Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng việt dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.93 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ðẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

ðÀO THỊ NHƯ QUỲNH

TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HỐ
Chun ngành
Mã số

: Văn hố học
: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Văn Giá

HÀ NỘI - 2011


lời cảm ơn

Em xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS - TS Ngô Văn Giá - ngời đà tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô trong và ngoài khoa Sau Đại học, đà giảng dạy, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập; cám ơn gia
đình và bạn bè đà không ngừng động viên khuyến khích giúp đỡ


em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Học viên

Đào Thị Nh Quỳnh


2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ðỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA
VĂN HĨA VÀ NGƠN NGỮ ........................................................................ 16
1.1 Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt................................ 16
1.1.1 Nghĩa của từ và ngữ........................................................................ 16
1.1.2 Trường từ vựng – ngữ nghĩa........................................................... 31
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân tộc và ngôn ngữ ................................... 40
1.2.1 Quan hệ hữu cơ giữa ngơn ngữ và văn hố .................................... 40
1.2.2 Văn hóa dân tộc trong định danh ngơn ngữ ................................... 42
1.2.3. Văn hố dân tộc trong hoạt ñộng chuyển nghĩa của từ ................ 48
1.3 Tiểu kết.................................................................................................. 50
Chương 2: HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ....................................................................... 51
2.1 Giá trị biểu trưng ................................................................................... 51
2.1.1 Tính biểu trưng của các từ ngữ chỉ BPCTN................................... 51
2.1.2 Giá trị biểu trưng trong trường nghĩa từ BPCTN ........................... 54

2.1.3 Khả năng biểu trưng trạng thái tâm lý tình cảm của các từ ngữ chỉ
BPCTN..................................................................................................... 62
2.2 Giá trị biểu cảm ..................................................................................... 70
2.2.1 Số liệu thống kê .............................................................................. 70
2.2.2 Giá trị biểu cảm của trường nghĩa chỉ BPCTN .............................. 75
2.3 Tiểu kết.................................................................................................. 82


3

Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HỆ THỐNG CÁC TỪ NGỮ CHỈ
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ....................................................................... 83
3.1 Cơ sở của hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người
..................................................................................................................... 83
3.1.1 Hiện tượng chuyển nghĩa phản ánh sự tri nhận của con người. ..... 83
3.1.2 Hiện tượng chuyển nghĩa các từ chỉ BPCTN cùng diễn ra trong các
ngôn ngữ khác nhau................................................................................. 84
3.2 Giá trị văn hóa ....................................................................................... 90
3.2.1 Giá trị văn hóa dân tộc biểu hiện ở sắc thái ngữ nghĩa của các từ
ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Việt............................................................. 90
3.2.2 Giá trị văn hóa thể hiện ở cách nhận xét, ñánh giá về con người.. 97
3.3 Tiểu kết................................................................................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC


4

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Chữ được viết tắt

Kí hiệu

Bộ phận cơ thể người

BPCTN

T1, T2…

Bảng 1, Bảng 2…

F1, F2..

Biểu ñồ 1, Biểu ñồ 2…

[a;b]

<

a: tác phẩm ñược xếp số trong Thư mục tham khảo
b: số trang

Thấp hơn


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


T1: Bảng từ về các từ chỉ BPCTN ñược chuyển nghĩa................................. 114
T2: Tần số xuất hiện của các từ chỉ BPCTN................................................. 129
T3: Bảng thống kê 47 BPCTN ñược chuyển nghĩa ...................................... 130
T4: Bảng thống kê, phân loại các từ chỉ BPCTN ñược chuyển nghĩa vào
trường trạng thái tâm lý tình cảm.................................................................... 39
T5: Tỉ lệ chuyển nghĩa và số lượng nghĩa phái sinh..................................... 130
T6: Các trường nghĩa chuyển.......................................................................... 55
T7: Số lượng các nghĩa chỉ tình cảm của ñơn vị chỉ BPCTN....................... 131
T8: Bảng thống kê số lượng từ tình thái tích cực và tình thái tiêu cực........... 72
T9: Thành ngữ chứa từ chỉ BPTCN trong Tiếng Nhật ...........................................131

F1: Biểu ñồ so sánh các từ chỉ BP bên trong, BP bên ngồi, BP chứa đựng,
BP trừu tượng, BP thành phần của cơ thể....................................................... 40
F2: Biểu ñồ so sánh trường tình cảm và các trường cịn lại ........................... 56
F3: Biểu đồ so sánh tình thái tích cực và tình thái tiêu cực ............................ 73


6

MỞ ðẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội với chức năng là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ luôn luôn tồn tại và phát triển
cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sự ñấu tranh trường tồn của con
người thúc ñẩy xã hội phát triển kéo theo sự phát triển ngơn ngữ ở mọi cấp
độ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. So với ngữ âm và ngữ pháp, từ vựng là bộ
phận biến ñổi và phát triển nhanh nhất bởi vì nó là tấm gương phản chiếu đời
sống xã hội.
Chất liệu ngơn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung.

Chất liệu hình thức là vỏ âm thanh, con người giao tiếp ñược với nhau chính
nhờ hình thức vật chất này. Chất liệu nội dung bao gồm nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu niệm, nghĩa biểu cảm, là những sự vật, những khái niệm, những tư tưởng
tình cảm… Tổng thể chất liệu nội dung làm nên văn hóa vật chất và tinh thần
của mỗi dân tộc. Ngơn ngữ vừa là sản phẩm của văn hóa, vừa là công cụ lưu
giữ truyền bá các giá trị văn hóa, và cũng là chìa khóa giải mã các hiện tượng
văn hóa.
Trong ngơn ngữ, đặc trưng văn hố - dân tộc ñược biểu hiện ở nhiều
ñơn vị, nhiều cấp ñộ khác nhau, trong ñó từ và ý nghĩa của từ là vấn ñề ñược
quan tâm nhiều nhất. Theo lý thuyết phản ánh của Lênin, “từ” ñược hiểu là
“kết quả phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh ñặc biệt qua ý thức của
con người với tư cách là đại diện cho một cộng đồng văn hố - ngơn ngữ nhất
ñịnh”[dt.78;46]. Và ở hiện tượng này, người ta bắt gặp cả tính dân tộc và tính
nhân loại.
1.1 Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người có vị trí quan
trọng trong nghiên cứu ngơn ngữ.


