Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tục thờ nước của người việt trong việc phùng thờ đức thánh tản viên ở bà vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 164 trang )

1
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

.......................................

NGUYỄN NGỌC HÀ

TơC THê n­íc cđa ng­êi ViƯt trong viƯc
phơng thê ®øc thánh tản ở ba vì (Hà NộI)

LUN VN THC S VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2013


2
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

..............................................

NGUYỄN NGỌC HÀ

TơC THê n­íc cđa ng­êi ViƯt trong viƯc
phơng thê ®øc thánh tản ở ba vì(Hà NộI)


Chuyờn ngnh: Vn húa hc
Mó số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Việt Hương

HÀ NỘI - 2013


3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Phịng Đào tạo sau đại học,
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, quý thầy cơ đã tận tình dạy dỗ, truyền thụ
kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập ở trường và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Việt Hương đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡtrong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin được chân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo phịng
văn hố huyện Ba Vì, cùng tồn thể ban quản lý các di tích đền Thượng, đền
Hạ, đền Trung, đền Và, đền Ngự Giội...đã tạo điều kiện cho tác giả về khảo
sát, điều tra, tìm hiểu thông tin… trong suốt thời gian tác giả thực hiện đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập các thông tin ,
tư liệu cũng như trong việc trình bày nội dung các vấn đề nhưng dotrình độ

cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong
nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các quý thầy cô để tác giả có thể hồn
thiện được bản luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày19 tháng 09 năm 2013
TÁC GIẢ


4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

****************
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thị Việt Hương. Những nội dung trình bày
trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung thực và chưa
từng được ai cơng bố dưới bất kì hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của người khác đều được trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày19 tháng 09 năm 2013
TÁC GIẢ


5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA DANH BA VÌ VÀ TỤC THỜ NƯỚC CỦA

NGƯỜI VIỆT............................................................................................................... 16
1.1. Khái quát về huyện Ba Vì ......................................................................... 16
1.1.1. Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên .......................................... 16
1.1.2. Đặc điểm dân cư................................................................................... 18
1.1.3. Đời sống kinh tế xã hội ........................................................................ 18
1.1.4. Truyền thống lịch sử và văn hóa .......................................................... 19
1.2. Một số vấn đề về tục thờ nước của người Việt ......................................... 23
1.2.1. Tục thờ nước trong quan hệ với đời sống sinh hoạt ............................ 23
1.2.2. Tục thờ nước trong quan hệ với hoạt động sản xuất nông nghiệp ...... 25
1.2.3. Tục thờ nước trong quan hệ với các tục thờ khác ............................... 29
1.2.4. Tục thờ nước trong quan hệ với các sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến của
người Việt ...................................................................................................... 34
1.2.5. Một số các nghi lễ, nghi thức liên quan đến yếu tố nước .................... 39
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TỤC THỜ NƯỚC TRONG VIỆC
PHỤNG THỜ ĐỨC THÁNH TẢN TẠI BA VÌ ....................................................... 51
2.1. Lịch sử việc phụng thờ Đức Thánh Tản ở Ba Vì ..................................... 51
2.1.1. Nguồn gốc việc phụng thờ Đức Thánh Tản......................................... 51
2.1.2. Sự phát triển của việc phụng thờ Đức Thánh Tản ở Ba Vì ................. 53
2.2. Biểu hiện của tục thờ nước qua thần phả, thần tích về Đức Thánh Tản ... 58
2.2.1. Qua ghi chép sử sách ........................................................................... 58
2.2.2. Qua thần phả, thần tích và truyền thuyết dân gian.............................. 64
2.3. Biểu hiện của tục thờ nước qua một số di tích ......................................... 73
2.3.1. Khu di tích đền Tản Viên Sơn Thánh .................................................. 73
2.3.2. Đền Ngự Giội ....................................................................................... 81
2.3.3. Đền Và.................................................................................................. 82
2.4. Biểu hiện của tục thờ nước qua lễ hội....................................................... 84


6
2.4.1. Qua các dạng thức nghi lễ ................................................................. 84

2.4.2. Qua diễn xướng và trò chơi dân gian.................................................. 93
Chương 3: TỤC THỜ NƯỚC NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI TỤC THỜ ĐÁ
TRONG VIỆC PHỤNG THỜ ĐỨC THÁNH TẢN TẠI BA VÌ ............................ 99
3.1. Khái quát về tục thờ đá ............................................................................. 99
3.2. Biểu hiện tục thờ đá trong việc phụng thờ Thánh Tản Viên ................. 103
3.3. Bản chất sự gắn kết tục thờ nước và tục thờ đá trong việc phụng thờ
Thánh Tản Viên ............................................................................................. 106
3.3.1. Thể hiện ý thức sợ hãi, sùng bái nguồn nước .................................... 106
3.3.2. Thể hiện khát vọng chinh phục nguồn nước ..................................... 109
3.3.3. Thể hiện tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp của tín ngưỡng bản cổ ....... 114
3.4. Ý nghĩa và giá trị tục thờ nước trong hoạt động thờ phụng Thánh Tản
Viên ................................................................................................................. 119
3.4.1. Tăng cường tính cố kết cộng đồng ..................................................... 119
3.4.2. Thể hiện ý thức trân trọng và bảo vệ nguồn nước ............................. 120
3.4.3. Thể hiện khát vọng hướng về cội nguồn ............................................ 122
3.5. Bảo tồn và phát huy giá trị việc phụng thờ Thánh Tản Viên ................ 124
3.5.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị việc phụng thờ Thánh Tản Viên
..................................................................................................................... 124
3.5.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trịviệc phụng thờ Đức Thánh Tản
..................................................................................................................... 126
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 140

