Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 100 trang )

1

Tr-ờng đại học văn hóa Hà Nội
Khoa Văn hóa - Du lÞch
-------------- --------------

KHAI THÁC PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH
VĂN HĨA TẠI HÀ NAM

Khãa ln tèt nghiƯp

Gỉang viên hướng dẫn : Hà Văn Siêu
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Nhƣ Quỳnh

Lớp

: Văn hóa du lịch 16B

Hà Nội, 2012


2

LỜI CẢM ƠN

Em là Nguyễn Nhƣ Quỳnh, sinh viên khoa Văn Hóa Du Lịch, lớp16B,
trƣờng ĐH Văn Hóa Hà Nội. Trong thời gian học tập, rèn luyện ở trƣờng và đặc
biệt trong thời gian thực hiện đề tài Khóa luận vừa qua, em đã rất may mắn khi
nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ trong trƣờng, trong


khoa và của thầy Hà Văn Siêu, Viện trƣởng Viện nghiên cứu và phát triển du
lịch đã hƣớng dẫn em hồn thành đề tài Khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng
tồn thể các thầy cơ trong trƣờng đã cho em một nền tảng kiến thức làm hành
trang trong quá trình học tập và làm việc sau này. Em xin trân trọng bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc tới thầy Hà Văn Siêu đã luôn dành thời gian chỉ bảo cho em
những kiến thức cần thiết, giúp đỡ em tìm kiếm tài liệu tham khảo liên quan đến
đề tài tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi đến những ngƣời thân lịng biết ơn vì đã ln ở bên tạo mọi
điều kiện, cổ vũ tinh thần để em vững tin hoàn thành bài Khóa luận này.
Là cơng trình khoa học đầu tay nên bài Khóa luận của em cịn nhiều khiếm
khuyết và thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý và bổ sung của quý thầy,
cô, các nhà nghiên cứu và những ngƣời quan tâm tới đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nhƣ Quỳnh


3

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. Bố cục của khóa luận
NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
VĂN HÓA

1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 8
1.1. Khái niệm du lịch ................................................................................. 8
1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch ................................................................. 9
1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa ................................................... 11
2. Cơ sở hình thành sản phẩm du lịch văn hóa ......................................... 12
2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................. 12
2.1.1.Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể ...................................................... 12
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể ............................................... 19
2.2. Nhu cầu du lịch văn hóa ...................................................................... 24
3. Tiểu kết chƣơng ..................................................................................... 25
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA
TẠI HÀ NAM
1. Tổng quan về tỉnh Hà Nam .................................................................... 28
1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................. 28
1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29
1.3. Kinh tế văn hóa xã hội.......................................................................... 29
1.4. Tiềm năng du lịch văn hóa của Hà Nam ............................................. 30


4

2. Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tại Hà Nam ................................. 31
2.1. Tài nguyên văn hóa vật thể ................................................................. 33
2.1.1. Các di tích lịch sử - văn hóa ............................................................... 33
2.1.1.1. Các di tích chùa Tháp ...................................................................... 35
2.1.1.2. Các di tích gắn với danh nhân .......................................................... 39
2.1.2. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ............................................. 44
2.1.3. Ẩm thực Hà Nam ................................................................................ 50
2.2. Tài nguyên văn hóa phi vật thể ............................................................ 54
2.2.1. Một số lễ hội tiêu biểu ........................................................................ 54

2.2.2. Văn nghệ dân gian .............................................................................. 59
3. Các sản phẩm du lịch văn hóa của Hà Nam ......................................... 61
3.1. Các điểm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch ................................. 61
3.2. Các tuyến du lịch văn hóa .................................................................... 65
3.3. Các dịch vụ du lịch văn hóa ................................................................. 67
4. Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nam ................ 69
4.1. Những mặt tích cực, điểm mạnh ......................................................... 72
4.2. Những mặt hạn chế .............................................................................. 74
5. Tiểu kết chƣơng ...................................................................................... 75
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN
PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HÀ NAM
1. Định hƣớng phát triển chung đối với ngành du lịch Hà Nam .............. 76
1.1. Định hướng tổng quát .......................................................................... 76
1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ....................................................... 76
2. Định hƣớng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Nam 77
2.1. Định hướng phát triển thị trường và các sản phẩm du lịch văn hóa ... 77
2.2. Định hướng tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch ...................... 79
2.3. Định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa .... 85


5

2.4. Định hƣớng tổ chức kinh doanh du lịch văn hóa ............................... 86
3. Một số giải pháp chính nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch văn
hóa Hà Nam
3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................ 88
3.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa
..................................................................................................................... 89
3.3. Giải pháp xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch ............................... 90
3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch .................................................... 90

3.5. Giải pháp huy động nguồn lực ............................................................. 92
3.6. Giải pháp nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực................. 92
3.7. Giải pháp liên kết với các tỉnh bạn trong vùng .................................... 93
4. Tiểu kết chƣơng ..................................................................................... 93
KẾT LUẬN


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ai về thăm đất Hà Nam
Sông Hồng sông Đáy sông Giang nối bờ
Đi qua Phủ Lý nên thơ
Viếng làng Ninh Thái thờ Lê Đại Hành…
Theo kết quả khảo sát của các thành viên Hiệp hội Điều hành du lịch Mỹ
(USTOA-US Tour Operators Association) cho thấy xu hƣớng đi du lịch nổi bật
của du khách hiện nay là lựa chọn kiểu du lịch thân thiện với mơi trƣờng, thiên
nhiên và du lịch văn hóa. Hà Nam là nơi có nền văn minh lúa nƣớc lâu đời và
nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua nhiều điệu chèo,hát chầu văn, hầu
bóng, ả đào, đặc biệt là hát dặm. Là tỉnh cửa ngõ của thủ đơ Hà Nội, thành phố
Phủ Lí là trung tâm văn hóa ,chính trị,kinh tế của tỉnh. Tỉnh tuy nhỏ nhƣng có
khá nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nhƣ núi Cấm, Ngũ
Động Sơn, chùa Bà Đanh, chùa Đọi Sơn, núi Ngọc…Tỉnh cũng có nhiều lễ hội
truyền thống trong đó hội vật võ Liễu Đơi đã nổi tiếng cả nƣớc, lễ hội Tịch điền,
hay là lễ hội Đền Trúc.. Bên cạnh đó, Hà Nam cũng là mảnh đất đã sản sinh ra
rất nhiều anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hóa mà tiếng tăm của họ qua
bao năm tháng thăng trầm của lịch sử vẫn vang vọng mãi tới ngày hôm nay, là
tấm gƣơng sáng cho bao đời con cháu noi theo nhƣ cụ Tam nguyên Yên đổ
Nguyễn Khuyến hay nhà văn Nam Cao…