7

Trường từ vựng ngữ nghĩa là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học. Vì trên cơ sở nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa, các nhà
khoa học sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các từ ngữ, từ đó làm rõ tính hệ
thống của từ vựng nói riêng và ngơn ngữ nói chung.
Trong đó, trường từ vựng chỉ tên gọi các bộ phận cơ thể người là
trường nghĩa quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ và tư duy vì:
Thứ nhất về mặt từ loại, nó thuộc loại danh từ, mà danh từ chiếm vị trí
trung tâm trong hệ thống ngơn ngữ.
Thứ hai về mặt lịch sử, trường từ vựng ngữ nghĩa này ñược các nhà
khoa học khẳng ñịnh là thuộc lớp từ cơ bản, xuất hiện trong ngôn ngữ sớm

hơn so với các lớp từ khác. Vì thế có thể nói bộ phận cơ thể con người là lớp
từ thuần bản ngữ nhất, ít bị pha tạp bởi các q trình biến đổi và phát triển của
ngơn ngữ.
Do đó trường từ vựng này đã và đang được các nhà nghiên cứu ngơn
ngữ như R.A.Budagov, A.A.Reformatski, ðỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện
Giáp,... khai thác trên nhiều phương diện như cách thức chia cắt hiện thực
khách quan, hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng.
Như vậy, nghiên cứu về các từ chỉ bộ phận cơ thể người luôn là vấn đề
có nhiều khía cạnh để khai thác. Trong luận văn này, với mong muốn khai
thác phần nào ñặc ñiểm văn hóa – dân tộc trong ngơn ngữ, chúng tơi tiếp tục
đi sâu tìm hiểu trường từ vựng – ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
1.2 Hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tiếng Việt thể hiện đặc điểm văn hố của người Việt.
Ngôn ngữ của mỗi dân tộc là “bức tranh” thế giới tâm hồn và biểu hiện
lối tư duy của cộng đồng sáng tạo và sử dụng ngơn ngữ ấy. Vì thế, việc
nghiên cứu bộ ba “ngơn ngữ - văn hố - nhận thức” là cần thiết để có được
một cách nhìn đa chiều, chính xác về các đối tượng này như Sapir, Whorf và
Boas đã nói:


8

Nghiên cứu ngôn ngữ là một bộ phận không thể tách rời của việc
nghiên cứu tâm lí các dân tộc trên thế giới… ngơn ngữ là một địa hạt thuận
lợi nhất ñể nghiên cứu các biểu tượng ñạo lý [dt.26;1].
Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngơn ngữ là linh hồn
(spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng
nó” [dt.25;1]. Chính vì vậy, trong ngơn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của
văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình
văn hố và loại hình ngơn ngữ, mà ngơn ngữ của dân tộc ñó có những nét ñặc

thù riêng.
Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng là hiện tượng vừa mang tính nhân
loại vừa mang tính dân tộc. ðó là cách định danh bậc hai góp phần bổ sung từ
cho kho từ vựng của mỗi ngôn ngữ tuân theo qui tắc tiết kiệm. Hiện tượng
này diễn ra ở nhiều phạm vi từ. Trong đó, hiện tượng chuyển nghĩa của các từ
chỉ bộ phận cơ thể người đã được nghiên cứu trong một số cơng trình của ðỗ
Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Lý Toàn Thắng, Nguyễn ðức Tồn,… Những
cơng trình này đã phần nào chỉ ra phần nào dấu ấn văn hóa dân tộc trong tiếng
Việt nhưng vẫn cịn mang tính chất thuần ngơn ngữ và chủ yếu ở mức ñộ khái
quát.
Một trong những ñặc ñiểm khá quan trọng của hiện tượng chuyển nghĩa
là khả năng chuyển nghĩa ñồng hướng của các từ thuộc cùng một phạm vi
biểu vật, ví dụ: các từ chỉ bộ phận cơ thể người chuyển sang chỉ bộ phận trang
phục (tay áo, vai áo, …), các từ chỉ bộ phận cơ thể người chuyển sang chỉ bộ
phận của các sự vật (đít chén, miệng chén,…)... Những hiện tượng nêu trên
đã được nghiên cứu rất nhiều, tuy nhiên vẫn cịn “vùng đen” khơng được
nghiên cứu một cách độc lập đó là hiện tượng chuyển nghĩa đồng hướng sang
trường biểu hiện tình cảm, thái độ. Hiện tượng này có tần số xuất hiện cao ở
nhiều ngơn ngữ, tuy nhiên, cho đến nay lại chưa có cơng trình nào nghiên cứu


9

trong tiếng Việt một cách độc lập. Do đó chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu
hiện tượng các từ chỉ bộ phận cơ thể người chuyển nghĩa ñồng hướng sang
trường biểu hiện tình cảm, thái độ.
Với những lí do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài này với mong muốn
bước ñầu tìm hiểu kĩ hơn khả năng biểu hiện nghĩa chỉ tình cảm của các từ chỉ
bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, qua đó phần nào mở thêm một cánh
cửa bước vào văn hóa của người Việt.

