Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt để phát huy lợi ích cao nhất cho các ngành dùng nước của lưu vực sông đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 151 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Việt Hòa.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực
và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Hoàng Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu thực hiện, đến nay, luận văn thạc sĩ đề tài “Nghiên cứu
giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt để phát huy lợi ích cao nhất cho các ngành
dùng nước của Lưu vực sơng Đáy” đã hồn thành.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Việt Hòa, người đã tận tình
hướng dẫn và góp ý chỉ bảo trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Quy
hoạch và Quản lý tài nguyên nước, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Phòng Đào tạo
Sau Đại học - Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức
chun mơn trong suốt q trình học tập.
Xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, tạo điều
kiện thuận lợi trong q trình học tập và hồn thành bản luận văn này.
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết,
học viên rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, cơ giáo, các cán bộ khoa học và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
HỌC VIÊN


Nguyễn Hoàng Thành

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................. 5

1.1.1.

Tổng quan về bài tốn cân bằng nước hệ thống.......................................... 5

1.1.2.

Tổng quan tình hình ứng dụng mơ hình tốn thủy văn trong phân bổ tài

nguyên nước ở Việt Nam và trên thế giới .................................................................. 6
1.2.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................. 9

1.2.1.


Đặc điểm địa lý tự nhiên ............................................................................. 9

1.2.2.

Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 9

1.2.3.

Đặc điểm tài nguyên đất ............................................................................ 10

1.2.4.

Đặc điểm tài ngun rừng ......................................................................... 11

1.2.5.

Tài ngun khống sản.............................................................................. 12

1.2.6.

Đặc điểm khí tượng và mạng lưới sơng ngịi ............................................ 12

1.2.7.

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Lưu vực sông Đáy ......................... 15

1.2.8.

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Lưu vực sông Đáy................... 16


CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÂN BỔ TÀI
NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SƠNG ĐÁY ............................................................... 20
2.1.

Đánh giá, tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước Lưu vực sông Đáy20

2.1.1.

Phân vùng đánh giá tài nguyên nước ........................................................ 20

2.1.2.

Phân tích, đánh giá hiện trạng tài ngun nước trên các sơng chính ........ 27

2.1.3.

Xu thế biến đổi nguồn nước mặt ............................................................... 48

2.1.4.

Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ............................ 52

2.2.

Dự báo nhu cầu sử dụng nước Lưu vực sông Đáy ...................................... 60

2.2.1.

Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu tính tốn nhu cầu sử dụng nước ...................... 60


2.2.2.

Nhu cầu sử dụng nước các ngành sử dụng nước....................................... 64

2.3.

Cơ sở, nguyên tắc phân bổ chia sẻ nguồn nước .......................................... 81

iii


2.3.1.

Cơ sở xác định thứ tự ưu tiên trong sử dụng nước ................................... 81

2.3.2.

Thứ tự ưu tiên trong phân bổ .................................................................... 82

2.3.3.

Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước cho các ngành................................ 82

2.3.4.

Xác định phạm vi và đối tượng phân bổ nguồn nước ............................... 83

2.4.


Xác định các chỉ tiêu của quy hoạch tài nguyên nước ............................... 85

CHƯƠNG III:

PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÂN BỔ TÀI

NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐÁY .............................................................. 86
3.1.

Phương án phân bổ tài nguyên nước mặt Lưu vực sông Đáy ................... 86

3.1.1.

Cơ sở đề xuất các giải pháp phân bổ ........................................................ 86

3.1.2.

Các phương án, giải pháp phân bổ tài ngun nước ................................. 86

3.2.

Ứng dụng mơ hình tốn thủy văn phân bổ tài nguyên nước mặt lưu vực

sông

......................................................................................................................... 87

3.2.1.

Cơ sở lý thuyết mơ hình tốn .................................................................... 87


3.2.2.

Số liệu đầu vào mơ hình tốn .................................................................... 92

3.2.3.

Tính tốn cân bằng nước hiện trạng.......................................................... 96

3.2.4.

Tính tốn cân bằng nước theo các kịch bản, phương án ........................... 98

3.3.

Lựa chọn giải pháp thực hiện phân bổ tài nguyên nước mặt Lưu vực sông

Đáy

....................................................................................................................... 104

3.3.1.

Tiêu chí lựa chọn giải pháp phân bổ ....................................................... 104

3.3.2.

Phân tích lựa chọn giải pháp phân bổ ..................................................... 104

3.3.3.


Phân tích lựa chọn giải pháp phân bổ ..................................................... 105

3.4.

Giải pháp thực hiện ..................................................................................... 106

3.4.1.

Phân bổ hợp lý cho các yêu cầu sử dụng nước cũng như các ngành dùng

nước

................................................................................................................. 106

3.4.2.

Cung cấp đủ nước và cơng bằng ............................................................. 106

3.4.3.

Biện pháp cơng trình khai thác tổng hợp nguồn nước ............................ 106

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 110
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 111
Phụ lục 01: Lượng nước đến tại các vị trí ............................................................... 111
Phụ lục 02: Đường tần suất ...................................................................................... 114

iv



Phụ lục 03: Số liệu khí tượng thủy văn.................................................................... 115
Phụ lục 04: Lượng nước có thể phân bổ.................................................................. 131
Phụ lục 05: Hệ số nhám sử dụng trong mơ hình thủy lực ..................................... 140

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê các loại đất .............................................................................................10
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực .......................................................................11
Bảng 1.3: Dự kiến diện tích rừng đến năm 2020 ....................................................................12
Bảng 1.4: Tổng lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm (2) ..............................13
Bảng 1.5: .Hiện trạng dân số trên khu vực (1)........................................................................16
Bảng 1.6: Dự báo phát triển dân số trong lưu vực (nghìn người) (4) .....................................16
Bảng 1.7: Dự báo tốc độ phát triển gdp - theo các giai đoạn (4) ............................................17
Bảng 1.8: Dự báo cơ cấu kinh tế và tổng thu GDP theo các giai đoạn (1) .............................17
Bảng 1.9: Số dân nông thôn được cấp nước sạch đến năm 2020 (5)......................................18
Bảng 2.1: Phân vùng chức năng nguồn nước (3) (4) (10) ......................................................22
Bảng 2.2: Diện tích các tiểu vùng...........................................................................................26
Bảng 2.3: Lưới trạm khí tượng và đo mưa trên lưu vực sông Đáy.........................................28
Bảng 2.4: Lưới trạm thủy văn trên lưu vực sông Đáy ............................................................29
Bảng 2.5: Các trạm sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình thủy văn MIKE- NAM ...31
Bảng 2.6: Kết quả tính tốn sai số đường q trình (NASH) và sai số tổng lượng (WBL)
bước hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình .....................................................................................31
Bảng 2.7: Thống kê số lượng mặt cắt trên các sông trên lưu vực sông Đáy ..........................36
Bảng 2.8: Danh sách các biên tính tốn cho mơ hình thủy lực đồng bằng .............................38
Bảng 2.1: Hệ thống các trạm kiểm tra trên sơ đồ tính tốn thủy lực ......................................41
Bảng 2.2: So sánh kết quả tính tốn và thực đo tại các trạm kiểm tra năm 1996 ...................42

Bảng 2.3: So sánh kết quả tính tốn và thực đo tại các trạm kiểm tra năm 2002 ...................44
Bảng 2.4: Dòng chảy đến các tiểu vùng .................................................................................47
Bảng 2.5: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (b2) ...................................................................................................................48
Bảng 2.6: Lượng mưa trung b̀ ình đến đến năm 2025 trên lưu vực sơng tích theo kịch bản
phát thải trung bình ...................................................................................................................48
Bảng 2.7: Lượng mưa trung bình đến năm 2025 trên lưu vực sơng Thanh Hà tính theo kịch
bản biến đổi khí hậu ..................................................................................................................49
Bảng 2.8: Lượng mưa trung bình đến năm 2025 trên lưu vực sơng Bơi tính theo kịch bản
biến đổi khí hậu .........................................................................................................................49
Bảng 2.9: Lượng mưa trung bình đến năm 2025 trên lưu vực sơng Hồng Long tính theo
kịch bản biến đổi khí hậu ..........................................................................................................50
Bảng 2.10: Lượng mưa trung bình đến năm 2025 trên lưu vực sơng Nhuệ tính theo kịch bản
biến đổi khí hậu .........................................................................................................................50
Bảng 2.11: Lượng mưa trung bình đến năm 2025 trên lưu vực sơng Châu Giang tính theo kịch
bản biến đổi khí hậu ..................................................................................................................51
Bảng 2.12: Lượng mưa trung bình đến năm 2025 trên lưu vực sơng Đáy tính theo kịch bản
biến đổi khí hậu .........................................................................................................................51
Bảng 2.13: Các cơng trình tưới trên lưu vực sơng tích .............................................................52
Bảng 2.14: Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt đơ thị ...............................................52
Bảng 2.15: Tổng hợp các cơng trình tưới trong lưu vực Nhuệ .................................................53
Bảng 2.16: Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt đô thị ...............................................53
Bảng 2.17: Tổng hợp các cơng trình tưới trong khu vực Sơng Châu .......................................54

vi


Bảng 2.18:
Bảng 2.19:
Bảng 2.20:

