Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai 54 Cach dat cau khien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.85 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LT&C: Câu khiến - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3). +HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3). LT&C: Cách đặt câu khiến - Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). +HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày dạy: Thứ 6, ngày 15 tháng 3 năm 2013 Lớp : 4A Tiết 1 - LT&C: Cách đặt câu khiến I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). +HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4). II. Đồ dùng dạy học: 1. Gv: - Máy chiếu, 20 cái nam châm nhỏ. - 3 bút mực khác màu, 3 băng giấy, mỗi băng giấy viết 1 câu kể - Nhận xét. Mẫu: Băng 1: Nhà vua ............ hoàn gươm lại cho Long Vương. Băng 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương............... Băng 3: ................nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. Và 1 băng giấy ghi câu kể cho Hs thể hiện giọng điệu thành câu khiến. - 6 băng giấy trắng (phát cho Hs TL nhóm 4, 5 làm BT2) - .......... ............................................................................................................ - .......... ............................................................................................................ 2. Hs : - Vở BTTV4, tập 2 ( Làm phần Nhận xét, BT 2,.....) - Nháp - .......... ............................................................................................................ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian: 2-3 phút. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: Câu khiến ( P2: Đàm thoại) + Hỏi: - Câu khiến được dùng làm gì ? Khi viết, cuối mỗi câu khiến thương dùng dấu gì ? - Em hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo ( thầy giáo) và cho biết câu khiến đó được dùng để làm gì ? + Hs, Gv nhận xét. Thời gian: 1 phút. Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( P2: Thuyết trình) - Giới thiệu bài: Hằng ngày, trong giao tiếp, có đôi khi chúng ta dùng những câu khiến ( để nêu yêu cầu, đề nghị,... với ai đó một việc gì). Nhưng làm thế nào để tạo ra những câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp? Bài TLVC: Cách đặt câu khiến hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. - Gv ghi tên bài, gọi 1 – 2 Hs đọc tên bài học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thời gian: 10 phút. Thời gian: 1-2 phút. Thời gian: 20-22 phút. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đặt câu khiến ( P2: Phân tích ngôn ngữ, vấn đáp, rèn luyện theo mẫu,.............................) - Gọi Hs nêu bài tập và nội dung phần nhận xét – Trang 92,SGK - Hỏi: + Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào ? ( ĐT: hoàn,....................................) + Em hiểu từ “hoàn” trong câu này nghĩa là gì ? (“Hoàn” – trả lại.) - Hs,Gv Nhận xét. - Yêu câu 1Hs nêu các cách chuyển câu kể thành câu khiến. * Lưu ý Hs cách làm: Chỉ viết từ cần thêm vào trước động từ, cuối câu hoặc đầu câu kề. - Yêu cầu Hs làm bài vào VBT TV 4, Tập 2, trang 55 - Theo dõi, giúp đỡ Hs yếu. - Gắn bảng 3 băng giấy, phát bút màu mời 3Hs đại diện 3 dãy lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. -> Yêu cầu từng em đọc lại các câu khiến với giọng điệu phù hợp. - Có thể hỏi 1Hs: Em hiểu lời đề nghị ( Xin nhà vua trả lại gươm cho Long Vương ! ; Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!) này như thế nào ?( Rùa vàng yêu cầu nhà vua ( tức Lê Lợi) trả lại gươm thần cho Long Vương – thấn sông, biển sau khi đại thắng giặc Minh trở về ) - Gọi 1-3 Hs trình bày M bài làm với cách chọn từ khác. - Cả lớp và Gv nhận xét.-> Gắn bảng kết quả. - Gọi 1Hs đọc lại câu kể, Gv gắn bảng câu kể yêu cầu Hs thay đổi giọng điệu để chuyển câu đó thành câu khiến. *Lưu ý Hs: + Với những yêu cầu, đề̀ nghị mạnh thì lên cao giọng, đọc dứt khoát khi có các từ hãy, đừng, chơ ở đầu câu. Cuối câu nên dùng dấu chấm than(!). + Với những yêu cầu nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm (.) + Và có thể dùng phối hợp các cách đã nêu (4 cách) như gợi ý SGK. VD: ( Ấn Slide) - Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương ! C3+C1 - Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! C1+C2 - Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! C3+C1+C2 - Gọi 1 Hs đọc cả 3 VD, nhận xét ( theo gợi ý) + Các câu khiến trên đã phối hợp những cách nào để đặt câu ? - Hỏi: + Có những cách nào để đặt câu khiến ? - Nhấn mạnh: Đó chính là nội dung các em cần ghi nhớ ( SGK) - Trình chiếu Slide ( Ghi nhớ) Hoạt động 4: Khắc sâu kiến thức ( P2:.............................) - 1 em đọc ND ghi nhớ. -> 2- 3 em nhắc lại. - Yêu cầu 1-2 em đặt một câu khiến minh họa cho phần ghi nhớ. Hoạt động 5: Thực hành – Luyện tập ( P2: rèn luyện theo mẫu, .............................).