2. Lịch sử vấn ñề
2.1 Lịch sử nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Việt.
Nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng từ trước tới nay có thể
tạm chia làm ba khuynh hướng chính:
Thứ nhất là nghiên cứu theo logic học mà Paul là người khởi xướng.
Những quan niệm của ơng được thể hiện qua bảng phân loại logic học các
hiện tượng chuyển nghĩa, trong đó chú ý so sánh nội dung khái niệm trước và
khái niệm sau khi biến ñổi, ñồng thời nêu mối quan hệ logic giữa chúng.
Thứ hai là nghiên cứu theo tâm lý học mà ñại diện là Wundt. Khuynh
hướng này giải thích hiện tượng chuyển nghĩa căn cứ vào ñặc trưng tâm lý với
phương châm “Việc nghiên cứu sự chuyển nghĩa cuối cùng phải vĩnh viễn quy
thành nghiên cứu tâm lý”[dt.2,4].
Thứ ba là khuynh hướng nghiên cứu theo lịch sử do Wellander ñứng
ñầu. Những người theo khuynh hướng này quan niệm:
Sự chuyển hoá ý nghĩa là một quá trình lịch sử, chỉ khi nào nó được
chứng thực trong q trình thực tế trưởng thành của nó, q trình này mới
được giải thích một cách vừa ý[dt.2,4].
Với phương châm này, các nhà nghiên cứu ñã ñi trả lời câu hỏi ý nghĩa
mới của từ nảy sinh như thế nào trong lịch sử. Và họ cho rằng kết quả của q
trình chuyển nghĩa được bảo lưu trong ý nghĩa mới của từ.


10

Ngồi ba xu hướng này, cịn có những người đưa ra quan niệm mang
tính chiết trung giữa ba nguyên tắc lịch sử, tâm lý, logic học. Chẳng hạn,
Gstern với tư tưởng: Lấy đặc điểm phù hiệu của ngơn ngữ để giải thích quy
luật biến đổi. Hay các nhà nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa nổi tiếng ở Việt
Nam như ðỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, ðinh Trọng Lạc, Nguyễn Thiện

Giáp…với những nhận ñịnh về hiện tượng chuyển nghĩa theo cả ba nguyên tắc.
Ở Việt Nam hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng khơng cịn là vấn đề mới
mẻ trong giới nghiên cứu ngơn ngữ học. Nhiều học giả đã quan tâm và nghiên
cứu về vấn ñề này như: ðỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn ðức Tồn,
Lý Toàn Thắng. Bên cạnh đó là các luận án, luận văn của Chănphơmmavơng,
Trần Thị Minh, Phạm Thị Hồ …
Nguyễn ðức Tồn trong Tìm hiểu đặc trưng văn hố dân tộc của ngơn
ngữ và tư duy người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác) đã nghiên
cứu đặc điểm của q trình chuyển nghĩa của từ chỉ ñộng vật, thực vật, bộ
phận cơ thể người (có so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Nga). Tác giả ñã thống
kê số lượng chuyển nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa và có đánh giá nhất
định về hiện tượng này.
Chămphơmmavơng với đề tài ðặc điểm định danh và hiện tượng
chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể con người tiếng
Lào ñã khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh hiện tượng chuyển nghĩa từ
vựng ở trường bộ phận cơ thể người của tiếng Lào trong đối chiếu với tiếng
Việt, thơng qua đó thấy ñược phần nào lối tư duy của hai dân tộc.
Lý Tồn Thắng cũng có nhiều nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa,
ơng đã so sánh hiện tượng chuyển nghĩa ở một số từ chỉ bộ phận cơ thể người
sang các từ chỉ bộ phận ñồ vật và ñịnh vị khơng gian với các từ tương ứng
trong tiếng Anh để thấy ñược cách nhận thức về hiện thực của hai dân tộc
Anh, Việt.


11

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên ñây về hiện tượng chuyển nghĩa
trong các từ chỉ bộ phận cơ thể người thường ở tầm khái quát. Trong luận văn
này, chúng tôi khơng tìm hiểu bề rộng của hiện tượng này mà ñi sâu khai thác
ñặc ñiểm của một hướng chuyển từ các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người sang

chỉ cảm xúc, cảm giác, cảm nhận dưới góc nhìn văn hóa.
2.2. Về khả năng biểu trưng tâm lý tình cảm của các từ chỉ bộ phận
cơ thể người.
Khi nghiên cứu về các từ chỉ bộ phận cơ thể người, các nhà nghiên cứu như
ðỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn ðức Tồn, Chămphơmmavơng… đã
chỉ ra khả năng biểu trưng tâm lý tình cảm của các từ này.
Chămphơmmavơng trong nghiên cứu của mình có viết: “Cơ chế biểu
trưng tâm lý tình cảm và chuyển nghĩa của từ cũng là quá trình ngơn ngữ
mang đậm đà bản sắc dân tộc” [dt.4;28].
Nguyễn ðức Tồn cũng ñã khẳng ñịnh:
ðối với việc biểu trưng tâm lý tình cảm bằng bộ phận cơ thể, hồn tồn
có thể nghĩ về phương diện lý thuyết, mỗi dân tộc có thể định vị theo quan
niệm của mình một hiện tượng tâm lí nào đó ở một bộ phận cơ thể nhất ñịnh
và ngược lại, cùng một bộ phận cơ thể có thể được phân cơng chức năng, biểu
trưng những hiện tượng tâm lí tình cảm khác nhau” [dt.46;285]
Song cho ñến nay, tất cả vẫn còn là nhận ñịnh nhỏ trong cơng trình
nghiên cứu, trong sách đã xuất bản, hay là những bài viết nhỏ lẻ trên các tạp
chí, chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu về khả năng biểu hiện nghĩa chỉ
tình cảm của trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người như một
công trình nghiên cứu độc lập, chi tiết, và cũng chưa có cơng trình nào nghiên
cứu vấn đề này dưới góc nhìn văn hóa mà chủ yếu bằng con mắt của các nhà
ngôn ngữ học. Kế thừa kết quả nghiên cứu của những cơng trình trước, luận
văn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhưng cịn ít được đề cập ñến là khả
năng biểu hiện nghĩa chỉ tình cảm của các từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới
góc nhìn văn hóa.


