Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.41 KB, 112 trang )

 

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

    BỘ VĂN HĨA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI 

 

NGƠ VĂN BẢY 
 
 

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ‐ VĂN HĨA 
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 

 
Chun ngành: Quản lý Văn hóa 
Mã số: 06 31 73 
 
 

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HĨA 
 
 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hồng Lý 
HÀ NỘI-2011

 


 


 

2

LỜI CẢM ƠN 
 
Trong  quá  trình  làm  luận  văn,  tác  giả  đã  nhận  được  rất  nhiều  sự 
giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân và bạn bè. Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời 
cảm ơn chân thành tới các thầy cơ giáo ở Trường Đại học Văn hố Hà Nội 
đã  tận  tình  dạy  bảo  trong  suốt  thời  gian  tác  giả  học  tại  Trường.  Xin  chân 
thành cảm ơn các anh chị ở các cơ quan Bảo tàng Đà Nẵng, Trung tâm Quản 
lý Di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng, Phịng Văn hóa và Thơng tin các quận, 
huyện, các Phịng chức năng thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành 
phố Đà Nẵng đã cung cấp nhiều tư liệu cho luận văn. Đặc biệt cảm ơn các 
nhà nghiên cứu đã có những bài viết, tác phẩm mà tác giả đã sử dụng làm 
tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận văn. Xin cảm ơn các bạn bè, đồng 
nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong q trình làm luận 
văn. 
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy giáo hướng 
dẫn  PGS.TS. Lê Hồng Lý, người đã tận tình chỉ bảo, sửa chữa để luận văn 
được hồn thiện. 
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi 
những sai sót. Rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý của thầy cơ giáo, 
các nhà nghiên cứu và các bạn. 
 

 


 

 

 

 

 

Đà Nẵng, 29 tháng 8 năm 2011 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả luận văn 


 

3

MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

MỞ ĐẦU

4

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

10

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về di sản văn hố

10

1.1.2. Khái niệm về di tích


11

1.1.3. Khái niệm về di tích lịch sử - văn hố

11

1.1.4. Khái niệm về quản lý

12

1.1.5. Khái niệm về quản lý văn hố

13

1.2. Vai trị của di tích

18

1.2.1. Di tích là cơ sở nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

20

1.2.2. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện để bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị của di tích

22

1.3. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

23


1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,dân cư

23

1.3.2. Về kinh tế, văn hoá – xã hội hiện nay

25

1.3.3. Những tiền đề cơ bản cho việc hình thành hệ thống di tích

28

1.3.4. Truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước

29

Tiểu kết chương 1

32

Chương 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HỐ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

33

2.1. Hệ thống di tích ở thành phố Đà Nẵng

33


2.1.1. Thống kê, phân loại di tích

33

2.1.2. Giá trị tiêu biểu của di tích trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

40

 
 


 

4
2.2. Thực trạng cơng tác quản lý di tích ở thành phố Đà Nẵng
trong thời gian qua

44

2.2.1. Tổ chức bộ máy

44

2.2.2. Cơ cấu nhân sự

48

2.2.3. Hoạt động quản lý của Nhà nước trong việc
bảo tồn, tơn tạo di tích.


50

2.2.4. Hoạt động quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích

56

2.3. Đánh giá cơng tác quản lý và phát huy các giá trị của di tích
trong thời gian qua ở thành phố Đà Nẵng

68

2.3.1. Những việc đã làm được

68

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

69

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

70

Tiểu kết chương 2

72

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


73

3.1. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý
di tích lịch sử - văn hóa ở thành phố Đà Nẵng

73

3.1.1. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

73

3.1.2. Giải pháp công tác quản lý nhằm bảo tồn và phát huy
giá trị di tích lịch sử - văn hóa

77

3.1.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, cơng tác bảo vệ, thanh tra, kiểm tra
xử lý các vi phạm về di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
Tiểu kết chương 3

94
99

KẾT LUẬN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO


103

CÁC PHỤ LỤC

108
 

 


 

5

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

- BCHTƯ

: Ban chấp hành Trung ương

- BQL

: Ban quản lý

- CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


- DLTC

: Danh lam thắng cảnh

- DSVH

: Di sản văn hóa

- DTLS-VH

: Di tích lịch sử-văn hóa

- GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

- HĐND

: Hội đồng nhân dân

- KT-XH

: Kinh tế-xã hội

- Nxb

: Nhà xuất bản

- PGS.TS.


: Phó Giáo sư. Tiến sĩ

- QLNN

: Quản lý nhà nước

- TTLT

: Thông tư liên tịch

- Tp

: Thành phố

- TD-TT

: Thể dục-Thể thao

- Ths.

