Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa trong các làng nghề ở hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.68 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HỐ THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TỒN

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY
Chuyên ngành: Văn hố học
Mã số: 603170

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỐ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS TRẦN ĐỨC NGÔN

HÀ NỘI - 2006

LỜI CẢM ƠN


2

Để hồn thành được luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn sự
tận tình giúp đỡ của các thầy, cô giáo Khoa Sau đại học và Hội đồng
Khoa học của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội . Đặc biệt tôi xin được
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với PGS-TS Trần Đức Ngôn, người đã
hướng dẫn, giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập.
Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hố -Thơng tin, Trung
tâm Văn hố - Thơng tin Hà Tây và các bạn đồng nghiệp, cảm ơn tập


thể học viên Lớp Cao học Văn hoá học khoá IX (2003-2006) đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Hà Nội, tháng 9 năm 2006

Tác giả: Nguyễn Đức Toàn


3

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

6

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY ...........................................

12

1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Hà Tây .................................................

12

1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................

12

1.1.2. Điều kiện xã hội ................................................................................


14

1.2. Làng nghề ở Hà Tây ........................................................................................

18

1.2.1. Vài nét về làng ở Hà Tây ...................................................................

18

1.2.2. Khái quát về làng nghề ở Hà Tây ......................................................

20

1.2.2.1. Một số tiêu chí của làng nghề ở Hà Tây ..............................

25

1.2.2.2. Một số đặc điểm riêng của làng nghề ở Hà Tây .................

27

1.2.3. Phân loại làng nghề ở Hà Tây ............................................................

30

1.2.3.1. Làng nghề truyền thống ......................................................

30


1.2.3.2. Làng nghề mới .....................................................................

33

1.2.4. Nhóm làng nghề ................................................................................

36

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TRONG LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY.

37

2.1. Cuộc vận động xây dựng làng văn hoá ở Hà Tây ............................................

37

2.1.1. Phong trào xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố ........................

37

2.1.2. Các tiêu chí của làng văn hố ở Hà Tây ............................................

40

2.1.3. Kết quả xây dựng làng văn hoá ở Hà Tây từ năm 2000 đến 2005 .....

45


2.2. Q trình xây dựng đời sống văn hố trong làng nghề ở Hà Tây từ năm
2000 đến 2005.................................................................................................

50

2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................

50

2.2.2. Khó khăn ..........................................................................................

53

2.2.2.1. Vấn đề ơ nhiễm mơi trường ................................................

54

2.2.2.2. Vấn đề tệ nạn xã hội ..........................................................

55


4

2.2.2.3. Nguy cơ mai một nghề truyền thống ..................................

57

2.2.2.4. Sự biến dạng của phong tục cổ truyền .................................


59

2.2.2.5. Hạn chế từ phía các gia đình ................................................

60

Chương 3: XÂY DỰNG LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY THÀNH LÀNG VĂN HOÁ

62

3.1. Khái quát về những giá trị văn hoá truyền thống của các làng nghề
ở Hà Tây .................................................................................................................

62

3.2.Dự báo về xu hướng phát triển làng nghề ở Hà Tây ........................................

65

3.3. Phương hướng – mục tiêu – nhiệm vụ xây dựng làng nghề ở hà Tây thành
làng văn hoá ....................................................................................................

68

3.3.1.Phương hướng ....................................................................................

68

3.3.2. Mục tiêu .............................................................................................


69

3.3.3. Nhiệm vụ ...........................................................................................

70

3.4. Một số giải pháp và kiến nghị .........................................................................

71

3.4.1.Giải pháp ............................................................................................

71

3.4.1.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý ...............................

71

3.4.1.2. Khắc phục và giải quyết nạn ô nhiễm môi trường ...............

73

3.4.1.3. Ngăn chặn, phòng ngừa sự gia tăng của các tệ nạn xã hội..

75

3.4.1.4. Phát huy vai trị của gia đình và dịng họ .............................

77


3.4.1.5. Xây dựng và hồn thiện các thiết chế văn hố cơ sở ...........

80

3.4.1.6. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với xây dựng đời
sống văn hoá ........................................................................

85

3.4.2. Một số kiến nghị ................................................................................

87

3.4.2.1. Với Trung ương ...................................................................

87

3.4.2.2. Với Uỷ ban nhân dân tỉnh ....................................................

89

3.4.2.3.Với Đảng uỷ và chính quyền cơ sở .....................................

90

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

92



5

MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài.
Hà Tây là vùng đất cổ nằm sát kinh đô, nơi trung tâm kinh tế – chính trịvăn hố của cả nước, bao gồm một phần đất Phong Châu và Sơn Nam Thượng,
miền đất văn hiến của Đại Việt. Hà Tây được coi là "Đất tụ khí anh hoa", "Là
cái bình phong che chắn trung đô", là vùng đất "Bốn bề như gấm như hoa,
nhìn vào quê lụa, nhìn ra kinh kỳ", là quê hương của những người thợ khéo, là
đất trăm nghề. Do đặc điểm của vùng đất ven đô, ngay từ xa xưa, người dân Hà
Tây, ngoài giỏi giang việc đồng áng, cấy cày cịn rất thạo nghề thủ cơng, mỹ
nghệ. Bằng toàn bộ những sản phẩm được tạo ra bởi bàn tay khéo léo, người thợ
thủ công Hà Tây đã cung cấp cho kinh đô nhiều mặt hàng thiết yếu. Ngược lại,
thơng qua hoạt động giao lưu hàng hố giữa các vùng sản xuất, các làng nghề với
kinh thành, những giá trị văn hoá, văn minh của cuộc sống nơi thành thị đã ảnh
hưởng rất nhiều, góp phần làm thay đổi lối nghĩ, nếp sống của một bộ phận cư
dân nông nghiệp ở Hà Tây.
Có thể khẳng định rằng Hà Tây là một trong những tỉnh có nhiều làng
nghề nhất trong cả nước (kể cả trước đây cũng như hiện nay). Tồn tỉnh có 323
xã, phường, thị trấn thì có đến 274 xã, phường có nghề. Trên tổng số 1600 làng
của tỉnh, có tới 1116 làng có nghề và 219 làng được công nhận là làng nghề.
Ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, một số làng nghề truyền thống bị mai
một, tuy nhiên, sau gần 20 năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhiều làng nghề truyền thống của
tỉnh Hà Tây đã và đang được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc này đã tạo ra
diện mạo mới trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Kinh tế công nghiệp – tiểu công
nghiệp (làng nghề) và dịch vụ đang từng bước chiếm một tỷ trọng ngày càng
tăng so với tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Việc khôi phục và phát triển các làng