Là một sinh viên khoa Văn hóa Du lịch – trƣờng đại học Văn hóa Hà Nội,
đƣợc sinh ra và lớn lên ở mảnh đất tƣơi đẹp này, cùng với mong muốn tìm hiểu
sâu hơn về các giá trị tự nhiên và văn hóa , tơi muốn mời mọi ngƣời trên khắp
mọi miền đất nƣớc đến với quê hƣơng mình. Đồng thời, dƣới sự gợi ý, hƣớng
dẫn của TS Hà Văn Siêu, Viện trƣởng Viện nghiên cứu và phát triển du lịch tôi
đã chọn đề tài “Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nam”


7

làm Khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây là một đề tài khá mới mẻ, chƣa có
nhiều ngƣời khai thác, tìm hiểu nên tơi mạnh dạn xin đƣợc đề xuất đề tài này,
vừa để thể hiện lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, vừa có thể góp một phần cơng
sức nhỏ bé nào đó trong việc phát triển nghành du lịch của Tỉnh. Với những ƣu
thế riêng của mình, cùng với sự cố gắng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa
của con ngƣời nơi đây, tơi tin rằng du lịch Hà Nam sẽ ngày một phát triển và
đƣợc mọi ngƣời tìm đến, một vùng đất khơng q rộng lớn nhƣng luôn khiến
những ngƣời con khi đi xa phải nhớ về.
Trong những năm gần đây và những năm tới, tỉnh Hà Nam sẽ tập trung chỉ
đạo đầu tƣ xây dựng, thực hiện nhiều dự án phát triển du lịch của tỉnh. Với tiềm
năng du lịch phong phú, hấp dẫn, nếu đƣợc đầu tƣ thích đáng chắc chắn du lịch
Hà Nam sẽ ngày càng phát triển, mở rộng với nhiều các loại hình dịch vụ phục
vụ khách du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn nhƣ du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tham quan lễ hội tín ngƣỡng, văn
hố thể thao,…
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “ Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nam”
muốn đi sâu vào tìm hiểu, khai thác tối ƣu các tiềm năng và nguồn lực du lịch tại
Hà Nam, qua đó có thể định hƣớng, đầu tƣ, xây dựng và góp phần thúc đẩy phát
triển các tiềm năng này một cách hiệu quả nhất. Liệu Hà Nam có thể trở thành

một điểm du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa đƣợc hay khơng ? Thơng qua
những nghiên cứu thực tế , phân tích điều kiện và thực trạng phát triển du lịch ở
Hà Nam, đề tài nhằm trả lời câu hỏi trên và đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị để cùng đƣa du lịch Hà Nam vào nhịp đập du lịch của cả nƣớc.Với đề tài
này, tơi muốn tìm hiểu nhiều hơn về q hƣơng đất nƣớc mình, gìn giữ , khai
thác và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đã đƣợc lƣu truyền qua các
thế hệ và có thể giới thiệu, quảng bá hình ảnh tƣơi đẹp nơi đây đến với du khách
trên mọi miền Tổ quốc.


8

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Cũng nhƣ nhiều tỉnh thành khác trên khắp cả nƣớc, Hà Nam cũng là nơi hội
tụ khá nhiều các tài nguyên du lịch văn hóa có nhiều ý nghĩa, tuy nhiên, trong
khn khổ hạn hẹp, tơi khơng có tham vọng đi sâu vào nghiên cứu tất cả các
tiềm năng để phát triển du lịch của Hà Nam ( cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng,
nguồn nhân lực, con ngƣời..) mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu một số tài
nguyên du lịch văn hóa có giá trị về du lịch và có sức hấp dẫn, thu hút đƣợc du
khách, làm sao để có thể khai thác và phát triển chúng phục vụ cho ngành du
lịch của cả nƣớc nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
“ Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nam” là đề tài
đƣợc nghiên cứu kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong
nghiên cứu khoa học cũng nhƣ nghiên cứu xã hội học hay các ngành khoa học
xã hội khác. Trong đó đặc biệt sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp khảo sát, quan sát .
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích định tính và định lƣợng.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, điều tra, phỏng vấn
- Phƣơng pháp chuyên gia.

5. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của Khóa luận gồm 3 chƣơng :
Chƣơng I : Cơ sở lí luận về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.
Chƣơng II : Thực trạng về các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nam.
Chƣơng III : Định hƣớng và giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa
tại Hà Nam.


9

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
VĂN HÓA.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm du lịch
Về khái niệm du lịch, có ngƣời đã nói: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu ngƣời
tham gia nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” (Giáo sƣ Berkener – chun
gia có uy tín về du lịch thế giới ). Bởi mỗi nhà nghiên cứu dƣới những góc độ
khác nhau, điều kiện, hồn cảnh… nghiên cứu khác nhau sẽ đƣa ra những khái
niệm khác nhau về du lịch.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (United Nation World Tourism Organization),
một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của
những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,
trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng khơng
q một năm, ở bên ngồi mơi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ

một nƣớc này sang một nƣớc khác mà không thay đổi nơi cƣ trú hay nơi làm
việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Ở Việt Nam, vấn đề du lịch đƣợc hiểu là: “ Là hoạt động của con ngƣời
ngoài nơi cƣ trú thƣờng xun của mình nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [ 1- 3].