Bảng 2.21:
Bảng 2.22:
Bảng 2.23:
Bảng 2.24:
Bảng 2.25:
Bảng 2.26:
Bảng 2.27:
Bảng 2.28:
Bảng 2.29:
Bảng 2.30:
Bảng 2.31:
Bảng 2.32:
Bảng 2.33:
Bảng 2.34:
Bảng 2.35:
Bảng 2.36:
Bảng 2.37:
Bảng 2.38:
Bảng 2.39:
Bảng 2.40:
Bảng 2.41:
Bảng 2.42:
Bảng 2.43:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:

Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:
Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:

Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt đơ thị (10) ....................................... 54
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt nông thôn (8) .................................. 55
Tổng hợp các cơng trình tưới trong lưu vực sơng Đáy .......................................... 55
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt ......................................................... 56
Các khu công nghiệp sử dụng nước mặt ................................................................ 56
Tổng hợp các cơng trình tưới lưu vực sơng Hồng Long ...................................... 57
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt nơng thơn ........................................ 57
Tổng hợp các cơng trình tưới do nhà nước quản lý trong lưu vực sông Đào ........ 58
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt đơ thị............................................... 58
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt nơng thơn ........................................ 59
Tổng hợp các cơng trình tưới lưu vực sơng Ninh Cơ ............................................ 59
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt ......................................................... 60
Các cơng trình khai thác nước cho sinh hoạt nông thôn ........................................ 60
Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt ..................................................................... 61
Tiêu chuẩn dùng nước cho đô thị .......................................................................... 62
Tiêu chuẩn dùng nước cho dịch vụ, du lịch ........................................................... 62
Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt nông thôn ........................................................... 63
Tiêu chuẩn dùng nước thủy sản nước ngọt ............................................................ 64

Tiêu chuẩn dùng nước cho thủy sản nước lợ ......................................................... 64
Tổng hợp nhu cầu dùng nước các ngành 2015;2020;2025 .................................... 65
Nhu cầu sử dụng nước trên các tiểu vùng 2015 .................................................... 67
Nhu cầu sử dụng nước trên các tiểu vùng 2020 .................................................... 69
Nhu cầu sử dụng nước trên các tiểu vùng 2025 .................................................... 71
Mực nước biển dâng theo các kịch bản (cm)......................................................... 74
Nhu cầu sử dụng nước trên các tiểu vùng 2020 ảnh hưởng bới BDKH ................ 77
Nhu cầu sử dụng nước trên các tiểu vùng 2025 ảnh hưởng bới BDKH ................ 79
Danh sách trạm mưa sử dụng tính tốn dịng chảy các tiểu vùng ......................... 93
Lượng nước thừa thiếu hiện trạng năm 2015 theo PA1 (triệu m3) ........................ 96
Lượng nước thừa thiếu năm 2020 theo PA1 (triệu m3) ......................................... 97
Lượng nước thừa thiếu hiện trạng năm 2025 theo PA1 (triệu m3) ........................ 98
Lượng nước thừa thiếu hiện trạng năm 2015 theo PA2 (triệu m3) ........................ 99
Lượng nước thừa thiếu năm 2020 theo PA2 (triệu m3) ....................................... 100
Lượng nước thừa thiếu năm 2025 theo PA2 (triệu m3) ....................................... 101
Lượng nước thừa thiếu năm 2020 theo PA3 (triệu m3) ....................................... 102
Lượng nước thừa thiếu năm 2025 theo PA3 (triệu m3) ....................................... 103
Ma trận lựa chọn phương án qua các tiêu trí ....................................................... 105
Tỷ lệ phân bổ, chia sẻ trong trường hợp thiếu nước ............................................ 105
Cân bằng nước tại các vị trí trên từng tiểu vùng hiện trạng 2015,P=50%........... 111
Cân bằng nước tại các vị trí trên từng tiểu vùng hiện trạng 2015,P=85%........... 112
Cân bằng nước tại các vị trí trên từng tiểu vùng năm 2020,P=85% .................... 113
Trạm mưa Nam Định ........................................................................................... 115
Tram mưa Liễu Đề............................................................................................... 117
Tram mưa Lâm Sơn ............................................................................................. 119
Trạm mưa Văn Lý ............................................................................................... 121

vii



Bảng 3.19:
Bảng 3.20:
Bảng 3.21:
Bảng 3.22:
Bảng 3.23:
Bảng 3.24:
Bảng 3.25:
Bảng 3.26:
Bảng 3.27:
Bảng 3.28:
Bảng 3.29:
Bảng 3.30:
Bảng 3.31:
Bảng 3.32:
Bảng 3.33:

Trạm mưa Phú Lễ.................................................................................................123
Trạm mưa Vụ Bản ................................................................................................124
Trạm mưa Trực phương .......................................................................................126
Bốc hơi trung bình nhiều năm trạm Ninh Bình, trạm Văn Lý .............................127
Lưu lượng dòng chảy trạm Lâm Sơn ...................................................................128
Lưu lượng dòng chảy trạm Hưng Thi ..................................................................130
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2015 ứng với P=50% ...............131
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2015 ứng với P=85% ...............132
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2015 ứng với P=90% ...............133
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2020 ứng với P=50% ...............134
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2020 ứng với P=85% ...............135
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2020 ứng với P=90% ...............136
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2025 ứng với P=50% ...............137
Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2025 ứng với P=85% ...............138

Lượng nước phân bổ cho các ngành dùng nước 2025 ứng với P=90% ...............139

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Phân chia các tiểu vùng trên Lưu vực sơng Đáy ................................................... 26
Hình 2.2: Hệ thống sơng suối chính trên các tiểu vùng ......................................................... 27
Hình 2.3: Phân bố các trạm khí tượng thủy văn trên Lưu vực sơng Đáy .............................. 30
Hình 2.4: Kết quả so sánh q trình lưu lượng tính tốn và thực đo trạm Lâm Sơn- hiệu
chỉnh mơ hình ........................................................................................................................... 32
Hình 2.5: Kết quả so sánh q trình lưu lượng tính tốn và thực đo trạm Hưng Thi - hiệu
chỉnh mơ hình ........................................................................................................................... 33
Hình 2.6: Kết quả so sánh q trình lưu lượng tính tốn và thực đo trạm Lâm Sơn – kiểm
định mơ hình ............................................................................................................................. 34
Hình 2.7: Kết quả so sánh quá trình lưu lượng tính tốn và thực đo trạm Hưng Thi – kiểm
định mơ hình ............................................................................................................................. 35
Hình 2.8: Mạng lưới sơng Lưu vực sơng Đáy ....................................................................... 36
Hình 2.9: Sơ đồ tính tốn thủy lực mạng sơng Nhuệ -Đáy và các vị trí biên ........................ 40
Hình 2.10: Vị trí các trạm kiểm tra mơ hình thủy lực sơng Nhuệ -Đáy .................................. 42
Hình 2.11: Mực nước tính tốn và thực đo tại Ba Thá -1996 .................................................. 43
Hình 2.12: Mực nước tính tốn và thực đo tại Phủ Lý -1996 .................................................. 43
Hình 2.13: Mực nước tính tốn và thực đo tại Gián Khẩu -1996 ............................................ 43
Hình 2.14: Mực nước tính tốn và thực đo tại Ninh Bình -1996 ............................................. 44
Hình 2.15: Mực nước tính tốn và thực đo tại Ba Thá -2002 .................................................. 45
Hình 2.16: Mực nước tính tốn và thực đo tại Phủ Lý -2002 .................................................. 45
Hình 2.17: Mực nước tính tốn và thực đo tại Gián Khẩu -2002 ............................................ 45
Hình 2.18: Mực nước tính tốn và thực đo tại Ninh Bình -2002 ............................................. 46
Hình 2.19: Biểu đồ tỷ lệ % nhu cầu sử dụng nước các ngành năm 2015-2025 ....................... 66
Hình 2.20: Kịch bản nước biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam ............................. 75