6

nghề truyền thống không chỉ tạo ra một sự chuyển biến đáng kể trong đời sống
kinh tế ở nông thôn, mà cịn góp phần bảo tồn những giá trị tinh thần phong phú
của người dân Hà Tây ở các làng nghề, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện một
cách có hiệu quả cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hoá" , nhất là phong trào "Xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố". Tuy nhiên
do ảnh hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, ở một số địa phương trong
tỉnh, kể cả trong các làng nghề truyền thống, đã xuất hiện một số hiện tượng tiêu
cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các làng nghề. Vấn đề này
được phản ánh qua tình trạng ở một số địa phương, vì mục đích làm giàu, người
dân đã khơng quan tâm đúng mức đến việc chăm lo xây dựng và phát triển một
nền tảng văn hoá tinh thần lành mạnh. Trong nhiều làng nghề ở Hà Tây hiện nay
đang tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm là:
- Môi trường cảnh quan bị ô nhiễm và xâm hại nghiêm trọng.
- Sự gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội .
- Vi phạm qui ước về thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội.
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về "Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc",
theo đánh giá của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
quốc gia, Hà Tây là một địa phương triển khai khá đồng bộ và có hiệu quả phong
trào xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố, khu phố văn hoá, cơ quan đơn vị
doanh nghiệp văn hoá (tính đến tháng 12 năm 2004, tồn tỉnh đã có 71% hộ gia
đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố, 36,6% (604 làng và khu phố) đạt danh hiệu
văn hoá, trong đó có 53 làng nghề). Như vậy tỷ lệ các làng nghề đạt danh hiệu
làng văn hoá chỉ chiếm khoảng từ 12-15% so với tổng số làng đạt tiêu chuẩn
làng văn hố theo các tiêu chí mà Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII, XIII đã đề
ra. Điều này đặt ra một vấn đề rất đáng quan tâm là: phải tìm ra được các giải

pháp để thúc đẩy phong trào "Xây dựng đời sống văn hoá trong các làng nghề"


7

và coi đây là một trong những yếu tố góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu về
xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố mà Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tây lần
thứ IX và lần thứ XIV đã đề ra. Phong trào này sẽ đảm bảo sự phát triển bền
vững trong các làng nghề ở Hà Tây . Đây chính là lý do khiến tơi chọn nghiên
cứu đề tài này.
2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề .
Từ năm 1998 đến nay, sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 khoá VIII về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" mà trọng
tâm là phong trào"Xây dựng gia đình văn hố - làng văn hố- khu phố văn
hoá, cơ quan và đơn vị doanh nghiệp văn hoá" đã được triển khai đồng bộ,
rộng khắp, đã và đang tạo ra một diện mạo mới trong đời sống tinh thần của
nhân dân ở các địa phương trong cả nước. Nhiều năm qua, với các cách tiếp cận
khác nhau, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý về lĩnh vực văn hoá đã quan
tâm, nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về văn hố làng . Nhiều cơng trình, nhiều tài
liệu vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Ví dụ các tác phẩm :
"Làng xã Việt Nam – Một số vấn đề kinh tế – văn hoá - xã hội" và tác phẩm
"Mấy vấn đề về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử" của giáo sư Phan
Đại Dỗn do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 2001 và năm
2004, là những cơng trình nghiên cứu hết sức cơng phu về làng xã và văn hoá
làng xã ở nước ta . Tác giả đã phản ánh khá sâu sắc những vấn đề mang giá trị
nguồn cội đối với quá trình hình thành, phát triển của làng xã và văn hố làng xã.
Vai trị của gia đình và mối quan hệ dòng họ cũng như một số phong tục, tập
quán (bao gồm cả những yếu tố về tín ngưỡng và tâm linh), là những yếu tố tạo
nên một kết cấu bền chặt của cộng đồng làng xã, đồng thời đó cũng chính là cơ

sở tạo nên sự trường tồn của một nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc ta. Tác
phẩm "Sự biến đổi làng xã ngày nay ở đồng bằng sông Hồng" của giáo sư,


8

tiến sĩ Tô Duy Hợp, do Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành năm
2000, lại đi sâu nghiên cứu về phân tích q trình biến đổi mọi mặt của làng xã.
Trong bối cảnh biến đổi toàn diện và sâu sắc của đời sống xã hội, đặc biệt là sự
biến đổi của bộ mặt nông thôn khi chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ
chế khốn sản phẩm đến người lao động trong nơng nghiệp (khoán X), đặc biệt
là khi đất nước bước vào quá trình đổi mới, thực hiện chủ trương hiện đại hố
nơng nghiệp nơng thơn. Cũng trong năm 2000, Sở Văn hố Thông tin Hà Tây
xuất bản tập sách "Làng mỹ tục – Hà Tây " của tác giả Nguyễn Tá Nhí. Đây là
một cơng trình nghiên cứu khá cơng phu về những làng xã tiêu biểu, từng được
tặng danh hiệu "Mỹ tục khả phong" của tỉnh Hà Tây, từ xa xưa . Kết quả nghiên
cứu này khơng chỉ góp phần khẳng định truyền thống văn hiến tốt đẹp của quê
hương, mà cịn phát huy tác dụng tích cực trong cuộc vận động xây dựng đời
sống hiện nay ở nông thôn Hà Tây . Tập sách "Lễ hội cổ truyền Hà Tây" do Sở
Văn hố Thơng tin Hà Tây phát hành hành vào năm 1994, lại phản ánh sự
phong phú, đặc sắc của văn hố Hà Tây thơng qua việc sưu tầm, giới thiệu
những lễ hội cổ truyền độc đáo ở nhiều vùng quê khác nhau trên địa bàn Hà Tây.
Lễ hội chùa Hương

(ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức), lễ hội chùa Thầy (ở xã

Sài Sơn, huyện Quốc Oai), lễ hội chùa Trăm gian (ở xã Phụng Châu, huyện
Chương Mỹ), lễ hội đền Và (ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây) và độc đáo nhất
phải kể đến lễ hội Giã La


(của 7 làng La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài

Đức). Với nhiều nghi lễ cịn mang đậm tín ngưỡng phồn thực, thể hiện khá sinh
động quan niệm của người Việt cổ trong mối quan hệ, giao hoà với thiên nhiên,
vũ trụ. Liên tục trong các năm 2001, 2002 và 2003, để cổ vũ, động viên nhân dân
các địa phương tích cực tham gia hưởng ứng phong trào " Xây dựng gia đình văn
hố, làng văn hố",