12

3. Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian, bước đầu chúng tơi tiến hành khảo sát qua hai
từ ñiển:
+ Từ ñiển tiếng Việt của Hoàng Phê (Nhà xuất bản ðà Nẵng, 2009).
+ Từ ñiển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (Nhà xuất
bản Văn học, 2009).
ðây là những cuốn từ điển thơng dụng và được ñánh giá là có phương
pháp sắp xếp khoa học nhất hiện nay. Hơn nữa, ñây cũng là những bản ñã
ñược bổ sung nhiều tư liệu mới, ñáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của
việc tạo ra và sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên, sử dụng từ điển cũng có những giới
hạn nhất định vì từ điển khơng thể thay ñổi hàng ngày ñể cung cấp ñầy ñủ
mọi dữ liệu của đời sống. Thêm vào đó trong từ điển vẫn tồn tại yếu tố chủ
quan vì vậy cá nhân một người hay thậm chí một nhóm người dù tỉ mỉ ñến
ñâu cũng có thể bỏ sót một số trường hợp cần khảo sát. Ngơn ngữ đời sống
tuy bao giờ cũng sinh ñộng hơn rất nhiều so với những từ trong từ điển,
nhưng chúng tơi sử dụng từ điển để có căn cứ đánh giá khách quan nhất. Vì
vậy, đơi khi chúng tơi đưa thêm những dữ liệu đời sống thu thập ñược ñể làm
ngữ liệu phong phú và sát với ñời sống hơn.
Việt Nam là ñất nước ña dân tộc, mỗi dân tộc, mỗi địa phương có cách
sử dụng khác nhau. Hiện tượng này chỉ có tính chất cục bộ vì vậy chúng tơi
khơng giải quyết các trường hợp mang tính chất phương ngữ.
Hiện tượng chuyển nghĩa được khảo sát chủ yếu trong hai cuốn từ điển
này thơng qua phân tích trường nghĩa sau: trường từ vựng gọi tên bộ phận cơ
thể người.
“Ý nghĩa của một từ, ở một mức ñộ nhất ñịnh bị quy ñịnh bởi ý nghĩa
của các thành viên bên cạnh trong hệ từ vựng”[dt.34;121]. Nghĩa là từ bao
giờ cũng ñược ñặt trong hệ thống ñể nghiên cứu nhưng khơng phải là khảo sát
cùng một lúc được tất cả các thành viên vì vốn từ cuả một ngôn ngữ rất lớn,


13


khó có thể nghiên cứu thấu đáo ngữ nghĩa của nó một cách đồng thời. Vì vậy:
Sự phân tích ngữ nghĩa phải bắt đầu từ những tiểu hệ thống khơng lớn
lắm, ñược tách ra một cách rõ ràng, trên cơ sở đó nó phát triển những khái
niệm cơ bản cần thiết sau đó sẽ có thể mở rộng khúc đoạn này sang những tổ
hợp lớn hơn và hệ vấn ñề phức tạp tinh tế hơn [dt.34;41].
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ chúng tôi tiến hành khảo sát
trên những tiểu hệ thống, tạo lập cơ sở cho việc mở rộng, đào sâu sau này.
Chúng tơi chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm danh từ vì danh từ chiếm
vị trí trung tâm trong hệ thống ngơn ngữ. “Chúng tạo thành những hạt nhân
của hệ thống từ vựng, có trước tiên cả về phương diện phát sinh loài và phát
sinh cá thể ñược con người nhận thức sớm hơn so với các từ loại
khác”[dt.26;9]. Trường nghĩa ñược chọn (tên gọi bộ phận cơ thể người) ñã
ñược nghiên cứu khái quát trong một số cơng trình, luận văn của chúng tơi
khơng tiến hành phân tích khái quát mà khảo sát trường này trong quan hệ so
sánh nội bộ và có tiến hành so sánh với ít nhiều ngơn ngữ khác với mục đích
mang lại những kết quả về đặc điểm định danh và đặc biệt qua đó tìm thấy
phần nào đặc ñiểm tư duy và văn hóa của dân tộc.
Chuyển nghĩa từ vựng là phương thức phổ biến trong nhiều ngôn ngữ
vì nó là phương thức tốt nhất để thực hiện tính tiết kiệm. Chuyển nghĩa có mở
rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa và sử dụng các phương pháp cải dung (ẩn dụ, hốn
dụ). Trong luận văn này, chúng tơi khơng khảo sát hiện tượng mở rộng và thu
hẹp nghĩa mà chủ yếu khai thác chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ và
hốn dụ từ vựng, những cách chuyển mang đậm lối tư duy, tập quán và cả
cách chia cắt hiện thực khách quan của dân tộc, vì đối tượng ở đây là các
nghĩa trong từ ña nghĩa.
4. Nhiệm vụ và ý nghĩa của ñề tài
Thực hiện ñề tài này người viết mong muốn giải quyết ñược những vấn
ñề sau.