: Thạc sĩ

- UBND

: Ủy ban nhân dân

- UNESCO

: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization


- VH-TT

: Văn hóa-Thơng tin

- VH&TT

: Văn hóa và Thơng tin

- VH,TT&DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 
 


 

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
năm 2001, ghi rõ: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng dân
tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hố nhân loại, có vai trị to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [21, tr.1].
Di sản văn hoá của bất cứ quốc gia nào cũng được cấu thành bởi DSVH vật
thể và DSVH phi vật thể, là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,

khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong DSVH vật thể, di
tích lịch sử - văn hố (sau đây gọi tắt là di tích) là bộ phận cấu thành quan trọng
nhất, là bằng chứng cụ thể, sinh động về phát triển lịch sử, văn hoá, khoa học lâu
đời của mỗi dân tộc, là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia.
Giá trị của DSVH nói chung, di tích nói riêng là vô giá, được Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta vô cùng trân trọng, bảo tồn và phát huy tác dụng, xem nó như
là một tiềm năng và nguồn lực to lớn, đóng góp vào việc phát triển trí tuệ và tài
năng của con người cũng như phát triển của xã hội. Nhân loại cũng đã tổng kết
được rằng, dù phát triển ở trình độ nào, các quốc gia cũng đều không thể không tiến
hành các hoạt động bảo tồn và phát huy tiềm năng các giá trị của DSVH. Nó thực
sự là một địi hỏi cấp bách của xã hội trước lịch sử dân tộc.
1.2. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá với
các nước trên thế giới, phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong tiến trình đó, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hóa dân
tộc được tích lũy từ tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tinh hoa
ấy được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Hoạt động
bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử - văn hóa và danh
 
 


 

7
lam thắng cảnh đây là những giá trị truyền thống trường tồn của dân tộc Việt Nam,
là những giá trị lịch sử - văn hóa vơ giá khơng gì thay thế được.
Tại Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), Đảng ta đề ra những mục tiêu, trong
đó có việc đặt đúng vai trị, vị trí của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển đất nước:
“Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh

đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của
xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của 3 lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết
định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”[7].
1.3. Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng vào
năm 1997 và trở thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng
Nam và Tp Đà Nẵng. Tp Đà Nẵng với tổng diện tích 1.256,53km2 (bao gồm đất liền
và huyện đảo Hồng Sa), hiện tại có 6 quận và 2 huyện, dân số là 887.000 người
(năm 2009). Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đơng giáp biển Đơng.
Trung tâm thành phố cách thủ đơ Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Tp Hồ Chí Minh
964km về phía Nam.
Về mặt lịch sử vùng đất Đà Nẵng, các nhà khảo cổ học đã phát hiện từ lòng
đất nơi đây những hiện vật, dấu vết của một sự diễn tiến lịch sử từ cuối thời kỳ đồ đá
mới đến văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Chămpa. Năm 1306, là mốc lịch sử đánh dấu
thời kỳ vùng đất Đà Nẵng bắt đầu sáp nhập vào Đại Việt, từ khi Vua Chămpa là Chế
Mân dâng 2 châu Ô và châu Lý làm lễ vật cưới Công Chúa Huyền Trân, đến nay đã
trên 700 năm… Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với dòng chảy lịch
sử dân tộc, mảnh đất Đà Nẵng đã mang trong mình những DSVH quý giá của bao thế
hệ ơng cha ta để lại. Đó là những bằng chứng lịch sử hùng hồn có giá trị to lớn đối
với văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, văn hố Đà Nẵng nói riêng.
Theo thống kê của Bảo tàng Đà Nẵng, tính đến tháng 12 năm 2010, Đà Nẵng
có 53 di tích được xếp hạng; trong đó di tích cấp quốc gia là 16 và di tích cấp thành
phố là 37. Hiện vẫn cịn hàng trăm di tích khác đang được các cơ quan quản lý và
 
 


 

8

các nhà nghiên cứu lập hồ sơ đăng ký bảo vệ và đề nghị xếp hạng. Có thể nói, đây
là một kho di sản vô cùng quý giá, nếu biết quản lý và khai thác tốt, những di tích
này hẳn phải có một chỗ đứng xứng đáng trong đời sống văn hố tinh thần của
người dân thành phố, nó sẽ là những địa chỉ hấp dẫn đối với du khách trong và
ngoài nước.
Thời gian qua, với nhiều lý do khác nhau như sự tàn phá của chiến tranh,
sự tác động của môi trường tự nhiên như thiên tai – bão lụt, trong điều kiện
kinh tế đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu và vai trò của con người cũng nhận
thức chưa tồn diện về giá trị của di tích. Và ngày nay, cùng với sự phát triển
KT-XH, q trình đơ thị hóa diễn ra khắp nơi trên địa bàn thành phố với tốc độ
nhanh, cùng với sự gia tăng khai thác các di tích và danh thắng nhằm phục vụ
các hoạt động tham quan du lịch, nhưng thiếu sự định hướng, quy hoạch của cơ
quan QLNN... Tất cả những điều đó đã tác động làm cho di tích ngày một
xuống cấp nghiêm trọng.
Với mong muốn tìm hiểu các giá trị của di tích hiện có, qua đó hiểu sâu
hơn các giá trị lịch sử, văn hoá của vùng đất Đà Nẵng; một mặt góp phần tơ
điểm thêm những giá trị lịch sử, văn hố, khoa học trong mỗi di tích, cũng như
giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn thành phố; đồng thời làm rõ mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát huy các gía trị của di tích (DSVH), góp phần vào sự
nghiệp phát triển KT-XH ở Tp Đà Nẵng trong giai đoạn mới. Nhận thức tầm
quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề, tác giả chọn đề tài:
“Quản lý di tích lịch sử - văn hoá ở thành phố Đà Nẵng” cho luận văn cao
học chuyên ngành Quản lý văn hoá năm 2009 - 2011.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo tồn cũng như khai thác các giá trị của di tích là vấn đề được
nhiều quốc gia, địa phương nghiên cứu thực hiện; đối với Đà Nẵng đã có các cơng
trình nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đề cập đến trong
một số đề tài, sách viết về di tích, danh thắng của vùng đất Đà Nẵng như: Quảng
 