Sở Văn hố Thơng tin Hà Tây đã xuất bản bộ sách "Làng

văn hoá - Hà Tây " gồm nhiều tập. Đây là sự tập hợp những bài viết của nhiều
tác giả, nêu gương, giới thiệu và trao đổi những kinh nghiệm hay của các tập thể


9

và cá nhân điển hình trong phong trào "Xây dựng gia đình văn hố, làng văn
hố" ở các địa phương trong tỉnh.
Hà Tây là một tỉnh có nhiều làng nghề nhất so với cả nước, thậm chí sự
tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền thống đã trở thành một bộ phận góp
phần làm nên truyền thống văn hiến Hà Tây . Vì vậy, đây là một khoảng trống
trong khoa học cần được nghiên cứu.
3- Mục đích, yêu cầu của đề tài.
3.1. Mục đích:
Mục đích của việc nghiên cứu, khảo sát kết quả phong trào xây dựng làng
văn hố ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000-2005, trong đó có các làng nghề là để từ
đó đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phong trào
xây dựng đời sống văn hoá trong các làng nghề, góp phần đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của các làng nghề ở Hà Tây .
3.2. Yêu cầu của đề tài:

Đề tài yêu cầu phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định rõ một số vấn đề cơ bản về làng, làng nghề, làng văn hoá làm
cơ sở lý luận chung cho toàn bộ đề tài.
- Khảo sát một số làng nghề cụ thể ở một số địa phương trong tỉnh.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả phong trào xây
dựng đời sống văn hoá trong các làng nghề ở Hà Tây .
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các làng nghề ở Hà Tây, cụ thể hơn
là phong trào xây dựng đời sống văn hoá trong các làng nghề này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:


10

* Về không gian: chúng tôi chọn một số làng nghề tiêu biểu sau đây để
khảo sát: làng nghề Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), làng thêu Quất Động (huyện
Thường Tín), làng dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), làng Chng (xã Dân Hoà,
huyện Thanh Oai), làng nghề Duyên Thái (huyện Thường Tín), làng nghề Đa Sỹ
(Kiến Hưng, thị xã Thanh Oai), làng nghề La Phù (xã La Phù, Hoài Đức), làng
nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), làng nghề Dương Liễu (Hoài Đức), làng
nghề may áo dài Trạch Xá, xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hồ (đại diện cho số làng
nghề có nguy cơ bị mai một), làng nghề An Cốc, xã Hồng Minh, Phú Xuyên (là
một trong những làng nghề đã bị triệt tiêu do ảnh hưởng của cơ chế thị trường)...
Đây là những làng nghề tiêu biểu đại diện cho các nhóm làng nghề cổ truyền,
nghề truyền thống và nghề mới, đồng thời cũng là những nơi đang bị ô nhiễm
môi trường trầm trọng do sự phát triển của làng nghề.
* Về thời gian: chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong vòng 5 năm
(từ 2000 đến 2005) để xác định tư liệu cần thu thập.
5- Phương pháp nghiên cứu:

- Phân tích kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý để
kế thừa, vận dụng vào việc xử lý đề tài.
- Khảo sát thực tiễn ở các làng nghề.
- Phân tích các kết quả khảo sát.
- Tổng hợp, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu chung, phổ biến của các
làng nghề để đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá
trong các làng nghề.
6- Bố cục của luận văn:
- Mở đầu
- Chương 1: Khái quát về làng nghề ở Hà Tây .
- Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng đời sống văn hoá trong làng
nghề ở Hà Tây .


11

- Chương 3: Xây dựng làng nghề ở Hà Tây thành làng văn hoá .
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phần phụ lục


12

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY .
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TÂY
1.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Hà Tây nằm ở rìa Tây của đồng bằng Bắc Bộ, phía đầu bên phải cửa
"Võng sơng Hồng", có diện tích trải rộng trên 2.192km2 . Địa hình Hà Tây gồm

3 vùng chủ yếu.
+ Vùng núi Ba Vì có diện tích khoảng 7000ha. Đỉnh cao nhất của núi
Ba Vì: trên 1280m; ngọn thấp nhất: trên 700 m. Đây là vùng sinh thái khá hồn
chỉnh. Tính từ độ cao 400m trở lên, khí hậu giống như vùng ôn đới, nhưng lại có
độ ẩm cao do ảnh hưởng của dịng sơng Đà và khơng khí ẩm từ biển Đơng thổi
vào, vì thế cây cối quanh năm xanh tốt. Mặt khác do kiến tạo địa chất, ở vùng
núi Ba Vì có rất nhiều khe, thác thu hút được đơng đảo cư dân đến sinh sống. Độ
cao từ hơn 100m trở xuống là địa bàn sinh sống của người Mường, người Dao và
người Kinh thuộc các xã Khánh Thượng, Ba Vì, Minh Quang, Ba Trại, Tản
Lĩnh, Sơn Đà, Vân Hồ.
+ Vùng núi đá vơi và đất đồi gị. Do đặc điểm về kiến tạo địa chất, nên
ngay ở giữa vùng đồng bằng một số huyện trong tỉnh, cũng có nhiều nơi có núi
đá, núi đất, đó là một phần diện tích của huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương
Mỹ. Mặt khác, ở phía Tây của tỉnh, do được che chắn bởi dãy núi đá vôi, kéo dài
suốt từ Miếu Môn đến Hương Sơn, nên các huyện Mỹ Đức, Ứng Hoà cũng có
nhiều nơi thuộc địa hình miền núi đá vơi. Do q trình xâm thực, bào mịn của tự
nhiên nên ở những vùng này có rất nhiều hang động kỳ thú – đặc biệt nổi tiếng là
động Hương Tích, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Dưới chân núi Ba Vì,
đặc biệt, phần sườn Đông, sườn Tây trải rộng từ các xã Thuần Mỹ, Thuỵ An,
Cam Thượng (Ba Vì), cho đến các xã Xuân Sơn, Kim Sơn, phường Xuân Khanh,


