Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.79 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HĨA THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
PHẠM THỊ N

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ
DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN CỦA TRUNG TÂM
THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Thư viện học
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI HÀ

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………
CHƯƠNG 1

1

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC. ............................. 5
1.1. Ðại học Quốc gia Hà Nội - một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa
học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao ................................................... 5


1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Ðại học Quốc gia
Hà Nội. ...................................................................................................... 5
1.1.2. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của ÐHQGHN .............. 7
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện ................. 10
1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ và cơ chế hoạt động của Trung tâm
Thông tin - Thư viện ÐHQGHN .................................................................. 11
1.4. Cơ sở vật chất, vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện
ÐHQGHN .................................................................................................... 14
1.5. Ðặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong ÐHQGHN ................. 17
1.5.1. Ðặc điểm người dùng tin trong ÐHQGHN .................................. 17
1.5.2. Ðặc điểm nhu cầu tin trong giai đoạn hiện nay ............................ 22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
THƯ VIỆN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. ................................................................. 30
2.1. Vai trò của Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong hoạt động
thông tin thư viện tai Trung tâm Thông tin - Thư viện ÐHQGHN ............. 30
2.2.Hệ thống sản phẩm thông tin - thư viện ................................................ 33
2.2.1. Hệ thống mục lục dạng phiếu ....................................................... 33
2.2.2. Thư mục dạng in............................................................................ 37


2.2.3. Cơ sở dữ liệu ................................................................................. 39
2.2.4. Trang chủ ...................................................................................... 46
2.2.5. Bản tin điện tử ............................................................................... 47
2.3. Các dịch vụ thông tin - thư viện ........................................................... 48
2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu .............................................................. 48
2.3.2. Dịch vụ khai thác tài liệu đa phương tiện ..................................... 53
2.3.3. Dịch vụ truy nhập Internet ............................................................ 55
2.3.4. Dịch vụ trao đổi thông tin ........................................................... 56

2.3.5.Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu đặt trước ....................... 58
2.3.6. Dịch vụ tra cứu tin ........................................................................ 59
2.4. Nhận xét thực trạng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện ÐHQGHN ........................... 61
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm Thơng tin - Thư viện
ÐHQGHN ................................................................................................ 62
2.4.2. Những điểm mạnh và điểm yếu của các sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện ÐHQGHN .... 65
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐHQGHN ............................. 69
3.1. Phát triển hồn thiện các sản phẩm thơng tin - thư viện ................... 69
3.1.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có ................................. 69
3.1.2. Tổ chức xây dựng các sản phẩm mới có giá trị thơng tin cao. .... 71
3.2. Ða dạng hóa các dịch vụ thơng tin thư viện ........................................ 77
3.2.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có ..................................... 77
3.2.2. Phát triển các dịch vụ thơng tin - thư viện mới ............................ 79
3.3 Áp dụng thống nhất một bảng phân loại DDC .................................... 83


3.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo
lập, cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện............................ 87
3.5. Nâng cao trình độ cán bộ thơng tin thư viện và hướng dẫn người dùng
tin. ................................................................................................................ 88
3.5.1. Nâng cao trình độ cán bộ thông tin - thư viện .............................. 88
3.5.2. Ðào tạo người dùng tin ................................................................. 92
KẾT LUẬN .......................................................................................... 95


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới thầy giáo, Tiến sĩ Mai Hà đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ để tơi có thể tiến hành nghiên cứu và hồn thành bản luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp cao
học thư viện khóa 2002-2005, các thầy cơ giáo Khoa sau đại học Trường đại
học Văn hóa Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm TT-TV ÐHQGHN cùng toàn
thể anh chị em đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố giắng, nhưng khả năng của cá nhân còn hạn
chế, chắc chắn luận văn cịn nhiều điểm thiếu sót. Tơi rất mong được sự chỉ
dẫn của các thầy cơ giáo và sự góp ý của các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà nội ngày 22 tháng 8 năm 2005
Tác giả
Phạm Thị Yên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
======================
ĐHQGHN