 



 

9
Nam Đà Nẵng “Di tích - Thắng cảnh - Du lịch” của Trương Văn Tâm - Nxb Đà
Nẵng, năm 1994 (tái bản năm 1997); “Đà Nẵng trên con đường di sản” của Phạm
Hoàng Hải - Nxb Đà Nẵng, năm 2004; “Đà Nẵng - Di tích và danh thắng” của Bảo
tàng Đà Nẵng - Nxb Đà Nẵng, năm 2009; v.v…
Hội thảo khoa học Văn hoá Đà Nẵng hội nhập và phát triển do thành
phố Đà Nẵng tổ chức vào tháng 12 năm 2006, đã có nhiều bài viết như: “Bảo
vệ và phát huy giá trị kho tàng Di sản văn hoá góp phần vào sự nghiệp Hội
nhập và phát triển của văn hố Đà Nẵng” của PGS.TS. Trương Quốc Bình;
bài “Phát triển kinh tế Đà Nẵng quan sát từ điểm nhìn văn hoá” của Ths. Bùi
Văn Tiếng; bài “Văn hoá vật thể của Đà Nẵng và vấn đề bảo tồn” của Nhà
nghiên cứu Nguyễn Phước Tương, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam; v.v…[45].
Những bài viết về công tác bảo tồn, tơn tạo, trùng tu di tích; hoặc là cách
tiếp cận về vấn đề bảo tồn và khai thác các giá trị di tích đăng trên các Báo Đà
Nẵng. Ngồi các bài viết với mục đích nghiên cứu, sưu tầm, lập hồ sơ di tích của
cơ quan chức năng là Bảo tàng Đà Nẵng, đến nay vẫn chưa có đề tài nào viết về
quản lý DSVH hoặc quản lý DTLS-VH, DLTC ở Tp Đà Nẵng.
Tuy vậy, những tài liệu trên đây là cơ sở bước đầu giúp cho tác giả có thể
kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những nội dung cần thiết để đưa vào phân tích,
nghiên cứu đề tài luận văn.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý, bảo tồn,

phát huy các giá trị di tích trên địa bàn Tp Đà Nẵng hiện nay. Từ đó đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động này trong giai đoạn
từ nay cho đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơng tác quản lý di tích và phát
huy các giá trị của di tích. Vì vậy, nội dung, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài tập trung vào những vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận chung về di tích và quản lý di tích.
 
 


 

10
- Thực trạng cơng tác quản lý di tích trên địa bàn Tp Đà Nẵng trong thời gian qua.
- Giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơng tác quản lý di tích
góp phần phát triển KT-XH ở Tp Đà Nẵng.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý
Nhà nước đối với hệ thống di tích ở Tp Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý, cơ chế quản lý, tổ
chức bộ máy và quan điểm định hướng giải pháp nhằm vừa bảo tồn, tôn tạo, khai
thác có hiệu quả những giá trị của di tích ở Tp Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 1997 đến 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn
hoá của dân tộc.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề của luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã thực địa để nắm được thực trạng hiện nay
về di tích; phương pháp phỏng vấn, phân tích, thống kê và tổng hợp tài liệu; một số
phương pháp nghiên cứu liên ngành: khoa học quản lý văn hoá, xã hội học, lịch sử
học và bảo tàng học…
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng của hệ thống di tích trên địa bàn Tp Đà
Nẵng. Chỉ ra những mặt được, những mặt chưa được, những nguyên nhân chủ yếu
của mặt chưa được về công tác quản lý và phát huy giá trị của hệ thống di tích trong
giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hố.
 