14

1. Khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
có khả năng chuyển nghĩa, từ đó khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa đồng loạt
từ các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người sang chỉ tình cảm.
2. Tìm ra đặc điểm về cả hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể người trong việc biểu hiện tình cảm.
3. Tìm ra giá trị văn hóa của hệ thống các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người trong ngôn ngữ tiếng Việt.
4. ðối chiếu hiện tượng này trong tiếng Việt với hiện tượng này ở một
số ngơn ngữ khác.
5. Lí giải nguyên nhân dẫn ñến hiện tượng các từ chỉ bộ phận cơ thể
người chuyển nghĩa sang các từ chỉ tình cảm trạng thái.
Giải quyết thấu ñáo những nhiệm vụ ñề ra, luận văn có những ý nghĩa
nhất định đối với lí luận và thực tiễn của ngơn ngữ học, văn hóa học.
Về lí luận, kết quả nghiên cứu đạt được góp phần thẩm định giả thuyết
Sapir-Whorf về mối quan hệ hữu cơ giữa ngơn ngữ và văn hóa. ðồng thời, kết
quả nghiên cứu cịn thẩm định lí thuyết về hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng
của ðỗ Hữu Châu và cung cấp thêm những nhận xét, những dữ liệu cho hiện
tượng này.
Về thực tiễn, giải quyết các vấn ñề ñược ñặt ra trong luận văn là cơ sở
cung cấp một phần nhỏ nguồn tư liệu ñể những người nghiên cứu tiếp theo
phát triển hướng nghiên cứu. Những nghiên cứu này cũng có thể được sử
dụng khi biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt bởi vì khi xác định được
những cơng thức, những hướng chuyển nhất ñịnh, người làm từ ñiển sẽ ít bỏ
sót nghĩa hơn. Ngồi ra, dịch thuật cũng có thể vận dụng lí thuyết này để
chuyển ngữ một cách sinh động và chính xác, phù hợp với văn hóa của ngơn
ngữ đích và ngơn ngữ nguồn.



15

5. Phương pháp nghiên cứu
ðể giải quyết những nhiệm vụ ñã ñặt ra, khoá luận sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu
6. Bố cục của luận văn
Luận văn ñược chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn ñề lý luận chung về quan hệ giữa văn hóa và
ngơn ngữ
Chương 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người.
Chương 3: Giá trị văn hóa của hệ thống các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người


16

Chương 1
NHỮNG VẤN ðỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ
GIỮA VĂN HĨA VÀ NGƠN NGỮ
1.1 Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt
1.1.1 Nghĩa của từ và ngữ
1.1.1.1 Ý nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa
a Khái niệm nghĩa và các thành phần ý nghĩa của từ
a.1 Khái niệm
Bùi Minh Toán trong tác phẩm Từ trong hoạt ñộng giao tiếp tiếng Việt

ñưa ra một khái niệm:
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa có thể dùng ñộc lập ñể tạo câu; ñồng
thời cũng là ñơn vị nhỏ nhất mà thực hiện ñược một số tư duy và giao
tiếp. Nó là loại đơn vị đã có sẵn trong ngơn ngữ (được tạo ra và tích luỹ
trong kho từ vựng chung của ngơn ngữ, cịn mọi cá nhân tích luỹ trong
tiềm năng ngơn ngữ của mình) trước khi mỗi cá nhân tiến hành hoạt
ñộng giao tiếp [dt.45;39-42]
Từ là loại đơn vị ngơn ngữ có nhiều bình diện: bình diện ngữ âm và cấu
tạo, bình diện nghĩa, bình diện chức năng, bình diện ngữ pháp, bình diện
phong cách…
Bình diện nghĩa của từ được coi là phần cịn lại sau khi trừ đi mặt hình
thức của từ. Xét riêng bình diện nghĩa của từ bao gồm các thành phần như:
thành phần nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp.
Nghĩa của từ là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngơn
ngữ học. Có nhiều cách lý giải khác nhau về khái niệm này, nhưng tập trung
vào hai khuynh hướng. Thứ nhất là cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó
(đối tượng, khái niệm, sự phản ánh v.v…). Thứ hai là cho nghĩa của từ là một


17

quan hệ nào đó (quan hệ của từ đối với khái niệm hoặc quan hệ của từ ñối với
ñối tượng).
Ý nghĩa của từ có vai trị quan trọng trong nghiên cứu từ vựng. ðỗ Hữu
Châu đã đánh giá vai trị ý nghĩa của từ như sau:
Nghĩa của từ vừa là cái riêng cho từng từ, vừa là cái chung cho những từ
cùng loại. Nắm ñược cả cái riêng, cả cái chung trong ý nghĩa thì mới
thực sự hiểu từ, thực sự hiểu ñược những cái tinh tế trong từ và mới hiểu
được những đặc sắc của từng ngơn ngữ ở phương diện nội dung.
[dt.8;91]

Ý nghĩa của một từ trong hệ thống ngơn ngữ có tính chất xác định, và
được cộng ñồng thừa nhận như một quy ước chung. Chúng ñược các từ điển
ghi nhận, cịn cá nhân trong cộng đồng tích luỹ, sử dụng và lĩnh hội từ theo
các nghĩa ñã xác ñịnh.
Trong hoạt ñộng giao tiếp nghĩa của từ được hiện thực hố, vì khi cịn ở
trong hệ thống ngơn ngữ nghĩa của từ cịn ở trong trạng thái cơ lập, mang tính
chất trừu tượng. Khi tham gia trong hoạt ñộng giao tiếp, nghĩa của từ dần dần
ñược cụ thể hố ở các mức độ khác nhau. Do nhu cầu giao tiếp và nhận thức
của con người, từ thường xun bị biến đổi và chuyển hố ý nghĩa ở các mức
độ khác nhau có thể dẫn đến sự hình thành các nghĩa mới. Các nghĩa mới
ñược mỗi người lĩnh hội, tiếp nhận và tích luỹ dần trong tiềm năng ngơn ngữ
của mình. Chính các nghĩa mới đã tạo nên khả năng biểu hiện phong phú và
linh hoạt của từ.
a.2 Các thành phần ý nghĩa của từ
Nghĩa biểu vật
- Khái niệm: Ý nghĩa biểu vật của từ là mối quan hệ giữa hình thức âm
thanh với sự vật, hoặc phạm vi sự vật được nói đến. Ý nghĩa biểu vật không
trùng với sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan.


