Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề cương luận văn Bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học hoàng lê – TP hưng yên – hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.48 KB, 17 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..…3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…………………….8
1.1. Khái niệm của đồng dao………………………………………………….……8
1.1.1. Nội dung của đồng dao…………………………………...….……...…….....9
1.1.2. Hình thức của đồng dao……………………………………………....….…..9
1.1.3. Tính chất của đồng dao……………………………………………...……...10
1.1.4. Chức năng, tác dụng của đồng dao đối với học sinh tiểu học…………...….10
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC ÂM NHẠC VÀ VIỆC SỬ
DỤNG ĐỒNG DAO TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC HOÀNG LÊ - THÀNH PHỐ HƯNG YÊN……….…………………..….....10
2.1. Vài nét trường tiểu học Hoàng Lê- Thành Phố Hưng Yên- Hưng yên…….....10
2.2. Đặc điểm học sinh trường tiểu học Hoàng Lê- Thành Phố Hưng Yên ……....11
2.3. Tình hình dạy học âm nhạc ở trường và việc sử dụng các bài đồng dao trong
hoạt động ngoại khóa ở trường…..……………………………….…………….…12
Chương 3: GIẢI PHÁP VIỆC SỬ DỤNG BÀI HÁT ĐỒNG DAO TRONG HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LÊ - THÀNH PHỐ
HƯNG YÊN - HƯNG YÊN…………………………………………….………....13
3.1. Đặc điểm các bài đồng dao sử dụng trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu
học Hoàng Lê- Thành Phố Hưng Yên- Hưng yên…………………………...…….13
3.1.1. Các bài đồng dao phù hợp với tâm lý cũng như sinh lý các em.
3.1.2. Các bài hát đi đôi với các trò chơi thích hợp……………………...…….…..13
3.1.3. Các bài đồng dao cung cấp cho các em không chỉ kiến thức, về lý thuyết âm
nhạc mà còn có kiến thức thông tin xã hội……………………………….....……. 13


2

3.1.4. Các bài đồng dao giúp các em rèn luyện thể chất, rèn luyện tư duy và trí


tuệ……………………………………………………………………………….....13
3.2. Giải pháp việc sử dụng bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường
tiểu học Hoàng Lê- Thành Phố Hưng Yên- Hưng yên ………………………..…..13
3.2.1. Dàn dựng một số bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu
học Hoàng Lê- Thành Phố Hưng Yên- Hưng yên ………………………...………13
3.2.2. Tổ chức trò chơi âm nhạc qua một số bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại
khóa ở trường tiểu học Hoàng Lê- Thành Phố Hưng Yên- Hưng yên…………….13
KẾT LUẬN………………………………………………………………….…….14
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….……...16
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….…17


3

MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Âm nhạc truyền thống Việt Nam là cả một kho tàng phong phú với tất cả các
thể loại ca nhạc, các loại nhạc nhạc khí cổ truyền dân tộc. Từ những làn điệu dân ca
cổ của các vùng miền đến những nhạc khí cổ truyền đều là những nét độc đáo tạo
nên sự đậm đà đặc biệt với tất cả những nền âm nhạc của các nước khác. Một trong
những yếu tố làm nên sự độc đáo đó và phổ biến hơn cả đó là các thể loại ca nhạc
cổ truyền. Các thể loại ca nhạc cổ truyền được hình thành và phát triển trong quá
khứ ở nước ta kể từ thời phong kiến trở về trước còn được lưu truyền cho tới ngày
nay mà chưa bị ảnh hưởng của âm nhạc Phương Tây. Hầu hết các thể loại ca nhạc
cổ truyền được biết đến đó là Hát ru, những điệu hò, điệu lý, những thể loại dân ca
từ khắp vùng miền hay các thể loại kịch hát tuồng, chèo…. Và góp phần tạo nên sự
phong phú đó là những thể loại ca nhạc của trẻ em - đó là những bài hát đồng dao
của trẻ em.
Những bài hát đồng dao không phải là một loại dân ca như chúng ta thường
nghĩ, mà nó là những tài liệu, kiến thức bồi dưỡng cho trẻ nhỏ. Đồng dao là một