MỞ ĐẦU


7
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời. Sự giao
thoa, du nhập của các nền văn hóa, tơn giáo và tín ngưỡng trong các giai đoạn

lịch sử nhất định đã làm nền văn hóa dân gian Việt Nam trở nên hết sức
phong phú, đa dạng. Trong hệ tín ngưỡng dân gian tồn tại phức hợp này vẫn
có những tín ngưỡng mang những giá trị bản nguyên tối cổ tồn tại tới ngày
nay, tiêu biểu trong số đó là tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản.
Tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên có lịch sử hình thành từ thời đại Hùng
Vương và mang đậm tính chất huyền thoại, truyền thuyết. Tín ngưỡng nằm
trong hệ thống thờ những thần linh bản địa cổ “Tứ bất tử” mang đậm tính chất
huyền bí của dân gian. Tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên thể hiện khát vọng
của nhân dân lao động về ước mơ bất tận của con người là chinh phục giới tự
nhiên. Cùng với tín ngưỡng là một loạt các cơng trình, di tích, các nghi thức
thờ cúng, lễ hội và các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan làm
phong phú đa dạng thêm văn hóa tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam. Nghiên cứu
về tín ngưỡng thờ Thánh Tản khơng phải một vấn đề quá mới mẻ nhưng
nghiên cứu đặt trong quan hệ với sự liên hệ yếu tố thờ nước thì đây là một đề
tài cịn ít người chú ý tới.
Ba Vì vốn là một vùng đất cổ gắn với nhiều huyền thoại. Tín ngưỡng
dân gian thờ Thánh Tản đã có ở vùng đất này từ ngàn năm nay. Tín ngưỡng
này có một vị trí hết sức đặc biệt trong tâm thức dân gian của cư dân Ba Vì.
Việc thờ phụng Đức Thánh Tản thực chất là tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên
thể ước vọng chinh phục dòng nước của con người. Vùng đất Ba Vì chính là
tượng trưng cho vị thánh Sơn thần chế ngự dòng nước của người Việt cổ.
Trong dịng chảy của văn hóa tâm linh, sự giao thoa và tiếp biến văn
hóa diễn ra liên tục, những giá trị văn hóa mới trong tín ngưỡng đa thần luôn


8
có xu hướng đan xen, dung hội, chuyển hóa vào nhau. Tín ngưỡng thờ Thánh
Tản Viên, cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Trong hoạt động thờ phụng Đức
Thánh Tản yếu tố nước chính là cội nguồn cho tín ngưỡng thờ thần núi, đó là
biểu trưng cho khát vọng thờ chinh phục tự nhiên. Nước vốn là yếu tố hàng

đầu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta; cùng với nước là các dạng
thời tiết bất thường như hạn hán, lũ lụt... đe dọa thường xuyên đời sống nông
nghiệp. Chính vì vậy mà thờ phụng nguồn nước ln có vị trí trong đời sống
tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Việt. Thực chất của việc thờ phụng
Đức Thánh Tản chính là khát vọng làm chủ nguồn nước, chống lại thiên tai lũ
lụt... Vì thế trong việc thờ phụng Đức Thánh Tản ln có những yếu tố biểu
hiện liên quan tới tục thờ nước như các yếu tố trong lễ hội (lễ rước nước, lễ đả
ngư...) hay những biểu hiện trong thần phả thần tích liên quan...
Tơc thê §øc Thánh Tản có quan hệ mật thiết với tục thờ nước đó là biểu
hiện khát vọng của nhân dân qua lực lượng tín ngưỡng đối lập với sức mạnh
của thần nước - thần núi. Chính vì vậy mà trong hoạt ®éng thê phơng Đức
Thánh Tản có rất nhiều yếu tố liên quan tới thờ phụng nguồn nước. Đây chính
là hai tín ngưỡng văn hóa ngun thủy của cư dân Việt.
Những giá trị văn hóa mới có khi phù hợp, có khi khơng phù hợp (thậm
chí mâu thuẫn hồn tồn). Chính vì vậy rất cần thiết phải có nghiên cứu, xem
xét nhìn nhận một cách kĩ lưỡng những giá trị cốt lõi để từ đó đề xuất cái gì
cần phát huy, bảo tồn, cái gì cần gì cần điều chỉnh thậm chí xóa bỏ nếu như
khơng phù hợp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi trong thời gian gần đây
những sinh hoạt văn hóa tâm linh được nhân dân ngày càng chú trọng phát
triển, mở rộng. Các lễ hội khiến cho nhiều hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo
khơng cịn mang giá trị như trước nữa. Những biểu hiện của tục thờ nước
trong hoạt động phụng thờ đang mất dần hoặc biến tướng đi vì vậy nghiên
cứu đề tài để bảo tồn tín ngưỡng là một yêu cầu cấp thiết.


