và cả
yếu tố cảm tính của cán bộ tín dụng khi thẩm định.


2

Để làm tốt được công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân,
giảm thiểu tối đa nợ xấu xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thì các Ngân hàng cần nhận diện và nắm bắt được các nhân tố có thể ảnh
hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp phịng ngừa rủi ro
thích hợp.
Do vậy, để tập trung làm rõ các vấn đề trên, tôi đã quyết định lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” tại luận
văn lần này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất đối với Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro vỡ nợ khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Các khách hàng cá nhân đã và đang được cấp tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các số liệu phục vụ cho
nghiên cứu được thu thập trong 04 năm 2016-2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng:
Phương pháp định tính: Sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp, so
sánh, phân tích, đối chiếu. Thu thập, thống kê các thơng tin dữ liệu có sẵn, từ đó
tổng hợp thành bảng biểu hoặc đồ thị để đánh giá và so sánh. Phân tích dựa trên
những thơng tin, dữ liệu đã thống kê.
Phương pháp định lượng: Áp dụng mô hình Logit, sử dụng phần mềm SPSS,
phân tích các yếu tố về khoản vay và các yếu tố về khách hàng ảnh hưởng đến khả


3

năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam với 500 mẫu dữ liệu được chọn ngẫu nhiên từ dữ liệu khách hàng tín dụng cá
nhân của Ngân hàng, từ đó đưa ra một số đề xuất đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam thông qua kết quả nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luật của luận văn gồm 03 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng đánh giá rủi ro vỡ nợ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng cá
nhân
1.1.1 Khái niệm Tín dụng và Tín dụng cá nhân
* Tín dụng
Trong q trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, xuất phát từ nhu cầu cho
vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một
thời điểm đã hình thành quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đó
hoạt động tín dụng đã ra đời.
Tín dụng (tiếng Anh là Credit) xuất phát từ chữ Latinh là “Credo” có nghĩa là
tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được hiểu theo ngơn ngữ của Việt Nam là sự vay
mượn. Theo đó, việc vay mượn chủ yếu dựa trên sự tin tưởng của người cho vay đối
với người đi vay cho rằng người đi vay sẽ hồn trả số tiền hay hàng hóa đúng hạn.
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (tổ chức tín dụng) với
bên đi vay (là tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế), trong đó Ngân hàng
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa
thuận và bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho
Ngân hàng khi đến hạn thanh tốn.
Tại Việt Nam, theo Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và Thơng tư số
19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của thơng tư
số 36/2014/TT-NHNN định nghĩa tín dụng như sau: “Cấp tín dụng là việc tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có
hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao


5

gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật”.
Về cơ bản, tín dụng có thể thể hiện dưới các hình thức khác nhau: tín dụng
bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản (cho thuê tài chính), tín dụng bằng chữ tín
(bảo lănh) và một số hình thức khác. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, cho vay là
hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng thương mại.
* Tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tượng vay vốn là cá nhân
nhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo từ điển Tài chính ngân hàng (Law và Smullen, 2005), tín dụng cá
nhân là khoản tiền hoặc tài sản mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho một cá nhân
sau khi đã đánh giá rủi ro về cá nhân này và tổ chức cung cấp tín dụng này sẽ nhận
được khoản tiền gốc và lãi cho vay sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa
thuận. Đây cũng là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tín dụng cá nhân mang đầy đủ đặc điểm của tín dụng thơng thường và đối
tượng cấp tín dụng là khách hàng cá nhân.
1.1.2 Đặc điểm cấp tín dụng khách hàng cá nhân
- Đối tượng khách hàng cá nhân là các cá nhân có nhu cầu vay vốn sử dụng
cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của cá nhân, hộ gia đình; là chủ/đại diện hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư
nhân trong trường hợp vay vốn phục vụ nhu cầu vốn của hộ kinh doanh/doanh

nghiệp tư nhân. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân
thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn cũng rất đa dạng tuy nhiên không phát
sinh thường xuyên.
- Thời gian cấp tín dụng tùy thuộc vào từng mục đích và hình thức cấp tín
dụng thì có các thời gian của khoản vay khác nhau, có thể là ngắn hạn, trung hạn
hay dài hạn.
- Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường, quy mô khoản vay đối với
khách hàng cá nhân thường nhỏ hơn khoản vay đối với pháp nhân do nhu cầu vốn


