Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghi lễ vòng đời của người hà nhì ở xã mù cả huyện mường tè tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 95 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ văn hoá, thể thao và du lịch

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
-------------------------

Lỳ ly na

NGHI Lễ VòNG ĐờI CủA NGƯờI Hà NHì
ở XÃ Mù Cả, HUYệN MƯờNG Tè, TỉNH LAI CHÂU

LUậN VĂN THạC Sĩ văn hóa học

Hà NộI, 2011


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ văn hoá, thể thao và du lịch

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
-------------------------

Lỳ ly na

NGHI Lễ VòNG ĐờI CủA NGƯờI Hà NHì
ở XÃ Mù Cả, HUYệN MƯờNG Tè, TỉNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: VĂN HóA HọC
MÃ số: 60 31 70


LUậN VĂN THạC Sĩ VĂN HOá HọC

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Ngô đức thịnh

Hà NộI, 2011


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. 5
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6
NỘI DUNG ......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ MÙ CẢ - HUYỆN
MƯỜNG TÈ - TỈNH LAI CHÂU .................................................................... 11
1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 11
1.2. Tên gọi, dân số và địa bàn cư trú........................................................ 12
1.2.1 Tên gọi ......................................................................................... 12
1.2.2 Dân số và địa bàn cư trú .............................................................. 13
1.3. Lịch sử tộc người ............................................................................... 15
1.3.1. Theo tài liệu lịch sử ..................................................................... 15
1.3.2 Truyền thuyết về lịch sử tộc người ............................................... 17
1.4. Quan niệm của người Hà Nhì về nghi lễ vòng đời.............................. 21
1.4.1. Quan niệm về nhân sinh quan và thế giới quan ........................... 23
1.4.2 Quan niệm về cuộc sống .............................................................. 24
CHƯƠNG 2. CÁC NGHI LỄ SINH ĐẺ, CƯỚI XIN VÀ TANG MA CỦA
NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ MÙ CẢ - HUYỆN MƯỜNG TÈ - TỈNH LAI
CHÂU ................................................................................................................. 28
2.1. Sinh đẻ (Già po) ................................................................................. 28
2.1.1 Mang thai (Già phi) ...................................................................... 29
2.1.2. Sinh đẻ (Già po) .......................................................................... 30

2.1.3. Lễ đặt tên (già ơ chó mí mí chà) .................................................. 32
2.1.4. Lễ đầy năm ................................................................................. 35
2.2 Cưới xin (Già mỳ sừ) .......................................................................... 36
2.2.1. Lễ dạm ngõ (tó há ú xa ý)........................................................... 37
2.2.2 Lễ ăn hỏi (già mì má hà) .............................................................. 38
2.2.3 Lễ cưới (Già mỳ xừ) ..................................................................... 40
2.3. Tang ma (Nẹ khà ú) ........................................................................... 49
2.3.1. Thủ tục tại nhà (cò lò nhú đa) ...................................................... 49


2.3.2. Chọn đất, đào huyệt (mý chạ xá chu, tò khọ tù)........................... 54
CHƯƠNG 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA DÂN TỘC
HÀ NHÌ QUA NGHI LỄ VỊNG ĐỜI ............................................................ 61
3.1. Thực trạng và những biến đổi trong nghi lễ vịng đời của người Hà Nhì
ở Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu ................................................................. 61
3.2. Giá trị văn hoá của nghi lễ vòng đời................................................... 62
3.2.1 Giá trị đạo đức ............................................................................. 62
3.2.2. Giá trị xã hội ............................................................................... 64
3.2.3. Giá trị nghệ thuật ........................................................................ 64
3.3. Những hạn chế trong nghi lễ vòng đời ............................................... 67
3.3.1 Nguyên nhân ................................................................................ 67
3.3.2. Hạn chế ....................................................................................... 68
3.4. Những định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hố của
người Hà Nhì qua nghi lễ vòng đời. .......................................................... 70
3.4.1. Định hướng ................................................................................. 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 77
PHỤ LỤC LUẬN VĂN ..................................................................................... 82



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thứ tự
Biểu 1.1

Biểu 2.1

Nội dung

Trang

Biểu phân bố dân tộc Hà Nhì tại xã Mù Cả

15

Biểu lịch 12 con vật thường dùng làm tên đệm của người

39

Hà Nhì

Biểu 2.2

Biểu ngày "ngày sống' và "ngày chết" theo lịch của người
Hà Nhì

63


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn hoá vốn là một hoạt động thuộc thế giới người nói chung và cũng là đặc
trưng của mỗi một cộng đồng người nói riêng. Nó là điều kiện sinh tồn của mỗi con người,
đồng thời cũng là thành tựu của từng tộc người và là cái để phân biệt giữa cộng đồng người
này với các cộng đồng người khác, là "tấm thẻ căn cước" để xác định cá tính của từng dân
tộc trong cộng đồng nhân loại là thông điệp đưa các dân tộc xích lại gần nhau trong một
thế giới chung vì hồ bình, hữu nghị và vì những lợi ích căn bản, lâu dài.

1.2. Hiện nay, để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, người ta
không chỉ đơn thuần dựa vào các chỉ số kinh tế mà họ cịn phải cân nhắc đến
các yếu tố văn hố, xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII từng nêu rõ:
văn hoá là nền tảng của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nền
kinh tế của mỗi quốc gia không thể phát triển bền vững nếu nó khơng được
xây dựng trên nền tảng văn hố. Do đó, hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện
nay, việc nghiên cứu văn hoá để phục vụ bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống, tiếp thu những tinh hoa văn hoá mới nhằm phục vụ phát triển kinh tế là
điều được Đảng, Nhà nước và toàn dân ta coi trọng.
1.3. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được kết tinh bởi những giá trị văn hóa đặc
sắc của 54 dân tộc trong đó có dân tộc Hà Nhì. Hà Nhì là một trong những dân tộc ít người
ở vùng Tây Bắc nước ta, ngoài di sản văn hóa vật thể phong phú, người Hà Nhì cịn đang
lưu giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể quý báu, trong đó nổi lên là hệ thống nghi lễ
phong phú mà nghi lễ vịng đời chiếm một vị trí quan trọng. Nếu khơng có những người
tâm huyết với văn hố dân tộc, nếu khơng có các biện pháp cụ thể để lưu giữ thì văn hố sẽ
mất dần theo thời gian - điều đó cũng có nghĩa là bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam ít
nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt trong giai đoạn hòa nhập, phát triển hiện nay, cũng
như các dân tộc khác, nghi lễ vịng đời của người Hà Nhì đang nhanh chóng bị biến đổi do
vậy cần cấp thiết nghiên cứu và bảo tồn.
1.4. Nghi lễ vòng đời người là một trong những biểu hiện sâu đậm về bản sắc văn
hóa tộc người, đặc biệt là đời sống tâm linh, tâm lý và phong tục tập quán, là mảng văn hóa
được lưu giữ bền lâu, chậm biến đổi. Do đó, nghiên cứu các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ



đời người của dân tộc Hà Nhì ở xã Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu là rất cần thiết,
góp phần cho sự hiểu biết về tính đa dạng trong văn hóa người Hà Nhì ở nước ta.
1.5. Đối với văn hóa tộc người, nghi lễ và lễ hội luôn là rào chắn tốt nhất để bảo vệ
bản sắc văn hóa, giữ gìn phong tục tập qn và nếp sống tốt đẹp của cộng đồng. Các nhà
nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại nghi lễ khác nhau: Hệ thống nghi lễ nơng nghiệp
cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; hệ thống nghi lễ trong tín ngưỡng ngư
nghiệp; Hệ thống nghi lễ theo tín ngưỡng tổ nghề, nghi lễ thờ tổ tiên; nghi lễ cộng đồng tơn
giáo và nghi lễ vịng đời người…Trong đó các nghi lễ có liên quan đến vịng đời người ở
xã Mù Cả - Mường Tè - Lai Châu rất được bà con coi trọng vì nó gắn liền với đời sống văn
hóa của đồng bào. Các nghi lễ liên quan đến vòng đời người bao gồm từ khi sinh ra, trưởng
thành, lên lão và chết đi. Các nghi lễ này được diễn ra một cách trang trọng và mang đậm
tính nhân văn cao cả.
1.6. Bản thân tác giả luận văn cũng là một người con của dân tộc Hà Nhì và hiện
cũng đang công tác cơ quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách cho miền núi, vùng có
đồng bào dân tộc thiểu số, tơi mong muốn qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này sẽ đóng
góp một phần nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ văn hố dân tộc như là một niềm tự hào,
một tình yêu với quê hương, đất nước.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, cũng như các dân tộc nói ngơn ngữ Tạng - Miến khác (La Hủ, Phù
Lá, Cống, Si La...) ngoại trừ một vài cơng trình chun khảo chung về các tộc người
thiểu số ở Bắc Kỳ có nhắc đến, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở về trước dân tộc
này ít được chú ý nghiên cứu do địa bàn cư trú xa xôi, phân bố dân cư không đồng
đều...Mãi cho đến những năm sau này, dân tộc Hà Nhì mới được các nhà dân tộc học
Việt Nam chú ý và quan tâm nghiên cứu.
Nguyễn Văn Huy là người đầu tiên đề cập tương đối cụ thể và đầy đủ về các dân
tộc nói ngơn ngữ Tạng -Miến ở Việt Nam. Trong các bài luận văn ngắn, cũng như trong
các ấn phẩm có quy mơ lớn và luận án Phó tiến sĩ của mình, tác giả này thường đề cập đến

các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến với tên gọi chung là các dân tộc Hà Nhì-Lơ
Lơ. Hệ thống thân tộc của các dân tộc nhóm này được Nguyễn Văn Huy khảo tả và bàn
luận trong một luận văn ngắn đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/1979. Với bài viết này,
tác giả đã cung cấp một số tư liệu, giúp người đọc có thể hình dung sơ lược về hệ thống
thân tộc cũng như các mối quan hệ trong gia đình, học tộc của dân tộc Hà Nhì. Chị Chu


Thùy Liên - dân tộc Hà Nhì hiện là Hội phó Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Điện Biên mặc
dù khơng phải là nhà nghiên cứu văn hóa nhưng cũng là một người rất tâm huyết và có
nhiều nghiên cứu thực tế về văn hóa dân gian, đời sống của dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm
"Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam" của tác giả Chu Thùy Liên đã đề cập một
cách chi tiết về điều kiện tự nhiên - xã hội khu vực người Hà Nhì sinh sống cùng đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần của người Hà Nhì đặc biệt là văn hóa dân gian. Tuy nhiên
nghi lễ vịng đời cũng chỉ được đề cập một cách khái quát trong các tác phẩm trên.
Trong những năm gần đây có một số tác phẩm có giá trị liên quan đến dân tộc Hà
Nhì, đó là:
-

Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam (2004) của tác giả Chu Thùy

-

Nếp sống và văn hố nhóm ngơn ngữ Hà Nhì-Lơ Lơ của tác giả Nguyễn Văn

-

Người Hà Nhì ở Huổi Lng - Sìn Hồ - Lai Châu do tác giả Hoàng Sơn (chủ

-


Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của tập thể tác giả Viện

Liên

Huy.

biên).

Dân tộc học.

Ngoài ra cịn có các bài báo, các tham luận tại các hội thảo xung quanh
đề tài này được xuất bản trong thời gian qua.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Văn hố dân tộc Hà Nhì đã được đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau, tuy
nhiên mới chỉ đề ở dạng phác thảo trong nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến hoặc dân tộc Hà
Nhì ở các vùng khác nhau, chứ chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu về văn hố dân
gian cụ thể là nghi lễ vịng đời của dân tộc Hà Nhì.
Do vậy qua việc tìm hiểu, khảo sát đời sống của người dân ở huyện Mù Cả tơi
mong muốn sẽ đem đến một cái nhìn cụ thể hơn về nghi lễ vòng đời đã tồn tại cùng người
Hà Nhì qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên do khn khổ luận văn có hạn, tơi tập trung vào một số nghi
lễ chính: sinh đẻ, cưới xin, tang ma…của dân tộc Hà Nhì ở xã Mù Cả-Mường
Tè-Lai Châu.


Nghiên cứu vấn đề này khơng chỉ nhằm mục đích giúp người đọc hiểu thêm về văn
hoá của một trong những dân tộc ít người ở Tây Bắc Việt Nam mà cịn nhằm một mục đích
khác là gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đó. Do vậy, tôi cũng đề cập đến một số biện
pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân gian dân tộc Hà Nhì qua các nghi lễ

đời người.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Với đối tượng nghiên cứu là nghi lễ vịng đời dân tộc Hà Nhì ở Mù CảMường Tè-Lai Châu, nội dung vấn đề được tôi giải quyết trong luận văn bao gồm:
- Trình bày một cách có hệ thống, tương đối chi tiết và cụ thể về các nghi lễ vịng
đời của người Hà Nhì ở Mù Cả - Mường Tè- Lai Châu.
- Nêu lên những quan niệm của Người Hà Nhì ở Mù Cả về vị trí, vai trị của các
nghi lễ trên đối với đời sống xã hội và tâm linh của họ.
- Trên cơ sở nghiên cứu, sưu tầm nhằm đưa ra các giải pháp nhằm gìn giữ và phát
huy bản sắc văn hố dân tộc qua nghi lễ vịng đời người.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tơi dựa vào nguồn tư liệu có liên quan đã được các tác
giả trong và ngoài nước công bố trong thời gian qua. Đồng thời, thông qua q trình khảo
sát, điền dã, chúng tơi cũng thu thập được những tài liệu thực địa có giá trị.

Do văn hố là một lĩnh vực đa ngành, có sự đan cài của nhiều yếu tố
nên khi thực hiện nghiên cứu chúng tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã dân tộc học và văn hoá học, gặp
gỡ quan sát sinh hoạt hàng ngày lối sống cũng như phong tục tập quán của các
cư dân bản địa tại địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu và giám định.
+ Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ người dân về thực
trạng gìn giữ bản sắc dân tộc: tiếng nói, phong tục tập quán về cưới xin,
ma chay....
+ Làm việc với cán bộ quản lý văn hoá tại địa phương, phỏng vấn trực
tiếp người dân.



- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các cơng trình liên quan của các tác
giả đi trước, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu thu được
trên thực địa, rút ra các điểm chung.
- Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành như địa – văn
hoá, sử- văn hoá, dân tộc học.
- Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu tài
liệu và thực tế để rút ra những kết luận chính xác, đúng với thực tiễn và đáp
ứng được nội dung của luận văn.
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn
Để có hiểu biết về một tộc người, trước hết cần tìm hiểu chiều sâu đời sống tâm
linh, tư tưởng của họ. Nghiên cứu nghi lễ vòng đời là một hướng tiếp cận trực tiếp vào
cốt lõi của đời sống tâm linh, niềm tin tín ngưỡng. Tín ngưỡng được thể hiện qua hệ
thống nghi lễ, trong đó, nghi lễ vịng đời người là một mắt xích quan trọng. Thông qua
những nghi lễ của các giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời một con người, có thể tìm
hiểu thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập qn, tâm hồn, tình cảm của tộc
người cần nghiên cứu.
Đóng góp của luận văn:

- Thơng qua việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và
kế thừa các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn đã góp phần
làm rõ thêm về văn hố dân gian dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu. Qua đó có sự so
sánh, đối chiếu, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hố dân
tộc Hà Nhì mà cụ thể là nghi lễ vòng đời người ở các huyện trong tỉnh Lai
Châu cũng như khu vực Tây Bắc.
Nghiên cứu nghi lễ vịng đời của dân tộc Hà Nhì cũng đóng góp vào việc bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa người Hà Nhì phù hợp tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VIII về xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý
có thể xây dựng các chính sách phù hợp với chủ trương kế thừa và phát huy những mặt tích



cực đồng thời loại bỏ những hạn chế trong phong tục tập qn của người Hà Nhì ở Mù Cả
nói riêng và ở Lai Châu nói chung.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như
sau:
Chương 1. Tổng quan về người Hà Nhì ở xã Mù Cả - Mường Tè - Lai Châu.
Chương 2: Các nghi lễ sinh đẻ, cưới xin và tang ma của người Hà Nhì ở xã Mù CảMường Tè-Lai Châu.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hố của người Hà Nhì qua nghi lễ vịng
đời người.

Ngồi ra, trong luận văn cịn có danh mục tài liệu tham khảo, mục lục
và phần phụ lục minh hoạ.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HÀ NHÌ Ở
XÃ MÙ CẢ - HUYỆN MƯỜNG TÈ - TỈNH LAI CHÂU
1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Mù Cả có diện tích tự nhiên 38,3km2 là một trong 15 đơn vị hành chính thuộc
huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu gồm các xã Bun Nưa, Bun Tở, Mường Mô, Mường Tè,
Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm, Nậm Khao, Kan Hồ, Hua Bun, Tà Tổng, Pa Ủ, Pa Vệ Sử,
Nậm Hàng và thị trấn Mường Tè. Xã Mù Cả nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu, cách trung
tâm tỉnh 275km và cách trung tâm huyện Mường Tè 75 km. Xã có đường biên giới với
Trung Quốc dài 6,5km từ mốc 16 đến mốc 17.
Phía Bắc giáp xã Tá Lị Ma (huyện Giang Thành huyện Vân Nam - Trung quốc)
Phía Tây giáp xã Chung Chải (huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên)



Phía Nam giáp xã Tà Tổng.
Phía Đơng giáp xã Mường Tè.
Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu và kết thúc sớm kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 9 có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên lượng mưa phân bố
không đều thường tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa hàng
năm. Vào đầu mùa mưa thường có lốc xoáy kèm theo mưa đá gây thiệt hại lớn đối với sản
xuất nông nghiệp. Do ảnh hưởng của địa hình bị chia cắt mạnh nên lượng mưa tập trung và
cường độ lớn thường gây ra lũ và xói mịn.
Mùa khô thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với thời tiết
khô và lạnh, nhiều năm xuất hiện sương muối.
Nhiệt độ trung bình từ 20-25độC, thời tiết nóng nhất vào tháng 5, tháng 6 với nhiệt
độ khoảng 28-29độC và lạnh nhất vào tháng 1 và tháng 2. Biên độ chênh lệch giữa ngày và
đêm khá lớn, độ ẩm khơng khí trung bình từ 80-83%.
Xã Mù Cả có dịng suối Nậm Ma chảy bao quanh. Đây là con suối đóng vai trị rất
quan trọng đối với đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc. Ngồi ra trên địa bàn có
có nhiều khe, suối nhỏ khác. Các khe suối này thường có độ dốc lớn nhưng hẹp chảy theo
các hướng khác nhau nhưng cuối cùng đều đổ vào suối Nậm Ma.
Có bài ca cổ của người Hà Nhì hát như sau:
Đất của người Hà Nhì chúng ta tốt lắm

Hà Nhì A tư mí trsạ mừ cồ á

Dốc cao không cao lắm

Cá đa gá nhà mí mà đa

Cây rừng tầng tầng lớp lớp

À pố nhí hứ gá nhà cố í


Trong rừng thứ gì cúng có

Há sà khó che hâu khự gia

Vớí sự đa dạng của đại hình, khí hậu đã tạo nên một thảm động thực vật phong
phú: Có cây lá rộng, có cây lấy quả, cây lấy gỗ, lấy củ...đặc biết có nhiều loại gỗ quý: đinh,
lim, sến, táu, lát, pơ mu... Động vật có nhiều lồi thú q hiếm: báo, gấu, khỉ, cơng, trĩ...
Đây chính là nguồn tài nguyên quý giá cho đồng bào dân tộc Hà Nhì nơi đây.

1.2. Tên gọi, dân số và địa bàn cư trú
1.2.1 Tên gọi

"Hà Nhì" là tên gọi khá thống nhất của của người Hà Nhì tại khu vực
Châu Á. Theo nghiên cứu, từ "Hà Nhì" có một số ý nghĩa sau: "Hà" có nghĩa
là "tre" và "Nhì" có nghĩa là "gần", theo trí nhớ của một số trưởng bản thì
ngày xưa khu vực sinh sống của người Hà Nhì có rất nhiều tre, tre trải dài cả


mấy khu rừng, bao phủ và là nguồn cung cấp thức ăn (măng) và vật liệu làm
nhà, săn bắn cho người Hà Nhì, từ đó tên gọi "Hà Nhì" hình thành và bắt đầu
trở thành tên gọi chính thức của dân tộc Hà Nhì.
"Hà" cũng có nghĩa là "sơng Ha Sa", và "Nhì" có nghĩa là "gần", nên
tên " Hà Nhì" cũng có thể mang ý nghĩa là "gần sơng Ha Sa" (Theo trường ca
X"a nhà ca" của dân tộc Hà Nhì).
Tuy nhiên một số dân tộc (Cống, Si La, La Hủ) là những dân tộc sử
dụng thành thạo tiếng Hà Nhì lại gọi người Hà Nhì là "Á Khà" có nghĩa là "ở
giữa". Theo truyền thuyết "Chuyện Nà Ma À Mế" (chuyện vùng đất tổ) nói về
nguồn gốc con người, vạn vật và các dân tộc như sau: Chuyện kể rằng một
năm có lũ lụt lớn, lồi người chết hết chỉ con hai anh em nhà nọ chui vào quả

bầu nên thốt chết. Lồi người chẳng cịn ai nên họ phải lấy nhau. Lấy nhau
được ít lâu người chồng bỗng dưng mọc u lên khắp thân mình cịn người vợ
thì mọc thêm bảy cái vú ở lưng. Một buổi sáng người chồng đi săn đánh rơi
các cục u ra khắp rừng, mỗi cục u lại nở ra một người, người sinh ra ở chân,
tay, người sinh ra ở trên đầu, mỗi người là tổ tiên của một dân tộc, nói một
thứ tiếng riêng. Sinh ra ở ngón tay cái là người Kinh (Tcho Chi), sinh ra từ
những ngón tay khác là người Thái, người Dao...Người La Hủ sinh ra từ ngón
tay út cịn người Hà Nhì sinh ra từ bụng người chồng có nghĩa là ở giữa và
được ở trung tâm của vùng đất Nà Ma À Mế.
Người Hà Nhì ở Mù Cả thường tự xưng mình là "Hà Nhì txố già"
(người Hà Nhì) hay "Hà Nhì già" (con cháu của tộc người Hà Nhì). Người Hà
Nhì ở Việt Nam có hai nhóm (Hà Nhì đen và Hà Nhì hoa) nhưng phần lớn
người Hà Nhì ở xã Mù Cả là Hà Nhì hoa.
1.2.2 Dân số và địa bàn cư trú
Hà Nhì là một trong 6 dân tộc thuộc ngơn ngữ Tạng - Miến ngữ hệ Hán -Tạng ở
Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời và địa bàn cư trú khá rộng. Theo kết quả "Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009" của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở


Trung ương thì tổng dân số người Hà Nhì ở Việt Nam là 21.725 người, cư trú chủ yếu tại
các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu. Xã Mù Cả, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu là
nơi có mật độ người Hà Nhì tương đối đậm đặc với 336 hộ và 1.936 người. Tuổi lao động
của người Hà Nhì ở Mù Cả là từ 15-47 tuổi, dân số chủ yếu lao động nơng nghiệp, một số
ít làm các ngành: Giáo viên, bác sĩ...Tồn xã có 8 bản, số người Hà Nhì được phân bố đều
ở các bản nhưng tập trung đơng nhất ở bản Gị Cứ và Xi Nế (xem biểu phân bố dân tộc Hà
Nhì ở xã Mù Cả, Tr.15).
Nếu các dân tộc La Hủ, Si La, Cống Khao hoặc Mảng đa phần sống đan xen cùng
các dân tộc khác thì người Hà Nhì sống chủ yếu sống tập trung chủ yếu thành từng bản và
thành từng vùng ở sát khu vực biên giới. Tuy nhiên vẫn có sự giao thoa văn hố giữa dân
tộc Hà Nhì và các dân tộc khác. Chính vì thế, ở vùng nào có nhiều dân tộc anh em sinh

sống thì người Hà Nhì ở đó chịu ảnh hưởng qua lại với các dân tộc khác về mặt kinh tế văn hoá - xã hội. Trước dây khu vực sinh sống của người Hà Nhì là bất khả xâm phạm thì
ngày nay, trong bản người Hà Nhì đã có người Thái, người Kinh...Họ có thể là dâu là rể
người Hà Nhì, hoặc là thương nhân mua bán trao đổi với người Hà Nhì lương thực, thực
phẩm và lâm thổ sản và điều này cũng là một vấn đề cần quan tâm cần quan tâm trong việc
bảo vệ an ninh, quốc phòng, biên giới bởi họ đi bằng con đường tiểu ngạch mà không qua
cửa khẩu nên việc kiểm tra, kiểm soát của bộ đội biên phịng và chính quyền địa phuơng
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên ở xã Mù Cả phần lớn chỉ có người Hà Nhì sinh sống, trước
đây có một số hộ tại một số bản ở xã Mù Cả có cả người La Hủ song qua thời gian họ đều
bị ảnh hưởng bởi lối sống và phong tục của người Hà Nhì.
Trước đây, một bộ phận người Hà Nhì ở Mù Cả sinh sống chủ yếu bằng phương
thức canh tác nương rẫy du canh và thường di cư từ nơi này đến nơi khác. Ngày nay nhờ
có chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đồng bào Hà Nhì ở
Mù Cả đã biết làm ruộng bậc thang kết hợp trồng rừng, trồng cây ăn quả và chăn ni.
Người Hà Nhì có một nền văn hóa lâu đời và phong phú. Đó là các hình thức sinh
hoạt ca hát, truyện kể, các điệu múa dân gian, lễ hội…Trong suốt quá trình lịch sử cũng
như hiện nay đồng bào Hà Nhì rất trân trọng giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Bởi vậy
đồng bào ln quan tâm truyền dạy và tạo mọi điều kiện cần thiết để cho các thế hệ trẻ kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa có một khơng hai của dân tộc mình. Một trong những
điều kiện quan trọng để người Hà Nhì trao truyền và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền
thống từ thế hệ này sang thế hệ khác là việc duy trì các nghi lễ vịng đời trong đó các nghi
lễ sinh đẻ, cưới xin, tang ma…giữ vai trò trọng tâm. Trong suốt cuộc đời hầu như mỗi
người Hà Nhì đều phải trải qua những nghi lễ này. Nhờ đó trong điều kiện hiện nay là đoàn


kết, bình đẳng, tương trợ và khơng ngừng mở rộng giao lưu, nền văn hóa của người Hà Nhì
vốn đa dạng và phong phú lại càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Biểu phân bố dân tộc Hà Nhì tại xã Mù Cả
STT
1
2

3
4
5
6
7
8

Tên bản
Bản Xi Nế
Bản Gò Cứ
Bản Ma Ký
Bản Phìn Khị
Bản Cứ Xá
Bản Mù Cả
Bản Pó Khị
Bản Gia Tè

Số hộ
71
85
53
26
22
53
42
14

Biểu 1.1
Số khẩu
380

475
316
150
108
298
178
57

(Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng Điều tra dân số tỉnhLai Châu năm 2009)

1.3. Lịch sử tộc người
1.3.1. Theo tài liệu lịch sử
Lịch sử tộc người của dân tộc Hà Nhì ở Xã Mù Cả cũng chính là lịch sử tộc
người của dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam nói chung. Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa
học đều khẳng định rằng, người Hà Nhì ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư
đến. Song, lịch sử di cư của họ đến Việt Nam vẫn đang là vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu. Thực tế cho thấy, nghiên cứu được chính xác về lịch sử người Hà Nhì ở nước ta là
việc làm vơ cùng khó bởi trong sử sách đều ít đề cập đến tộc người Hà Nhì, nếu có
cũng nhắc rất sơ sài, thông tin không đầy đủ. Trong khi bản thân tộc người Hà Nhì ở
Việt Nam lại khơng có chữ viết, khơng có văn tự ghi chép nên nghiên cứu lịch sử lại
càng khó.
Theo một số tài liệu có chép lại thì dân tộc Hà Nhì có mối quan hệ mật thiết với các
tộc: Di, Bạch, La Hủ, Độc Long (Vùng Tây Nam Trung Quốc); các dân tộc: Miến, Ka
Chin, Tchin, Na Ga (Mianma); Kha Rem, Á Khà, Hà Nhì (Thái Lan); Theo kết quả nghiên
cứu khoa học, họ là hậu duệ của các dân tộc người cổ xưa khối Tây Nam. Khối Tây Nam
Di này được đề cập khá nhiều trong các sách cổ Trung Quốc từ đời Tần (221-206 trước
công nguyên) và Hán (206 trước công nguyên và 220 sau công nguyên). Theo kết quả
nghiên cứu của các học giả Trung Quốc trong khối Tây Nam Di nêu trên thì bộ lạc Cơn
Minh là tổ tiên dân tộc Di, Hà Nhì, La Hủ ngày nay.
Về mặt y phục trang sức là một trong những tiêu chí tộc người thì từ những trang trí

trên hiện vật các kiểu búi tóc cũng như y phục của bộ lạc Cơn Minh có nhiều nét tương