10

Thực chất, du lịch là quá trình du ngoạn của con ngƣời theo một lịch trình
nhất định để đƣợc thƣởng thức cái đẹp,cái mới lạ, khơng nhằm mục đích sinh lợi
bằng đồng tiền. Với bản chất đích thực nhƣ vậy, ta có thể đƣa ra một khái niệm
tổng thể về du lịch nhƣ sau: “ Du lịch là quá trình hoạt động của con ngƣời rời
khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên đến một nơi khác với mục địch chủ yếu là đƣợc
thẩm nhận những sắc thái văn hóa và cảnh quan thiên nhiên vùng, miền khác với
nơi cƣ trú thƣờng xuyến. Đồng thời có thể kết hợp với các mục đích khác nhƣ
nghỉ dƣỡng,thăm thân” [ 2- 10]. Khái niệm trên đây làm rõ đƣợc mục đích cơ
bản của các chuyến du lịch là du ngoạn “sắc thái văn hóa và cảnh quan thiên
nhiên” . Đó cũng chính là “cầu” trong thị trƣờng cung – cầu du lịch, để các quốc
gia, các nhà hoạch định chiến lƣợc phát triển du lịch và các doanh nghiệp, doanh
nhân kinh doanh du lịch định hƣớng đƣợc quy hoạch phát triển du lịch cũng nhƣ
lựa chọn sản phẩm kinh doanh.
1.2. Sản phẩm du lịch
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [1- 3]. Theo quan điểm Marketting: "Sản
phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách
du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đƣa ra chào bán trên thị trƣờng, với mục
đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch".

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi
cung ứng cho du khách, nó đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ
sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phƣơng nào
đó. Nhƣ vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và
vơ hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ
và tiện nghi phục vụ khách du lịch, nhằm đáp ứng mọi mong muốn và nhu cầu
của khách trong chuyến đi du lịch. Có thể hiểu đơn giản : Sản phẩm du lịch
đƣợc hình thành trên cơ sở tài nguyên du lịch đƣợc cung cấp các dịch vụ để
thẩm nhận giá trị tài nguyên đó. Có thể diễn đạt dƣới dạng công thức sau:


11

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du
lịch.
Khái niệm sản phẩm du lịch phải đƣợc hiểu theo nghĩa sản phẩm hoàn
chỉnh chứ không phải là sản phẩm riêng lẻ. Việc nhận thức đúng khái niệm về
sản phẩm du lịch là cần thiết để nâng cao tính hợp tác của các đơn vị,cá nhân
tham gia cung cấp sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho du
khách.
Phân loại sản phẩm du lịch:
-

Sản phẩm vật chất: Là những sản phẩm hữu hình (hàng hố) đƣợc các doanh
nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.

- Sản phẩm phi vật chất: Là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dƣới dạng vơ hình thể
hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lịng hay khơng
hài lòng.
Các yếu tố của sản phẩm du lịch: Điểm thu hút khách, khả năng tiếp cận của

điểm đến, các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến, hình ảnh của điểm đến, giá cả
hàng hoá, dịch vụ của điểm.
Đặc trƣng của sản phẩm du lịch:
- Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp: đƣợc biểu hiện ở chỗ nó kết hợp với các loại
dịch vụ do nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các nghành khác nhau cung cấp nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố
khơng thể tách rời, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham
gia phục vụ khách để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lƣợng tốt, đem lại sự
hài lòng cho khách hàng.
- Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vơ hình : Ngoại trừ một số sản phẩm du
lịch có tính hữu hình nhƣ : các hàng hóa, lƣu niệm, đồ uống…thỳ hầu hết các
dịch vụ du lịch nhƣ dịch vụ lƣu trú,tham quan, vận chuyển…đều tồn tại ở dạng
vơ hình, khách du lịch chỉ cảm nhận đƣợc chúng khi sử dụng, không thể cầm


12

nắm, không mang đƣợc về nhà sau khi mua.
- Sản phẩm du lịch mang tính khơng thể lƣu kho: Khác với các sản phẩm thông
thƣờng khác, việc sản xuất hầu hết các sản phẩm du lịch chỉ đƣợc thực hiện khi
khách du lịch có mặt ở nơi cung cấp dịch vụ, việc tiếp nhận và tiêu dùng sản
phẩm của khách đƣợc thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất.
- Sản phẩm du lịch có tính khơng thể dịch chuyển: Khách du lịch chỉ có thể tiến
hành tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch tại nơi sản xuất chứ không thể chuyển
đến nơi khác để tiêu thụ. Họ cũng chỉ có quyền sở dụng tạm thời đối với những
sản phẩm du lịch trong một thời gian, địa điểm nhất định chứ khơng có quyền sở
hữu sản phẩm.
- Sản phẩm du lịch có tính khơng đồng nhất: Sản phẩm du lịch khơng thể tiêu
chuẩn hóa đƣợc. Khó có thể tạo ra các sản phẩm du lịch nhƣ nhau trong thời
gian làm việc khác nhau, cách cảm nhận, đánh giá sản phẩm cũng tùy thuộc vào

mỗi ngƣời.
1.3. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hóa là những sản phẩm du lịch đƣợc tạo nên dựa trên
các tài nguyên văn hóa ( vật thể và phi vật thể ). Ngày nay, khái niệm văn hóa
càng đƣợc mở rộng nên khái niệm du lịch văn hóa cũng đƣợc hiểu rộng hơn. Đối
tƣợng của du lịch văn hóa khơng chỉ là các di tích cổ mà cịn bao hàm tất cả
những sản phẩm vật chất và tinh thần của con ngƣời nhƣ các lễ hội, văn nghệ
dân gian, các sản phẩm thủ cơng truyền thống, văn hóa ẩm thực…. Có thể đƣa ra
một số ví dụ về sản phẩm du lịch văn hóa: Tham quan di tích, tham gia lễ hội,
tham quan tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phƣơng, thăm viếng đền chùa, tham
quan bảo tàng, nhà hát… Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển du lịch văn
hóa nói chung và những sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Điều đó đồng
nghĩa với việc duy trì và phát triển mơi trƣờng xã hội nhân văn lành mạnh, an
toàn, là yếu tố quan trọng để xây dựng du lịch bền vững.