kho tàng học thức phong phú và bình dị nhưng nó rất vĩ đại và thực sự có ý nghĩa
quan trọng đối với trẻ thơ khi mới chập chững với thế giới bên ngoài. Qua những
bài hát đồng dao tưởng chừng như đơn giản mộc mạc đó ông cha ta đã dạy cho các
thế hệ trẻ em được trưởng thành, có kiến thức đa dạng biết cách quan sát các vật
xung quanh của cuộc sống đời thường, biết yêu thương….
Có thể thấy rõ, đồng dao là một trong những hình thức giáo dục có hình thức
giáo dục có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của trẻ em. Thế nhưng nhìn qua
những sinh hoạt văn nghệ hiện nay, những chương trình văn nghệ truyền thống
chưa đủ sức hấp dẫn đông đảo của quần chúng. Bên cạnh đó đã từ lâu nay, khi Việt
Nam ngày càng phát triển cuộc sống văn minh hiện đại và tân tiến hơn thì những
tiếng hát ru đã dần tắt trên môi các bà mẹ trẻ do quá lo toan cuộc sống kinh tế, và
các mối quan hệ xã hội. Trẻ em không hát những bài đồng dao mà đa phần chỉ bật


4

máy thu thanh và thưởng thức các loại nhạc một cách thụ động. Qua các phương
tiện truyền thông đại chúng, đĩa băng, những buổi hòa nhạc, nhạc hội liên quan có
tính đại chúng, rất nhiều hình thức ca múa nhạc mới lạ hấp dẫn đã thâm nhập cuộc
sống giải trí của các em nhỏ cho tới thể hệ thanh thiếu niên. Chính điều đó đã cho
thấy một thực trạng đó là: Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay hiểu biết về nhạc mới,
nhạc trẻ, nhạc nước ngoài thì nhiều hơn âm nhạc truyền thống của nước mình.
Là một giáo viên đang giảng dạy âm nhạc, được tiếp xúc và phụ trách bộ
môn nhạc cho các em tại trường tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên. Tôi nhận thấy
hoạt động ngoại khóa cho các em chỉ đa phần học các bài hát mới, những bài hát
đồng dao hầu như không được sử dụng trong hoạt động ngoại khóa cũng như trong
các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường. Chương trình ngoại khóa chỉ đơn giản
là dạy các bài hát mới, những điệu múa, bản thân tôi tự tìm hiểu và biết một điều
quan trọng là: Lứa tuổi của các em học sinh tiểu học là lứa tuổi tiếp xúc với môi
trường giáo dục phổ thông, các em cần được làm quen với âm nhạc truyền thống

dân tộc trước khi gặp gỡ với âm nhạc nước ngoài để các em có một nền tảng về bản
chất dân tộc. Từ đó có những kiến thức về âm nhạc truyền thống, các em hiểu được
khái niệm bản sắc dân tộc, một phương hướng phát triển về trí tuệ, tình cảm sau
này. Chính bởi nhận thức được vai trò quan trọng của âm nhạc truyền thống nói
chung cũng như sự cần thiết và bổ ích của những bài hát đồng dao và bên cạnh đó
là mong muốn đóng góp một số ý kiến mới của bản thân để có thể làm cho chương
trình hoạt động ngoại khóa phong phú hơn, cung cấp một số kiến thức về đồng dao
cho các em và đồng nghiệp tham khảo, vì thế tôi đã lựa chọn đăng ký đề tài: “ Bài
hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học Hoàng Lê – TP. Hưng
Yên – Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc tìm hiểu và nghiên cứu các bài hát đồng dao cũng đã có khá nhiều tác
giả đề cập tới và cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị như cuốn
sách “Đồng dao và ca dao cho trẻ em” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, Nhà xuất


