Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Từ đồng dao đến những bài hát đồng dao cho tuổi thơ trong nhà trường ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 139 trang )

1

bộ giáo dục v đo tạo

viện khoa học x hội việt nam

Viện nghiên cứu văn hoá

Đỗ Thị minh chính

Từ đồng dao đến những bi hát-đồng dao
cho tuổi thơ trong nh trờng ngy nay
(Qua khảo sát ở một số trờng mầm non và tiểu học thuộc
quận Tây Hồ, Hà Nội)
Chuyên ngành: Văn hoá học
MÃ số:
60 37 10

Luận văn thạc sĩ văn hoá học

Ngời hớng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Xuân Đức
Hà Nội - 2005


2

mục lục
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 3
III. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................6


IV. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 7
V. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 7
VI. Phơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7
VII. Bố cục của luận văn ..................................................................................................8
phần nội dung

Chơng 1:
Đồng dao ngời Việt
1. Đồng dao cổ truyền ngời việt .....................................................................................9
1.1 Khái niệm .................................................................................................................... 9
1.2. Hoàn cảnh ra đời, môi trờng diễn xớng và thời gian xuất hiện của đồng
dao.13
1.3. Tác giả của đồng dao ................................................................................................14
1.3.1. Đồng dao do ngời lớn sáng tác: .............................................................................14
1.3.2. Đồng dao do trẻ em sáng tạo. .................................................................................17
1.4. Các yếu tố cấu thành đồng dao .............................................................................. 19
1.4.1. Lời ca .......................................................................................................................20
1.4.2. Tiết tấu .................................................................................................................... 24
1.4.3. Trò chi ...................................................................................................................26
1.4.4. Không gian và thời gian trình diễn của đồng dao .................................................. 28
1.5. Đồng dao trong xà hội ngày nay ............................................................................ 29
Chơng 2:
Từ đồng dao đến bài hát-đồng dao cho trẻ thơ
2.1. Sù kÕ thõa vỊ chđ ®Ị .............................................................................................. 37
2.2. Sù kÕ thõa vÒ ca tõ ................................................................................................. 41
2.3. Sù kÕ thõa vÒ giai điệu .............................................................................................49
2.3.1. Vai trò ý nghĩa của yếu tố giai điệu trong tác phẩm âm nhạc .................................49
2.3.2. Sự kế thừa và phát huy yếu tố vần điệu của đồng dao trong sáng tác bài hát đồng
dao cho trẻ ........................................................................................................................ 50
2.4. Trò diễn .....................................................................................................................70

2.5. Không gian diễn xớng .............................................................................................73
Chơng3:
Đồng dao và bài hát-đồng dao trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ em trong
nhà trờng, thực trạng và những đề xuất
3.1. Thực trạng bộ môn giáo dục âm nhạc trong nhà trờng .....................................79
3.1.1. Mc thc hin chơng trình và hiệu quả của c¸c bài h¸t-đồng dao trong
hoạt động giáo dc âm nhc ở trng mầm non Quảng An và tiểu học Chu Văn An,
quận Tây Hồ- Hà Nội ..................................................................................................... 84
3.1.1.1. Vài nét về trờng mầm non Quảng An vµ trường tiểu học Chu Văn An .............. 84
3.1.1.2. Sè lợng và nội dung bài hát đồng dao trong chơng trình giáo dục âm nhạc ................... 88
3.1.1.3. Số lợng và nội dung bài hát trong chơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ....... 88
3.1.1.4. Số lợng và nội dung bài hát-đồng dao trong chơng trình môn học ©m nh¹c ë
tr−êng tiĨu häc ..................................................................................................................93


3

3.2. Phơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy hát trong nhà trờng ............. 95
3.2.1. Phơng pháp và hình thức dạy hát trong trờng Mầm non .................................. 95
3.2.2. Phơng pháp và hình thức dạy bài hát đồng dao trong môn học âm nhạc ở trờng
tiểu học ........................................................................................................................... 103
3.3. NhËn xÐt ................................................................................................................ 105
3.4. §Ị xt ............................................................................................................. 108
KÕt ln .................................................................................................................... 111
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 115


4

Lời cảm ơn

Trớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lÃnh đạo cùng toàn thể quý
thầy, cô của Viện Nghiên cứu văn hoá, trờng Cao Đẳng s phạm Trung ơng
đà tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Đức,
thầy đà tận tình hớng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn chắc không tránh
khỏi thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý thầy, cô giáo chỉ dạy thêm
để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi vào thực tiễn nghiên cứu
và công tác sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2005
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Minh Chính


5

Lời cam đoan

Đây là công trình su tầm và nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả và những nhận xét nêu trong luận văn là trung thực.
Những đóng góp khoa học mới đợc đề cập trong luận văn cha
từng đợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 3 tháng 7 năm 2007
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Minh Chính



6

mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Văn học, nghệ thuật là nhu cầu không thể thiếu đợc trong cuộc sống
tinh thần con ngời mọi thời đại, mọi lứa tuổi. Với nhu cầu đó, từ ngàn xa,
cha ông ta không chỉ đà sáng tạo nên những lời ca tiếng hát phục vụ cuộc sống
hàng ngày của mình mà còn sáng tạo cả những ca khúc cho trẻ con học mà
chơi, chơi mà học, đó là đồng dao.
Về phơng thức lu hành, đồng dao là thứ để trẻ con hát, trẻ con chơi,
phần lớn qua những hoạt động tập thể. Có thể xem đây là một phơng thức
dạy học không thầy không sách, nhng qua đó giáo dục con ngời từ tuổi ấu
thơ những cảm nhận và cả những hiểu biết về thế giới tự nhiên, về môi trờng,
về xà hội và cộng đồng một cách tự nhiên và sâu sắc, không chỉ bồi dỡng trí
tuệ cho các em mà còn góp phần tạo nên những tình cảm truyền thống tốt đẹp
từ trong gia đình, cha mẹ, anh em đến xóm làng, xà hội. Có thể thấy đồng dao
là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá cộng đồng mà hầu hết mỗi
con ngời chúng ta đến lúc trởng thành vẫn mang trong mình những âm
hởng của nó. Vì thế đồng dao không chỉ là đối tợng của các nhà nghiên cứu
folklore mà cả của các nhạc sĩ cũng nh các nhà s phạm,...
Vậy nhng tiếc rằng cho đến nay, trong khi nhiều loại hình văn hoá,
văn nghệ dân gian khác đà đợc su tầm, biên soạn, điều tra, nghiên cứu và sử
dụng thì đồng dao là loại hình có số lợng không ít, với những giá trị lớn lao
nhng lại ít đợc các nhà folklore quan tâm, càng ít đợc các nhà s phạm học
chú ý đầy đủ trong nghiên cứu, khai thác, ứng dụng... Các công trình về đồng
dao phần lớn nặng về ghi chép, biên soạn lại còn phần khảo cứu cha nhiều.
Lý do có lẽ một phần vì đồng dao là loại hình gắn với trò chơi con trẻ, chủ yếu