đồng với nhiều tộc ngôn ngữ Tạng - Miến ở Việt Nam: Tóc bện rồi vấn quanh đầu như phụ
nữ dân tộc Phù Lá, Hà Nhì; để tóc dài vấn quanh đầu như phụ nữ dân tộc Lô Lô, La Hủ;
búi ngược đỉnh đầu như phụ nữ Cống có chồng; hay búi tóc trước trán như phụ nữ Si La.
Sự xuất hiện tộc danh cũng bắt đầu đánh dấu thời kì phân hố, cá tính hố giữa các
cộng đồng hình thành những tộc người độc lập. Như chúng ta đã biết lịch sử hình thành của
mỗi dân tộc bao giờ cũng theo nhiều tuyến: vừa phân hố vừa hồ hợp và đồng hố giữa
các tộc người khác nhau vì vậy nền văn hoá của một tộc người càng trở nên đa dạng phong
phú trong quá trình hình thành và phát triển.
Theo "Giản sử dân tộc Hà Nhì" của nhà xuất bản Dân tộc Bắc Kinh
và nhiều sử sách Trung Quốc có ghi lại: "Dân tộc Hà Nhì là một tộc người
có nguồn gốc từ dân tộc Đê Khương hay cịn gọi là dân tộc Khương cổ đại
của Trung Quốc chuyên sống ở cao nguyên Thanh Tạng và ở Thượng Lưu
giữa sơng Hồng và sơng Vị, đời sống hết sức phồn thịnh…Từ nhà Đường,
Tống đến giữa thời Diệp Gia Khánh của nhà Thanh, người Hà Nhì đã cư trú
phân tán đến rất nhiều vùng khác nhau trong đó có vùng núi Ai Lao, núi Lục
Chiếu và phân tán ở bờ sông tiếp giáp với Việt Nam và vùng hạ lưu Lễ Xã"
[30].
Trong truyền thuyết “Xa nhà ca” và truyền thuyết “Phuỳ Ca Na Ca” của người Hà
Nhì cũng đều kể rằng người Hà Nhì ở vương quốc Na Chơ chơ Ứ bên thượng nguồn sơng
Ha Sa (có thể đây là từ đọc lệch của từ Lý Shẻ- Lý Xã) là một chi lưu của dịng Ngun
Giang thượng lưu sơng Hồng.
Trong cơng trình nghiên cứu "Nguồn gốc của người Hà Nhì ở Việt
Nam" của giáo sư Dương Lục Kim (Viện trưởng Viện nghiên cứu Hà Nhì
của Học viện Hồng Hà, Vân Nam Trung Quốc) và giáo sư Hứa Mẫn (Giám
đốc bảo tàng Học viện Hồng Hà Vân Nam, Trung Quốc) có viết: Dân tộc Hà
Nhì là dân tộc xuyên quốc gia. Trong nội dung của truyền thuyết, nguồn
gốc, tự xưng dân tộc, thiên di và phả hệ phụ tử liên danh đã nói lên họ có

nguồn gốc cùng với người Hà Nhì ở Trung Quốc, hơn nữa họ lại thiên di
đến Việt Nam từ phía Nam của Vân Nam và phía Bắc của nước ngoài. Cuộc
thiên di diễn ra sớm nhất vào trước thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, các cuộc
di cư liên tục diễn ra cho đến khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
được thành lập năm 1949. Cũng chính từ những cuộc di cư khơng ngừng


này mà cuối cùng đã hình thành dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam và hiện trạng
phân bố như hiện nay [30].
Tóm lại, đồng bào Hà Nhì đã có mặt trên dải đất Việt cổ từ lâu. Do sự biến động xã
hội mà đồng bào có sự di chuyển qua lại trong khu vực địa lý lịch sử của mình. Đến những
thế kỷ gần đây do không chịu được sự áp bức bóc lột và những âm mưu thủ đoạn của các
triều đại phong kiến phương Bắc mà có một bộ phận người Hà Nhì chuyển xuống phía
Nam. Khi biên giới quốc gia hình thành, họ trở thành một thành viên trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Quá trình di cư của người Hà Nhì khơng diễn ra ồ ạt như dân tộc Thái,
Mông mà diễn ra từ từ. Như vậy, trong thành phần người Hà Nhì có hai nhóm: một nhóm
người Hà Nhì cư trú lâu đời và nhóm mới di cư đến cách đây khoảng vài trăm năm. Nhưng
dù là người bản địa hay người mới di cư đến, khi đã trở thành thành viên của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam thì đồng bào đã có ý thức gắn bó và cộng đồng trách nhiệm trong
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.3.2 Truyền thuyết về lịch sử tộc người
Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết về lịch sử hình thành tộc người hay quá
trình di cư và định cư. Đối với người Hà Nhì ở Mù Cả thì có những truyền thuyết như sau:
Trong truờng ca "Xa Nhà Ca" của người Hà Nhì chương “Chặt cây thần” có kể rằng
bà Na Ché Ché Hưu là người phụ nữ khổng lồ có hàm răng như răng chó sói, ăn thịt như
con hổ, ba năm chó khóc chờ xương, uống rượu cả bỗng như uống nước lã, ba năm lợn mẹ
lợn con khóc chờ bỗng, bà là con của Vua Trời được Vua Trời giao xuống dưới trần cai
quản sự sống, sự chết, sự sinh nở của một đời người. Truớc khi xuống trần, Na Ché Ché
Hưu được cha giao cho một thanh kiếm có đầu sống đầu chết và thần rồng tặng một viên

ngọc tiên tri. Xuống trần được bảy trăm năm Na Ché Ché Hưu đã được con người tôn thờ
bởi bà làm rất tốt mọi công việc cha giao. Một hôm bà đi lấy nước đường xa, đi lấy củi
nương cao ở nhà có kẻ đến lấy trộm hai báu vật là thanh gươm và viên ngọc, thế là sau bảy
trăm năm Na Ché Ché Hưu đã khơng làm được việc gì. Bà nằm đó bảy mươi ngày, ngày
trời nóng mà trong lịng thấy rét, trời rét lại thấy có lửa trong lịng. Khơng làm được việc
bức bối, chẳng có gì ăn Na Ché Ché Hưu xách giỏ đi ăn xin qua chín bản mười mường
chẳng ai cho bà một miếng cơm một hớp nước bà đi mãi, đi mãi đến một chỗ nhìn xa xa
thấy vàng vàng tưởng ruộng lúa bà lê chân đến nơi thì khơng phải, đó là dịng sông Ha Sa
nước đỏ. Giận con người nhẫn tâm đến con đường rẽ về mười hai ngả bà cắm cây gậy và
cầu rằng: “Xin cha hãy cho cây gậy khô này trong ba ngày ra đầy lá, trong ba ngày ra ba
rễ cây, một rễ đi tận sông Ha xa. Sau ba ngày cây cao che hết ánh mặt trời cho trái đất đen


tối”. và rồi lời cầu được linh nghiệm. Na Ché Ché Hưu trở về trời. Trái đất có một thứ cây
khơng ai biết cây gì sau đó các dân tộc cùng nhau tìm cách chặt cây thần, khi chặt cây thần,
khi chặt cây thần mỗi dân tộc có từ sáu cho đến tám nghìn người, riêng người Thái có
14.000 nguời, con người đã tìm mọi cách để chặt cây thần. Trải qua nhiều khó khăn vất vả
cây thần đã bị hạ nhưng khi cây đổ mỗi dân tộc chỉ còn sáu đến tám người, riêng người thái
còn 14 nguời (đây là sự lí giải hiện tuợng nhiều ít trong dân số của từng dân tộc thơng qua
hình thức truyền thuyết hố). Sau đó con người chặt cây thần, cây này có mười hai cành
được rải đi mười hai nơi, mỗi cành tượng trưng cho một mỏ: mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ vàng,
mỏ muối, mỏ gia súc, gia cầm, cây cối, con vật...Và cành cây cuối cùng rơi vào vùng đất
Na Chô Chô Ứ - mỏ sinh ra con người: Người Thái sinh ra phía lắm ruộng, sơng rộng nên
giỏi đóng thuyền, làm ruộng; người Cống, người La Hủ sinh ra dưới gốc cành cây thần nên
giỏi xem bói, người Hà Nhì sinh ra từ gốc cây thần nên ở vùng trung tâm Na Chơ Chơ Ứ,
vì họ sinh ra sau cùng mà xung quanh đã có các dân tộc khác nên các dân tộc khác gọi họ
là "Á Khà" với nghĩa là "người ở giữa":
Người Hà Nhì sinh rồi
Từ giữa vùng Ị Ma Lị Mé
Nên người Hà Nhì giỏi trồng lúa dệt vải