 


 

11
- Đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác quản lý di tích, đồng thời khai thác các giá trị nhằm góp phần
phát triển KT-XH ở Tp Đà Nẵng trong thời gian tới.
- Làm tài liệu về công tác quản lý di tích cho các địa phương, đơn vị trong
thành phố tham khảo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung và tổng quan về thành phố Đà Nẵng
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hố ở thành phố
Đà Nẵng
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hố ở
thành phố Đà Nẵng


 
 


 

12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về di sản văn hố
Theo Giáo sư Hồng Vinh, khái niệm “di sản văn hoá” là một tập hợp những
cặp phạm trù vừa tương phản, vừa thống nhất; có thể kể ra đây hai cặp phạm trù
chính: Truyền thống - Hiện đại; Kế thừa - Phát triển.
- Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Truyền thống - Hiện đại, thì di sản
văn hố chính là cái hiện đại được truyền lại từ trong quá khứ. Với ý nghĩa
này, di sản văn hố đóng vai trị như một “mã di truyền xã hội” (Abraham
Moles), một ký ức tập thể cho phép sự tái sinh, sự nhớ lại về quá khứ trên
trục thời gian, làm nên tính liền mạch của nền văn hoá dân tộc.
- Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Kế thừa – Phát triển, thì di sản văn
hố được nhấn mạnh đến tính khả biến của nó dưới tác động của chủ thể.
Chủ thể nhận thức, tiếp thu các di sản văn hoá trên cơ sở kế thừa, đưa
chúng vào hiện tại trong những phức hợp loại hình quan hệ với những
giá trị mới nảy sinh, làm phong phú cho kho tàng di sản văn hố của
mình [50, tr.15-16].
Di sản văn hố là những tài sản văn hoá truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc được hình thành nên trong quá trình phát triển của lịch sử quốc gia, dân tộc
đó. Trong hệ thống giá trị văn hóa đó, được chủ thể nhận biết, kế thừa và đưa vào sử

dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
 
 


 

13
Luật DSVH (gọi tắt là Nghị định số 98); Tại Điều 2, Luật DSVH đã quy định:
“DSVH phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật
trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ
cơng truyền thống; Tri thức dân gian. DSVH vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [25, tr.1-2].
1.1.2. Khái niệm về di tích
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật DSVH (gọi tắt là Nghị định số 92); Điều 14, nêu rõ: “Di
tích quy định tại Điều 29 Luật DSVH là các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ
thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh” [21, tr.58].
Nghị định số 98 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH; Tại Điều 2, điểm
2 quy định DSVH vật thể bao gồm: “Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”
(gọi là di tích); “Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [25, tr.2].
1.1.3. Khái niệm về di tích lịch sử - văn hố
Di tích lịch sử - văn hóa là một thành tố quan trọng cấu thành DSVH. Vấn đề
này được khẳng định trong Điều 1, Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN ngày 04/4/1984 về
Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, thì DTLS-VH
được quy định như sau: “DTLS-VH là những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị về

văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn
hóa, xã hội” [27].
Tại điểm 3, Điều 4, Luật DSVH nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29/6/2001,
quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hố,
khoa học” [21, tr.13].
 
 


 

14
1.1.4. Khái niệm về quản lý
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là q trình tác động có ý thức của chủ
thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy,
tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định. Các Mác
đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mơ
khá lớn đều u cầu có sự chỉ đạo, điều hoà giữa những hoạt động cá nhân… Một
nhạc sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng” [18, tr.3].
Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ
lực của nhiều người nhằm đạt được mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ
chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hố
càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên. Hoạt động
quản lý khơng phải chỉ diễn ra tại một thời điểm nhất định, mà nó diễn ra
xun suốt cả một q trình. Do đó, có thể nói rằng: “Quản lý là một q
trình: đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có - thấy được, thấy đúng cái
cần có - Biết tìm mọi biện pháp khả thi và tối đa để đưa từ cái hiện có lên tới
cái cần có” [18, tr.5].

Hoạt động quản lý có các thành phần như sau: Chủ thể quản lý; đối tượng
quản lý; mục tiêu quản lý.
- Chủ thể quản lý: Chủ thể luôn là con người hoặc tổ chức, tạo ra các tác
động quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương
pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tùy
theo từng loại đối tượng khác nhau để chia thành các dạng quản lý khác nhau.
- Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định,
do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các động
tác quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
 
 


 

15
1.1.5. Khái niệm về quản lý văn hoá
Quản lý văn hố là một thuật ngữ mới, chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng nên chăng sử dụng thuật ngữ quản lý về lĩnh vực văn hoá, bởi lĩnh vực văn
hoá là khá rộng. Đối với lĩnh vực văn hóa, các nhà nghiên cứu về quản lý cho rằng:
Người ta có thể tiếp cận với văn hóa, hoặc riêng rẽ hoặc tổng hợp, cả trên
ba bình diện: văn hóa với tính cách một nền văn hóa; văn hóa với tính
cách những cái/thuộc tính văn hóa; và văn hóa với tính cách những hoạt
động văn hóa. Ở đây, chúng ta tập trung vào lĩnh vực quản lý hoạt động
văn hóa. Có như vậy mới thuận tiện cho việc quản lý, cũng như cho việc
hoạch định chính sách quản lý. Hoạt động văn hóa là những q trình
thực hành của cá nhân và các thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo
quản, phân phối giao lưu và tiêu dùng những giá trị văn hóa tinh thần,
nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những tác phẩm văn hóa của