9
Là người say mê với những vấn đề tín ngưỡng văn hóa nguyên thủy tác
giả đã quyết định chọn đề tài “ Tục thờ nước của người Việt trong việc thờ
phụng Đức Thánh Tản ở Ba Vì (Hà Nội)” làm luận văn tốt nghiệp với mong
muốn sẽ góp phần nhỏ vào hoạt động nghiên cứu, bảo tồn tín ngưỡng văn hóa

cổ của vùng đất Ba Vì.
2. Lịch sử vấn đề
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thánh Tản
Viên cịn thiếu tính hệ thống. Những nghiên cứu này thường là những chuyên
luận, biên khảo mang tính chất sưu tầm và thường được tập hợp trong nghiên
cứu về xu hướng thờ đa thần. Các nghiên cứu về sự phụng thờ Đức Thánh
Tản trong mối liên hệ với tục thờ nước thì chưa được đề cập tới. Có thể nhìn
nhận tình hình nghiên cứu trước đây của đề tài theo hai giai đoạn:
Trước năm 1945: chủ yếu các công trình nghiên cứu dưới dạng cổ sử
hay giai thoại, thần phả, thần tích. Thánh Tản Viên có xuất hiện trong nhiều
tác phẩm có thể kể tới như: Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên (thế kỉ XIV)
hay Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỉ XV). Nguồn tư liệu từ những cuốn
sách này còn khá khiêm tốn nhưng là nguồn tư liệu lịch sử quí giá về thần tích
của tín ngưỡng.
Thần phả, thần tích về Thánh Tản Viên cịn được đề cập trong nhiều
bản ngọc phả cổ như : Hùng Vương ngọc phả, Tản Viên sơn ngọc phả hay
ngọc phả Sự tích đức Thánh Tản. Đây đều là những nguồn tư liệu lí giải
nguồn gốc sinh thành, xuất thân và cuộc đời hiển Thánh của sơn thần Tản
Viên. Những tư liệu phần lớn mang màu sắc truyện kể dân gian được sưu tầm,
chép góp lại cịn lại là những tư liệu dã sử khơng chính thống.
Thánh Tản Viên cũng được đề cập trong bộ sử “Đại Việt sử kí tồn
thư” của tác giả Ngơ Sĩ Liên. Dù được đề cập trong bộ sử chính thống nhưng


10
tư liệu được trình bày vẫn mang màu sắc dã sử mà chính lời bàn của tác giả
cũng nói tới chỉ là chép lại và không đáng tin.
Các đầu sách viết riêng về Thánh Tản Viên vào thời kì này gần như
khơng có (nếu có thì là những bản chữ Nôm, chữ Hán chủ yếu là thần phả,
ngọc phả) những câu chuyện hay mẩu chuyện mang màu sắc dân gian huyền

bí hay truyền thuyết thì khá nhiều. Có thể kể ra một số cuốn sách có truyện về
Thánh Tản như: Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp), Nam hải dị nhân liệt
truyện (Phan Kế Bính - 1912) hay Sơn Tây tỉnh địa chí (Phạm Xn Độ)...
Những tư liệu tìm hiểu về Thánh Tản thời kì này cịn sơ sài và mang
nhiều màu sắc huyền bí nhưng đây cũng là những cứ liệu hết sức quan trong
để nghiên cứu về đức Thánh Tản. Chính những tư liệu này là cơ sở để lí giải
theo cách nhìn dân gian về đức Thánh Tản trong tâm thức người Việt cổ.
Sau năm 1945: có khá nhiều đầu sách viết về văn hóa và văn hóa tín
ngưỡng dân gian nói chung. Các tác giả đều đi luận giải các vấn đề của tín
ngưỡng thờ đa thần trong tâm thức người Việt. Những cơng trình này đều có
ý nghĩa lớn trong khái quát về đề tài tín ngưỡng dân gian. Một số cơng trình
có ý nghĩa trong định hình đời sống tâm linh của cư dân như: Tứ bất tử
(1990), Đạo Mẫu ở Việt Nam (1996), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng dân
gian ở Việt Nam (2001)... Giai đoạn này cũng chưa có những đề tài thực sự đi
sâu tìm hiểu tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên như một hiện tượng văn hóa
thực sự, nhưng các cơng trình này cũng có đóng góp rất quan trọng để làm
sáng tỏ bản chất của hiện tượng tín ngưỡng dân gian thờ đa thần, đặc biệt là
tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” trong tâm thức người Việt cổ. Tuy nhiên các
nghiên cứu này cũng chưa đề cập tới mối liên hệ với yếu tố nước trong hoạt
động thờ phụng một cách rõ nét.


11
Cuốn sách “Thần, người và đất Việt” của Tạ Chí Đại Trường (in lần
đầu 1990, tái bản 2006) đã đưa ra một cách nhìn tương đối đa diện về tín
ngưỡng thờ thần tại Việt Nam. Đặc biệt tác giả đã đưa ra một cách nhìn nhận
mới về sự thay đổi trong giao thoa văn hóa của tín ngưỡng thờ thần. Cơng
trình cũng hệ thống một cách tương đối đầy đủ các dạng thức thờ đa thần của
người Việt cổ nhất là hệ thống thời thần linh bản địa Việt cổ.
Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (Ngơ Đức Thịnh chủ

