Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bôi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.53 KB, 5 trang )

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006

51


ược sự tài trợ của UNESCO, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã phối hợp
với Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm Tài nguyên Tri thức
Phát triển Úc (ADS – Australian Development Scholarships Centre) tổ chức khóa bồi
dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện của một số trường đại
học tại Việt Nam. Khoá bồi dưỡng diễn ra từ ngày 8 đến 12 tháng 5 năm 2006 tại trường
Đại học Ngoại ngữ Hà Nội với sự tham dự của khoảng 20 cán bộ thư viện đến từ các
trường đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà nội, Đại học Sư phạm
Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Y tế Công cộng Hà Nội,
Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đạ
i học Cần Thơ, Đại học An
Giang và Thư viện Trung tâm Đại học Quốc Gia TP.HCM.
Mục đích của khóa học nhằm:
• Tạo cơ hội cho các cán bộ thư viện gặp gỡ và thảo luận về Kiến thức thông tin
(Information Literacy) và các vấn đề liên quan đến việc đào tạo kiến thức thông tin
trong các trường đại học tại Việt Nam.
• Phát triển kỹ năng thông tin cho cán bộ th
ư viện đại học Việt Nam
• Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho các cán bộ thư viện đại học,
giúp người học khai thác một cách hiệu quả nhất những tài nguyên thông tin sẵn
có cũng như đào tạo lại cho các đồng nghiệp.
• Tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và tri thức giữa các cán bộ thư viện trong phạm
vi quốc gia và quốc t
ế.
Yêu cầu của khóa học đối với các thư viện tham gia được quy định khá chặt chẽ và mang
tính thiết thực:
• Thư viện phải đang tiến hành hoặc mong muốn tiến hành các khóa tập huấn, đào


tạo người sử dụng thư viện về kiến thức thông tin.
• Sau khi tham dự hội thảo và tập huấn, người tham gia hội thảo và thư viện của họ
phải có kế hoạch về việc triển khai các lớp tập huấn cho người sử dụng thư viện về
kiến thức thông tin tại thư viện của mình và gởi kế hoạch này cho đơn vị tổ chức
hội thảo.
Có thể nói đây là một hội thảo và tập huấn mang dáng dấp khác hẳn những hội thảo được
tổ chức trước đây về m
ặt nội dung lẫn phương pháp học tập. Lịch học tập dành cho phần
thực hành và thảo luận chiếm hơn 2/3 thời gian. Người tham dự tập huấn thật sự là trung
tâm, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều điều mới mẻ từ các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Úc,
Lào và Việt Nam, cũng như những kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp từ thư viện
các trường đại học trong nướ
c.
BỒI DUỠNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO
CÁN BỘ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
Training Workshop of Information Literacy Capacity Building for
Vietnamese Academic Librarians
Hà Nội, 8-12/5/2006
D

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006

52
• Tiến sĩ Kenneth Haycock hiện là giáo sư và giám đốc Trường Khoa học thông tin
và thư viện thuộc Đại học San José State. Người có kinh nghiệm lâu năm trong
lãnh vực nghiên cứu về kiến thức thông tin trong các trường học ở Bắc Mỹ. Ông
đã mang đến hội thảo một hình ảnh khá đầy đủ về môn học “Kiến thức thông tin –
Information Literacy” còn khá mới mẻ đối với cán bộ thư viện Việt Nam nói
chung và cán bộ th
ư viện đại học nói riêng. Sự cần thiết phải cung cấp những kỹ

năng thông tin cho học sinh và sinh viên, cách thức để tiến hành một chương trình
hay kế hoạch đào tạo về kiến thức thông tin trong các trường đại học. Đặc biệt
nhấn mạnh sự hợp tác giữa cán bộ thư viện và giảng viên thông qua việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên chính là điều cố
t lõi mang lại thành
công cho chương trình đào tạo kiến thức thông tin. Cần hiểu rõ về một khái niệm:
Người cán bộ thư viện thầy giáo (teacher-librarian).