Trường ca "Xa Nhà ca" [25]
Và vương quốc Hà Nhì có tên là Xuỳ Fuuy À Khng, bên dịng Ha Sa người Hà
Nhì đã làm con mương có mười hai nhánh, trồng lúa, trồng kê trên mảnh đất Na Chơ Chơ
Ứ phì nhiêu.
Một truyền thuyết nữa nói đến nguồn gốc hình thành tộc người Hà Nhì là trong
trường ca "Phuỳ cá Na Cá (bi kịch lớn)". Trường ca viết rằng: Ngày xưa người Hà Nhì ở
Vương quốc riêng có tên gọi là Na Chơ Chơ Ứ, cai quản đất nước là vua, thầy mo, thầy Lý:
"Đất mẹ của người Hà Nhì là đất lớn Nà Ma
Trung tâm của đất mẹ Hà Nhì là Sùy Phuy À Khoong
Vịng ngồi cùng do ơng họ Pờ cai quản
Vịng tiếp theo do ông họ Lỳ cai quản
Vòng giữa trong cùng do Go Mu họ Chu cai quản"
Nà Ma là một tên gọi khác của Nam Chiếu hay Na Chô Chô Ứ - Đó là đất nước
giàu có và yên vui. Nhưng rồi lợi dụng sự thật thà mến khách của thủ lĩnh Hà Nhì, những
thế lực phong kiến phương Bắc khát khao xâm chiếm mở rộng đất đai đã tìm mọi âm mưu
thâm độc như tổ chức các cuộc thi: thi bắn nỏ, thi đốt lửa, thi nhận đất...Lần nào người Hà
Nhì cũng thua. Trong trường ca, nhân vật điển hình nhất là con rể người Na Dà (người


Hán) của thủ lĩnh người Hà Nhì. Trong câu chuyện, con rể Na Dà (người Hán) lấy con gái
của tù trưởng Go Mu và đầu tiên là xin đất làm nhà. Go Mu cho đất phía cổng bản thì nói
là sợ thần linh, Go Mu cho đất phía cuối bản thì chê đất xấu; xin rừng, Go Mu cho rừng
đầu nguồn thì nói là sợ lũ, cho cuối bản thì nói ngại xa bố mẹ...cái gì cũng xin ở giữa địi
chỗ tốt nhất. Một phần vì thương con, một phần mất cảnh giác, một phần tin vào gậy thần
nên Go mu lần lượt đáp ứng các yêu cầu của con rể bất chấp lời khuyên ngăn, cảnh tỉnh
của họ hàng:
"Đừng gả con cho người Na Dà
Người Na Dà
Tim đen, bụng xấu"
Khi đã có một chỗ đứng trong lịng dân Hà Nhì, kẻ thù bắt đầu gieo rắc nghi ngờ,

nói xấu Go Mu với dân làng để làm mất uy tín của thủ lĩnh. Biết người Hà Nhì có hai bảo
bối là gậy thần và voi thần, con rể người Na Dà thuyết phục Go mu giết voi thần canh bản.
Khi Go Mu không nghe lời, con rể người Hán đã về hỏi bố làm thế nào để giết voi thần. Bố
nó nói: "Giết voi khơng cần q một chiếc kim khâu" Thế là thằng con rể người Hán đã lấy
trộm kim khâu của vợ nhét vào tai voi, voi thần bị thủng tai mà chết. Sau đó người Na Dà
đem quân sang xâm lược đất nước Na Chô Chô Ứ. Người Hà Nhì chết máu chảy nhuộm đỏ
cả dịng sơng, dân bản nháo nhác, lo lắng bảo nhau đánh nhau to ở biên giới máu chảy
thành sông, nhưng con rể người Hán trấn an mọi người rằng: "Không phải đâu, dân trên ấy
đói quá phải ngâm nhiều củ nâu ăn thay cơm nên nước sơng có màu như thế, có mùi như
vậy"
Trong khi đó con rể Na Dà chuốc cho Go Mu say và lấy cắp gậy thần, Người Hà
Nhì mất dần sức mạnh, và cuối cùng người Na Dà đến tận kinh đo cướp nước. Go Mu
mang gậy thần ra chống giặc nhưng gậy thần đã hết linh nghiệm. Mất nước, giận mình quá
tin người, Go Mu đau đớn chặt đứt gậy thần giả đưa nhân dân đi tìm vùng đất mới:“Đất
đai giàu có của người Hà Nhì người Hán đã biết...Bây giờ thấp mưu thua người Hán phải
đi thơi, đi xuống miền đất nóng xuống phía nam - miền Chu Mì Mì HLó". Đồn ngươì chia
làm ba nhóm đi về ba ngả: Một ngả về Vân Nam (Trung Quốc), một ngả dọc theo Sông
Hồng, một ngả dọc theo Sơng Đà. Nhóm đi dọc Sơng Đà đã đến Mường Tùng, Mường Lay
(Tỉnh Điện Biên hiện nay)
"Gặp người không cùng tiếng nói
Gặp người khác phong tục
Thuế vào đất họ là một con vật có chửa
Ai khơng có khơng được ở


Người ở lại phải làm thuê để kiếm cái ăn"
Cuộc sống cực nhọc như vậy nên họ không ở được phải quay ngược về Mường Tè
gặp người anh em của mình và định cư ở đó:
“Ngược dịng Sơng Đà xem!
Gặp rồi đất có người cùng tiếng nói

Gặp anh em có cùng gốc tổ tiên
Chưa giã gạo đã được ăn bánh dày
Chưa ủ men đã được uống rượu
Ở lại nơi này thơi
Ở lại thượng nguồn sơng Đà thơi”
Cịn nhóm Hà Nhì Ca Đu là nhóm đi sau cùng dọc theo Sơng Hồng. Do chủ yếu là
đàn bà, trẻ em nên không thể đi nhanh được, trời tối mệt quá dừng lại ngủ, sáng dậy thấy
nón chuối đã lên cao quá gang tay, họ bảo nhau: "Nõn chuối đã lên cao thế này chắc người
đi trước đã đi xa lắm rồi, thôi chắc khơng đuổi kịp nhóm trước đâu, ở lại thơi", thế là họ ở
lại đó sinh sống.
"Sáu nghìn nhà Hà Nhì làm to
Tám nghìn nhà Hà Nhì làm túp lều con để ở
Trên vùng đất Ứ Ma À Mế
Nay không ở được nữa rồi
Người Hà Nhì mất đất rồi
Một nhóm theo dọc sơng Đà
Một nhóm theo dọc sơng Hồng
Một nhóm ngược núi A Lù ra đi".
Lại có truyền thuyết nói rằng: Trước đây người Hà Nhì sinh sống ở một nơi đất đai
màu mỡ, cây cối xanh tốt ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Vùng đất này được bảo vệ bởi một
vịng dây mây và chí có người Hà Nhì mới được đặt chân lên vùng đất đó. Họ có cuộc
sống rất thanh bình, ấm no và hạnh phúc, làng bản sầm uất, họ đã xây dựng được 6.000
ngôi nhà to với 8000 ngơi nhà nhỏ để ở. Nhìn thấy cảnh sống sung túc của người Hà Nhì,
người Hán đem lòng ghanh ghét và muốn chiếm đoạt vùng đất của họ.Vào lúc nửa đêm,
Người Hán dắt con la đi vòng quanh đất đai của người Hà Nhì và đánh nó để nó rống lên
những tiếng kêu khủng khiếp khiến người Hà Nhì khiếp sợ (theo tâm thức dân gian, lúc
này người Hà Nhì chưa biết đến con la). Trước khi rút đi người Hán không để lại chút dấu
vết nào. Sáng sớm hôm sau các cụ già ra xem chỗ phát ra tiếng kêu ban tối thì khơng thấy
có hiện tượng gì khác lạ. Họ càng thêm hoảng sợ và cho rằng thần linh không muốn cho họ