18

- ðặc điểm:
+ Hiện thực khách quan trong ngơn ngữ của mỗi dân tộc khác nhau được
chia cắt khơng giống nhau. Do lối sống, cách quan niệm, môi trường sống
khác nhau nên phương thức cấu tạo từ khác nhau trong các ngơn ngữ.
Ví dụ: ðể chỉ hoạt động “dùng nước làm cho sạch” tiếng Việt có các từ
giặt, rửa, gội, vo nhưng tiếng Anh chỉ có một từ to wash.
Tiếng Việt


Giặt

Tiếng Anh

Rửa

Gội

Vo

To wash

+ Ý nghĩa biểu vật mang tính chất khách quan nhưng sự vật hiện tượng
chi tiết, cụ thể, có những đặc điểm riêng. Ý nghĩa biểu vật của từ khơng trùng
hồn tồn với thế giới khách quan.
Nghĩa biểu niệm
- Khái niệm: Nghĩa biểu niệm của từ là những hiểu biết trong tư duy về ý
nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa biểu niệm ñược biểu hiện dưới dạng một cấu
trúc ñi từ cái chung ñến cái riêng, từ cái khái qt đến cái cụ thể.
Ví dụ:
Chạy là (Hoạt ñộng) (Dời chỗ) (Bằng chân) (Tốc ñộ nhanh) (Có giai
ñoạn cả hai chân dời khỏi mặt ñất).
Nghĩa biểu thái
- Khái niệm: Khi gọi tên hiện thực khách quan, biểu thị quan niệm về
hiện thực khách quan ấy, con người bày tỏ thái độ tình cảm với hiện thực
được nói tới, ñồng thời biểu thị thái ñộ với người nghe hoặc người đọc. Nghĩa
thể hiện cách nhìn nhận, cách đánh giá của người sử dụng ñối với sự vật, sự
việc mà từ gọi tên là ý nghĩa biểu thái của từ.
Ví dụ: Chết (Trung tính)
Hi sinh, quy tiên, viên tịch… (Trang trọng)

Bỏ mạng, toi, ngoẻo, ñứt (Tiêu cực)


19

- ðặc điểm: Ý nghĩa biểu thái của từ có thể cố định hoặc khơng có định.
b Hiện tượng chuyển nghĩa
b.1 Khái niệm chuyển nghĩa
Chuyển nghĩa là hiện tượng thêm vào các nghĩa mới cho một hình thức
ngữ âm nào ñó, giữa các nghĩa này có quan hệ với nhau. Bùi Minh Tốn đưa
ra khái niệm là: “Q trình chuyển nghĩa là q trình biểu trưng hố của tín
hiệu, một qúa trình vốn có nguồn gốc tâm lý của nó trong ñời sống xã hội và
ñược ghi lại một cách tế nhị, độc đáo trong ngơn ngữ” [dt.36;14]
Góp phần nhấn mạnh vai trò về hiện tượng chuyển nghĩa của từ, ðỗ Hữu
Châu cho rằng“Sự chuyển nghĩa của từ cũng là phương thức ñể tạo thêm từ
mới bên cạnh phương thức ghép hoặc láy” [dt.8; 147]. Nhờ hiện tượng này,
ngôn ngữ khơng ngừng được bổ sung những nguồn mới, đáp ứng kịp thời yêu
cầu của người sử dụng:
Ngôn ngữ luôn luôn ñứng trước ñòi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những
phương tiện mới ñể biểu thị những sự vật hiện tượng và nhận thức mới
xuất hiện trong xã hội, ñể thay thế những cách diễn ñạt, những tên gọi cũ
ñã mịn, khơng cịn khả năng gợi tả bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu
sắc ở người nghe nữa. Thay đổi ý nghĩa của các từ sẵn có, thổi vào
chúng những luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động,
giàu tính dân tộc, có tính nhân dân đậm đà, dễ dàng được chấp nhận
nhanh chóng… ðó cũng là cách khai thác và phát huy tiềm năng ngôn
ngữ. [dt.8; 151 - 152]
Nghĩa của từ vốn tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái tĩnh và trạng thái
ñộng. Nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh là nghĩa vốn có của từ trong hệ thống
ngơn ngữ hay cịn gọi là nghĩa ngôn ngữ. Nghĩa của từ ở trạng thái ñộng là

nghĩa của từ trong sử dụng. Trong sử dụng, một từ có thể sử dụng nguyên
nghĩa vốn có của nó trong hệ thống ngơn ngữ, cũng có thể nó không sử dụng