5

bản Đại học Quốc gia Hà Nội hay cuốn sách “Tìm hiểu về đồng dao Việt Nam” của
tác giả Triều Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2009. Đây là công trình
nghiên cứu sâu sắc những đặc điểm nổi bật của đồng dao Việt Nam. Ngoài ra còn
có các cuốn sách sưu tầm các bài hát: Đồng dao con cò…- những bài hát đồng dao
trẻ thơ của tác giả Đào Ngọc Dung sưu tầm, NXB Âm nhạc 2006. Bên cạnh đó
cũng có một số đề tài nghiên cứu về một số khía cạnh của đồng dao như “Tìm hiểu
các bài hát đồng dao sử dụng vào chương trình giảng dạy môn hát nhạc cho học
sinh tiểu học của trường Tiểu học Thị trấn Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên” của
Phạm Minh Thùy- ĐHSPAN luận văn chính quy khóa 1, ĐHSP Hà Nội. Khóa luận
tốt nghiệp của Lê Thị Chung- ĐHSPAN với đề tài “Nghiên cứu một số bài đồng
dao sử dụng vào các trò chơi âm nhạc tại trường Tiểu học Văn Khê A, Mê Linh, Hà
Nội. Theo những tìm hiểu của cá nhân tôi, tôi nhận thấy được các công trình khoa

học và đề tài khóa luận nghiên cứu về đồng dao sử dụng trong trường học còn quá
ít, ở cấp Trung học cũng chưa có và ở Tiểu học thì chỉ ở một phân môn học hát
nhạc, hoặc tổ chức chứ chưa có ai tìm hiểu và sử dụng các bài hát đồng dao trong
hoạt động ngoại khóa ở Trường Tiểu học Hoàng Lê – TP. Hưng Yên – Hưng Yên .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra các biện pháp sử dụng các bài hát Đồng dao trong hoạt động ngoại
khóa ở Trường Tiểu học Hoàng Lê – TP. Hưng Yên – Hưng Yên .
- Trang bị và mở rộng kiến thức bản thân về các bài hát đồng dao để vận
dụng vào quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc tốt hơn, phong phú hơn. Giáo dục
cho học sinh biết trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua việc học các bài
hát đồng dao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và kiến thức về đồng dao. Tìm hiểu thực trạng dạy
học cũng như các bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường Tiểu học
Hoàng Lê – TP. Hưng Yên – Hưng Yên.


6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng các bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu
học Hoàng Lê – TP. Hưng Yên – Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài hát đồng dao trong trong hoạt động ngoại khóa ở Trường Tiểu học
Hoàng Lê – TP. Hưng Yên – Hưng Yên .
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, đọc tài
liệu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra quan sát
6. Đóng góp của đề tài
Nếu đề tài được công nhận thì sẽ thực hiện và áp dụng vào chương trình
dạy học môn âm nhạc.
7. Bố cục đề tài
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận & thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc dạy và học môn âm nhạc và việc sử dụng đồng dao vào
trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học Hoàng Lê – TP. Hưng Yên – Hưng
Yên.
Chương 3: Bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học Hoàng
Lê – TP. Hưng Yên – Hưng Yên.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Đặc điểm của Đồng dao

1.1.1. Khái niệm Bài hát đồng dao
“Bài hát đồng dao” là tên gọi về một loại hình ca nhạc của trẻ em, nó có rất
nhiều những ý kiến khác nhau khi tác giả nêu ra các khái niệm về Bài hát
đồng dao. Trong cuốn “Đồng dao và ca dao cho trẻ em” tác giả Nguyễn
Nghĩa Dân cho rằng: “Bài hát đồng dao là một thể loại kết hợp văn hóa, văn
nghệ dân gian gồm trò chơi, lời ca và âm nhạc”. Tác giả Trần Gia Linh lại có
cách định nghĩa khác về Bài hát đồng dao: “Bài hát đồng dao là những bài
hát dân gian phù hợp với trẻ em và một số bài gắn với trò chơi nhất định, các