Hình 3.1: Xây dựng mạng lưới sơng ..................................................................................... 92
Hình 3.2: Mơ hình hóa các khu tưới ...................................................................................... 92
Hình 3.3: Tổng thế các khu tưới ............................................................................................ 93
Hình 3.4: File dữ liệu dịng chảy ........................................................................................... 94
Hình 3.5: Dữ liệu dịng chảy đến trên tiểu vùng .................................................................... 94
Hình 3.6: File dữ liệu các khu dung nước.............................................................................. 95
Hình 3.7: Dữ liệu các khu tưới trên tiểu vùng ....................................................................... 95
Hình 3.8: Đường tần suất mùa khơ sơng Tích ..................................................................... 114
Hình 3.9: Đường tần suất mùa khơ sơng Đáy...................................................................... 114
Hình 3.10: Đường tần suất mùa khô sông Bôi....................................................................... 114

ix


TNN

CHỮ VIẾT TẮT
Tài nguyên nước

TNNM

Tài nguyên nước mặt

TNVMT

Tài nguyên và Môi trường

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


LVS

Lưu vực sông

NCSDN

Nhu cầu sử dụng nước

CBN

Cân bằng nước

CSSX

Cơ sở sản xuất

PA

Phương án

x


MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết đề tài
Lưu vực sơng Đáy là một tiểu lưu vực của sông Hồng chiếm phần lớn diện tích phía
Tây - Nam của đồng bằng và trung du sông Hồng.
Địa bàn lưu vực biến đổi từ: 200 đến 21020’ Vĩ độ Bắc.

1050 đến 106030’ Kinh độ Đông.
- Phía Bắc và Đơng Bắc được bao bởi sơng Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba
Lạt với chiều dài khoảng 242km.
- Phía Tây Bắc giáp sơng Đà từ Ngịi Lát tới Trung Hà có chiều dài 33km.
- Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa sơng Hồng và sơng Mã bởi các dãy núi
Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại mũi Mai An Tiêm (Nơi sông Tống gặp
sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài khoảng 10km rồi đổ ra biển tại cửa Càn.
- Phía Đơng và Đơng Nam là biển Đơng có chiều dài khoảng 95km từ cửa Ba Lạt tới
cửa Càn.
+ Tổng quan các đặc điểm của nguồn nước nước mặt Lưu vực sông Đáy
- Tài nguyên nước mặt của lưu vực sơng Nhuệ-Đáy được hình thành bởi hai phần chủ
yếu: do thiên nhiên tạo nên và do các cơng trình lấy nước từ sơng Hồng. Lượng nước
mặt tự sản sinh hàng năm trong lưu vực chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng lượng nước mặt
có trên lưu vực, cịn lại được khai thác từ nguồn nước sơng Hồng qua sơng Đào và các
cơng trình như cống Liên Mạc, Tác Giang...
- Hệ thống các cơng trình thủy nơng (sơng Nhuệ, bắc Nam Hà, …) và hệ thống cơng
trình phân lũ sông Đáy đã làm đảo lộn các quy luật dịng chảy tự nhiên trên lưu vực
sơng;
- Các dịng sông chảy qua các khu đô thị, khu dân cư tập trung như sông Nhuệ, sông
Đáy, nguồn nước thải từ các làng nghề, đô thị lớn, đặc biệt là Thành phố Hà Nội, đã
làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và gây ra sự xáo trộn lớn về mục đích sử
dụng nước, và cạnh tranh trong khai thác, sử dụng nguồn nước;
- Các sơng có cửa đổ ra biển như sông Đáy, sông Ninh Cơ nguy cơ xâm nhập mặn
ngày càng gia tăng do tác động của việc khai thác, sử dụng nước quá mức và vận hành
hệ thống các cơng trình thủy nơng chưa hợp lý;
- Nguồn nước ô nhiễm đang gây tác động rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái dưới
nước và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp; tác động đến đời sống sinh
hoạt và sinh kế của người dân.
+ Những thách thức đối với tài nguyên nước mặt Lưu vực sơng Đáy trong tương lai
- Tài ngun nước đang có xu thế suy thoái và tiếp tục chịu tác động của nạn phá rừng,

ơ nhiễm và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiên tai bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn,

1


úng, lụt, sóng triều, ơ nhiễm nguồn nước…ngày càng gia tăng;
- Tăng trưởng kinh tế không ngừng và ngày càng cao, nhu cầu nước của các ngành
kinh tế-xã hội còn tăng lên nhiều, mâu thuẫn về nhu cầu nước giữa các ngành có nguy
cơ nảy sinh và sẽ gia tăng.
- Mâu thuẫn quyền lợi về nước của các quốc gia chung lưu vực (Trung Quốc, Việt
Nam) sẽ gia tăng. Nguồn nước sông Hồng sẽ biến đổi mạnh theo xu thế bất lợi nhiều
hơn cho nước ta. Việc khai thác nước ở thượng nguồn phần lưu vực thuộc Trung Quốc
tăng khó kiểm sốt;
- Các cơng trình tổng hợp lợi dụng phát điện, cấp nước vận hành chưa tốt làm ảnh
hưởng đến mực nước mùa kiệt hạ du sông Hồng. Trước năm 2003 khi đã có hồ Hịa
Bình, mực nước Hà Nội mùa kiệt có thể đảm bảo 2,5m nhưng từ năm 2004 đến nay
mực nước xuống rất thấp có khi <1,4m đã làm ảnh hưởng trực tiếp khả năng khai thác
nguồn nước từ sơng Hồng của các cơng trình tạo nguồn cho Lưu vực sông Đáy;
- Áp lực khai thác, sử dụng nước tăng nhanh do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
các nguồn nước ô nhiễm chưa được xử lý sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm, cạn kiệt các
nguồn nước khác do khai thác quá mức;
- Tình hình khai thác, sử dụng nước, dịng sơng Nhuệ và một số đoạn sông Đáy đang
diễn ra rất phức tạp, khó có thể kiểm sốt;
- Sự biến đối về sử dụng đất, tốc độ đơ thị hóa đối với khu vực hai bên sông đi qua các
khu đô thị, dân cư tập trung diễn ra rất phức tạp; nguy cơ nước thải, chất thải xả trực
tiếp vào nguồn nước là rất lớn trong khi các giải pháp kiểm soát chưa có hiệu quả;
- Các yêu cầu bảo đảm chất lượng nước cho các mục đích sử dụng nước trên lưu vực
ngày càng tăng trong khi khả năng khai thác, sử dụng nước từ sông Hồng, sông Đà
phục vụ cho các nhu cầu trên Lưu vực sông Đáy ngày càng gặp khó khăn.
+ Những vấn đề về khai thác, sử dụng nước và phân bổ tài nguyên nước mặt trên một

số nguồn nước các sơng chính
Các kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước
từng nguồn nước trên Lưu vực sông Đáy cho thấy đang xuất hiện một số vấn đề nổi
cộm về tài nguyên nước như sau:
- Tình trạng thiếu nước trong mùa khô đã liên tục xẩy ra những năm gần đây đối với
các khu vực sơng Tích, sơng Nhuệ, sơng Châu Giang; nguồn nước ô nhiễm không thể
khai thác, sử dụng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt như sông Đáy (nhà máy nước
Phủ Lý), sông Đào (nhà máy nước Nam Định);
- Mực nước các sông hạ thấp nhiều thời điểm xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử đã
làm cho việc vận hành các cơng trình khai thác, sử dụng nước gây khó khăn cho sản
xuất, và thiệt hại kinh tế cho các ngành và xã hội như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Ninh