con người sinh ra và cũng chính là để hồn thiện chất lượng sống của
con người trong xã hội [18, tr.7].
Đối với lĩnh vực DSVH, trong đó DTLS-VH là đối tượng đặc biệt, quan
trọng cần được gìn giữ, bảo quản và phát huy tác dụng. Vì vậy, quản lý DTLS-VH
có thể được xem như là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
DTLS-VH, giúp DTLS-VH tồn tại một cách bền vững không chỉ về chiều rộng mà
cịn về chiều sâu, nhằm góp phần vào mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.
Muốn hoạt động quản lý đạt mục tiêu đề ra và mang lại kết quả cao, người
quản lý cần nắm vững đường lối, chính sách, nghị quyết, pháp luật của Nhà nước,
đồng thời vận dụng các quy trình quản lý một cách linh hoạt, có khoa học.
1.1.5.1. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hố
Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến công tác bảo tồn DTLS-VH và
DLTC; Ngay sau khi mới giành chính quyền, vào ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL nhấn mạnh việc bảo tồn cổ tích là việc làm cần thiết
của nước Việt Nam. Sau sắc lệnh này, một loạt các văn bản pháp lý khác được ban
 
 


 

16
hành cũng với mục đích bảo vệ các DTLS-VH và DLTC được tốt hơn, những quy
định đưa ra cụ thể hơn. Đến ngày 04/4/1984, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp
lệnh số 14 LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng DTLS-VH và DLTC. Trong một thời
gian dài từ khi ban hành cho đến năm 2001, Pháp lệnh 14 LCT/HĐNN là văn bản
pháp lý cao nhất cho hoạt động bảo tồn di tích cả nước.
Thế nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị DSVH trên thực tiễn, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng
DTLS-VH và DLTC ban hành năm 1984 đã trở nên hạn chế, lạc hậu (do ra đời

trong thời kỳ bao cấp). Nhiều hoạt động trong thực tiễn không được quản lý và điều
chỉnh kịp thời để giải quyết những vấn đề bức xúc của công tác quản lý DSVH khi
đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, nhằm nâng cao nhận thức
của tồn xã hội về vị trí và vai trị của DSVH; tăng cường giáo dục cộng đồng, huy
động nhiều nguồn lực vào việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc giúp cho các thế
hệ tương lai có điều kiện kế thừa và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, Luật
DSVH được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ IX thơng qua
ngày 29/6/2001 và được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ra lệnh cơng bố ngày
12/7/2001, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Tiếp đó Chính phủ ban hành
Nghị định số 92 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH.
Trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước, khơng ngừng hồn thiện các
Bộ Luật nhằm đáp ứng yêu cầu QLNN; Tại kỳ họp thứ 5 ngày 18/6/2009, Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khóa XII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật DSVH, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010; Theo đó, Chính phủ ban hành
Nghị định số 98 Quy định chi tiết một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật DSVH.
Tại Điều 2 của Luật DSVH quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị DSVH; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với DSVH ở nước
CHXHCN Việt Nam. Từ khi ban hành, Luật DSVH đã phát huy được vai trị và
nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đáp ứng nhu cầu
 
 


 

17
văn hóa ngày càng cao của nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước,
nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy DSVH.
Hiện nay, Luật DSVH là văn bản pháp lý cao nhất, làm cơ sở cho công tác bảo tồn

DTLS-VH và DLTC.
Bên cạnh Luật DSVH, công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH còn căn cứ
vào Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ VH-TT phê
duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH và DLTC đến năm
2020 (gọi tắt là Quyết định số 1706); Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày
06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ VH-TT ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục
hồi DTLS-VH, DLTC (gọi tắt là Quyết định số 05).
Tại Điều 34, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 1992) cũng đã
khẳng định: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các DSVH dân tộc; chăm lo
công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di
tích lịch sử, cách mạng, các DSVH, các cơng trình nghệ thuật, các DLTC. Nghiêm
cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các cơng trình
nghệ thuật và DLTC.
Nghị quyết BCHTƯ Đảng lần thứ 5 khóa VIII, đã xác định rõ hoạt động
“Bảo tồn và phát huy các Di sản văn hóa” là 1 trong 10 nhiệm vụ cụ thể về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Như trên đã nói, cơng tác quản lý là vơ cùng rộng lớn, bao trùm ở nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý DSVH. DTLS-VH là một dạng vật thể
của DSVH, quản lý DSVH không chỉ đơn thuần là quản lý cái hiện có, điều quan
trọng và đáng quan tâm chính là vai trị của việc quản lý làm sống lại các giá trị
văn hoá phi vật thể đang tồn tại thơng qua yếu tố vật thể, nhằm góp phần vào việc
tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và giáo dục truyền thống cho các thế
hệ người Việt Nam.
Luật DSVH nước CHXHCN Việt Nam được công bố năm 2001 và được sửa
đổi bổ sung năm 2009, quy định nhiệm vụ QLNN về DSVH với nội dung như sau:
 
 


 