em vừa làm trò, vừa hát”. Tác giả Nguyễn Văn Vũ từ nghiên cứu thực tiễn đã
nêu lên: “Bài hát đồng dao là trẻ em hát gắn liền với trẻ em chơi”
Theo Wikipedia Tiếng Việt định nghĩa thì Bài hát đồng dao là thơ dân gian
truyền miệng của trẻ em Việt Nam, bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em,
lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em…vv
Tổng hợp các ý kiến vừa nêu trên về Bài hát đồng dao, có thể khái quát
chung định nghĩa về Bài hát đồng dao như sau: “Bài hát đồng dao là những lời
mộc mạc, hồn nhiên có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau hoặc hát đồng
thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân
gian của lứa tuổi thiếu nhi”.
Bài hát đồng dao là một hệ thống gồm những bài hát vui, những câu đố vui
của trẻ em, có khi là những lời hát ru em…vv. Những bài hát đồng dao thường là
những câu hát ngắn của trẻ em thường gồm những câu bốn chữ, có vần có khi
không có nghĩa rõ rệt như cốt để trẻ em tập nói, có khi mỗi câu có một ý không liên
tục, từ ý này chuyển sang ý khác chỉ nối nhau bằng một vần, truyền cho các em
một số hiểu biết về những sự vật xung quanh hoặc những nhận xét về con người
hoặc đời sống xã hội có thể nói: Bài hát đồng dao là những bài hát rất vui tươi, nhí


8

nhảnh và ngộ nghĩnh, dí dỏm, dễ nhớ và rất hợp với tâm lý trẻ em, đặc biệt rất dễ
thuộc.
1.1.2. Nội dung của Bài hát đồng dao
Nêu lên các hiện tượng tự nhiên, miêu tả thiên nhiên tươi đẹp, sinh sống dưới
đôi mắt trẻ thơ, hay miêu tả những con vật, những đồ vật gần gũi cuộc sống đời
thường…vv
Miêu tả xã hội nông nghiệp gần gũi thân thuộc với trẻ em, là những cảnh làm
việc sản xuất, hình ảnh bác nông dân, hình ảnh con trâu, cái tôm cái tép…vv
Là nơi khởi nguồn tình mẫu tử, lòng yêu thương của con người, môi trường

hình thành bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho trẻ em.
Có nhiều bài hát dạy cho các em biết về các thứ cây, các loài vật, các ngành
nghề: Kéo gỗ, may vá…vv nó giống như những bài học thường thức có vấn đề.
“Có những khi có những bài không có đề tài tập trung, gần như chỉ có những
đoạn chắp vá, gặp đâu có đó, chỉ cốt cho vấn đề, còn ý nghĩa thì rời rạc, có nhiều
nét ngộ nghĩnh đôi khi phi lý ngược đời” theo nhận xét của tác giả Vũ Ngọc Thanh
trong bài “Thi pháp đồng dao”
1.1.3. Hình thức của Bài hát đồng dao
1.1.3.1. Thể thơ
Thường là thể thơ bốn chữ, ngoài ra còn có thể loại lục bát hoặc hai, ba bốn
chữ, hay thể thơ hỗn hợp và thể thơ bốn chữ biến thể. Thành phần cấu tạo nên vần
thơ bao gồm thanh điệu và âm điệu. Lối bắt vần chân và vần lưng tạo cho lời thơ
của đồng dao gần với chất ca xướng hơn, ngoài ra còn phổ biến cả vần bằng (thanh
không và thanh huyền) và vần trắc ở cả giữa dòng thơ và cuối dòng tạo ra sự luân
phiên bằng chắc tương đối nhịp nhàng.
Ví dụ bài kết cấu theo liên kết theo vần và có kết hợp thanh không và thanh
huyền trong “Nu na nu nống”
Nu na nu nống
Cái trống nằm trong


