Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Hoạt động của trung tâm thông tin thư viện học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN MINH HUYỀN

NHU CẦU XEM PHIM NHẬT BẢN
CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ QUYÊN

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Nguyễn Minh Huyền




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thông tin - Thư viện với đề
tài: "Nhu cầu xem phim Nhật Bản của giới trẻ Hà Nội”, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã trang
bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại Nhà trường.
Tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Đỗ Thị
Quyên, người đã tận tâm hướng dẫn chi tiết, chu đáo tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ nhân viên Trung
tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, các thành viên cộng đồng Phim
Nhật (www.facebook.com/phimnhat) đã tham gia điều tra khảo sát, bạn bè và
người thân đã ủng hộ, động viên, tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, tạo điều kiện, giúp
đỡ tác giả trong q trình hồn thành luận văn này.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để có thể hồn thành việc nghiên cứu
đề tài này nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
được các Thầy Cơ tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý để em có thể hồn thiện bản
luận văn này tốt nhất.
TÁC GIẢ

Nguyễn Minh Huyền


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các biểu đồ

Mở đầu


0
1
0
3
0
4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU XEM PHIM, PHIM
NHẬT BẢN VÀ GIỚI TRẺ HÀ NỘI

1.1. Nhu cầu xem phim

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.2. Phân loại nhu cầu xem phim

1.2. Sơ lược về điện ảnh Nhật Bản

1.2.1. Lịch sử và thành tựu

1.2.2. Các dòng phim Nhật Bản đặc sắc hiện nay

1.3. Đặc điểm giới trẻ Hà Nội
1.3.1. Trình độ học vấn

1
2
1
2

1
2
1
5
1
8
1
8
2
4
3
0
3


0
1.3.2. Đặc điểm tính cách

1.3.3. Đời sống vật chất và tinh thần

3
0
3
1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU XEM PHIM NHẬT
BẢN CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI

2.1. Nguyên nhân xem phim Nhật của giới trẻ Hà Nội


2.1.1. Nguyên nhân chủ quan

2.1.2. Nguyên nhân khách quan

2.2. Thời gian và phương thức xem phim của giới trẻ Hà Nội

2.2.1. Qua Internet

2.2.2. Qua truyền hình

2.2.3. Qua rạp chiếu phim

2.3. Những đề tài phim thu hút giới trẻ Hà Nội
2.4. Những dòng phim đặc trưng được giới trẻ Hà Nội quan

3
2
3
2
3
3
3
9
4
7
4
7
4
7
5

0
5
0
6


tâm

0

2.4.1. Dòng phim live-action dựng từ manga

2.4.2. Dòng phim siêu anh hùng Tokusatsu

2.4.3. Dòng phim người lớn Nhật Bản

6
0
6
9
7
7

CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU

8

HƯỚNG NHU CẦU XEM PHIM NHẬT BẢN CỦA GIỚI TRẺ HÀ 1
NỘI
3.1. Đánh giá khả năng cung ứng phim Nhật Bản với giới trẻ

Hà Nội

3.2. Những tác động của phim Nhật Bản tới giới trẻ Hà Nội

3.2.1. Tác động tích cực

3.2.2. Tác động tiêu cực

8
1
9
3
9
3
1
02

3.3. Dự báo xu hướng nhu cầu xem phim Nhật của giới trẻ Hà

1
05

Nội

KẾT LUẬN

1
07



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1
08
1
16


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
5
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ % đề tài ưa thích giữa các nhóm tuổi

1

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ thích đọc manga của khách thể tham gia khảo
sát

6
0

Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ hài lòng với phim live-action của khách
thể

6
3

Biểu đồ 2.4: So sánh mức độ thích giữa các phiên bản phim liveaction của “Hana Kimi”


6
5
7

Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ fan Tokusatsu của khách thể tham gia khảo sát

1
7

Biểu đồ 2.6 Quãng thời gian xem phim Tokusatsu của khách thể

3

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ % theo dõi phim Tokusatsu hiện tại của khách
thể

7
5

Biểu đồ 2.8: Sự quan tâm theo thành phố với tứ khóa "JAV" theo
Google Trends

7
8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào những năm của thập niên 1990, cơng chúng thủ đơ đã có cơ hội tiếp
xúc với nền điện ảnh Nhật Bản qua những bộ phim truyền hình như “Oshin”,