Ðại học Quốc gia Hà Nội

ĐHTHHN

Ðại học Tổng hợp Hà Nội

ĐHSPHN

Ðại học Sư phạm Hà Nội


ĐHSPNN

Ðại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội

ĐHNN

Ðại học Ngoại ngữ

ĐHKHXH & NV

Ðại học Khoa học xã hội và nhân văn

ĐHKHTN

Ðại học Khoa học tự nhiên

ĐHCN

Ðại học Công nghệ

ĐT & NCKH

Ðào tạo và nghiên cứu khoa học

TT-TV

Thông tin-Thư viện

CSDL


Cơ sở dữ liệu

SP & DV

Sản phẩm và dịch vụ

MLCC

Mục lục chữ cái

MLPL

Mục lục phân loại

NDT

Người dùng tin

NCT

Nhu cầu tin

BBK

Bảng phân loại thư viện thư mục Xô Viết

DDC

Dewey Decimal Classification


MARC

Machine Readable Cataloguing

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Ngày nay cả loài người đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
thông tin. Những thành tựu mà cuộc cách mạng Công nghệ Thông tin mang
lại đã thâm nhập và ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới mọi lĩnh vực hoạt động
xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hoạt động thông tin ngày
càng trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của bất kỳ một quốc gia nào. Ðiều này giải thích vì sao nhu cầu thơng tin
ngày càng cao và việc đáp ứng nhu cầu đó ngày càng được chú trọng. Những
thông tin cập nhật trong một thế giới không ngừng thay đổi đã trở nên hết sức
cần thiết đối với việc tích lũy, trao dồi, nâng cao kiến thức về mọi mặt của
mỗi cán bộ, giáo viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong đó có
ÐHQGHN.
Bên cạnh đó nhu cầu giao lưu, hội nhập và hợp tác giữa các thư viện
trong và ngồi nước địi hỏi các trung tâm thơng tin - thư viện nói chung và
Trung tâm TT-TV ÐHQGHN nói riêng cần cung cấp những sản phẩm và dịch
vụ thông tin - thư viện với chất lượng ngày một cao hơn.
Trong những năm qua,Trung tâm TT-TV ÐHQGHN đã đạt được những
thành quả quan trọng trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông
tin thư viên đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng tin trong và ngoài

ÐHQGHN. Tuy nhiên, để tiến kịp các thư viện tiên tiến, hiện đại trong khu
vực và quốc tế, Trung tâm TT-TV ÐHQGHN cần nâng cao hơn nữa chất
lượng hoạt động thông tin- thư viện và đặc biệt là chất lượng các sản phẩm và
dịch vụ thông tin- thư viện.
Với mong muốn đóng góp một phần vào việc tìm kiếm những giải pháp
khả thi nhằm hồn thiện phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư


viện trong giai đoạn hiện nay, tôi lựa chọn đề tµi: "Nghiên cứu hồn thiện
phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm TTTV ÐHQGHN" làm luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành thơng tin thư
viện cho mình.
2-Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Mục đích: Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm TT-TV ÐHQGHN, khảo
sát nhu cầu thông tin của người dùng tin trong giai đoạn hiện nay đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
ÐHQGHN trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
+ Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin- thư viện
của Trung tâm TT-TV ÐHQGHN từ năm 1997 đến nay.
- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của ÐHQGHN.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm TT-TV ÐHQGHN
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ÐHQGHN - Ðào tạo chất lượng cao, đa
ngành, đa lĩnh vực.
3-Ðối tượng phạm vi nghiên cứu.
+ Ðối tượng:
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm TT-TV
ÐHQGHN.

+ Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông
tin- thư viện của Trung tâm TT-TV ÐHQGHN.


4-Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủ nghĩa duy
vật biện chứng của triết học Mác-Lê nin.
- Tiếp cận hệ thống
- Phương pháp điều tra, thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
5-Kết cấu của luận văn
Ngồi phn m đầu, kt lun, danh mc ti liu tham khảo và phần
phụ lục, luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Trung tâm TT-TV ÐHQGHN trước yêu cầu đổi mới giáo
dục phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 2: Hiện trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư
viện của Trung tâm TT-TV ÐHQGHN.
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển hệ thông sản
phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện của Trung tâm TT-TV ÐHQGHN.


CHƯƠNG 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC.
1.1. Ðại học Quốc gia Hà Nội - một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa
học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Ðại học Quốc gia Hà
Nội.

Ðại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam
National University Hanoi, viết tắt là VNU) được thành lập theo Nghị định số
97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại ba
trường đại học lớn ở Hà Nội: trường đại học Tổng hợp Hà Nội, trường đại học
Sư phạm Hà Nội I và trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Ðại học
Quốc gia Hà Nội (ÐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo quy chế do
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994 . Ðây là bước đánh dấu sự đổi
mới quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục đại học
Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với
xu hướng phát triển đại học của các nước tiên tiến trên thế giới.
Sau một thời gian hoạt động do nhu cầu đổi mới giáo dục, đến cuối
năm 1999, trường đại học Sư phạm Hà Nội I tách ra khỏi ÐHQGHN theo
Quyết định số 201/1999/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng một
trường đại học Sư phạm trọng điểm. Hiện nay, Ðại học Quốc gia Hà nội có 4
trường đại học thành viên và 6 khoa trực thuộc. Ðó là trường đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn (trường ÐH KHXH & NV), trường Ðại học Khoa học
tự nhiên ( trường ÐHKHTN), trường đại học Ngoại ngữ ( trường ÐHNN),


