Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tìm hiểu công tác chỉ đạo nghiệp vụ của thư viện quốc gia việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 113 trang )

1

Bộ Giáo dục v Đo tạo

bộ văn hóa thể thao v du lịch

trờng đại học văn hóa h nội

nguyễn thị ngọc anh

văn hóa nhạc nhẹ
trong giới trẻ h nội
Chuyên ngành : Văn hóa học
M số

: 60 31 70

luận văn thạc sĩ văn hóa học

Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Minh Khang

Hμ néi - 2008


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1



Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN NHẠC NHẸ VIỆT NAM

7

1.1. Các khái niệm

7

1.2. Nhạc nhẹ trong đời sống âm nhạc Việt Nam

8

1.3. Ca khúc nhạc nhẹ

9

1.4. Phong cách biểu diễn trong nhạc nhẹ

11

1.5. Phối khí trong nhạc nhẹ

16

1.6. Chất dân gian trong nhạc nhẹ

21

1.7. Tiếp thu tinh hoa nhạc nhẹ nước ngoài vào nhạc Việt Nam


23

1.8. Quan điểm phát triển dòng nhạc nhẹ

26

Chương 2:

THỰC TRẠNG VĂN HĨA NHẠC NHẸ TRONG GIỚI TRẺ

31

HÀ NỘI

2.1. Nhóm sáng tác

31

2.2. Ca sĩ

48

2.3. Sản xuất và dịch vụ

60

2.4. Công chúng yêu nhạc nhẹ

70


Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN

84

HĨA NHẠC NHẸ

3.1. Định hướng văn hóa nhạc nhẹ

84

3.2. Giải pháp phát triển văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội

88

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

95
102


3

PHỤ LỤC

105


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc bắt nguồn từ cuộc sống, trong lao động của con người, và
hình thức sớm nhất trong lịch sử loài người về âm nhạc là ca hát. Tiếng hát là
tiếng nói tâm hồn của con người, được phổ cập dễ hiểu và được mọi người
trong xã hội u thích. Từ thuở bình minh của lịch sử loài người cho đến
những thế kỉ của "Đêm trường trung cổ", âm nhạc - thanh nhạc được coi là
"môn khoa học hiện đại cao thượng nhất". Nghệ thuật ca hát là một trong
những loại hình nghệ thuật khó nhất, vì nghệ thuật ca hát được tạo ra bởi một
nhạc sống - cơ thể con người, mọi diễn biến tâm lý của người ca sĩ đều ảnh
hưởng tới chất lượng nghệ thuật, ngoài ra nghệ thuật ca hát có những quy luật
chung về âm thanh, về kỹ thuật, về thẩm mỹ và cả quy luật về ngơn ngữ.
Có lẽ chưa bao giờ, giới trẻ cả nước lại được tham dự vào một sân
chơi đại chúng vui vẻ và tràn đầy sức sống trong sự sáng tạo của các thể loại
âm nhạc như hiện nay. Nhiều cuộc thi âm nhạc thính phịng, dân gian, nhạc
nhẹ...liên tục thu hút giới nhạc sĩ, ca sỹ và đặc biệt là sự hưởng ứng mang
nhiều sắc thái văn hóa của các tầng lớp quần chúng yêu nhạc. Tuy nhiên thực
tế cho thấy, giới trẻ chiếm đa số trong tập hợp các đối tượng trên. Để hướng
tới một "nền văn hóa đầm đà bản sắc dân tộc" như trong Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ V đã nêu, khơng thể khơng có những căn cứ từ cái nhìn khách
quan, khoa học về sự ảnh hưởng của một bộ phận lớn tầng lớp yêu nhạc. Vai
trò của âm nhạc, nhất là nhạc nhẹ đặt một gánh nặng lên vai những nhà quản
lý văn hóa làm sao để "văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ" thật sự lành mạnh và
phát triển có định hướng về thẩm mỹ cũng như giá trị nghệ thuật.
Phong cách nhạc nhẹ được coi như một hiện tượng mới mẻ nhất với
công chúng thưởng thức nhạc Việt Nam. Thực tế, nhạc nhẹ với các thể loại đa
dạng như: zazz, rap, hiphop, pop, ballad, R&B, funk… đã được hình thành và



5

phát triển trên thế giới từ rất lâu, tuy nhiên từ những năm đầu thập niên 90 của
thế kỷ trước đến nay nhạc nhẹ mới hình thành và dần phát triển tại Việt Nam.
Tuy "tuổi đời" còn non trẻ, nhưng phong cách nhạc nhẹ với tính năng
động, sáng tạo đầy hấp dẫn đã dần thu hút được sự quan tâm của khán giả ở
mọi lứa tuổi, tầng lớp. Trước xu thế hội nhập hiện nay, nhạc nhẹ ngày càng
chứng tỏ được sự lan tỏa và sức ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần và
văn hóa người Việt. Khi môi trường và điều kiện sống phong phú hơn, nhạc
nhẹ cũng chuyển mình phát triển. Nó ăn sâu vào một số lượng lớn tầng lớp
thanh thiếu niên từ phong cách, lối sống đến tư tưởng và cách hành xử trong
cuộc sống và trước hết là văn hóa hưởng thụ âm nhạc theo nhiều hướng. Vì
thế bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mà nhạc nhẹ tác động tới đời sống âm
nhạc của người Việt Nam cịn có nhiều điều cần phải bàn tới trên khía cạnh
chưa tích cực. Tại sao nhạc nhẹ lại có ảnh hưởng nhanh và mạnh đến tầng lớp
trẻ, nhất là ở các đô thị lớn? Trên thực tế, văn hóa nhạc nhẹ chiếm một mảng
lớn trong trong hệ thống văn hóa tiếp nhận văn học nghệ thuật hiện nay.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ hiện nay là
một vấn đề cấp thiết. Nghiên cứu này hy vọng nêu ra được cái gốc của vấn đề,
trả lời một cách xác đáng, thỏa mãn vấn đề nêu ra ở trên, thực trạng "văn hóa
nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội". Để rồi từ đó có những định hướng cho lĩnh
vực này phát triển một cách tích cực đến hoạt động văn hóa nói chung của
giới trẻ hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong lĩnh vực Văn hóa học, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về văn hóa
âm nhạc với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, như luận văn thạc sĩ Văn
hóa học của bà Nguyễn Thị Hải, công tác tại Trường Cao đẳng sư phạm Hà
Nội với đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc cổ
truyền Việt Nam ở Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội", do TSKH. Phạm
Lê Hòa hướng dẫn. Hay như luận văn của học viên Vũ Văn Lực về đề tài