7

ở các làng quê, trong khi dới chế độ ta, tất cả trẻ thơ đều đợc đến trờng với
một chơng trình giáo dỡng theo qui chuẩn Nhà nớc, phần khác vì đồng dao
khá phức tạp, đến mức cho đến nay cha có đợc một khái niệm thống nhất
giữa các nhà khoa học.
Ngày nay, trớc sự phát triển của kinh tế, cuộc sống xà hội có nhiều
biến đổi, trẻ em đà đợc quan tâm và nuôi dỡng không chỉ về vật chất mà cả
tinh thần, thậm chí ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trong những năm gần đây,
do nhận thức đợc vai trò và tác dụng của đồng dao trong việc góp phần giáo
dục và phát triển toàn diện nhân cách trẻ thơ phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, một
số bài hát ru và đồng dao xa đà đợc các nhà thơ, nhạc sĩ khai thác chuyển
vào sáng tác của mình và cũng đà có một số tác phẩm đợc đa vào nội dung
giáo dỡng trong nhà trờng với nhiều hình thức truyền thụ khác nhau. Tuy số
lợng cha nhiều, nói đúng hơn, cha tơng xứng với vai trò tác dụng của nó,
nhng những giai điệu vui tơi, sôi nổi, trong sáng, ngọt ngào, thấm đẫm hồn
dân tộc của một số ca khúc khai thác chất liệu đồng dao ®· gãp phÇn quan
träng båi d−ìng ®êi sèng tinh thÇn của trẻ thơ, để rồi đây, chính các em sẽ là
lớp ngời tiếp tục bảo vệ và giữ gìn những di sản văn hoá quí báu của cha ông
biết bao đời để lại.
Là một giảng viên của trờng Cao đẳng S phạm Trung ơng, khảo sát
vấn đề này chúng tôi hy vọng sẽ có đợc những đề xuất và giải pháp nhằm
khai thác đồng dao, nâng cao chất lợng, hiệu quả của môn giáo dục Âm nhạc
trong các nhà trờng phổ thông (bậc mầm non và tiểu học), đặng góp phần bồi
dỡng v phát triển ton diện nhân cách cho trẻ thơ.


8


Tất cả những điều vừa đề cập tới trên đây chính là lý do để chúng tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Từ đồng dao đến những bài hát-đồng dao cho
tuổi thơ trong nhà trờng ngày nay"().
2. Lịch sử nghiên cứu
Nh trên đà nói, đồng dao cha đợc nghiên cứu nhiều thì vấn đề đồng
dao với các ca khúc hiện đại cho thiếu nhi lại càng mới mẻ, cha đợc các nhà
khoa học trực tiếp quan tâm. Các công trình về đồng dao chủ yếu nặng về su
tầm, biên soạn hoặc thiên về khảo sát phần trò chơi, phần văn bản chứ cha
chú ý nhiều đến phần nhạc và sự tiếp nhận nó trong những ca khúc hiện đại
cho thiếu nhi. Một số nhạc sĩ đà đa chất liệu đồng dao vào sáng tác của mình
nhng chỉ dừng lại ở công việc sáng tác chứ không nêu lên thành những vấn
đề có tính lý luận.
Về lịch sử nghiên cứu, giới thiệu đồng dao, Chu Thị Hà Thanh đà có
một tập hợp khá công phu và đầy đủ trong luận án tiến sĩ của mình [39, tr.4],
trong đó bên cạnh bộ phận những công trình su tầm, chị chia phần khảo sát
thành hai mục: Những bài viết về đồng dao mang tính chất giới thiệu và
Những công trình mang tính chất nghiên cứu. Tuy nhiên tổng số công trình
mà chị thu thập đợc trong hai mục này chỉ có bảy bài giới thiệu và bốn bài
nghiên cứu, trong đó đáng kể nhất chỉ là hai bài viết của PGS. Vũ Ngọc
Khánh: Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam, tạp chí Văn học 4/1974 và
Thi pháp đồng dao tạp chí Văn học, 5/1993.
Điểm qua tình hình su tầm, nghiên cứu đồng dao, có thể thấy từ những
năm 40 của thế kỷ XX đà có công trình của Nguyễn Văn Huyên (bằng tiếng
Pháp) đăng trên tạp chí của Viện Viễn Đông bác cổ, cuốn sách mỏng của Ngô
) Trong công trình này chúng tôi gọi những bài hát của các nhạc sĩ hiện nay dựa trên đồng dao để sáng tác
cho trẻ thơ là bài hát-đồng dao để phân biệt với những bài hát không mang âm hởng đồng dao cũng nh−
®ång dao cỉ trun.


