Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bảo tàng bắc ninh trong phát triển du lịch văn hóa tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA DU LỊCH
------------

BẢO TÀNG BẮC NINH TRONG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Văn Sáu
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trung Hiếu

HÀ NỘI – 2014

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Bảo tàng Bắc Ninh trong phát
triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh”. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
rèn luyện tại Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Dương Văn Sáu – Chủ
nhiệm khoa Văn hóa du lịch ( Trường Đại học văn hóa Hà Nội) là người đã định
hướng, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn cơ Kiều Thị Thơm – Trưởng phịng hướng dẫn
thuyết minh (Bảo tàng Bắc Ninh) đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành đề tài
khóa luận.


Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch
tỉnh Bắc Ninh và Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh đã tạo điều kiện em
trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng Bảo tàng Bắc Ninh. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng để thực hiện đề tài khóa luận một cách hồn chỉnh nhất, nhưng
trong đề tài vẫn có những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em
rất mong được sự góp ý của q thầy cơ và các bạn sinh viên để khóa luận tốt
nghiệp của em được hồn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Hiếu

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 7
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................... 7
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 8
4. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ BẮC NINH VÀ BẢO TÀNG BẮC NINH ..... 10
1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh ................................................................... 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 10
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội .................................................. 14
1.2. Khái quát về bảo tàng Bắc Ninh ............................................................ 16
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Bắc Ninh ................. 16
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Bắc Ninh .................................. 17
1.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân lực của Bảo tàng Bắc Ninh .......... 17

1.2.4. Tổ chức trưng bày ở Bảo tàng Bắc Ninh hiện nay ............................ 19
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 19
Chương 2 ........................................................................................................ 20
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG BẮC NINH .................. 20
2.1. Vai trò của bảo tàng Bắc Ninh ............................................................... 20
2.1.1. Bảo tàng Bắc Ninh trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
của tỉnh Bắc Ninh ...................................................................................... 20
2.1.2. Bảo tàng Bắc Ninh – điểm đến văn hóa hấp dẫn cho du khách ........ 23
Hình 2: Tỷ lệ du khách đối với các vị trí khác nhau ............................... 24
2.2. Thực trạng hoạt động của bảo tàng BắC Ninh ....................................... 25
2.2.1. Những hoạt động chuyên môn.......................................................... 25
2.2.2. Các hoạt động chuyên đề ................................................................. 27
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo tàng Bắc Ninh...................... 40
2.2.4. Bảo tàng Bắc Ninh trong con mắt khách du lịch .............................. 41

3


Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 49
Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG TÍNH HẤP DẪN CỦA BẢO TÀNG BẮC
NINH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VĂN HĨA BẮC NINH
......................................................................................................................... 50
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của bảo tàng Bắc Ninh ... 50
3.1.1. Thuận lợi ......................................................................................... 50
3.1.2. Khó khăn ......................................................................................... 51
3.1.3. Nguyên nhân của những khó khăn ................................................... 52
3.2. Phương hướng phát triển bảo tảo tàng Bắc Ninh .................................... 53
3.2.1. Những căn cứ để đề xuất phương hướng phát triển ......................... 53
3.2.2. Phương hướng phát triển cơ bản của Bảo tàng Bắc Ninh ................ 53
3.3. Các giải pháo cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động di lịch ở bảo tàng

Bắc Ninh ....................................................................................................... 56
3.3.1. Nghiên cứu, đánh giá, bổ sung xây dựng và phát triển cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ các hoạt động trong Bảo tàng ......................................... 56
3.3.2. Bổ sung, tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......... 57
3.3.3. Đổi mới các giải pháp trưng bày, thay đổi phương cách hoạt động
của Bảo tàng ............................................................................................. 58
3.3.4. Đẩy mạnh công tác truyên truyền, quảng cáo, Marketing ................ 59
3.3.5. Xúc tiến và tăng cường liên kết hoạt động giữa bảo tàng với các đơn
vị chức năng và các công ty du lịch ........................................................... 61
3.3.6. Xã hội hóa các hoạt động của Bảo tàng ........................................... 61
3.4. Chương trình du lịch Bắc Ninh tiêu biểu ................................................ 61
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DCQH