biên, 2001) cung cấp cho đề tài một bộ khung vững chắc chuẩn xác về cái
nhìn tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian. Cơng trình đã làm rõ mối quan hệ
giữa tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian; hệ giá trị và mặt tiêu cực của tơn giá
tín ngưỡng từ đó nhận thức rõ cái cần bảo tồn và cái cần thay đổi của tín
ngưỡng. Cơng trình này có ý nghĩa rất lớn để hình thành hệ tư duy lí luận
chung về nghiên cứu tín ngưỡng, tơn giáo.
Các cơng trình nghiên cứu về tục thờ nước có thể k ti nh như: bài
Vai trò của nước trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Đông Nam của
Trần Ngọc Thêm, Tục thờ nước của người Việt ven sông Hồng của Nguyễn
Thị Việt Hương, hay bài: Về một số lƠ thøc cÇu n­íc cỉ trun cđa ng­êi
ViƯt” cđa Vâ Hoµng Lan. Các cơng trình nay cung cấp một hệ thống cơ sở
nền tảng về yếu tố thờ nước trong văn hóa tín ngưỡng cũng như các nghi
thức, diễn trình của tục thờ nước.
Nghiên cứu về tín ngưỡng nói chung hay một số bình diện nhất định
như tín ngưỡng thờ Mẫu tín ngưỡng thờ danh tướng thì tương đối phổ biến.
Nhưng cơng trình nghiên cứu chun biệt riêng về đề tài Thánh Tản Viên
trong mối liên hệ với tục thờ nước thì cịn rất hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu
về Đức Thánh Tản chỉ tập trung tìm hiểu về tín ngưỡng thờ phụng sơn thần
qua các di tích hoặc hoạt động tổ chức lễ hội.


12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu những biểu hiện của tục thờ nước trong thờ
phụng Đức Thánh Tản qua hệ thống di tích, thần phả, lễ hội đề tài nhằm
khẳng định ý nghĩa và giá trị của tục thờ nước trong tín ngưỡng, từ đó đề xuất
giải pháp bảo tồn và phát huy vai trị của tín ngưỡng trong đời sống hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài xác định một số nhiệm vụ:

- Tìm hiểu cơ sở hình thành việc phụng thờ Thánh Tản Viên tại Ba Vì.
- Tìm hiểu những biểu hiện có liên quan tới tục thờ nước trong việc
thờ phụng
- Phân tích, đánh giá rút ra mối quan hệ giữa tục thờ nước và tục thờ
đá qua tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên
- Xác định vị trí, ý nghĩa của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa nhân
dân Ba Vì
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị việc thờ phụng
Thánh Tản Viên
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu hoạt động thờ phụng Đức Thánh Tản Viên ở
khu vực Ba Vì có liên quan tới yếu tố thờ nước. Từ tìm hiểu các cơ sở thờ tự,
lịch sử hình thành, đề tài sẽ luận giải bản chất việc thờ phụng và ý nghĩa có
liên quan tới tục thờ nước trong đời sống cư dân vùng núi Ba Vì.
Đề tài đi sâu tìm hiểu tục thờ nguồn nước trong mối quan hệ với tục thờ
đá gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên. Thánh Tản Viên là vị thần
bản cổ của dân tộc Việt có sự tiếp biến văn hóa của Đạo giáo. Chính vì sự


13
phức hợp đề tài cần phải làm rõ một số vấn đề trong nội hàm các khái niệm
cơ bản để tránh sự trùng lặp như tín ngưỡng, tục thờ, tơn giáo...
GS. Ngơ Đức Thịnh trong cuốn “Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền”
quan niệm tín ngưỡng tơn giáo là một bộ phận đời sống tinh thần được con
người cảm nhận chi phối phần nào cuộc sống con người là cái nằm ngoài sự
hiểu biết của con người. Tất cả là những cái siêu hình được con người tin và
thực hành theo những môi trường tự nhiên, xã hội nhất định và đó là chất kết
dính các cộng đồng, các dân tộc. Cũng theo GS. Ngơ Đức Thịnh thì phân biệt
rõ giữa tín ngưỡng và tơn giáo là ở hệ thống giáo lý, kinh điển, giáo hội điện

thờ và mối quan hệ với văn hóa dân gian.
Hầu hết các quan niệm trên thế giới đều phân biệt rõ và coi tín ngưỡng
là sản phẩm của xã hội ở trình độ phát triển thấp hơn so với tơn giáo. Nhưng
cũng có quan điểm đồng nhất hai khái niệm này là một khơng có sự phân biệt.
Từ xem xét các quan điểm tác giả xin được đưa ra một số quan niệm:
- Tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối
tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của
con người; là một sản phẩm văn hoá do con người quan hệ với tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mà hình thành. Những tín ngưỡng phổ biến như: tín
ngưỡng sùng bái vật tổ, tín ngưỡng tơn sùng các anh hùng dân tộc, tín ngưỡng
tơn thờ mẫu...
- Tục thờ là thói quen thể hiện lịng tơn kính thần thánh, vật thiêng
hoặc linh hồn người chết bằng hình thức lễ nghi, cúng bái đã trở thành lâu đời
trong đời sống nhân dân, được mọi người nói chung cơng nhận và làm theo:
tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ nữ thần, tục thờ nước… Chỉ những tín ngưỡng
nào trở thành thói quen lâu đời và được một cộng đồng người thừa nhận và
thực hành mới trở thành tục thờ.