“Chuyện nữ tiếp viên hàng không”, “Aguri”, “Ngôi sao may mắn”,
v.v…Những bộ phim này đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh con
người Nhật Bản với đức tính cần cù, chịu khó vượt qua những gian lao thử
thách để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn tràn đầy lý tưởng và hoài bão. Dấu
ấn rõ nét của điện ảnh Nhật tại Việt Nam cho đến ngày nay là từ “Oshin”, tên
nhân vật chính trong bộ phim cùng tên đã trở thành từ lóng để chỉ những
người giúp việc và lời thoại “Cố lên Chiaki” trong phim “Chuyện nữ tiếp viên
hàng không” đã trở thành câu nói cửa miệng kinh điển của giới trẻ Hà Nội khi
cần khích lệ ai đó. Nhưng kể từ những năm cuối của thập niên 1990, với sự
phát sóng ồ ạt của phim truyền hình Hàn Quốc và Trung Quốc, những bộ
phim Nhật Bản đã dần lùi vào dĩ vãng và cho tới ngày nay, mỗi khi nhắc về
phim Nhật, nhiều người, đặc biệt những người lớn tuổi chỉ hình dung về một
Oshin khổ cực làm thuê hay một Chiaki vất vả vượt qua các kỳ sát hạch để trở
thành nữ tiếp viên hàng khơng đích thực.
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, sức mạnh khổng lồ của các phương tiện
truyền thơng, mạng lưới Internet, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số tiên
tiến vượt bậc đã phá vỡ thế “độc quyền” vốn có của truyền hình thông
thường, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng thủ đô ngày càng tiếp cận với
nhiều nền điện ảnh khác nhau trên thế giới qua nhiều hình thức đa dạng. Và
điện ảnh Nhật Bản như một luồng gió mới đã hấp dẫn giới trẻ Hà Nội, những
con người nắm bắt cơng nghệ hiện đại nhanh nhạy và ham thích trải nghiệm
những thứ mới mẻ đã đón nhận với niềm hào hứng và say mê. Trong rừng


phim Hàn Quốc tình cảm lãng mạn và phim Trung Quốc dã sử hoành tráng
quen thuộc tại Việt Nam, những bộ phim Nhật với đề tài phong phú, ngôn ngữ
điện ảnh độc đáo cùng lối diễn xuất tự nhiên chân thực của dàn diễn viên xứ
sở hoa anh đào đang dần chiếm được cảm tình của nhiều bạn trẻ thủ đơ và trở
thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu được trong hoạt động giải trí hằng
ngày. Có thể dễ dàng nhận thấy trên các diễn đàn như www.dienanh.net,

www.japanest.com, số lượng đề tài về phim Nhật, diễn viên Nhật liên tục tăng
thu hút đông đảo thành viên tham gia trao đổi và thảo luận. Thậm chí những
diễn đàn vốn ban đầu chỉ tập trung về mảng phim Hàn như www.kst.com.vn,
www.kites.com, www.iuphimhan.com đã lập hẳn một khu vực riêng chuyên
đăng tải tin tức giải trí, giới thiệu phim Nhật và nhạc Nhật.
Kéo theo nhu cầu đó, khoảng 5 năm trở lại đây, những nhóm làm phụ đề
cho phim Nhật xuất hiện nhiều như “nấm mọc sau mưa”, tính đến nay có
khoảng trên dưới 50 nhóm chuyên làm phụ đề Việt ngữ phim Nhật. Bên cạnh
đó, những kỳ liên hoan phim quốc tế tổ chức tại Hà Nội gần đây ln có sự
góp mặt của điện ảnh Nhật và từ năm 2009, Trung tâm Giao lưu Văn hóa
Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) phối hợp cùng Bộ Văn hóa,
Thể thao & Du lịch Việt Nam luôn đều đặn tổ chức liên hoan phim Nhật mỗi
năm 1-2 lần nhằm đưa điện ảnh Nhật Bản gần gũi hơn tới công chúng thủ đơ.
Tuy nhiên, ngồi dịng phim có tính giáo dục nhân văn sâu sắc, phản ánh
hơi thở của xã hội hiện đại hay giải trí lành mạnh đơn thuần, một bộ phận
dịng phim khiêu dâm vốn được chính quốc chấp nhận cơng khai nhưng
khơng phù hợp với văn hóa thuần phong mỹ tục Việt Nam đang len lỏi qua
Internet và trở nên quen thuộc với cư dân mạng, đặc biệt là đối tượng nam
giới có xu hướng tạo nên thẩm mỹ lệch lạc và khuynh hướng phạm tội hình
sự. Điển hình như trên các mạng xã hội hiện nay, tên tuổi và hình ảnh của


Maria Ozawa, nữ hoàng khiêu dâm của Nhật được nhắc đến với tần suất cao,
thậm chí ngày 17 tháng 5 năm 2013 khi xuất hiện thơng tin cịn chưa được
xác minh Maria Ozawa sẽ đến Việt Nam làm đại diện game online vào tháng
9 năm 2013, ngay lập tức “cơn sốt” về đề tài này lan rộng trên khắp cộng
đồng mạng Việt Nam. Theo công cụ kiểm tra Google Trends, Việt Nam là một
trong những nước tìm kiếm về sex nhiều nhất thế giới và đứng thứ 3 thế giới
với từ khóa “Maria Ozawa”. Những năm trước, Việt Nam ln vơ địch về tìm
kiếm chứa từ khóa "sex" trên Google. Trong đó nhiều nhất là Hà Nội, tiếp đến

