Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

ALYLACK SOUKDAVANH

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh
nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên: ALYLACK SOUKDAVANH

Người hướng dẫn: PGS.TS PHẠM DUY LIÊN



Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản
của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của
riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu xuất
khẩu nông sản tại Lào. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các cơng
trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Alylack Soukdavanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.
Phạm Duy Liên, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Alylack Soukdavanh


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .........................................................................6
6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ...................................... 8
1.1. Đặc điểm và vai trị của xuất khẩu nơng sản .................................................8
1.1.1. Khái niệm về hàng nông sản và xuất khẩu nông sản ...............................8
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu nông sản .......................................11
1.1.3. Vai trị của xuất khẩu nơng sản đối với nền kinh tế quốc dân ...............13
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu nông sản hiện nay ...........................................16
1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá tăng cường chiến lược xuất khẩu nơng sản
...............................................................................................................................18
1.2.1. Quan niệm về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản .....................18
1.2.2. Nội dung tăng cường chiến lược xuất khẩu nơng sản ............................19
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản ....21


iv

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của
các doanh nghiệp ..................................................................................................24

1.3.1. Quan hệ giữa 2 nước xuất khẩu và nhập khẩu .......................................24
1.3.2. Chiến lược của nước nhập khẩu .............................................................25
1.3.3. Chiến lược của nước xuất khẩu ..............................................................26
1.3.4. Chiến lược tăng cường xuất khẩu của doanh nghiệp .............................28
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM .................................................................................................. 31
2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường
Việt Nam ................................................................................................................31
2.1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản Lào sang thị
thường Việt Nam ..............................................................................................31
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nông sản của Lào xuất khẩu sang thị trường Việt
Nam ..................................................................................................................33
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng nơng sản Lào sang thị trường Việt Nam44
2.1.4. Xuất khẩu bền vững và hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản sang thị
trường Việt Nam .............................................................................................46
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của
các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam ...............................................50
2.2.1. Quan hệ giữa hai nước Lào- Việt Nam ..................................................50
2.2.2. Chiến lược nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam .............................55
2.2.3. Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của Chính phủ Lào, hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng nông sản ......................................................................57
2.2.4. Chiến lược tăng cường xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào
sang thị trường Việt Nam .................................................................................68
2.3. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp
Lào sang thị trường Việt Nam..............................................................................72
2.3.1. Một số thành tựu đạt được ......................................................................72



v

2.3.2. Một số tồn tại và hạn chế........................................................................75
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế ................................................78
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM .................................................................................................. 81
3.1. Quan điểm định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2020-2024, tầm nhìn đến
năm 2030 ...............................................................................................................81
3.1.1. Cơ hội trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của
nước CHDCND Lào .........................................................................................81
3.1.2. Thách thức trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của
nước CHDCND Lào .........................................................................................81
3.1.3. Quan điểm trong việc tăng cường xuất khẩu hàng nông sản của nước
CHDCND Lào ..................................................................................................82
3.1.4. Định hướng trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản
của doanh nghiệp Lào đến năm 2024 ...............................................................83
3.2. Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp
Lào sang thị trường Việt Nam đến năm 2024 .....................................................84
3.2.1. Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh
nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam ..............................................................84
3.2.2. Kiến nghị với nhà nước Lào ...................................................................87
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 93
KẾT LUẬN.................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng hàng nông sản XK của Lào sang Việt Nam giai đoạn
2014-2019..................................................................................................................32
Bảng 2.2: Xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Lào sang Việt Nam năm 2014-2019
...................................................................................................................................33
Bảng 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng nông sản Lào giai đoạn 2014-2019 .....................36
Bảng 2.4: Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của CHDCND Lào sang thị trường Việt
Nam 2017 – 2019 ......................................................................................................38
Bảng 2.5: Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi XK của Lào sang Việt Nam giai đoạn
2017-2019..................................................................................................................40
Bảng 2.6: Các loại gỗ và sản phẩm từ gỗ Việt Nam nhập khẩu từ Lào ....................42
Bảng 2.7: Giá trị các loại hàng nông sản Lào qua chế biến XK sang Việt Nam từ năm
2014-2019..................................................................................................................43
Bảng 2.8: Tổng doanh thu hàng nông sản Lào XK sang thị trường Việt Nam giai đoạn
2014-2019..................................................................................................................46
Bảng 2.9: Các cặp cửa khẩu Lào – Việt Nam ...........................................................51
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu kinh tế Lào từ năm 2014-2019 ...........................................58