trường đại học Công nghệ ( trường ÐHCN), khoa Quản trị kinh doanh, khoa
Luật, khoa Kinh tế, khoa Sư phạm, khoa Sau đại học và khoa Quốc tế.
Ðại học Quốc gia Hà Nội có nhiệm vụ:
1. Xây dựng và phát triển mơ hình một trung tâm đào tạo đại học, sau đại
học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh
vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến
tới đạt trình độ quốc tế.
2. Ðào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước.
3. Nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ, góp phần giải quyết các
vấn đề về thực tiễn do kinh tế xã hội đặt ra; tham gia tư vấn hoạch định

chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo
khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội.
4. Ðóng vai trị nịng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, hỗ trợ chuyên
môn cho các trường đại học cao đẳng trong cả nước.
5. Là trung tâm giao lưu quốc tế về văn hóa, khoa học giáo dục của cả
nước [5, tr.7-8].
Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Ðại học Quốc gia do Thủ
tướng Chính phủ ban hành, ÐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính.
1- Ðại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch
hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.
2- Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên (gọi tắt là
trường đại học, viện nghiên cứu), các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực
thuộc ÐHQGHN có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu tài khoản riêng.
3- Các khoa, phịng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.
ÐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, dưới sự
quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, được làm việc với các Bộ, các cơ


quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển
ÐHQGHN. Các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc ÐHQGHN là các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như
các trường đại học, viện nghiên cứu khác được quy định trong Luật Giáo dục
và Luật Khoa học công nghệ.
Giám đốc ÐHQGHN (đồng thời là Chủ tịch Hội đồng ÐHQGHN) và
các Phó Giám đốc ÐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hiệu
trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu thuộc ÐHQGHN do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc
ÐHQGHN. Các Phó Hiệu trưởng, Phó Viện trưởng, lãnh đạo các đơn vị trực
thuộc khác do Giám đốc ÐHQGHN bổ nhiệm. [5, tr.8]

1.1.2. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của ÐHQGHN
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, ÐHQGHN đã vượt qua
nhiều khó khăn để hồn thành thắng lợi nhiều nhiệm vơ quan trọng có ý nghĩa
nền tảng đối với q trình xây dựng một trung tâm đào tạo và nghiên cứu
khoa học chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước. Từ trong quá
trình đổi mới, ÐHQGHN đã trở thành một mơ hình đại học mới tiên tiến,
ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước. Từng bước tiếp cận với xu thế phát triển của các trường đại
học trong khu vực và trên thế giới.
Kế thừa và phát huy truyền thống của các trường đại học thành viên,
ÐHQGHN tiếp tục xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lớn nhất
của cả nước, nơi rèn luyện, trưởng thành của nhiều đồng chí cán bộ cao cấp
của Ðảng và Nhà nước. Trong đó có ba đồng chí đã từng đảm nhận trọng
trách ủy viên Bộ Chính trị, 16 ủy viên Trung ương Ðảng, 18 Bộ, Thứ trưởng,


41 hiệu trưởng các trường đại học và viện nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học,
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đã từng trưởng thành từ Ðại học Quốc gia Hà Nội
[24, tr.3-4]
 Về công tác đào tạo
Mặc dù phải khắc phục nhiều khó khăn, nhưng mục tiêu đào tạo chất
lượng cao của ÐHQGHN đang được thực hiện có hiệu quả. Những nhân tố
nền tảng cho quá trình đào tạo chất lượng cao đã hình thành ở một số lĩnh vực
được thể hiện quá rõ nét. ÐHQGHN ngày càng xứng đáng là một trung tâm
đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ hàng đầu của cả nước (đặc biệt là khoa
học cơ bản). Hiện nay, với 42 ngành đào tạo cử nhân, 122 ngành đào tạo Thạc
sĩ, 106 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ, ÐHQGHN là một trong số các trung
tâm đào tạo cán bộ khoa học lớn nhất và lâu năm nhất của Việt Nam. Gần 1/2
tổng số Tiến sĩ khoa học, 1/10 Tiến sĩ chuyên ngành (của 100 cơ sở đào tạo
sau đại học của cả nước) đã được đào tạo tại ÐHQGHN. ÐHQGHN là nơi