6

"Then Tày và việc khai thác, phát huy âm nhạc Then Tày trong đời sống ca
nhạc hiện nay", do GS.TSKH. Phan Đăng Nhật hướng dẫn. Bên cạnh đó cịn
có cả những luận án tiến sĩ trong lĩnh vực này như luận án tiến sĩ Văn hóa học
cấp nhà nước cho NCS. Trần Hồng Tiến, cơng tác tại Đài Truyền hình Việt
Nam, đề tài "Nghệ thuật diễn xướng hị sơng nước Bắc Trung Bộ" (do GS.
TS. Phạm Minh Khang hướng dẫn), và cả những luận văn thạc sĩ văn hóa do
người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam như luận văn Thạc sĩ Văn hóa học
cho học viên Khamphan Sithilat về đề tài: Nhạc cụ truyền thống người
Singsily tại huyện Phôngsalỳ, tỉnh Phơngsalỳ (Nước Cộng hịa dân chủ
nhân dân Lào), do GS.TS. Phạm Minh Khang hướng dẫn... Đây đều là những
đề tài nghiên cứu về âm nhạc trong lĩnh vực Văn hóa học; tuy nhiên trong q
trình tìm hiểu, tác giả chưa tìm thấy một luận văn nào nghiên cứu về văn hóa
âm nhạc của giới trẻ Việt Nam hiện nay và nghiên cứu về mức độ quan trọng
của âm nhạc trong đời sống văn hóa tinh thần của giới trẻ, một lực lượng
đơng đảo và có những giá trị rất riêng trong đời sống xã hội hiện đại.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có sức ảnh hưởng khơng nhỏ
trong đời sống lồi người. Chính vì thế có rất nhiều những cơng trình nghiên
cứu được viết thành sách, nghiên cứu về âm nhạc nói chung và văn hóa âm
nhạc cũng như văn hóa thưởng thức âm nhạc nói riêng. Trong quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu sách
báo liên quan đến văn hóa âm nhạc. Cuốn "Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn
văn hóa" gồm 2 tập của Giáo sư, Nhà giáo ưu tú Dương Viết Á là một tác
phẩm cung cấp cho độc giả, đặc biệt là bạn yêu nhạc một cái nhìn rất mới về
âm nhạc Việt Nam, qua con mắt của một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn
hóa. Tuy nhiên, "Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa" chủ yếu phân tích
giai điệu, ca từ và tầm ảnh hưởng của những ca khúc từ nửa đầu thế kỷ XX và

những bài hát cách mạng thể hiện tinh thần bất khuất hào hùng của dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Khê - một người Việt đã định cư ở Pháp hơn 50 năm nhưng
đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam và nhạc cụ dân


7

tộc Việt Nam, một trong những cuốn sách đó là "Du ngoạn trong âm nhạc
truyền thống Việt Nam" được xuất bản năm 2005. Cuốn sách đưa người đọc
du ngoạn vào lĩnh vực âm nhạc truyền thống của người Kinh để biết chúng có
những gì, nhận ra một vài đặc điểm về cách đàn cách hát, thấy được cái hay
cái đẹp và đơi nét độc đáo trong nhạc cụ nhạc khí. Như vậy có thể thấy, các
nhà nghiên cứu lớn đã dầy công nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình
nghiên cứu mang tính khoa học về đề tài âm nhạc, nhưng chưa hề có một
cơng trình nghiên cứu khoa học nào về ca từ cũng như những nét văn hóa thể
hiện trong các ca khúc mà giới trẻ hiện nay đang thưởng thức, trong một dòng
nhạc đang rất thịnh hành, đó là nhạc nhẹ.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu, đã có rất nhiều bài báo phỏng
vấn các nghệ sĩ, trong đó có nhiều nghệ sĩ là các ca sĩ trẻ, hát những bài hát
trong dòng nhạc nhẹ hiện nay, được Nhà xuất bản Công an nhân dân tập hợp
và xuất bản thành sách năm 2005 với tiêu đề "Trò chuyện với người nổi
tiếng". Cuốn sách đã thu hút được sự quan tâm của cơng chúng bởi ở đó có
những câu chuyện xoay quanh những nhân vật là người của công chúng, tuy
nhiên cuốn sách cũng không phản ánh nhiều đến đề tài văn hóa thưởng thức
âm nhạc nghệ thuật của một tầng lớp không hề nhỏ trong xã hội, đó là giới trẻ.
Trên đây là những cuốn sách và những cơng trình nghiên cứu mà trong
q trình thực hiện đề tài "Văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội", tác giả
có tìm hiểu và nghiên cứu. Qua đó, tác giả thấy đây thực sự là một vấn đề mới
mẻ và cũng rất cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay, và cần nhận được sự
quan tâm nhiều hơn nữa của giới khoa học và nghiên cứu xã hội.

Qua tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan nói trên, cho thấy,
chưa một nghiên cứu nào đi sâu và có cách tiếp cận trực tiếp vào văn hóa
nhạc nhẹ, nhất là khi nó thể hiện ở đại bộ phận giới trẻ. Vì vậy, rõ ràng vẫn
cần một nghiên cứu cụ thể, trực diện về "văn hóa nhạc nhẹ" hiện nay trong
một diện rộng giới trẻ nói chung và giới trẻ tại các đơ thị lớn nói riêng.


8

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Tìm hiểu đời sống văn hóa âm nhạc (dịng nhạc nhẹ) của giới trẻ hiện
nay. Từ những kiến nghị của đề tài có thể là những căn cứ giúp cho các nhà
quản lý văn hóa, hoạch định chính sách quản lý và phát triển dòng nhạc này
cũng như những tác động ảnh hưởng của nó mang tính tích cực hơn của văn
hóa nhạc nhẹ.
3.2. Nhiệm vụ
- Xác định một số khái niệm liên quan dùng trong nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng các hoạt động của giới trẻ có tác động ảnh
hưởng đến văn hóa nhạc nhẹ và chiều ngược lại: văn hóa nhạc nhẹ trong giới
trẻ hiện nay.
- Đề xuất những kiến nghị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Văn hóa nhạc nhẹ
Phạm vi và khách thể nghiên cứu: Thực trạng việc sáng tác, trình diễn
và thực hiện các dịch vụ liên quan đến quảng bá nhạc nhẹ và phong cách, văn
hóa hưởng thụ nhạc nhẹ của giới trẻ Thủ đô hiện nay.
- Giới trẻ Hà Nội nằm trong độ tuổi 14 - 35:
+ Nhạc sĩ;
+ Ca sĩ;

+ Người làm dịch vụ âm nhạc (sản xuất băng đĩa nhạc, tổ chức biểu diễn,...);
+ Công chúng yêu nhạc.
Tuy nhiên, do có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đại chúng
phát triển cũng như khoảng cách không lớn, sự ảnh hưởng hay tương tác của hai


9

thành phố lớn trong nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) ở lĩnh vực âm
nhạc gần như tức thì, nên của luận văn cũng chọn một vài mẫu sinh sống và hoạt
động nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh để có thêm thơng tin đầy đủ hơn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn sử dụng lý luận về mỹ học Mác - Lênin.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp nghiên cứu văn hóa học; phương pháp phân tích tài
liệu thứ cấp; phương pháp nghiên cứu xã hội học, với kỹ thuật nghiên cứu
định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm); phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
- Một nghiên cứu mới trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật được sử
dụng phương pháp xã hội học.
- Làm căn cứ để xây dựng một định hướng văn hóa thẩm mỹ âm nhạc,
đặc biệt là nhạc nhẹ, lành mạnh trong giới trẻ.
7. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Khi đã có những kết luận thông qua các tài liệu nghiên cứu khác và
trên thực tế quan sát gần đây về nhạc nhẹ hiện tại, nghiên cứu định tính một
cách bài bản này có lẽ là một đóng góp mới trong việc lựa chọn phương pháp
phù hợp nhất, để giải thích một cách sâu sắc giả định nghiên cứu về văn hóa
nhạc nhẹ hiện nay trong giới trẻ Thủ đơ nói riêng và tồn quốc nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung và tổng quan về nhạc nhẹ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng văn hóa nhạc nhẹ hiện nay ở giới trẻ Hà Nội.
Chương 3: Những định hướng và giải pháp phát triển văn hóa nhạc nhẹ.