14
- Tôn giáo là sự phát triển cao hơn của tục thờ với tư cách một giáo lí,
giáo pháp chính là sự phát triển một tín ngưỡng, được cộng đồng thể chế, quy
phạm hố cao độ. Mỗi tơn giáo cần có: một hệ thống giáo lí; một vị giáo chủ
đứng đầu (Chúa Trời, đức Phật Thích Ca, Lão Tử); một hệ thống thể chế,
nghi lễ thờ tự và nơi thờ tự; một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm
chỉnh, giáo hội với các tín đồ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: chủ yếu trong hệ thống thờ tự, thần phả và thần tích tại
khu di tích thờ Thánh Tản và tứ cung (thuộc huyện Ba Vì – TP. Hà Nội).
Ngồi ra cịn khảo sát khu vực đền Ngự Giội, đền Lăng Xương...và một số

đình, đền thờ Thánh Tản Viên ở những khu vực khác.
Về mặt thời gian đề tài tìm hiểu từ giai đoạn xuất hiện tín ngưỡng thờ
tứ bất tử (từ thời Hùng Vương – trong Hùng Vương ngọc phả) kéo dài cho
đến ngày nay.
5. Phương pháp nghiên cu
Luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học,
sử học, dân tộc học, xà hội học.
Cỏc phương pháp nghiên cụ thể như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích một số tài
liệu trong một số đầu sách, bài báo, bài nghiên cứu liên quan tới tín ngưỡng
văn hóa dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên nói riêng.
Nguồn tư liệu sử dụng để nghiên cứu:
- Nguồn tư liệu thành văn: Một số bộ sử, một số ngọc phả như: Đại Việt
Sử Kí Tồn Thư, Hùng Vương ngọc phả, Tản Viên sơn ngọc phả, Ngọc
phả đền Và...; một số cuốn sách về thần phả thần tích như: Việt Điện u
linh, Lĩnh Nam chích quái, Nam hải dị nhân...; một số đầu sách nghiên
cứu về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”, một số báo cáo, bài


15
nghiên cứu chuyên luận, luận văn, luận án có liên quan về lịch sử, văn
hóa của vấn đề.
- Nguồn tư liệu điền dã, thực địa.
- Nguồn tư liệu internet: sử dụng, tham khảo một số tư liệu trên một số
web, blog có nghiên cứu về tín ngưỡng văn hóa dân gian.
Phương pháp điền dã khảo sát các di tích, kiến trúc thờ tự, hệ thống
điện thờ, lễ hội...tại các cơ sở thờ tự chính trong vùng. Từ đó đối chiếu với
các tư liệu thành văn nghiên cứu trong tài liệu để rút ra một hệ thống cơ bản
những biểu hiện việc thờ phụng Đức Thánh Tản có liên quan tới tục thờ nước.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn

Luận văn sẽ đưa ra quan điểm mới về hoạt động phụng thờ Đức Thánh
Tản trong mối quan hệ với tục thờ nước. Làm rõ những biểu hiện của tục thờ
nước trong hệ thống di tích, thần phả, lễ hội... có liên quan tới Đức Thánh Tản
trong khơng gian Ba Vì.
Luận văn đưa ra lý giải mối quan hệ tục thờ nước với tục thờ đá đồng
thời đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của việc thờ
phụng Đức Thánh Tản trong thời thời đại hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát địa danh Ba Vì và tục thờ nước của người Việt
Chương 2: Những biểu hiện của tục thờ nước trong việc phụng thờ Đức
Thánh Tản tại Ba Vì
Chương 3: Tục thờ nước nhìn từ mối quan hệ với tục thờ đá trong việc
phụng thờ Đức Thánh Tản tại Ba Vì


16
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA DANH BA VÌ VÀ TỤC THỜ NƯỚC CỦA
NGƯỜI VIỆT
1.1. Khái quát về huyện Ba Vì

1.1.1. Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên
Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26/7/1968 trên cơ sở hợp nhất các
huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 19751978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố
Hà Nội. Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây. Từ 1 tháng 8 năm 2008,
Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội.
Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, tồn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31
xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây,

huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7 năm
2008, tồn bộ diện tích tự nhiên là 454,08 ha và dân số 2.701 người của xã
Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ,
theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới
hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ. Hiện tại, huyện Ba Vì có tổng
diện tích khoảng 428 km2 theo tổ chức hành chính gồm có 1 thị trấn là Tây
Đằng (huyện lỵ) và 30 xã.
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428 km²,
là huyện có diện tích lớn nhất Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối
Hai, và hồ Đồng Mô. Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sơng
Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ
nước vào sông Đáy... Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba
sơng là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và
ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú
Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).


17
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đơng Bắc,
chia thành 3 tiểu vùng địa hình khác nhau: vùng núi, vùng đồi, và vùng đồng
bằng ven sông Hồng.
Vùng núi tập trung chủ yếu ở khu vực vườn quốc gia Ba Vì. Đây là nơi
có nền địa hình cao nhất địa bàn huyện với 3 đỉnh đều đó độ cao trên 1000m.
Đây là nơi được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình,
với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng. Nơi đây có tiềm năng rất
lớn để khai thác thế mạnh vào hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
Theo số liệu năm 2008, diện tích rừng tồn huyện có 10.724,9 ha, trong
đó rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phịng hộ là 78,4 ha và 6.246 ha rừng đặc
dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao
400 m trở lên.

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng chịu ảnh
hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm
ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung
bình 23°C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6°C. Tổng
lượng mưa là 1832,2 mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các
tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là
tháng 8 (339,6 mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp
xỉ 20°C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8°C; lượng mưa các tháng biến
động từ 15đến 64,4 mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15 mm.
Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và
nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1%
diện tích đất đai tồn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9%
đất đai của huyện.