2


Cơ;
- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng nước đối với các hồ Đồng Mô-Ngải Sơn, Suối
Hai từ cấp nước sang du lịch, dịch vụ đã gây ảnh hưởng tới nguồn nước tưới cho sản
xuất nơng nghiệp;
- Tình hình khai thác, sử dụng nước của các đối tượng rất phức tạp khơng mang tính
hệ thống như hệ thống sơng Nhuệ, sông Châu Giang đã ảnh hưởng đến khả năng khai
thác, sử dụng nước của các nguồn nước;
- Tình hình sử dụng các bãi sông, bờ sông đã gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng
nước trên một đoạn sông Nhuệ, sông Đáy.
Với những vấn đề cấp bách về tài nguyên nước đang diễn ra trên lưu vực đã được xác
định, đánh giá như trên thì việc lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt là rất cần
thiết. Nó giúp cho các nhà quản lý có một cách nhìn tổng thể để ra quyết định khai
thác sử dụng nước cho các ngành, trong đó có xét đến vấn đề lợi ích kinh tế. Vì vậy
trong luận văn đề cập tới vấn đề đó qua đề tài:
Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt để phát huy lợi ích cao nhất cho

các ngành dùng nước của Lưu vực sông Đáy
2.
Mục tiêu đề tài
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, các vấn đề liên quan đến khai thác sử
dụng tài nguyên nước trên địa bàn Lưu vực sơng Đáy, mục đích của đề tài:
- Xác định mục tiêu, nhu cầu sử dụng nước các ngành dùng nước, các vấn đề cần giải
quyết trong khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên Lưu vực sông Đáy
- Nghiên cứu cơ sở để đề xuất các phương án phân bổ TNN mặt trên phạm vi lưu vực
đảm bảo cấp nước cho các ngành dùng nước, trên quan điểm lợi ích và hạn chế mâu
thuẫn xung đột trong sử dụng nước của các ngành.
- Đưa ra giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt để phát huy lợi ích cao nhất cho các
ngành dùng nước của Lưu vực sông Đáy
3.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt là toàn bộ diện tích Lưu
vực sơng Đáy, thuộc 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Hịa Bình, Hà
Nội, Hà Nam, Ninh Bình, và Nam Định. Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực khoảng
8.000 km2. Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt được thực hiện đối với
nguồn nước các sơng liên tỉnh là sơng Đáy, sơng Tích, sơng Thanh Hà, sơng Hồng
Long, sơng Nhuệ và sơng Châu.
4.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp và liên ngành:

3


Dựa trên hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng và quy hoạch
phát triển của các ngành liên quan (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...). Từ đó có

một cái nhìn tổng hợp về nhu cầu sử dụng nước cũng như khả năng đáp ứng của các
nguồn nước đối với các mục đích sử dụng nước.
- Tiếp cận kế thừa có chọn lọc, cập nhật bổ sung:
Trên Lưu vực sơng Đáy đã có một số dự án, đề tài nghiên cứu về nguồn nước, khai
thác, sử dụng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Việc kế thừa có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu đồng thời cập nhật các số liệu liên quan sẽ giúp đề tài có định hướng
giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn.
- Tiếp cận thực tiễn:
Thu thập các số liệu ở địa phương, khảo sát thực địa nhằm xác định rõ hiện trạng thực
tế về các cơng trình khai thác sử dụng nước, các vấn đề về tài nguyên nước trên địa
bàn Lưu vực sông Đáy.
Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách thực tế tổng quan về hiện trạng các hoạt
động khai thác sử dụng nước mặt và đề xuất các giải pháp để khắc phục.
- Tiếp cận các phương pháp, công cụ hiện đại trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác các phần mềm GIS, mơ hình hiện đại như: mơ hình
thủy lực Mike 11, mơ hình tính tốn cân bằng nước Mike Basin.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và cơng nghệ
- Phương pháp phân tích thống kê các số liệu đã có
- Phương pháp ứng dụng các mơ hình hiện đại
- Phương pháp chuyên gia
- Một số phương pháp khác
5. Các kết quả đạt được
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, các vấn đề liên quan đến khai thác sử dụng tài
nguyên nước trên địa bàn Lưu vực sơng Đáy.
- Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn để phân bổ tài nguyên nước Lưu vực sông Đáy,
để cung cấp ổn định nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ
khác trên quan điểm lợi ích kinh tế.
- Phân tích, lựa chọn giải pháp phân bổ tài nguyên nước để khai thác sử dụng hiệu quả

nguồn tài nguyên nước mặt Lưu vực sông Đáy khi xảy ra tình trạng thiếu nước.

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về bài toán cân bằng nước hệ thống
Cân bằng nước là một vấn đề rất xưa nhưng lại ln mới, nó vừa là phương pháp, vừa
là đối tượng nghiên cứu. Cân bằng nước là nguyên lý chủ yếu được sử dụng cho tính
tốn, quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Cân bằng nước là mối quan hệ định lượng
giữa nước đến và đi của hệ thống nguồn nước (tồn cầu, miền, lãnh thổ, lưu vực, đoạn
sơng, ...). Lượng nước đi gồm bốc thoát hơi nước, ngấm xuống tầng sâu, nước cấp cho
các nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực và dòng chảy ra khỏi lưu vực. Lượng nước đến
hệ thống được thể hiện dưới các dạng nước mưa, dòng chảy và nước hồi quy sau khi
sử dụng.
Cân bằng nước hệ thống là sự cân bằng tổng thể giữa tài nguyên nước của hệ thống;
định lượng nước đến, đi khỏi hệ thống, trong đó đã bao gồm các u cầu về nước, các
cấp cơng trình và khả năng điều tiết nước. Từ đó đánh giá sự tương tác về nước giữa
các thành phần trong hệ thống, các tác động của mơi trường lên nó và đề ra các biện
pháp khai thác, bảo vệ nguồn nước một cách hợp lý.
Xét một lưu vực có phía trên giới hạn bởi mặt đất lưu vực, phía dưới bởi lớp
đất khơng thấm nước, ngăn cách mọi trao đổi của nước trong lưu vực với các tầng đất
ở phía dưới. Khi đó phương trình cân bằng nước tổng quát là:
(x+z 1 +y1 +w 1 ) - (z 2 +y2 +w 2 ) = u 2 -u 1
Trong đó: x: lượng nước mưa rơi xuống lưu vực
z 1 : lượng nước ngưng tụ từ khí quyển và đọng lại trong lưu vực
y1 : lượng dòng chảy mặt vào lưu vực
w 1 : lượng dòng chảy ngầm vào lưu vực

z 2 : lượng nước bốc hơi khỏi lưu vực
y2 : lượng dòng chảy mặt ra khỏi lưu vực
w 2 : lượng dòng chảy ngầm ra khỏi lưu vực
u 1 ,u 2 : lượng nước trữ trên lưu vực đầu và cuối thời khoảng tính tốn.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể phân ra: cân bằng nước thẳng đứng và cân
bằng nước nằm ngang; cân bằng nước trong điều kiện tự nhiên hay có hoạt động kinh
tế của con người, cân bằng nước kinh tế .
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về máy vi tính và các cơng cụ tính tốn
nên phương pháp mơ hình tốn đang được sử dụng phổ biến trong bài tốn cân bằng
nước lưu vực. Các mơ hình có thể giải quyết bài tốn đó như : MITSIM, WUS,
RIBASIM, IQQM, MIKE BASIN, WEAP...