Dân ca quan họ

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
Hợp Quốc

VNDCCH


Việt Nam dân chủ cộng hòa

CHXHCNVN

Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

ICOM

The International Council of Museums
Hội đồng quốc tế các đền đài và di chỉ

UNWTO

World Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới

Bộ VHTT

Bộ Văn hóa thể thao

KTTV

Khí tượng thủy văn

5



LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại mới, dân tộc và văn hố ngày càng trở thành hai vấn đề
mang tính chiến lược, thời sự trong mỗi con người, mỗi đất nước và toàn xã hội.
Đặc biệt trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu thế giao lưu
hội nhập đang mở ra cho xã hội loài người những thời cơ và thách thức mới.
Trong bối cảnh đó muốn duy trì được bản sắc riêng của dân tộc thì các nước
phải có những biện pháp chiến lược để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của riêng
mình, phải sử dụng nhiều loại hình cơng cụ thích hợp để tuyên truyền, quảng bá
và giáo dục làm cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước hiểu biết, trân
trọng bản sắc văn hố của dân tộc mình.
Đất nước ta cũng đang đứng trước những vận hội mới, một câu hỏi
được đặt ra là: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
đồng thời khơi dậy truyền thống dân tộc trong mỗi người dân? Đây là nhiệm vụ
chung của toàn xã hội và cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành bảo tồn bảo
tàng. Trải qua 20 năm đổi mới, ngành bảo tàng đã đạt được những bước tiến
đáng kể và dần khẳng định được vai trị vị trí của mình. Mặc dù vẫn cịn đó
những tồn tại cần được khắc phục.
Bảo tàng Bắc Ninh được đánh giá là một trong những bảo tàng hoạt
động hiệu quả ở Việt Nam - với những tư liệu quý hiếm và có giá trị văn hóa
cao. Để hiểu hơn về vấn đề này cùng với mong muốn hiểu biết thêm về q
hương của mình, góp phần làm cho các hoạt động thực tiễn của Bảo tàng Bắc
Ninh đạt hiệu quả cao hơn. Em chọn đề tài: “Bảo tàng Bắc Ninh trong phát
triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả

6



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch mới chỉ phát triển ở Việt Nam những năm gần đây khi Đảng
và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa cũng địi hỏi
cấp bách hơn bao giờ hết. Mặt khác, công cuộc đổi mới cũng thu hút một lượng
khách quốc tế lớn đến tìm hiểu, làm ăn, hợp tác du lịch tại Việt Nam, đồng thời
họ là những người có nhu cầu rất lớn tìm hiểu về lịch sử văn hoá.
Được sự quan tâm của các cơ quan chức năng của ngành Văn hóa –
Thơng tin trước đây (nay là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng với nỗ
lực cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Bảo tàng. Bảo tàng Bắc
Ninh được thành lập vào năm 1977 và từ đó đến nay đã từng bước phát triển
không ngừng. Trong những năm qua bằng những hoạt động của mình, với thế
mạnh riêng, Bảo tàng Bắc Ninh đã dần khẳng định được vị thế và trở thành một
trong những bảo tàng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, một trong những địa
điểm du lịch mà khách không thể bỏ qua nếu như họ đến Bắc Ninh.
Vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá về tiềm năng du lịch văn hố, khả năng
đón tiếp và phục vụ khách của Bảo tàng Bắc Ninh là điều nên làm và là đề tài
hấp dẫn, có ý nghĩa đối với sinh viên ngành du lịch.
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện và hồn thành tốt đề tài, em đã có một thời gian thực tập ở
Bảo tàng Bắc Ninh, Bảo tàng dân tộc học và Bảo tàng lịch sử, để có thể tìm hiểu
và tiếp cận các đối tượng của đề tài, kết hợp với việc sưu tầm tài liệu và tiếp cận
các đối tượng của đề tài, em cũng thực hiện các chuyến đi nhằm điều tra thăm
dò ý kiến của khách tham quan về Bảo tàng Bắc Ninh.
Trên cơ sở đó, tìm hiểu ngun nhân về sức hấp dẫn và những tồn tại của
Bảo tàng Bắc Ninh đối với khách du lịch và đưa ra một số ý kiến nhằm phát
triển hoạt động du lịch ở đây.


7


Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng
hợp, liên ngành như các phương pháp: tổng hợp, thu thập tư liệu; điều tra khảo
sát thực tế hoạt động tại Bảo tàng. Khóa luận cũng sử dụng phương pháp điều
tra xã hội học, thu thập thông tin khách quan, phỏng vấn sâu các đối tượng du
khách. Bên cạnh đó, em cũng sử dụng phương pháp tư duy, phân tích, đánh giá
đúng tình hình để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của
bảo tàng Bắc Ninh trong phục vụ khách tham quan nói chung, khách du lịch văn
hóa nói riêng hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mặc dù là một bảo tàng mới thành lập nhưng có rất nhiều tài liệu cũng như
các cơng trình nghiên cứu khác nhau về bảo tàng. Song để tiếp cận với Bảo tàng
Bắc Ninh dưới hình thái của hoạt động du lịch thơng qua hệ quy chiếu của Văn
hố Du lịch thì cịn rất ít và chưa đồng bộ.
Vì vậy trong đề tài này, trên cơ sở kế thừa kế thừa tổng hợp và sử dụng
những nguồn tư liệu khác nhau kết hợp với một khoảng thời gian ngắn đi thực
tập điền dã, với tư cách là một sinh viên khoa Văn hóa Du lịch tiếp cận với Bảo
tàng Bắc Ninh để từ đó chỉ ra tiềm năng du lịch to lớn của bảo tàng cũng như
những điều còn hạn chế bất cập cho sự phát triển du lịch văn hoá của bảo tàng
này. Đồng thời đưa ra những nhận xét cảm quan của mình nhằm góp phần thúc
đẩy sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đối với bảo tàng cũng như
góp phần nhỏ bé của mình đưa bảo tàng trở thành một địa chỉ du lịch văn hố
khơng thể nào qn đối với mỗi du khách khi đến với Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là Bảo tàng Bắc Ninh với tư cách là 1
thiết chế văn hóa – xã hội trong khơng gian văn hóa của thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: tìm hiểu hoạt động của Bảo tàng Bắc

Ninh từ năm 2012 trở lại đây.