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thời gian: 1 phút. Bài 1: Chuyển câu kể thành câu khiến ( 7-8 phút) ( Hs làm bài cá nhân vào vở ghi) - 1Hs nêu y/c bài tập 1. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở; phát 3 băng giấy cho 3 Hs làm bài với mỗi tình huống (Gv: theo dõi, giúp đỡ) * Lưu ý: Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu đã cho, có thể phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý - Gọi 3Hs làm bài trên băng giấy dán kq và lần lượt đọc với giọng điệu phù hợp. - Cả lớp và Gv nhận xét, chốt bài làm đúng, thể hiện được giọng đọc. ( Có thể Chấm điểm cho 1-2Hs có bài làm tốt nhất) - Gọi 2-3Hs khác nối tiếp nhau đọc kết quả. - Gv( tham khảo gợi ý SGV trang 166): Nhận xét, biểu dương. - GTCT: Các em chuyển được câu kể thành câu ghép như vậy rất tốt. Liệu trong một số tình huống giao tiếp, các em đã biết đặt câu khiến như thế nào cho phù hợp chưa ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua BT2. Bài 2: Đặt câu khiến dựa vào các tình huống đã cho ( 4-5 phút) ( Hs thảo luận và sắm vai theo nhóm 4,5) - 1Hs nêu y/c bài tập 2. - Gv: Giao nhiệm vụ cho 5 nhóm: + Nhóm 1, 3: Đặt câu khiến cho tình huống a, b + Nhóm 2, 4: Đặt câu khiến cho tình huống b, c + Nhóm 5: Đặt câu khiến cho tình huống c, a - Phát 6 băng giấy trắng cho các nhóm Hs, nêu thời gian TL: 2 phút - Lưu ý Hs: Đặt câu khiến đúng với tình huống, đối tượng giao tiếp. - Gọi đại diện 3 nhóm bất kì gắn bảng Kq TL của nhóm theo y/c : a, b, c - Nhóm khác nhận xét, Gv nhận xét và KL - GTCT: ............................................................................................................ Bài 3: Đặt câu khiến theo yêu cầu ( 7-8 phút) ( Hs làm việc độc lập) - 1Hs nêu y/c bài tập 3. - Cho Hs làm bài vào VBT ( th.gian: 1 phút) - Gọi 3 Hs lần lượt viết bảng. - GTCT: ............................................................................................................ Bài 4: Nêu tình huống được dùng trong câu khiến đã đặt (BT3) ( 1-2 phút) ( Hs làm việc độc lập) - 1Hs nêu y/c bài tập 3. - Gọi 1-2 Hs K,G lần lượt nêu M. - Gv nhận xét và biểu dương ( Có thể cho điểm. Vì đây là đối tượng Hs K,G) Hoạt động nối tiếp - 1-2 Hs nhắc lại phần ghi nhớ SGK - Nhận xét và dặn dò ------------------------------------------------------------------Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu hỏi: - Câu khiến được dùng với mục đích gì ? Khi viết, cuối mỗi câu khiến thương dùng dấu gì? - Em hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo ( thầy giáo). - Em hãy cho biết câu khiến đó được dùng để làm gì ? - Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào ? ( ĐT: hoàn,....................................) - Em hiểu từ “hoàn” trong câu này nghĩa là gì ? (“Hoàn” – trả lại.) - Lưu ý Hs cách làm: Chỉ viết từ cần thêm vào trước động từ, cuối câu hoặc đầu câu kề. - Gọi 1Hs đọc lại câu kể, Gv gắn bảng câu kể yêu cầu Hs thay đổi giọng điệu để chuyển câu đó thành câu khiến. - Có thể hỏi 1Hs: Em hiểu lời đề nghị ( Xin nhà vua trả lại gươm cho Long Vương ! ; Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!) này như thế nào ? ( Rùa vàng yêu cầu nhà vua ( tức Lê Lợi) trả lại gươm thần cho Long Vương – thấn sông, biển sau khi đại thắng giặc Minh trở về ) *Lưu ý Hs: + Với những yêu cầu, đề̀ nghị mạnh thì lên cao giọng, đọc dứt khoát khi có các từ hãy, đừng, chơ ở đầu câu. Cuối câu nên dùng dấu chấm than(!). + Với những yêu cầu nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm (.) + Và có thể dùng phối hợp các cách đã nêu (4 cách) như gợi ý SGK. - Các câu khiến trên đã phối hợp những cách nào để đặt câu ? - Có những cách nào để đặt câu khiến ? * Lưu ý: Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu đã cho, có thể phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý - GTCT1: Các em chuyển được câu kể thành câu ghép như vậy rất tốt. Liệu trong một số tình huống giao tiếp, các em đã biết đặt câu khiến như thế nào cho phù hợp chưa ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua BT2. - GTCT2: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - GTCT3: .......................................................................................................................... ...........................