Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa tín ngưỡng ở đền bà chúa kho phường vũ ninh tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
********************

QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HỐ TÍN NGƯỠNG Ở

ĐỀN BÀ CHÚA KHO
PHƯỜNG VŨ NINH, TỈNH BẮC NINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HỐ

Giảng viên hướng dẫn: Ths Lương Đức Thắng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Giang

Lớp

: Quản lý Văn hóa 6B

Khóa học

: 2005 – 2009

Hà Nội – 2009

1



LỜI CẢM ƠN
Khoá luận “Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hố tín ngưỡng ở đền Bà
Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh” là kết quả của bốn năm học tập, rèn
luyện dưới sự dìu dắt của các Giảng viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội, đặc biệt
là các thầy cơ khoa Quản lý văn hố.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hoá
Hà Nội, Ban chủ nhiệm và các thầy cơ khoa Quản lý văn hố.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cám ơn Ban quản lý đền Bà Chúa Kho, phường Vũ
Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp thêm tài liệu cho khố luận của tơi trong q trình
tơi khảo sát thực địa.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới Thạc sỹ Lương Đức Thắng,
Giảng viên khoa Quản lý Văn hoá, người đã hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp
cho bản đề cương khi tơi bắt đầu thực hiện khố luận, đồng thời ln động viên khích
lệ và chỉ dẫn tơi trong suốt thời gian khố luận triển khai.
Dưới góc độ nhìn nhận của sinh viên, khố luận chắn sẽ cịn nhiều hạn chế.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cơ, sự góp ý của các bạn để khố luận
đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009

Nguyễn Thị Giang

2


MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3

4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Kết cấu khoá luận ..................................................................................................... 3
Chương I: Hàng hoá văn hoá và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá
trong cơ chế thị trường.............................................................................................. 4
1.1 Hàng hoá văn hoá và hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá............................. 4
1.1.1 Sản phẩm hàng hoá văn hoá và những đặc điểm của nó.................................. 4
1.1.2 Hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá........................................ 7
1.2 Quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn hoá trong cơ chế thị trường .... 14
1.2.1 Hoạt động văn hoá trong cơ chế thị trường ..................................................... 14
1.2.2 Quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá trong cơ chế thị
trường .......................................................................................................................... 17
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá ở đền
Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh ................................................. 20
2.1 Di tích lịch sử văn hố đền Bà Chúa Kho phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh ... 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển di tích đền Bà Chúa Kho ............................ 20
2.1.2 Cấu trúc quần thể di tíchlịch sử văn hố tín ngưỡng Bà Chúa Kho ............. 25
2.2 Thực trạng hoạt động văn hố tín ngưỡng và kinh doanh dịch vụ ở đền Bà Chúa
Kho .............................................................................................................................. 30
2.2.1 Hoạt động văn hố tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho....................................... 30
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá ở đền Bà Chúa Kho ...... 35

3


2.2.3 Đánh giá nhận xét ............................................................................................. 40
Chương III: Quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn hố tín ngưỡng ở đền
Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh ................................................. 45
3.1 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn
hố tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho.......................................................................... 45
3.1.1 Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền sở tại ...................................... 45

3.1.2 Quy hoạch khu vực hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn hoá ..................... 49
3.2 Quản lý các hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn hoá tín ngưỡng ở đền Bà Chúa
Kho. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả .................................................................. 50
3.2.1 Tuyên truyền phổ biến xây dựng văn hố kinh doanh ................................... 50
3.2.2 Tăng cường cơng tác thanh tra kiểm tra, xây dựng trật tự, an ninh xã hội .... 54
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 62

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra định hướng phát triển văn
hoá như sau:
“Phát huy bản sắc văn hố dân tộc, bảo tồn và tơn tạo các di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, giữa
các vùng trong cả nước và giao lưu văn hố bên ngồi. Tiếp tục đưa các hoạt động
thơng tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc, phát động phong
trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hố...”
Có thể thấy, Việt Nam là một Quốc gia đa dân tộc, song song với điều đó là
sự phong phú các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, làm đẹp thêm bản sắc văn
hoá dân tộc. Vì điều đó, Đảng ta ln qn triệt quan điểm “văn hoá là động lực, là
nền tảng phát triển kinh tế”. Từ đây, yêu cầu đặt ra vấn đề quản lý, quản lý các giá
trị văn hoá của đất nước. Quá trình quản lý bao gồm ba lĩnh vực cơ bản của đời
sống xã hội là kinh tế, quan hệ xã hội, chính trị và văn hố. Quản lý văn hố là một
trong những phương pháp chính trị quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục, hình thành con người mới và hoàn thiện các quan hệ xã hội, là điều kiện cần
thiết để phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực

con người.
Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, các quốc gia ngày càng xích lại gần
nhau trong những mối quan hệ thương mại và giao lưu văn hoá được thúc đẩy
mạnh mẽ, chúng ta tiếp thu các giá trị văn hoá nhưng lại khơng có sự gạn lọc, việc
hưởng thụ các giá trị văn hoá, các dịch vụ văn hoá, các di sản văn hoá và nhu cầu
tiêu dùng văn hoá của quần chúng ngày càng phổ biến và rộng rãi. Chính vì vây,
hồn thiện cơng tác quản lý văn hố là một vấn đề cấp thiết. Mặt khác, trong xu
hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống hiện nay, việc quản lý các hoạt động dịch
vụ văn hố khơng thể bó hẹp trong phạm vi của khu vực, của địa phương mà phải
mở rộng sự quản lý của cả nước nhằm gìn giữ các giá trị văn hố tín ngưỡng. Tiếp
5


thu tinh hoa văn hoá thế giới đồng thời bảo tồn bản sắc văn hố dân tộc, địi hỏi
phải tăng cường cơng tác quản lý.
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều giá trị văn hố tín ngưỡng của cả nước, mảnh đất
của hội hè, của đền chùa, miếu mạo...trong đó có đền Bà Chúa Kho thuộc phường
Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh- nổi tiếng với tục xin vay vốn và trả lãi. Năm 1989, đền Bà
Chúa Kho được Nhà nước công nhận là di tich văn hố cấp Quốc gia, từ đó cho đến
nay, tín ngưỡng cầu tài cầu lộc tại đền Bà Chúa Kho phát triển mạnh mẽ, nhu cầu
sinh hoạt văn hố tín ngưỡng nơi đây ngày một tăng lên, lượng khách đến hành
hương tại đền Bà Chúa Kho cũng nhộn nhịp không kém. Họ đến đây trong sự
ngưỡng vọng với một vị thần Mẫu đã có cơng lớn trong lịch sử dân tộc. Song dưới
tác động của quy luật kinh tế thị trường, những yếu tố mang tính thương mại hoá đã
dần len lỏi vào trong các sinh hoạt truyền thống, đã biến các hoạt động dịch vụ văn
hoá trở thành những dịch vụ kiểu thương mại, kéo theo đó là những nạn mê tín dị
đoan, hủ tục lạc hậu...
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý các hoạt
động dịch vụ văn hố tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
làm cơ sở nghiên cứu cho khố luận Tốt nghiệp của mình.

Để phát huy những giá trị văn hố tín ngưỡng truyền thống, đồng thời quản
lý tốt các hoạt động dịch vụ văn hoá, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực góp phần xây
dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng
Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhận thức rõ được những ưu điẻm và hạn chế trong
công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hố, từ đó đưa ra những kiến nghị và
biện pháp tới các ban, ngành có chức năng nhằm hồn thiện hơn công tác này. Tôi
mong rằng trong phạm vi nghiên cứu của mình sẽ đóng góp phần nào cách thức
quản lý các hoạt động dịch vụ văn hố tín ngưỡng tại đền Bà Chúa Kho nói riêng
cũng như quản lý các dịch vụ văn hố chun ngành nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu một cách khái quát về đền Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh
Bắc Ninh.
6


- Nghiên cứu tầm quan trọng của các hoạt động dịch vụ văn hóa, tín ngưỡng
ở đền Bà Chúa Kho trong cơ chế thị trường hiện nay.
- Đề xuất những phương pháp nhằm tăng cường quá trình quản lý các hoạt
động dịch vụ văn hóa tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đền Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Băc Ninh là một phạm trù rộng để
nghiên cứu, bao gồm nhiều vấn đề về văn hoá tín ngưỡng, các hoạt động dịch vụ
văn hố sở tại,nghiên cứu những lễ thức xung quang việc thực hiện tín ngưỡng thờ
Mẫu, tục vay trả tiền và xin lộc Thánh…Song trong phạm vi nghiên cứu đề tài, do
thời gian nghiên cứu và khảo sát có hạn. Hơn nữa dưới góc độ nhìn nhận của sinh
viên, tơi xin lựa chọn đề tài ở khía cạnh quản lý các hoạt động văn hố tín ngưỡng
ở đền Bà Chúa Kho trong cơ chế thị trường hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp sau:
- Thu thập và xử lý tài liệu sách báo có liên quan

- Phân tích tổng hợp
- Khảo sát thực tế
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục. Nội dung khóa luận gồm 3chương:
Chương I: Hàng hóa văn hóa và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
văn hóa trong cơ chế thị trường
Chuơng II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa ở đền Bà
Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Chương III: Quản lý các hoạt động khinh doanh dịch vụ văn hóa tín
ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Ch−¬ng I
Hàng hoá văn hoá và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trong cơ
chế thị trường

