Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thương hiệu: Đầu tư thấp, vi phạm tràn lan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.32 KB, 3 trang )

Thương hiệu: Đầu tư thấp, vi phạm tràn lan
Khảo sát mới đây của Công ty Nghiên cứu thị trường TNS cho thấy,
58% người tiêu dùng Việt Nam ở độ tuổi dưới 25 sẵn sàng đón nhận
những ý tưởng và khái niệm mới thông qua thương hiệu.
Minh chứng là 4 trong 10 thương hiệu phát triển nhanh nhất là sản
phẩm Việt Nam xuất hiện trong năm 2007 và 7 thương hiệu chỉ mới
vào thị trường được 3 năm. Tương tự, top 10 thương hiệu phát triển
nhanh nhất tại Việt Nam năm 2008 cũng có đến 8 thương hiệu chỉ mới
xuất hiện trên thị trường trong vòng 36 tháng gần đây.



Nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng cũng đang thay đổi và họ
hướng đến những thương hiệu uy tín. Nếu như năm 1991, 91% người tiêu
dùng cho biết, họ thường mua những thương hiệu đang khuyến mãi thì
đến năm 2004, tỷ lệ này chỉ còn 70% và năm 2008 giảm còn 50%.

Giám đốc điều hành TNS Việt Nam Ralf Matthaes cho rằng, không chỉ sản
phẩm xuất khẩu mới cần có thương hiệu, mà cả sản phẩm tiêu dùng trong
nước cũng không nằm ngoài quy luật này. Theo kết quả nghiên cứu thị
trường, thương hiệu là yếu tố đầu tiên (trước các yếu tố chất lượng, phong
cách, giá cả) khiến người tiêu dùng quyết định có mua sắm hay không và
là một điểm mạnh để khởi đầu hoặc tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách
hàng.

Ông Ralf Matthaes cũng cho biết, các sản phẩm mới là cần thiết để duy trì
điểm mạnh và phát triển thương hiệu, bởi 50% trong mức tăng trưởng kinh
doanh hàng tiêu dùng từ năm 1997 đều là các sản phẩm mới. Các nhà sản
xuất cũng tin rằng, 75% mức tăng trưởng kinh doanh từ năm 2017 trở đi sẽ
là của các sản phẩm mới. Điều này cũng đã được thị trường Việt Nam
chứng minh qua việc 5.000 sản phẩm mới đã bán hết trong năm 2007.



Gia nhập WTO đã giúp các sản phẩm Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn, vì
vậy cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung nhiều vào phát triển
thương hiệu, đặc biệt là khâu quảng cáo và nghiên cứu. Thế nhưng, theo
các chuyên gia về thương hiệu, chi phí dành cho quảng cáo và nghiên cứu
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của thương hiệu.

Nghiên cứu của TNS cho thấy, hầu hết công ty quốc tế thành công nhất
đều dành khoảng 10% ngân sách dành cho quảng cáo và nghiên cứu; tuy
nhiên 98% các công ty ở Việt Nam chi phí cho nghiên cứu chỉ chiếm dưới
10% ngân sách và chi phí dành cho nghiên cứu tính trung bình cũng chỉ
chiếm khoảng 3% chi phí cho quảng cáo.

Theo ông Alain Cany, đồng Chủ tịch nhóm thương mại và đầu tư của Diễn
đàn Việt Nam - EU, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam vẫn chưa có đủ điều kiện hiểu rõ và có kiến thức để
phát triển thương hiệu. Và thiếu vốn cũng là một trong những trở ngại lớn
nhất cho sự phát triển đầu tư nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm đến người
tiêu dùng của các doanh nghiệp này.
Ngoài ra, một mối lo ngại khác đang cản đường phát triển thương hiệu của
các doanh nghiệp Việt Nam là các vụ vi phạm về thương hiệu, thiết kế
công nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh... đang ngày càng gia tăng và
tinh vi hơn.

Theo ông Ashok Sud, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt
Nam (đồng Chủ tịch nhóm thương mại và đầu tư của Diễn đàn Việt Nam -
EU), gần đây, nhiều thương hiệu quốc tế vào Việt Nam tạo điều kiện cho
người tiêu dùng trong nước tiếp cận những sản phẩm chất lượng toàn cầu.


Tuy nhiên, dù đã có nhiều hoạt động triển khai Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng
do việc thực hiện không đồng bộ nên chưa phát huy hết tác dụng của
Luật... Theo thống kê sơ bộ, năm 2007 các cơ quan quản lý thị trường đã
điều tra 2.496 vụ vi phạm về thương hiệu, thiết kế công nghiệp, cạnh tranh
không lành mạnh... trên cả nước và 2.423 vụ đã được xử lý, song tổng số
tiền phạt rất thấp, chỉ khoảng 1,2 tỷ đồng.
Ông Antonio Berenguer, Tham tán thương mại Phái đoàn Ủy ban châu Âu
tại Việt Nam cho rằng, rất khó phát triển thương hiệu trong một môi trường
mà hiện tượng làm hàng giả và gian lận thương hiệu còn diễn ra khá phổ
biến như hiện nay.

×