13

2. Cơ sở hình thành sản phẩm du lịch văn hóa
2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.1. Tài nguyên văn hóa vật thể
2.1.1.1. Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hố là tài sản quý giá của mỗi địa phƣơng,
mỗi dân tộc, đất nƣớc và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực,
cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nƣớc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về
truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật
của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hố có khả năng rất lớn góp phần vào
việc phát triển trí tuệ, tài năng của con ngƣời; góp phần vào việc phát triển khoa
học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc,

mỗi quốc gia. Đƣợc gọi chung là di tích lịch sử – văn hố vì chúng đƣợc tạo ra
bởi con ngƣời (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Thứ
văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hố tinh thần. Di tích lịch sử
văn hóa là một trong những loại hình của tài nguyên nhân văn phục vụ cho mục
đích du lịch văn hóa, làm sống lại ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
cổ xƣa cả trong cộng đồng dân cƣ và trong bản thân mỗi du khách.
Ở Việt Nam, theo Luật Di sản, di tích lịch sử – văn hố đƣợc quy định nhƣ
sau: “Di tích lịch sử – văn hố là những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng nhƣ các giá
trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn
hố – xã hội”. Di tích lịch sử – văn hóa phải có một trong các tiêu chí: Cơng
trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong q trình dựng
nƣớc và giữ nƣớc (Các di tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ đền Hùng, Cổ Loa,
cố đô Hoa Lƣ, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...) ; Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn
với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc (Các di
tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc,
Đền Mẫu Đợi , Lam Kinh, đền Đồng Nhân..) ; Cơng trình xây dựng, địa điểm


14

gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến (Các di
tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo
Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó...)
Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử – văn hố phục vụ mục đích du
lịch, cần chú ý một số chỉ tiêu thể hiện số lƣợng và chất lƣợng di tích đó là: mật
độ di tích, số lƣợng di tích, số di tích đƣợc xếp hạng, số di tích đặc biệt quan
trọng. Trầm mặc, uy nghiêm, tọa lạc trên những thế đất chọn theo những thuật
phong thủy là đặc điểm nổi bật của các di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Đó là
nơi để mỗi con ngƣời Việt gửi gắm tâm tƣ tình cảm nguyện vọng của họ, thỏa

mãn nhu cầu về tín ngƣỡng tơn giáo, tâm linh của con ngƣời.
Các di tích đƣợc hình thành do những điều kiện lịch sử và điều kiện tự
nhiên, văn hóa xã hội của mỗi vùng quyết định. Nó mang rõ những dấu ấn của
lịch sử, thiên nhiên, phong tục truyền thống và con ngƣời ở vùng đó. Vì thế nó
đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của mỗi
dân tộc. Sự hình thành của di tích đánh dấu trình độ phát triển của lịch sử xã hội
lồi ngƣời, từ trình độ nhận thức, hiểu biết đến trình độ thẩm mĩ của con ngƣời.
Chính vì vậy mà hầu nhƣ ở bất cứ một làng nào ở Việt Nam cũng tồn tại một
hay nhiều di tích lịch sử văn hóa.
Di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trị là một loại hình của tài nguyên du lịch
nhân văn phục vụ cho du lịch nói chung và là một trong những yếu tố chính để
phát triển du lịch văn hóa. Khai thác phát triển các giá trị của các di tích này
cùng với các dịch vụ phụ trợ khác để tạo nên một sản phẩm du lịch văn hóa hiện
nay đang đƣợc hầu hết các quốc gia tiến hành và cũng đƣợc khách du lịch rất ƣa
chuộng bởi nó khơng có tính mùa vụ và bởi nó mang trong mình những ý nghĩa
sâu xa, thiêng liêng. Điều đó khẳng định đƣợc tầm quan trọng của di tích lịch sử
- văn hóa cả trong việc nghiên cứu lẫn trong khai thác phục vụ du lịch nói
chung.


15

2.1.1.2. Làng nghề truyền thống.
Việt Nam có một hệ thống làng nghề hết sức phong phú và đa dạng. Những
phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh đƣợc các làng
nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trƣớc đây. Cùng với sự phát triển
của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng
nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông
nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành
nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngồi nghề nông.

Làng nghề là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cƣ dân, chủ yếu
chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nơng thơn Việt Nam, có chung truyền
thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại. Làng nghề thƣờng mang
tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trƣng, khơng chỉ có tính chất kinh tế mà
cịn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam. Các làng nghề
truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng nhƣ Hà Nội, Bắc
Ninh, Thái Bình, Nam Định ... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền
Trung và miền Nam.
Do đặc tính nơng nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ
công đƣợc lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành
quy mơ gia đình, dịng họ. Dần dà, các nghề thủ công đƣợc truyền bá giữa các
gia đình thợ thủ cơng, dần đƣợc truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng,
hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác
nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa.
Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngƣợc lại những nghề mà
hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu
hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, nhƣ
làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng…
Nhóm sản phẩm thủ cơng chính ở Việt Nam, bao gồm: Mây tre đan, sản
phẩm từ cói và lục bình, gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, điêu khắc đá,


