Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

de va dap an thi thu dai hoc lan 3 1132013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.61 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT QUẾ Vế SỐ 1 Kỳ thi thử đại học lần 3, năm HọC 2012 – 2013. Môn: Lịch sử - Lớp 11. (Đề thi gồm có 01 trang). Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề. ---------------------------------------------. Câu 1: (2.5 điểm ) Hãy nêu nguyên nhân làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 – 1929? Ý nghĩa của phong trào này đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Câu 2: (1.5 điểm ) Trình bày một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng . Câu 3: (2.5 điểm) Lập bảng so sánh những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính chương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo 1930. Trên cơ sở đó, hãy xác định tính chất của cuộc cách mạng này. Câu 4: (1.5 điểm ) Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Câu 5: (2.0 điểm ) Nêu tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ trong giai đoạn 1945 – 1973. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại có tác dụng gì đối với sự phát triển của nền kinh tế Mĩ? --------------- Hết --------------. Họ và tên thí sinh:............................................Số báo danh......................Lớp........... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BĂC NINH TRƯỜNG THPH QUẾ VÕ SỐ I HƯƠNGDẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ -KHỐI 11. Câu Câu 1. NỘI DUNG Hãy nêu nguyên nhân làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 – 1929? Ý nghĩa của phong trào này đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? a. Hãy nêu nguyên nhân làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 – 1929. Đặc điểm của phong trào công nhân trong thời kì này ? Ý nghĩa của phong trào này đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ?. Điểm 2.5. 1.5. + Thế giới: cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng 0,5 Châu năm 1927. Đại hội lần V của Quốc tế Cộng Sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa + Trong nước: 1.0 - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân: mở lớp huấn luyện cán bộ, ra báo "Thanh niên".Nguyễn Ái Quốc viết cuốn "Đường cách mệnh" vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam . - Phong trào "Vô sản hoá" đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân thông qua đó có tác động đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ hơn. b. Ý nghĩa: + Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức thu hút các lực lượng xã hội khác.. 1.0.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Sự phát triển của phong trào công nhân đã thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành các tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2. Câu 3. Trình bày một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng + Thấu suốt sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… + Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc Pháp, phong kiến tay sai và giai cấp tư sản phản cách mạng… nổi bật lên là nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập cho toàn thể dân tộc. + Lực lượng cách mạng là công nông, đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. + Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới… + Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng…. 1.5 0,25 0,5. 0,25. 0,25 0,25. 2.5 Lập bảng so sánh những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính chương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo 1930. Trên cơ sở đó, hãy xác định tính chất của cuộc cách mạng này. Nội Cươnglĩnh chính trị Cach mạng tháng Tám dung Mục Đánh đổ đế quốc Pháp, Đánh đuổi bọn đế quốc, lật tiêu, bọn phong kiến, tư sản đổ chế độ nhiệm phản cách mạng, làm cho phong kiến để giành độc lập vụ nuớc Việt Nam độc lập tự dân tộc dân cách do, lập chính phủ công, tộc, ruộng đất cho dân cày, mạng nông, binh và quân đội rồi sau đó mở 0,75 công nông; tịch thu đường tiến lên chủ nghĩa xã sản nghiệp của đế quốc và hội, bỏ qua thời phản cách mạng kỳ phát triển tư bản chủ chia cho dân cày nghèo, nghĩa. tiến hành cách mạng ruộng đất. Đánh đuổi bọn đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến để giành độc lập dân tộc dân tộc, ruộng đất cho dân cày, rồi sau đó mở đường tiến lên chủ nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> xã hội, bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Lãnh đạo cách mạng 0,5. Đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản. Đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản.. Đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền phong của giai cấp vô sản.. Lực lượng cách mạng 0,5. Công – nông, liên lạc với trí thức, tiểu tư sản, trung nông. 4 giai cấp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc song động lực chủ yếu là công – nông.. 4 giai cấp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc song động lực chủ yếu là công – nông.. Kết quả (0,75) Tiếp thu những đường lối giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Cách mạng tháng Tám 1945 đã đánh đuổi bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, tịch thu được một phần ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động để tạm giao cho dân cày nghèo cày cấy và ban bố được quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Như vậy, Cách mạng tháng Tám trước hết chỉ là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, song vì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cơ bản nhất của một trong hai nhiệm vụ cơ bản của một cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà nếu hoàn thành nhiệm vụ này thì tất yếu sẽ mở đường đi đến hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Vì thế, có thể nói Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 4. Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến1975 1,5. - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày 23 0,5 tháng 8 năm 1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12 tháng 10 năm 1945 chính phủ Lào tuyên bố nền độc lập. -Từ 1946 đến 1954 Lào tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp lần 0,5 hai. + Tháng 3 năm 1946 Pháp xâm lược Lào lần hai.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 5. + Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương nhân dân Lào đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. + Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (Việt Nam), thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận chủ quyền của Lào - Từ 1954 đến 1975 Lào tiến hành chống đế quốc Mĩ 0,5 + Ngay sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đế quốc Mĩ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến giành nhiều thắng lợi to lớn. + Đầu những năm 70 vùng giải phóng chiếm 4/5 lãnh thổ. + Tháng 2/1973 Hiệp đinh Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào được kí kết. + Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1975 quân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. + Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước Lào bước sang thời kì mới, thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Nêu tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ trong giai 2.0 đoạn 1945 – 1973. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại có tác dụng gì đối với sự phát triển của nền kinh tế Mĩ? a. Tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật 0,75 - Về kinh tế: + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. + Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế– tài chính lớn nhất thế giới. - Về khoa học – kĩ thuật: 0,75 Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn. b. Tác dụng… Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩthuật có tác dụng: - Tăng năng suất lao động - Hạ giá thành sản phẩm - Điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975. Nêu các chiến dịch thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Lào Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954). 3,0. * Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975. - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày 23 tháng 8 năm 1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12 tháng 10 năm 1945 chính phủ Lào tuyên bố nền độc lập.. 0,5. - Từ 1946 đến 1954 Lào tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp lần hai. + Tháng 3 năm 1946 Pháp xâm lược Lào lần hai + Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương nhân dân Lào đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. + Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (Việt Nam), thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận chủ quyền của Lào. 0,75. - Từ 1954 đến 1975 Lào tiến hành chống đế quốc Mĩ + Ngay sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đế quốc Mĩ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến giành nhiều thắng lợi to lớn. + Đầu những năm 70 vùng giải phóng chiếm 4/5 lãnh thổ. + Tháng 2/1973 Hiệp đinh Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào được kí kết. + Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1975 quân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. + Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước Lào bước sang thời kì mới, thời kì xây dựng và phát triển đất nước.. 0,75. Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975. Nêu các chiến dịch thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Lào - Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954). 3,0. * Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975. - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày 23 tháng 8 năm 1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12 tháng 10 năm 1945 chính phủ Lào tuyên bố nền độc lập.. 0,5. - Từ 1946 đến 1954 Lào tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp lần hai. + Tháng 3 năm 1946 Pháp xâm lược Lào lần hai + Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương nhân dân Lào đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. + Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (Việt Nam), thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận chủ quyền của Lào. 0,75. - Từ 1954 đến 1975 Lào tiến hành chống đế quốc Mĩ + Ngay sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đế quốc Mĩ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến giành nhiều thắng lợi to lớn. + Đầu những năm 70 vùng giải phóng chiếm 4/5 lãnh thổ.. 0,75.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tháng 2/1973 Hiệp đinh Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào được kí kết. + Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1975 quân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. + Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước Lào bước sang thời kì mới, thời kì xây dựng và phát triển đất nước..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×