là Thành phố Hồ Chí Minh. Đây thực sự là tình hình đáng báo động về giáo
dục giới tính cho lớp trẻ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập thế giới và có sự thay
đổi nhận thức về hệ thống giá trị trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở
nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là trong là giới trẻ. Chăm lo giáo dục toàn diện
cho thanh niên luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã nhấn mạnh “Môi
trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái thuần phong mỹ
tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các ấn phẩm và dịch vụ
độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”
và khuyến khích “bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc
biệt là thế hệ trẻ” [21].
Chính vì vậy, thực hiện đề tài “Nhu cầu xem phim Nhật Bản của giới trẻ
Hà Nội”, người viết muốn từ sự nghiên cứu khảo sát một địa bàn khá tiêu biểu
(thủ đô Hà Nội) để có được góc nhìn rộng về bức tranh thực trạng xem phim
Nhật Bản của giới trẻ Hà Nội đồng thời đưa ra những đánh giá, dự báo diễn
biến của xu hướng này. Đặc biệt, năm 2013 là năm đánh dấu chặng đường 40
năm thiết lập quan hệ ngoại Việt Nam - Nhật Bản. Đây là cơ hội để hai nước


tăng cường hiểu thêm về văn hóa, xã hội của nhau và tạo thêm sự gắn kết lẫn
nhau giữa các thế hệ trẻ hai nước. Năm 2013 cũng là năm đài truyền hình Việt
Nam và đài truyền hình TBS của Nhật hợp tác khá toàn diện dự án phim
“Người cộng sự” nhằm tái hiện tình bạn cao đẹp giữa người khởi xướng
phong trào Đơng Du, chí sỹ u nước Phan Bội Châu và bác sỹ người Nhật,
Asaba Sakirato từ hơn 100 năm trước. Giới trẻ Việt Nam cũng như giới trẻ Hà
Nội u thích điện ảnh Nhật Bản vơ cùng quan tâm đến diễn biến của sự kiện
này. Người viết hy vọng rằng quá trình thực hiện và kết quả của đề tài sẽ góp
phần vào việc giao lưu văn hóa, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa hai
nước Việt Nam và Nhật Bản.

2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tơi thấy những vấn đề liên quan nhu cầu
giải trí, đời sống văn hóa của giới trẻ Hà Nội trong thời gian rỗi đã được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Ví dụ:
Luận án tiến sỹ Xã hội học “Nhu cầu giải trí của giới trẻ Hà Nội hiện nay”
(2001) của tác giả Đinh Thị Vân Chi tập trung vào 3 mảng lý luận về giải trí
và nhu cầu giải trí của thanh niên; nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện
nay và sự đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu đó và xu hướng biến đổi và giải
pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên
Sách tham khảo “Nhu cầu giải trí của thanh niên”(2003) của tác giả Đinh
Thị Vân Chi nghiên cứu về hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay; vai trị
và tầm quan trọng của giải trí trong đời sống xã hội và xu hướng biến đổi và
giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên.


Luận văn thạc sỹ Xã hội học Nhu cầu âm nhạc của sinh viên: Nghiên cứu
tại Đại học quốc gia Hà Nội” đã nghiên cứu về nhu cầu thưởng thức âm nhạc
và các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu âm nhạc của sinh viên.
Luận văn thạc sỹ Văn hóa học “ Nhạc nhẹ trong đời sống văn hoá thanh
niên Hà Nội hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Luận án phó tiến sỹ Triết học “Nhu cầu điện ảnh của công chúng điện ảnh
Việt Nam hiện nay (Những đặc trưng và xu hướng biến đổi)” (1993) của tác
giả Nguyễn Văn Thư dưới góc độ lịch sử, từ phương diện hoạt động của điện
ảnh, dưới góc độ cá nhân, đặc trưng và xu hướng biến đổi.
Luận án tiến sỹ Tâm lý học “Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên”
(2006) của tác giả Hồng Trần Dỗn luận về nhu cầu điện ảnh của sinh viên
trong giai đoạn hiện nay và chỉ ra một số nguyên nhân, đề xuất một số biện
pháp tác động nhằm biến đổi nhu cầu điện ảnh của họ theo hướng nâng cao
cấp độ và phương thức thoả mãn. Tác giả Hồng Trần Dỗn cũng có nhiều bài
viết đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật như “Về nhu cầu điện ảnh của công

chúng hiện nay” (2000), “Điện ảnh và truyền hình ở nước ta hiện nay” (2001),
“Đặc điểm của nhu cầu điện ảnh” (2002).
Luận văn thạc sỹ Văn hóa học “Ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đối với
đời sống văn hoá của sinh viên Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu 03 trường
Đại học)” (2009) của tác giả Vũ Hoa Ngọc phân tích thực trạng ảnh hưởng
của “làn sóng” Hàn Quốc qua phim truyền hình tới sinh viên Hà Nội.
Những bài viết đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật cũng đã phân tích
và bàn luận nhiều về nhu cầu và thị hiếu điện ảnh, tiêu biểu như những bài
viết của các tác giả sau đây: “Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh” (1997)
của các tác giả Vũ Quang Chính, Trần Luân Kim, Lưu Danh Hùng; “Thực