10

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN NHẠC NHẸ VIỆT NAM

1.1. CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1. Giới trẻ
Lẽ đương nhiên, người hết tuổi thanh niên, tức là từ 36 tuổi trở lên sẽ
không được gọi là "trẻ" (theo Luật Thanh niên Việt Nam qui định, thanh niên
là khoảng tuổi từ 16 - 35). Tuy nhiên, thuận tiện cho nghiên cứu này, "giới trẻ"
hiện nay sẽ mở rộng hơn, và được hiểu là tầng lớp thanh thiếu niên tuổi từ 15
đến dưới 40.
1.1.2 Nhạc nhẹ - nhạc trẻ
Danh từ "nhạc nhẹ" chỉ xuất hiện ở Việt Nam sau năm 1986. Trước đó,
năm 1975 danh từ này - "light orchestral music" - được dùng thay cho nhạc
hịa tấu ở Anh. Sau này, nó dần bị thay thế bởi từ "nhạc nhẹ" để chỉ dòng nhạc
phổ thông POP, ROCK. Hiện nay sự phong phú và đa dạng của nền âm nhạc
nước ta đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, và có sự hịa quyện và
khó phân định giữa "nhạc nhẹ" và "nhạc trẻ". Tuy nhiên, "nhạc trẻ" đề cập ở
đây là những bài nhạc hầu hết được sáng tác bởi nhạc sĩ trẻ, hát bởi ca sĩ trẻ và
có khán giả trẻ, đó là các dòng nhạc thuộc thể loại: POP, ROCK, FUNK,...
1.1.3. Văn hóa nhạc nhẹ
Văn hóa nhạc nhẹ dùng để chỉ những tác động tự thân cũng như ảnh

hưởng của dòng nhạc này đến nhóm nghệ sĩ sáng tác, thể hiện - biểu diễn, kinh
doanh - quảng bá và khán giả hưởng thụ. Hay chính xác hơn là những gì cịn
lại của nhạc nhẹ sau q trình nó đi vào cuộc sống thường nhật con người đặc biệt là giới trẻ.


11

1.2. NHẠC NHẸ TRONG ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC VIỆT NAM

Trong đời sống thưởng lãm nói riêng, đời sống tinh thần nói chung
của người Việt, chưa có một loại hình nghệ thuật nào, chưa có một bộ mơn
giải trí nào, hay - đơn thuần là - những tức hứng nhất thời nào, những cơn cớ
ngẫu nhiên nào, lại được chợt nhớ, bắt gặp, thực hiện một cách nhanh chóng
và đại trà như nhạc nhẹ.
Sân khấu nhạc nhẹ (còn gọi là "nhạc trẻ") là vấn đề được nhiều người
đề cập đến. Điều này khẳng định dịng nhạc nhẹ hiện nay ln ln sôi động.
Để đáp ứng được kịp thời nhịp sống mới của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phải có những phong cách thể hiện mới trong nghệ thuật ca nhạc;
khẳng định tuổi trẻ chính là lớp người nhạy cảm nhất với những diễn biến của
xã hội. Lớp nhạc sĩ trẻ được đào tạo chính quy tại các trường nhạc của ta một
thời đã có những bứt phá trong sự tìm tịi sáng tạo và họ có cơng dành lại
cơng chúng, đã lôi cuốn được đông đảo công chúng tấp nập mua băng đĩa
nhạc Việt Nam. Phải chăng đấy là một thành cơng đáng khích lệ của nhạc nhẹ
thời kỳ đổi mới. Nhờ sự phát triển của kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin
mà công việc sáng tác, chuyển soạn, phối âm, phối khí cho các tác phẩm nhạc
nhẹ được thuận lợi hơn. Có thể nói nhạc nhẹ được ví như một luồng gió mới
thổi vào đời sống âm nhạc xã hội khơng chỉ bằng đề tài tình yêu mà còn nhiều
đề tài khác trong cuộc sống.
Tuy nhiên, thời gian gần đây khơng ít người phê phán mạnh mẽ, vạch
ra những hạn chế và nhược điểm trong hoạt động sáng tác và biểu diễn "nhạc

trẻ" do xu hướng thương mại trong cơ chế thị trường. Đó là những bài hát
kém chất lượng nghệ thuật ngày càng nhiều do sự phát triển quá ồ ạt của loại
nhạc này dẫn đến tình trạng sản xuất nhiều "nhạc nhái", lời ca sáo rỗng, trùng
lặp, dung tục, vô nghĩa... với nội dung hồn tồn xa rời thực tiễn, những vấn
đề nóng bỏng của đời sống hàng triệu người.


12

Trong sự đan xen phức tạp của nhiều trào lưu, nhiều thể loại âm nhạc
và tác động của cơ chế thị trường vẫn có thể nhận ra một mạch di chuyển và
những đặc trưng cơ bản đã định hình trong âm nhạc dân tộc Việt Nam từ
chiều sâu lịch sử. Lịng say mê âm nhạc, ý chí kiên trì bảo tồn nền âm nhạc
dân tộc đi đôi với ý thức cởi mở, hòa đồng với thế giới. Những yếu tố đó chắc
chắn sẽ cho ra đời thể loại nhạc nhẹ Việt Nam mang bản sắc riêng. Tuy khó
tránh khỏi những cái lai căng, tốt có, xấu có và cả những tác phẩm dễ dãi
thuộc loại "mì ăn liền" (xài nhanh, sáng tác nhanh), nhưng rất may mắn thể
loại này cũng "chết" nhanh.
Hãy đặt câu hỏi: "Tại sao "nhạc trẻ" được ủng hộ bởi một bộ phận khá
lớn khán giả trẻ?" Lý do rất đơn giản tại vì đó là cá tính của giới trẻ. Giới trẻ
nói chung (sẽ ln ln có những cá biệt) dễ yêu, dễ ghét. Họ thường làm theo
đa số (peer pressure). Họ có thể thay đổi sở thích rất nhanh và thường gây ra
lỗi lầm trong cuộc sống. Đó chính là q trình phát triển để trở thành một cá
nhân thực sự. Lịng u thích "nhạc trẻ" cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong
quá trình hồn thiện thẩm mỹ âm nhạc mà thơi. Và chính sự tiếp cận với nền
âm nhạc phong phú, người ta mới tìm được cho mình một gu thưởng thức riêng.
Sự cạnh tranh của "nhạc trẻ" sẽ làm cho các dòng nhạc khác phải tự làm
mới mình để thu hút khán giả. Như vậy bên có lợi nhất vẫn là người nghe.
Khái niệm chất lượng nghệ thuật sẽ rất chung chung nếu so sánh các dịng nhạc
khác nhau (ví dụ như so sánh rock, pop, hip-hop...). Vậy nên, dòng nhạc nào

thỏa mãn được nhiều khán giả trong thời gian lâu nhất sẽ tồn tại và ngược lại.
1.3. CA KHÚC NHẠC NHẸ