9


Quí Sơn chuyên su tầm trò chơi trẻ em, tập Bài hát ru em của Yên Đổ/Văn
Đàn bảo giám do Trần Trung Viên su tầm, đáng lu ý nhất là tập Trẻ em hát
trẻ em chơi của Nguyễn Văn Vĩnh in lần đầu năm 1935 trên Tứ Dân Văn
Uyển và Bài hát trẻ con của Nam Hơng, Hà Nội hay cuốn Tục ngữ phong
dao của Nguyễn văn Ngọc. Nhìn chung các công trình đà nêu đều nặng về su
tầm, không phân loại và khảo cứu.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam và Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian đợc thành lập thì việc su
tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian và đặc biệt là văn học dân gian, trong đó
có đồng dao mới đợc quan tâm nhiều hơn. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam Văn học dân gian, xuất bản năm 1972 đà dành 17 trang viết cho hai mục: Hát
vui chơi trẻ em và Hát ru em [36, tr.277-293]. Trớc đó nhà xuất bản Kim
Đồng cũng đà cho in hai tËp Gäi nghÐ (1967) vµ Tïng dinh (1969) của Hoàng
Trung Thông.
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu Folklore Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh
đề cập khá sâu về vấn đề ứng xử Việt Nam qua Folklore, trong đó ông đà dành
một mục: Đồng dao và trò chơi trẻ em [20, tr.253-262] để bàn về đồng dao.
Trong cuốn Hành trình vào thÕ giíi Folklore ViƯt Nam cđa Vị Ngäc Kh¸nh
cịng cã mục Thế giới trẻ em - Tìm hiểu về đồng dao.
Trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em ngời Việt của nhà xuất bản
Văn hoá (1997), nhóm tác giả Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn
Huy Hồng và Trần Hoàng đà phân loại và đánh giá khá đầy đủ về đồng dao và
trò chơi cho trẻ em ngời Việt. Huy Hà cũng có cuốn Trò chơi dân gian trẻ
em Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (1992) [11]. Ngoi ra còn có Một
trăm trò chơi hớng dẫn (dùng cho các trờng phổ thông cấp 1) của Nguyễn
Tử Yến, Phạm Kỳ Nam, Vũ Tiến Yêu, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1963
[57]; Tập tầm vông (không đề tên tác giả) của nhà xuất bản Kim Đồng, Hà


10


Nội, 1979 (16 trang); Trò chơi xa và nay của Chu Quang Trứ, nhà xuất bản
Thể dục thể thao, 1990 [54], tập bài hát Đồng dao con cò nhà xuất bản Âm
nhạc Hà Nội, in năm 2004 [6]; Bình minh chim sơn ca, Đào Ngọc Dung su
tầm và tuyển chọn, nhà xuất bản Âm nhạc 2004 [7]...
Ngoài ra còn một số bài viết, bài hát đăng lẻ tẻ trên các sách giáo khoa
Âm nhạc ở các trờng phổ thông, trên các báo, tạp chí chuyên ngành nh:
+ Thi pháp đồng dao của tác giả Vũ Ngọc Khánh, in trên tạp chí Văn
học, số 5, năm 1999.
+ Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh, tạp
chí Văn học, số 4 năm 1974.
+ Vị trí của đồng dao của Nghiêm Đa Văn, tạp chí Vì trẻ thơ, số 6, năm
1995.
+ Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em của tác giả Phan
Đăng Nhật, tạp chí Giáo dục mầm non, số 3, 1992.
+ Những câu hát trò chơi Mẹ hát ru con của Nguyễn Hữu Thu, nhà xuất
bản Phụ Nữ, Hà Nội 1987 (tr.119-126).
+ Trẻ mầm non ca hát của Vụ Giáo dục mầm non, nhà xuất bản Âm
nhạc, Hà Nội, 2004.
+ Tuyển tập bài hát và trò chơi âm nhạc cho trẻ 2-5 tuổi của Viện
nghiên cứu chiến lợc chơng trình, nhà xuất bản Âm nhạc, Hà Nội 2003.
+ Tập bài hát Đồng dao con cò, Đào Ngọc Dung su tầm và biên soạn,
nhà xuất bản Âm nhạc 2003.
Chuyên sâu về thi pháp đồng dao có luận án tiến sĩ của Chu Thị Hà
Thanh, đề tài Thi pháp đồng dao và thơ thiếu nhi. Trong luận án này tác giả


11

dành cả chơng hai để khảo sát thi pháp đồng dao trên các phơng diện: thể

thơ, ngôn ngữ và kết cấu.
Nhận xét:
Nhìn chung số công trình, bi viết mang tính lý luận không nhiều, các
công trình su tầm, ghi chép và phân loại tuy có số lợng lớn nhng tiêu chí
không thống nhất bởi ngời thực hiện cha đặt yêu cầu cao về tính chuyên
sâu. Mặt khác khi hệ thống lý luận cha nhiều, các khái niệm cha chuẩn,
nhất là đối với đồng dao, một loại hình phức tạp đợc xác định trớc hết bởi
chức năng ứng dụng, thì bộ phận su tầm cũng không thống nhất trong tiêu
chí lựa chọn.
Đặc biệt các tác phẩm kế thừa và phát huy đồng dao, trò chơi đồng dao
ở góc độ âm nhạc, thơ, trò chơi tập thể, v.v... tuy có nhng cũng không xuất
phát từ một ý thức đầy đủ về vai trò của nó trong nhà trờng. Đặc biệt dờng
nh ngành giáo dục cha đa vấn đề này vào chơng trình nghiên cứu, phát
huy, các nhà s phạm cũng cha quan tâm nhiều đến vai trò đồng dao trong
giáo dục trẻ thơ, có lẽ một phần cũng do hệ thống giáo dục ở bậc học mầm
non mới đợc chính thức đa vào hệ thống giáo dục quốc dân cha lâu và
ngay cả ở bậc tiểu học thì môn học âm nhạc cũng mới gần đây mới đợc quan
tâm và đầu t để góp phần nâng cao chất lợng dạy và học, đáp ứng mục tiêu,
nhiệm vụ giáo dục của bậc học.
Tóm lại, có thể thấy cho đến nay vẫn cha có tác giả nào nghiên cứu về
sự kế thừa phát huy đồng dao trong sáng tác các bài hát cho thiếu nhi và thực
trạng việc phổ biến các bài hát này trong chơng trình giáo dục âm nhạc trong
các trờng mầm non và tiểu học cũng cha đợc quan tâm đầy đủ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản đồng dao xa của ngời Việt.