5


Luận văn sử dụng mơ hình Mike Basin để tính tốn cân bằng nước tồn Lưu vực sơng
Đáy
1.1.2. Tổng quan tình hình ứng dụng mơ hình tốn thủy văn trong phân bổ tài
nguyên nước ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.2.1. Trên thế giới

a) Mơ hình GIBSI
Hệ thống mơ hình GIBSI được áp dụng cho các lưu vực ở Canada có hệ sinh thái và
tình hình phát triển cơng nghiệp, nông nghiệp, đô thị phức tạp. GIBSI là một hệ thống
mơ hình tổng hợp chạy trên máy PC cho các kết quả kiểm tra tác động của nông
nghiệp, công nghiệp, quản lý nước cả về lượng và chất đến tài ngun nước.
Mơ hình GIBSI cho khả năng dự báo các tác động của công nghiệp, rừng, đô thị, các
dự án nơng nghiệp đối với mơi trường tự nhiên, có tác dụng cảnh báo các hộ dùng
nước biết trước và tôn trọng các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng nguồn nước dùng
GIBSI là tập hợp những mơ hình bộ phận bao gồm:

- Mơ hình thuỷ văn HYDROTEL;
- Mơ hình phân giải vật lý có hệ thống viễn thám, hệ thống thơng tin địa lý
- Mơ hình USLE dùng cho vận chuyển phù sa và xói mịn đất;
- Mơ hình lan truyền chất hố học trong nơng nghiệp dựa trên mơ hình lan truyền nitơ, phốt-pho, thuốc trừ sâu (sử dụng một mơ đun trong mơ hình SWAT);
- Mơ hình chất lượng nước QUAL2E, mơ hình chất lượng nước để mơ phỏng các yếu
tố

b) Mơ hình BASINS
Mơ hình BASINS được xây dựng bởi Văn phịng Bảo vệ Mơi trường (Hoa Kỳ). Mơ
hình được xây dựng để đưa ra một cơng cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp hơn các
nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất lượng nước
trên lưu vực. Đây là một mơ hình hệ thống phân tích mơi trường đa mục tiêu, có khả
năng ứng dụng cho một quốc gia, một vùng để thực hiện các nghiên cứu về nước bao
gồm cả lượng và chất trên lưu vực. Mơ hình được xây dựng để:
(1) Thuận tiện trong cơng tác kiểm sốt thơng tin mơi trường;
(2) Hỗ trợ cơng tác phân tích hệ thống môi trường;
(3) Cung cấp hệ thống các phương án quản lý lưu vực.
Mơ hình BASINS là một cơng cụ hữu ích trong cơng tác nghiên cứu về chất và lượng
nước. Với nhiều mô đun thành phần trong hệ thống, thời gian tính tốn được rút ngắn
hơn, nhiều vấn đề được giải quyết hơn và các thông tin được quản lý hiệu quả hơn.
Với việc sử dụng GIS, mô hình BASINS thuận tiện hơn trong việc biểu thị và tổ hợp
các thông tin (sử dụng đất, lưu lượng các nguồn thải, lượng nước hồi quy, ... ) tại bất

6


kỳ một vị trí nào. Các thành phần mơ hình cho phép người sử dụng có thể xác định ảnh
hưởng của lượng phát thải từ các điểm tập trung và khơng tập trung. Tổ hợp các mơ
đun thành phần có thể giúp cho việc phân tích và quản lý lưu vực theo hướng:
- Xác định thứ tự ưu tiên các giới hạn về môi trường nước;

- Đặc trưng các nguồn phát thải và xác định độ lớn cũng như tiềm năng phát thải.
- Tổ hợp các lượng thải từ các điểm nguồn tập trung và không tập trung và quá trình
vận chuyển trên lưu vực cũng như trên sơng.
- Xác định, so sánh giá trị tương đối của các chiến lược kiểm sốt ơ nhiễm.
- Trình diễn dưới dạng các bảng biểu, hình vẽ và bản đồ.

c) Mơ hình SWAT
SWAT là một mơ hình dựa trên cơ sở vật lý được xây dựng để dự đoán ảnh hưởng của
các hoạt động sử dụng đất trên lưu vực đến chế độ dòng chảy, xác định lượng bùn cát
và các các chất hố học dùng trong nơng nghiệp trên tồn lưu vực. Bao gồm:
- Các mơ hình lan truyền: PLOAD, là một mơ hình lan truyền chất ơ nhiễm, PLOAD
xác định các nguồn thải khơng tập trung trung bình trong một khoảng thời gian nhất
định.

d) Mơ hình Weap
Tính đến thời điểm hiện tại, liên quan đến việc ứng dụng mơ hình WEAP ở các nước
trên thế giới có khoảng hơn 30 dự án đánh giá nước ở các quốc gia trên hầu hết các
châu lục bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mexico, Brazil, Đức, Hàn
Quốc, Ghana, Kenya, Nam Phi, Ai Cập, Israel và Oman
- Weap là công cụ mô phỏng hệ thống tài nguyên nước mặt và nước ngầm, dựa trên
nguyên lý cân bằng cơ bản của việc tính tốn cân bằng nước, có thể tính tốn cho cả
nguồn cung cấp lẫn sử dụng. Người sử dụng có thể thay đổi kịch bản sử dụng, cung
cấp, ô nhiễm, đưa ra một chiến lược quản lý. Weap được thiết kế nhờ một công cụ so
sánh. Trường hợp cơ bản được phát triển, lựa chọn kịch bản đã tạo ra và so sánh với
kịch bản đó.
- Tính tốn cân bằng nước cho lưu vực trong đó có xét đến hiện trạng lưu vực và xây
dựng các kịch bản trong tương lai, trợ giúp đắc lực cho công việc qui hoạch và quản lý
tài ngun nước
- Tính tốn các q trình lan truyền ơ nhiễm nước trong đó có xét đến các cơng trình
xử lý

- Tính tốn cơng suất phát điện của các nhà máy thủy điện.
- Tính tốn thủy văn thơng qua các mơ hình như Mưa rào- dịng chảy, truyền ẩm, mô
phỏng mối quan hệ giữa nước ngầm và nước mặt.
- Tính tốn hiệu quả kinh tế, lựa chọn mơ hình phân phối nước hiệu quả cho các ngành

7


dùng nước khác nhau trong lưu vực.

1.1.2.2. Ứng dụng các mơ hình trong bài tốn phân bổ tài ngun nước mặt
Lưu vực sơng Đáy
- Mơ hình thủy văn Mike Nam được sử dụng để tính tốn tài ngun nước nội sinh từ
mưa trên các tiểu vùng cân bằng.
- Mơ hình Mike Basin được sử dụng để tính tốn cân bằng nước cho vùng núi.
- Mơ hình Mike 11 được sử dụng để tính tốn cân bằng nước cho vùng ảnh hưởng thủy
triều.
1.1.2.3. Trong nước
Các dự án phát triển nguồn nước những năm 80 chủ yếu của Viện Quy hoạch thủy lợi
dưới dạng các dự án quy hoạch chuyên ngành có liên quan đến nguồn nước với các tên
gọi như quy hoạch thủy lợi; quy hoạch tưới, tiêu; quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn
nước và bảo vệ môi trường, thời kỳ đó việc tính tốn cân bằng nước chủ yếu áp dụng
cơng cụ mơ hình MITSIM chạy trên mơi trường DOS. Sau những năm 2000 đặc biệt là
sau năm 2002 với sự hỗ trợ từ tổ chức DANIDA của Đan Mạch đã hợp tác hỗ trợ thực
hiện dự án “Tăng cường năng lực các viện ngành nước” và đưa bộ cơng cụ mơ hình
MIKE do DHI (viện thủy lực Đan Mạch) phát triển vào ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ
ở Việt Nam, từ đó việc tính tốn cân bằng nước ngoài cơ quan đầu mối là Viện Quy
hoạch Thủy lợi với kinh nghiệm và thực tiễn sử dụng mô hình MITSIM cùng với các
cơ quan thuộc Viện Khoa học Thủy lợi (nay là viện nghiên cứu Thủy lợi); các trường
Trường Đại học (tiêu biểu là Đại học Thủy lợi); các Viện nghiên cứu …vv đã bắt đầu

tiếp cận ứng dụng mơ hình MITSIM
Trong thời gian gần đây, Các nghiên cứu về cân bằng nước và phát triển bền vững
nguồn nước trên lưu vực phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như:
“Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sơng Cả” thuộc Dự án Hỗ trợ Chương
trình ngành nước (WSPS) do Chính phủ Đan Mạch viện trợ. TS. Hồng Minh Tuyển
[21] đã xây dựng thành cơng DSF cho lưu vực sông Cả trong khuôn khổ đề tài nghiên
cứu cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên
nước lưu vực sơng Cả” thực hiện năm 2004 - 2006, trong đó áp dụng mơ hình IQQM
tính tốn cân bằng nước lưu vực sông Cả và tổ hợp 15 kịch bản quy hoạch tài ngun
nước sơng Cả được tính tốn lưu trữ.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài ngun, bảo vệ mơi trường và phịng
tránh thiên tai lưu vực Sơng Cả” do Nguyễn Đăng Túc chủ trì [18] đã điều tra, đánh
giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên, môi trường lưu vực Sông Cả; xác định nguyên
nhân, dự báo mức độ, quy mô ảnh hưởng của quá trình suy thối tài ngun, mơi
trường, và các loại thiên tai: lũ, lũ quét – lũ bùn đá, trượt lở, xói lở bờ sơng, bờ biển,

8


động đất trên lưu vực Sông Cả và xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường và phịng tránh thiên tai lưu vực Sơng Cả
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Lưu vực sông Đáy là một tiểu lưu vực của sơng Hồng chiếm phần lớn diện tích phía
Tây - Nam của đồng bằng và trung du sông Hồng.
Địa bàn lưu vực biến đổi từ: 200 đến 21020’ Vĩ độ Bắc.
1050 đến 106030’ Kinh độ Đơng.
- Phía Bắc và Đông Bắc được bao bởi sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba
Lạt với chiều dài khoảng 242km.
- Phía Tây Bắc giáp sơng Đà từ Ngịi Lát tới Trung Hà có chiều dài 33km.

- Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa sông Hồng và sơng Mã bởi các dãy núi
Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại mũi Mai An Tiêm (Nơi sông Tống gặp
sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài khoảng 10km rồi đổ ra biển tại cửa Càn.
- Phía Đơng và Đơng Nam là biển Đơng có chiều dài khoảng 95km từ cửa Ba Lạt tới
cửa Càn.
Diện tích tự nhiên của từng tỉnh, thành phố trong Lưu vực sơng Đáy như sau:
- Hịa Bình với diện tích 1.631 km2, chiếm 20% diện tích tự nhiên lưu vực;
- Hà Nội với diện tích 2.450 km2, chiếm 31% diện tích tự nhiên lưu vực;
- Hà Nam với diện tích 852 km2, chiếm 11% diện tích tự nhiên lưu vực;
- Ninh Bình với diện tích 1.384 km2, chiếm 17% diện tích tự nhiên lưu vực;
- Nam Định với diện tích 1.641 km2, chiếm 21% diện tích tự nhiên lưu vực.
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sơng Đáy nhìn chung có địa hình biến đổi khá phức tạp, chia cắt mạnh nhất là
khu vực đầu nguồn thuộc các chi lưu như sơng Bơi, sơng Đập, sơng Lãng, sơng Tích,
sơng Thanh Hà. Cao độ biến đổi thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam và từ Tây sang
Đơng. Có thể chia ra 3 dạng địa hình: Vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng.
Bề rộng trung bình của lưu vực khoảng 60km.
Các khu vực nằm ở bờ tả sơng Tích và bờ tả sông Đáy hầu hết là đồng bằng phì nhiêu,
cao độ biến đổi cao thấp khơng đều nhưng hướng chính là thấp dần ra biển và cũng
hình thành những vùng trũng theo dạng lịng máng như sơng Nhuệ, sơng Sắt và cao
dần ra phía sơng Đáy, sơng Hồng. Cao độ ruộng đất từ sông Hồng đến quốc lộ 6 trung
bình là 4 - 6m, nơi cao nhất 9 - 10m. Từ quốc lộ 6 đến Phủ Lý cao độ trung bình từ 3 1,5m, dưới Phủ Lý ra biển trung bình từ 0,5 - 3,0m nhưng cao độ tập trung nhất là 0,5
- 1,5m, tuy nhiên có nơi khá trũng.
Bên hữu ngạn sơng Đáy và sơng Tích bao gồm cả 3 dạng địa hình đồi núi, bán sơn địa

9


và đồng bằng, địa hình chia cắt mạnh, cao độ ruộng đất biến đổi lớn từ 25m - 0,5m.
Vùng đồi núi chiếm 60 - 70% diện tích tự nhiên, các dãy núi có cao độ từ 500m 1.500m, có nhiều núi đá vôi với các hang động Karst phát triển mạnh. Dải đồng bằng

ven bờ hữu cũng bị chia cắt khá phức tạp do các nhánh sông suối. Sau dải đồng bằng
là vùng bán sơn địa giàu tiềm năng trải dài từ Ba Vì cho tới Tam Điệp
1.2.3. Đặc điểm tài nguyên đất
1.2.3.1. Các loại đất chính
Phân theo thổ nhưỡng đất đai trong lưu vực rất đa dạng, nhìn chung có một số loại chủ
yếu là: Đất phù sa (có 9 loại), đất mặn (có 3 loại), đất nâu vàng, đất đỏ vàng (có 8 loại)
và núi đá. Trong đó đất phù sa Glay là loại đất chiếm nhiều diện tích nhất (70%), đất
phèn mặn chiếm khoảng 6% và đất bạc màu, sỏi đá chiếm khoảng 1%.
Bảng 1.1:
Thống kê các loại đất
TT Loại đất
Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích điều tra
518.350
100
1 Đất phù sa ngịi suối
Py
455 0,09
2 Đất cát biển, sông
C
1.854 0,36
3 Đất mặn dừa, đước
Mm
1.921 0,37
4 Đất mặn nhiều
Mn
1.989 0,38
5 Đất mặn trung bình
M
29.352 5,66

6 Đất phèn ít mặn, trung bình
SiM
160 0,03
7 Đất phù sa được bồi hàng năm
Phb
21.459 4,14
8 Đất phù sa không được bồi, không glây loang lổ Ph
37.775 7,29
9 Đất phù sa glây của sông Hồng
Phg
143.395 27,66
10 Đất phù sa glây của sơng khác
Pg
224.107 43,23
11 Đất phù sa có tầng loang lổ của sông khác
Pf
8793 1,70
12 Đất phù sa úng nước
Pj
44.787 8,64
13 Đất lầy thụt
J
553 0,10
14 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
B
2.499 0,48
15 Đất đỏ nâu trên đá vôi
Fv
17.41 3,36
16 Đất nâu vàng trên đá vôi

Fn
8.264 1,60
17 Đất đỏ vàng trên đá sét
Fs
38.391 7,41
18 Đất vàng nhạt trên đá cát
Fq
6.66 1,28
19 Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Fp
8.875 1,71
20 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
Fl
12.633 2,44
21 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
D
3.382 0,65
22 Đất xói mịn trở sỏi đá
E
4.827 0,93
23 Đất đen trên sản phẩm Cácbonát
Rv
1.492 0,29
24 Đất đỏ vàng trên đá biến chất
Fj
3.487 0,67
25 Đất đỏ vàng trên đá mácma axit
Fa
2.05 0,40
26 Đất mùn vàng nhạt trên phù sa cổ

Hq
13.374 2,58
27 Đất nâu đỏ trên đá mácma bazo
Fk
14.567 2,81

10


1.2.3.2. Tình hình sử dụng đất
Lưu vực sơng Đáy là vùng lãnh thổ đa dạng, phong phú về địa hình: Có dạng địa hình
bãi bồi ven sơng, ven biển, vùng đồng bằng trong đồng, vùng gò đồi thấp và trung bình
ở Hà Tây (cũ), Hồ Bình, Ninh Bình, vùng núi thuộc tỉnh Hồ Bình và Ba Vì. Sự phân
hố về địa hình với các đặc điểm khí hậu khác nhau đã hình thành các kiểu sử dụng đất
khác nhau.
Trải qua quá trình lâu dài cải tạo và sử dụng đất có thể đánh giá và tổng hợp cơ cấu đất
nơng nghiệp của lưu vực sơng Đáy như sau.
Diện tích đất nơng, lâm nghiệp tồn lưu vực chiếm 63,9% tổng diện tích đất tự nhiên
của vùng. Trong đất nơng lâm nghiệp, diện tích cây hàng năm chiếm 62,1%. Như vậy
diện tích cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn của đất nông nghiệp.
Bảng 1.2:
Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực (ha)
TT
1
2
3
4
5
7
8


Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nông nghiệp khác
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Tổng
Ninh Bình Nam Định Hà Nam Hà Nội
Hồ Bình
510.503
89.814
115.473
60.733 146.393
98.09
353.473
62.189
97.027

47.164 121.574
25.52
317.27
55.025
89.293
43.128 109.232
20.592
281.864
47.451
86.41
39.236
94.687
14.08
1.262
570
9
2
357
324
34.144
7.003
2.874
3.891
14.188
6.188
36.204
7.164
7.734
4.036
12.342