16

dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật, kim khí, những sản phẩm thủ cơng
mĩ nghệ khác. Ngồi ra cịn có rất nhiều sản phẩm thủ cơng khác nhƣ : Làm
bánh giày, bánh giò, làm mắm, làm kẹo, làng nấu rƣợu Trƣng Xá…
Làng nghề bao gồm hai nhân tố cấu thành là nhân tố “ làng” và nhân tố
“nghề”. Theo cách hiểu thông thƣờng, làng nghề là làng chuyên làm một nghề
nào đó. Ở mỗi làng nghề đều có ông tổ nghề - ngƣời đã truyền nghề lại cho dân

làng. Hàng năm cứ đến ngày giỗ tổ ông nghề, dân làng thƣờng tổ chức lễ tƣởng
niệm, có khi cịn tổ chức đám rƣớc ông tổ nghề. Nghề thƣờng đƣợc truyền từ đời
này qua đời khác trong phạm vi của một làng. Đơi khi nghề cịn khơng đƣợc
truyền cho con gái vì sợ thất truyền. Kinh nghiệm làm nghề đƣợc giữ kín, tạo
thành bí quyết nghề, cần đƣợc gìn giữ, bảo tồn và phát huy cho hôm nay và mai
sau.
Các sản phẩm đƣợc làm thủ công khác làm công nghiệp ở chỗ: Làm thủ
công là làm bằng tay, đơn chiếc, sử dụng ít máy móc, tự làm bằng kinh ngiệm.
Cịn làm cơng nghiệp là sử dụng máy móc, nhà máy xí nghiệp, dây truyền sản
xuất hàng loạt bằng cơng nghệ và kĩ thuật.
Hiện nay, trong hành trang của khách du lịch, hàng lƣu niệm từ các làng
nghề thủ công truyền thống chiếm tỉ lệ rất lớn. Các loại hình tham quan du lịch
tới các làng nghề ngày càng phổ biến hơn. Ngƣời ta có nhu cầu muốn tìm hiểu
và tận mắt đƣợc thấy một nền sản xuất thủ công nghiệp thô sơ nhƣng cũng
không kém phần tinh xảo, điêu luyện. Khách du lịch cịn có thể trực tiếp đƣợc
trải nghiệm, tham gia vào quá trình làm nên sản phẩm đem lại cảm giác thu hút,
thú vị. Những sản phẩm từ những nghề thủ cơng tinh xảo ấy chính là những món
q lƣu niệm q, mang nhiều ý nghĩa của những nơi, những làng nghề mà du
khách đã đi qua.
Làng nghề truyền thống đã trở thành một thành tố của nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn, làm phong phú thêm về loại hình tham quan du lịch (cung cấp
cho du lịch một loại hình mới – tham quan du lịch làng nghề ). Làng nghề còn


17

cung cấp cho thị trƣờng hàng hóa du lich những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt, hữu
ích. Nó cũng góp phần là, gia tăng nguồn thu nhập cho các gia đinh làm nghề,
tạo ra một lƣợng công ăn việc làm nhất định cho xã hội.
2.1.1.3. Nghệ thuật trƣng bày:

Viện bảo tàng (hay Bảo tàng) là nơi trƣng bày và lƣu giữ tài liệu, hiện vật cổ
liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực nhƣ lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay
một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập,
nghiên cứu và thỏa mãn trí tị mị tìm hiểu về q khứ.
Viện bảo tàng đƣợc chia làm 3 nhóm chính:
- Viện bảo tàng chuyên ngành: Phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật (khoa học, tự
nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, sân khấu, kĩ thuật và công nghệ...)
- Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia: Trong đó thu thập, giữ gìn và bảo vệ các
tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm mẩu mực của cơng nghiệp
và nơng nghiệp, khốn sản, thực vật và các hiện vật khác trong lĩnh vực kinh tế,
lịch sử, dân tộc học v.v.
- Viện bảo tàng tƣởng niệm: Đƣợc sử dụng cho các sự kiện lịch sử hoặc các nhà
hoạt động quốc gia, các nhà báo học, nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ, nhạc cơng lớn v.v.
Ngồi ra viện bảo tàng còn đƣợc phân chia theo hiện vật trƣng bày: loại có
hiện vật cố định và loại có hiện vật tạm thời.
Di sản văn hóa khơng thể là sản phẩm tiêu dùng đơn thuần và du khách
không thể hời hợt “đi qua” nó. Nếu khách tham quan có thể nhận dạng di sản thì
vị khách đó chắc hẳn là có thể đánh giá đƣợc giá trị của nó và nắm đƣợc vai trị
trong việc bảo tồn di sản đó, nhƣ vậy vị khách đấy đã trở thành một ngƣời bạn
của các bảo tàng. Với việc nâng cao hiểu biết về những thứ hoàn toàn mới lạ và
độc đáo, khách du lịch sẽ thích đi đến các bảo tàng, di sản văn hóa nhiều hơn vì
ở đấy họ có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống của một địa
phƣơng, quốc gia mà họ đặt chân tới.


18

Sự tƣơng tác giữa ngành du lịch và các bảo tàng là mối quan hệ mật thiết, có
thể ảnh hƣởng đến di sản văn hóa và thiên nhiên, bao gồm những bộ sƣu tập và
những giá trị mà nó mang lại. Một mối quan hệ mật thiết cần đƣợc duy trì trên