12

+ Khảo sát về sự kế thừa và phát huy đồng dao trong sáng tác các bài

hát cho thiếu nhi và thực trạng việc phổ biến các bài hát-đồng dao trong một
số trờng mầm non và tiểu học ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
+ Đa ra ý kiến đề nghị và các biện pháp để khai thác, kế thừa và phát
huy giá trị của các bài hát-đồng dao, góp phần giáo dục và phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ em
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào tìm hiểu đồng dao xa của trẻ em ngời Việt, sự kế
thừa, phát huy nó trong việc sáng tác các bài hát-đồng dao cho thiếu nhi và
thực trạng việc phổ biến các bài hát-đồng dao trong chơng trình môn học âm
nhạc của một số trờng mầm non và tiểu học ở quận Tây Hồ, Hà Nội.
5. Phơng pháp nghiên cứu
+ Phân tích các văn bản (để tìm những đặc trng cơ bản của đồng dao)
+ Điều tra, phỏng vấn (bằng phiếu), ghi hình về những bài hát-đồng dao
trong một số trờng mầm non và tiểu học
+ Thống kê, xử lý các số liệu
+ Phân tích, tổng hợp
+ Nghiên cứu liên ngành
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Kết quả khảo sát sẽ cho thấy mức độ, hiệu quả của việc kế thừa, phát
huy đồng dao trong sáng tác các bài hát cho thiếu nhi và thực trạng việc phổ
biến các bài hát này trong chơng trình môn âm nhạc ở các trờng mầm non
và tiểu học.


13

+ Đề xuất, kiến nghị các biện pháp để kế thừa, phát huy hơn nữa vai trò,
hiệu quả giáo dục của các bài hát-đồng dao trong hoạt động giáo dục âm nhạc
ở các trờng mầm non và tiểu học.
+ Qua việc tìm hiểu các nội dung trong đề tài cũng sẽ tích luỹ thêm

những thông tin và t liệu phục vụ cho công việc giảng dạy chuyên ngành âm
nhạc trong trờng s phạm của bản thân tôi.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba
chơng:
Chơng 1: Đồng dao cổ truyền Ngời việt.
Chơng 2: Từ đồng dao đến các bài hát-đồng dao cho trẻ thơ.
Chơng 3: Đồng dao và bài hát-đồng dao trong hoạt động âm nhạc cho trẻ
em trong nhà trờng, thực trạng và những đề xuất.


14

Chơng 1
khái quát về đồng dao

1.1. Đồng dao trong xà hội xa
1.1.1. Khái niệm
Qua các công trình su tầm và nghiên cứu của nhiều tác giả, chúng ta
thấy đồng dao là một bộ phận folklore dành cho trẻ em, đà xuất hiện rất sớm.
Tuy nhiên, nh đà nói ở trên, cho đến nay cha có sự thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu về cách hiểu khái niệm đồng dao.
Các giáo s của trờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau này là trờng Đại
học khoa học xà hội nhân văn nh Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Lê Chí
Quế khi viết giáo trình Văn học dân gian Việt Nam không đa đồng dao
vào nh một thể loại chuyên biệt [17], [36].
Chu Thị Hà Thanh, trong luận án tiến sĩ của mình, sau khi tập hợp các
tài liệu và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đà tổng kết các khuynh
hớng khi nghiên cứu về đồng dao nh sau:
+ Một số nhà nghiên cứu cho rằng đồng dao là những tác phẩm văn

học dân gian, không thuộc vào một thể loại cụ thể nào đợc trẻ em truyền
miệng. Nh vậy với quan niệm này các tác giả đà nhìn nhận đồng dao là
phơng tiện ngôn ngữ (những chỗ in đậm do chúng tôi nhấn mạnh-ĐTMC)
gắn với mục đích phục vụ đời sống tinh thần và sinh hoạt vui chơi của trẻ em.
+ Một số nhà nghiên cứu xác định đồng dao là ca dao nhi đồng, bao
gồm những lời hát dân gian thuộc một số thể loại văn học dân gian nhất định
và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo và
diễn xớng. Với quan niệm này thì hát ru tuy mục đích là phục vụ trẻ em


15

nhng chúng lại không trực tiếp là ngời diễn xớng nên không đợc gọi là
đồng dao, những lời sấm truyền sấm ký cũng vậy.
DoÃn Quốc Sỹ lại dựa vào nghĩa Hán - Việt của thuật ngữ, xem đồng
dao là ca dao nhi đồng và đặt tên cho công trình của mình là Ca dao nhi
đồng. Trong công trình này, ông phân loại đồng dao theo các lĩnh vực nội
dung mà nó phản ánh và đa vào đó cả tục ngữ, câu đố hoặc vô danh hoặc có
tên tác giả [27, tr.671-683].
Cùng quan điểm này, hai soạn giả Nguyễn Tấn Long và Phan Canh
trong Thi ca bình dân, tập IV, mục Đồng dao cũng định nghĩa đồng dao là ca
dao nhi ®ång vµ xem ®ång dao lµ mét bé phËn cđa ca dao [27].
ThÕ nh−ng trong thùc tÕ kh¸i niƯm ca dao lại cha đợc minh định một
cách nhất quán và bản thân DoÃn Quốc Sỹ, Nguyễn Tấn Long, Phan Canh,
trong các công trình kể trên của mình cũng không đa ra định nghĩa về ca dao.
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam viết cho hệ Cao đẳng s
phạm, PGS Hoàng Tiến Tựu cũng nhất trí với các tác giả trớc đó rằng đồng
dao thuộc thể loại ca dao trẻ em. Theo ông, đồng dao là thơ ca dân gian
truyền miệng của trẻ em, nó bao gồm cả những bài vè kể chim, kể quả cả
những lời sấm truyền, sấm ký (nhng ông lại không xếp vào đó những bài hát

ru của trẻ em) [51].
Một số tác giả khác lại xem đồng dao là một bộ phận của dân ca:
- Trong công trình Việt Nam văn học sử yếu Dơng Quảng Hàm xem
đồng dao là bài hát của trẻ em không có chơng khúc [20, tr.153].
- Nhà văn Vũ Ngọc Phan cũng đa đồng dao vào trong mục: Hát vui
chơi và hát trẻ em bao gồm những bài đồng dao của trẻ em, nhng không đa
ra tên gọi cụ thÓ [37, tr.740].