khởi đầu đào tạo hệ cử nhân khoa học tài năng (từ năm 1997). Ðây là hệ đào
tạo được ưu tiên đầy đủ, tập trung với yêu cầu chất lượng cao nhằm đạt được
các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó ÐHQGHN cịn tiếp tục duy trì, củng cố
và phát triển hệ phổ thông chuyên (năng khiếu). Nhiều học sinh khối chuyên
của các trường đại học thành viên đã đạt nhiều thành tích xuất sắc làm rạng
danh nền học vấn nước nhà [24,tr.4]
Trong năm học 2004 - 2005 về công tác đào tạo, ÐHQGHN có nhiệm
vụ đầu tư tập trung đổi mới cơng tác giảng dạy, học theo hướng tăng cường
tính năng hoạt động thực tiễn của người học, mở rộng quy mô và tăng cường
chất lượng, hiệu quả các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tài năng chất
lượng cao.
Phát triển mạnh và đa dạng hóa các chương trình đào tạo quốc tế thông
qua liên kết, hợp tác với các trường đại học hàng đầu trong khu vực và thế


giới. Triển khai thực hiện dự án Nhà nước - thí điểm phát hiện đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực tài năng phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.
[5,tr.3]
 Về hoạt động nghiên cứu khoa học
Cùng với thành tích xuất sắc trong cơng tác đào tạo và xây dựng đội
ngũ cán bộ, ÐHQGHN đã có những bước tiến mới, quan trọng trong công tác
nghiên cứu khoa học của các trường thành viên nhằm gắn kết các hoạt động
nghiên cứu khoa học của các trung tâm với công tác đào tạo của các trường
chuyên ngành. Nhiều nhà khoa học của ÐHQGHN (cả khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội) đã trở thành các nhà khoa học hàng đầu quốc gia và có uy
tín quốc tế. Khối lượng kinh phí và đề tài nghiên cứu khoa học do các nhà
khoa học của ÐHQGHN đảm nhận đã tăng hơn nhiều so với trước. Trong đó
có những đề tài lớn của quốc gia và hàng chục đề tài khoa học trọng điểm
Nhà nước. Chỉ riêng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, 1/3 nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản của cả nước đã do các nhà khoa học ÐHQGHN đảm nhận. §ại học

Quốc gia Hà nội đã tổ chức và tham gia nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế.
Một số phòng thí nghiệm lớn, tiên tiến hiện đại với các phương tiện nghiên
cứu quý hiếm đã được xây dựng, phục vụ đắc lực cho hoạt động đào tạo và
nghiên cứu khoa học chất lượng cao của ÐHQGHN, các nhà khoa học của
ÐHQGHN đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động khoa học - công
nghệ của cả nước. Nhiều đề tài khoa học lớn về khoa học xã hội, đặc biệt là
các đề tài xây dựng cơ sở lý luận cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, góp phần xác lập các luận cứ khoa học, nhằm đổi mới và hồn
thiện các chính sách kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững và phát huy truyền
thống bản sắc văn hóa dân tộc đã được các nhà khoa học ÐHQGHN tham gia
và thực hiện có hiệu quả.[24,tr.5]


Một số dự án do các nhà khoa học ÐHQGHN đảm nhận đã triển khai
và ứng dụng thành cơng, có giá trị thực tiễn. Về khoa học công nghệ, năm học
2004 - 2005 ÐHQGHN có nhiệm vụ nâng cao giá trị khoa học thực tiễn và tỉ
trọng hoạt động khoa học công nghệ trong hoạt động chung của ÐHQGHN.
Xây dựng và áp dụng cơ chế kế hoạch nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại
học, hình thành và phát triển một số nhóm nghiên cứu mạnh để giải quyết các
nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học mũi nhọn, trọng điểm mang tính
chất liên ngành, tiến tới hình thành các khuynh hướng, trường phái khoa học.
Tăng cường đầu tư, phát triển các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong
khoa học xã hội - nhân văn, các nghiên cứu mang tính chất liên ngành, các
nghiên cứu khoa học và công nghệ Nano và một số công nghệ mới [6, tr.3].
Ðể đảm bảo tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao,
đa ngành, đa lĩnh vực, ÐHQGHN đã chú trọng đầu tư xây dựng các đơn vị
phục vụ. Trong số các đơn vị có đóng góp và ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là Trung tâm Thông tin - Thư viện.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trung tâm Thông tin - Thư viện ÐHQGHN( sau đây goi tắt là Trung

tâm) được thành lập tháng 2/1997 theo Quyết định số 66/TCCB của Giám đốc
ÐHQGHN. Trung tâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất các thư viện của
các trường đại học thuộc ÐHQGHN. Ðó là thư viện trường Ðại học Tổng hợp
Hà Nội cũ (nay là trường đại học KHXH & NV, trường đại học KHTN), thư
viện trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà nội.
Trung tâm là đơn vị trực thuộc ÐHQGHN nằm trong khối các đơn vị
phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trung tâm có chức năng thơng tin và thư viện phục vụ các công tác
đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và quản lý của ÐHQGHN.


Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông báo và cung cấp
tin, tài liệu khoa học phục vụ cán bộ và sinh viên ÐHQGHN. Các nhiệm vụ
cụ thể của Trung tâm có thể tóm tắt như sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng tổ chức và hoạt động
Thông tin - Thư viện trong ÐHQGHN. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn
hạn phát triển hệ thống Thông tin - Thư viện trong ÐHQGHN, tổ chức và
điều phối hệ thống thông tin - thư viện ấy.
- Nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện để ứng dụng những thành
tựu khoa học mới vào công tác thông tin - thư viện, đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho cán bộ và người dùng tin trong ÐHQGHN.
- Thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo quản và tổ chức phục vụ thông tin cho
cán bộ và sinh viên ÐHQGHN bằng các phương tiện, hình thức phù hợp và
tiện lợi nhất.
- Phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi với các cơ quan thông tin - thư
viện trong và ngoài nước nhằm tăng cường nguồn tài liệu, kinh nghiệm tiên
tiến, nâng cao trình độ cán bộ của Trung tâm Thông tin - Thư viện
ÐHQGHN.[12,tr.11]
1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ và cơ chế hoạt động của Trung tâm
Thông tin - Thư viện ÐHQGHN

Bộ máy tổ chức của Trung tâm bao gồm Ban Giám đốc, các phịng
chun mơn, chức năng, các phịng phục vụ bạn đọc (bảng 1).
Ban Giám đốc gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Giám đốc và Phó
Giám đốc Trung tâm thuộc diện cán bộ do ÐHQGHN quản lý, các chức danh
này do Giám đốc ÐHQGHN bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Trung tâm bao gồm các khối phòng như sau:
* Khối các phòng chức năng:


- Phịng Hành chính tổng hợp
- Phịng Tài vụ
* Khối các phịng chun mơn
- Phịng Bổ sung - Trao đổi
- Phịng Phân loại - Biên mục
- Phịng Thơng tin - Nghiệp vụ
- Phịng máy tính và mạng
* Khối các phịng phục vụ bạn đọc
- Phòng phục vụ bạn đọc Chung
- Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học xã hội nhân văn và Khoa học tự
nhiên
- Phòng phục vụ bạn đọc Ngoại ngữ
Các phòng phục vụ bạn đọc của Trung tâm được thành lập theo
nguyên tắc không làm xáo trộn các hoạt động thường xuyên của các thư viện
trường đại học thành viên đã có. Do vậy về cơ bản các phịng phục vụ bạn đọc
vẫn ở ngun vị trí địa lý cũ.
Khối các phịng chun mơn, kỹ thuật nghiệp vụ được thành lập trên cơ
sở sáp nhập các tổ xử lý kỹ thuật của các thư viện đại học thành viên nhưng
có chọn lọc cán bộ cho phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại của Trung tâm.
Hiện tại Trung tâm có 103 cán bộ, trong đó có 41 cán bộ trong biên chế, 62
cán bộ hợp đồng. Thành phần cán bộ của Trung tâm xét theo trình độ chuyên

môn bao gồm 1 Tiến sĩ, 6 thạc sĩ, 81 cử nhân (trong đó có 23 cán bộ chun
ngành thơng tin- thư viện) còn lại là các ngành khác. Tỉ lệ cán bộ có trình độ
đại học thư viện (cả chính quy và tại chức) là 22,3%. Số lượng kỹ thuật viên
hầu như chưa có. Cán bộ tốt nghiệp các ngành khác làm việc tại Trung tâm
hầu như đã được học các lớp nghiệp vụ thư viện. Số lượng cán bộ này đã phát