Nhạc nhẹ với đặc điểm dễ cảm nhận, sôi động, dễ có những tác phẩm
"tức thời" phản ánh những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống, nó đã trở
thành một loại hình âm nhạc phổ cập thu hút đơng đảo cơng chúng. Ở Việt
Nam chúng ta, khi trình độ dân trí âm nhạc cịn hạn chế, nhạc nhẹ đã chiếm
một tỉ lệ gần như "tuyệt đối" trong sinh hoạt âm nhạc của xã hội.


13

Ca khúc nhạc nhẹ khơng phải vơ cớ mà có ảnh hưởng sâu rộng trong
cơng chúng, nó có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, với những người trực
tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, cần phải hiểu rõ về nó về đặc
điểm hình thành, phát triển... những cái hay và cả những cái dở của nhạc nhẹ
mới có thể làm nên được những gì có giá trị thật sự.
Tình hình ca nhạc nhẹ Việt Nam trong những năm qua và hiện nay là
rất sôi động, thu hút gần như toàn bộ sức lực của giới ca sĩ, nhạc sĩ. Tuy nhiên
có một điều trái khốy là lực lượng đó đa số xuất thân từ các cơ sở đào tạo
không chuyên về nhạc nhẹ. Sự "linh động, sáng tạo" của lực lượng này là
những đóng góp đáng ghi nhận cho nhạc nhẹ Việt Nam. Một số khác tuy tự
trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc, có khi khơng đầy đủ nhưng họ là
những người thực tế, yêu thích và "bắt chước" nhạc nhẹ bằng cách nghe, nhìn
băng dĩa.
Ở lĩnh vực sáng tác, sự "bắt chước" đã sinh ra những "phiên bản" - dĩ
nhiên là chẳng có một dấu ấn sáng tạo đúng nghĩa nào - sự "bắt chước" đơi
lúc q đà dẫn đến những tình trạng khơng nên có. Lớp nhạc sĩ trẻ u thích,
đặt nhiều tâm huyết vào nhạc nhẹ nhưng khơng có căn cơ. Những nhạc sĩ lớp
đàn anh, đa số không theo kịp các trào lưu nhạc nhẹ. Tình trạng chung là cả

hai thế hệ đều không sản sinh ra được những tác phẩm nhạc nhẹ có giá trị
đích thực. Đàn anh nói đàn em khơng nghe, đàn em khơng thuyết phục được
đàn anh. Đó là thực trạng phức tạp trong giới sáng tác hiện nay.
Một nguyên nhân không thể bỏ qua, đã một thời kì dài, nền âm nhạc
Việt Nam là nền âm nhạc phục vụ kháng chiến, nên phong cách âm nhạc
được gói gọn trong những chuẩn mực khắt khe, điều này khiến các thế hệ
nghệ sĩ đi sau giẫm lên lối mòn một cách hiển nhiên và ngại khám phá những
con đường mới.
Do sự phát triển của công nghệ và truyền thông, lớp nhạc sĩ 8X (sinh
những năm 1980) có trình độ nhạc lý, điều kiện tiếp xúc âm nhạc tốt hơn hẳn


14

những lớp nhạc sĩ 7X, 6X... Tuy nhiên do tuổi đời cịn trẻ nên chất liệu để từ
đó tạo ra giai điệu mới còn nghèo nàn và đương nhiên kinh nghiệm sống cũng
cịn non nớt (điều đó được thể hiện trong ca từ).
PV3, nam nhạc sĩ, 39 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh
Một số cây viết trẻ thuộc thế hệ 8X viết nhạc có cấu trúc, tiết tấu
đơn giản, giai điệu dễ "lai" ca khúc nước ngoài, ca từ viết theo lối thực
dụng, vừa cường điệu vừa nghèo nàn, phần đặt tựa thì "vui tai" đến mức
chống: Người ấy và tôi em phải chọn, Bạn tôi em cũng không chừa...
Thực trạng một số ca khúc kém thẩm mỹ nghệ thuật đang ra rả trên thị
trường đã khiến các bậc phụ huynh, những người quan tâm và thưởng ngoạn
âm nhạc không thể khơng lo ngại. Thậm chí khơng ít cơng chúng yêu nhạc
Việt đã quay lưng với các sáng tác mới của tác giả trẻ. Họ phải tìm về các ca
khúc xưa một thời vang bóng để lấp chỗ trống nhu cầu nghe nhạc.
1.4. PHONG CÁCH BIỂU DIỄN TRONG NHẠC NHẸ

Khi chàng ca sĩ Hàn Quốc Bi-Rain xuất hiện trong chương trình biểu

diễn tại Sân vận động Quân khu 7 vào ngày 8-6-2006, nhiều người mới bật
ngửa ra khi nhận thấy chàng ca sĩ này hát chẳng hay gì mấy, nhưng khi xuất
hiện trên sân khấu thì cứ như gây ra bão tố trong khán giả. Thì ra sức hấp dẫn
ở đây không phải là giọng ca mà là phong cách biểu diễn. Điều này đã được
các ca sĩ Việt Nam quan tâm từ khá lâu nhưng do chưa ý thức được hết phần
quan trọng của nó, cũng như điều kiện kinh tế có hạn, nên việc đầu tư cho
lĩnh vực này còn ở mức hạn chế.
Phong cách biểu diễn của các ca sĩ chưa được đào tạo một cách bài
bản. Phần lớn các ca sĩ đều thừa nhận, phong cách biểu diễn của họ trên sân
khấu là do họ tự nghĩ ra bằng cách đọc qua sách vở hoặc xem qua băng đĩa
là chính.