16

- Vũ Ngọc Khánh và Trần Hòa Bình cũng nhất trí với thuật ngữ đồng
dao tơng đồng với bài hát dân gian của trẻ em [18].
Nh vậy có thể thấy sự không thống nhất giữa các tác giả về khái niệm
đồng dao chính vì: một số chỉ nhìn đồng dao trên bình diện ngôn từ và nh
vậy đồng dao là ca dao nhi đồng, trong khi tất cả các lời ca dao, với t cách là
một loại hình nghệ thuật ngôn từ đích thực, đều có nghĩa, trong khi nhiều bài
đồng dao lại không có nghĩa, có một số khác khác xem đồng dao là nghệ thuật
biểu diễn, là bài hát dân gian của trẻ em.
Một vấn đề cũng không thể bỏ qua ở đây là cho đến nay, trong giới
nghiên cứu folklore Việt Nam vẫn còn một số ngời đồng nhất hai khái niệm
ca dao và dân ca. Tuy nhiên, nếu xem hai khái niệm này là một thì kết luận
của những ngời xem đồng dao là ca dao trẻ em cũng không đúng khi phân
loại nó theo nội dung hoặc khi đa sấm truyền, sấm ký hoặc những bài hát ru
trẻ em ra khỏi đồng dao.
Cho nên vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây là xem xét lại hai khái niệm
ca dao và dân ca. Ca dao và dân ca là những từ Hán-Việt. Ngời Trung Quốc
xa cũng đà có sự phân biệt hai khái niệm này. Sách Thuyết văn giải tự giải
thích nghĩa của từ ca là hát có nhạc đi theo, sách Mao truyện phân biệt giữa
ca và dao là: Khúc kết hợp lời và nhạc gọi là ca, lời không kèm nhạc gọi là

dao. Đối chiếu cách hiểu của ngời Trung Quốc về ca và dao với các thuật
ngữ ngời Việt đang dùng thì ca là dân ca còn dao là ca dao [10]. Có thể
nhận thấy rằng ca dao là loại lời không kèm nhạc, có ngời gọi đây là thơ
dân gian, trong khi đồng dao tuy có ca từ nhng lại có kèm nhạc, dù còn đơn
giản và thô sơ. Mặt khác, trong thực tế không ít bài đồng dao chỉ đơn thuần là
lối hát xắp/chắp vần, chỉ để mua vui mà không có nội dung, trong khi đà gọi
là ca dao với nghĩa là nghệ thuật ngôn từ thì thờng bộc lộ tâm sự của tác giả
dân gian.


17

Thuật ngữ đồng dao mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này có phần
gần gũi với các quan niệm sau đây hơn:
- Theo định nghĩa của nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu văn hóa thì:
Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và
thiếu niên. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tác giả, về sau từ vần
điệu của loại hình này, một số sáng tác, những bài thơ cho trẻ em hát có tên
tác giả cũng đợc các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao [26, tr.5].
- PGS Trần Đức Ngôn trong cuốn Văn học thiếu nhi Việt Nam cho rằng
đồng dao không xác định nh một thể loại văn học dân gian riêng biệt, mà đây
là khái niệm tập hợp một vài thể loại khác nhau, chúng bao gồm cả những bài hát
ru, những bài ca vui chơi, những bài ca dao và những bài vè cho thiếu nhi [31].
- Theo GS.TS KH Tô Ngọc Thanh thì đồng dao có thể xem là một hình
thức trình diễn văn hoá-văn nghệ dân gian dành riêng cho trẻ em lứa tuổi 5-11
tuổi. Một bài đồng dao thờng gồm một bài văn vần, đợc hát lên bằng
một giai điệu âm nhạc đơn giản, bài hát ấy đợc hát lên trong khi trẻ chơi
với một chủ đề phù hợp với bài hát [34].
Nhìn chung, dù còn những khía cạnh khác nhau nhng hầu nh các nhà
đồng dao học đều thống nhất đợc ở một điểm, đó là: đồng dao không chỉ là

phơng tiện giải trí vui chơi, mà còn là những bài học giáo huấn sinh động,
ấn tợng và sâu sắc với trẻ trong mọi thời đại. Cũng chính vì nhận thức đợc
khả năng giáo dục to lớn của đồng dao nên các nhạc sĩ trong nhiều thời đại đÃ
khai thác nhiều phơng diện nghệ thuật của đồng dao để sáng tác ra nh÷ng ca
khóc míi cho thiÕu nhi.
Tõ ý kiÕn cđa nhiều học giả trên đây, chúng ta có thể đi đến nhận thức
chung rằng đồng dao là những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em,
cho trẻ em, trên cơ sở những lời văn vần (của tác giả xác định hoặc vô danh),
có hình ảnh và nhịp điệu đơn giản, gắn với các trò chơi. Trẻ em là đối t−ỵng