8


4. Bố cục của khóa luận
Ngồi Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục theo đúng qui
định chung, Khóa luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Bắc Ninh và Bảo tàng Bắc Ninh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Bảo tàng Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp tăng tính hấp dẫn của Bảo tàng Bắc Ninh trong các
chương trình du lịch văn hóa Bắc Ninh.

9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BẮC NINH VÀ BẢO TÀNG BẮC NINH

1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích 822,7 km2,
Bắc Ninh gần như là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Trung tâm tỉnh nằm
cách thủ đơ Hà Nội 31km về phía Đơng Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía
Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía
Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội. Trên địa bàn Bắc Ninh có các trục giao
thơng huyết mạch lớn như Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B mới chạy từ tỉnh Lạng Sơn,
qua Bắc Ninh về thủ đô Hà Nội. Quốc lộ 18 chạy từ Tây sang Đông của tỉnh nối
thông Bắc Ninh với sân bay quốc tế Nội Bài về miền Đơng Bắc của Tổ quốc.
Ngồi ra, trên địa bàn Bắc Ninh cịn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế chạy qua,

nối thủ đô Hà Nội với nước bạn Trung Quốc qua ga Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, liền kề với thủ đơ
Hà Nội và có hệ thống đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua,nối liền
tỉnh với trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại của vùng. Chính vị trí địa lý đó
đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
a, Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc
Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông, được thể hiện qua các dịng chảy nước mặt đổ về sơng Cầu, sơng Đuống
và sơng Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên tồn tỉnh khơng lớn. Vùng
đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so
với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình,
Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng
(0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh được phân bố rải rác thuộc

10


thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ
biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m,
tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du)
cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
b, Thủy văn
Mạng lưới sơng ngịi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ
1,0 – 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn
chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
Sơng Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc
Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao
nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; lưu lượng dòng chảy
vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khơ là 728m3/s.

Sơng Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc
Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực
nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng
dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, sơng có
chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng
lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt
nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mịn nhiều nên hàm
lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lịng sơng rộng, độ dốc thấp và đáy
nơng nên sơng Thái Bình là một trong những sơng có lượng phù sa bồi đắp
nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là
khoảng 2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s.
Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có sơng Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một
phần của sơng có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với
thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngịi nội địa như sơng Ngũ Huyện Khê, sơng

11


Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Với hệ
thống sơng ngịi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của
tỉnh Bắc Ninh đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác tưới và tiêu thốt
nước trên địa bàn tồn tỉnh.
c, Khí hậu
- Nhiệt độ - độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ
rệt, có mùa đơng lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt
độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng
7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ

giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12oC. Độ ẩm trung bình của Bắc Ninh
khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương
đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng
12 trong năm.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng
phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ
chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn
nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có
lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
- Số giờ nắng - gió:
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong
đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ
nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính:
gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1

12


khoảng 2,6m/s; gió mùa Đơng Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang
theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
d, Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc
Ninh là 82,272 km2; diện tích lớn nhất là đất nơng nghiệp chiếm 65,85%, trong
đó đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; đất phi nơng nghiệp chiếm
33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.
e, Địa chất – khoáng sản
- Địa chất:

Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu
trúc địa chất thuộc vùng trũng sơng Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh
hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc –
Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét cịn mang tính chất
của vịng cung Đơng Triều vùng Đơng Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại
đất đá có tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao
phủ gần như toàn tỉnh. Lớp thành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ,
nằm trên các thành tạo cổ, có thành phần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát
bột và sét bột. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ
ràng, có độ dày tăng dần từ 5m đến 10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến
30m ở các vùng trũng và dọc theo các con sơng chính như sơng Cầu, sơng Thái
Bình, sơng Đuống, sơng Ngũ Huyện Khê. Các thành tạo Trias muộn và giữa
phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát
kết, sạn kết và bột kết. Bề dày các thành tạo khoảng từ 200m đến 300m. Với đặc
điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các
đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng cơng trình.
- Khoáng sản:
Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu
xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong

13


đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ
dọc theo sơng Cầu, sơng Đuống thuộc phạm vi các huyện Thuận Thành, Gia
Bình, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du; Đất sét làm gạch chịu lửa phân bố chủ
yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là
nguồn tài ngun chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như
khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.
e, Thảm thực vật

Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm
và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất
tự nhiên, diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng
chiếm diện tích chỉ xấp xỉ 1%.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội
Với những điều kiện địa lý tự nhiên và hành chính như vậy, nên từ thời
kỳ dựng nước đầu tiên Bắc Ninh đã là vùng đất sớm được con người khai phá.
Với các di chỉ khảo cổ học có niên đại từ thời kỳ đá mới và thời đại đồng thau
đã phát hiện và khai quật ở nhiều nơi từ vùng đồng bằng Từ Sơn, Yên Phong,
Gia Lương… Bắc Ninh là trung tâm chính trị của xứ Giao Chỉ trong suốt thời kỳ
Bắc thuộc với thành cổ Luy Lâu. Trong diễn trình lịch sử đã để lại nhiều di tích
– cơng trình tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng như: Lăng mộ và đền thờ Kinh Dương
Vương; Lạc Long Quân – Âu Cơ (ở xã Đại Đồng Thành), Chùa Dâu (Pháp Vân
Tự và hệ thống chùa thờ Tứ Pháp), chùa Bút Tháp (thuộc huyện Thuận Thành),
chùa Phật Tích, chùa Bách Mơn (thuộc huyện Tiên Du), chùa Cảm Ứng (Tam
Sơn), chùa Thiên Tâm (Tiểu Sơn) Lăng mộ và đền thờ Cao Lỗ Vương (huyện
Gia Bình). Đặc biệt Bắc Ninh cịn là q hương nơi phát tích nhà Lý – Vương
triều khai mở nền văn minh Đại Việt.
Nhân tài Bắc Ninh thời nào cũng có – đặc biệt trong thời kỳ phong kiến là
nơi có nhiều nhà khoa bảng hàng đầu của đất nước.

14


Lịch sử Bắc Ninh gắn liền với lịch sử dân tộc – nơi diễn ra nhiều cuộc
quyết chiến oanh liệt trong suốt thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đảm
trách vai trị phên dậu vững chắc ở phía Bắc của kinh đô Thăng Long – Đông
Đô – Hà Nội. Đó là trận quyết chiến lược giành thắng lợi oanh liệt của quân dân
nhà Lý chống giặc Tống xâm lược – thế kỷ XI trên trận tuyến sông Như Nguyệt.
Thời kỳ chống Thực dân Pháp xâm lược – ngay từ đầu nhân dân Bắc Ninh đã

nổi dậy khởi nghĩa đấu tranh bất khuất trước giặc ngoại xâm và phong kiến tay
sai phản động (tiêu biểu có Nguyễn Cao, Bà Ba Cai Vàng…). Thời kỳ có Đảng
bộ tỉnh lãnh đạo, nhân dân Bắc Ninh đã hun đúc được ý chí đấu tranh kiên
cường bất khuất. Các lãnh tụ tiền bối như: Ngơ Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hồng
Quốc Việt… là những tấm gương sáng ngời cho lớp thế hệ trẻ cách mạng học
tập noi theo. Các cơ sở lãnh đạo ở Đình Bảng, chùa Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn),
Song Liễu (huyện Thuận Thành)… đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc cách
mạng và kháng chiến chống thực dân đế quốc xâm lược của dân tộc.
Trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bảo vệ Tổ
quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Bắc Ninh đã đóng góp sức người sức
của hết sức to lớn phục vụ đất nước, nhiều anh hùng, liệt sỹ, gia đình cách mạng
có cơng với nước, nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng… mãi mãi là những tấm
gương sáng ngời cho thế hệ hôm nay và ngày mai học tập, phát huy.
Bắc Ninh – vùng quê văn hiến có truyền thống tiêu biểu vẻ vang trong lao
động sản xuất, hoạt động văn hóa nghệ thuật… Đó là những nghề thủ cơng cổ
truyền: gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), gò đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình),
nghề rèn sắt Đa Hội (huyện Từ Sơn), nghề làm tranh dân gian Đông Hồ (huyện
Thuận Thành), nghề chạm khắc gỗ làng Phù Khê, Hương Mạc… Đặc biệt về
văn hóa phi vật thể - Bắc Ninh nổi tiếng trong và ngoài nước với Dân ca quan họ
- đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân
loại (năm 2009).

15


Bề dày lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạng, bản sắc văn hóa
dân tộc phong phú, những đặc thù trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của
nhân dân Bắc Ninh được hình thành trong suốt quá trình lịch sử - đó chính là
nguồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vơ cùng to lớn rất cần được bảo tồn
và phát huy tác dụng bằng nhiều hình thức, đặc biệt là hoạt động trưng bày, giới