9

Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật….
1.1.3.2. Nhịp điệu tiết tấu
Sử dụng các loại nhịp: Nhịp thơ (nhịp logic, nhịp biểu cảm, nhịp hành động,
nhịp 1/1;2/2;2/4;3/3…vv
Về tiết tấu có sự thay đổi cách phân ngắt, tiết tấu của lời thơ đơn giản
thường chỉ gắn với một vài cao độ bám sát thanh điệu lời ca và chỉ xây dựng trên

một hoăc hai mô hình tiết tấu, tính giản dị khúc chiết, rõ ràng dễ nhớ dễ thuộc.
1.1.3.3. Thang âm
Đồng dao là thể loại hát nói, độ diễn cảm nhiều hơn là hát, thế nên thang
âm được xây dựng trên những khoảng hẹp trong phạm vi một quãng tám, phù hợp
với đặc điểm sinh lý của trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.
1.1.4. Tính chất của Bài hát đồng dao
Đồng dao là một bộ phận của âm nhạc dân gian gần gũi với ca dao nên có
đầy đủ các tính chất như: Truyền miệng, tính dị bản, tính tập thể, tính chất vui chơi
phù hợp với tâm lý trẻ, tính trình diễn, tính tổng thể nguyên hợp.
1.1.5. Chức năng và tác dụng của Bài hát đồng dao đối với học sinh tiểu học
Chức năng:Đồng dao có ba chức năng: Giải trí, nhận thức, Giáo dục.
Nhận thức của trẻ qua đồng dao thường là nhận thức cảm tính, quan sát tiếp cận
môi trường tự nhiên xã hội gần mình, có thể thấy được, nghe được nhưng chưa
phân tích, chưa suy luận được. Bằng phương thức “Chơi mà học, học mà chơi”.
Đồng dao có chức năng giáo dục trẻ em một cách nhẹ nhàng sinh động. Những lời
ca đồng dao giáo dục cảm xúc cho các em trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội với
sinh hoạt cộng đồng, rèn luyện được khả năng quan sát, ngôn ngữ giao tiếp…vv
Tác dụng: Bài hát đồng dao có tác dụng giáo dục trẻ em ở nhiều khía cạnh
khác nhau: Giữ vệ sinh chung, sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên, giúp các em
rèn luyện về thể chất qua các trò chơi, làm tăng khả năng tư duy nhanh nhẹn


10

Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC VÀ VIỆC SỬ DỤNG
ĐỒNG DAO TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC HOÀNG LÊ- TP. HƯNG YÊN- HƯNG YÊN.
2.1. Vài nét về Trường Tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
Trường Tiểu học Hoàng Lê nằm ở 87 phố Trần Quốc Toản - Phường Quang

Trung - TP Hưng Yên. Trường được thành lập vào năm 1974. Sau 40 năm xây
dựng và trưởng thành, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chi bộ Đảng trường đã từng bước
đưa đơn vị trở thành đơn vị tiến tiến xuất sắc của phong trào thi đua của giáo dục
thành phố, đạt được nhiều thành tích xuất sắc như: Được thành phố công nhận là
Trường học thân thiện, học sinh tích cực, trong phong trào học tập trường có học
sinh đạt giải cấp Thành Phố: Giải nhất viết chữ đẹp 9 em, giải nhì 12 em, giải ba 6
em. Nhiều em học sinh tham gia phong trào thi giải Toán, Tiếng Việt trên Báo nhi
đồng và đoạt giải cao, thi Tiếng Anh Phonic cấp thành phố đạt 3 giải vàng. Thi
Tiếng Anh qua Internet cấp Phường đạt 1 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba. Thi giải
Toán qua Internet cho học sinh khối 4, 5 có 1 em đạt giải khuyến khích cấp
phường.
Có thể nói Trường Tiểu học Hoàng Lê có bề dày thành tích và phong trào
học tập rất sôi nổi, vững mạnh, đó là do có sự quản lý và hướng dạy tích cực với
đội ngũ giáo viên giảng dạy có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn vững chắc,
đáp ứng nhu cầu giáo dục của xã hội.
Về cơ sở vật chất thì Trường Tiểu học Hoàng Lê là một trường lớn có cơ sở
vật chất khang trang đầy đủ với tổng số học sinh trong toàn trường rất đông 1.775
học sinh chia thành 40 lớp và 5 khối, mỗi khối có 7, 8 lớp, mỗi lớp có hơn 40 học
sinh. Trường có 60 cán bộ và giáo viên. Trường có 4 dãy nhà hai tầng, và một khu
nhà điều hành và các phòng ban. 4 dãy nhà là phòng học và phòng chức năng.
Trường có phòng học nhạc riêng, có các phòng hoạt động đội. 100% các lớp có hệ
thống bảng chống lóa, có hệ thống điện (ánh sáng, quạt trần) hiện đại, có hệ thống