13

xã Trung Sơn Trầm, khu Đồng Mơ - Hồ Lạc (thuộc thị xã Sơn Tây), các xã Hồ
Thạch, Thạch Hịa và một số địa phương khác thuộc các huyện Quốc Oai, Thạch
Thất, một phần huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức là vùng đất đồi gị rộng lớn – diện
tích khoảng trên 38.000m2.
+ Vùng đồng bằng phía Đơng của tỉnh rộng gần 170.000ha (chiếm 65%
diện tích đất tự nhiên của tỉnh), có địa hình nghiêng từ Tây sang Đơng và từ Bắc

xuống Nam, trải rộng trên địa bàn các huyện Đan Phượng, Hồi Đức, một phần
của huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Phú
Xun, Ứng Hồ và Mỹ Đức. Tính từ núi Nương Ngái (Hương Sơn) trở ra đến
giáp sơng Đáy, độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng chỉ từ 2-10m (so với
mức nước biển), rất thuận lợi cho việc canh tác, đặc biệt là trồng cây lương thực,
thực phẩm.
Đồng bằng phía Đơng của tỉnh hình thành chủ yếu do bồi tụ phù sa của 2
con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Đồng bằng được chia làm 2 phần: trong
đê và ngoài đê. Bãi bồi ngồi đê của các con sơng Hồng, sông Đáy và một phần
của sông Đà, bao gồm các bãi bồi và cù lao giữa sơng chiếm diện tích khoảng
20.000ha thuộc các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thường Tín, Hồi
Đức. Dọc sơng Hồng từ Trung Hà (Ba Vì) xuống đến xã Quang Lãng (Phú
Xuyên), trải ra những bãi rộng, hàng năm vẫn được bồi đắp thêm bởi phù sa màu
mỡ của sơng Hồng, là vùng phì nhiêu, thích hợp với trồng cây cơng nghiệp ngắn
ngày như đay, mía và nhiều loại cây thực phẩm khác (các loại cây họ đậu). Dọc
sông Đáy là vùng dâu tằm nổi tiếng, đặc biệt là các xã ven sông Đáy thuộc các
huyện Quốc Oai, Hồi Đức, Mỹ Đức. Đây chính là điều kiện để cư dân những
vùng này phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa.
Vùng đồng bằng trong đê là vựa lúa chính của tỉnh Hà Tây, với tổng diện
tích khoảng trên 420.000ha, địa hình của vùng đồng bằng trong đê có độ nghiêng
chủ yếu từ Bắc xuống Nam, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ


14

lợi tự chảy, ở từng khu vực, lại có độ dốc từ Tây sang Đơng vì thế cũng rất thuận
lợi cho việc tiêu nước mùa lũ . Vùng đồng bằng trong đê bao gồm một phần diện
tích của các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hồi Đức, Thanh Oai, Hà Đơng,
Thường Tín, Phú Xun, Ứng Hồ, Mỹ Đức. Đây là vùng quan trọng nhất của
tỉnh, mật độ dân cư trung bình lên tới trên 1000 người/km2. Gần 90% cư dân

sống ở nông thôn và làm nghề nông, nghề thủ công. Đây cũng là khu vực hình
thành và phát triển các làng nghề thủ cơng truyền thống đặc sắc, góp phần tạo
nên một nét riêng trong truyền thống văn hiến của Hà Tây [24, tr31-38].
1.1.2. Điều kiện xã hội .
Hà Tây là một trong số ít các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử
hình thành và phát triển tương đối phức tạp bởi sự thay đổi địa giới hành chính.
Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội và văn hoá của
tỉnh.
Hà Tây là một vùng đất cổ trải rộng từ chân núi Ba Vì đến vùng đồng
bằng rộng lớn được bồi đắp bởi phù sa của những con sông lớn: sông Đà, sông
Hồng, sơng Đáy, sơng Tích và sơng Nhuệ. Lãnh thổ Hà Tây thuộc đồng bằng
Bắc Bộ, nhưng lại có sắc thái địa hình riêng của một tỉnh nằm ở rìa phía Tây của
đồng bằng này. Đường ranh giới hiện tại của Hà Tây được xác định như sau:
phía Bắc giáp sơng Hồng, từ xã Tân Đức của huyện Ba Vì đến xã Liên Hà của
huyện Đan Phượng, bên kia sông là đất Vĩnh Phúc, kéo dài khoảng 52km; phía
Nam, giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, dài khoảng 42km.

Riêng ranh giới

phía Tây, đoạn giáp Sông Thao và Sông Đà, từ Trung Hà đến Tu Vũ, bên kia
sông là đất tỉnh Phú Thọ, tiếp đến là vùng đồi từ núi Ba Vì đến dãy núi đá Miếu
Môn, rồi đến dãy núi đá vơi Hương Tích, là dài nhất, khoảng 150km (bên kia
dãy núi là tỉnh Hồ Bình).
Đường ranh giới phía Đơng, nơi phía trên giáp hai huyện Từ Liêm và
Thanh Trì của Hà Nội, phía dưới giáp sơng Hồng từ xã Ninh Sở của huyện


15

Thường Tín đến hết xã Quang Lãng của huyện Phú Xun, bên kia sơng là đất

của tỉnh Hưng n, có chiều dài khoảng 70km.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Tây là trên 2.192km2, qua hàng ngàn
năm hình thành và phát triển, qui mô, ranh giới thuộc địa phận Hà Tây đã có
nhiều thay đổi, đáng chú ý nhất là vào các thời kỳ:
+ Đời Lý – năm Canh Tuất (1010) đất Hà Tây thuộc Quốc Oai lộ.
+ Sang đời Trần: đất Hà Tây thuộc châu Quốc Oai trong đại lộ La Thành
hay Đông Đô, gồm các huyện Sơn Minh (Sơn Định – Sơn Lãng) – tương ứng với
huyện Ứng Hoà hiện nay.
- Huyện Ứng Thiên tương ứng với một phần huyện Ứng Hoà và một phần
huyện Chương Mỹ hiện nay.
- Huyện Thanh Oai tương ứng với huyện Thanh Oai hiện nay.
- Huyện Đại Đức ở vào khoảng huyện Mỹ Đức hiện nay.
- Huyện Thượng Phúc tương ứng với huyện Thường Tín hiện nay.
- Huyện Phù Lưu tương ứng với huyện Phú Xuyên hiện nay.
- Châu Đà Giang trong lộ Tam Giang gồm có huyện Long Bạt hay Bất Bạt
(nay thuộc huyện Ba Vì).
- Châu Quảng Oai gồm các huyện: Ma Lung (Tùng Thiện), Mỹ Lương
(một phần huyện Mỹ Đức, một phần huyện Lương Sơn – Hồ Bình).
+ Đến khoảng nửa cuối thế kỷ XV, đất Hà Tây thuộc 2 trấn Sơn Nam và
Sơn Tây .
- Các huyện thuộc phủ Thường Tín bao gồm Thượng Phúc (Thường Tín)
Phú Xuyên và các huyện thuộc phủ Ứng Thiên là: Thanh Oai, Chương Đức
(Chương Mỹ), Sơn Minh (Ứng Hoà), Hoài An (một phần nam Ứng Hoà và Mỹ
Đức ngày nay) đều thuộc trấn Sơn Nam Thượng.
- Các huyện còn lại thuộc trấn Sơn Tây bao gồm:
Phủ Quốc Oai với các huyện:


16


Từ Liêm (nay là Hồi Đức)
n Sơn (cịn gọi là Ninh Sơn – nay là Quốc Oai)
Thạch Thất (nay vẫn là Thạch Thất)
Đan Phượng (nay vẫn là Đan Phượng)
Mỹ Hương (tương ứng với huyện Mỹ Đức và một phần của huyện
Lương Sơn).
Phúc Lộc (nay là Phúc Thọ và một phần của thị xã Sơn Tây)
Phủ Quảng Oai với các huyện:
Minh Nghĩa (là huyện Tùng Thiện nay thuộc huyện Ba Vì và một
phần thị xã Sơn Tây.
Tiên Phong (là huyện Quảng Oai – nay thuộc Ba Vì)
Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì).
+ Đến thời Pháp thuộc, khi tỉnh Hà Nội bị chia nhỏ thành: tỉnh Hà Nam
(1890) tỉnh Cầu Đơ (1902) tức là tỉnh Hà Đông và thành phố Hà Nội thì đất Hà
Đơng cũ thuộc Hà Nội gồm 4 phủ, 16 huyện.
Trong đó:

Phủ Hồi Đức có 4 huyện
Phủ Thường Tín có 3 huyện
Phủ Ứng Hồ có 4 huyện
Phủ Lý Nhân có 5 huyện

Tình trạng này tồn tại đến đầu thế kỷ XX, sau khi điều chỉnh một số huyện
nhập vào tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Đơng cịn 4 phủ là Thường Tín, Hồi Đức,
Ứng Hồ, Mỹ Đức; và 6 huyện: Đan Phượng, Hoàn Long, Chương Mỹ, Phú
Xuyên, Thanh Oai, Thanh Trì và những vạn chài sống trên các triền sông trong
tỉnh.
+ Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, hai tỉnh Hà Đông, Sơn Tây vẫn
như thời Pháp thuộc. Cho đến năm 1965, theo Nghị Quyết của Quốc Hội, tỉnh
Hà Đông và tỉnh Sơn Tây được hợp nhất thành tỉnh Hà Tây . Đến 1976, sau

thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khoá VI


17

đã quyết định sáp nhập tỉnh Hà Tây với tỉnh Hồ Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.
Năm 1979 chuyển 5 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phương, Hồi
Đức và thị xã Sơn Tây sáp nhập vào Hà Nội.
Đến năm 1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII quyết định chia tỉnh
Hà Sơn Bình thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây và tỉnh Hồ Bình, định lại
ranh giới của Hà Nội, chuyển trả lại cho Hà Tây các huyện Ba Vì, Phúc Thọ,
Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây.
Như vậy có thể nói rằng sau 26 năm, với 3 lần hợp nhất, chia tách và tái
hợp nhất, tỉnh Hà Tây mới tạm thời ổn định, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình phát triển của tỉnh. Những vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hoá cũng vì
thế mà có những thay đổi nhất định, trong đó đáng quan tâm là sự biến dạng của
một số giá trị văn hoá truyền thống để phù hợp với sự thay đổi của việc sắp xếp,
điều chỉnh địa giới hành chính.
Tính đến đầu năm 2005, sau một vài điều chỉnh về địa giới hành chính
trong nội bộ các địa phương trong tỉnh theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân
tỉnh khoá XIV (kỳ họp thứ III năm 2005), hiện nay tỉnh Hà Tây có diện tích là
2.191,6km2, dân số hơn 2,5 triệu người, mật độ dân số bình quân 1.141
người/km2, nơi cao nhất: 4.148người/km2 (Hà Đông), thấp nhất: 602 người/km2
(Ba Vì). Về đơn vị hành chính, Hà Tây gồm 2 thị xã, 12 huyện, với tổng số 296
xã và 27 phường, thị trấn.
Hà Tây có 10 xã thuộc các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức
có đồng bào dân tộc Mường, Dao sinh sống (tổng số khoảng trên 20.000 người).
Ở Hà Tây, cơ sở kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp . Theo số
liệu thống kê năm 2005, hầu hết dân số Hà Tây vẫn sống ở nông thôn (2.246.000
người/2.500.000 người). Tuy nhiên người nông dân Hà Tây khơng chỉ giỏi nghề

nơng mà cịn rất thông thạo các nghề thủ công tinh xảo. Do thuận lợi về địa giới
(người dân Hà Tây đã sớm biết khai thác lợi thế này) nên ngoài việc trồng cấy,


18

chăn ni họ cịn biết làm ra nhiều sản phẩm thủ công phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của cư dân thành thị. "Từ ngàn xưa, Hà Tây đã được coi là vùng đất trăm nghề,
nơi hội tụ của những bàn tay khéo"[22, tr3]. Trong tổng số 323 xã, phường thị
trấn trong tồn tỉnh, có đến gần 280 xã, phường gồm 1116 làng/1600 làng có
nghề thủ cơng, trong đó có 52 xã nghề tiêu biểu, 36 làng nghề nổi tiếng, 219
làng được cơng nhận là làng nghề (theo tiêu chí của tỉnh Hà Tây). Có thể nói sự
tồn tại và phát triển làng nghề đã tạo nên một nét văn hoá truyền thống riêng của
Hà Tây so với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước [24, tr.1015].
1.2. LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY.
1.2.1. Vài nét về làng ở Hà Tây :
Như đã đề cập ở phần trên, mặc dù là tỉnh liền kề thủ đô, với dân số 2,5
triệu người, nhưng Hà Tây vẫn là một tỉnh nông nghiệp, khoảng 95% dân số của
tỉnh vẫn sống ở nông thôn (trong các làng, xã, thôn, bản). Vốn là một vùng đất
cổ, nên ở Hà Tây có rất nhiều làng, xã được hình thành và phát triển từ hàng
trăm năm nay, có phong tục, tập quán và lề thói riêng. Theo kết quả nghiên cứu
của tiến sỹ Nguyễn Tá Nhí (Viện Nghiên cứu Hán Nơm), vào thế kỷ XVIII
[16,tr.40-58], ở Hà Tây đã có tới 923 làng, trong đó có 702 làng được ghi là xã,
cịn lại được ghi là thôn (179 đơn vị), phường (15 đơn vị), "sách" - các làng ở
miền núi -(9 đơn vị), "châu" - các làng vùng bãi sông -(7 đơn vị), "trại" - các
làng