15

PV7, nam ca sĩ, 25 tuổi, Hà Nội
Tôi nghĩ rằng các nhạc sĩ và các ca sĩ nên tìm cho mình một phong
cách, một sở trường riêng phù hợp với khả năng và hình ảnh của mình. Một
vài ca sĩ bị ảnh hưởng bởi thần tượng của chính họ, một vài ca sĩ thì cứ
quen với hình ảnh lúc đầu khi mới xuất hiện trước công chúng. Riêng tôi,
tôi đi theo niềm đam mê của tôi từ nhỏ, từ nhỏ tơi đã thích RAP, dù đó là
hồi RAP là một thể loại mà ít người biết đến.
Hầu hết ca sĩ chưa qua đào tạo về vũ đạo nên không thể tiết chế được
mức độ ảnh hưởng của vũ đạo đối với giọng hát của mình. Tức là khi quá chú
tâm hoặc phải biểu diễn một tiết mục quá nặng về vũ đạo thì khả năng ca sĩ bị
hụt hơi trong giọng hát có thể đến bất cứ lúc nào.
PV12, nam nhạc sĩ, 52 tuổi, Hà Nội
Đa số ca sĩ Việt đều chưa có được một phong cách biểu diễn chuyên
nghiệp mỗi khi xuất hiện trên sân khấu lớn. Phần lớn họ (ca sĩ) mới chỉ chú
trọng đến hình thức là chính mà khơng biết kết hợp, tận dụng sân khấu để

hình thành phong cách biểu diễn cho mình.
Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều ca sĩ dù hát rất hay nhưng dễ
gây nhàm chán trong phong cách biểu diễn. Khi xuất hiện bằng những ca
khúc sôi động, phần lớn ca sĩ (kể cả ca sĩ ngôi sao lẫn ca sĩ trẻ) mới chỉ nhảy
những bước giậm giật hay lắc đầu quay cuồng, chứ chưa biết làm gì hơn. Vì
khơng có nền tảng cơ bản về cách thức biểu diễn trên sân khấu nên tình trạng
ca sĩ lớp sau bắt chước cách thức của ca sĩ thế hệ đàn anh, chị đi trước, trở
thành bản sao của nhau về phong cách biểu diễn. Điều đáng nói là cho đến
nay Việt Nam chưa có trường lớp nào dạy phong cách biểu diễn.
Các trường nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam chỉ mới đào tạo luyện
thanh chứ chưa đào tạo phong cách biểu diễn chính quy cho ca sĩ, nhất là biểu


16

diễn nhạc nhẹ. Chính vì vậy, các cuộc thi như: Sao Mai, Sao Mai - Điểm hẹn,
Ngôi sao Tiếng hát truyền hình... ban tổ chức phải mời chuyên gia nước ngoài
về giảng dạy vũ đạo, phong cách biểu diễn cho ca sĩ dự thi.
Đi ra nước ngoài học cách biểu diễn là giải pháp tốt nhất để tự cứu lấy
mình của một số ca sĩ, khi họ ý thức được phong cách biểu diễn chuyên nghiệp
cũng hết sức quan trọng để ln giữ được hình ảnh mới mẻ của mình trước
công chúng.
Trở về quê nhà để giới thiệu album mới Đối thoại 06, điều thay đổi
lớn nhất ở Hà Trần không nằm ở giọng hát mà là phong cách biểu diễn. Mỗi
lần xuất hiện trên sân khấu, cô lại mang đến cho khán giả một cảm xúc hoàn
toàn mới lạ. Từng động tác lắc đầu, hất tóc, mỉm cười, bước đi, vài điệu múa
dẻo đơn giản,... đều được chăm chút kỹ lưỡng. Quan trọng hơn mỗi chi tiết
nhỏ đều được sắp đặt cho phù hợp với giai điệu, nội dung ca khúc. Chính điều
đó càng làm cho sự xuất hiện của Hà Trần và ca khúc mà cô biểu diễn thêm
thú vị, hấp dẫn.

PV 6, nữ ca sĩ, 28 tuổi, Hà Nội
Không phải chỉ ở Việt Nam đâu, với quốc tế cũng vậy, muốn thành
cơng thì phải có cả cơng nghệ lăng xê hùng hậu, từ truyền thông, đến người
tài trợ, êkip, hình thức, vũ đạo… nhưng tất cả những yếu tố công nghệ giải
quyết được sự hỗ trợ về kỹ thuật và giúp người nổi tiếng nhanh hơn, sau
một đêm của cuộc thi nào đó đã có thể thành sao được.
Cho đến nay, ca sĩ Hồng Nhung là một trong những ca sĩ được đánh
giá rất cao trong phong cách biểu diễn. Với cách xử lý sân khấu rất thông
minh (tận dụng ánh sáng, bối cảnh của sân khấu), Hồng Nhung luôn là tâm
điểm mỗi khi xuất hiện trên sân khấu. Ngồi những kinh nghiệm tích lũy
được trong suốt quá trình đi hát, chị cho biết: "Phong cách biểu diễn là một


17

trong những môn tôi được học mỗi khi tham gia các khóa học ngắn hạn ở
nước ngồi".
Khơng ít ca sĩ ý thức được rằng học về cách biểu diễn là điều cần thiết
cho một ca sĩ.
PV 2, nam ca sĩ, 25 tuổi, mới chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh
Được học phong cách biểu diễn không chỉ giúp ca sĩ biết được
những xảo thuật tạo hấp dẫn hơn trong biểu diễn, biết gắn kết phù hợp giữa
ca khúc và phong cách biểu diễn để tạo ra hiệu ứng cảm xúc. Bên cạnh đó,
cách biểu diễn khoa học cịn giúp ca sĩ bảo vệ độ bền, ổn định của làn hơi
(không bị hụt hơi giữa chừng). Chính vì vậy, trong những vở nhạc kịch ở
nước ngồi, dù ca sĩ có phải nhảy múa hoặc cả làm xiếc nhưng giọng hát
vẫn đầy đặn và rất hay.

PV4, nam nhạc sĩ, 63 tuổi, Hà Nội
Việc ca sĩ quyết định đi học về biểu diễn ở nước ngoài là một việc

làm đúng đắn. Bởi trước nay, ca sĩ Việt chỉ mới bắt chước, học tập phong
cách biểu diễn từ các ca sĩ nước ngoài qua băng đĩa, các vũ đồn. Hơn nữa,
chưa ai chịu khó dàn dựng hẳn một tiết mục vũ đạo cho từng ca khúc. Chính vì
vậy, phong cách biểu diễn của ca sĩ cứ na ná nhau và dễ gây nhàm chán.
Một ca sĩ nhạc nhẹ thành công là một ca sĩ có một phong cách biểu
diễn riêng biệt. Trang phục biểu diễn đóng góp một phần quan trọng nhằm tạo
dựng hình ảnh và phong cách biểu diễn riêng biệt cho từng ca sĩ.
Trong các chương trình ca nhạc, hình ảnh một ca sĩ trong trang phục
"thừa da thiếu vải" là rất dễ bắt gặp. Ngay cả trên truyền hình, một phương
tiện thông tin đại chúng thu hút nhiều khán giả nhất và các chương trình ln