18

hởng thụ, cũng có khi là chủ thể sáng tạọ, nhng dù ở cơng vị nào thì các
em cũng luôn luôn là ngời giữ vai trò diễn xớng" và đồng dao đà thấm sâu
vào đời sống tinh thần của chúng.
1.1.2. Hoàn cảnh ra đời, môi trờng diễn xớng của đồng dao
Nông thôn làng xà Việt Nam xa vốn có nhiều những đặc điểm về địa
lý, môi trờng cũng nh những điều kiện sinh hoạt tơng tự nhau, cuộc sống
lao động trồng lúa nớc gắn với những cảnh vật thật gần gũi nh cây đa, bến
nớc, sân đình,... Những ngời con sinh ra và lớn lên bên những lũy tre làng
vốn là những con ngời hiền hòa, chăm chỉ, chất phác nh hạt lúa, củ khoai,
cuộc sống lao động và sinh hoạt chỉ nằm trong khuôn khổ của xóm làng và
không biết từ bao đời họ đà cộng c, cộng cảm, cộng mệnh với nhau, nơng
tựa vào nhau trong cộng đồng thân thiết đó. Ngay từ thủơ ấu thơ, những đứa
trẻ đà lớn lên trong vòng tay thân ái của gia đình và cộng đồng. Trong xà hội
truyền thống rất ít có những trờng học cho con em ngời lao động, và nếu có
thì những trờng ấy lại dạy chữ thánh hiền vốn chuyển tải những chuẩn mực
văn hoá xa lạ với ngời dân và mục đích của việc học là để làm quan sau này,
trong khi nhu cầu phát triển nhận thức, biểu đạt tình cảm, sáng tạo nghệ thuật

lại lµ phÈm chÊt cã tÝnh tÊt u cđa con ng−êi ở mọi lứa tuổi, mọi lúc, mọi nơi.
Chính điều đó đà làm nẩy sinh những vùng văn hoá, văn nghệ dân gian vô
cùng phong phú, trong đó, cùng với những loại hình văn nghệ dân gian khác,
đồng dao đà là một phơng tiện hữu hiệu đáp ứng nhu cầu lứa tuổi thiếu nhi.
Vốn gắn bó với cuộc sống nông nghiệp, những ngày nông nhàn hay cả
những khi tối lửa, tắt ®Ìn”, lóc tham gia lao động trªn cánh đồng hay vui
chơi trong những đêm trăng sáng, chỉ cần những câu nói vần vè, có chút nhịp
điệu là bọn trẻ có thể tổ chức một cuộc chơi. Nh vậy trẻ em chính là đối
tợng phục vụ chủ yếu của đồng dao. T liệu khảo sát của các nhà nghiên cứu
cho thấy, phần lớn đồng dao dành cho con trẻ vừa hát võa ch¬i song cã mét bé


19

phận mà cả trẻ em và ngời lớn đều sử dụng, tuy nhiên mỗi đối tợng sử dụng
theo những mục đích v cách thức riêng, đó là hát ru.
Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Vũ Ngọc Khánh, những trò chơi
có lời nh Chồng lộng, chồng cà, Dâm dâm da da, những trò ê hê, chạy
quanh cánh đồng và rừng núi, v.v... có thể là sản phẩm của những thời kỳ lịch
sử rất xa xôi. Rồi đến bài Cầu thằng Bô đi tô đi tát, đi hát nhà vong,... có thể
liên quan tới giai đoạn xà hội mà đạo giáo có ảnh hởng trong dân chúng.
Những trò chơi nh trò Đánh ô với lời hát Hết quan, hoàn dân, phá chùa, lùa
dân, kéo quân trở về, v.v... phải chăng ít nhiều dính dáng với những phong
trào bạo động nông dân sôi nổi. Theo cuốn Hành trình vào thế giới Folklore
Việt Nam của GS Vũ Ngọc Khánh thì: có lẽ những bài hát cầu ma, những
trò chơi nhảy múa thô sơ đà đợc ra đời sớm hơn cả, đáng xem nh những bài
đồng dao xuất hiện đầu tiên.
Nh vậy, đồng dao vốn là những sáng tác tập thể và được truyn ming
t xa xa, ban đầu có thể là do một ngời hay nhóm ngời cùng sáng tác, sau
đó đợc bổ sung, sửa chữa và cứ nh vậy lại tiếp tục lu truyền trong xà hội.

1.1.3. Tác giả của đồng dao
Căn cứ trên nội dung, hình thức, cấu trúc của đồng dao, Chu Thị Hà
Thanh chia tác giả của đồng dao thành hai nhóm nh sau:
1.1.3.1. Đồng dao do ngời lớn sáng tác
- Một bộ phận đồng dao bắt nguồn từ các hìmh thức thơ ca của ngời
lớn và do ng−êi lín s¸ng t¸c. Cã thĨ thÊy trong bé phËn đồng dao xuất hiện từ
ngời lớn có nhiều bài phản ánh nhiều vấn đề của xà hội đơng thời, những
vấn đề mà trẻ em không thể nhận thức và t duy đợc, những bất công, những
hiện thực xấu xa của xà hội nh bài: Con kiến mà leo cành đào. Trong sách
Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, bài này đợc xếp vào


20

phần ca dao lịch sử trong bối cảnh xà hội bế tắc, không lối thoát của ngời
dân nh con kiến leo ra, leo vào. Tuy nhiên, lời ca trong bài đợc kết cấu theo
kiểu vòng tròn, ngộ nghĩnh nên trẻ em rất thích và có thể hát mÃi đến khi kết
thúc cuộc chơi.
Một số bài vè nói ngợc chứa đựng những ẩn dụ sâu xa, những nghịch
cảnh trớ trêu, những hình ảnh của loài vật đợc dùng để nói bóng gió một vấn
đề xà hội, tuy không hiểu đợc nhng những hình ảnh ngộ nghĩnh, tơng
phản, trái khoáy, gây sự bất ngờ và kích thích tính tò mò của trẻ em nên cũng
đợc chúng yêu thích.
Một bộ phận đồng dao liên quan đến ma thuật, phù chú và niềm tin về
đấng thần linh của ngời cổ đại. Các bài Lạy trời ma xuống, lạy ông nắng
lên,... chắc chắn có liên quan đến tín ngỡng và dân ca nghi lễ của ngời lớn.
Một số bài gắn với phụ đồng nh Phụ ®ång Õch, Phơ ®ång chỉi, Phơ ®ång
vung... cã thĨ lóc đầu là những hình thức ma thuật, phù chú với quan niệm duy
tâm về thế giới tự nhiên, tuy nhiên với sự tiến hoá của lịch sử, tính chất phù
chú, ma thuật cũng dần mất đi chỉ còn lại yếu tố trò chơi đợc trẻ em sử dụng.