6

của cá nhân ở phạm vi nhỏ hơn. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng cá nhân lớn do
đó số lượng khoản vay và tổng giá trị cho vay đối với khách hàng cá nhân là lớn.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng cá nhân
thường cao hơn so với các khoản vay khác tại Ngân hàng, nguyên nhân là do các
chi phí cho vay đối với khách hàng cá nhân lớn, các khoản vay cho khách hàng cá
nhân có mức độ rủi ro lớn hơn. Khách hàng cá nhân thường ít nhạy cảm với lãi suất,
họ thường quan tâm đến số tiền phải trả hàng tháng (gồm cả gốc và lãi) hơn là mức
lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng. Do vậy, khác với hầu hết các khoản cho vay
kinh doanh đối với khách hàng tổ chức, lãi suất áp dụng đối với các khách hàng cá
nhân thường ấn định ngay từ đầu, có thể được điều chỉnh theo lãi suất của thị
trường, tuy nhiên mức điều chỉnh có biến động khơng q lớn.
- Chi phí đối với việc cho vay khách hàng cá nhân: Quy mô đối với từng
khoản vay cá nhân thường nhỏ, tuy nhiên do số lượng lớn nên tổng chi phí cho vay
đối với khách hàng cá nhân thường lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân
hàng. Ngồi ra, việc cập nhật thường xun các thơng tin cá nhân có thể khơng đầy
đủ và chính xác. Do vậy, Ngân hàng phải tiêu tốn nguồn lực nhân sự lớn đối với đối
tượng khách hàng này.
- Rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân: Các khoản cho vay khách hàng cá

nhân thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Đối với các khoản cho vay
kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất
thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời
hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp
hơn so với cho vay cá nhân. cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả
năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập
của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan mà họ khơng thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả nợ, từ
đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là
tình trạng sức khỏe tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt … ảnh
hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực
hiện trả nợ của khách hàng. Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của KHCN


7

thường thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng cơng việc và sức khỏe của họ.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ
quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu,
khả năng cạnh tranh trên thị thường bị hạn chế. Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt
với nhiều rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản…Các nhân tố
khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng
mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hồn trả của khách
hàng.
- Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân
phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của ngân hàng thương mại. Điều này
xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các
loại cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số
lượng lớn, vì vậy tồn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng
thu nhập của NHTM.

- Trách nhiệm đối với khoản vay của KHCN là vô hạn, trong khi KHDN chỉ
chịu trách nhiệm trên nghĩa vụ nhất định của mình tùy theo loại hình doanh nghiệp.
KHCN khi mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng, họ phải chịu trách
nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng bằng chính tồn bộ tài sản của
cá nhân và những người thân.
1.2 Khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân
Hiện chưa có định nghĩa cụ thể về khả năng vỡ nợ của khách hàng mà chỉ tập
trung vào biểu hiện khách hàng có khả năng trả nợ vay và khách hàng khơng có khả
năng trả nợ vay.
Theo tài liệu Basel Committee on Banking Supervision – 2006, Ủy ban Basel
cũng có định nghĩa “default” – khơng có khả năng trả nợ hay vỡ nợ là những khách
hàng có một hoặc các dấu hiệu sau:
- Khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi
đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hồn trả.
- Khách hàng có khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.