trạng điện ảnh và thị hiếu điện ảnh của khán giả ngày nay” (2006) của tác giả
Đặng Minh Liên và “Khán giả Hà Nội với điện ảnh” (2002) của tác giả Đinh
Cơng Hiệp.
Nhìn chung những đề tài này đều khảo sát trên diện rộng, thời gian thực
hiện cũng đã lâu và tính đền thời điểm này, chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu
cụ thể về nhu cầu xem phim Nhật Bản của giới trẻ Hà Nội hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài hướng đến thơng qua phân tích thực trạng nhu cầu
xem phim Nhật của giới trẻ Hà Nội nhằm tìm hiểu nguyên nhân xuất phát của
nhu cầu này, những yếu tố ảnh hưởng và tác động xoay quanh vấn đề trong
giai đoạn hiện nay để từ đó đưa ra những đánh giá, dự báo diễn biến xu hướng
của nhu cầu này.
Đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau đây cần được giải quyết:
- Nhận diện được những cách thức xem phim, thể loại, đề tài của phim
Nhật được giới trẻ Hà Nội quan tâm.
- Phân tích và lý giải nguyên nhân vì sao giới trẻ Hà Nội lựa chọn xem
phim Nhật trong số các phim nước ngoài phổ biến hiện nay.
- Đánh giá nhu cầu và dự báo xu hướng xem phim Nhật của giới trẻ Hà

Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu xem phim Nhật Bản với khách
thể là giới trẻ trên mang thích phim Nhật ở độ tuổi từ 15 đến 29 đang sinh
sống, học tập và làm việc trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đề tài lấy phạm vi từ


năm 2009 đến 2013 để tìm hiểu, phân tích, đánh giá nhu cầu xem phim Nhật
Bản của giới trẻ Hà Nội. Với khuôn khổ của luận văn và thời gian hạn hẹp
nên đề tài sẽ không nghiên cứu về mảng phim hoạt hình và phim tài liệu mà
chủ yếu tập trung vào mảng phim truyện Nhật Bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí
Minh; đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng
một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, người viết đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó chú trọng các phương
pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra xã hội học qua Internet, phương pháp tâm
lý học, phương pháp tiếp cận thông tin, nghiên cứu tài liệu. Sở dĩ lựa chọn
mơi trường Internet vì đây là nơi giới trẻ chia sẻ thông tin phim Nhật chủ yếu
hiện nay. Căn cứ vào báo cáo thống kê mới nhất của Wearesocial, hiện Việt
Nam đang có 20 triệu người dùng tích cực Facebook và trung bình mỗi người
dành 2 giờ 33 phút để truy cập mạng xã hội và 95% trong số này là để vào
Facebook. Đối tượng dùng Facebook chủ yếu là giới trẻ, những người luôn đi
đầu trong những xu hướng và trào lưu mới nhất. Khai thác sức mạnh vượt trội
của Facebook so với các mạng xã hội khác như Zing, Twitter, Google+, nhiều
hội nhóm đã được lập ra trên hình thức fanpage nhằm tạo sân chơi chung liên
kết những người cùng đam mê sở thích như Hội những người u thích nền
văn hóa Nhật Bản, Hội những người thích sưu tập Truyện Tranh
(MangaHolic), Hội thích coi "5 anh em siêu nhân",v.v...Những hội này đều

hoạt động phi lợi nhuận, chỉ cần một lần click Like là người dùng đã trở thành
thành viên (hoặc gọi là fan theo thuật ngữ Facebook) và có thêm một kênh
thơng tin theo dõi hàng ngày nhanh chóng và thuận tiện. Trong số những hội


nhóm liên quan đến các sản phẩm văn hóa Nhật Bản thì fanpage “Phim Nhật”
là trang thơng tin nổi bật và là nơi thảo luận sôi nổi những chủ đề xoay quanh
phim Nhật, các diễn viên phim Nhật nói chung. Hiện fanpage này có khoảng
33590 thành viên và có xu hướng ngày một tăng. Số thành viên Hà Nội của
fanpage “Phim Nhật: đang chiếm tỉ lệ cao nhất (⅓) với độ tuổi trung bình phổ
biến từ 18-24 tuổi. Chính vì vậy, tận dụng ưu thế của fanpage này, người viết
đã chọn nơi đây là địa bàn đầu tiên để thu hút khách thể tham gia khảo sát.
Mọi hoạt động kêu gọi, lấy ý kiến và cập nhật bảng hỏi đều lần lượt diễn ra
trên đây. Từ fanpage này, nhờ sự chia sẻ giúp đỡ của các thành viên và sự vận
động hợp tác liên kết giữa các fanpage khác liên quan đến các nghệ sỹ và các
sản phẩm văn hóa của Nhật, chương trình khảo sát sẽ lan rộng đến những đối
tượng tiềm năng không giới hạn số lượng. Song song với fanpage Phim Nhật,
người viết tạo thêm một môi trường cho những tình nguyện viên tham gia
khảo sát là group (nhóm), một hình thức khác của Facebook với tên gọi
“Khảo sát nhu cầu xem phim Nhật của giới trẻ Hà Nội”. So với fanpage thì
tính tương tác giữa các thành viên trong group cao hơn do mọi bài viết của
thành viên đều hiện lên timeline bình đẳng và theo thứ tự thời gian hồi đáp
mới nhất chứ không như bố cục trên fanpage, bài của người quản trị dàn đều
và bài của các thành viên khác xếp vào 1 góc nhỏ. Bước đầu, các thành viên
được khuyến khích giới thiệu sơ qua bản thân, quá trình xem phim Nhật, nhận
xét về những bộ phim đã từng xem cũng như sở thích đối với phim Nhật như
thế nào. Ngồi việc bày tỏ cá nhân, các thành viên có thể tương tác với người
viết và giao lưu, kết bạn với các thành viên khác trong nhóm nếu cùng sở
thích. Bên cạnh đó, người viết thường xun sử dụng cơng cụ “Ask Question”
(Đặt câu hỏi) để tạo những câu hỏi nhỏ theo dạng trả lời kết hợp bình chọn