18
Với điều kiện tự nhiên khá đặc thù Ba Vì là nơi có nhiều thắng cảnh
thiên nhiên độc đáo được khách du lịch gần xa ưa thích như: Ao Vua, Khoang
Xanh - Suối Tiên, hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, khu du lịch Tản Đà,
Thác Đa, hồ Suối Hai, hồ Cẩm Quỳ, rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long,
đồi cị Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đồng q, nhiều sản phẩm nơng
nghiệp phong phú. Ngồi ra cịn có nguồn nước khống nóng thiên nhiên tại
Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

1.1.2. Đặc điểm dân cư
Huyện Ba Vì với dân số hơn 261 nghìn người gồm 3 dân tộc cư trú chủ
yếu là Kinh, Mường, Dao. Trong đó người Mường là 2,3 vạn người, người
Dao là hơn 2 nghìn người. Trong đó người dân tộc sinh sống chủ yếu tại 7 xã

khu vực miền núi của huyện như Minh Quang, Tản Lĩnh, Ba Vì, Ba Trại, Vân
Hịa, n Bài và Khánh Thượng. Người dân tộc chiếm 40% dân số của 7 xã
miền núi. Đặc biệt có xã Ba Vì người Dao chiếm gần 100% dân số xã.
Chính vì vậy huyện Ba Vì theo chương trình 134, 135 của chính phủ
đã thực hiện nhiều chính sách để phát triển, giữ gìn những bản sắc đồng thời
phát triển kinh tế đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương.
Tuy nhiên cuộc sống của đồng bào người dân tộc Mường, Dao ở huyện
Ba Vì cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với mức trung bình của
huyện nhiều, nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo hơn 50% như xã Ba Vì.

1.1.3. Đời sống kinh tế xã hội
Theo báo cáo tổng kết kinh tế xã hội mới nhất kết thúc năm 2012:
Tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong năm 2012 đạt 13,9%, tổng
giá trị sản xuất đạt gần 14 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ, thu nhập
bình quân đầu người 24,7 triệu đồng.


19
Về cơ bản huyện Ba Vì vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp với tỉ trọng chiếm tỉ lệ cao, tỉ lệ lao động làm nông chiếm tới 83% lao
động tồn huyện.
Các ngành chăn ni, trồng trọt tập trung vào hướng đi mới gần đây là
trồng chè xuất khẩu và nuôi gia súc lấy thịt, sữa với số lượng lớn.
Ngành du lịch cũng là định hướng trọng điểm phát triển mới trong vài
năm trở lại đây song cũng đạt được bước đột phá đáng kể khi tăng tỉ trọng
ngành dịch vụ, du lịch lên 43% với tỉ suất tăng bình qn năm về doanh thu
lên tới 33,8%.
Ngành nơng nghiệp sản lượng lúa cả năm đạt hơn 59 tạ/ ha, gieo sạ cả
hai vụ đạt gần 4.900 ha, đàn bò sữa đạt 6.043 con, tăng 47% so với cùng kỳ,
sản lượng thịt xuất chuồng tăng.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,2%, an sinh xã hội được đảm bảo, làm tốt cơng
tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. An ninh quốc phịng được giữ
vững, cải cách hành chính được đẩy mạnh.

1.1.4. Truyền thống lịch sử và văn hóa
Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyền
thống văn hố lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao
với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt. Ba Vì có một nền văn
hố dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Huyền thoại Sơn Tinh - Thủy
Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt Nam trong thời kỳ
dựng nước. Những nơi thờ phụng Ngài không những chỉ lâu đời mà cịn rộng
khắp các nơi trong huyện Ba Vì và phủ rộng ra cả vùng Sơn Tây, Phú Thọ…
Đáng chú ý nhất đó chính là cụm di tích Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng
thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn đã được cơng nhận di tích lịch sử - văn
hóa cấp quốc gia.


20
Ba Vì vốn là một vùng đất cổ có lịch sử lâu đời. Nơi đây vốn là phát
tích của một khu vực văn hóa cổ đã có lịch sử hàng ngàn năm với truyền
thống văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Nơi đây là vùng tiếp nối cuối cùng của
trung tâm văn hóa xứ Đồi xưa với vùng đất tổ Phú Thọ. Vùng đất này xưa là
quê hương vùng đất có nhiều sáng tạo văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu là hệ
thống hàng trăm tích truyện cổ về Tản Viên Sơn Thánh được ghi chép trong
các thần tích, thần phả hay lưu truyền trong các tác phẩm dân gian. Ngoài ra
xung quanh vùng núi Tản còn lưu truyền nhiều truyện về các anh hùng, các vị
nhân thần gần gũi như: Từ Đạo Hạnh, Quận Cồ, Trạng Bùng, Phùng Hưng...
Những sáng tạo văn hóa dân gian này là những giá trị văn hóa tinh thần đặc
sắc khơng chỉ làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Ba Vì mà
cịn là nguồn tư liệu q giá góp phần vào bức tranh chung của đời sống văn

hóa cả nước.
Ba Vì có hơn 60 di tích lịch sử văn hố được xếp hạng, được phân bố
đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch sử này phần lớn có kiến
trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn
hoá như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, khu di tích K9...
Trong hệ thống di tích ở khu vực Ba Vì nổi bật nhất phải kể đến kiến
trúc đình làng. Những ngơi đình làng tại Ba Vì hầu như giữ lại được rất
nguyên vẹn giá trị kiến trúc cổ đại diện cho thời đại. Đây là khu vực có rất
nhiều đình làng cổ như: đình Phú Hữu, đình Phú Xuyên, đình Tây Đằng, đình
Chu Quyến... Trong đó có những di tích có tầm cỡ quốc gia như: đình Tây
Đằng, đình Chu Quyến. Ngồi ra tại đây có đình Thụy Phiêu được các nhà
khoa học đánh giá là một trong những ngơi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại
năm 1531- từ thời Nhà Mạc. Đình làng trong văn hóa đời sống tinh thần ở
làng quê Bắc Bộ có một vị trí đặc biệt quan trọng đó là nơi tổ chức các sinh
hoạt cộng đồng cũng là nơi con người thể hiện tâm tư tình cảm ước mơ