8

Tại Việt Nam, quy định về nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước (Thông tư
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi) thì nợ
xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, là các khoản nợ bị đánh giá là có
khả năng mất một phần vốn và lãi (nợ nhóm 3), có khả năng tổn thất cao (nợ nhóm
4) và khơng có khả năng thu hồi (nợ nhóm 5). Nợ nhóm 2 được cho là suy giảm khả
năng trả nợ, tuy nhiên đây chỉ là những khoản vay cần chú ý, khách hàng vẫn có
khả năng thanh tốn nợ.
Như vậy, khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân là khả năng khách hàng này
khơng có khả năng thực hiện thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ khi đến hạn hoặc có

khả năng xảy ra nợ xấu tại Ngân hàng.
Rủi ro trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân là khi khách hàng
không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng đối
với ngân hàng, bao gồm cả việc khơng thực hiện thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi vay
khi đến hạn. Hay nói cách khác, rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được nợ
khi đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng
tín dụng, khơng tn theo ngun tắc hoàn trả tiền nợ khi đáo hạn.
Thực tế, ngân hàng chỉ quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng sau khi
thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, khả năng hoàn trả tiền vay
của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau (các nguyên
nhân sẽ được phân tích cụ thể tại phần dưới đây). Do vậy, theo quan điểm quản lý
của ngân hàng, rủi ro tín dụng là khơng thế tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan
điểm cho rằng rủi ro là bạn đường trong kinh doanh, không thể loại bỏ hồn tồn
mà chỉ có thể hạn chế bớt.
Rủi ro khơng trả được nợ của khách hàng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với
nợ lãi và nợ gốc, bao gồm: không thu hồi được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi,
không thu được nợ gốc đúng hạn và không thu đủ nợ gốc.
Khi ngân hàng không thu được lãi đúng hạn, rủi ro chỉ đang ở mức thấp, ngân
hàng chỉ cần đưa vào mục lãi treo phát sinh. Trường hợp ngân hàng không thu đủ


9

lãi sẽ có khoản lãi treo đóng băng, trừ trường hợp ngân hàng miễn, giảm lãi đó cho
khách hàng.
Cịn đối với việc không thu hồi được nợ gốc đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản
nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên khoản vay này có thể chưa là khoản mất mát hồn
tồn vì có thể khách hàng chậm trả nợ gốc và sẽ trả nợ sau hạn cam kết trong hợp
đồng. Nếu khoản vay không thể thu hồi được (do khách hàng vỡ nợ) thì lúc này
ngân hàng coi như gặp rủi ro tín dụng ở mức cao.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân
1.3.1 Nhóm các nhân tố về đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng
Độ tuổi:

Đây là một trong những nhân tố xuất hiện hầu hết trong các

nghiên cứu trước đây về khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân (như Jonathan
Crook (1995), Boyes và cộng sự (2002), ...). Kết quả các nghiên cứu này chỉ ra độ
tuổi có ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng vay vốn, độ tuổi cấp tín
dụng càng lớn thì khả năng vỡ nợ của họ càng thấp. Khách hàng trẻ tuổi có xu
hướng bị ảnh hưởng bởi gánh nặng của các khoản vay, khả năng vỡ nợ cao hơn.
Trong khi đó, những khách hàng vay vốn có độ tuổi lớn hơn là những người có
kinh nghiệm sống nhiều hơn, có những ràng buộc về uy tín, rủi ro nghề nghiệp
thấp hơn. Ngược lại, vẫn có một số ý kiến chưa thực sự đồng thuận với kết quả
nghiên cứu trên, họ cho rằng những người lớn tuổi có sức khỏe thấp hơn, số người
phụ thuộc lớn hơn nên sẽ làm ảnh hưởng cùng chiều đối với khả năng vỡ nợ của
họ.
Giới tính: Nhân tố giới tính cho thấy sự khác biệt giữa khả năng vỡ nợ của
nhóm khách hàng là nữ giới và nhóm khách hàng nam giới. Theo nghiên cứu của
Zelizer (1994) cho thấy mức độ quan trọng của nhân tố giới tính đến khả năng vỡ
nợ của khách hàng, nam giới và nữ giới có sự khác nhau về khả năng tiếp nhận,
quan niệm và việc sử dụng tiền bạc. Nghiên cứu của Weber và Musshoff (2012) chỉ
ra rằng nữ giới có khả năng ít tạo rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ có các đặc
điểm như cá tính thận trọng, ít phạm tội và ít gây ra các rủi ro về mặt đạo đức.
Tình trạng hôn nhân: Đây là một nhân tố gây nhiều tranh cãi trái chiều liên
quan đến việc ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân


10


hàng. Có những quan điểm cho rằng việc lập gia đình có thể tạo ra những nền tảng
cho khả năng vỡ nợ thấp như khác hàng chín chắn, ngại rủi ro hơn, có ràng buộc về
việc chăm lo gia đình và những người phụ thuộc của họ. Tuy nhiên, theo kết quả
nghiên cứu của Duygan – Bump & Grant (2008) lại khơng đề cao ảnh hưởng của
biến nhân tố này.
Tình trạng sở hữu nhà ở: Khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể ảnh hưởng
bởi việc khách hàng có sở hữu cho mình nhà riêng hay khơng. Điều này có thể cho
thấy việc năng lực tài chính và việc mức độ ổn định trong cuộc sống của khách
hàng. Theo kết quả nghiên cứu của Jonathan Crook (2015), tác giả đã chỉ ra rằng
khả năng vỡ nợ có ảnh hưởng bởi yếu tố sở hữu nhà riêng. Theo nghiên cứu của
Đặng Thị Cẩm Nhung (2015), việc khách hàng có sở hữu nhà làm giảm khả năng
vỡ nợ của khách hàng.
Trình độ học vấn: Nhân tố về trình độ học vấn của khách hàng vay vốn có
ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng được nhiều ý kiến ủng hộ với giả
thuyết đặt ra là những khách hàng vay vốn có trình độ học vấn cao hơn sẽ có rủi ro
vỡ nợ thấp hơn. Yếu tố này có liên quan đến ý chí trả nợ của khách hàng (theo
nghiên cứu của Haile và cộng sự năm 2012).
Số người phụ thuộc: Số người phụ thuộc của khách hàng có thể nói lên
được khả năng gánh nặng tài chính của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ
vay ngân hàng. Tuy nhiên có những quan điểm khác lại cho rằng, cá nhân có số
lượng người phụ thuộc lớn chứng tỏ mức độ chín chắn, kinh nghiệm sống của
khách hàng, ràng buộc việc chăm lo cho gia đình, từ đó khách hàng sẽ có rủi ro vỡ
nợ thấp hơn. Nghiên cứu của Roslan và Karim (năm 2009) có sử dụng biến độc lập
người phụ thuộc để nghiên cứu khả năng vỡ nợ của các đối tượng tín dụng vi mơ,
tuy nhiên kết quả rút ra biến số người phụ thuộc không ảnh hưởng đến khả năng vỡ
nợ của khách hàng.
1.3.2 Nhóm đặc điểm về nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng
Nghề nghiệp: Nhân tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ ổn định trong
nghề nghiệp hiện tại của khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của
khách hàng vay vốn. Những khách hàng có nghề nghiệp được coi là ổn định (như



11

nhân viên văn phịng, cơng chức Nhà nước,...), người có địa vị trong xã hội (như
Chủ tịch, giám đốc, trưởng phịng), có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề vững vàng
(kế tốn, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên) có rủi ro vỡ nợ thấp hơn.
Kinh nghiệm làm việc của khách hàng trong lĩnh vực hiện tại: Kinh nghiệm
làm việc của khách hàng trong lĩnh vực hiện tại thể hiện mức độ hiểu biết trong
nghề, trình độ nhất định trong quá trình làm việc của khách hàng, từ đó thể hiện
năng lực tài chính của khách hàng, tác động đến nguồn trả nợ vay ngân hàng. Theo
kết quả nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) nghiên cứu về khả năng trả
nợ của các nông dân tại tỉnh Khorasan – Razavi tại Iran cho thấy các nơng dân có
kinh nghiệm lâu năm hơn là những người có khả năng vỡ nợ thấp hơn. Tuy nhiên,
trong một nghiên cứu tương tự, tác giả Addo và Acquah (2011) nghiên cứu dựa trên
số năm kinh nghiệm của các ngư dân tại Ghana nhưng lại khơng tìm thấy ý nghĩa
thống kế của biến số này ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng.
Thu nhập của khách hàng: Thu nhập của khách hàng là một trong những
yếu tố quan trọng và liên quan trực tiếp đến khả năng vỡ nợ của khách hàng, hầu hết
các nghiên cứu trước đây đều đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của nhân tố này. Khách
hàng có mức thu nhập cao, ổn định sẽ giúp giảm khả năng vỡ nợ. Tuy nhiên, trên
thực tế, việc nghiên cứu giả thuyết này có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như ý
chí trả nợ vay của khách hàng, trình độ chun mơn hạn chế của cán bộ tín dụng
trong q trình thẩm định và cho vay,...
1.3.3 Nhóm đặc điểm tình hình quan hệ tín dụng:
Lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng là yếu tố cơ bản mà Ngân hàng cần phải
xem xét khi quyết định cho vay đối với khách hàng. Điều này cho thấy tình hình
vay trả của khách hàng trong quá khứ. Đối với các khách hàng đã từng phát sinh nợ
quá hạn sẽ có rủi ro vỡ nợ đối với khoản vay tiếp theo cao hơn khách hàng chưa
từng phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng. Điều này đã được kiểm chứng trong các