nhanh bằng cách thành viên có thể add (bổ sung) câu trả lời và người khác chỉ
cần vote (đánh dấu) vào phương án hợp ý. Bằng việc tích cực theo dõi group,


tính cách và quan điểm của thành viên được bộc lộ ra giúp người viết vừa có
thể thu thập thơng tin, xác định thành viên muốn gì cần gì. Tuy nhiên, hình
thức này có nhược điểm ở chỗ các câu trả lời lại bị phân tán, không tham
chiếu được giữa các dữ liệu. Bởi vậy, đây chỉ là bước chuẩn bị để phác thảo
phương hướng và điều chỉnh cho những bảng khảo sát lớn mang tính chất chi
tiết và cụ thể hơn sau này.
6. Đóng góp của luận văn
Với việc nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện đề tài này, người viết hy vọng sẽ
cung cấp một cái nhìn tồn diện, tổng thể về thực tế nhu cầu xem phim Nhật
Bản của giới trẻ Hà Nội cũng như môi trưởng ảnh hưởng, các yếu tố tác động
xoay quanh trong giai đoạn hiện nay. Luận văn góp phần làm phong phú thêm
tư liệu về điện ảnh Nhật Bản cũng như quá trình tiếp xúc với điện ảnh Nhật
Bản của giới trẻ Hà Nội từ trước đến nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Khái quát về nhu cầu xem phim, phim Nhật Bản và giới trẻ Hà
Nội
Chương 2: Thực trạng nhu cầu xem phim Nhật Bản của giới trẻ Hà Nội
Chương 3: Nhận định hiện trạng và dự báo xu hướng nhu cầu xem phim
Nhật Bản của giới trẻ Hà Nội


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU XEM PHIM, PHIM NHẬT BẢN
VÀ GIỚI TRẺ HÀ NỘI

1.1. Nhu cầu xem phim

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm phim
“Phim” là danh từ tiếng Việt phiên âm từ “Film” trong tiếng Pháp. Người
Pháp đã mang phim vào Việt Nam sớm nhất và những phim đầu tiên được sản
xuất ở Việt Nam cũng là do người Pháp thực hiện. Căn cứ vào Điều 4 chương
1 Luật điện ảnh, “Phim” được định nghĩa như sau:
Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu,
phim khoa học, phim hoạt hình.
Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật
điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh
thông qua máy chiếu phim.
Phim vi-đi-ô là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-điô, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát
thơng qua thiết bị vi-đi-ơ.
Phim truyền hình là phim vi-đi-ơ để phát trên sóng truyền hình
[26].


Tuy nhiên hàm nghĩa “Film” theo tiếng Pháp gốc tiếng Anh không bao
trùm rộng như “Phim” của Tiếng Việt mà chỉ gói gọn trong những tác phẩm
được làm để chiếu trên màn ảnh của các rạp chiếu phim hay còn gọi là phim
điện ảnh do bắt nguồn từ việc hai anh em nhà Lumière tổ chức chiếu phim
chuyển động (motion picture) vào ngày 28 tháng 12 năm 1895. Vì vậy, “Film”
còn được gọi là “Motion Picture”. “Motion Picture” là chuỗi hình ảnh liên
tiếp của các đối tượng đang chuyển động được quay lại bởi một máy quay
được thiết kế đặc biệt gọi là máy quay điện ảnh (motion-picture camera) và
chiếu lên màn ảnh nhanh liên tiếp bằng máy chiếu điện ảnh (motion-picture
projector) nhằm tạo ra ảo giác của sự chuyển động tự nhiên. Tức là những
phim truyền hình, phim video sẽ khơng được tính là “film”. Những liên hoan
phim lớn trên thế giới như Liên hoan phim điện ảnh Cannes (Cannes
International Film Festival), Liên hoan phim điện ảnh quốc tế Busan (Pusan