huy được tác dụng trong việc xử lý và phục vụ thông tin tư liệu thuộc những
chuyên ngành và những ngành lân cận mà họ được đào tạo.[13]
Nếu xét theo cơ cấu tổ chức, thì đội ngũ cán bộ trên được sắp xếp như
sau: Số cán bộ các phòng chuyên môn nghiệp vụ là 19 người (18,4%); cán bộ
các khối phòng chức năng là 20 (19,4%); cán bộ các phòng phục vụ bạn đọc
là 64 người (62,2%). Như vậy số lượng cán bộ ở các phịng chun mơn
nghiệp vụ ( những người có trách nhiệm tạo ra các sản phẩm TT-TV) cịn ít,
chưa đáp ứng được u cầu của Trung tâm.
Trung tâm Thông tin - Thư viện là đơn vị thuộc ÐHQGHN, phục vụ
đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trung tâm có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và là đơn vị dự toán cấp III. Hàng
năm Trung tâm lập kế hoạch, dự trù ngân sách, bảo vệ và nhận kế hoạch trước
Giám đốc ÐHQGHN. Ðối với các đơn vị trong ÐHQGHN, Trung tâm có
trách nhiệm hợp tác chặt chẽ trong việc bổ sung, xử lý, cung cấp tài liệu,
thông tin cho người dùng tin trong toàn ÐHQGHN.
Trung tâm được nhận lưu chuyển các xuất bản phẩm do ÐHQGHN
xuất bản, các luận án sau đại học. Trung tâm được trực tiếp quan hệ với các
trường đại học, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan Thông tin - Thư viện trong
và ngoài nước trong phạm vi pháp luật của Nhà nước và các quy định của
ÐHQGHN để giải quyết các công việc liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ


1.4 Cơ sở vật chất, vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện

ÐHQGHN
*Về Cơ sở vật chất
Hiện tại Trung tâm có trụ sở phục vụ tại:
1- Trụ sở chính là nhà 7 tầng , 144 Ðường Xuân thuỷ - Cầu giấy Hà nội
2- Phòng phục vụ bạn đọc trường Ðại học Ngoại ngữ - ÐHQGH số 1 Ðường
Phạm Văn Ðồng Hà nội.
3- Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học xã hội nhân văn & Khoa học tự nhiên
số nhà 334 Ðường Nguyễn Trãi - Thanh xuân Hà nội.
4- Ký túc xá Mễ trì 182 Ðường Lương Thế Vinh Hà nội
5- Khoa hoá trường ÐH Khoa học tự nhiên 19 Lê Thánh Tông Hà nội


Các phòng làm việc đã được trang bị đầy đủ máy tính, và được nối
mạng. (hệ thống máy tính và mạng: 4 máy chủ, 120 máy tính PC, 1 tủ quang).
Các phòng phục vụ bạn đọc đã được xây dựng lại và trang bị mới hoàn toàn
từ giá kệ, bàn ghế đến hệ thống máy điều hồ, máy tính, máy in, hệ thống
camera giám sát...Các phòng đa phương tiện của Trung tâm được trang bị
đầy đủ đầu video, tivi, máy đọc microfim, microfich, máy chiếu... tạo điều
kiện tốt cho cán bộ làm việc, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dùng
tin trong ÐHQGHN.
* Về vốn tài liệu
Trung tâm hiện có 200.000 tên sách với 1000.000 bản; 3.400 tên tạp chí
(450.000 bản) trong đó có 2.500 tên tạp chí nước ngoài tập trung chủ yếu ở
thư viện

trường đại học tổng hợp cũ nay là phòng phục vụ bạn đọc

KHXHNV& KHTN. Ðây là vốn tài liệu khá lớn về các ngành khoa học cơ
bản như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội & nhân văn, khoa học giáo dục,
ngoại ngữ...

Bên cạnh đó Trung tâm cịn có 3000 thác văn bia, 6 CSDL bài đăng báo, tạp
chí khoa học nước ngồi trên CD-ROM, 8 CSDL do Trung tâm Thơng tin Tư
liệu khoa học công nghệ quốc gia cung cấp, 350 băng hình, băng tiếng, 400
băng catsset...
Trong những năm qua , công tác phát triển vốn tài liệu của Trung tâm
đã có những bước tiến đáng kể. Trung tâm được ÐHQGHN cho phép thu
nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do ÐHQGHN xuất bản, các luận án,
luận văn sau đại học, các đề tài nghiên cứu khoa học, các tài liệu hội nghị, hội
thảo ...
Trung tâm là đơn vị có tài khoản riêng, nên ngân sách bổ sung cho tài
liệu mới tăng lên đáng kể và được cấp phát kịp thời. Hàng năm Trung tâm
dành khoảng 1 tỷ VND, bằng 1/3 ngân sách của Trung tâm cho việc bổ sung