18

được kiểm duyệt chặt chẽ, thế mà đôi lúc vẫn bị lọt lưới hình ảnh những nghệ
sĩ ăn mặc quá hớ hênh biểu diễn trên sân khấu. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận
một sự khác biệt tương đối xa giữa trang phục biểu diễn của "ta" và "tây".
Nếu ở ta, coi nhiều ca sĩ có trang phục hơi sexy, và sẽ bị kiểm duyệt bởi cơ
quan quản lý văn hóa, thì ở tây, chuyện như vậy có thể coi là "thoải mái".
Trên thực tế, nhiều khán giả trẻ thích những trang phục bắt mắt và gợi cảm
như vậy.
PV10, nữ thiết kế mẫu, 36 tuổi, Hà Nội
Sexy là sự gợi cảm, nhưng nó phải gắn với văn hóa Việt Nam. Nếu
nó đi q đà thì nó thành dung tục. Văn hóa Việt Nam có rất nhiều sự gợi
cảm nhưng khơng có sự dung tục. Người mặc phải có tri thức để biết đâu là
sự gợi cảm, đâu là sự dung tục. Tri thức ở đây tơi muốn nói đến khơng phải
là trình độ học đến lớp mấy. Mà tri thức này là sự cảm nhận đối với công
chúng. Là ca sĩ họ có thể có những cách tạo dựng hình ảnh của mình với
cơng chúng, nhưng nó phải là một hình ảnh tồn diện nhất. Trong các nghề
biểu diễn thì tiết chế luôn là yếu tố quan trọng để tiến tới thành công. Các

ca sĩ phải luôn tâm niệm rằng: chúng ta đang sống ở Việt Nam nên muốn
thành cơng thì phải đánh được đúng vào tâm hồn, tiềm thức của người Việt.
Trước đây, khi soạn thảo Quy chế Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp,
Cục Nghệ thuật biểu diễn đã phải đau đầu vì tranh luận đầy căng thẳng: váy
ngắn đến đâu thì vừa và phù hợp với thuần phong mỹ tục; quy định bằng con số
cụ thể về độ dài cho phép... Cuối cùng, Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ quy định một
cách khái quát ở Điều 3 của Quy chế Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: "Cấm
trang phục hớ hênh, lộ liễu, hở rốn, hở ngực, đầu tóc kinh dị gây phản cảm...".
Còn để mặc đẹp, ca sĩ phải ý thức được mình là ai và dịng nhạc mình
theo đuổi như thế nào cũng như am hiểu văn hóa, lối sống, ứng xử của người
Việt mới giúp ca sĩ mặc đẹp trên sân khấu. Và để làm được điều này, phải có


19

sự hỗ trợ của nhà thiết kế, của công chúng và quan trọng nhất là nỗ lực của
bản thân. Cụ thể, nếu muốn "sexy" ca sĩ phải biết "sexy" ở đâu, chỗ nào cho
đúng. Còn sexy quá thành dung tục thì phải bỏ.
Mặc dù khơng phải là người tạo ra xu thế thời trang nhưng sự ảnh
hưởng của các ca sĩ tới khán giả nhất là lớp trẻ những người ln chọn cho
mình thần tượng trong giới âm nhạc rất lớn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, vào thời
điểm này khi mà nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật ngày càng lớn và
thẩm mỹ đang được nâng cao thì các nghệ sĩ nói chung và ca sĩ nói riêng đã
phần nào lựa chọn sáng suốt xu hướng thời trang của mình. Nhiều ca sĩ đã để
lại dấu ấn trọn vẹn trong lịng khán giả cả về hình thức lẫn giọng hát.
Hàng năm, Tạp chí Mốt đã tổ chức bình chọn giải trang phục đẹp nhất
và xấu nhất cho các ca sĩ. Điều này phần nào cho thấy mối quan tâm khơng
chỉ của khán giả mà cịn của các cơ quan truyền thơng, nhằm định hướng cho
một nét văn hóa hưởng thụ trong lĩnh vực sân khấu nhạc nhẹ hiện nay.
1.5. PHỐI KHÍ TRONG NHẠC NHẸ


Có chun gia cho rằng, ca khúc nhạc nhẹ, muốn thành công 30% phụ
thuộc vào hiệu quả phối khí ngồi sự thể hiện của ca sĩ, và chất lượng của
chính ca khúc đó.
Nhiều bản nhạc khi trình diễn lần đầu tiên khơng gây ấn tượng với
cơng chúng, nhưng khi được khốc lên mình "chiếc áo mới" nhờ phần hịa âm
phối khí thì lập tức trở nên ăn khách. Vì thế, nếu xem nhạc sĩ sáng tác là cha
đẻ của ca khúc thì nhạc sĩ hịa âm, phối khí có thể được xem là người cha thứ
hai của ca khúc đó.
Hịa âm phối khí ở đây được hiểu là việc soạn hòa âm, viết đối âm, lựa
chọn, sắp xếp, bố cục các nhạc cụ sao cho vừa phát huy được tính năng của
từng nhạc cụ, vừa tơn được giai điệu bài hát. Nhạc sĩ hịa âm, phối khí là
người nắm được tính năng của rất nhiều nhạc cụ, đa số họ đều đi lên từ nhạc


20

cơng: như Đỗ Bảo, Huy Tuấn, Anh Qn, Đức Trí… Chính họ là người quyết
định sẽ dùng những loại nhạc cụ nào, chơi theo phong cách nào để nâng giai
điệu và ca từ của bài hát. Mỗi nhạc sĩ cũng chọn cho mình một phong cách,
cũng có sở trường khác nhau. Có nhạc sĩ chun tâm với dịng nhạc trữ tình
q hương, có người u thích giai điệu mộc mạc của nhạc dân gian và cũng
có người bị cuốn hút bởi âm thanh đa dạng của dòng nhạc điện tử.
Thật ra, viết hòa âm là việc của nhạc sĩ sáng tác, nhưng có lẽ với sự
phát triển của ca khúc quần chúng, nhiều nhạc sĩ hiện nay khơng có điều kiện
hoặc khơng thể viết. Sự góp cơng của nhạc sĩ hịa âm, phối khí cũng là điều
chun mơn hóa cần thiết. Việc hịa âm, phối khí cho tác phẩm cũng giống
như việc vẽ màu cho bức tranh, sử dụng bao nhiêu màu là tùy ý nhưng làm sao
để vừa hài hịa, vừa độc đáo là điều khó khăn, địi hỏi sự dày cơng chăm chút,
sáng tạo của nhạc sĩ hịa âm, phối khí.

Khán giả thưởng thức âm nhạc thường khơng để ý đến vai trò của
nhạc sĩ hòa âm, phối khí, họ có thể nhận xét là ca khúc đó hay hoặc dở nhưng
cũng ít khi nhận xét phần hịa âm, phối khí của bài đó như thế nào. Vai trị của
người hịa âm, phối khí đã rõ nhưng cơng việc thầm lặng của họ nhiều khi
cũng chưa được công chúng quan tâm. Tuy nhiên, giới nhạc sĩ thì vẫn trân
trọng những thành quả của các nhạc sĩ hòa âm phối khí và vẫn có một sự đánh
giá xếp hạng "âm thầm" dành cho các nhạc sĩ này.
Tất nhiên, công lao của nhạc sĩ sáng tác là không thể phủ nhận và sự ca
tụng dành cho nhạc sĩ sáng tác là hoàn toàn xứng đáng. Vài năm trở lại đây, với
sự ra đời của chương trình Bài hát Việt, cơng chúng được biết nhiều hơn đến
nhạc sĩ hòa âm, phối khí. Mỗi ca khúc biểu diễn trong chương trình đều có nêu
danh người hịa âm, phối khí và ban tổ chức cũng có giải thưởng "phối khí hiệu
quả" dành cho các nhạc sĩ, âu cũng là phần thưởng khích lệ họ tiếp tục sáng tạo.
Trong các chương trình ca nhạc hiện nay, vai trị của nhạc sĩ hịa âm,
phối khí cũng được nhắc đến nhiều hơn, dấu ấn của họ để lại cũng khá đậm


