Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THI CAN BO THU VIEN GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI CÁN BỘ THƯ VIỆN GIỎI CẤP HUYỆN</b>
<b>(Năm học 2012 - 2013)</b>


- Kính thưa: Ban giám khảo!


- Kính thưa: q thầy cơ cùng các bạn thân mến.


Tôi xin tự giới thiệu: Tôi tên là Huỳnh Thị Nhi, là cán bộ thư viện đến từ trường THCS Lương
Thế Vinh (ảnh trường). Tôi thật vinh dự được làm việc dưới ngơi trường có 30 q thầy cô nhiệt
huyết (ảnh giáo viên) và hơn 400 học sinh thân yêu (ảnh HS). Đến với hội thi hôm nay lời đầu tiên
cho phép tôi xin gửi đến ban giám khảo cùng toàn thể hội thi lời chúc sức khỏe, chúc hội thi thành
công tốt đẹp.


- Thưa Ban giám khảo!
- Thưa tồn thể hội thi.


Từ lâu ơng cha ta đã biết học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một
con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn khơng phải là việc cá nhân, mà là việc của toàn
nhân loại (ảnh HS đọc sách). Có được những thành quả học vấn như ngày hơm nay là nhờ vào thành
quả của tồn nhân loại biết phân cơng tích lũy ngày đêm mà có (ảnh HS đọc sách) . Các thành quả đó
khơng bị mất đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại (ảnh kho sách). Vì vậy việc đọc sách
không những là học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ mà còn được thừa hưởng các kiến thức, lời dạy
mà biết bao người đã khổ cơng tìm kiếm mới tích lũy được.


Như thầy cơ và các bạn đều biết đọc sách là một thú vui lành mạnh, là một công việc cần thiết
suốt cuộc đời của mỗi con người và mỗi chúng ta hãy tìm cho mình những người bạn đồng hành tin
cậy để cùng nhau xây dựng tương lai. Chúng ta cũng biết Việt Nam là một dân tộc hiếu học, sự học
được trọng vọng ngay từ thời Bắc thuộc cách đây hàng ngàn năm. Những cuộc thi lựa chọn người tài
từ xưa đã vô cùng khắt khe. Cũng từ đó những tấm gương hiếu học đã ra đời. Về tham gia hội thi
hôm nay, tôi xin được giới thiệu đến hội thi bộ sách có tựa đề “Gương hiếu học thời xưa” (ảnh tên
<i>sách) do tác giả Trịnh Mạnh biên soạn, được công ty cổ phần sách giáo dục tại TPHCM in và phát</i>


hành.


Bộ sách gồm 5 chương được chia làm 2 tập:


- Tập 1: gồm 3 chương sách dày 192tr - được in trên khổ giấy 14,3 x 20,3 ; với giá bìa:
17.000đ.


+ Chương I: Khái quát sơ lược về các kì thi ngày xưa


+ Chương II: Gương hiếu học từ thời Bắc thuộc đến triều Trần- Hồ
+ Chương III: Gương hiếu học thời Triều Lê- Triều Mạc


- Tập 2: gồm 2 chương sách dày 224tr - được in trên khổ giấy 14,3 x 20,3 ; với giá bìa:
20.000đ.:


+ Chương IV: Gương hiếu học thời Lê Trung Hưng và thời Chúa Trịnh- Chúa Nguyễn
+ Chương V: Gương hiếu học Triều Tây sơn- Triều Nguyễn


Bộ sách sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu được gương hiếu học của những vị hiền triết ngày xưa
như thế nào? Và họ đã khổ luyện ra sao để có được những thành quả đáng quý cho dân tộc mời ban
giám khảo cùng toàn thể hội thi cùng theo dõi bộ sách này.


<b>-</b> Kính thưa: Ban giám khảo


<b>-</b> Kính thưa: Qúy thầy cơ cùng các bạn thân mến!


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nền giáo dục của Việt Nam thời Phong kiến không phân chia thành các cấp học và khơng quy
định hạng tuổi, nhưng thực sự mỗi kì thi là một cột mốc chia các cấp học (hình ảnh ngày xưa)<i> . Người</i>
đi học một thời gian khoảng 5, 6 năm đã nắm được một số kiến thức và làm được một số loại bài tập
thì mới được thầy cho đi dự cuộc thi sơ tuyển của phủ hay huyện gọi là thi khảo hạng <i>(ảnh), khi đỗ từ</i>