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span> hoàn . . 1 I. dt. Thuốc đông y ở dạng viên tròn: thuốc hoàn hoàn tán cao đơn (đan) hoàn tán. II. đgt. Vê thuốc đông y thành viên tròn: hoàn thuốc theo đơn. 2 1. đgt. Trả lại: hoàn lại vốn bồi hoàn cải tử hoàn sinh quy hoàn. 2. Trở về hoặc hồi lại trạng thái cũ: Nghèo vẫn hoàn nghèo Mèo vẫn hoàn mèo.. Em hãy nêu cách dùng của câu khiến? Và cho biết cuối câu khiến thường có dấu gì? Cho câu kể sau đây: “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.” Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau: Cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên,… vào trước một động từ. Cách 2: Thêm đi, thôi, nào,… vào cuối câu. Cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong,… vào đầu câu. Cách 4: Thay đổi giọng điệu. Cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,… vào trước một động từ. Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! Nhà vua đừng hoàn gươm lại cho Long Vương! nhà vua chớ hoàn gươm cho Long Vương! Nhà vua nên hoàn gươm lại cho Long Vương! Nhà vua phải hoàn gươm lại cho Long Vương! Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. Cách 2: Thêm đi, thôi, nào,… vào cuối câu. Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương đi! Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương thôi! Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương nào! Cách 3: Thêm đề nghị, mong, xin,… vào đầu câu. Đề nghị nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương! Xin nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương! Mong nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương! Cách 4: Thay đổi giọng điệu - Đọc dứt khoát, lên giọng ở cuối câu. Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương. Lưu ý: Có thể phối hợp các cách trên để chuyển câu kể thành câu khiến. Ví dụ: Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Có những cách nào để đặt câu khiến ? Cách 1 : Thêm hãy ,đừng, chớ, nên, phải…vào trước động từ. + Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương ! + Nhà vua nên hoàn gươm lại cho Long Vương ! + Nhà vua phải hoàn gươm lại cho Long Vương ! Cách 2 : Thêm đi, thôi, nào,…vào cuối câu. + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thôi. + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương nào. Cách 3 : Thêm đề nghị, xin, mong,… vào đầu câu. + Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. + Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. Cách 4 : Thay đổi giọng điệu. III – Luyện tập Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến: *Nam đi học. M: - Nam đi học đi! - Nam phải đi học! - Nam hãy đi học đi! VD: * Thanh đi lao động. + Thanh nên đi lao động. + Thanh đi lao động thôi nào ! + Đề nghị Thanh đi lao động ! * Ngân chăm chỉ. + Ngân phải chăm chỉ lên ! + Ngân hãy chăm chỉ nào ! + Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn ! *Giang phấn đấu học giỏi. + Giang phải phấn đấu học giỏi ! + Giang hãy phấn đấu học giỏi ! + Mong Giang hãy phấn đấu học giỏi. 2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau : a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút. - Tình huống a: M: Phương ơi, cậu làm ơn cho mình mượn cái bút với! ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------b) Em gọi điện cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> một câu với bác để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. - Tình huống b: M: Xin phép bác cho cháu nói chuyện với Lan, ạ! ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. Tình huống c: M: Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Thảo ạ! ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài 3: Đặt câu khiến theo yêu cầu dưới đây, nêu tình huống có thể dùng mỗi câu khiến rồi ghi vào chỗ trống trong bảng: ( - Cho học sinh thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu học tập trong 4 phút. - Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bài tập 3 - Trình bày kết quả thảo luận. ) * Câu khiến có hãy ở trước động từ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------* Câu khiến có đi hoặc nào ở sâu động từ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------* Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×