21

nét. Và dĩ nhiên, một sự cạnh tranh "ngấm ngầm" cũng diễn ra, đây cũng là
một dấu hiệu tốt để nhạc nhẹ Việt Nam phát triển, tránh tình trạng "đạo hịa
âm" mà lâu nay báo chí thường hay đề cập tới.
Chưa bao giờ vai trò của nhạc sĩ hòa âm, phối khí được nhắc đến nhiều
và được đề cao như hiện nay. Điều đó là hồn tồn xứng đáng với công sức
mà họ bỏ ra trên từng nốt nhạc, với sự sáng tạo của họ trên từng đoạn intro,
từng vòng hịa âm.
Một bài hát có thể có nhiều cách hịa âm khác nhau, cho nên nhạc sĩ hịa
âm, phối khí cũng là một người sáng tạo. Điều khác biệt với những nhạc sĩ viết
ca khúc là sáng tạo của người làm hịa âm, phối khí được thực hiện trên một cái
nền đã có sẵn. Và nếu nhạc sĩ hịa âm, phối khí viết ca khúc thì rõ ràng họ có ưu

thế nhất định trong việc làm nổi bật ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc của mình.
Đã là người sáng tác thì u cầu cao nhất là sáng tạo. Cơng việc đó địi
hỏi sự đầu tư về nhiều mặt, khơng có một mơ hình hay cơng thức nào có thể trói
buộc tư duy sáng tạo của người nhạc sĩ. Điều đáng tiếc là có một số nhạc sĩ hịa
âm, phối khí sau một giai đoạn tìm tịi và có những thành công nhất định, họ đã
bắt đầu chạy theo những "đơn đặt hàng dễ dãi của thị trường", chiều theo mọi
yêu cầu của ca sĩ thị trường, họ sẵn sàng nhắm mắt phù phép cho ca khúc có
màu nhạc Hàn, nhạc Thái, nhạc Hoa..., dần dà tự làm bão hòa, thậm chí tự làm
chai lì xúc cảm của mình nên nhiều bài phối của họ dần rơi vào chỗ nhạt nhẽo...
Từ sau tai tiếng của một số nhạc sĩ về đạo nhạc, trong đó có những bài
hát mà phần hịa âm rất giống với những đoạn nhạc nước ngồi thì những người
làm hịa âm, phối khí đã có sự cẩn trọng hơn. Nhưng thi thoảng người nghe
vẫn bắt gặp những đoạn nhạc na ná như nhau (chẳng hạn như đoạn intro của
ca khúc Tình yêu tìm thấy (Quang Vinh) rất giống với một đoạn nhạc trong
bài Sevenday của ca sĩ người Anh Craig David). Tất nhiên, đơi lúc sẽ có
những đoạn giống nhau, nhưng nếu quá giống thì người nghe sẽ lập tức nghi
ngờ. Nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến sự hồi nghi, mất niềm tin nơi cơng chúng.


22

Tuy khơng nói ra nhưng đã có một cuộc chạy đua ngấm ngầm giữa
các nhạc sĩ hịa âm, phối khí, cuộc chạy đua về chất lượng của sản phẩm. Sau
lớp đàn anh Bảo Chấn, Bảo Phúc, Quốc Dũng thì hiện nay những cái tên Đức
Trí, Võ Thiện Thanh… đang thực sự gây được chú ý. Những sản phẩm của họ
không chỉ được công chúng mà cả những người làm nghề thừa nhận.
PV12, nam nhạc sĩ, 52 tuổi, Hà Nội
Còn trẻ, Đỗ Bảo đã nổi lên trong làng ca nhạc với tài phối khí có
màu sắc rất riêng. Album Nhật thực do Đỗ Bảo hòa âm vẫn được nhắc đến
như một trong những đĩa nhạc được làm hòa âm hay nhất của nhạc Việt đại

chúng. Và Đỗ Bảo được khen ngợi như là người biết hóa giải cái trúc trắc,
khúc khuỷu đầy thách thức của Ngọc Đại và cái "lập dị" của Trần Thu Hà,
quy tất cả những cái đó thành trường phái, phong cách, thể loại đàng hồng.
Để có những Album "nghe được" và mang tính chun nghiệp, rõ
ràng khơng thể thiếu sự góp sức của những nhạc sĩ hịa âm, phối khí. Và như
thế, họ khơng chỉ là "những người tạo màu cho ca khúc" mà còn là một trong
những lực lượng đang góp phần tạo nên tính chun nghiệp trong đời sống
âm nhạc rất đáng trân trọng.
Một ca sĩ nhạc nhẹ có thể gây ấn tượng mạnh mẽ hoặc mới lạ cũng
nhờ rất nhiều vào hiệu quả phối khí chính vì thế phối khí là một yếu tố không
thể thiếu trong nhạc nhẹ.
Đã qua rồi cái thời những tổng phổ nhạc nhẹ được ghi chi tiết cụ thể
và nhạc công chơi đúng từng chi tiết của bản phối đó như thường thấy ở
những đồn văn cơng vài thập niên trước đây. Việc đó chỉ là sự giải quyết cơ
bản cho những ban nhạc chưa có nghề và hiệu quả thường chỉ đạt mức trung
bình. Và cũng đã qua rồi cái thời những nhạc sĩ phối khí mà khơng phải là
thành viên của ban nhạc... Ngày nay, để trở thành một nhạc sĩ phối khí giỏi


23

phải có những điều kiện nhất định. Phải là một nhạc công thực thụ... Trong
lĩnh vực nhạc nhẹ, với nhiều thể loại như pop, rock, R&B, hip-hop v.v...,
những thể loại du nhập từ Âu - Mỹ, sẽ là tụt hậu nếu khơng cập nhật được những
gì đang diễn ra từng ngày ở các xứ sở mà các thể loại này phát triển. Những
nhạc sĩ muốn phối khí hiệu quả cho các thể loại nói trên, nếu khơng phải là
người đang trực tiếp chơi các nhạc cụ trong ban nhạc thì khó lịng nắm được
những gì tinh túy của nó và khó lịng nắm bắt cả những gì mới nhất. Trong
bài Điểm mặt nhân tài phương Nam và Điểm mặt nhân tài đất Bắc, tác giả Lê
Minh đã đề cập đến những nhạc sĩ phối khí đang hoạt động khá hiệu quả hiện