thiệu tuyên truyền của Bảo tàng Bắc Ninh.
Hiện nay hệ thống các Bảo tàng ở cấp tỉnh và Thành phố thuộc trung
ương, chỉ có bảo tàng tỉnh (khơng có bảo tàng cấp huyện thị, xã, phường như
trước) mang tính chất tổng hợp, khảo cứu địa phương, thì vai trị bảo tàng Bắc
Ninh lại càng trở nên quan trọng góp phần to lớn vào công tác nghiên cứu – giáo
dục truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước.
1.2. Khái quát về bảo tàng Bắc Ninh
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Bắc Ninh
Năm 1958 Vụ Bảo tồn Bảo tàng phát động phong trào “toàn dân sưu tầm
hiện vật Bảo tàng”, phong trào Bảo tàng được hình thành ở khắp mọi nơi trong
đó có Bắc Ninh, lúc đó dưới sự quản lý thuộc Ty Văn hóa Bắc Ninh.
Năm 1962 (ngày 27/10) Quốc hội nước VNDCCH, khóa II, kỳ họp thứ V
có nghị quyết hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành một đơn vị hành
chính mới, lấy tên là tỉnh Hà Bắc. Phòng Bảo tồn - Bảo tàng Hà Bắc được ra
đời, thuộc Ty Văn hóa Hà Bắc.
Ngày 6/11/1996 - Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ
10 phê chuẩn việc tách và thành lập 2 tỉnh: Tỉnh Hà Bắc chia thành hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang. Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh được thành lập, theo quyết định số
112/UB, ngày 24/4/1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Từ ngày thành lập đến nay
Bảo tàng Bắc Ninh đã hai lần được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng III - hạng
cuối trong hệ thống các đơn vị Bảo tàng.
Năm 2014, UBND tỉnh có quyết định xây dựng cơng trình (ngơi nhà trưng
bày) Bảo tàng Bắc Ninh với diện tích đất trên 22.000m2, vị trí tại trung tâm

16


chính trị của tỉnh Bắc Ninh rất thuận lợi cho công tác phát huy tác dụng của Bảo
tàng. Riêng ngôi nhà của bảo tàng gồm 3 tầng có kiến trúc hiện đại: tầng 1khánh tiết 460m2, tầng 2 970m2, tầng 3 970m2, diện tích kho kiểm kê bảo quản
350m2 , diện tích trưng bày ngồi trời là 5979m2 .

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Bắc Ninh
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Bắc Ninh, có chức năng nghiên cứu và giáo dục khoa học thông
qua hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày nhằm tuyên
truyền phát huy tác dụng các di sản Lịch sử - Văn hóa và thiên nhiên phù hợp
với loại hình, tính chất và nội dung của Bảo tàng tỉnh; làm bản sao di vật; cổ vật,
bảo vật; tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ theo quy định của pháp luật.
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đặt tại số 02 đường Lý Thái Tổ,
phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân lực của Bảo tàng Bắc Ninh
Bảo tàng Bắc Ninh nằm ở số 2 đường Ly Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành
phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh. Từ khi thành lập đến nay tinh từ năm 1997 đã từng
bước phát triển, ổn định về tổ chức nhân sự: lãnh đạo đơn vị ban đầu (19972000) có 1 giám đốc, sau đó có 1 phó giám đốc. Năm 2007, Ban quản lý di tích
tách ra khỏi Bảo tàng, nên lãnh đạo Bảo tàng chỉ còn lại giám đốc. Đến năm
2011 lại được bổ sung 1 phó giám đốc. Các phòng trực thuộc: năm 2008 Bảo
tàng Bắc Ninh thành lập 4 phòng trực thuộc:
1. Phòng Nghiên cứu, sưu tầm
2. Phòng Trưng bày, thuyết minh
3. Phòng Kiểm kê, bảo quản
4. Phịng hành chính, tổng hợp
Hiện nay nhân sự 4 phòng chức năng đã nêu trên của Bảo tàng Bắc Ninh có
số lượng viên chức 17 người, 3 hợp đồng, 2 lãnh đạo. Tổng số là 22 người.

17


Giám
đốc


Phó
giám
đốc

Phịng
hành
chính,

tổng
hợp

Phó
giám
đốc

Phịng
kiểm
kê,
bảo
quản

Ứng dụng
CNTT vào
cơng tác
quản lý
hiện vật

Phịng
nghiên

cứu,
sưu tầm

Quản lý
kho tư
liệu

Nghiên
cứu tài
liệu Hán,
Nơm cổ,
in dịch
văn bia

Sưu tầm
tài liệu,
hiện vật
bổ sung
kho

Bảo quản
hiện vật

Phịng
trưng
bày,
thuyết
minh

Thiết kế

trưng bày

Thực
hiện
trưng bày
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BẢO
TÀNG BẮC NINH

18

Thuyết
minh,
tuyên
truyền


1.2.4. Tổ chức trưng bày ở Bảo tàng Bắc Ninh hiện nay
Nội dung trưng bày của Bảo tàng Bắc Ninh cũng giống như nhiều bảo tàng
lịch sử, bảo tàng khảo cứu địa phương khác. Về bố cục không gian (mặt bằng)
trưng bày đều bao gồm hai không gian là chủ yếu là:
Trưng bày trong nhà Bảo tàng (trưng bày nội thất) 2 tầng (II và III), diện
tích khoảng 976m2, cụ thể mỗi tầng là 488m2, phòng gian trưng bày là 80m2/1
phịng. Diện tích trưng bày nội thất chủ yếu ở tầng II và tầng III của nhà bảo
tàng, diện tích các phòng trưng bày cụ thể sẽ được phân định bằng các mảng
tường cơ động (tùy theo yêu cầu nội dung của phần trưng bày).
Trưng bày ngoài nhà Bảo tàng (trưng bày ngoại thất), diện tích khoảng
13.900m2 (Trong đó phần trưng bày nội thất là cơ bản, giới thiệu nhiều hiện vật
tài liệu hơn ngoại thất). Số lượng cụ thể: 5000 tài liệu hiện vật trưng bày nội
thất, khoảng 50 hiện vật thể khối lớn dự kiến trưng bày ngoài trời.
Tiểu kết chương 1