Bà Gail Parr, GĐ Thư viện ADS và Ông Chansy Phuongsouketh, GĐ Thư viện ĐHQG Lào

• Ông Chansy Phuongsouketh – giám đốc Thư viện Trung tâm, Đại học Quốc gia
Lào. Ông đã trao đổi một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và triển khai
chương trình đào tạo Information Literacy tại Đại học Quốc gia Lào trong hai năm
trở lại đây. Bao gồm các nội dung cơ bản về việc sử dụng thư viện của sinh viên
Lào, vai trò của kiến thức thông tin trong phát triển kinh tế xã hội, sự cần thiết của
môn h
ọc Information Literacy đối với sinh viên đại học…Đồng thời ông cũng
khẳng định lại một lần nữa việc phát triển kiến thức thông tin trong trường đại học
chỉ thành công khi có sự hợp tác giữa giảng viên và cán bộ thư viện, môn học kiến
thức thông tin được giảng dạy chính thức trong chương trình giảng dạy của trường
đại học, có sự khác biệt giữa chương trình dành cho cử nhân, thạc s
ĩ và các
chương trình phải có tính linh hoạt. Diễn giả mô tả khá chi tiết chương trình giảng
dạy kiến thức thông tin tại Đại học Quốc gia Lào, học viên tham dự đã gặt hái
được nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng trong trường đại học của chúng ta vì Đại
học Việt Nam và Lào có nhiều điểm khá tương đồng.
• Bà Gail Parr – Giám đốc Thư viện Trung tâm Tài nguyên Tri thức Phát triển Úc.
Người có nhiều năm kinh nghiệm trong vi

ệc phát triển kiến thức thông tin. Qua
những câu chuyện thực tế mà bà từng trãi qua cũng như những câu hỏi gợi ý của
bà vối vai trò hoạt náo viên là người học hết sức hứng thú trong phát biểu ý kiến
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006

53
và thảo luận về các nội dung của kiến thức thông tin và triển vọng triển khai của
môn học này ở các trường đại học Việt Nam.
• Ông Nghiêm Xuân Huy – giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ông dã phác họa một bức tranh khá đầy đủ về việc
triển khai kiến thức thông tin tại các trường đại học Việt Nam. Sự cần thiết phải
tích hợp kiến thực thông tin vào chương trình đại học, cơ sở để thực hiện và mục
tiên của kiến thức thông tin. Những thuận lợi cũng như những giải pháp tổng thể
và giải pháp triển khai. Đặc biệt nhấn mạnh về khía cạnh đạo đức trong sử dụng
thông tin (cách ghi tài liệu tham khảo của sinh viên và đánh giá tài liệu tham khảo
của giảng viên trong các bài tập hoặc các bài nghiên cứu khoa học), tôn tr
ọng
quyền tác giả. Tuy còn ở mức độ lý thuyết nhưng cũng là những cơ sở để cán bộ
thư viện tham khảo khi thiết kế cho mình một kế hoặc hành động tại các trường
đại học tham gia hội thảo.
Qua hai ngày làm việc với 4 chuyên gia trong lãnh vực kiến thức thông tin, chúng tôi
nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết của môn kiến thức thông tin đối với học sinh,
sinh viên và c
ả những đối tương khác trong việc hình thành những kỹ năng thông tin cần
thiết cho việc học tập hôm nay và hướng tới việc học tập suốt đời (life-long learning) của
mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Chúng tôi đến với hội thảo với tâm thế của người muốn tiếp thu những cái mới để phát
triển thư viện, nâng cao hiệu quả phục vụ người sử dụng và chúng tôi đ
ã gặt hái được khá
nhiều thành công cho bản thân và thư viện của mình qua ba ngày làm việc theo nhóm

theo sự hướng dẫn của Cô Gail và thầy Huy.
• Lớp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 người, chúng tôi mỗi người đọc hai bài
báo về Information Literacy và tóm tắt nội dung. Sau đó những người đọc chung
hai bài trong mỗi nhóm lại tụ thành một nhóm khác. Nhóm này thảo luận về hai
bài mình đã đọc và hoàn thành một số kết luận rút ra từ những gì mình đọc và
hiểu. Lần thứ
ba, trở lại với nhóm ban đầu, lần lượt mỗi người trình bày lại nội
dung của hai bài mình đã lĩnh hội để mọi người nghe và góp ý. Hoàn tất buổi thảo
luận, mỗi người nắm vững nội dung kiến thức của 8 bài báo về Information
Literacy, một kết quả tuyệt vời của hình thức học theo nhóm.



Buổi trao đổi kinh nghiệm tại Khóa tập huấn

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006

54
• Thảo luận được điều khiển hoàn toàn bởi người học, nhóm 4 người đến từ các Thư
viện Đại học An Giang, Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, Đại học Cần Thơ
và Trường Y tế Cộng cộng Hà Nội lần lượt trình bày những kinh nghiệm trong
quá trình phát triển dịch vụ thư viện, đào tạo người sử dụng, kết quả bước đầu.
Đồ
ng thời cũng nêu bật những khó khăn đang gặp phải và định hướng trong tương
lai gần tại cơ quan mình đang công tác. Các bạn học đã có rất nhiều điều chia sẻ,
đặc biệt là những trăn trở làm thế nào để có thể tích hợp và triển khai kiến thức
thông tin vào chương trình giảng dạy đại học, bí quyết nào để thuyết phục lãnh
đạo nhà trường?, hình thức nào để tạo
được mối quan hệ giữa thư viện và giảng
viên, đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá để tạo đòn bầy cho việc sử dụng