21
nguyện vọng gửi gắm vào Thành Hoàng của làng. Những ngơi đình làng ở Ba
Vì đa phần thờ Tản Viên, chỉ một số ít khác thờ Hai Bà Trưng hoặc một số vị
thần sông nước (ven sông Đà).
Khu vực Ba Vì có hàng năm diễn ra nhiều lễ hội cổ liên quan tới những
tập tục tín ngưỡng đặc sắc có liên quan chỉ có ở trong vùng như hội làng Vân
Sa (xã Tản Hồng) có trị chiềng tứ dân tổ chức rước kén và cướp kén, hay tục
chèo thuyền đưa chúa gái về thăm vua cha ở làng Khê Thượng... đặc biệt có
nhiều hội cịn giữ lại được nhiều yếu tố cầu mưa của cư dân nông nghiệp như
tục rước nước hội đền Và, đền Ngự Giội, hội đả ngư... Những tục lệ, lễ thức,
sinh hoạt văn hóa văn nghệ hay trò chơi dân gian này phản ánh sự đa dạng
văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân Ba Vì đồng thời biểu hiện giá
trị truyền thống đến từ tài năng trí tuệ và sáng tạo nghệ thuật từ ngàn đời của

cư dân vùng núi Tản sông Đà.
Khu vực vùng núi Ba Vì là nơi cư trú xen kẽ của ba dân tộc Kinh –
Mường – Dao tạo ra sự đan xen văn hóa nhất định. Đồng thời tạo ra sự đa
dạng văn hóa sắc tộc bất nhất của tỉnh Hà Tây cũ. Sự đan xen văn hóa ở khu
vực này hết sức rõ nét đặc biệt là giữa người Mường và người Kinh. Nhiều
giá trị văn hóa của một phần bộ phận người Mường ở Ba Vì đã bị “Kinh hóa”
và ngược lại một bộ phận người Kinh bị “Mường hóa” sự thay đổi này dù
khơng nhiều và không rõ nét nhưng tạo ra nhiều lớp văn hóa chung đặc biệt.
Hình tượng thần Tản Viên cũng là một nhân vật được thờ phụng mang đặc
trưng của cả hai tộc người này. Vùng núi Ba Vì đặc biệt có một số xã gần
100% là người dân tộc thiểu số như xã Ba Vì điều này rất tốt cho việc gìn giữ
văn hóa dân tộc thiểu số. Hàng năm những lễ hội độc đáo của người Mường,
người Dao như: tết nhảy của người Dao, tết cồng chiêng của người Mường.
Đặc biệt với vị trí nằm trong khu vực Xứ Đồi xưa vùng văn hóa cổ Ba Vì kết


22
hợp các sắc thái dân tộc miền núi tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo khó
thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Trong đời sống văn hóa tâm linh Ba Vì đặc biệt là trong tín ngưỡng
dân dã của người Việt – Mường vị thần núi Tản Viên có một vị trí đặc biệt
quan trọng. Trong tâm thức dân gian vùng núi Ba Vì cổ đây là vị thần chủ
được thờ phụng phổ biến vừa là vị Thành Hoàng trông coi làng xã, vừa là vị
Thánh thần chủ cả một vùng núi tổ, vừa là vị vua cai quản một phương. Sự
xuất hiện phổ biến của thần ở khắp mọi nơi cả miền núi và đồng bằng.
Nhưng gốc rễ và đậm đặc nhất là ở vùng Sơn Tây, Ba Vì và Vĩnh Phú.
Trong văn hóa người Mường được coi là vị Vua thần được thờ phụng trong
gia đình của cộng đồng người ở một số nơi. Trong quan niệm của đời sống
dân gian Việt Mường vùng đất Ba Vì, Tản Viên – Sơn thần là vị thần chủ có
cơng lao to lớn và sức mạnh vĩ đại đại diện cho ước mơ, mong muốn của

dân chúng. Vị Sơn thần này theo quá trình phát triển của lịch sử đã đi từ tín
ngưỡng dân dã thờ cúng tự nhiên được thần thánh hóa, nhân hóa xuất thân
trở thành một vị Thánh Đạo giáo được thờ phụng như vị Thánh đứng đầu
“Tứ bất tử” của điện thờ Việt tộc. Ảnh hưởng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng
Thánh Tản đậm đặc và rõ nét tạo sự lan tỏa ra cả khu vực xung quanh biến
vùng đất Ba Vì trở thành vùng truyền thuyết, vùng văn hóa, thờ phụng, lễ
nghi liên quan đến Thánh Tản Viên.
Ba Vì là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Nhân dân
Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên
cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm điều này đã được thể hiện
rõtrong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược.
Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy
truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và


23
nhân dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động
hạng nhất thời kỳ đổi mới.
1.2. Một số vấn đề về tục thờ nước của người Việt

1.2.1. Tục thờ nước trong quan hệ với đời sống sinh hoạt
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Theo tổng cục môi trường năm 2010 thì con người mỗi ngày cần
250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động cơng nghiệp và 2.000
lít cho hoạt động nơng nghiệp...
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và
44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1
tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính tốn hiện nay là 1,39 tỷ km3,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2%, còn lại trong khí quyển và thạch quyển.
94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai
cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sơng và hồ. Lượng nước trong khí
quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007%
tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát
từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3 /năm). Lượng nước con
người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km³, trong đó 8% cho sinh hoạt,
23% cho cơng nghiệp và 63% cho hoạt động nơng nghiệp).
Ngồi chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước cịn là chất
mang năng lượng (thủy triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hồ khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hồn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.