mới

thành


lập

-

(4 đơn vị), "trang"- các làng mới thành lập gần giống như trại – khai khẩn những
vùng đất mới ven sông - (3 đơn vị), "sở" - các làng ở ven sông, thường là các tụ
điểm dân cư ở bến đò - (2 đơn vị), "phố" - làng làm nghề buôn bán ở mặt đường(1 đơn vị) và "giáp" – vốn là đơn vị cư dân thuộc xã, song do số dân đông dần
lên và trở thành đơn vị độc lập trực thuộc tổng - (1 đơn vị). Cũng như nhiều nơi
khác, làng, xã ở Hà Tây luôn trong quá trình vận động và phát triển. Đó là sự vận


19

động, phát triển tất yếu, do số lượng dân cư tăng và những biến đổi của các điều
kiện tự nhiên, xã hội (chiến tranh, thiên tai, sự thay đổi của các thể chế chính
trị...).
Tuy nhiên sự biến đổi trong khoảng từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX khơng
nhiều vì ít có sự di cư mà chủ yếu là sự phân tách địa giới hành chính. Một khi
số cư dân đã tăng lên quá nhiều thì nhu cầu cư trú phải được giải quyết. Do vậy
nếu số làng, xã ở Hà Tây sau một thế kỷ phát triển (từ thế kỷ XVIII đến XIX) chỉ
tăng thêm 33 làng (956-923) thì bước sang thế kỷ XX, do điều kiện phát triển
chung của xã hội, số lượng làng xã ở tỉnh Hà Tây đã tăng lên nhanh chóng. Theo
số liệu thống kê, đến năm 2004, trong 323 xã, phường và thị trấn có 1939 làng,
thơn, cụm dân cư và tổ dân phố (đầu thế kỷ XIX chỉ có 923 làng, thơn). Đến nay,
theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tây, số lượng đơn vị hành chính tồn tỉnh có
tới 2081 làng, thơn, cụm dân cư, khối phố, tổ dân phố. Hà Tây là một vùng quê
văn vật nổi tiếng cả nước. Tạo dựng bồi đắp nên truyền thống văn hiến ấy, có vai
trị vơ cùng quan trọng của cư dân ở mỗi làng quê trong tỉnh. Trải qua hàng
ngàn năm xây dựng và phát triển, mỗi làng quê trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã tạo

dựng cho mình những phong tục, tập quán cùng các nghề thủ công , làm nên
những giá trị văn hoá riêng, đặc sắc, phong phú và đa dạng. Nói đến truyền
thống văn hố của làng, xã ở Hà Tây là nói đến sự tài hoa của người dân trên hai
phương diện: làng nghề và làng văn. Từ xưa đến nay, Hà Tây vốn được biết đến
là vùng đất trăm nghề, trong đó nổi tiếng nhất là nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ,
dệt lụa, những nghề này có ở nhiều nơi trong tỉnh (từ vùng núi Ba Vì - xã Cổ Đơđến những làng ven sơng Đáy, sơng Nhuệ thuộc các huyện Đan Phượng, Quốc
Oai, Hồi Đức, Mỹ Đức) ... Nhiều làng thuộc các huyện Thường Tín, Phú
Xuyên, Ứng Hoà, Đan Phượng, Chương Mỹ, Thanh Oai, Hoài Đức ... cịn có
những nghề cổ truyền độc đáo . Hà Tây không chỉ nổi tiếng là vùng đất trăm
nghề, mà còn nổi tiếng là một vùng quê hiếu học. "Trong lịch sử khoa bảng, từ


20

khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên năm 1076 cho đến khoá thi cuối cùng ở Triều
Nguyễn, nếu cả nước có 2898 vị Tiến sỹ thì riêng Hà Tây có tới 338 vị. Các vị
Tiến sỹ này là cơng dân của 116 làng trong tỉnh. Nhiều vị chẳng những được
khắc tên vào bia đá, lưu danh sử sách mà cịn được nhân dân truyền tụng tơn
vinh là các bậc danh nhân như Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên,
Ngô Thị Nhậm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn
Trực, Đặng Huấn, Đặng Đình Tưởng, Đặng Tiến Đơng, Phan Huy Ích, Phan Huy
Chú, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thượng Phiên, Vũ Phạm Hàm, Tản ĐàNguyễn Khắc Hiếu ..."
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân Đính (Viện Hán Nôm), dưới thời
phong kiến , địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây hiện nay có 21 làng có từ 4 người đỗ đại
khoa trở lên, trong đó nổi tiếng nhất là làng Chi Nê (thuộc xã Trung Hồ, huyện
Chương Mỹ) có tới 10 vị Tiến sỹ; làng Sơn Đồng (Hoài Đức) có 8 vị Tiến sỹ;
làng Nghiêm Xá (xã Nghiêm Xuyên) huyện Thường Tín có 7 vị Tiến sỹ; làng
Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hồi Đức) có 5 vị Tiến sỹ; làng Kim Bài (thị trấn
Kim Bài – Thanh Oai) có 5 vị Tiến sỹ; làng Bình Vọng, làng Nhị Khê (Thường
Tín), mỗi làng có 4 vị Tiến sỹ. Nhiều làng ở huyện Thanh Oai, Ứng Hoà, Phú

Xuyên, Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Đức, Hà Đơng đều có người đỗ Tiến sỹ ...
Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính ở thời kỳ triều Nguyễn cịn có 317
vị đỗ cử nhân, số người này là công dân của 113 làng .
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, được hưởng sự ưu việt
của chế độ mới, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, hàng chục ngàn
người Hà Tây đã có trình độ đại học, cao đẳng, hàng trăm người có trình độ thạc
sỹ, tiến sỹ. Nhiều người trong số họ đã có những cống hiến đáng kể vào sự
nghiệp kháng chiến – kiến quốc của dân tộc ta. Sự đóng góp của người Hà Tây
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được thể hiện trên mọi lĩnh vực chính