4.929
843
83
164
3
416
178
123.551
22.349
4.368
8.479
16.334
72.021
48.902
1.957 1.38
6.618
38.947
40.063
6.696
2.008
7.099
320
23.941
34.586
13.696
2.361 9.396
9.134
31.531
5.193
12.809

5.088
8.07
371
1.105 1.105 0 208.513
26.678
45.921
22.087
91.473
22.355
79.429
22.519
3.592
3.09
7.541
42.687

1.2.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
1.2.4.1. Diện tích, chất lượng rừng trên lưu vực
Trên cơ sở phân bổ đất đai hiện trạng thì diện tích đất lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng
15% diện tích tự nhiên của lưu vực và tập trung chủ yếu là đầu nguồn của hai nhánh
sơng chính: sơng Tích - sơng Thanh Hà và sơng Hồng Long, hầu hết có tác dụng
phịng hộ đầu nguồn; ngồi ra cịn có một số diện tích rừng ngập mặn ven biển vừa là
nơi cư trú của các loại chim di cư và nguồn lợi thủy sản.
1.2.4.2. Tỷ lệ rừng che phủ
Theo định hướng sử dụng đất của các địa phương trong lưu vưc sơng Nhuệ - Đáy đến
năm 2015 có tổng diện tích rừng các loại dự kiến 154.724,70 ha và năm 2020 diện tích
đất rừng tăng lên 175.420,10 ha và đến năm 2025 là 187.456,26 ha

11



Bảng 1.3:

Loại đất rừng
Tổng
1 Đất rừng sản xuất
2 Đất rừng phịng hộ
3 Đất rừng đặc dụng

TT

Dự kiến diện tích rừng đến năm 2020 (ha)
Năm 2008
123.550,60
48.901,60
40.063,00
34.586,00

Năm 2010
143.724,70
60.288,90
45.918,30
37.517,50

Năm 2020
154.720,50
67.898,20
48.804,00
38.018,00


Năm 2025
187.456,26
62485.42
93728.13
46864.065

1.2.5. Tài nguyên khống sản
1.2.5.1. Khống sản nhiên liệu
Trong Lưu vực sơng Đáy có 10 mỏ và điểm quặng, chiếm 9,8% sản lượng, trong đó:
- Than đá: có 2 mỏ than với tổng trữ lượng khoảng 2,3 triệu tấn ở quy mô nhỏ (mỏ có
trữ lượng 1,6 triệu tấn ở Đồi Hoa – Chi Nê và mỏ có trữ lượng 0,7 triệu tấn ở Đầm
Đùn – Nho Quan).
- Than bùn: có 8 mỏ than bùn với tổng trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, trong đó có các
mỏ Dân Chủ, Võ Khuy, Chăm Pa, Ca Mục, Ba Sao là có trữ lượng lớn hơn cả, Than
bùn thường lộ trên mặt hoặc nằm ở độ sâu khoảng 1 2,5m nên thuận lợi cho khai thác.
1.2.5.2. Khống sản kim loại
Có tất cả 7 điểm quặng kim loại, chiếm 6,86% số mỏ, điểm khống sản, trong đó:
- Quặng sắt: được phát hiện tại 2 điểm: Xuân Sơn, Suối Sao trữ lượng nhỏ.
- Quặng vàng: hiện đã thống kê được 5 điểm quặng vàng với trữ lượng dự đốn
khoảng 200kg.
1.2.5.3. Khống sản phi kim
Có 80 mỏ và điểm quặng phi kim, chiếm 78,4%. Nhóm khống sản phi kim có số
lượng, trữ lượng lớn và có giá trị sử dụng cao trong khu vực, bao gồm các loại khoáng
sản nguyên liệu công nghiệp, ximăng và vật liệu xây dựng.
1.2.6. Đặc điểm khí tượng và mạng lưới sơng ngịi
1.2.6.1. Đặc trưng mưa
Do địa hình khu vực nghiên cứu đa dạng và phức tạp nên lượng mưa cũng biến đổi
không đều theo khơng gian. Phần thượng nguồn có mưa khá lớn (X >1.800mm) và
nhất là vùng đồi phía Tây (X > 2.000mm). Trong vùng có tâm mưa lớn tại Ba Vì
(1.945mm) và Mỹ Đức (1.947mm). Phần tả ngạn lưu vực lượng mưa tương đối nhỏ

(1.500 ÷ 1.800mm), nhỏ nhất tại Thường Tín (1.485mm) và lại tăng dần ra phía biển.
a) Mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Tổng lượng mưa trong các tháng
mùa khô khoảng 200 ÷ 300mm và chỉ chiếm từ 15 ÷ 20% tổng lượng mưa năm. Trung
bình số ngày mưa trong các tháng mùa khô với bờ tả và hạ lưu sông Nhuệ là 1÷ 4 ngày
trong khi đó vùng bờ hữu và thượng lưu sơng Nhuệ thì trung bình số ngày mưa là 6 ÷

12


11 ngày mưa. Trong toàn lưu vực tháng I là tháng có số ngày mưa ít nhất trong năm
trung bình chỉ có 6ngày/tháng. Trong lưu vực tháng I năm 1972 là tháng có tổng lượng
mưa ít nhất trong năm. Cịn tháng II/1991 và III/1986 là những tháng có tổng lượng
mưa ít nhất trong năm.
Sang đến tháng II và III số ngày mưa có tăng lên 10 ngày/tháng đây cũng là thời kỳ
mưa phùn. Tuy nhiên lượng mưa cũng chỉ trên 50mm/tháng.
Hệ số biến động Cv trong vùng nghiên cứu giữa các tháng mùa khô rất lớn. Vào mùa
khô hệ số Cv dao động từ 0,5 ÷ 1,5, đặc biệt tháng XI hệ số biến động Cv trung bình
biến động là 1,27 và giảm dần đến tháng IV hệ số biến động chỉ khoảng 0,6. Hệ số
biến động Cv của các trạm trong các tháng mùa kiệt đều biến thiên theo một xu thế
giống nhau. Tuy nhiên trong tháng II, hệ số biến động Cv dao động khác biệt không
theo một xu thế.
b) Mùa mưa
Mùa mưa trùng với thời kỳ mùa hè, từ tháng V đến tháng X, lượng mưa chiếm trên
80% tổng lượng mưa năm và đạt từ 1200 ÷ 1600mm với số ngày mưa vào khoảng từ
70 ÷ 80 ngày. Hệ số Cv biến động khơng nhiều trung bình dao động 0,5 ÷ 0,8. Và đều
biến thiên theo cùng một xu hướng
Bảng 1.4:
Tổng lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm (mm) (2)
Tên trạm

Ba Thá
Ba Vì
Chúc Sơn
Đập Đáy
Đồng
Quan
Hà Đơng
Láng
Mỹ Đức
Phù Cát
Phủ Lý
Phú Xun
Quốc Oai
Sơn Tây
Thạch
Thất
Thanh Oai
Thường
Tín
Vân Đình
Xn Mai
Hưng Yên

I
27.2
25.1
15.2
19.4

II

30.5
29.4
21.1
17.0

III
51.5
54.3
33.8
39.2

IV
97.9
98.0
70.6
86.7

V
225.5
268.7
123.7
161.7

VI
262.3
293.3
202.1
230.8

VII

284.9
338.4
179.2
246.5

VIII
326.5
329.9
340.1
250.2

IX
270.7
231.8
421.7
206.2

X
182.2
191.0
248.0
142.3

XI
78.3
62.0
65.2
58.6

XII

22.9
21.6
31.5
14.9

Năm
1860
1944
1752
1474

15.1 20.5 33.9 92.1 154.2 221.6 237.3 249.2 250.7 177.0 71.7 18.3 1542
21.9
19.9
26.6
15.3
27.9
12.0
17.6
21.4