International Film Festival) hay Liên hoan phim điện ảnh quốc tế Berlin
(Berlin International Film Festival) chỉ dành cho phim điện ảnh mà khơng có
hạng mục dành cho phim truyền hình nhưng lâu nay sang tiếng Việt ln bị
dịch giản lược là “phim”, chẳng hạn chỉ còn “Liên hoan phim Cannes”.
“Film” cịn có cách gọi khác là “Picture” hay “Movie” được dùng phổ biến ở
Mỹ trong khi đó một bộ phim truyền hình dài tập được gọi riêng là
“Television series” hoặc “Drama”. Như vậy, trong tiếng Anh, về mặt từ vựng
đã có sự phân biệt rõ ràng.
Vì sao các liên hoan phim và các lễ trao giải thưởng lớn ở nước ngồi lại
có sự tách bạch giữa phim truyền hình và phim điện ảnh ? Bởi theo quan niệm
phương Tây, chỉ có “Film” mới là tác phẩm nghệ thuật của Điện ảnh, bộ môn
nghệ thuật thứ 7 nếu xét về phương diện nghệ thuật. Các bộ phim điện ảnh
mang dấu ấn người nghệ sỹ sáng tạo ra nó hơn phim truyền hình ở hiệu năng
tạo hình và thẩm mỹ cao của hai kênh nghe - nhìn khi phim được chiếu trên


màn ảnh lớn ở rạp. Chính vì vậy khơng thể đòi hỏi quá cao những yếu tố nghệ
thuật ở một bộ phim truyền hình được sản xuất đại trà. Nguyên nghĩa “Điện
ảnh” là “Cinéma” đã nói lên hình thức chiếu phim phải ở các rạp chiếu phim.
Như vậy, “Film” không thể trộn lẫn giữa phim điện ảnh và phim truyền hình.
Hai từ “phim” và “film” khơng thể qui đồng. Từ “phim nhựa” trong tiếng Việt
mới là “Film” nhưng nó cũng chỉ mang tính tương đối vì “Film” hiện nay
khơng chỉ sản xuất bằng chất liệu “nhựa”. Trong bài, từ “phim” được người
viết sử dụng theo nghĩa rộng không chỉ để dành riêng cho phim điện ảnh mà
nó bao gồm phim truyền hình, phim điện ảnh và phim video.
1.1.1.2. Khái niệm nhu cầu xem phim
Có nhiều khái niệm và cách phân chia khác nhau về nhu cầu. Để phù hợp
với đề tài nghiên cứu, người viết chọn quan niệm từ Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, “Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi,
mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và

phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm
sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau” [28]. Con người được tạo ra
bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Vì vậy để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển, con người cần phải được thỏa mãn 3 loại nhu cầu vật chất, nhu cầu
tinh thần và nhu cầu xã hội. Trong xã hội chưa phát triển, trình độ sản xuất
cịn thấp, con người chủ yếu quan tâm thỏa mãn nhu cầu sinh tồn của bản thân
như ăn, mặc, ở và đi lại. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
điều kiện vật chất ngày được nâng cao cộng với guồng quay gấp gáp của xã
hội, cuộc sống của con người trở nên phức tạp hơn. Con người xã hội hiện
đại, nhất là con người đơ thị đang chịu khơng ít áp lực từ công việc, học hành
căng thẳng cùng những bận tâm vướng mắc trong mối quan hệ xã hội không
thể chia sẻ cùng ai dẫn đến nhu cầu bức thiết cần được giảm tải trí óc và giải
phóng tinh thần. Bên cạnh đó, con người khơng ngừng tìm kiếm những sản


phẩm nhằm thỏa mãn sự khát khao hướng tới cái đẹp và sáng tạo. Những tác
phẩm điện ảnh đã góp phần giúp con người rót đầy vào tâm hồn trí tuệ, nhận
thức và cảm xúc thẩm mỹ. Một bộ phim khơng chỉ mang lại cho con người sự
sảng khối, thốt ly khỏi cuộc sống thực tại mà còn cung cấp những thông tin
giá trị giúp con người làm phong phú thêm vốn sống. Thông qua bộ phim, con
người được kết nối với con người, con người phát triển con người, những
nhân vật và câu chuyện tình huống, diễn biến trong phim làm người xem rút
ra được bài học và thái độ sống sao cho đúng đắn. Có thể coi nhu cầu xem
phim là sự đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử
dụng, thưởng thức phim nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của cá nhân.
1.1.1.3. Khái niệm thời gian rỗi
Thời gian xem phim thường gắn với thời gian rỗi. Theo nhà xã hội học
danh tiếng người Pháp, Joffre Dumazedier viết trong cuốn “Hướng tới một xã
hội giải trí” (Toward a Society of Leisure), thời gian rỗi là thời gian hoạt động
- ngoài các nghĩa vụ nghề nghiệp, gia đình và xã hội - mà cá nhân làm theo ý

muốn để thư giãn, tiêu khiển hoặc mở mang kiến thức và tham gia các hoạt
động xã hội tự nguyện, tự do thực hiện khả năng sáng tạo của mình. Cịn
trong “Từ điển xã hội học” (A Dictionary of Sociology) của tác giả Henry
Pratt Fairchild, thời gian rỗi là thời gian tự do sau khi đã phục vụ những nhu
cầu thiết yếu của cuộc sống. Theo “Từ điển xã hội học” (A Dictionary of
Sociology) của đồng tác giả John Scott và Gordon Marshall do nhà xuất bản
Đại học Oxford phát hành vào năm 2009, thời gian rỗi có nghĩa là khoảng
thời gian rút khỏi các hoạt động thường xuyên như làm việc và hoạt động
mang tính chất thư giãn, đánh giá cao bởi cá nhân.
1.1.1.4. Khái niệm hành vi lệch chuẩn