Bảo tàng Bắc Ninh từ khi thành lập đến nay tính từ năm 1997 đã từng bước
phát triển, ổn định về mọi mặt. Các tài liệu và hiện vật trưng bày được Bảo tàng
thu thập, bảo quản tạo nên sự đa dạng về hiện vật cho Bảo tàng Bắc Ninh.

19


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG BẮC NINH

2.1. Vai trò của bảo tàng Bắc Ninh
2.1.1. Bảo tàng Bắc Ninh trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
của tỉnh Bắc Ninh
Di sản văn hóa vốn được nhiều nước quan tâm từ rất sớm thông qua các
hoạt động sưu tầm các hiện vật nghiên cứu, chỉnh lý và công bố các tư liệu về di
sản văn hoá. Cho đến thời gian gần đây các nhà khoa học mới quan tâm nhiều
đến vấn đề lý thuyết của việc bảo tồn các di sản văn hố; lấy đó làm cơ sở để
bảo tồn các di sản đó lâu dài và vĩnh viễn. Đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX vấn đề
bảo tồn các di sản văn hoá đã mang tính chất quốc tế.
Hàng năm trên thế giới có hàng triệu người đến tham quan các bảo tàng và
số lượng các bảo tàng cũng ngày một gia tăng. Đến những năm 70 của thế kỷ
này, thế giới có chừng hơn 20.000 bảo tàng, trong số đó một nửa ở Châu Âu,
một nửa ở Mỹ và những nước còn lại.
Khơng một đất nước nào lại khơng có bảo tàng. Có thể nói một dân tộc
khơng có bảo tàng là một dân tộc khơng có truyền thống được giữ gìn và khơng
có lịch sử. Một dân tộc như thế sẽ khơng có khả năng để phát triển bởi thiếu
những kho tàng sáng tạo của nhân dân mình để mở ra những bản sắc mới trên
nền tảng vững chắc của truyền thống dân tộc và văn hoá nghệ thuật từ quá khứ.
Bảo tàng ra đời không phải là ngẫu nhiên hay ý muốn chủ quan của những
cá nhân. Bảo tàng chỉ xuất hiện khi sự phát triển kinh tế văn hóa đạt đến một

trình độ nhất định của lịch sử nhân loại. Bảo tàng chỉ thực sự ra đời khi xã hội
có giai cấp và nhà nước được hình thành và phát triển đạt một trình độ nhất
định.
Theo định nghĩa của Hội đồng quốc tế các đền đài và di chỉ (ICOM) đã đề
ra: Bảo tàng là một tổ chức không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự

20


phát triển xã hội, mở rộng đón cơng chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên
cứu, trưng bày và tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục, học tập và thưởng thức.
Bảo tàng là một bằng chứng vật chất xác thực về con người và môi trường xung
quanh con người.
Như vậy bảo tàng có vai trị rất lớn đối với bất cứ cộng đồng quốc gia nào,
dân tộc nào. Bằng những nhận định của mình trong quá trình tìm hiểu tại bảo
tàng tác giả xin đưa ra một số quan điểm về vai trị, lợi ích to lớn về mặt văn hóa
xã hội của bảo tàng như sau:
- Các bảo tàng tạo ra lợi ích to lớn về mặt văn hố xã hội cho các địa
phương, trước hết các bảo tàng đảm nhận việc bảo quản và bảo tồn các di sản tự
nhiên và văn hoá của cộng đồng. Với xu hướng ngày càng đánh giá cao hơn tầm
quan trọng của bản sắc dân tộc, bản sắc vùng và địa phương – nơi các bảo tàng
hoạt động và để phản ánh một cách khách quan sự đổi thay và tính kế thừa của
những giá trị văn hoá truyền thống cùng với sự phát triển của đất nước.
- Các bảo tàng có trọng trách to lớn là cung cấp cho khách tham quan
những hiểu biết về bản sắc một địa danh, một cộng đồng nào đó. Trong tình hình
nền văn hố ở nhiều nước đổi thay một cách nhanh chóng tồn diện thì các bảo
tàng đóng vai trị là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là kho tàng để tìm hiểu về
đời sống văn hoá, cội nguồn của các dân tộc, bên cạnh đó các bảo tàng cịn hỗ
trợ cho các tổ chức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và sự
kiện văn hố, là cơng cụ giáo dục tư tưởng, giáo dục chính trị thơng qua phương

pháp trực quan sinh động. Ví dụ: Khi tham quan Bảo tàng Bắc Ninh người xem
có thể hiểu thêm nhiều về Việt Nam. Đến với Bảo tàng Lịch sử người xem có
thể hiểu rằng đất nước Việt Nam có nền văn hóa từ lâu đời và dân tộc Việt Nam
có truyền thống yêu nước dựng nước từ rất sớm.
- Hoạt động văn hố của một quốc gia cũng khơng thể tách khỏi hoạt động
của bảo tàng bởi đây là nơi lưu giữ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, thể hiện
bản sắc những nét độc đáo trong nền văn hoá của mỗi nước, tạo nên sự khác biệt