ở đất này nữa. Dân bản họp nhau lại và quyết định dời làng đi nơi khác. Trước khi ra đi họ
chặt đứt vòng dây mây và thề rằng "Bao giờ hai vòng dây mây gắn lại với nhau họ mới
quay trở về". Để nhắc nhở con cháu về quá trình di cư của mình, người Hà Nhì đã truyền
nhau lời hát kể như sau:
" Hà Nhì Nùng Ma A mế
Hà Nhì Nùng Mế Giáo Ga
Tì sa mà duề chí chí cai cai là gị rố
Hà Nhì dú đú liề mế mà nga a
Hà Nhì a đa số phố sgị e tì tồ gà í mồ á
Hà Nhì số phố sào chung đủ ỉ mồ á
Tì chuy duề ma bà đú í mồ á Tì chuy gồ dề sế ma láo đú í mồ á
Tì chuy a lù ho mo pho đú í mồ á"
Tạm dịch:
"Người Hà Nhì ở Nùng Ma A mế
Người Hà Nhì ở Nùng Mế Giáo Ga
Suốt đêm dài khơng thể ngủ được vì nghe tiếng con la rống
Đây khơng phải là đất của người Hà Nhì nữa rồi
Bố người Hà Nhì mới dọn đất xuống phía dưới
Người Hà Nhì dọn nhà chia làm ba đường mà đi
Một đường đi về Duề ma bà
Một đường đi về Gồ lề sế ma láo
Một đường đi về bên kia sườn núi A Lù"

1.4. Quan niệm của người Hà Nhì về nghi lễ vòng đời
Theo các nhà nghiên cứu, nghi lễ đời người xuất hiện cùng với xã hội loài
người. Trải qua thời gian, những nghi lễ ấy một mặt được duy trì, một mặt được phát
triển, hồn thiện và xuất hiện những nghi lễ mới. Mỗi dân tộc trên thế giới có mức độ
biểu hiện lễ thức khác nhau trong đời sống của một con người. Trong nghi lễ ấy, có
nhiều nghi lễ khơng chỉ gắn với đời sống tâm linh mà còn đánh dấu những chặng

đường trưởng thành của mỗi con người, là “kỷ niệm” mà mỗi con người trong cuộc đời
chỉ thực hiện một lần (có thể 2 đến 3 lần nhưng không phổ biến: Lễ cưới, lễ Thọ) như:
Lễ đặt tên, lễ cưới, lễ tang…


Trong văn hóa, phong tục có nghĩa là chuẩn mực xã hội hay là các truyền thống có
liên quan đến những quy định khơng chính thức thuộc về chuẩn mực xã hội. Còn nghi lễ là
phương thức điều hòa xã hội và các mối liên hệ tộc người. Các nghi lễ được hình thành
trong quá trình lịch sử là những cách ứng xử của phẩm cách quần chúng, biểu hiện những
hành vi được cụ thể hóa và lặp lại. Nhưng trong nghi lễ, sự quan trọng chủ yếu không phải
ở hành vi mà là ở tính chất tượng trưng.
"Nghi lễ" theo E.B Tylor trong cơng trình Văn hóa ngun thủy là: "Phương tiện
giao tiếp với những thực thể linh hồn". Thông qua nghi lễ, những người đang sống ở cõi
trần cầu cúng thần linh ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho cuộc đời của mỗi con
người [15].
Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với tâm lý vừa sợ sệt, vừa mong muốn sự
ban ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kèm theo đó là
hệ thống nghi lễ. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi lễ khác nhau:
Hệ thống nghi lễ nơng nghiệp cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt; hệ thống
nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp; hệ thống nghi lễ theo tín ngưỡng tổ nghề, nghi lễ thờ
tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tôn giáo và hệ thống nghi lễ vòng đời.
Nghi lễ vòng đời người theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh là “những nghi lễ liên quan
đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết” [40]. Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng
đồng người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế
giới tự nhiên bao quanh con người. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ,
cộng đồng tơn giáo thực hiện cho mỗi con người. Vì vậy, nghi lễ vịng đời khơng chỉ liên
quan đến một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nghi lễ vịng đời người thể hiện
sự lo lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo tồn giống nịi và bảo tồn xã hội lồi người. Nếu
như những lễ nghi nơng nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự nhiên ngồi ta (ngồi
con người) thì những nghi lễ vịng đời là sự ứng xử với cái tự nhiên trong ta (trong con

người).
Các nghi lễ vịng đời của người Hà Nhì từ thời gian, không gian, chủ lễ, động tác
hành lễ, các lễ thức, lễ vật vừa phong phú, phức tạp nhưng lại biểu hiện một cách nhất
quán những quan niệm. Để đi sâu nghiên cứu, giải mã những sự vật, hiện tượng, biểu
tượng trong các nghi lễ, tơi tìm hiểu và trình bày những nhận định của mình về quan niệm
về nhân sinh quan và thế giới quan, quan niệm về cuộc sống... Đây cũng chính là những tư
tưởng triết lý về không gian, thời gian tâm linh đã gắn chặt vào máu thịt, tâm hồn, tình cảm


của người Hà Nhì làm cơ sở cho sự nhất quán trong nội dung cũng như hình thức thực hiện
các nghi lễ vòng đời người.

1.4.1. Quan niệm về nhân sinh quan và thế giới quan
1.4.1.1. Quan niệm về đấng tạo hố
Đối với người Hà Nhì, Trời là một thế giới riêng, linh thiêng và đầy uy lực. Ở đó có
ơng Trời (Mơ Mí) là người quyết định hết thảy mọi việc trên trái đất. Theo truyền thuyết
Mơ Mí cùng với bà mụ (Thò Po ama) phân định ngành nghề cho mỗi con người như: thầy
cúng, thợ rèn, làm nương, người giàu, người nghèo...Tất cả đều do Mơ Mí quyết định:
Ngày xưa
Thượng đế đặt con cua ở khe suối
Đặt con bọ ngựa ở trên đồi
Đặt ở trong nhà sàng cái mẹt
Từ 5 đôi lạt
Muôn đời con người phải đan
Rồi những người đầu tiên
Dù giỏi dù vụng, dù xấu dù xinh
Dù đầy đủ hay mồ côi
Người ăn mày hay là vua chúa
Đều do Thượng đế sáng tạo ra
Con chó sứt trán

