Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.01 KB, 5 trang )
Cơ chế sinh bệnh của ĐTĐ type 2
Tại thời điểm được phát hiện bệnh, có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh
đái tháo đường typ 2 đã có biến chứng. Do vậy, việc điều trị trở nên rất nặng
nề, cũng như khả năng hồi phục rất khó khăn.
Khởi phát âm thầm
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 khởi phát âm thầm. Bởi vậy, các bệnh
nhân khi phát hiện ra mình mắc bệnh ĐTĐ thì hầu hết đã mắc bệnh từ 5-15 năm
trước. Thế giới cũng đưa ra nhận định: số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ được phát
hiện và số mắc không được phát hiện theo tỷ lệ 50-50 - nghĩa là, khi một người đã
được phát hiện mắc ĐTĐ cũng đồng thời còn một người khác chưa biết mình đang
mắc bệnh. Theo thống kê mới nhất của Bộ y tế thì hiện nay 2,7% dân số Việt Nam
mắc bệnh ĐTĐ. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này lên đến 4,4 % và chiếm 90%
trường hợp là bệnh nhân bị ĐTĐ typ 2.
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Người
mắc thường có những biểu hiện như: khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu ngọt kiến
bâu, sụt cân nhanh... Khi người bệnh đã có các biểu hiện nói trên thì bệnh đã ở giai
đoạn muộn. Thực tế cho thấy, trong cộng đồng đã hiểu và lo ngại về ĐTĐ, nhưng
còn chưa biết cách nào để chữa và làm sao phát hiện sớm bệnh này.
Yếu tố, nguy cơ mắc bệnh
Cũng theo PGS.TS Tạ Văn Bình, nhóm người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ
typ 2 trước hết là những người ở lứa tuổi sau 40. Điều đáng lưu ý, một vài năm
trước, bệnh nhân mắc ĐTĐ thường sau 45 tuổi, nhưng đến thời điểm này, "đỉnh"
mắc được ghi nhận ở tuổi 40 và 60. Thừa cân béo phì cũng là yếu tố nguy cơ đã
được đề cập.
Các chuyên gia nêu rõ: thừa cân béo phì, đặc biệt là béo "trung tâm" - béo
bụng có thể gây nhiễm mỡ nội tạng, mỡ trong gan, tụy, tác động xấu đến việc tiết
insulin ở tuyến tụy. Insulin là chất có vai trò đưa glucose - một loại đường trong
máu đến các tế bào của cơ thể, giúp cho tế bào hoạt động và đồng thời giúp duy trì