18
- Chương II, từ điều 14 đến điều 16 nêu rõ về quy định tổ chức, cá nhân có
các quyền và nghĩa vụ: Sở hữu hợp pháp, tham quan, nghiên cứu, bảo vệ và phát
huy giá trị của DSVH; gìn giữ và thơng báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp DSVH có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất…
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại
DSVH [21, tr.17-18].
- Chương V, từ điều 54 đến điều 68, được chia làm 4 mục như sau:
Mục 1: có 3 điều, từ điều 54 đến điều 56. Luật đã quy định rõ trách nhiệm
của Chính phủ, Bộ VH,TT&DL, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND các cấp trong việc QLNN về DSVH. Nội dung QLNN về DSVH quy
định việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ban hành
chính sách và tổ chức thực hiện phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị
DSVH; quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ chuyên môn; các hoạt động khen thưởng, tuyên truyền pháp luật, sử dụng các
nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
Mục 2: có 6 điều, từ điều 57 đến điều 62. Quy định nguồn lực cho các hoạt
động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá
trị DSVH; Chính sách của nhà nước về đầu tư, đối với việc tài trợ và xã hội hóa cho
các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH; Việc quy định quản lý và sử
dụng nguồn tài chính phải đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.
Mục 3: có 3 điều, từ điều 63 đến điều 65. Quy định về chính sách và biện
pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong
việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
Mục 4: có 3 điều, từ điều 66 đến điều 68. Quy định về chức năng, nhiệm vụ
của Thanh tra nhà nước chuyên ngành về DSVH; Quy định quyền và nghĩa vụ của
đối tượng thanh tra; Quy định các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về DSVH [21, tr.35-41].

 
 


 

19
Điều đó chứng minh rằng Luật DSVH là văn bản quan trọng nhất trong trong
việc quản lý, đưa ra định hướng và mục tiêu quản lý một cách cụ thể. Xác định rõ đối
tượng quản lý nhằm góp phần thúc đẩy và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp,
các ngành từ trung ương tới địa phương tạo nên sự quản lý thống nhất, đồng bộ.
1.1.5.2. Những nguyên tắc cơ bản của quá trình quản lý Di sản văn hóa
với phát triển du lịch
Trên quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vào mục đích nghiên cứu
khoa học, giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển KT-XH
của đất nước. Xuất phát từ u cầu và tình hình thực tế cơng tác quản lý DSVH với
phát triển du lịch ở Việt Nam, Giáo trình của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đề ra
7 nguyên tắc Quản lý DSVH với phát triển du lịch, có thể tóm tắt như sau:
- Một là, quản lý có trọng tâm, trọng điểm: nghĩa là quản lý phải đồng bộ,
phải có kế hoạch tổng thể khai thác DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng để phát
triển du lịch. Chỉ có những DTLS-VH đáp ứng các yêu cầu cần và đủ mới đưa vào
khai thác phục vụ du lịch.
- Hai là, không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên tạo,
nhân tạo vốn có: Khi tiến hành khai thác giá trị của di sản để phát triển du lịch, tất
yếu sẽ dẫn đến việc phải xây dựng các cơng trình bổ trợ để tiến hành các hoạt động
dịch vụ phục vụ du khách. Tất cả các dịch vụ bổ trợ đó phải được bố trí hợp lý,
khơng phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có, cảnh quan văn hố đương đại đã hình
thành trong lịch sử.
- Ba là, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và mơi trường sinh thái nhân
văn: Đây chính là một nội dung đặc biệt quan trọng; Quản lý để các hoạt động du

lịch không gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Không tạo ra
sự xung đột giữa văn hoá bản địa và sự khác biệt về văn hoá đem đến từ một bộ
phận du khách.
- Bốn là, khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn: Trong mối quan hệ
tương tác giữa hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị DSVH nhằm phát triển du lịch
 
 


 

20
của chủ thể quản lý là nhà nước nói chung, mỗi cơ quan, địa phương sử dụng di tích
nói riêng, nhằm hướng đến và vì mục tiêu phát triển KT-XH nhất thiết phải có chính
sách về việc bảo tồn. Đó là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời, tác động
tương hỗ lẫn nhau.
- Năm là, tôn trọng và đặt lợi ích của cộng đồng cư dân bản địa lên trước
hết, trên hết và xuyên suốt: Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư sở tại có thể tham
gia vào các nội dung khác nhau trong quá trình quản lý và khai thác di sản trên quê
hương mình. Nguyên tắc này là phải đặt lợi ích của cộng đồng cư dân bản địa – chủ
nhân của di sản lên trước hết và trên hết.
- Sáu là, đảm bảo hài hồ lợi ích nhiều mặt của du khách – cư dân bản địa–
công ty lữ hành: Với nguyên tắt này có thể xem là động lực thúc đẩy sự hợp tác của
các bên khi gắn với lợi ích thiết thực. Song lợi ích phải đảm bảo tính hài hịa giữa 3
đối tượng cùng tham gia, đó là: lợi ích của du khách, lợi ích cộng đồng cư dân bản
địa và lợi ích các hãng lữ hành. Phải thật sự tạo ra sự bình đẵng trong các cơ hội
hành động cũng như lợi ích mới là mơi trường thuận lợi cho sự hợp tác bền chặt.
- Bảy là, xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế: Đây là nguyên tắc cơ bản,
quan trọng nhất trong hầu hết các mặt hoạt động của công tác quản lý trong đời
sống xã hội nói chung, quản lý hoạt động DSVH với phát triển du lịch nói riêng.