21


giữa các dân tộc. Dân tộc nào có nền văn hố phong phú, mang đậm bản sắc thì
bảo tàng ở đó càng khẳng định được vị thế của mình và có sức hấp dẫn với
người xem.
- Theo một ý nghĩa nào đó thì các bảo tàng cịn nâng cao chất lượng sống
của con người và có thể đóng vai trị quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển
bản sắc tại những khu vực mà bảo tàng định vị. Chất lượng sống của con người
không chỉ là sự no đủ về đời sống vật chất mà còn là sự thoả mãn về đời sống
tinh thần. Một quốc gia đạt đến trình độ phát triển cao thì nhu cầu này càng lớn
và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu hệ thống bảo tàng càng đa dạng, phong
phú thì con người sẽ có nhiều cơ hội hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống của
mình.
Ngược lại, với những quốc gia đang phát triển, đang trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa – hiện đại hoá lại dễ dàng bỏ quên hay làm mất đi giá trị văn hố của
riêng mình, trong đó có bảo tàng. Bảo tàng chưa được đánh giá đúng vai trị của
mình do các điều kiện kinh tế chi phối.
Mặc dù theo định nghĩa của ICOM “Bảo tàng là một tổ chức khơng có lợi
nhuận” nhưng nó vẫn mang lại lợi ích kinh tế cho từng quốc gia. Ví dụ: Khi
khách du lịch đến Pháp, họ không thể không tham quan bảo tàng ở Paris như
bảo tàng Lourve hàng năm thu hút hơn 10 triệu khách với giá vé 6USD/ người.

Từ đó sẽ kéo theo nhu cầu của khách về các dịch vụ khác thúc đẩy các ngành
kinh tế khác cùng phát triển.
Một lợi ích kinh tế khác mà bảo tàng có thể đóng góp cho các địa phương là
tạo công ăn việc làm tăng tỷ lệ nhân công. Bản thân bảo tàng là một nơi thu hút
nhân công và mỗi cơng việc mới trong bảo tàng sẽ có một tác động kinh tế nhất
định đối với địa phương – nơi bảo tàng xây dựng. Từ đó bảo tàng có tác dụng
giúp cho sự phát triển và giữ vững thế mạnh kinh tế của địa phương. Như vậy,
đối với bất kỳ dân tộc nào bảo tàng là thành tố khơng thể thiếu để duy trì bản sắc
văn hố của dân tộc mình, làm cơ sở cho sự phát triển kế tiếp.

22


- Bảo tàng Bắc Ninh, nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản
văn hóa dân tộc trên vùng văn hóa Kinh Bắc. Đó là những làn điệu dân ca quan
họ Bắc Ninh đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại (năm 2009). Bắc Ninh có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong
phú, đồ sộ. Ngồi hai di sản văn hóa thế giới là Dân ca Quan họ Bắc Ninh - di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại và hát Ca trù - di sản văn hóa phi
vật thể cần bảo vệ khẩn cấp thì Bắc Ninh cịn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi
vật thể tiêu biểu khác như: nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước
Đồng Ngư; các phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo, huyền thoại,
sự tích, truyền thuyết và giai thoại văn học dân gian.
- Bảo tàng Bắc Ninh: nơi lưu giữ và giáo dục truyền thống văn hiến, truyền
thống cách mạng và kháng chiến của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc
Ninh.
- Bảo tàng Bắc Ninh, nơi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa – xã hội đặc
sắc, nổi bật của đất và người Kinh Bắc.
- Bảo tàng Bắc Ninh, nơi tham quan học tập, giáo dục truyền thống cho các
thế hệ trẻ Bắc Ninh.