qui tắc bảo tồn để đảm bảo việc kéo dài tuổi thọ của hiện vật, di tích, di sản. Bởi
vì tài sản di sản văn hóa là duy nhất và khơng thể thay thế đƣợc. Tính xác thực
của nó có giá trị rất cao, sự thiệt hại và mất mác tài sản đó sẽ là mất mác chung
cho nền văn hóa. Trách nhiệm và những nỗ lực của ngành du lịch là phải làm
giảm bớt những ảnh hƣởng và thiệt hại tới tài sản văn hóa. Vì lý do đó mà các
chƣơng trình du lịch đều phải ƣu tiên cho việc bảo tồn di sản.
Bảo tàng và du lịch văn hóa khẳng định rõ vai trị của các di sản văn hóa đối
với du lịch, đó là hình mẫu gắn kết liên ngành vì sự phát triển bền vững. Hệ
thống bảo tàng, di sản, di tích, nhất là bảo tàng tỉnh chẳng những là nơi lƣu giữ
tinh hoa của quá khứ, thể hiện lòng tự hào truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc
mà cịn là nơi thu hút khách tham quan du lịch, một lợi thế cho ngành kinh tế
mũi nhọn - dịch vụ, du lịch của địa phƣơng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của hệ thống các bảo tàng và việc thiết kế các tour đến bảo tàng vừa góp phần
làm phong phú sản phẩm du lịch Việt vừa quảng bá truyền thống văn hóa, lịch
sử nƣớc ta đến bạn bè thế giới, từ năm 2008, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với
Cục Di sản văn hóa triển khai đề án "Tăng cƣờng gắn kết các bảo tàng với hoạt
động du lịch". Đề án đã đƣợc Bộ VH,TT&DL phê duyệt, các đơn vị liên quan đã
triển khai thực hiện.
2.1.1.4. Văn hóa ẩm thực:
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hƣơng của nhiều món ăn
ngon , từ những món ăn dân giã trong ngày thƣờng đến những món ăn cầu kỳ để
phục vụ lễ hội và cung đình đều mang những vẻ riêng. Mỗi vùng miền trên đất
nƣớc lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc
của từng dân tộc. Nó phản ảnh truyền thống và đặc trƣng của mỗi cƣ dân sinh
sống ở từng khu vực. Từ thủa sơ khai, những ngƣời con đất Việt đã là chủ nhân


19

của nền văn hóa sơng Hồng, trong đó nổi bật lên nền văn minh lúa nƣớc. Dù

sinh sống ở miền đồng bằng, trung du hay trong những thung lũng miền núi thì
cƣ dân Lạc Việt vẫn gắn bó với cây lúa và duy trì cuộc sống định canh, định cƣ.
Để đảm bảo thâm canh lúa nƣớc ở vùng cao khắc nghiệt, từ xƣa đồng bào Mông
đã chú ý làm thủy lợi, tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để duy trì sự sống của
mình. Cùng với thời gian, ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của ngƣời Mông
vùng cao cũng có nhiều thay đổi, tuy rằng các sản vật trong đời sống hàng ngày
đều lấy từ thiên nhiên hoặc do chính bàn tay lao động làm ra nhƣng cách thức
chế biến và ăn uống đã khác, mang tính cầu kỳ hơn. Từ nhu cầu lƣơng thực để
đủ ăn, nay lại là nhu cầu đƣợc thƣởng thức món ăn. Trong các món ăn hàng
ngày cũng nhƣ lễ hội, họ rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên
nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh. Nếu
nhƣ ăn uống trong ngày thƣờng là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở
những phiên chợ đơng vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm đƣợc đặt lên hàng đầu.
Cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc
dân tộc, đặc trƣng cho mỗi vùng miền trên đất nƣớc cũng là yếu tố thu hút du
khách nội địa khám phá, trải nghiệm những vùng đất khác nhau của Tổ quốc và
thu hút du khách quốc tế tìm đến, thƣởng thức và quay trở lại Việt Nam.
Các món ăn dân tộc ngon miệng, đậm hƣơng vị Việt cịn góp phần nâng cao
hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhất. Thông qua ẩm thực, văn hóa
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục đƣợc gìn giữ và phát huy. Nhiều du
khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đƣờng ẩm thực”
với những món ăn đặc sắc, hƣơng vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến.
Đến Hà Nội khơng du khách nào có thể quên hƣơng vị của phở, bún riêu cua,
bún ốc, bún thang, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các
món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món
chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trƣng bởi các
món lẩu, nƣớng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có. Hàng triệu ngƣời


20


Việt Nam ở nƣớc ngồi cũng đã góp phần mang món ăn truyền thống dân tộc
phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, đƣợc biết đến nhiều nhất vẫn là món phở.
Các món ăn đặc sản trở thành sản phẩm du lịch văn hóa khi đƣợc phục vụ
trong khơng gian văn hóa đặc trƣng địa phƣơng cùng với các dịch vụ bổ trợ
phục vụ bữa ăn trở nên sinh động, hấp dẫn và đáng nhớ.
Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp nhận định, du khách
quốc tế đánh giá cao ẩm thực Việt Nam. Văn hóa ẩm thực đã góp phần quan
trọng vào thành cơng của ngành du lịch trong những năm qua bởi ẩm thực hội tụ
đƣợc sự độc đáo, đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa từ khâu lựa chọn
nguyên liệu, chế biến món ăn cho đến khâu trang trí. Qua ẩm thực, một phần bản
sắc văn hóa của Việt Nam đã đƣợc gìn giữ và phát huy trong quá trình hội nhập,
giao lƣu văn hóa quốc tế.
2.1.2. Tài nguyên văn hóa phi vật thể.
2.1.2.1. Lễ hội.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tinh
thần của mỗi dân tộc, là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những
ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử
trọng đại của đất nƣớc, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân
dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí.
Khái niệm lễ hội đƣợc định nghĩa: “ Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa
cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cƣ, trong thời gian và không gian xác
định nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại. Đồng thời là
dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngƣời đối với thiên nhiên, thần
thánh và con ngƣời trong xã hội.” [ 3-1].
Nội dung của lễ hội bao gồm hai phần : phần Lễ và phần Hội.
“ Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định
mang tính biểu trứng để hƣớng tới một nhân vật, sự kiện nào đó nhằm mục đích