11

uống nước sạch đảm bảo cho học sinh ở cuối lớp, có giá đựng đồ dùng cá nhân cho
học sinh và tủ đựng sách, các dụng cụ dạy học dành cho giáo viên. Nhà trường có
được cấp và trang bị 8 máy chiếu phục vụ cho quá trình dạy học các môn. Có 2
phòng học tin học với 50 máy phục vụ cho công tác dạy của giáo viên và học của

các lớp 3, lớp 4, lớp 5.
2.2. Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh Trường Tiểu học Hoàng Lê –
TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
Các em học sinh ở Trường Tiểu học Hoàng Lê có điều kiện và có thời gian
đầu tư cho việc học rất hiệu quả. Ở lứa tuổi của các em, các em rất hiếu động và
ham thích các hoạt động âm nhạc ở trường, thích vui chơi và ham hiểu biết. Hứng
thú tự nhiên của các em còn thiếu bền vững, chóng chán. Sự thay đổi các dạng hoạt
động trong tiết học, các bài tập sáng tạo, nắm vững kiến thức, kỹ năng hoạt động
âm nhạc rất cần thiết.
Lứa tuổi các em từ 6 đến 10 tuổi, tầm cữ giọng của các em còn hẹp trong
khoảng quãng 8. Âm sắc chưa có sự phân định giới tính rõ rệt. Khả năng âm nhạc
của các em khá phong phú và có rất nhiều em có năng khiếu. Các em được sống
trong môi trường giáo dục tốt, được học với các thiết bị máy móc hiện đại, hơn thế
rất nhiều em đã được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn nhỏ. Đặc biệt các em học
sinh Trường Tiểu học Hoàng Lê rất yêu thích âm nhạc và bộ môn âm nhạc cũng
được nhà trường chú trọng quan tâm đặc biệt nên trong các cuộc thi và các hoạt
động âm nhạc của Đội, các phong trào ca hát, các em đều hăng hái nhiệt tình tham
gia tích cực và bộc lộ rõ năng khiếu và khả năng tai nghe tốt, bắt giọng nhanh, khả
năng ghi nhớ giai điệu và lời ca tốt, thích vận động khi ca hát. Các em học hát rất
nhanh nên tôi nhận thấy: Việc sử dụng các bài hát đồng dao vào trong hoạt động
ngoại khóa sẽ tạo một không khí mới và cách học mới cho các em thấy thích thú và
có tình cảm với loại hình âm nhạc cổ truyền giàu bản sắc dân tộc và phù hợp với
lứa tuổi của các em.