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng và cơ cấu của các mặt hàng nông sản Lào sang Việt Nam từ
năm 2014-2019..........................................................................................................37
Biểu đồ 2.2: Giá trị XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Lào sang Việt Nam giai đoạn
2014-2019..................................................................................................................41
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các hình thức XK hàng nơng sản Lào sang Việt Nam .............44
Biểu đồ 2.4: Các nước XK gỗ vào thị trường Việt Nam năm 2019..........................47
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào từ năm 2014-2019 ..........................58



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

AEC
ASEAN
CIEM

Tiếng Việt

Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

CHDCND

Cộng hịa dân chủ nhân dân

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu Âu


EVFTA

Hiệp định thương mại Lào - EU

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GAP

Chu trình nơng nghiệp an tồn

GI

Chỉ dẫn địa lý

GTGT

Giá trị gia tăng

HHNH

Hiệp hội ngành hàng

HNQT


Hội nhập quốc tế

KHCN

Khoa học công nghệ

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KTXH

Kinh tế xã hội

NLTS

Nông, lâm, thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSXK

Nông sản xuất khẩu

NSNN

Ngân sách nhà nước


QLNN

Quản lý nhà nước

SPS

Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ

TBT

Biện pháp kỹ thuật trong thương mại

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

THQG

Thương hiệu quốc gia

TMQT

Thương mại quốc tế

USD

Đồng đô la Mỹ



viii

VCCI

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Lào

VND

Đồng Lào

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XKNS

Xuất khẩu nơng sản

XTTM

Xúc tiến thương mại


ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên bình diện toàn cầu cũng như khu vực
là xu thế tất yếu. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để
hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Nước CHDCND Lào đã và đang
bước vào hội nhập kinh tế với những lợi thế và thách thức. Trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trị quan trọng
thúc đẩy nền kinh tế của Lào. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất
khẩu hàng hóa là một phần then chốt quan trọng trong các mục tiêu phát triển đất
nước xóa đói, giảm nghèo. Xuất khẩu hàng hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của
tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, giải quyết công ăn việc làm, hướng đến một xã hội phồn vinh và vững bền.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Lào sang Việt Nam đang
ngày một gia tăng, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chưa tương xứng với
tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn cịn khơng ít những hạn
chế về chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng.Các doanh nghiệp xuất khẩu nông
sản Lào còn gặp nhiều vấn đề như: tự phát, thiếu liên kết, nhỏ lẻ, trình độ quản lý,
chun mơn cịn yếu, thơng tin, cơng nghệ cịn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này
còn gặp nhiều vấn đề khi tham gia xuất khẩu nông sản.
Để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nông sản nhằm khai thác tốt hơn
những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp tương mại vào
việc phát triển kinh tế trong thời gian tới, địi hỏi phải tiếp hồn thiện các giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam
hơn nữa. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường
chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
Với kết cấu gồm ba chương, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:


x


Về lý luận, luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm vai trị của xuất khẩu nơng
sản; nội dung và các tiêu chí đánh giá tăng cường chiến lược xuất khẩu nơng sản.
Ngồi ra luận văn cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất
khẩu nơng sản.
Về thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng tăng cường chiến lược xuất khẩu
nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường chiến
lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên bình diện toàn cầu cũng như khu vực
là xu thế tất yếu. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để
hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Nước CHDCND Lào đã và đang
bước vào hội nhập kinh tế với những lợi thế và thách thức. Trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trị quan trọng
thúc đẩy nền kinh tế của Lào. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất
khẩu hàng hóa là một phần then chốt quan trọng trong các mục tiêu phát triển đất
nước xóa đói, giảm nghèo. Xuất khẩu hàng hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của
tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, giải quyết công ăn việc làm, hướng đến một xã hội phồn vinh và vững bền.
Lào là quốc gia nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương, là quốc gia duy nhất
không giáp biển ở khu vực Đông Nam Á. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển đất
nước kể từ ngày giải phóng năm 1975, nền kinh tế Lào có những chuyển biến đáng
kể.Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn
định, với GDP tăng bình quân 7,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300