Ngoài ra, theo nhiều công trình nghiên cứu, bộ phận gọi là sấm
truyền, sấm ký là những lời có tính chất thần bí, báo trớc những sự kiện
sắp hoặc sẽ xảy ra, thờng là những ẩn ngữ dự đoán những điều tốt, xấu liên
quan đến nhân vật lịch sử, một triều đại hay giai đoạn lịch sử nào đó. Ngời
lớn có thể có những tiên đoán về những sự kiện lịch sử nhng để tránh phải
nói ra, họ sáng tác ra những câu sấm, ký và dạy con trẻ hát để lan truyền réng
r·i vµo x· héi ng−êi lín. ThÝ dơ, theo Ngun Văn Tố bài Chi chi chành
chành (mỗi nơi trẻ em hát mỗi khác) phản ánh một cách kín đáo những sự
kiện bi thảm xảy ra vào năm 1885, sau khi vua Tự Đức mất (1883). Còn học
giả Nguyễn Văn Huyên lại cho rằng bài ca là một lời sấm cổ báo trớc tơng
lai của nớc ta sau khi triều đình nhà Lê sụp đổ. Tại Hải Phòng tơng truyền


21

có những câu hát trong dân gian, báo trớc sự xuất hiện của Trạng Trình, còn
ở xứ Nghệ lại có sấm của trạng Trình báo trớc sự sinh Thánh (ám chỉ xuất
hiện nhân vật lịch sử vĩ đại Hồ Chí Minh): Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất
thanh, Nam Đàn sinh Thánh (Đụn Sơn: núi Đụn ở huyện Nam Đàn, Bò Đái:
tên một khe nớc trên núi Đụn).
Lịch sử đất nớc Trung Hoa xa cũng tơng truyền có những bài ®ång
dao lµ sÊm trun, sÊm ký do ng−êi lín nghÜ ra rồi dạy cho trẻ con hát để tiên
báo về thời cuộc. Theo Trần Lê Bảo, trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán
Trung có tất cả tám bài đồng dao thuộc loại này [1, tr.44-49]. Nh vậy đồng
dao tuy là món ăn tinh thần của trẻ em nhng cũng liên quan đến ngời lớn.
- Một bộ phận đồng dao cũng do ngời lớn sáng tác nhng hoàn toàn
dành riêng cho trẻ em. Đó là những lời có vần, điệu đợc ngời lớn sáng tạo ra
để hát và nói cho trẻ em nghe, trong đó bao gồm cả những bài hát ru của bà,
của mẹ của chị,... Những bài hát này không đơn thuần chỉ thể hiện tình cảm
mà có khi còn muốn truyền đạt những kinh nghiệm trong ứng xử cuộc sống,

trong lao động... để răn dạy trẻ em từ khi còn trứng nớc. Đây thực sự là một
trong những hình thức bảo tồn và lu truyền văn hoá dân gian một cách tự
nhiên trong xà hội truyền thống, là loại trờng học không thầy, không sách,
một xà hội giáo dụcmà ngời xa đà biết tận dụng triệt để. Những bài đồng
dao này vô cùng phong phú, hấp dẫn, đa dạng về nội dung, có những bài chỉ
để cho trẻ em vừa hát vừa vui chơi, nội dung rất gần gũi, vui tơi, ngộ nghĩnh
phù hợp với khả năng, với tâm sinh lý và mức độ tham gia của trẻ em ở từng
độ tuổi.
Cũng có những bài đồng dao chỉ gắn với trò chơi mà không quan tâm
lắm đến nội dung. Đối với dạng bài đồng dao này thì yếu tố nhịp điệu có vai
trò quan trọng trong việc dẫn dắt và qui định hành động chơi của trẻ em, thí
dụ những bài Thả đỉa ba ba, Rồng rắn lên mây, Chơi ô ăn quan,...


22

Chúng ta cùng xem xét một vài bài đồng dao để thấy đây chắc chắn là
do ngời lớn nghĩ ra từ quá trình trải nghiệm cuộc sống của mình, thí dụ bài
Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà, phải tội đàn ông. Theo Chu Thị Hà Thanh, câu
ca trên phảng phất tính chất tín ngỡng của dân tộc Việt trong quan niệm về
linh hồn của ngời chết đuối. Còn theo một số học giả thì những câu hát Hết
quan hoàn dân, phá chùa lùa dân, kéo quân trở về ít nhiều đà phản ánh thái
độ của ngời dân bất bình trớc những bất công của xà hội và câu hát còn thể
hiện những ớc mong của họ. Cũng có giả thiết cho rằng lời đồng dao trên
liên quan đến cuộc khởi nghĩa của nông dân...
1.1.3.2. Đồng dao do trẻ em sáng tác
Nh đà trình bày ở phần trên, trẻ em là chủ thể hởng thụ và diễn xớng
đồng dao, cũng có khi góp phần sáng tạo lại đồng dao trong các trò chơi, tạo
nên những dị bản nhng nhiều khi lại là những ngời sáng tác ra đồng dao.
Thế giới đồng dao do trẻ em sáng tác vô cùng phong phú, thể hiện đúng bản

chất hồn nhiên, trong sáng, vô t và sở thích của chúng. Những bài đồng dao
gắn với trò chơi hay các hoạt động vui chơi ca hát, nhảy múa mang đầy tính
ngẫu hứng và sáng tạo trẻ thơ. Các em luôn nghĩ ra những câu hát hay hành
động phù hợp với không gian và điều kiện của mình nh Nu na nu nống, cái
cống nằm trong, con ong nằm ngoài hay Cào cào già gạo cho nhanh, tao may
áo đỏ áo xanh cho mày, v.v... Mặc dầu có những bài có khi không có mối liên
hệ về ngữ nghĩa nhng những hình ảnh thân quen trong đó nh cào cào, con
ong, cái bống... cùng nhạc tính đợc tạo nên từ cách hiệp âm, hiệp vần, ngắt
nhịp... đà taọ niềm hứng thú cho trẻ. Chính những điều này đà làm cho đồng
dao có những đặc trng và bản sắc riêng, không giống nh các thể loại văn
nghệ dân gian khác.
Một số bài đồng dao gắn với công việc lao động của trẻ em nh: chăn
trâu, cắt cỏ hay lao động trên đồng ruộng, những câu hát này đà tiếp thêm sinh