21

cảm tạ, tôn vinh với mong muốn nhận đƣợc sự giúp đỡ từ những đối tƣợng điển
hình mà ngƣời ta thờ cúng.” – Tiến sĩ Dƣơng Văn Sáu. Hội là cuộc vui tổ chức
cho đông đảo ngƣời tham dự theo phong tục truyền thống, hội đƣợc biểu hiện
thông qua các hoạt động gắn liền với sản xuất nông nghiệp, gắn với những biểu
tƣợng điển hình của tâm lí cộng đồng. Hội là phần có tổ chức những trị chơi, thi
đấu, biểu diễn… mang bản sắc văn hoá dân gian. Mặc dù cũng hàm chứa những
yếu tố văn hoá truyền thống, nhƣng phạm vi nội dung của nó thƣờng khơng
khn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn đƣợc bổ sung bởi những yếu tố văn
hoá mới. Tuy nhiên những nơi nào bảo tồn và phát triển đƣợc những nét truyền
thống trong phần hội với những trị chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có
giá trị cao và có sức hấp dẫn du khách.
Mục đích của lễ hội là nhằm đánh dấu, kỉ niệm về một sự kiện hoặc một
nhân vật ( lịch sử hoặc huyền thoại ) có liên quan đến đời sống của cộng đồng
trong quá khứ. Tổ chức lễ hội nhằm mục đích trở về, đánh thức cội nguồn, đánh
thức truyền thống, những giá trị nhân văn cao đẹp, thiêng liêng , giáo dục chúng
ta phải biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị đó trong thời kì hiện tại.
Lễ hội tƣởng nhớ, tạ ơn và thể hiện ƣớc mơ, nguyện vọng của con ngƣời đối với
đối tƣợng siêu hình mà ngƣời ta thờ cúng. Việc tổ chức các lễ hội giúp cố kết,
thiết lập, mở rộng và nâng cao các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa
cá nhân với cộng đồng và cộng đồng này với cộng đồng khác trong xã hội và
trên thế giới. Đồng thời tổ chức lễ hội cịn nhằm mục đích vui chơi, giải trí, thu
nạp năng lƣợng, khởi nguồn cho sức sống mới cho tất cả mọi tầng lớp trong xã
hội.
Theo thống kê 2009, hiện cả nƣớc Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có
7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ
hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài (chiếm 0,12%), còn
lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%), tập trung chủ yếu vào mùa xn, ngồi ra cịn có
hội thu – “ Xuân thu nhị kỳ” – mang bản chất chung của nền văn minh nông



22

nghiệp lúa nƣớc. Về quy mơ, có những lễ hội diễn ra trên một vùng rộng lớn,
ngƣợc lại có lễ hội chỉ bó hẹp trong vài (thậm chí một) làng (xã). Có lễ hội kéo
dài tới 3 tháng nhƣng có lễ hội chỉ một vài ba ngày. Lễ hội, trong phạm vi một
quốc gia đƣợc chia thành Hội quốc gia ( Hội Đền Hùng ), Hội vùng ( Hội Chùa
Hƣơng, Hội Lim…) và Hội làng ( phổ biến ở hầu hết các làng xã Việt Nam).
Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay đƣợc tổ chức ở nhiều
cấp khác nhau. Ví dụ nhƣ lễ hội đền Hùng đƣợc tổ chức ở quy mô quốc gia 5
năm/ lần. Những năm số lẻ thì lại đƣợc tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Các lễ hội
thƣờng đƣợc tổ chức ở quy mô cấp tỉnh nhƣ hội Lim, lễ hội Lam Kinh (Thanh
Hóa), lễ hội đền Trần (Nam Định)... Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu biểu
nhƣ lễ hội đền Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái
Bình). Các lễ hội diễn ra ở đình Làng là lễ hội cấp nhỏ nhất, chỉ với quy mô
làng, xã.
Một điều hết sức đặc biệt ở Việt Nam đó là hầu hết các lễ hội đều diễn ra ở
các di tích lịch sử văn hóa. Nếu nhƣ các di tích lịch sử là nơi ghi lại dấu tích, vết
tích của các sự kiện lịch sử hay danh nhân văn hóa…thì lễ hội chính là thời điểm
để ngƣời ta tƣởng niệm, ôn lại và tự hào về sự kiện hay danh nhân đó, qua đó
giáo dục truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn và noi gƣơng ngƣời xƣa.
Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hố, nơi lƣu giữ những tín ngƣỡng,
tơn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con ngƣời
Việt Nam một cách trung thực. Các sinh hoạt cộng đồng tích cực diễn ra trong
ngày hội đã làm phong phú thêm bản sắc dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà
nhiều năm gần đây, lễ hội trở thành đối tƣợng của khách du lịch. Khách du lịch
có nhu cầu tham quan, tham sự, tìm hiểu về các lễ hội ngày càng lớn. Do đó hiện
nay lễ hội đƣợc coi là một bộ phận cấu thành nên tiềm năng du lịch cho đất
nƣớc, một tài nguyên nhân văn quan trọng phục vụ cho du lịch.

Đối với ngành du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt. Ngành du
lịch càng phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành du lịch


23

trong bƣớc đƣờng phát triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc
biệt này. Đƣa khách đến với lễ hôi truyền thống là nhằm để giới thiệu đất nƣớc,
con ngƣời Việt Nam hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hố, tín
ngƣỡng của lễ hội, tính dân tộc và tính phổ quát của lễ hội. Vì thế ngành du lịch
đứng trƣớc một khó khăn, đồng thời cũng là một yêu cầu phải khai thác di sản
văn hoá này sao cho khoa học, đúng với đặc trƣng lễ hội. Trong di sản văn hoá
của các thế hệ trƣớc để lại, lễ hội dân tộc có tác dụng hữu hiệu với ngành du lịch
khơng chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở cả hai mặt: giới thiệu đất nƣớc, con ngƣời
và kinh doanh. Khai thác, giới thiệu những lễ hội dân tộc biến nó thành ngƣời
bạn đồng hành trong cuộc sống hôm nay là công việc của ngành Du lịch. Về cả
phƣơng diện giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc lẫn phƣơng diện kinh doanh,
ngành rất cần một thái độ khoa học, đúng hƣớng, sự hỗ trợ của các nhà văn hoá.
Lễ hội dân tộc ln có sức hấp dẫn và thu hút du khách, bởi đó là thế giới tâm
linh của con ngƣời.
2.1.2.2. Nghệ thuật dân gian truyền thống.
Nghệ thuật dân gian là một thành tố quan trọng của mỗi nền văn hoá dân
tộc. ở Việt Nam, nghệ thuật ấy bao gồm nghệ thuật của dân tộc Kinh (Việt) tại
các vùng châu thổ, và nghệ thuật của các dân tộc thiểu số miền núi. Tất cả hợp
thành nền văn hoá đa sắc tộc có cội nguồn lịch sử sâu xa. Nghệ thuật dân gian,
đƣợc hiểu là nghệ thuật truyền thống, hoặc cổ truyền, với 2 thành tố chính: nghệ
thuật diễn xƣớng (nghệ thuật biểu diễn) và nghệ thuật tạo hình. Chúng có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với mọi mặt sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân
dân trong toàn bộ lịch sử và là tiếng nói trực tiếp của họ. Nghệ thuật dân gian
truyền thống cũng chính là bộ bách khoa toàn thƣ vĩ đại, nơi kết tinh tri thức và