USD giai đoạn 2017-2019 (Theo Báo cáo Tổng cụ thống kê Lào giai đoạn
2017-2019). Những thành tựu đó tạo thuận lợi để Chính phủ Lào thực hiện thành
cơng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 trong năm nay cũng như
các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ,v.v... Đời sống nhân dân được cải thiện; công
tác giảm nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước
xuống còn 8,11%. Năm 2015 sẽ là năm cuối Lào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm năm lần thứ 7 và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa Lào thoát
khỏi danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và chuẩn bị cho Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 8 (2016-2020). Đảng và Nhà nước Lào đã chủ
trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản như ngô,
cao su, sắn,v.v.... để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.


2

Nhà nước Lào đã thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng chiến lược hướng mạnh
về xuất khẩu trên nguyên tắc: đa dạng hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tơn
trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi v.v... Xuất khẩu
nông sản là một thế mạnh của Lào, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào ngày một
tăng.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ trọng nhập khẩu nơng sản lớn nhất
của Lào. Quan hệ anh em láng giềng đã thúc đẩy quan hệ kinh tế của hai nước ngày
càng phát triển. Việt Nam là một thị trường truyền thống xuất khẩu nông sản của Lào,
kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, hứa hẹn những bước phát triển nâng tầm mới
trong thời gian tới. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong
những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt khoảng 1,4 tỷ USD,
tăng 24,5% so với năm 2017. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều
đạt 2 tỷ USD vào cuối năm 2018. Sau khi hai bên đã ký Hiệp định thương mại song
phương Việt Nam - Lào mới, tạo thêm điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu đưa

tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương năm 2019 tăng 40% so với
năm 2018 (Theo Báo cáo Tổng cục Thống kê Lào giai đoạn 2017-2019)
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Lào sang Việt Nam đang
ngày một gia tăng, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chưa tương xứng với
tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn cịn khơng ít những hạn
chế về chiến lược, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nơng
sản Lào cịn gặp nhiều vấn đề như: tự phát, thiếu liên kết, nhỏ lẻ, trình độ quản lý,
chun mơn cịn yếu, thơng tin, cơng nghệ cịn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này
cịn gặp nhiều vấn đề khi tham gia xuất khẩu nông sản.
Để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nông sản nhằm khai thác tốt hơn
những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp thương mại vào
việc phát triển kinh tế trong thời gian tới, địi hỏi phải tiếp hồn thiện các giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam


3

hơn nữa. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường
chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả thấy có nhiều chương trình
nghiên cứu cấp quốc gia, nhiều đề tài khoa học cấp bộ, ngành, cũng như nhiều luận
văn, luận văn tiến sĩ kinh tế, cá nhân ở Việt Nam và Lào đã đề cập đến các vấn đề về
xuất khẩu hàng hóa, hàng nơng sản như:
Bounna Hanexing Xay (2016) , Hồn thiện chiến lược quản lý của Nhà nước
về thương mại của nước CHDCND Lào đến năm 2020, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh
tế Quốc dân. Luận văn đề cập đến cơ chế, chiến lược, hệ thống tổ chức bộ máy nhằm

hoàn thiện quản lý Nhà nước về thương mại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
quản lý và đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế và xã hội
của Đảng và Nhà nước Lào.
Đoàn Văn Quân (2017), Hợp tác kinh tế Việt - Lào những năm đầu thế kỷ XX:
Thực trạng và triển vọng, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn nói về
hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, Nông - Lâm nghiệp, khai thác khoáng
sản và thủy điện giữa hai nước.
Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương Việt-Lào
trong điều kiện hội nhập”, luận văn thạc sỹ Đại học Thương mại. Luận văn nói về
quan hệ truyền thống kiến tạo các giá trị nền tảng của hai nước, mối quan hệ kinh tế
song phương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của hai nước
Phongtisouk Siphomthaviboun (2016), “Hoàn thiện chiến lược thương mại
quốc tế của CHDCND Lào đến năm 2020”, luận văn thạc sỹ Học viện Tài chính. Luận
văn thơng qua phân tích thực tiễn vận dụng chiến lược TMQT của Lào trong điều kiện
hội nhập KTQT, luận văn đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện chiến lược
TMQT Lào.
Soulychanh Sayaboustsy (2016), “Hoàn thiện chiến lược thương mại nhằm