thư viện một cách hiệu quả? Bản thân cán bộ thư viện phải tự làm mới hình ảnh
của mình và thư viện như thế nào? Hàng trăm câu hỏi được đưa ra thảo luận và
chính chúng tôi – những người học đã cùng nhau trả
lời. Một diễn đàn trên
Internet mang tên nhóm Information Literacy Việt Nam đã được hình thành, hàng
ngày chúng tôi có thể trao đồi, chia sẻ và thông báo cho nhau về kế hoạch, tình
hình triển khai, khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm…từ thực tế đơn vị mình đang
công tác.
• Mỗi nhóm gồm 4 người đến từ các thư viện khác nhau, chúng tôi cùng hợp tác
phác thảo một kế hoạch hành động cho việc triển khai một số nội dung trong Kiến
thức thông tin với m
ột đối tượng người sử dụng tại một trường đại học cụ thể.
o Nhóm 1: Training 1
st
year students to use library resources at Ha Noi
University of Education
o Nhóm 2: Information literacy action plan Economic school Can Tho
University
o Nhóm 3: Developing IL for lecturers at Da Nang Polytechnical University
o Nhóm 4: Library training course for the 1
st
year undergraduate students at
HUT


Học tập và thảo luận nhóm

Tuy đây là lần đầu tiên học viên thiết kế một kế hoạch hành động nhưng chúng tôi đã
cố gắng vận dụng những nội dung mình đã gặt hái được trong hội thảo, các bản kế
hoạch có thể chưa được hoàn hảo này sẽ là nền tảng, hay nói cách khác là các khuôn

BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006

55
mẫu để khi trở về với các trường đại học chủ quản, chúng tôi sẽ phát triển một bản kế
hoạch chi tiết, hoàn chỉnh và thiết thực hơn.
• Thật thú vị khi toàn bộ thành viên tham gia hội thảo và lãnh đạo Trường Đại
học Ngoại ngữ Hà Nội đã có một buổi tối liên hoan và giao lưu đầy ý nghĩa.
Những vấn đề nảy sinh trong hội thảo lại
được cởi mở trao đổi, sự cảm thông
giữa các cán bộ thư viện đại học từ Nam ra Bắc lại càng sâu sắc. Một điều
không nói ra nhưng ai cũng hiểu là tất cả những người đang ngồi với nhau đều
có chung “cái tâm “ với nghề thư viện, mong muốn phát triển thư viện, ước
mơ đem đến những dịch vụ tốt nhất cho người sử
dụng, cho nền giáo dục nước
nhà.
• Trước khi kết thúc khóa học, mỗi học viên được 15 phút để trình bày kế hoạch
hành động sắp đến khi quay về cương vị công tác của mình. Hầu như ai cũng
có tâm trạng háo hức muốn làm viết thật nhiều, muốn nói thật nhiều và làm
thật nhiều để đưa môn học kiến thức thông tin vào chương trình giảng dạy ở
các trường đại học. G
ần 20 bản kế hoạch cá nhân đã được trình bày trong ngày
bế giảng hội thảo.


Giảng viên cùng học viên trong buổi lễ bế giảng Khóa tập huấn

Một tuần lễ tuy ngắn ngủi đã trôi qua thật nhanh, những điều học được thì khá nhiều
và hết sức quý báu. Tất cả đang mở ra một cơ hội cho cán bộ thư viện đại học Việt
Nam để họ thật sự trở thành người thầy thứ hai sau giảng viên, thuật ngữ teacher-
librarian sẽ ngày càng trở nên thân thuộc với sinh viên và cộng đồng người sử dụng.

Trách nhiệm của cán bộ thư viện đại học càng trở nên nặng nề với vai trò mới nhưng
chúng tôi tin rằng với tâm huyết của mình, sự ủng hộ của lãnh đạo, sự cộng tác của
giảng viên và các phòng chức năng, người sử dụng, việc tích hợp và triển khai môn
học Kiến thức thông tin trong các trường đại học Việt Nam sẽ thành công. Góp phần
hình thành kỹ năng thông tin phục vụ việc h
ọc tập suốt đời cho các thế hệ tương lai
của Việt Nam. Để kết thúc bài viết của mình, chúng tôi xin phép được sử dụng một
câu ngạn ngữ của Trung Quốc: “Cho một con cá anh ta chỉ có một bữa ăn, nếu dạy
cho anh ta cách câu cá, anh ta sẽ có cá ăn suốt đời”.

DƯƠNG THÚY HƯƠNG ghi

×