tài liệu. Bên cạnh đó, là một đơn vị có tư cách pháp nhân trong quan hệ đối
ngoại với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nên Trung tâm có điều
kiện thuận lợi trong việc trao đổi tài liệu. Số lượng tài liêu nhận từ nguồn này
cũng tăng lên đáng kể. Do những điều kiện thuận lơi đó nên vốn tài liệu của
Trung tâm trong những năm qua đã tăng về cả số lượng, nội dung và loại
hình.
Tuy nhiên, vốn tài liệu của Trung tâm vẫn còn nhiều về khoa học cơ
bản, thiếu các tài liệu về các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn. Nguồn tài
liệu nhận qua trao đổi hầu hết đã lạc hậu do Trung tâm chưa chủ động được
trong việc đặt yêu cầu cho phía bạn vỊ việc trao đổi tài liệu. Cơng tác thanh
lọc tài liệu cũ tồn đọng lâu năm chưa được thực hiện gây khó khăn cho việc tổ
chức kho và thiếu diện tích ở các phịng phục vụ bạn đọc.
Với chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ như trên,
Trung tâm Thông tin - Thư viện ÐHQGHN là một mơ hình mới trong thư
viện các trường đại học ở nước ta. Trải qua gần 10 năm hoạt động theo cơ chế
mới, cộng với việc phát huy những thế mạnh vốn có của các thư viện đại học

thành viên, Trung tâm Thông tin - Thư viện ÐHQGHN đã vượt qua nhiều khó
khăn để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là hỗ trợ và phục vụ thiết
thực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc giúp cán bộ và
sinh viên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu, nguồn thơng tin khoa
học và cơng nghệ hiện có. Trung tâm đã xây dựng được hệ thống kho mở để
phục vụ người dùng tin, đầu tư trang thiết bị để áp dụng tin học hóa vào cơng
tác phục vụ bạn đọc và chun mơn nghiệp vụ. Mở đầu cho q trình xây
dựng một Trung tâm Thông tin - Thư viện tiên tiến, hiện đại ngày càng đáp
ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất
lượng cao của ÐHQGHN.


1.5. Ðặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong ÐHQGHN
Nghiên cứu người dùng tin (NDT) và nhu cầu tin (NCT) là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của các Trung tâm Thơng tin - Thư viện, với mục
đích là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của người
dùng tin. Người dùng tin và nhu cầu tin trở thành một cơ sở thiết yếu định
hướng cho hoạt động của cơ quan Thông tin - Thư viện đặc biệt là trong q
trình tỉ chøc các sản phẩm và dịch vụ TT-TV mới. Muốn cho sản phẩm và
dịch vụ thơng tin - thư viện có hiệu quả và chất lượng cao thì cơ quan Thơng
tin - Thư viện phải nắm vững đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin để tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với nhu cầu của họ.
1.5.1. Ðặc điểm người dùng tin trong ÐHQGHN
Ðối tượng sử dụng thông tin của Trung tâm Thông tin - Thư viện
ÐHQGHN bao gồm các cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên,
học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên và học sinh. Người dùng tin dù
là cá nhân hay tập thể cũng đều tiếp nhận, sử dụng thông tin phục vụ cho công
tác chun mơn của mình. Ðồng thời họ cũng chính là những người tạo ra các
thông tin mới về khoa học cho xã hội.

Người dùng tin ở bất kỳ một giai đoạn lich sử nhất định nào cũng đều
bị ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn đó. Hiện nay, q
trình đổi mới kinh tế xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng đã ảnh hưởng
sâu sắc đến đội ngũ những người tham gia vào công tác giáo dục và nghiên
cứu khoa học của ÐHQGHN.
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của
ÐHQGHN trong giai đoạn hiện nay có thể phân chia người dùng tin theo các
nhóm sau:


Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm này bao gồm Ban Giám đốc ÐHQGHN, cán bộ lãnh đạo Ðảng,
chính quyền, đoàn thể, Ban Giám hiệu các trường đại học thành viên, Giám
đốc các trung tâm, các trưởng phó khoa, bộ mơn. Nhóm này tuy số lượng
khơng lớn nhưng đăc biệt quan trọng, họ vừa là người dùng tin, vừa là chủ thể
thông tin. Họ vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa
là người xây dựng các chiến lược phát triển của ÐHQGHN.
Ðối với họ thơng tin là cơng cụ của quản lý vì quản lý là q trình biến
đổi thơng tin thành hành động. Thơng tin càng đầy đủ thì q trình quản lý
càng đạt kết quả cao. Do vậy thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang
tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các lĩnh vực về khoa học cơ bản, khoa
học xã hội và nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các văn bản, chỉ thị
nghị quyết của Ðảng và Nhà nước. Khi ra quyết định quản lý, điều hành hoạt
động giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ÐHQGHN, họ chính là
những người cung cấp thơng tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần
khai thác triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm
tăng cường nguồn thông tin cho công tác thông tin - thư viện
Nhu cầu thơng tin của nhóm này rất phong phú. Do cường độ lao động
của nhóm này cao nên việc cung cấp thông tin phải cô đọng, súc tích. Hình
thức phục vụ thường là các bản tin nhanh, các tin vắn, tóm tắt tổng quan, tổng