Hành vi lệch chuẩn là những hành vi đi ngược lại những chuẩn mực và
qui tắc xã hội. Hành vi lệch chuẩn có tính tương đối theo từng bối cảnh lịch
sử và giữa các cộng đồng xã hội khác nhau. Trong điều kiện giao lưu văn hóa
ngày càng mở rộng, thiết chế xã hội lỏng lẻo hơn, con người có cơ hội bộc lộ
những nhu cầu, hành vi mà trước khi chuẩn mực xã hội không cho phép.
Chẳng hạn như những vấn đề vốn là đề tài cấm kỵ nơi cơng cộng như quan hệ
tình dục giờ đây đã được bàn tán cởi mở và thơng thống hơn. Tuy nhiên hành
vi xem phim khiêu dâm được coi là hợp pháp ở Nhật Bản nhưng đối với nước
ta, phim khiêu dâm là một sản phẩm đồi trụy độc hại. Xét trên khía cạnh luật
pháp, căn cứ vào điều 253 Bộ luật hình sự, người làm ra, sao chép, lưu hành,
vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim,
nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi
khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là vi phạm pháp luật. Xem phim khiêu
dâm có nguy cơ tiềm ẩn khơn lường do sự thiếu giáo dục giới tính, tu dưỡng
đạo đức cá nhân và vi phạm thuần mỹ tục Việt Nam.
1.1.2. Phân loại nhu cầu xem phim
Với mỗi người, mỗi độ tuổi khác nhau lại có sự địi hỏi khác nhau về các
yếu tố nội dung và hình thức của bộ phim. Đặc biệt là tuổi trẻ ln khát khao

chinh phục, tìm hiểu cái mới nên có nhiều biến động trong nhu cầu, hơm nay
họ có thể xem một vài bộ phim trùng lặp motip nhưng ngày mai họ muốn xem
phim có ý tưởng mới, thể loại mới, đề tài mới, cốt truyện mới. Nếu khơng có
sự cập nhật, đổi mới liên tục thì khó thu hút người trẻ. Điều đó làm nên sự
phong phú đa dạng của nhu cầu xem phim.
Mỗi cá nhân có những nhu cầu xem phim rất khác nhau và thay đổi theo
thời gian, không gian và theo sự biến động của xã hội. Hiện chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào so sánh nhu cầu xem phim theo nhóm tuổi và giới tính


của người Việt Nam nhưng có thể tham khảo những con số thống kê từ báo
cáo thường niên của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ - Motion Picture Association
of America (MPAA), độ tuổi xem phim nhiều nhất là 18-24 tuổi và số lượng
nữ giới đến rạp chiếu phim hàng năm luôn nhỉnh hơn nam giới [58]. Nữ giới
cũng là đối tượng dành thời gian xem TV nhiều hơn, chủ yếu là các bộ phim
truyền hình dài tập và các chương trình truyền hình thực tế. Thời báo Daily
Miror (www.mirror.co.uk) cho biết phụ nữ dành ra 32 giờ/tuần xem TV trong
khi nam giới dành 28 giờ/tuần tập trung vào các trận bóng đá, phim hài và
phim hành động [65]. Tính cách khác biệt giữa hai giới có liên quan chặt chẽ
đến nhu cầu xem phim. Nữ giới thiên về cảm xúc, ưa những hoạt động tĩnh
nội gắn với sinh hoạt, thẩm mỹ như xem phim, nghe nhạc, đọc sách còn nam
giới lại ưa những hoạt động thể chất hướng ngoại như các trị chơi vận động
thể thao sơi nổi.
Độ tuổi cũng là yếu tố tác động đến sự biến đổi của nhu cầu xem phim.
Thời gian làm con người chín chắn và trưởng thành hơn nên khi độ tuổi tăng
dần lên, người xem có những thay đổi nhất định trong thói quen, nhu cầu và
có xu hướng địi hỏi nội dung có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, càng lớn tuổi
khơng có nghĩa là năng lực thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật sẽ ngày càng
tinh tế sâu sắc vì điều đó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ dân trí,
khả năng thẩm thấu tác phẩm nghệ thuật, mơi trường thưởng thức, nghề

nghiệp, thu nhập, phương tiện thỏa mãn v.v... Theo nghiên cứu về phim truyền
hình Hàn Quốc ở thị trường Trung Quốc của Đại học quốc gia Seoul, người
Trung Quốc có học thức và thu nhập cao thích phim truyền hình Nhật Bản và
Mỹ hơn, tầng lớp trung lưu thích phim truyền hình Trung Quốc và Hồng
Kơng, và tầng lớp thấp hơn có xu hướng xem phim truyền hình Hàn Quốc và
Đài Loan [51]. Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc và Đài Loan đều có đặc
điểm là cốt truyện dai dẳng nhưng dễ hiểu, dễ đoán và thường khai thác xung