20

nghĩa ngơn ngữ mà mang một nghĩa khác, cịn gọi là nghĩa tu từ (Nghĩa tu từ
của từ là nghĩa được hình thành nhờ ngữ cảnh, có tính chất lâm thời).
Trong sử dụng, một từ cũng có thể vừa mang nghĩa ngôn ngữ vừa mang
nghĩa tu từ. “Bên cạnh sự hiện thực hố nghĩa vốn có trong hoạt động giao
tiếp, từ cịn có thể biến đổi về nghĩa. Những sự biến đổi này diễn ra trong
từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể, tuỳ thuộc vào từng nhân vật giao tiếp nhất
định” [dt 10;14-15].
Trong q trình chuyển biến về ý nghĩa của từ, nghĩa ban đầu từ đó nảy
sinh ra các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc. Các nghĩa ñược nảy sinh từ nghĩa gốc
và có quan hệ với nghĩa gốc là nghĩa chuyển. Ví dụ: nghĩa chuyển “chân
núi”, “chân bàn” dựa trên nét nghĩa chỉ vị trí bên dưới của từ “chân”.
Sự chuyển nghĩa của từ luôn luôn tồn tại hai trường hợp:
- Trường hợp chuyển nghĩa ñã ổn ñịnh (trường hợp từ đa nghĩa)
- Trường hợp chuyển nghĩa có tính chất lâm thời (nghĩa mới có tính chất
cá nhân, chưa rộng rãi).
Trong q trình chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên
khơng cịn nữa, chúng đã bị qn đi. Có trường hợp cả nghĩa gốc và nghĩa
chuyển ñều cùng tồn tại, song nghĩa gốc của từ ngày càng mờ nhạt dần thành
nghĩa phụ, trong khi một vài nghĩa chuyển nào đó lại được dùng thường
xun và phổ biến hơn trở thành nghĩa chính của từ. ðỗ Hữu Châu nhận ñịnh
rằng “thường cả nghĩa gốc và nghĩa ñầu tiên cùng tồn tại song song, cùng
hoạt ñộng, khiến cho đối với người khơng chun từ ngun học khó nhận
biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa đầu tiên của từ” [dt.8; 147].
Vì vậy chúng tơi lấy từ ñiển làm căn cứ ñể tiến hành nghiên cứu hiện

tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ BPCTN và khả năng biểu hiện ý nghĩa tình
cảm. Chúng tơi tạm coi các nghĩa số 1 trong từ ñiển là nghĩa gốc, các nghĩa
khác là nghĩa chuyển.


21

Kết quả của các q trình chuyển nghĩa đều đưa ñến sự thay ñổi trong
thành phần cấu trúc ý nghĩa của từ, thay ñổi cả về mặt biểu thái của từ. Ý
nghĩa của từ, do tác ñộng của các quá trình chuyển nghĩa có thể được mở rộng
hoặc thu hẹp, cũng trong quá trình ấy sắc thái biểu cảm của từ có thể “tốt lên”
hoặc “xấu đi” tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
b.2 Phương thức chuyển nghĩa
Tiếng Việt là thứ tiếng ưa thích cách nói năng bóng bẩy, gợi hình, gợi
cảm, có rất nhiều phương thức tu từ ngữ nghĩa, mỗi phương thức có cách cấu
tạo riêng, chức năng riêng, có phương thức cấu tạo dựa trên cơ sở quan hệ
tiếp cận như hốn dụ, có phương thức xuất phát từ ñặc trưng ngữ âm, từ vựng
của tiếng ta như nói lái, nói chữ…, có phương thức thiên về chức năng nhận
thức so sánh, có chức năng thiên về chức năng biểu cảm như ẩn dụ. Một số
phương thức chủ yếu của hình thức chuyển nghĩa thường thấy là: so sánh, ẩn
dụ, tượng trưng, tỷ dụ, hoán dụ… trong ñó, các nhà nghiên cứu thống nhất
cho rằng có hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong mọi ngôn ngữ là ẩn
dụ và hốn dụ. Trong cơng trình Từ vựng ngữ nghĩa, ðỗ Hữu Châu đã phân
loại, phân tích kĩ lưỡng về hiện tượng này.
Khái niệm
Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những nghĩa biểu vật. A vốn
là tên gọi của X (X là nghĩa biểu vật chính của A).
- Phương thức ẩn dụ: là phương thức lấy tên gọi A của X ñể gọi tên Y
(ñể biểu thị Y) nếu như X và Y có nét nào giống nhau (là phương thức chuyển
nghĩa dựa trên quan hệ tương đồng giữa X và Y).

Ví dụ: Kim là tên gọi của “ñồ vật bằng kim loại dài, nhọn, dùng để châm
chích hay mắc chỉ khâu vá”. Trên mặt các loại đồng hồ có “bộ phận dài, nhỏ
khơng có chức năng châm chích hay khâu vá mà có chức năng để chỉ giờ, chỉ
các độ đo”. Bộ phận này cũng gọi là kim bởi hình dạng dài, nhỏ của nó giống
như hình dạng cái đồ vật để chích hay để khâu. ðó là một ẩn dụ.


22

- Phương thức hoán dụ: là phương thức lấy tên gọi A của X ñể gọi tên Y
nếu X và Y đi đơi với nhau trong thực tế khách quan (là phương thức chuyển
nghĩa dựa trên quan hệ tiếp cận giữa X và Y).
Ví dụ: Diêm là tên gọi của một loại hóa chất diêm sinh (diêm sinh, diêm
tiêu). Tên gọi diêm ñược dùng ñể gọi loại “que nhỏ bằng gỗ đầu có chất dẫn
hỏa dùng để dẫn lửa” bởi vì cái dẫn hỏa ở đầu cái “que nhỏ” đó ñược chế tạo
chủ yếu bằng hóa chất diêm. ðây là một hốn dụ.
Trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức X và Y khơng có liên hệ
khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự
chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc sự giống nhau giữa chúng và nhận thức có
tính chất chủ quan của con người.
Trường hợp hốn dụ, mối liên hệ đi đơi với nhau giữa X và Y là có thật,
khơng tuỳ thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hốn dụ có tính
khách quan hơn ẩn dụ.
Nhiều ẩn dụ, hốn dụ có tính quốc tế, nghĩa là có mặt trong nhiều ngơn
ngữ. Có hiện tượng này, vì sự giống nhau đi đơi với nhau giữa các sự vật hiện
tượng là những sự thật khách quan tồn tại trong thực tế ngồi chủ quan của
con người.
Tuy nhiên nói như vậy khơng có nghĩa ẩn dụ và hốn dụ hồn toàn bị chi
phối bởi sự vật, hiện tượng khách quan. Khơng nên nghĩ rằng vì có sự giống
nhau và sự ñi ñôi trong thực tế giữa hai sự vật, sự việc nên mới có các ẩn dụ,