Thực tế ln biến đổi và phát triển khơng ngừng, điều đó khiến cơng tác quản lý
cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế [23, tr.72-77].
1.2. Vai trị của di tích
Văn hóa là bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của một chế độ xã hội
nói chung. Trong xã hội có tổ chức, nhất là trong nền kinh tế thị trường, văn hóa nói
chung cần được quản lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH
của đất nước, bảo tồn được các giá trị của của bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với các
DTLS-VH cần được tơn trọng và bảo vệ vì trong mỗi quốc gia, DTLS-VH và
DLTC là tài sản vô giá, là tài nguyên kinh tế du lịch không bao giờ cạn kiệt. Việc
bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di tích có ý nghĩa quan trọng trong
 
 


 

21
việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch,
đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân. Nước ta, Đảng và Nhà nước rất
quan tâm coi trọng công tác bảo tồn DSVH dân tộc, bảo vệ các DTLS-VH và DLTC
của đất nước. Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành cơng, ngày 23/11/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65 về bảo tồn cổ tích trên tồn lãnh thổ Việt
Nam. Từ đó đến nay, Nhà nước ta và Bộ VH,TT&DL (trước đây là Bộ VH-TT) đã
ban hành nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị và quy chế về các vấn đề bảo vệ di tích.
Đặc biệt, ngày 4/4/1984, nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng các
DTLS-VH và DLTC; đến năm 2001, nhà nước ta đã ban hành Luật DSVH, và Luật
DSVH được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TW
ngày 16/7/1998 về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; Trong đó nhấn mạnh: “DSVH là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,

là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn
hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể” [6, tr.10].
DTLS-VH là một dạng vật thể của DSVH, di tích có vai trị làm sống lại các
giá trị văn hố phi vật thể đang tồn tại thông qua yếu tố vật thể, nhằm góp phần vào
việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và giáo dục truyền thống cho các
thế hệ người Việt Nam. Mỗi một di tích đều mang trong lịng nó giá trị văn hố lịch sử nhất định. Giá trị di tích đó phản ánh một chặng đường lịch sử của cộng
đồng dân cư, quá trình hình thành và phát triển xã hội qua mỗi thời đại. Nghị quyết
BCHTƯ 5 khoá VIII đã khẳng định: “Văn hố Việt Nam là thành quả hàng nghìn
năm lao động, sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa văn hoá của
nhiều nền văn minh trên thế giới để không ngừng hồn thiện mình…” [6, tr.1].
Ngày nay, thơng qua tài liệu, sử sách, di vật, cổ vật, báu vật, di tích,… chúng
ta hiểu được quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là
 
 


 

22
một chặng đường đầy gian nan, thử thách. Nó có được bằng chính mồ hơi, nước
mắt, trí tuệ và cả máu thịt của biết bao thế hệ cha ông chúng ta đã đổ xuống trong sự
nghiệp giành giữ, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương
đất nước. Những giá trị đó cịn đọng lại trong mỗi trang sách, mỗi DTLS-VH trên
khắp mọi miền của đất nước. Giá trị của mỗi di tích được lưu truyền, lan toả sâu
rộng trong cộng đồng dân cư và tiếp nối qua các thế hệ dân tộc Việt Nam.
1.2.1. Di tích là cơ sở nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội
Giá trị của DSVH nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vơ cùng to
lớn, song điều quan trọng hơn cả là làm thế nào để phát huy những giá trị đó, đáp

ứng những yêu cầu đặt ra đối với vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn hoá vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Giải quyết thật thoả đáng
mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát triển nói riêng
là vấn đề mang tính tồn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam.
Văn hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát
triển KT-XH. Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho
nhau. Và do đó, việc bảo tồn DSVH khơng được cản trở, mà ngược lại, cịn phải tạo
ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách
con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho phát triển.
Đề cập đến vấn đề Bảo tồn DSVH trong quá trình phát triển, tác giả Đặng
Văn Bài cho rằng:
Trong hệ thống DTLS-VH đã được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích quốc
gia, đại bộ phận là các cơng trình kiến trúc gắn với tơn giáo tín ngưỡng. Vì
thế chúng ta cần quan tâm và tạo điều kiện để duy trì hạt nhân tín ngưỡng
đó với lý do sau đây: Tín ngưỡng dân gian Việt Nam ln gắn chặt với
đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh những danh nhân văn hóa, anh
hùng giải phóng dân tộc, nhân vật lịch sử có cơng với dân với nước. Chính
hạt nhân tín ngưỡng có vai trị là động lực tinh thần cho việc hình thành
 
 


 

23
các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng mà ngày nay chúng ta gọi là di tích.
Mặt khác, hạt nhân tín ngưỡng đó có sức mạnh huy động nguồn lực xã hội
cho việc duy tu, bảo dưỡng di tích từ đời này sang đời khác [2].
Bên cạnh đó, việc khai thác giá trị tại các DTLS-VH và DLTC đã tổ chức