loại trung bình, khá mới được thi hương (ảnh), đỗ thi hương gọi là cử nhân, đỗ cử nhân sẽ thi hội
<i>(ảnh) gọi là hội nguyên sau đó sẽ thi đình (ảnh) , đỗ kì thi này thí sinh sẽ được cao nhất ở thời phong</i>
kiến được gọi là tiến sĩ. Khó khăn là vậy nhưng các thí sinh vẫn muốn được thi từ bậc thấp nhất và
cũng muốn đạt đến bậc cao nhất. Thể lệ thi cử thời phong kiến rất nghiệt ngã về lí lịch, thủ tục và nội
quy trường thi: Phải kê khai ba đời không ai trộm cắp hoặc làm điều gì xấu. Dưới thời Lê, con nhà
hát xướng khơng được đi thi, phải kiêng tên huý, tên bố mẹ, tên Vua….Muốn đi thi đã khó, đỗ càng
khó hơn. Ấy vậy mà thời Bắc thuộc cách đây 12 thế kỷ. Nước Việt ta đã có tiến sĩ đầu tiên Khương
Cơng Phụ (ảnh). Nhà nghèo nhưng sáng dạ, Khương Công Phụ cố gắng học khơng chỉ để làm rạng
danh gia đình mà cịn có mục đích là gặp em ruột lưu lạc nơi xa. Thật lạ kì năm 784 đời Đường ấy,
Khương Công Phụ đỗ đại khoa, một người nữa cùng đỗ đó chính là em trai của ơng. Hai người anh
em ruột đó đã làm rạng danh người Việt dưới đất Tràng An lúc bấy giờ. Câu chuyện về Khương
Công Phụ chỉ là một trong những con người đất Việt tài năng, không chỉ bẩm sinh mà thật sự hiếu
học. Sự hiếu học ở nước ta không chỉ từng cá nhân riêng lẽ, có gia đình hiếu học, dịng họ hiếu học,
làng xã hiếu học (ảnh ngày xưa)<i> . Trong dòng họ Nguyễn nổi tiếng về đỗ đạt và nhiều người làm quan</i>
to ở xã Kim Đôi, huyện Võ Giàng, Từ Sơn, Bắc Ninh một gia đình đã trở thành gương sáng về hiếu
học có 5 anh em ruột và 6 người cháu đỗ tiến sĩ. Sự học được tôn vinh ở bất cứ làng xã nào cũng có
hương ước. Trong hương ước đó đều có quy định lễ mừng, tiền thưởng, ruộng đất cho những người
thi đỗ mang vinh dự về cho làng. Một trong những nơi có truyền thống hiếu học nhất là Bằng Mơn
Đinh ở làng Bột Thượng, xã Bột Thái, huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Từ thế kỷ 15, nơi đây đã
hội tụ mơn sinh của nho học tấm bia cịn lại ở Bảng Mơn Đình ghi tên 12 vị tướng lĩnh và quận công
của xã. Cũng không thể không nhắc đến ở nơi đây tôn vinh sự hiếu học của người Việt đó là <b>VĂN</b>
<b>MIẾU QUỐC TỬ GIÁM (ảnh). Bên cạnh đó cịn có rất nhiều tấm gương được giới thiệu trong bộ</b>
sách như: Nguyễn Hiền (ảnh) - Trạng nguyên 13 tuổi; Bảng nhãn Lê Văn Hưu <i>(ảnh) - Nhà sử học</i>
nổi tiếng; Nguyễn Văn Nghi (ảnh) <i> - Nhờ học thêm trong dân trở thành người giỏi, thầy dạy hai vua;</i>
Đồng Hãng - Cả gan đến cử quan đánh trống để xin tiền ăn học; Nguyễn Thực - Người học trò nghèo
phải đi phu; Chú tiểu Nguyễn Kỳ dùi mài kinh sử; Đồng Đắc quyết chí học khơng để vợ bị nhục;
Trần thị Phương Hoa – cô gái cải trang đi thi để minh oan cho chồng; Chu Văn An (ảnh) <i> - người</i>
thầy nổi tiếng của đất nước ta; Những mẫu chuyện về trạng nguyên Lương Thế Vinh (ảnh) ; Trạng
trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh) – nhà chiến lược tài ba ……Còn rất nhiều những tấm gương hiếu
học khác mà tôi không thể kể hết ra đây.


Hai cuốn sách này (ảnh 2 cuốn sách) thực sự là những trang kiến thức thực sự quý giá, là tài
liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh (ảnh HS đọc sách), các bậc phụ huynh, quý thầy cô giáo
<i>(ảnh GV đọc sách) trong quá trình giảng dạy và học tập. Đồng thời cung cấp cho người đọc tư liệu và</i>
kiến thức về các nhân vật lịch sử Việt Nam để hiểu thêm về lịch sử nước nhà. Mỗi người đọc có thể
rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu và những tấm gương cho riêng mình để noi theo,
để rèn luyện mình. Suy ngẫm từ sách để có phương pháp giảng dạy, học tập và nhân lên phần nào
truyền thống hiếu học của dân tộc nhằm đạt hiệu quả hơn đến mục đích chung là xây dựng và phát
triển nền giáo dục nước nhà theo kịp với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới.


- Kính thưa: Ban giám khảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Để thay lời kết cho cuốn sách tôi xin đọc lại hai câu thơ của tác giả Chu Quang Tiềm để nhắc
nhở mọi người nên đọc nhiều sách, nhất là sách sách cũ, cổ. “ Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
<i>-thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay” để hiểu biết thêm những kiến thức về gương hiếu học thời xưa và</i>
rút ra những bài học bổ ích cho bản thân qua những câu chuyện đồng thời yêu quê hương đất nước
hơn và nỗ lực học tập nhiều hơn để đưa đất nước phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu
như lời Bác Hồ đã dặn.


<i><b>Cuối cùng xin chúc BGK, quý thầy cơ giáo cùng các bạn thí sinh sức khoẻ, chúc hội thi</b></i>
<i><b>thành công, tốt đẹp. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×