đột tình yêu nên phù hợp với tâm lý người lao động xem cốt yếu để giải trí.
Nhìn vào sự ưu ái thể loại, đề tài, quốc gia xuất xứ của phim phát sóng trên
truyền hình và rạp hiện nay cũng có thể cho biết phần nào đặc điểm đối tượng
được nhắm tới. Trong khi khán giả lớn tuổi thường khá thụ động, phụ thuộc
vào những sản phẩm chiếu trên truyền hình và có tâm lý ngại tiếp xúc nơi
đơng người ồn ào thì khán giả trẻ hứng thú với việc ra rạp hơn để chủ động
tìm kiếm những bộ phim phù hợp với nhu cầu và sở thích. Rạp chiếu phim
dường như là nơi dành cho giới trẻ. Đặc biệt tại khu vực thành thị, nơi tập
trung các rạp chiếu phim nhà nước và tư nhân, đây luôn là địa điểm lựa chọn
ưu tiên của giới trẻ mỗi dịp cuối tuần.
Có thể chia nhu cầu xem phim thơng thường thành 3 cấp độ:
- Cấp độ nhu cầu giải trí: Người xem khơng địi hỏi cầu kỳ về nội dung
của bộ phim vì chỉ cần thư giãn thần kinh và giải tỏa căng thẳng áp lực cho
bản thân. Họ muốn theo dõi một cốt truyện đơn giản, càng ít chi tiết lắt léo
phức tạp càng tốt. Những bộ phim ở cấp độ này thường là phim hài, hành
động hoặc kinh dị thuần túy.
- Cấp độ nhu cầu thông tin: Người xem muốn nắm bắt những thông tin
mới, lĩnh hội những tri thức mới qua bộ phim. Những đề tài mới lạ được phản
ánh khiến người xem chú ý và họ quan tâm đến những lợi ích mà bộ phim
mang lại như bổ trợ kiến thức về một lĩnh vực nào đó, tăng thêm sự hiểu biết
về văn hóa, con người và xã hội.

- Cấp độ nhu cầu cảm thụ: Người xem muốn tiếp nhận những giá trị nội
dung và nghệ thuật của bộ phim. Họ vừa xem phim vừa suy ngẫm vừa phân
tích bình luận đánh giá trong đầu. Họ có thể đặt mình vào vị trí của nhân vật,
vào tình huống phim để tìm vẻ đẹp, cái hay cũng như để nhận ra những điều


chưa đẹp, chưa hay. Mỗi lần xem phim là mỗi lần người xem trải nghiệm, mở
rộng tâm hồn và các giác quan để thưởng thức tác phẩm. Vì vậy họ cũng đòi
hỏi những điều kiện để phục vụ cho quá trình cảm thụ cao hơn như mơi
trường xem phim, chất lượng hình ảnh âm thanh của bộ phim phải đạt đến
mức nào để giúp họ có thể thoải mái hưởng thụ tác phẩm. Sau khi xem phim
xong, họ thường ngẫm nghĩ những vấn đề mà phim đọng lại.
1.2. Sơ lược về điện ảnh Nhật Bản
1.2.1. Lịch sử và thành tựu
1.2.1.1. Phim điện ảnh:
Nhật Bản là một trong những cường quốc điện ảnh lâu đời nhất trên thế
giới. Việc nhập khẩu máy quay/chiếu phim điện ảnh (cinematograph) của anh
em nhà Lumière vào năm 1897 đã đánh dấu bình minh của điện ảnh tại Nhật
Bản. Hai năm sau, người Nhật đã trình làng hai tác phẩm điện ảnh đầu tiên là
phim kinh dị “Bake Jizo” và “Shinin no sosei”. Tuy nhiên, chỉ có 1% của tất
cả các bộ phim được sản xuất trước năm 1945 còn được lưu giữ do sự thiệt
hại nặng nề gây ra bởi trận Đại địa chấn Kanto vào năm 1923 và sự phá hủy
dữ dội của bom mình trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, nền kinh tế đói
kém, tình trạng thất nghiệp phổ biến ở Nhật đã đẩy ngành cơng nghiệp điện
ảnh gặp nhiều khó khăn bất lợi.
Phải đến thập niên 1950, điện ảnh Nhật Bản mới bước sang thời kỳ huy
hoàng. Nửa cuối thập niên 1950, số rạp chiếu và số lượng khán giả đã đạt
đỉnh điểm với hơn 1 tỉ lượt khán giả tới gần 7500 rạp chiếu phim toàn quốc
trong khi dân số Nhật Bản lúc bấy giờ thấp hơn 100 triệu người, như vậy
trung bình một người đến rạp hơn 10 lần/năm [66]. Những đạo diễn tên tuổi

Masaki Kobayashi, Akira Kurosawa, Kenji Mizoguchi và Yasujiro Ozu của kỉ


×