23

lực cho các em. Những lời ca thể hiện tính hồn nhiên, thân thiện của các em
không chỉ với thiên nhiên cây cỏ mà cả với những loài vật thân quen nh trâu
(Gọi trâu), nghé (Nghé ò, nghé ọ).
Tựu trung lại, đồng dao là những diễn xớng dân gian diễn ra trong sinh
hoạt cộng đồng của xà hội truyền thống, có những đặc điểm chung giống nh
nhiều loại hình văn nghệ dân gian khác nh: tính tập thể, tính truyền miệng,
và tính dị bản, song ở đây cũng có thể thÊy trong tÝnh tËp thĨ cđa ®ång dao cã
mèi quan hệ nhiều chiều giữa ngời lớn với trẻ em, trẻ em với trẻ em và trẻ em
với ngời lớn.
1.1.4. Các yếu tố cấu thành đồng dao
Khi tìm hiểu các yếu tố cấu thành của đồng dao, chúng tôi thấy rằng:
nếu tip cn từ góc độ của khoa học tâm lý và giáo dục thì ta sẽ thấy đồng dao
chính là phơng tiện và môi trờng để trẻ em phát triển nhận thức, bồi dỡng

tình cm, điều chỉnh những hành vi, ứng xử của mình theo những chuẩn mực
đạo đức chung của xà hội. Khi nhìn nhận đồng dao qua ca từ, ở góc độ văn
học dân gian thì phần lớn đồng dao chính là những sáng tạo ngôn từ mang tÝnh
tËp thĨ nh»m tỉng kÕt nh÷ng hiĨu biÕt, nh÷ng kinh nghiệm, biểu đạt, chia sẻ
những tình cảm, cảm xúc,... của con ngời trong cộng đồng. Còn nhìn từ góc
độ biểu diễn thì đồng dao chính là phơng tiện hữu hiệu để trẻ em thể hiện
khả năng ca hát và khả năng sáng tạo trong vận động thích ứng với các loại
nhịp điệu. Khi diễn xớng một bài đồng dao, hai yếu tố này luôn đợc kết hợp
một cách hài hoà, đồng điệu và đây cũng chính là phơng tiện quan trọng để
trẻ em cảm nhận và phát triển những năng lực thẩm mĩ. Cũng nhìn ở khía cạnh
biểu diễn thì không gian trình diễn của đồng dao chính là những tiền sân khấu
cùng các đồ chơi kèm theo tuy đơn giản nhng hiệu quả và hấp dẫn cao chính
là những ®¹o cơ.


24

Nh vậy đồng dao là tổng hợp của nhiều yếu tố mà nói theo thuật ngữ
folklore học thì ng dao là một nguyên hp con trong nguyên hợp tổng là
vn hoá dân gian.
Do đặc điểm nhân chi sơ tính tơng cận nên trong thc t cho dù
các vùng miền có đặc điểm v ngôn ng, địa lý và môi trờng khác nhau
nhng đồng dao của vùng miền nào cũng bao gồm ba yếu tố là: trò chơi, lời
ca và nhạc điệu. Ba yu t trên luôn tn tại v thng nht trong một bài đồng
dao, song mức độ của mỗi yếu tố ở mỗi bài, có khi ở mỗi vùng miền có sự
khác nhau. Tuy nhiên, trong thc tế hiện nay, không phải bài đồng dao nào
cng còn tồn tại với y đủ cả ba yếu tố trên. Theo công trình của nhà nghiên
cứu âm nhạc và văn hoá dân gian Nguyễn Thụy Loan thì tuyệt đại đa số các
bài đồng dao của trẻ em ngời Việt đều đà bị khuyết đi phần âm nhc, chỉ có
số ít bài và những bài hát ru là còn phần giai điệu [32,]. Điều này thể hiện rõ

qua cun ng dao v trò chi tr em ngi Vit, ở đó các tác giả đà su tm,
ghi chép và phân loại theo nội dung phản ánh và đa phần các bài đồng dao
trong công trình này cũng chỉ gồm hai yếu tố là lời ca và tiết tấu.
Thực ra trong nhiều bài đồng dao thì hai yếu tố trên cũng đủ để trẻ em
vừa hát vừa hoạt động theo nội dung của bài. Đối với những bài hát ru thì phần
giai điệu âm nhạc có cụ thể và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ngay trong những bài
hát ru, phần giai điệu tùy theo từng vùng, miền có cách phát âm khác nhau sẽ
tạo nên những sắc thái khác nhau, song những giai điệu này luôn thể hiện rõ
mối tơng quan giữa cao độ và tiết tấu.
Việc tìm hiểu về chất liệu ngôn ngữ, các kiểu kết cấu trong lời ca, tiết
tấu, hành động và không gian của đồng dao không chỉ nhằm mục đích khám
phá những qui luật kiến tạo nên vẻ đẹp, sức thu hút và hấp dẫn của đồng dao
mà còn thấy đợc giá trị và sức sống mÃnh liệt của đồng dao trong viƯc t¹o


25

nên những tình cảm, những truyền thống quý báu trong những di sản văn hóa
độc đáo mà cha ông chúng ta đà gọt giũa và lu truyền từ bao đời nay.
1.1.4.1. Lời ca
Phần nhiều đồng dao, nhất là bộ phận do chính các em sáng tạo, thờng
sử dụng thể thơ 4 chữ, ví d:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật...
Bên cạnh đó cả những câu đợc viết ở thể thơ 2, 3 chữ hoặc cũng có bài
ở thể thơ 2, 3 chữ:
Tập tầm vông
Chị có chồng

Em ở goá
Chị ăn cá
Em mút xơng
Chị nằm giờng
Em nằm đất
Chị vật
Em coi
Chị voi
Em ngựa
Lại có lúc các thể 2, 3 chữ đợc kết hợp với những câu dài h¬n:


×