tài năng, tƣ tƣởng của nhân dân. Nghệ thuật dân gian truyền thống cịn góp phần
nhìn nhận đúng đắn, toàn diện về nhân dân và lịch sử của đất nƣớc mình. Nghệ
thuật dân gian truyền thống cịn là cội nguồn ni dƣỡng nền văn hóa dân tộc.


24

Nghệ thuật dân gian truyền thống đóng một vai trị quan trọng trong cả đời
sống vật chất lẫn tinh thần của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc nói riêng và của Việt
Nam nói chung. Đồng thời nghệ thuật dân gian truyển thống còn là một yếu tố
tạo nên sự đa dạng, phong phú trong kho tàng văn hóa văn hóa dân tộc và thúc
đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Nghệ thuật dân gian truyền thống là một bộ phận của văn hóa dân gian và
góp phần hình thành tính dân tộc sâu đậm, đã trở thành những giá trị cơ bản hình
thành nền văn hóa của đất nƣớc. Chính những giá trị văn hóa dân gian đó là tài
nguyên du lịch nhân văn rất có giá trị, ngồi ra nghệ thuật dân gian truyền thống
và hoạt động du lịch còn có mối quan hệ gắn bó và tƣơng tác lẫn nhau. Khai
thác các thế mạnh của nghệ thuật dân gian truyền thống để phát triển du lịch sẽ
quay lại làm củng cố, phát triển bền vững hóa nền văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết
về nền văn hóa dân tộc. Sự phát triển du lịch cũng là sự thăng hoa văn hóa, giao
lƣu văn hóa giữa các tộc ngƣời góp phần tạo nên bản sắc riêng cho con ngƣời
Việt Nam. Qua đó khách du lịch đƣợc tiếp xúc trực tiếp với cái loại hình nghệ
thuật dân gian truyền thống phong phú, lâu đời của các dân tộc từ đó nâng cao
nhận thức, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hƣơng, đồng bào…Thơng qua việc
phát triển du lịch văn hóa, thúc đẩy sự giao lƣu, hợp tác quốc tế,mở rộng hiểu
biết, tình hữu nghị giữa các dân tộc, thơng qua đó làm cho những con ngƣời
sống ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau hơn.
Ngày nay, các lĩnh vực thuộc nghệ thuật đƣơng đại cũng rất thu hút du
khách trong và ngoài nƣớc nhƣ : nghệ thuật điêu khắc, múa, hát, mỹ thuật, điện
ảnh…Đó chính là những giá trị tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống ngày

hôm nay.
2.1.2.3. Lối sống của cƣ dân bản địa
Trên cái nền chung của văn hóa dân tộc, mỗi vùng, mỗi xứ, mỗi miền với
những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, sinh thái, tộc ngƣời, xã hội lịch sử
của mỗi địa phƣơng đã hình thành cho mình một bản sắc riêng trong cuộc sống .


25

Lối sống là một phạm trù cơ bản của khoa học xã hội, một vấn đề phong phú, đa
dạng và phức tạp. Từ trƣớc đến nay, về lối sống, đã có nhiều nhà nghiên cứu đƣa
ra những định nghĩa khác nhau, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Ở một khía
cạnh nhất định, định nghĩa nêu sau đây là hợp lý hơn cả: “Lối sống là một phạm
trù xã hội học, khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp,
các nhóm xã hội, các cá nhân, trong những điều kiện của một hình thái kinh tếxã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và
hƣởng thụ; trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời; trong sinh hoạt tinh thần và văn
hóa”. Nhƣ vậy, lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa. Phƣơng thức
sản xuất là một hình thức hoạt động sinh sống nhất định của con ngƣời, là mặt
cơ bản của lối sống, thông qua đó mà con ngƣời biểu hiện đời sống của mình,
biểu hiện bản thân mình. Tìm hiểu lối sống, trƣớc hết, phải bắt đầu từ phƣơng
thức sản xuất của con ngƣời, ở cả hai mặt: quan hệ với tự nhiên (lực lƣợng sản
xuất) và quan hệ với xã hội (quan hệ sản xuất). Phƣơng thức sản xuất là điều
kiện kinh tế - xã hội của lối sống.
Lối sống của cƣ dân bản địa sẽ tạo nên những ấn tƣợng và tác động đến việc
quay trở lại điểm du lịch của du khách. Họ sẽ tìm đến những điểm du lịch có các
di tích lịch sử văn hóa, làng ngề, lễ hội, phong tục tập quán, lối sống độc đáo,
đặc sắc của dân tộc, của đất nƣớc.
2.2. Nhu cầu du lịch văn hóa.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu phổ
biến của xã hội, không những là cầu nối giao lƣu giữa các dân tộc, các miền đất

nƣớc, các quốc gia với nhau mà cịn là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp rất
quan trọng vào ngân sách của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Khi nhận thức
của con ngƣời đƣợc nâng cao, kinh tế ngày càng ổn định và phát triển cùng với
lƣợng thời gian rảnh rỗi mà họ có thì nhu cầu du lịch cũng ngày càng tăng cao.
Du lịch đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã


×