25.0
27.4
19.5
16.9
29.3
15.0
21.3
25.7


43.1
47.2
51.1
27.4
58.3
45.0
40.7
42.5

83.4
93.2
95.5
91.1
85.7
80.5
94.2
97.7

176.1
187.6
212.7
172.0
202.9
179.9
184.5
225.8

242.4
252.0
254.8

206.0
257.0
212.6
239.8
271.9

251.2
267.4
290.4
219.6
252.5
220.9
268.2
320.3

276.8
295.8
329.0
277.4
316.1
263.0
323.2
304.1

211.0
224.7
283.8
258.5
321.6
246.8

247.5
227.5

136.4
133.7
208.7
162.5
218.8
153.2
127.6
154.3

69.5
64.4
64.3
57.5
79.1
72.0
40.3
60.4

17.9
18.2
20.7
11.6
34.1
17.1
16.6
18.5


1555
1631
1857
1516
1883
1518
1622
1770

15.5 25.5 33.2 95.8 198.4 265.3 288.6 270.4 223.5 140.4 55.8 14.6 1627
16.1 26.4 32.7 68.1 159.8 218.5 242.1 273.7 213.0 127.9 72.4 20.8 1472
14.7 16.4 32.8 73.5 150.6 181.7 208.7 229.7 198.6 142.5 59.7 16.9 1326
15.5 18.2 45.4 89.8 210.8 251.8 262.0 252.5 131.0 86.1 29.2 17.2 1409
30.5 24.5 41.2 88.0 188.2 224.1 286.9 314.0 272.5 200.1 67.6 18.5 1756
24.9 26.1 47.5 83.9 171.4 220.1 220.1 283.1 258.4 175.5 72.8 24.2 1608

13


1.2.6.2. Đặc trưng nước mặt
Lưu vực sơng Đáy có dạng dài, hình nan quạt. Mạng lưới sơng ngịi trong lưu vực khá
dày đặc với mật độ 0,7 – 1,5 km/km2, bao gồm các sơng chính, các phụ lưu và phân
lưu sau:
1. Lưu vực sông Đáy: sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn của sông Hồng, chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra biển Đông tại cửa Đáy. Kể từ năm 1937, sau khi
đập Đáy được xây dựng, sông Đáy hầu như chỉ nhận nước từ sông Hồng qua cửa đập
Đáy vào những năm phân lũ. Vì vậy, phần đầu nguồn sông Đáy, khoảng 70km từ km0
đến Ba Thá, coi như đoạn sông chết. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu do các
sông nhánh cung cấp, quan trọng nhất là sơng Tích, sơng Bơi, sơng Đào và sơng Nhuệ.
Sơng Đáy dài 237km, diện tích lưu vực khoảng 6.592 km2 (chiếm 83% diện tích tồn

Lưu vực sơng Đáy).
2. Lưu vực sông Nhuệ: sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để cấp
nước tưới tiêu cho hệ thống thủy nông liên tỉnh. Đây là nguồn nước cấp cho nhiều hệ
thống, cơng trình thủy lợi như Hà Đông, Đông Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ - Điệp Sơn.
Ngồi ra, sơng Nhuệ cịn đóng vai trị tiêu nước cho thành phố Hà Nội và quận Hà
Đông. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình
từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Sông Nhuệ dài 80km, chảy vào sông
Đáy tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Sơng Nhuệ có diện tích lưu vực khoảng 1.070
km2, chiếm 13,5% tổng diện tích tồn lưu vực.
3. Lưu vực sơng Tích: bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì, chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam qua nhiều vùng đồi núi và nhập vào sơng Đáy tại Ba Thá.
Sơng Tích dài 110km, diện tích lưu vực sơng Tích khoảng 1.330 km2 (chiếm 16,7%
tổng diện tích lưu vực).
4. Lưu vực sơng Thanh Hà: bắt nguồn từ dãy núi đá vôi ở gần Kim Bơi (Hịa Bình),
chảy vào vùng đồng bằng từ ngã ba Đông Chiêm ra đến Đục Khê, qua kênh Mỹ Hà
đưa nước chảy thẳng vào sông Đáy. Sông dài 40 km, diện tích lưu vực sơng Thanh Hà
là 271 km2, chiếm 3,4% tổng diện tích lưu vực.
5. Lưu vực sơng Hồng Long: sơng Hồng Long gồm 3 chi lưu là sông Bôi, sông Đập
(sông Canh Bầu) và sông Lãng bắt nguồn từ Hồ Bình. Thượng lưu dịng chính là
sơng Bơi bắt nguồn từ vùng núi phía Nam thành phố Hồ Bình. Từ hạ lưu chỗ hợp lưu
sơng Bơi với sơng Lạng và sơng Đập gọi là sơng Hồng Long, chảy vào sơng Đáy tại
Gián Khẩu (Ninh Bình). Dịng chính sơng Hồng Long dài 125 km, diện tích lưu vực
sơng Hồng Long 1.550 km2, chiếm 19,5% tổng diện tích tồn lưu vực.
6. Lưu vực sông Đào: sông Đào là phân lưu của sơng Hồng tại Phù Long ở phía Bắc
thành phố Nam Định và chảy vào sông Đáy tại Độc Bộ. Hàng năm, sông Đào chuyển tải

14


một khối lượng nước khá lớn của sông Hồng vào sơng Đáy (trung bình khoảng gần 26

tỷ m3/năm). Lưu lượng nước trung bình trên sơng Đào vào mùa kiệt là 250-300 m3/s,
đây là nguồn nước ngọt chủ yếu cho hạ lưu sông Đáy. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông
khá lớn, lưu lượng lớn nhất đạt tới 6.700 m3/s trong mùa lũ tháng 8 năm 1971. Sơng Đào
có diện tích lưu vực là 185 km2 (chiếm 2,3% tổng diện tích lưu vực), sông dài 32km.
7. Lưu vực sông Ninh Cơ: sơng Ninh Cơ bắt nguồn từ phía Bắc huyện Xn Trường,
chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh Nam Định và đổ ra Biển tại cửa Lạch Giang.
Sông Ninh Cơ dài khoảng 52km, rộng trung bình 400-500m, liên hệ với sông Đáy qua
kênh Quần Liêu (kênh dài khoảng 20m). Nước từ sông Đáy chảy vào sông Ninh Cơ cả
mùa lũ và mùa kiệt. Bên cạnh đó, sơng Ninh Cơ cịn chịu ảnh hưởng triều rất mạnh.
8. Lưu vực sông Châu: sông Châu trước đây là một phân lưu của sông Hồng tại Hưng
Yên, chảy vào sông Đáy tại thành phố Phú Lý. Do cửa nhận nước từ sông Hồng đã bị
bồi lấp, nên ngày nay sơng Châu chỉ cịn là một con sông tiêu nước cho các tỉnh Hà
Nam và Nam Định. Sơng Châu có diện tích lưu vực 368 km2 (chiếm 4,6% tổng diện
tích lưu vực) và dài 27km.
1.2.6.3. Hệ thống sông
Sông Nhuệ - Đáy là một phần của lưu vực sơng Hồng nên nó vừa có lưu vực riêng
đồng thời lại liên hệ mật thiết với sông Hồng tạo thành một lưu vực thống nhất. Do
mối dây liên hệ của các sông suối trong lưu vực cũng như với sông Hồng, để đáp ứng
việc nghiên cứu tương đối đầy đủ mà ta xác định lưu vực sông Đáy là gồm tồn bộ
vùng hữu ngạn của lưu vực sơng Hồng. Vì vậy nói đến Lưu vực sơng Đáy vừa phải nói
các sơng ngồi lưu vực và các sơng trong lưu vực.
1.2.7. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Lưu vực sông Đáy
1.2.7.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2015 của các địa phương số dân trên tồn lưu vực là
9.547,268 nghìn người.
- Dân số phân bố khơng đều, mật độ dân số bình quân lưu vực là 1.141người/km2, tập
trung đông nhất ở nội thành Hà Nội 4.100 người/km2 và Nam Định 1.108 người/km2,
thấp nhất là vùng núi tỉnh Hịa Bình 513 người/km2.
- Dân số nông thôn chiếm 66,07% tổng số dân. Dân cư khu vực thành thị cũng đang
phát triển rất nhanh, tổng số dân thành thị Năm 2015 là 3.103,48 nghìn người gấp 1,12

lần so với năm 2008.
- Năm 2015 có tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,30% năm. Trong đó Hà Nội có tỷ tăng cao nhất
3,25%/ năm, vì ngồi tăng dân số tự nhiên do sức hút của quá trình phát triển kinh tế xã hội, hàng năm thủ đô Hà Nội còn tiếp nhận một bộ phận dân cư (tăng cơ học) ở các
tỉnh về sinh sống và lao động trên địa bàn có khoảng trên 300 nghìn người. Ngoài ra

15


×