21

trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và nhiều chuyên ngành khoa học
– cả về tự nhiên và xã hội... [29, tr.95-105].
Như vậy, rõ ràng là quá trình hình thành và phát triển của làng, xã đã giữ
một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, bồi đắp nên truyền thống văn hiến
của quê hương Hà Tây . Những làng nghề, làng văn của Hà Tây khơng chỉ tạo
nên truyền thống văn hiến của riêng mình, mà cịn ảnh hưởng sâu sắc đến q
trình hình thành và phát triển của văn hoá Thăng Long – Hà Nội .
1.2.2. Khái quát về làng nghề ở Hà Tây .
"Khi nói về Hà Tây khơng thể khơng nói đến làng nghề, bởi sự hình thành
và phát triển của làng nghề đã góp phần làm nên truyền thống văn hiến
Hà Tây". Có lẽ do biết tận dụng và khai thác lợi thế của vùng đất được bồi đắp
phù sa màu mỡ của những con sông lớn và là vùng đất ven đô nên người dân
Hà Tây "không chỉ giỏi nghề nơng mà cịn rất tinh thơng trong việc chế tác ra
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ"[22, tr.2] vừa để thoả mãn nhu cầu đời sống
của bản thân, vừa tạo ra những sản phẩm hàng hoá để cung cấp cho nhu cầu tiêu
dùng của đông đảo cư dân thành thị. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình
thành và phát triển các nghề thủ công ở nhiều làng quê.

"Nghề thủ công ở Hà Tây ra đời từ rất sớm, nhất là nghề trồng dâu nuôi
tằm, kéo tơ, dệt lụa. Theo truyền thuyết, nghề này xuất hiện ở Hà Tây từ thời
Hùng Vương. Ở một số làng ven sông Hồng, sông Đáy, theo tục truyền, người
dân biết nghề là do Ngọc Hoa công chúa – con gái vua Hùng Vương thứ 18
truyền dạy" [24, tr.158]. Phía Bắc tỉnh có làng Cổ Đơ, La Phẩm thuộc Ba Vì là
nơi sớm có nghề trồng dâu - chăn tằm - kéo tơ - dệt lụa. Ở phía Nam tỉnh, nhiều
làng ven sơng Đáy thuộc các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức, Đan Phượng, thị xã Hà
Đông cũng rất nổi tiếng về nghề này. Đó là các làng Hồ Xá (Ứng Hồ), Đốc
Tín, Trinh Tiết, Hà Xá, Phù Lưu Tế, Phùng Xá (Mỹ Đức), Vạn Phúc, La Khê
(Hà Đông) và các làng La ở Hoài Đức. Các làng La Khê, La Cả, Vạn Phúc còn


22

dệt được the, gấm, đoạn. Những sản phẩm này ngày càng tinh xảo và có mặt ở
nhiều thị trường trong và ngoài nước. Nhiều cửa hàng trên các phố hàng Ngang,
hàng Đào ... ở kinh thành Thăng Long xưa kia cũng như hiện nay có bán rất
nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của các làng nghề ở Hà Tây, đặc biệt là sản
phẩm như lụa, the, gấm các loại.
Cùng với nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, Hà Tây cịn có nhiều
làng nghề với những sản phẩm nổi tiếng, chẳng hạn như huyện Thường Tín –
vùng quê được mệnh danh là đất trăm nghề từ rất sớm, đã được ghi lại trong bài
ca cao cổ:
"Xâm Động là đất trồng hành
Mễ hoa chẻ nứa đan mành ta mua
Quýt Đức thêu quạt, thêu cờ
Nhị Khê tiện gỗ đền thờ chạm hoa
Trát cầu bơng sợi ké thua gì người
Lược thưa – Thuỵ Ứng chàng ơi
Trăm nghề quê thiếp, thiếp mời chàng mua ..."[29, tr.185]

Ngoài những nghề được kể ra trong bài ca dao cổ này, ở Thường Tín cịn
nhiều làng nghề nổi tiếng khác, như làng nghề khảm trai – sơn mài Bình Vọng,
làng thêu Quất Động, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng làm bánh dày Quán
Gánh (xã Duyên Thái), làng nghề chạm khảm Nhân Hiền, làng nghề mộc Vạn
Điểm.
Tiếp giáp với huyện Thường Tín, ở phía Nam là huyện Phú Xuyên. Đây
cũng là một địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, nổi tiếng nhất phải kể
đến nghề sơn mài – chạm – khảm ở làng Chuôn Ngọ, làng nghề làm cỏ tế ở Phú
Túc... Ở các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Mỹ Đức, Hoài Đức đều có những làng
có nghề nổi tiếng như nghề làm Bún ở làng Bặt (xã Liên Bạt – Ứng Hoà), nghề


23

làm nón ở làng Chng (xã Phương Trung), nghề làm quạt giấy ở Dân Hồ, nghề
làm giị chả ở Ước Lễ (xã Tân Ước), nghề làm tương ở Cự Đà, nghề rèn ở Đa Sỹ
(Kiến Hưng – Hà Đơng)...
"Có một điều đáng chú ý là hầu như tất cả sản phẩm của các làng nghề
truyền thống ở Hà Tây đều có mặt ở 36 phố phường Hà Nội. Nhiều người thợ
thủ công, lành nghề từ các làng quê Hà Tây cũng chọn thủ đô làm nơi sinh cơ lập nghiệp"[29, tr.22]. Đây cũng là một nguyên nhân tác động đến sự phát triển
của làng nghề ở Hà Tây . Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề ở Hà Tây cũng
trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Trong những năm chiến tranh và thời kỳ bao
cấp, các làng nghề và nghề thủ cơng gặp khơng ít khó khăn. Cũng có một số
nghề mà sản phẩm làm ra đến nay không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
hoặc một số nghề gặp khó khăn về khai thác nguyên liệu, đã khơng cịn tồn tại
nữa, như nghề làm áo tơi lá ở làng Văn Trai (xã Văn Phú, Thường Tín), nghề
làm thùng gánh nước ghép bằng tre nứa quét phủ sơn ta ở làng Văn Giáp (xã Văn
Bình, Thường Tín), nghề làm bút lông ở làng Bạch Liên (xã Liên Phương,
Thường Tín), nghề dệt ở làng Đốc Tín (huyện Mỹ Đức). Từ khi Nhà nước ta
thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của

mọi thành phần kinh tế, các làng nghề ở Hà Tây lại nhanh chóng được khơi phục
và phát triển. Các ngành nghề thủ công truyền thống đã được đầu tư mạnh mẽ.
Sản phẩm thủ công, mỹ nghệ kể cả hàng nông sản, thực phẩm của các làng nghề
Hà Tây đã nhanh chóng tìm lại và khẳng định chỗ dứng của mình trên thương
trường. Việc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh trong những năm qua. Hàng chục vạn lao động nơng nghiệp đã có
việc làm ổn định và tăng thu nhập. Để khai thác và phát huy tối đa vai trò của
các làng nghề trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, ngay từ những năm
1996, Đảng bộ Hà Tây đã xác định "Tích cực chỉ đạo, nhân rộng thêm làng nghề,
tạo thêm nghề mới, hướng vào chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đẩy mạnh và