4

phát triển quan hệ thương mại Lào - Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Đại học Thương
Mại. Luận văn có nội dung chính là: Lí luận cơ bản về chiến lược thương mại quốc tế
và quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ thương mại Lào - Việt Nam, chiến lược
thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam và Lào. Phân tích thực trạng chiến lược
thương mại và những vấn đề quan hệ thương mại Lào - Việt, thành tựu và chỉ tiêu
phát triển trong giai đoạn 1991 - 2000. Đề ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược
thương mại trong chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, thương
mại giừa 2 nước trong giai đoạn 2000 – 2005.
Vũ Thị Ngân (2016), “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Đại học Thương mại có nội dung chính là: Tình hình
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005, các thành tựu đạt được, tồn
tại và phân tích nguyên nhân. Đề tài cũng tập trung phân tích các thị trường lớn của
xuất khẩu thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU và Nhật, nêu các đặc điểm về thị trường
với mặt hàng thủy sản từ Việt Nam. Từ đó đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn đa chiều về tình hình
xuất nhập khẩu của hai nước, nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sơ lược về thực
trạng xuất khẩu của các mặt hàng của Lào. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu chi tiết và cụ thể về mặt hàng nơng sản của Lào. Vì vậy đề tài “Giải pháp tăng
cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt
Nam” không trùng hợp và có tính thực tiễn.
Bài luận văn này được viết trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành quả từ các
bài luận trước, cùng với việc tìm tịi, và nghiên cứu một số vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản của các DN Lào sang thị trường Việt Nam, kết hợp với những kiến thức đã
được học để đưa ra những đề xuất mới phù hợp với tình hình hiện tại của doanh
nghiệp Lào và sự phát triển của đất nước CHDCND Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu


5

nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp tăng
cường chiến lược xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt
Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản.

- Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu nơng sản của các doanh nghiệp
Lào sang thị trường Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của
các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến lược xuất khẩu nông sản của
doanh nghiệp Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào
sang thị trường Việt Nam.
Phạm vi thời gian:
+ Thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị
trường Việt Nam giai đoạn 2015-2019.
+ Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp
Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2020-2024, tầm nhìn đến năm 2030.


6

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
*Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Nguồn thông tin từ các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Lào, Bộ Công thương Lào, Việt Nam, Tổng cục Thống kê ...; Tài liệu kinh
doanh của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính của Bộ Nơng nghiệp, Cục Hải quan
xuất nhập khẩu Lào. Các thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu nơng sản của
CHDCND Lào nói chung và của doanh nghiệp Lào xuất khẩu sang Việt Nam.
+ Nguồn thông tin từ các phương tiện thơng tin đại chúng như sách báo, tạp
chí, Internet...chun ngành thương mại quốc tế và kinh tế thương mại.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Là phương pháp mà dữ liệu do người
nghiên cứu thu thập. Tôi tiến hành phỏng vấn và tìm hiểu các hộ nơng dân sản xuất
nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Việt Nam cũng như
các thị trường khác, để thấy được những khó khăn cũng như thuận lợi trong q trình
xuất khẩu nơng sản Lào ra thị trường nước ngồi, cũng như biết được các chiến lược
của Chính phủ Lào đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản.
*Phương pháp xử lý số liệu
-Phương pháp phân tích: Để hệ thống hóa các dữ liệu nhằm minh họa những
nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra
những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính
của luận văn. Sau khi dùng các phương pháp thu thập số liệu trên thì đề tài sử dụng
phương pháp trình phân tích để thấy rõ được vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh doanh XK hàng nông sản của doanh nghiệp qua các năm để xác định xu
hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó đưa ra được các kết luận
so sánh hạn chế, đưa ra nguyên nhân, giải pháp.
- Phương pháp thống kê: hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và


7

phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm hiểu bản chất
và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian
cụ thể. Từ các số liệu thống kê, bài luận văn đi đến phân tích và rút ra các nhận xét
khách quan nhất.
-Phương pháp tổng hợp: Từ các số liệu so sánh, phân tích, thống kê, sẽ được
tổng hợp lại để làm cho vấn đề được sáng tỏ rõ ràng nhất.
-Phương pháp tư duy: Kết các phương pháp trên, dùng phương pháp tư duy để
thấy được sự logic, chặt chẽ trong từng con số, biểu đồ, bảng biểu... Từ đó làm rõ vấn
đề của đề tài đưa ra