nghiên cứu của Jonathan Crook (1995), Roslan & Karim (2009), Nguyễn Phúc Mẫn
(2015),...
Khoản nợ khác: Khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể ảnh hưởng khi
khách hàng có nhiều khoản nợ khác, áp lực trả nợ đối với nhiều khoản vay sẽ ảnh


12

hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ của khoản vay đang xem xét. Nhân tố này đã được
nhóm tác giả Ngơ Tiến Q, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Thiện Tồn (2020) nghiên
cứu so sánh các phương pháp phân tích và kiểm định yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng vỡ nợ khách hàng cá nhân: Trường hợp của Ngân hàng hợp tác (Co-opBank).
Quan hệ tín dụng tại TCTD khác: Việc khách hàng có quan hệ tín dụng tại
nhiều các tổ chức tín dụng có thể cho thấy khách hàng có uy tín cao và được các
ngân hàng tập trung cấp tín dụng, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc khách
hàng có quan hệ tại nhiều ngân hàng khi đó sẽ có nhiều khoản vay và áp lực trả nợ
sẽ lớn hơn so với khách hàng chỉ có quan hệ tại một tổ chức tín dụng. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Phúc Mẫn (2015) cho thấy khách hàng có quan hệ tín dụng tại
nhiều TCTD khác sẽ có khả năng vỡ nợ thấp hơn so với khách hàng chỉ có quan hệ
tín dụng tại 01 tổ chức tín dụng.
1.3.4 Nhóm đặc điểm về khoản vay
Quy mô khoản vay: Quy mô khoản vay cũng là một trong biến độc lập ảnh
hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng trong các nghiên cứu trước đây. Giả
thuyết chấp thuận phổ biến được đưa ra là quy mơ khoản vay của khách hàng càng
thấp thì khả năng vỡ nợ của khách hàng càng thấp. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có
các nghiên cứu cho kết quả ngược lại như nghiên cứu của Sharma và Zeller (1997)
và Kohansal & Mansoori (2009) cho rằng kích cỡ khoản vay càng cao thì khả năng
vỡ nợ của khách hàng càng thấp. Điều này có thể được giải thích rằng khi các khoản
vay lớn thường được sử dụng cho mục đích đầu tư kinh doanh, cịn các khoản vay
quy mơ nhỏ thường dùng cho chi tiêu đơn thuần của các cá nhân vay vốn. Bên cạnh

đó, khoản vay lớn sẽ ràng buộc khách hàng về nghĩa vụ trả nợ.
Thời gian vay vốn:

Thời gian vay vốn cũng là một trong các nhân tố

chính về đặc điểm khoản vay của khách hàng trong nghiên cứu về khả năng vỡ nợ.
Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra thời gian vay vốn càng dài thì khả năng vỡ nợ
càng cao. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Chapman (1940) cho thấy tín
dụng ngắn hạn (một năm trở xuống) sẽ giúp khả năng vỡ nợ thấp hơn,
Onyeaagocha và cộng sự (2012) thì khơng tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này đến
khả năng trả nợ của khách hàng.


×