24
Nước đi vào đời sống sinh hoạt của cá nhân cũng như cộng đồng một
cách tự nhiên nó biểu hiện qua ngôn từ, qua cách thức tổ chức cộng đồng làng
xã... Trong văn hóa hiện đại những từ vựng trong sinh hoạt hàng ngày có
nguồn gốc từ nguồn nước cịn tồn tại khá nhiều. Những từ ngữ gắn liền nguồn
nước như “ quá giang”, “kéo bè kéo cánh”, “trôi chảy”, “thuận buồm xi
gió”, “xuống nước năn nỉ”, “nguồn đào tạo”, “nguồn vốn”... đều được sử
dụng rất nhiểu trong ngôn ngữ hàng ngày. Những từ ngữ có gốc gắn liền với
đời sống sông nước hay yếu tố nước tồn tại trong văn hóa ngơn từ giao tiếp
hay ngơn ngữ văn bản đã có lịch sử từ rất lâu đời. Đây chính là biểu hiện sự
tồn tại của nước trong văn hóa sinh hoạt.
Trong đời sống tổ chức cộng đồng nước đóng một vai trò rất quan
trọng trong đời sống sinh hoạt của tập thể. Trong cuốn “Bức khảm văn hóa
Châu Á” tác giả Evans Grant đề cập tới một mơ hình xã hội, nhà nước được
ra đời từ sự tác động của nguồn nước đó là “mơ hình xã hội thủy lực”. Mơ

hình xã hội thủy lực được xác định là một dạng phát triển của một xã hội như
một nền văn minh phát triển dựa trên tiền đề cơ bản là nguồn nước. Theo
Evans Grant thì các nền văn minh lớn trên thế giới đặc biệt là các nền văn
minh lớn ở Châu Á đều tập trung ở gần các con sông lớn đây là nền tảng của
các xã hội nguyên thủy này phát triển mạnh mẽ và cũng chính vì vậy mà yếu
tố nguồn nước có tác động và chi phối mạnh tới đời sống văn hóa cư dân nơi
đây. Mơ hình xã hội thủy lực là mơ hình xã hội chuyển cư theo dòng nước và
từ từ làm chủ nguồn nước, tổ chức đời sống cộng đồng theo nguồn nước và
dựa vào nguồn nước để sinh hoạt. Điều này đúng với hầu hết các xã hội tiền
công xã nguyên thủy cho tới tận thời kì cận hiện đại các thành đô lớn của các
quốc gia người Việt cổ đều nằm gần những dịng sơng lớn.
Trong đời sống tổ chức cộng đồng nước là yếu tố trung tâm và hàng
đầu của đời sống sinh hoạt. Từ đời sống tổ chức làng xã nhỏ bé cho đến tổ


25
chức cộng đồng của một quốc gia rộng lớn mô hình xã hội thủy lực vẫn ln
phù hợp. Nền văn minh sơ sử đầu tiên của người Việt cổ là quốc gia Văn
Lang ra đời từ sự hợp nhất các bộ lạc dưới sự cai trị của vị vua họ Hùng.
Quốc gia tập quyền sơ khai này nằm trên lưu vực tiếp giáp ba con sông Thao,
sông Đà và sông Lô dù đây là cơ sở nền văn minh phát triển đầu tiên mở đầu
thời đại phong kiến tập quyền hàng ngàn năm lịch sử. Tổ chức xã hội nhỏ
nhất sau này của xã hội được công nhận là một làng. Đơn vị tổ chức hành
chính này cũng có sự ảnh hưởng của nguồn nước trong sinh hoạt. Đại đa số
các làng Việt truyền thống Bắc Bộ xưa đều có giếng làng (đầu, cuối làng hoặc
cả hai) là nguồn nước đại diện cho sinh hoạt của cả làng.
Nước ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các cư dân cả trong các thành đô
rộng lớn lẫn các bản làng xa xôi. Thế nên chẳng phải ngạc nhiên khi yếu tố
nước đóng vai trị chính trong các nghi thức, lễ hội của người Việt từ rất xa
xưa cho tới tận bây giờ. Trong mọi lễ hội, kể cả ngày tết cổ truyền với tư cách

là lễ hội lớn nhất của một dân tộc, người ta cũng luôn bắt gặp những lễ thức
thờ nước, những tục, trò… liên quan đến thờ nước.

1.2.2. Tục thờ nước trong quan hệ với hoạt động sản xuất nông nghiệp
Nước là một trong những yếu tố rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt
của con người. Trên thế giới, không một dân tộc nào lại sống mà không cần
tới nước. Tuy nhiên vai trò của nước đối với mỗi dân tộc ở những điều kiện
tự nhiên khác nhau thì sẽ khác nhau. Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp
cũng vậy, đối với các quốc gia coi cây lúa nước là lương thực chủ yếu thì
nước chính là yếu tố sống còn đảm bảo của cả nền sản xuất nông nghiệp.
Khu vực Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới gió mùa lượng mưa trung
bình ở đây vào loại cao nhất thế giới. Khoảng trên 2000mm/ 1 năm đây là
điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nước.


×