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các
doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Đặc điểm và vai trị của xuất khẩu nơng sản
1.1.1. Khái niệm về hàng nông sản và xuất khẩu nông sản
1.1.1.1. Khái niệm về hàng nơng sản
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nông sản như sau:
-Theo wikipedia tiếng Việt: Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành
phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thơng qua gây trồng và phát triển của cây trồng.
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu,
nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm
độc đáo đặc thù. Ngày nay, nơng sản cịn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động
làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được
làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. (Theo Wikipedia.com, năm 2019).
- Theo FAO (Tổ chức nông lương thế giới): Hàng nông sản là tập hợp của
nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm
hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản
phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nơng sản ngun

liệu, nhóm hàng rau quả. (Theo FAO, năm 2019).
-Theo khái niệm của WTO trong Hiệp định Nông nghiệp: Trong WTO, hàng
hóa được chia thành 2 nhóm là nơng sản và phi nông sản. Nông sản được xác định
trong Hiệp định Nông nghiệp là những sản phẩm được kiệt kê từ chương I đến
chương XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác
thuộc hệ thống thuế HS (Hệ thống hài hòa hóa mã số thuế).
Với cách hiểu này, nơng sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa
có nguồn gốc từ nông nghiệp như:
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật
sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, hoa quả tươi,v.v…


9

Các sản phẩm phái sinh như: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,v.v…
Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nơng nghiệp như: bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,v.v…
-Theo Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp của Lào: Theo phân loại của Bộ Nông
nghiệp và Lâm nghiệp của Lào, hàng hố nơng sản được hiểu theo nghĩa bao trùm cả
ngành sản xuất của khu vực I (sản xuất nông lâm thủy sản) bao gồm 19 chủng loại.
Đối với cách hiểu này, nông sản bao gồm: Các sản phẩm từ trồng trọt như: ngô, khoai,
lúa, gạo, cà phê,v.v…; Các sản phẩm từ chăn ni như: trâu, bị, lợn, gà,v.v…; Gỗ và
sản phẩm từ gỗ, các lâm sản ngoài gỗ.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm chế biến từ nông sản được xem
là sản phẩm công nghiệp. (Theo Tổng cục Thống kê Lào).
Như vậy, cách hiểu về nơng sản của Lào và Việt Nam có sự tương đồng với
nhau. Trong nội dung nghiên cứu đề tài này, nông sản là bao gồm các sản phẩm từ
nông nghiệp (trồng trọt ), và các sản phẩm lâm nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu nơng sản
Xuất khẩu hàng hóa nói chung và XKNS nói riêng là một hoạt động TMQT,

xuất hiện từ lâu trên thế giới. Nhiều lý thuyết TMQT đã được hình thành từ nhiều thế
kỷ nay. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã lý giải từ khái niệm, vai trò, lợi ích và nhiều
vấn đề khác liên quan đến TMQT nói chung và xuất khẩu hàng hóa, XKNS nói riêng.
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, khái niệm xuất
khẩu hàng hóa nói chung và XKNS nói riêng chưa được thống nhất.
Theo Đại Học Ngoại Thương, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, 2017: “Xuất
khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngồi. Theo Điều 28 Luật Thương mại
(năm 2006), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo Thư viện mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa,
dịch vụ ra nước ngồi một cách có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài, nhằm mục tiêu


10

lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Theo cách hiểu này, xuất khẩu hàng
hóa khơng đơn thuần chỉ là việc bán hàng hóa cho nước ngồi mà còn là việc tổ chức
nguồn hàng trong nước, tổ chức mạng lưới tiêu thụ ở nước ngoài nhằm mục tiêu bán
được nhiều hàng hóa với giá cao cho nước ngồi. Hoạt động xuất khẩu không chỉ
mang lại lợi nhuận cho chính những chủ thể mà cịn mang lại lợi ích to lớn của cả đất
nước. Đó là thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển KTXH, nâng cao năng lực sản xuất trong
nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khác với xuất khẩu dịch vụ, trong xuất khẩu hàng hóa thì hàng hóa xuất khẩu
là những sản phẩm hữu hình, được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất hoặc
các khu chế xuất nhằm mục đích để tiêu thụ tại nước ngoài. Chủ thể thực hiện xuất
khẩu hàng hóa có thể là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đối tượng của xuất
khẩu hàng hóa là các loại hàng hóa hữu hình được sản xuất ra ở trong nước.
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm XKNS như sau: XKNS là một
loại xuất khẩu hàng hóa, đó là việc bán hàng nơng sản cho nước ngồi nhằm đạt