hốn dụ.
Như trên đã trình bày, các ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ thực tế khách
quan, nhưng là những sự kiện ngôn ngữ mà ẩn dụ hay hoán dụ là sự chuyển từ
ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác, cho nên ẩn dụ và hoán dụ
cũng là những sự kiện ngơn ngữ. Giữa các ý nghĩa biểu vật có sự ñồng nhất
với nhau ở nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm trung tâm của chúng và


23

các từ cùng trong phạm vi biểu vật thì thường chuyển biết ý nghĩa theo cùng
một hướng. Bởi vậy, sự giống nhau hoặc đi đơi với nhau có thực trong thực tế
khách quan chỉ trở thành cơ sở cho ẩn dụ hay hốn dụ của một ngơn ngữ nào
đó khi chúng phù hợp với cái hướng chung của các từ cùng nghĩa biểu vật,
khi chúng phù hợp với những nét cơ sở chung cho các nghĩa.
Quan sát ẩn dụ, hoán dụ trong các từ có ý nghĩa biểu vật chính cùng
thuộc phạm vi biểu vật, chúng ta có thể nói rõ hơn về tính cùng hướng của sự
chuyển nghĩa như sau: các từ cùng phạm vi biểu vật thì thường có các nghĩa
phụ ẩn dụ hay hốn dụ cùng hướng như nhau. Chẳng hạn tên gọi của bộ phận
cơ thể người thường có các ẩn dụ chỉ bộ phận của ñồ vật và vật thể tự nhiên,
các tên gọi của cơ quan nội tạng như gan, ruột, đầu thường có các nghĩa phụ
hoán dụ chỉ bản thân các chức năng đó.
Phân loại
Việc phân loại các kiểu ẩn dụ, hốn dụ trong chuyển nghĩa từ vựng được
các nhà ngơn ngữ học quan niệm không thống nhất với nhau, trước hết là do
dựa trên những tiêu chí, những khu vực từ vựng ñược khảo sát khác nhau.
Tuy nhiên, các kiểu này có thể ñược phân loại ñược như sau:
Ẩn dụ
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt ñã phân chia ẩn
dụ dựa trên tính chất của sự giống nhau. Kết quả là có những loại ẩn dụ dựa

trên những sự tương đồng về hình thức (lá - lá phổi); về mầu sắc (cánh sen –
mầu cánh sen); về chức năng (huyết mạch – con đường huyết mạch); về thuộc
tính, tính chất (khơ - tình cảm khơ); về đặc điểm, vẻ ngồi nào đó (Hoạn Thư
– máu Hoạn Thư); ẩn dụ cụ thể – trừu tượng (nắm tay – nắm ngoại ngữ);
chuyển tên các con vật thành cách gọi con người (rắn độc - đồ rắn độc);
chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (con tàu chạy,
thời gian ñi).


24

Cách phân loại này của Nguyễn Thiện Giáp mặc dù ñã bao quát ñược
các nghĩa chuyển theo hướng ẩn dụ song thiếu nhất quán. Thứ nhất, tác giả sử
dụng tiêu chí là tính chất của sự giống nhau nhưng trong đó có những loại
khơng thuộc tiêu chí này như ẩn dụ cụ thể – trừu tượng. Thứ hai là có sự
nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ, chẳng hạn như loại tương ñồng về màu sắc.
Thực chất tên gọi của mầu sắc được hình thành do sự đi đơi với mầu đặc
trưng của sự vật nào đó, như vậy, nghĩa chuyển này phải là hoán dụ. Thứ ba,
nhiều loại ranh giới khơng rõ ràng, có khi loại này nằm trong loại khác, ví dụ
loại ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về đặc điểm, vẻ ngồi nào đó có thể coi là
giống nhau về hình thức.
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, ðỗ Hữu Châu phân chia thành các
kiểu ẩn dụ từ vựng khác nhau:
Thứ nhất, tuỳ theo x và y là các sự vật cụ thể (có thể cảm nhận bằng
giác quan) hay trừu tượng mà ẩn dụ ñược chia thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể
(miệng người – miệng chén), ẩn dụ cụ thể – trừu tượng (con ñường- con
ñường tiến lên chủ nghĩa xã hội).
Thứ hai, quan trọng hơn là phân biệt cơ chế ẩn dụ theo nét nghĩa phạm
trù dựa vào đó mà xuất hiện ẩn dụ. Theo đó có các kiểu ẩn dụ sau:
Ẩn dụ hình thức, tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức,

ví dụ mắt – mắt na; ẩn dụ vị trí, tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về
vị trí giữa các sự vật xét trong chỉnh thể sự vật, ví dụ ñầu - ñầu làng, ñầu dây;
Ẩn dụ cách thức, tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức
thực hiện giữa hai hoạt ñộng, hiện tượng như cắt hộ khẩu, nắm vấn ñề;
Ẩn dụ chức năng, tức là dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự
vật, chẳng hạn gốc cây – gốc của vấn ñề;
Ẩn dụ kết quả, tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác ñộng của
các sự vật ñối với con người, ví dụ ấn tượng nặng nề. Trong ẩn dụ kết quả có


×