2.1.2. Bảo tàng Bắc Ninh – điểm đến văn hóa hấp dẫn cho du khách
Trong thời đại mới, dân tộc và văn hoá ngày càng trở thành hai vấn đề
mang tính chiến lược, thời sự trong mỗi con người, mỗi đất nước và toàn xã hội.
Đặc biệt trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu thế giao
lưu hội nhập đang mở ra cho xã hội loài người những thời cơ và thách thức mới.
Nhu cầu của họ không cịn dừng lại ở việc ăn, mặc, ở. Vì thế du lịch đã trở thành
một hoạt động thiết yếu đối với họ. Mục đích của chuyến đi khơng chỉ đơn
thuần là dịp để nghỉ dưỡng mà qua đó họ có nhu cầu tìm hiểu văn hố truyền
thống của các dân tộc.
Đất nước ta cũng đang đứng trước những vận hội mới một câu hỏi được đặt
ra là chúng ta cần làm gì để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời

23


khơi dậy truyền thống dân tộc trong mỗi người dân. Nắm bắt được nhu cầu cấp
thiết đó. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã lấy chủ đề của năm du lịch đầu
tiên của thiên niên kỷ mới là “du lịch văn hố - một cơng cụ hữu hiệu của giao
lưu giữa các nền văn minh”. Chủ đề nhấn mạnh tác dụng văn hoá xã hội của du
lịch, làm cho thế giới nhận thức đúng đắn về du lịch văn hố và tác dụng của nó
để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong 225 quốc gia và các vùng du lịch trên thế giới thì bảo tàng cũng là
những điểm đến quan trọng và hấp dẫn của mỗi địa phương bên cạnh các khu du
lịch, trung tâm giải trí. Đối với Việt Nam - điểm du lịch mới còn yếu kém về cơ
sở hạ tầng, nghèo nàn về dịch vụ giải trí thì thế mạnh nổi lên là các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội, bảo tàng, vì thế vai trị của bảo tàng Việt Nam
nói chung và các Bảo tàng nói riêng là một thành tố khơng thể thiếu được của
hoạt động du lịch văn hoá.
Theo số liệu của tạp chí du lịch và nghỉ dưỡng, thị hiếu du lịch văn hoá và
bảo tàng của khách du lịch Âu – Mỹ trong hai thập niên 80 và 90 tăng nhanh gấp

đôi trong khi nhu cầu về thú vui xa hoa đã giảm sút.
Điểm
đến

Hiểu
biết
văn
hố

1980

Bảo
tàng và
di tích
lịch sử
văn hố
25%

Thể
Đến nơi
nghiệm hoang vu
văn hố
khác

44%

17%

1990


50%

88%

37%

Vị trí

cảnh
đẹp

Thú
vui
ban
đêm

Khu
nghỉ xa
hoa

22%

22%

22%

10%

45%


25%

33%

7%

Hình 2: Tỷ lệ du khách đối với các vị trí khác nhau
Trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, Bảo tàng Bắc Ninh được đánh giá
là một trong những bảo tàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam. Cùng với hoạt du
lịch văn hoá phát triển sẽ làm cầu nối đưa khách đến với bảo tàng vì vậy bảo
tàng phải được coi là thành tố trong hệ thống du lịch, một tiềm năng du lịch cần
được nhận thức đầy đủ và khai thác nó như một lợi thế, một thế mạnh trong

24


chiến lược phát triển du lịch và có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế.
Bất cứ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có một chiến
lược đúng đắn, một hướng đầu tư hợp lý và phương pháp quản lý phù hợp. Bảo
tàng ở Việt Nam nói chung cũng như Bảo tàng Bắc Ninh nói riêng cũng địi hỏi
phải được đầu tư phát triển bền vững, duy trì khả năng thu hút khách và về lâu
dài phải hấp dẫn khách du lịch. Với quan niệm: “Bảo tàng dành cho mọi người”,
coi bảo tàng như một sản phẩm văn hoá đặc biệt mà sản phẩm muốn bán được
phải đầu tư tiền bạc, những giá trị vơ hình khác để gây ấn tượng với khách và
tác động vào thị trường.
Như vậy, Bảo tàng Bắc Ninh phải được coi là thành tố trong hệ thống du
lịch, một tiềm năng du lịch cần được nhận thức đầy đủ và khai thác như một lợi
thế. Chúng ta hy vọng trong một tương lai gần, Bảo tàng Bắc Ninh sẽ trở thành
một địa chỉ du lịch văn hoá quen thuộc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và

quốc tế.
2.2. Thực trạng hoạt động của bảo tàng BắC Ninh
2.2.1. Những hoạt động chuyên môn
2.2.1.1. Công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu hiện vật
Công tác này được chú trọng triển khai từ những đầu năm 1962 thời kì tỉnh
Bắc Ninh, đến thời kì tỉnh Hà Bắc (1963-1996) và đặc biệt là từ khi tỉnh Bắc
Ninh tái lập đến nay. Khi tách tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, 70% tài liệu hiện vật
ở Bảo tàng Hà Bắc được chuyển vào Bảo tàng Bắc Ninh. Trong những năm Bảo
tàng chưa có nhà trưng bày chính thức, Bảo tàng đặc biệt chú trọng đến công tác
nghiên cứu sưu tầm tư liệu hiện vật. Trong tổng số tài liệu hiện vật hiện nay của
Bảo tàng có tới hàng trăm hiện vật thể khối lớn đang được trưng bày ở ngoại
thất Bảo tàng như: hệ thống cầu đá, bia đá, khánh đá, thú đá… Tổng số tài liệu
hiện vật hiện nay của bảo tàng có 23.598 hiện vật.

25


×