24

hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống theo hướng làm ra
nhiều sản phẩm hàng hố có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của
thị trường quốc tế" . Đây là một định hướng quan trọng cho sự phát triển kinh tế
của tỉnh Hà Tây trong những năm tới. Với chủ trương này, những làng nghề
truyền thống ở các địa phương trong tỉnh đã được khôi phục và phát triển – nhất
là các nghề dệt, thêu ren, sơn mài, chạm khảm, điêu khắc, đồ mộc, mây tre giang
đan, nghề làm cỏ tế, nghề làm hương ... Số lượng làng nghề và việc nhân cấy
nghề ở các địa phương trong tỉnh đã tăng lên nhanh chóng. Đến nay trong tổng
số trên1600 thơn (làng) của tỉnh thì có tới 1116 làng có nghề và làng nghề được
khơi phục, phát triển . Năm 1996 có 88 làng được công nhận là làng nghề, đến
năm 1998 số làng được công nhận là làng nghề đã lên tới 106 làng. Tổng số hộ
làm nghề là 66.834 hộ, tăng 29,6% so với năm 1996. Giá trị tổng sản lượng sản
xuất của làng nghề đã tăng từ 716.284 triệu đồng (1996) lên 978.958 triệu đồng
(1998) . Bình quân mỗi làng nghề làm ra một giá trị sản lượng đạt 9.207,150
triệu đồng/năm, tương ứng với mỗi hộ là 14,602 triệu đồng. Đến năm 2000 số
lượng làng có nghề trong tồn tỉnh là 972, năm 2005 là 1116 (chiếm 80% tổng số

làng trong toàn tỉnh). Sau 5 đợt xét, đến hết năm 2005, tồn tỉnh đã có 219 làng
được cơng nhận là làng nghề (chiếm 15% tổng số làng trong toàn tỉnh). Nếu so
với 10 tỉnh có tổ chức cơng nhận làng nghề với tổng số 500 làng thì Hà Tây là
tỉnh đứng đầu về số lượng làng nghề, trong đó bao gồm 49 làng nghề mây tre
giang đan, 33 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, 25 làng nghề thêu ren, 21
làng nghề đan nón mũ lá, 18 làng nghề dệt, 17 làng nghề sơn mài, khảm trai,
điêu khắc, 12 làng nghề đồ gỗ, 12 làng nghề cơ khí rèn, 12 làng nghề tăm mành,
10 làng nghề đan cỏ tế, 7 làng nghề may mặc, 4 làng nghề đan cót, 4 làng nghề
thuộc da đóng giầy, khâu bóng và 1 làng nghề nghiếp ảnh. Những huyện phát
triển nhiều làng nghề nhất là Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ,
Ứng Hoà, Hoài Đức, chỉ riêng thị xã Sơn Tây là khơng có làng nghề được cơng


25

nhận (do không đủ tiêu chuẩn). Số hộ tham gia sản xuất ngành nghề từ 97.000 hộ
năm 2000 đã tăng lên 154.000 hộ vào năm 2005, mức tăng bình quân 5 năm qua
là 9,1% /năm và chiếm 26% tổng số hộ tồn tỉnh. Một số huyện, thị xã có tỷ lệ
hộ tham gia sản xuất ngành nghề cao là : Thường Tín 29%, Hà Đơng 32%, Quốc
Oai 30%, Đan Phượng 27%, Chương Mỹ 29%, Thanh Oai 31%, Thạch Thất
30%, Hoài Đức 31%. Mức độ thu hút lao động toàn tỉnh trong các ngành nghề
công nghiệp và thủ công nghiệp là hơn 400.000 người, tỷ lệ tăng bình quân của 5
năm là 12,7%/năm và chiếm 27,3% tổng số lao động toàn tỉnh. Những số liệu
thống kê này cho thấy bình quân trên địa bàn tồn tỉnh có từ 1 đến 1,5 vạn người
chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm nghề thủ công (chuyên hoặc chỉ trong
thời kỳ gối vụ) . Chính vì thế, doanh thu của sản xuất ngành nghề thủ cơng của
tồn tỉnh tăng lên khơng ngừng.. Năm 2000 đạt 1.682,5 tỷ đồng, năm 2001 đạt
2.102,3 tỷ đồng, năm 2002 tăng 29%, năm 2003 tăng 8,7%, năm 2004 tăng 20%
và 2005 đạt gần 4500 tỷ đồng tăng gần 27% so với năm 2004, đạt mức tăng bình
quân 5 năm (2000-2005) là 21,7%, chiếm 50,5% so với giá trị sản xuất cơng

nghiệp tồn tỉnh. Một số huyện, thị xã có ngành nghề và làng nghề phát triển với
nhịp độ tăng trưởng bình quân cao về giá trị sản xuất như Thạch Thất 33,2%, Hà
Đông 30,3%, Đan Phượng 25,1%, Quốc Oai 23,1%, Phú Xun 23,3%, Thường
Tín 19,9%, Chương Mỹ 16,1%, Hồi Đức 18,8%. Giá trị hàng xuất khẩu ở khu
vực làng nghề năm 2000 đạt 213,6 tỷ đồng, năm 2001 đạt 259,1 tỷ đồng, tăng
21,3%, năm 2002 tăng 29,3%, năm 2003 tăng 22,1%, năm 2004 tăng 18,1% và
đến năm 2005 đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với năm 2004, mức tăng
bình quân của 5 năm là 23%, chiếm 13,3% tổng giá trị ngành nghề. Cùng với
công nghiệp quốc doanh, cơng nghiệp đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp ngồi
Nhà nước, các ngành nghề thủ cơng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh. Mặt khác chính việc phát triển ngành nghề thủ cơng và làng nghề đã góp
phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập, chuyển


×