12

2.3. Tình hình dạy học âm nhạc ở Trường và việc sử dụng các bài hát đồng
dao vào hoạt động ngoại khóa ở trường.
Chương trình dạy học môn âm nhạc: Âm nhạc là một bộ môn nằm trong 9

môn học mà các em được học. Việc đưa môn học âm nhạc vào giảng dạy là nhà
trường đã giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện: Đức – Trí – Thể Mỹ. Nhà trường không chỉ đầu tư chú trọng đến việc học các môn văn hóa mà còn
khuyến khích, tạo điều kiện và cơ sở vật chất về phòng học nhạc riêng, có đàn một
đàn PSR 550, có các tranh ảnh minh họa về các câu chuyện âm nhạc …vv
Nhà trường đưa môn âm nhạc vào giảng dạy theo yêu cầu của Bộ giáo dục
với chương trình Sách giáo khoa thay đổi theo chương trình cải cách của Bộ giáo
dục và đào tạo quy định, các lớp 1, 2, 3 chỉ học một phân môn hát nhạc là học hát
các bài hát trong chương trình, các em lớp 4, lớp 5 có học thêm các phân môn mới:
Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lý, kể chuyện âm nhạc, và nghe nhạc. Ngoài ra còn một
số tiết dành cho ôn tập và kiểm tra chương trình được học 175 tiết (35 tuần). Nhà
trường có 2 giáo viên dạy nhạc (gồm cả cá nhân tôi).
Tôi và giáo viên dạy âm nhạc tại trường đã áp dụng những phương pháp dạy
học âm nhạc đổi mới như: Phương pháp trình chiếu, phương pháp sử dụng trò chơi
và các phương tiện dạy học. Bản thân tôi khi giảng dạy bộ môn âm nhạc cho các
em, tôi thấy: Các em học ở trường thành phố, được tiếp xúc với âm nhạc giải trí
hiện đại, các em biết rất nhiều về những bài hát nhạc trẻ bây giờ thậm chí là các bài
hát nước ngoài các em cũng biết nhiều hơn là các bài hát dân ca hay đồng dao. Các
em thấy lạ lẫm nhiều hơn. Tuy nhiên các em là thế hệ học sinh dễ tiếp thu và các
em có thể ngồi hoặc đứng đối diện với nhau vừa hát vừa nắm tay người này vỗ vào
tay người đối diện.


13

Chương 3
GIẢI PHÁP VIỆC SỬ DỤNG BÀI HÁT ĐỒNG DAO TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LÊ- TP. HƯNG YÊNHƯNG YÊN
3.1. Đặc điểm các bài hát đồng dao sử dụng trong hoạt động ngoại khóa ở
Trường Tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
3.1.1. Các bài đồng dao phù hợp với tâm lý cũng như sinh lý của các em

3.1.2. Các bài hát đi đôi với các trò chơi thích hợp
3.1.3. Các bài hát đồng dao cung cấp cho các em không chỉ kiến thức về lý
thuyết âm nhạc mà còn có kiến thức thông tin xã hội nữa.
3.1.4. Các bài hát đồng dao kết hợp với trò chơi giúp các em rèn luyện thể chất,
rèn luyện tư duy và trí tuệ.
3.2. Giải pháp việc sử dụng Bài hát đồng dao trong dạy học âm nhạc ở trường
Tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Dàn dựng một số bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở trường
Tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên
3.2.2. Tổ chức trò chơi âm nhạc qua một số bài hát đồng dao trong hoạt động
ngoại khóa khóa ở trường Tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng
Yên


14

KẾT LUẬN
1. Kết luận
Nghiên cứu và tìm hiểu về các bài hát đồng dao, bản thân tôi muốn nhận
thức rõ và sâu sắc hơn đối với thể loại âm nhạc này. Những bài hát hết sức gần gũi,
đáng yêu và thực sự thể hiện rõ nét hồn nhiên ngây thơ của trẻ em trong đó. Qua
việc dạy các em học các bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa cũng là một
cách giáo dục nghệ thuật âm nhạc một cách trực tiếp sinh động và có hiệu quả.
Những bài đồng dao không chỉ rèn luyện khả năng linh hoạt vận động cơ thể và trí
tuệ, mà nó còn giúp cho các em có thêm những kiến thức hiểu biết về đồng dao.
Với việc nghiên cứu đề tài “ Bài hát đồng dao trong hoạt động ngoại khóa ở
trường Tiểu học Hoàng Lê – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên” tôi đã làm rõ cơ sở lý
luận về khái niệm cũng như các đặc điểm nổi bật của các bài hát đồng dao, nêu lên
tình hình giảng dạy âm nhạc tại trường cũng như tìm hiểu đặc điểm của các em học
sinh để từ đó đưa ra một số bài hát phù hợp với lứa tuổi và phục vụ tốt cho việc