được nhiều loại hình du lịch và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến
tham quan, học tập, hội thảo, vui chơi, nghỉ dưỡng, v.v… nhu cầu sử dụng dịch vụ
về đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí tăng cao, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động, kích thích nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, làm đòn bẩy để phát
triển KT-XH của đất nước.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,
Singapore, v.v… đã rất thành công trong việc khai thác giá trị DTLS-VH và DLTC,
thu hút du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, nhằm phục
vụ chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tồn cầu hố trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới. Thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc là vấn đề luôn được chú trọng và đề cao hơn bao giờ hết. Xét trên
bình diện lịch sử, văn hố và dân tộc là hai thực thể đồng tồn song hành với nhau.
Có dân tộc là có văn hố, song nếu dân tộc cịn nhưng vẫn khơng bảo tồn được các
giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình, thì cũng dễ bị mất văn hoá là mất dân tộc.
Do đó, DSVH là vốn quý của dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và
phát triển của xã hội. Là yếu tố nội sinh của dân tộc.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta chủ trương bảo tồn lâu dài vốn quý
đó để giáo dục nhân dân về lòng tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn
hoá, tạo điều kiện cho nhiều thế hệ người có thể thưởng thức, tiếp thu, nghiên
cứu các giá trị văn hố đương truyền ấy để có thể sáng tạo ra những giá trị nhân
văn mới, thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của lịch sử, vừa dân
tộc, vừa hiện đại, nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
 
 


 

24

sắc dân tộc. Xây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển KT-XH.
1.2.2. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tơn tạo di tích
Nghị quyết BCHTƯ Đảng lần thứ 5, khóa VIII nêu rõ: “Xây dựng và phát
triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội cơng bằng, văn minh, con người
phát triển tồn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự
phát triển kinh tế” [6, tr.7].
Kinh tế và văn hoá là 2 nội dung có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác, phụ
thuộc và bổ sung cho nhau. Sự kết hợp kinh tế với văn hóa, văn hóa với phát triển
đang là yêu cầu bức xúc của tất cả các nước trên thế giới. Theo ông F.Mayor –
nguyên Tổng Giám đốc UNESCO cho rằng: “Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục
tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những
mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước
ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [4, tr.38].
Ở phạm vi hẹp, trong mối quan hệ tương tác giữa bảo tồn và phát huy giá trị
di tích nhằm phát triển KT-XH, và ngược lại khi KT-XH phát triển thì tác động trở
lại đối với hoạt động bảo tồn, tơn tạo di tích. Hay nói cách khác, hoạt động bảo tồn
và khai thác giá trị DTLS-VH và DLTC của chủ thể quản lý là nhà nước nói chung,
mỗi cơ quan, địa phương sử dụng di tích nói riêng, nhằm hướng đến và vì mục tiêu
phát triển KT-XH. Đến lượt mình, các mặt giá trị của di tích, cùng với nhu cầu khai
thác và sử dụng nó sẽ tác động trở lại chủ thể quản lý nhất thiết cần phải có chính
sách về việc bảo tồn, tơn tạo di tích.
Do đó, sử dụng và phát huy các mặt giá trị của di tích cũng chính là biện
pháp bảo tồn có hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoạt động bảo tồn DSVH phải triển
khai song song và phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH và ngược lại, phát triển
phải kết hợp với bảo tồn DSVH. Đó chính là sự kết hợp hài hịa giữa văn hóa và
kinh tế theo định hướng phát triển bền vững.
 
 



 

25
1.3. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’20” đến 16014’10” vĩ tuyến Bắc,
107018’30” đến 108020’00” kinh tuyến Đông, là một trong những thành phố cảng
biển lớn nhất miền Trung. Phía Bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam
và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng.
Đà Nẵng nằm ở trung lộ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và
cách Tp Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua quốc lộ
14B, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước: Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á qua tuyến hành lang kinh tế Đông –
Tây. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển, đường hàng khơng quốc
tế. Đà Nẵng cịn là điểm nối các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A,
đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN và có hệ thống cảng biển, sân
bay quốc tế tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh tế trong tổng thể kinh tế của cả nước,
xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngoài
ra, Đà Nẵng cịn ở gần các di sản văn hố, thiên nhiên thế giới như: Cố đô Huế,
Nhã nhạc cung đình Huế, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng
Bình), phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam). Chính điều này
cũng tạo nên sự gắn kết liền mạch giữa các địa phương trong vùng, tạo điều kiện
tương tác lẫn nhau trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ.
1.3.1.2. Địa hình
Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.256,53km2, tính cả diện tích đất liền và
huyện Đảo Hồng Sa (trong đó phần đất liền là 951,53 km²; phần huyện đảo Hồng
Sa là 305 km²). Địa hình Đà Nẵng khá đa dạng, có đồng bằng, núi, vùng núi cao và
dốc tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp

xen kẽ những đồng bằng hẹp; Phía Bắc là đèo Hải Vân, phía Tây Bắc huyện Hồ
Vang có núi Mang với độ cao 1708m và ngọn Bà Nà có độ cao 1487m so mặt biển,
 
 


×