Con châu chấu, con gà
Rồi đến ao hồ đầm lầy
Khe nước rừng sâu
Ngàn vạn thứ ở đâu
Cũng do Thượng đế sáng tạo ra
.....
Trường ca "Xa nhà ca"
Người Hà Nhì tin rằng nếu ai được làm thầy cúng hay thợ rèn thì sẽ có nhà lợp ngói
ở trên trời, do đó hàng năm vào dịp Tết, các gia đình đều tổ chức cúng Mơ Mí để xin cho
con cái khoẻ mạnh, thóc lúa đầy kho, nhiều trâu, ngựa, lợn, gà. Những gia đình có người


ốm nặng hoặc có phụ nữ khó đẻ cũng lập dàn cúng Mơ Mí, lễ vật cúng thường là một con
gà cũng có khi là một bát nước lã.
1.4.1.2. Quan niệm về thế giới quan
Người Hà Nhì quan niệm, cùng sinh sống với họ cịn có người trên Trời và người
dưới Đất, người trên Trời gọi là Ị Ta P'ơ và người dưới đất là Mí Sà S'ị hay Mí U P'ơ
hoặc cịn có tên khác là hoặc cịn có tên khác là Mí U Già, Mí U Ma hay Dạ Ù Puý Già.
Theo họ người trên Trời thì cao to, người dưới Đất thì nhỏ bé. Thế giới trên Trời và dưới
Đất trái ngược nhau về thời gian và được thông với nhau bằng một hố rất sâu và sự qua lại
của con người giữa hai thế giới này khơng thường xun. Nếu trên trời là ban đêm thì dưới
đất là ban ngày vì khi đó mặt trời lặn xuống đất. Những công việc hàng ngày họ làm trên
trời cũng giống như người trên mặt đất như: săn bắn, hái lượm, cuốc nương...họ cũng có
quan hệ gia đình, cha mẹ, anh em, chồng vợ...Những người thuộc thế giới dưới đất tuy đều
bằng xương bằng thịt nhưng lại quá nhỏ bé so với người trên mặt đất và trên trời. Họ nhỏ
đến mức lấy vỏ trứng gà làm nồi cơm, khều mãi quả sung để khơi nguồn nước mà không
làm được nên phải nhờ đến người trên mặt đất. Nhưng thế giới dưới mặt đất cũng có những
điều kỳ lạ khác về bản chất với thế giới con người: đất đá là mật ong, bờ ruộng là bánh...

1.4.2 Quan niệm về cuộc sống

1.4.2.1. Quan niệm về hôn nhân
Hôn lễ là hình thức hơn nhân để cộng đồng cơng nhận sự kết hơn của đơi trai
gái. Do đó hơn lễ của người Hà Nhì ở Mù Cả cũng có những nét tương đồng với hôn lễ
của các tộc người anh em, điều này được thể hiện ở chỗ: Hôn lễ là hiện tượng xã hội,
phản ánh sự quan tâm của các bậc cha mẹ, của cộng đồng đối với việc kết hơn của đơi
trai gái...Với người Hà Nhì, cưới xin là một trong những nghi lễ quan trọng, việc tiến
hành hôn lễ là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ đối vói những đứa con đến tuổi kết
hơn. Dù là con trai hay con gái, bố mẹ đều quan tâm và bằng mọi khả năng để cho
chúng có vợ có chồng. Muốn tiến hành hôn lễ theo đúng tập quán của cộng đồng thì
cha mẹ khơng những phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất để làm đám cưới đồng
thời phải chăm lo giáo dục con cái từ lúc trẻ còn bé đến khi trưởng thành để đáp ứng
các tiêu chuẩn kén dâu, rể của cộng đồng. Người Hà Nhì ở Mù Cả khơng có tục ở rể và
phụ nữ khi lấy chồng cũng không đổi sang họ của chồng như một số dân tộc khác
nhưng khi người phụ nữ có con, người ta thường lấy tên của con trai cả để gọi thay tên
cho người phụ nữ đó, ví dụ bà Lỳ Loong Mừ có con trai cả tên là Phà, bà con trong bản
sẽ gọi bằng tên bà Phà, hay mẹ Phà.


1.4.2.2 Quan niệm về hồn vía, hồn ma
Người Hà Nhì quan niệm bất cứ vật gì cũng có linh hồn: từ cái cây, con suối, vách
đá, đến đất, nước...Người Hà Nhì có sự phân biệt giữa linh hồn con người và linh hồn của
các loài khác. Hồn con người được gọi là "Thá" và có tới 92 linh hồn - chúng đều thống
nhất và mạnh như nhau. Lợn, gà, cây, cối...chỉ có một linh hồn và khơng có sự phân biệt
linh hồn theo giới tính. Trước kia hàng năm có tục gọi hồn cho tất cả mọi người trong gia
đình và cho gia súc nhất là vào dịp Tết hay lễ cơm mới. Do bản chất linh hồn yếu đuối và
linh hồn có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người nên người ta ln chú ý giữ
gìn, bảo vệ linh hồn của mình nhất là đối với trẻ em vì hồn được cho là cịn yếu, chưa cứng
cáp. Hồn chính thường trú ngụ trên đầu vì vậy người Hà Nhì thường đội mũ, khăn kể cả
trước bàn thờ tổ tiên. Người Hà Nhì rất ghét ai lấy tay xoa đập lên đầu, người ta quan niệm
làm như vậy hồn sẽ bị lạc, dễ bị ốm. Người Hà Nhì có các cách bảo vệ hồn vía như sau:

Đối với trẻ em người ta thường đeo vòng, buộc chỉ cổ tay, đội mũ năm múi và
thường có những vật yểm bùa như đi sóc, đồng bạc, răng vuốt hổ, gấu...; đối với thanh
niên thì hồn họ ln mạnh khoẻ nên chỉ cần đeo một dây vía ở cổ tay hoặc ở cổ; hồn người
già hay yếu đuối, thất lạc vì vậy khi ốm đau người ta phải mời thầy cúng về gọi hồn tức gọi
tên người đó mong hồn không đi lung tung, không đi lạc và về cùng bố mẹ, vợ con.
Khi gọi hồn người ta lấy vòng tay, áo, khăn người ốm, người cần gọi hồn và lễ vật
gồm: một đôi gà, một quả trứng, một bát gạo, chè. Khi cúng xong nếu có vịng tay đã cúng
không buộc chỉ. Người ta tin rằng với cách gọi hồn này thì dù hồn lạc ở đâu cũng sẽ nhập
vào xác.
Người Hà Nhì cũng giống như các dân tộc anh em khác có quan niệm người chết đi
sẽ thành ma (nẹ khà) và ma có hai loại: nếu người sống kính trọng thì ma nhà sẽ phù hộ
cho gia đình mạnh khoẻ, làm ăn, chăn ni phát đạt; nếu người sống coi thường thì ma nhà
sẽ phá phách, người ta gọi nẹ khà cù chà và phải cúng xin ma mới không phá phách nữa.
1.4.2.3. Quan niệm về cõi chết
Như trên đã nói, người Hà Nhì quan niệm sau khi người sống chết đi hồn sẽ biến
thành ma, quỷ (nẹ khà), có loại ác và thiện. Loại ma ác là những người khi sống trên trần
gian coi thường đạo lý, cãi cha, chửi mẹ, đối xử không tốt với anh em, khi chết đi sẽ biến
thành cây gai suốt đời phiêu bạt theo luồng gió để quấy nhiễu con người. Loại ma thiện là
linh hồn các cụ đã sống hết kiếp người hay người thân trong gia đình chẳng may mất sớm.
Những linh hồn này khi lìa khỏi xác sẽ về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Để


×