được các lợi ích kinh tế, xã hội.
Theo đó, chủ thể của hoạt động XKNS là các doanh nghiệp XKNS. Đây là
những doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh hàng nông sản theo quy định của pháp
luật, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, thực hiện hoạt động bán hàng nơng sản ra nước
ngồi. Đối tượng của XKNS là hàng nơng sản, có thể được sản xuất, chế biến trong
nước hoặc mua để xuất khẩu (như tạm nhập, tái xuất). Lợi ích của hoạt động XKNS:
Đối với doanh nghiệp XKNS, thực hiện hoạt động XKNS nhằm thu được lợi nhuận
để tái đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường; đối với người dân,
hoạt động XKNS nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất, cải thiện đời sống; đối
với Nhà nước, hoạt động XKSN nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà
nước, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia.
Khác với hoạt động thương mại nội địa, hoạt động XKNS gắn với thị trường
ngồi nước có phạm vi rộng lớn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như nhu cầu, văn hóa, thói
quen, lối sống. Trong thế giới hội nhập ngày nay, các quốc gia đều quan tâm đến chiến


11

lược khuyến khích xuất khẩu bởi nhiều mục đích, như: mở rộng thị trường ngoài nước
trong khi thị trường trong nước đang có xu hướng khơng tăng trưởng; xuất khẩu thu
được ngoại tệ để bù đắp khoản ngoại tệ cho nhập khẩu; và các mục tiêu tiếp nhận các
văn minh của nước nhập khẩu cho doanh nghiệp và người tiêu dùng…
So với việc xuất khẩu các hàng hóa phi nơng sản thì hoạt động XKNS cũng có
nhiều khác biệt. Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu là hàng nơng sản với đặc điểm là chịu
sự tác động mạnh bởi điều kiện tự nhiên và môi trường như dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,
biến chất. Có những nơng sản đặc trưng cho từng địa phương khác nhau tùy theo điều
kiện về tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu. Do đó, XKNS cũng cần phải tính tốn
kỹ lưỡng về thời gian thu mua - bán hàng, về điều kiện bảo quản, chế biến.
Thứ hai, XKNS là lĩnh vực quan trọng, mang tính nhạy cảm cao và thường gặp

các hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Hầu hết các nước đều muốn bảo vệ
ngành nông nghiệp cũng như người nơng dân nên nhiều chiến lược có lợi cho nền sản
xuất trong nước được ban hành, gây khó khăn cho các nước XKNS. Hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều XKNS và cũng nhập khẩu hàng nông sản do điều kiện thời tiết, khí
hậu, thổ nhưỡng ở các quốc gia là khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu nông sản
Một là, đối tượng xuất khẩu là hàng nông sản. Ở Lào, hàng nông sản là sản
phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, và từ hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản, các sản phẩm nghề muối. Đó là những sản phẩm trực tiếp do sản xuất
nơng nghiệp tạo ra có thể nằm dưới dạng thơ hoặc ở dạng sơ chế.
Có sự khác biệt trong khái niệm hàng nông sản giữa WTO và Lào. Ở Lào,
nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến
NLTS lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Trong WTO, hàng nông sản là tất cả
các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản
phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hịa hóa mã
số thuế).