truyền đạt kiến thức âm nhạc tới các em, đồng thời qua đó giúp các em thêm yêu
thích hứng thú với môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa ở trường hơn nữa.
2. Kiến nghị
Từ việc nghiên cứu đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị của bản
thân để hoạt động ngoại khóa được đổi mới hơn, để các bài hát đồng dao quen
thuộc và quan trọng như việc dạy học các bài hát khác cho các em trong bộ môn
nhạc:
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Các tác giả biên soạn sách giáo dục có thể thêm một số bài hát đồng dao
vào chương trình học môn âm nhạc. Có thể đưa dẫn chứng một số trò chơi kết hợp
đơn giản với nội dung bài đồng dao đó.
- Trong các bài kể chuyện âm nhạc có thể đưa thêm về nguồn gốc cũng như
đặc điểm của đồng dao Việt Nam để các em có kiến thức và hiểu hơn thế nào là
đồng dao.


15

Về phía nhà trường:
- Bên cạnh tổ chức các hoạt động văn nghệ thi đua, nhà trường có thể tổ chức
cho các em được tham gia tìm hiểu và sưu tầm về các bài hát đồng dao của chính
lứa tuổi các em.
- Trang bị thêm thiết bị đài, đĩa hình để các em có thể biết nhiều hơn về các
bài đồng dao trên khắp đất nước.
Trên đây là những nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất của cá nhân tôi về vấn đề
còn khá ít người đề cập tới nên không tránh khỏi những thiếu sót cũng như hạn chế
trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu một phần nhỏ của cá nhân tôi, sẽ được các nhà
giáo dục cũng như các đồng nghiệp cùng giảng dạy quan tâm và chia sẻ ý kiến
đóng góp để đề tài của tôi có thể được thực hiện trong thực tế khi dạy bộ môn âm
nhạc.



16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm – Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, năm 2005,
2. Triều Nguyên – Tìm hiểu về đồng dao người Việt, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, năm 2010.
3. Nguyễn Nghĩa Dân – Đồng dao và Ca dao cho trẻ em – Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Thụy Loan – Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm, năm 2006.
5. GS.TS Trần Văn Khê – Thử bàn về việc đưa âm nhạc truyền thống vào học
đường, Giáo dục Nghệ thuật, năm 2009.
6. Đào Ngọc Dung – Đồng dao con cò, những bài hát đồng dao trẻ thơ, Nhà
xuất bản âm nhạc Hà Nội, năm 2004
7. Nhiều tác giả - Nu na nu nống, tuyển tập các bài hát đồng dao viết cho thếu
nhi, Nhà xuất bản Âm nhạc Hà Nội, năm 2006.
8. Tâm lý học lứa tuổi, Nhà xuất bản giáo dục.
9. Đồng dao vui chơi – Nhà xuất bản Mĩ Thuật
10. Bộ sách đồng dao và trò chơi dân gian – Nhà xuất bản Thanh niên
11. Trần Văn Khê – Âm nhạc truyền thống Việt Nam – Nhà Xuất Bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
12. Bùi Ngọc Phú – Âm nhạc cổ truyền Việt Nam – Nhà xuất bản Thuận Hóa
13. Ngọc Hà -Đồng dao Việt Nam – Nhà xuất bản Văn học


17


PHỤ LỤC



×