Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.8 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS VÕ ĐẮT MÔN: VẬT LÝ 8 Đề số: ...... (Tiết 13 tuần 13 theo ppct) Họ và tên: Điểm Lời phê của thầy cô giáo …………………………………… Lớp:…………… I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc? A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m 2. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền 3.Nhà Bình cách trường 5km . Lúc 6h15phút , Bình đạp xe đi học với vận tốc trung bình là 3m/s. Hỏi Bình có đến trường kịp giờ học không? Biết 6h 45phút là phải có mặt ở trường . A. Không tính được B. Vừa đúng lúc C. Không đến kịp D. Đến kịp , trước thời gian 4. Các yếu tố của lực gồm; A. Phương, chiều và độ lớn B. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn C. Điểm đặt và độ lớn D. Điểm đặt và phưng, chiều 5. Khi chỉ có một lực tác dụng lên một vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? A. vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần; C. Vận tốc giảm dần D. Có thể tăng dần và có thể giảm dần. 6. Cách nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. 7. Trong các trường hợp dưới đây, truờng hợp nào áp lực của người lên mặt sàn lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân B. Người đứng co một chân C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. 8. Muốn tăng hoặc giảm áp suất thì phải làm thế nào? trong các cách dưới đây, cách nào là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn tăng áp suất thì giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép. 9. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Phương án trả lời nào sau đây là đúng? A.Do lỗi của nhà sản xuất. B.Để nước trà trong ấm có thể bay hơi. C.Để lợi dụng áp suất khí quyển. D.Một lí do khác 10. Hai bình A,B thông nhau có khóa ngăn. Bình A lớn hơn đựng dầu, bình B nhỏ hơn đựng nước. Mực chất lỏng hai bình ngang nhau. Khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không? A. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn C. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn D. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do nước có trọng lượng riêng lớn hơn dầu. 11. Đặt một bao gạo 60kg lên một ghế có 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Ap suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu ? A. 20 000N/m2 B. 2 000N/m2 C. 200 000N/m2 D. Một kết quả khác. 12. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lòng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1.Bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1.5d1, chiều cao h2 = 0.6h1. So sánh áp suất p1, p2 tác dụng lên mỗi đáy bình A. p2 = 3p1 B. p2 = 0.9p1 C. p2 = 9p1 D. p2 = 0.4p1 II - PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) : Câu 1 (1 điểm): Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ. Câu 2 (3 điểm): Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 3 km mất 45 phút. Ở quãng đường sau dài 1,9 km người đó đi hết 0,5h. a/ Tính tốc độ trung bình của người đó trên mỗi quãng đường? b/ Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả hai quãng đường?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD ĐỨC LINH TRƯỜNG THCS VÕ ĐẮT Đề số: ..... ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VẬT LÝ 8 (Tiết 13 tuần 13). I/ TRẮC NGHIỆM. II/ TỰ LUẬN 1. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. (0.5 đ) Ví dụ: Quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực cân bằng: trọng lực P và lực nâng của mặt bàn.(0.5 đ) 2. Tóm tắt(0,5 đ) Giải s1 = 3 km a/ Tốc độ trung bình của người đó trên quảng đường đầu t1 = 45 phút = 0,75 h v1 = s1/ t1 = 3/ 0,75 = 4 (km/h) (0,75 đ) s2 = 1,9 km Tốc độ trung bình của người đó trên quảng đường 2 t2 = 0,5 h v1 = s1/ t1 = 1,9/ 0,5 = 3,8 (km/h) (0,75 đ) v1 = ? km/h b/ Tốc độ trung bình của người đó trên cả 2 quảng đường v2 = ? km/h vtb = s/t = (s1 + s2)/(t1 +t2) vtb = ? km/h = (3 + 1,9)/(0,75 + 0,5) = 4,9/1,25 = 3,92 (km/h) (1 đ).
<span class='text_page_counter'>(3)</span>