nay. Rõ ràng tất cả họ: Quốc Trung, Đỗ Bảo, Anh Quân, Huy Tuấn, Trần
Mạnh Hùng, Bảo Phúc, Lê Quang, Võ Thiện Thanh, Đức Trí, Hồi Sa v.v...
đều là những nhạc cơng đang hành nghề. Có thể nói, điều kiện đầu tiên để trở
thành nhạc sĩ phối khí nhạc nhẹ hiện nay trước hết phải là một nhạc công thực
thụ đang chơi cho một ban nhạc. Đó cũng là điều dễ hiểu vì họ là những
người trực tiếp thực hành, tiếp xúc hàng ngày với những thể loại âm nhạc mà
họ sẽ phối khí. Chỉ cần họ khơng tham gia ban nhạc trong một thời gian ngắn,
những bản phối khí của họ sẽ rơi vào những lối mịn cũ kỹ, mất hết sự hấp
dẫn.... và có tầm nhìn. Nếu nhìn nhận phối khí là một trong những cơng đoạn
của sáng tác âm nhạc, người nhạc sĩ phối khí được xem như một người sáng
tác, thì tư duy của người phối khí và tư duy của nhạc cơng là rất khác nhau.
Nhạc cơng có thể rất giỏi những ngón đàn nhưng sử dụng ngón đàn đó trong
từng bài nhạc thể để tạo nên hiệu quả lôgic, kết hợp các nhạc cụ, các tư duy
hịa âm..., họ khơng làm được. Để trở thành một nhạc sĩ phối khí, họ cần có
khả năng, có tầm nhìn bao qt ban nhạc, những kiến thức căn bản về âm
nhạc (dẫu đó là những kiến thức nhạc hàn lâm) và quan trọng hơn hết là tư
duy sáng tạo và thẩm mỹ âm nhạc. Nhìn qua các gương mặt vừa kể trên, đa số
họ là trưởng ban nhạc mà họ đang tham gia, là những nhạc sĩ sáng tác được
đào tạo tại các nhạc viện với nền tảng âm nhạc khá căn bản. Phải nhìn nhận


24

đúng thực tế rằng, ngồi nhạc cụ mà mình đang chơi, họ không thể viết một
câu nhạc cho những nhạc cụ khác trong ban nhạc hay hơn chính nhạc cơng đó
tự diễn tấu. Nhưng họ là người biết phối hợp những ngón nghề tuyệt kỹ của
các nhạc cơng trong ban nhạc để thực hiện những ý đồ hòa âm của mình. Bản
phối khí nhạc nhẹ ngày nay thường chỉ là những sơ đồ về hòa âm cùng với
những điểm nhấn. Sự thể hiện những sơ đồ đó là ngón đàn, tiếng trống... sở
trường của từng nhạc công được sự chấp nhận của người nhạc sĩ phối khí đối

với từng bản phối cụ thể. Nhạc sĩ phối khí nhạc nhẹ ngày nay là một nhạc
cơng, nhưng là một nhạc cơng có tầm nhìn bao qt cả dàn nhạc, có những
kiến thức nhất định và những hiểu biết sâu sắc về những thể loại âm nhạc mà
mình phối khí.
1.6. CHẤT DÂN GIAN TRONG NHẠC NHẸ

Chất dân gian vốn có trong âm nhạc Việt Nam đã được kết hợp nhuần
nhị với phong cách nhạc nhẹ để trở thành một thể loại mới trong nhạc nhẹ
được gọi là thể loại dân gian hiện tại mang hơi thở cuộc sống, sự mới lạ trong
cách thể hiện, mầu sắc âm thanh đa dạng, uyển chuyển, thu hút người nghe.
Suốt thập niên 90, dòng nhạc nhẹ lên ngôi với hàng loạt các ngôi sao
ca nhạc thuộc phong cách Pop. Cùng với nó, làn sóng nhạc Hoa, nhạc Hàn rồi
Hiphop, R&B được du nhập một cách nhanh chóng và khá phổ biến trên các
sân khấu biểu diễn. Hàng loạt nhạc sĩ trẻ thành danh bởi những ca khúc thuộc
dạng này, kéo theo những "ngôi sao" ca nhạc cùng trào lưu.
Song song với thị trường nhạc nhẹ sôi động ấy, dòng nhạc dân gian
vẫn lặng lẽ như mạch nguồn tn chảy, dù khơng "ầm ĩ", khơng "sơi động"
nhưng nó vẫn cứ tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Cịn nhớ dạo
ấy, những "Mái đình làng biển" (Nguyễn Cường), Trên đỉnh Phù Vân (Phó
Đức Phương) hay những ca khúc mang đậm chất dân ca Tây Nguyên hoặc
những ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ được các nhạc sĩ quan tâm


25

sáng tác, và khán giả bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Y Moan, SiuBlack, Đình
Văn, Quang Linh, Cẩm Ly…
Bước vào những năm 2000, cùng với cuộc thi "Sao Mai" của Truyền
hình Việt Nam, dịng nhạc dân gian đã được tách riêng ra cùng với dòng cổ điển
và nhạc nhẹ, và nó đã có chỗ đứng riêng biệt đáng trân trọng. Sự xuất hiện của

Ngọc Khuê với âm nhạc đậm chất dân gian Bắc Bộ của Lê Minh Sơn như một
làn gió mới thổi vào Showbiz Việt gây ngạc nhiên cho tất cả những ai quan tâm.
Âm nhạc dân gian được Lê Minh Sơn khai thác và sáng tạo nên những ca khúc
mang hơi thở đương đại, trẻ trung hơn, mạnh mẽ hơn nhưng vẫn giữ được cái
nét duyên của vốn dân gian cổ. Hàng loạt ca khúc ra đời trở thành "hiện
tượng" như: Bên bờ ao nhà mình, Ơi quê tôi, Đá trông chồng, Cặp ba lá…
kéo theo tên tuổi của Ngọc Khuê, Tùng Dương được khán giả ngưỡng mộ.
Album Mây trắng bay về của ca sĩ Thanh Lam với sự sáng tạo của
Quốc Trung đã thật sự mở ra một hướng đi mới - âm nhạc mang hơi hướng
world music, sử dụng chất liệu dân gian phối khí cho những ca khúc nhạc
nhẹ. Mây trắng bay về làm cho Thanh Lam gần như lột xác với một hình ảnh
mới lạ hơn, ngay lập tức được sự ủng hộ rất lớn của khán thính giả khắp nơi.
Ngay sau khi Mây trắng bay về thành cơng ngồi mong đợi, Quốc Trung bắt
tay vào thực hiện dự án cho riêng mình. Vài năm sau, Đường xa vạn dặm
"đậm" chất world music hơn đã ra đời được chuyên môn, báo giới và khán giả
đón nhận nồng nhiệt. Đi xa hơn, "chất" hơn, tinh tế và thông minh hơn những
đồng nghiệp cùng lứa, Quốc Trung gần như là người mở đầu cho "phong
trào" world music mà hiện tại có nhiều ca, nhạc sĩ theo đuổi.
Khơng khí "dân gian" trong showbiz Việt càng rộn ràng hơn khi sân
chơi Bài hát Việt với sự xuất hiện của anh chàng "ngoại đạo" Nguyễn Vĩnh Tiến
với hàng loạt ca khúc đậm đà chất dân gian Bắc Bộ được Ngọc Khuê thổi hồn
trên sân khấu và được khán giả đua nhau bình chọn, đến mức, "Bà tơi" trở
thành bài hát "hot" nhất năm 2005 khi sự phổ cập của nó đến với cơng chúng


×