12

NSXK là một loại hàng hoá xuất khẩu, được bán trên thị trường ngồi nước.
Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng
tại nước nhập khẩu về các chỉ số dinh dưỡng, an tồn thực phẩm, an tồn kỹ thuật,
mơi trường. Nông sản chủ yếu là các hàng tiêu dùng thiết yếu, việc XKNS chịu sự
kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng, đặc biệt là VSATTP. Đồng thời, hàng nông sản
có đặc điểm là cầu nhìn chung ít co giãn, do đó, việc QLNN đối với XKNS phải
hướng tới việc ổn định cung.
Hai là, chủ thể của XKNS (hay còn gọi là người bán) là doanh nghiệp kinh
doanh XKNS. Các thương lái và người nông dân của nước sở tại là các trung gian

trong quá trình XKNS. Nếu tổ chức không tốt dễ dẫn đến tranh giành, cạnh tranh
không lành mạnh, bán phá giá.
Ba là, người bán và người mua hàng NSXK là những người sống ở các nước
khác nhau, có phong tục, tập quán và những nhu cầu khác nhau đối với tiêu dùng
hàng nông sản.
Bốn là, xem xét hoạt động XKNS theo chuỗi giá trị. Từ sản xuất đến xuất
khẩu, hàng nông sản phải trải qua ba khâu chính: sản xuất nơng sản (thuộc lĩnh vực
sản xuất nơng nghiệp), thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản nông sản (thuộc lĩnh vực
sản xuất công nghiệp - dịch vụ), và cuối cùng là xuất khẩu nông sản (thuộc lĩnh vực
thương mại). Các khâu này đều liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi một khâu trong
quá trình này đều có những đặc điểm riêng biệt. Xuất khẩu (tiêu thụ) là khâu cuối
cùng trong chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là khâu thu được nhiều lợi nhuận
nhất trong chuỗi. Hoạt động XKNS tuân theo sự điều tiết của thị trường và được tiến
hành trên cơ sở tự do, bình đẳng theo giá cả thị trường. Trong QLNN, cần điều tiết lợi
ích giữa các khâu, phối hợp giữa các bộ ngành để nâng cao GTGT của nông sản.
Năm là, hoạt động XKNS có nhiều nước tham gia. Mỗi nước có thể thực hiện
tất cả các khâu trong chuỗi giá trị hàng NSXK, từ sản xuất, chế biến, đến XKNS, hoặc
chỉ tham gia khâu chế biến và XKNS tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng
nước. Các nước có lợi thế trong hoạt động XKNS khơng phụ thuộc vào việc nước đó
đã XKNS nhiều năm hay khơng. Điều quan trọng để giành được lợi thế cạnh tranh


13

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng, thương hiệu, thông tin thị trường hàng
NSXK…
Sáu là, trong HNQT, hoạt động XKNS phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế
giới. Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương về cơ
bản mang lại những tác động tích cực cho hoạt động XKNS. Ngồi ra, các thay đổi về
cung cầu hàng nông sản, về chiến lược của nước nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh đều

có tác động lớn đến hoạt động XKNS. Điều này đòi hỏi các nước nâng cao khả năng
dự báo thị trường, cơ chế, chiến lược điều hành quản lý hoạt động XKNS phải linh
hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới.
1.1.3. Vai trị của xuất khẩu nơng sản đối với nền kinh tế quốc dân
XKNS là một hoạt động kinh tế đóng vai trò quan trọng, tác động đến nhiều
chủ thể trong nền kinh tế: nông dân, doanh nghiệp XKNS, các trung gian và cả nền
kinh tế. Cụ thể trên các mặt như sau:
Một là, hoạt động XKNS tăng thu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thương
mại và cán cân thanh tốn quốc tế.
XKNS góp phần quan trọng vào việc tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động
nhập khẩu của Lào. Trong giai đoạn hiện nay, muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH,
cần phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, cơng nghệ khoa học, kỹ
thuật tiên tiến, trong đó, nguồn vốn từ xuất khẩu là quan trọng nhất. Lượng ngoại tệ
có được từ mặt hàng XKNS có ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu máy móc thiết bị
phục vụ đắc lực cho mục tiêu chung của Nhà nước. Liên tục trong nhiều năm, kim
ngạch XKNS của Lào đạt con số khá cao. Các mặt hàng đạt KNXK trên 100 triệu
USD tăng lên. Năm 2019, kim ngạch XKNS đạt 500 triệu USD, tăng 11,2% so với
năm 2018. XKNS là nhân tố quan trọng trong việc Lào hai năm liền (2018, 2019) có
cán cân thương mại xuất siêu sau nhiều năm nhập siêu, làm giảm sự khan hiếm ngoại
tệ cho nền kinh tế. Lượng ngoại tệ thu được từ XKNS là một nguồn quan trọng cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.


×