luận. Phương pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này là phục vụ
từ xa, cung cấp đến từng người theo những yêu cầu cụ thể.
Phần lớn cán bộ quản lý của ÐHQGHN, ngồi cơng tác lãnh đạo quản
lý họ cịn tham gia cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngồi
những thơng tin về đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước thì nhóm
này cũng rất cần các thơng tin, tài liệu có tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực
chuyên môn như các cán bộ giảng dạy khác.


Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giáo viên
Ðây là nhóm có hoạt động thơng tin năng động và tích cực nhất. Họ là
chủ thể của hoạt động thông tin. Họ thường xuyên cung cấp thông tin qua hệ
thống bài giảng, các bài báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học
được công bố, các đề xuất, các dự án, các đề tài, các kiến nghị. Ðồng thời họ
cũng chính là những người dùng tin thường xuyên, liên tục của Trung tâm
Thơng tin - Thư viện ÐHQGHN.
Thơng tin cho nhóm này có tính chất chun ngành, có tính chất lý luận
và thực tiễn. Thơng tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự
nhiên và xã hội, các thông tin mới về các thành tựu khoa học kỹ thuật trong
và ngồi nước, kết quả các cơng trình nghiên cứu khoa học, các đề tài đã và
đang được tiến hành, những nguồn thơng tin khoa học có thể truy nhập được,
các hoạt đông khoa học được triển khai. Hình thức phục vụ nhóm này là các
thơng tin chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới.
Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên
Ðây là những chủ thể thông tin đông đảo, biến động nhất

trong

ÐHQGHN.
Ðối với nghiên cứu sinh, học viên cao học: Lực lượng này là những

người đã tốt nghiệp đại học, đã qua công tác thực tiễn tại các cơ quan ở khắp
các tỉnh trong cả nước. Thông tin dành cho họ chủ yếu có tính chất chun
ngành sâu, phù hợp với chương trình đào tạo, đề tài, đề án của họ.
Đối với người dùng tin là sinh viên:
Do yêu cầu địi hỏi đăt ra cho học tập, nghiên cứu, nhóm đối tượng này
thực sự đơng đảo, có nhiều biến động và nhu cầu thông tin của họ rất lớn.
Việc đổi mới phương pháp dạy - học đã khiến nhóm này ngày càng có những
biến chuyển về phương pháp học tập. Hiện nay, phương pháp tự học, tự


nghiên cứu đang được chú trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên
trong ÐHQGHN.
Trong số sinh viên của ÐHQGHN, ngồi sinh viên chính quy, số cịn
lại vừa đi học , vừa đi làm cho nên ngoài những kiến thức thu được trên lớp
qua bài giảng của các thầy cơ giáo họ cịn nắm bắt những thơng tin mới ngồi
xã hội. Ngồi thơng tin về những chun ngành đang học, sinh viên cịn cần
các thơng tin khác, trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội để mở mang sự hiểu biết
và nâng cao trình độ. Nhìn chung sinh viên cần những thông tin cụ thể, chi
tiết và đầy đủ. Do vậy, tuỳ theo từng chuyên ngành học mà những thông tin,
tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối tượng
này.
Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ
biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham
khảo hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, những luận án, luận văn có tính
chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho mơn học và ngành học đào tạo.
Tóm lại:
- Số lượng người dùng tin của ĐHQGHN rất lớn và đa dạng. Khác với
các trường đại học khác, ÐHQGHN là một trường đại học lớn, gồm nhiều
trường đại học thành viên, các khoa, các trung tâm trực thuộc. Hiện tại
ÐHQGHN có 2.682 cán bộ cơng chức, viên chức; 1.536 cán bộ giảng dạy,

301 nghiên cứu sinh, 3.103 học viên cao học, 17.887 sinh viên chính quy,
21.822 sinh viên hệ tại chức, chuyên tu, văn bằng II, 403 sinh viên cao đẳng,
2.226 học sinh trung học phổ thông chuyên [5, tr.14].
- Người dùng tin của ĐHQGHN có trình độ cao. ÐHQGHN hiện có 45
Tiến sĩ khoa học, 488 Tiến sĩ, 546 Thạc sĩ, trong số này có 105 Giáo sư và
239 Phó Giáo sư.[6,tr.14] Hầu hết các đối tượng này đều là những người chủ
trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.


×