7


1.1 Hàng hoá văn hoá và hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá
1.1.1 Sản phẩm hàng hoá văn hoá và những đặc điểm của nó
+ Sản phẩm hàng hố văn hoá
Hàng hoá là vật phẩm hay dịch vụ được sản xuất ra để trao đổi. Một vật
phẩm, một dịch vụ hay một sản phẩm văn hoá tinh thần trở thành hàng hố khi:
- Nó là sản phẩm của lao động
- Nó thoả mãn một nhu cầu của con người. Tức là nó thoả mãn nhu cầu của
con người được gọi là giá trị sử dụng của hành hố.
- Nó được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán.
- Hàng hoá được sản xuất do sự kết hợp của các yếu tố cơ bản: vốn đầu tư,
công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, sức lao động của con người
Các sản phẩm hàng hoá văn hoá được sản xuất ra, vấn đề quan trọng hơn là

phải tìm được người mua. Tức là thị trường tiêu thụ, khi đó sản phẩm hàng hoá mới
thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.
Trong ngôn ngữ kinh tế thị trường, những sản phẩm văn hóa tinh thần đã
được xếp vào loại dịch vụ để phân biệt với hàng hóa: ví như những bức ảnh bày
bán bên cạnh những máy ảnh. Nhưng dù có mang tính chất khác nhau (một bên là
tinh thần, một bên là thuần vật chất), tất cả đều được tính vào những sản phẩm hàng
hố văn hố và được tính vào tổng sản phẩm quy ra thành tiền mà một quốc gia đã
tạo ra hàng năm. Văn hóa, xét về phương diện này, cũng là kinh tế, theo nghĩa là
cái khơng tự nhiên mà có – nó phải được sản xuất ra và phải tuân thủ các quy trình
về sản xuất: phải có đầu tư, tiêu thụ và nhất là phải sinh lợi. Tất nhiên trong cơ chế
thị trường mà thế giới đang sống hiện nay, không phải là không có người cứ nhất
định khơng chịu sản xuất ra văn hóa: họ vẽ tranh chỉ để cho một số người nào ngắm
chứ khơng bán, họ cũng có thể làm thơ để chỉ tặng người yêu hoặc viết tiểu thuyết
rồi nhét vào ngăn kéo để dành cho… hậu thế! Nhưng xét một cách chung nhất thì
đó chỉ là ngoại lệ: khách quan và vượt khỏi trường hợp từng cá nhân, vẫn tồn tại

8


một thị trường văn hóa khơng khác gì một thị trường hàng hóa, thị trường chứng
khốn…
Văn hóa vì vậy cũng đã trở thành một thứ hoạt động nuôi sống được con
người. Với một nhà văn (thí dụ) cũng đã trở thành nghề văn như bao nghề nghiệp
khác: anh phải có kỹ năng để tạo tác phẩm, tác phẩm phải qua một cơ sở sản xuất
rồi sau đó được tung ra thị trường để thử thách số phận của nó. Ðiều này có thể xúc
phạm đến một quan niệm truyền thống nào đó về văn hóa, nhưng thực tế thì như
vậy đấy: anh không muốn buôn văn bán chữ, nhưng khi chấp nhận hội nhập vào thị
trường văn chương thì anh cũng trở thành người sản xuất văn chương.
Văn hóa bao giờ cũng chỉ là một bộ phận của tổng thể. Trong một hồn cảnh
nào đó, chẳng hạn như vào thời kỳ chiến tranh và cách mạng, người ta có thể sẽ

khơng sản xuất ra sản phẩm hàng hố văn hóa – văn hóa trong trường hợp này sẽ là
một thứ vũ khí chiến đấu, là phương tiện để tuyên truyền, là một thứ gì đó tương tự
như truyền đơn để lơi mọi người về một phía. Thiển cận thì gọi đó là chức năng đời
đời, thực tế thì gọi đó là cần thiết; nhưng dù sao thì quan niệm ấy sẽ khơng cịn phù
hợp với hồn cảnh người ta chấp nhận thị trường như một cơ sở để phát triển –
trong hịa bình khơng cịn phải đổ máu nữa. Sự bao cấp tồn diện cho văn hóa ở
đây sẽ cũng khơng cịn thích hợp: văn hóa phải trở thành những hoạt động sinh lợi,
góp phần tạo ra phát triển cho kinh tế bằng cách xem mình như một thứ hoạt động
kinh tế trong lĩnh vực văn hóa. Đó phải chăng là sự hạ thấp chức năng của văn hóa?
Cái đáng chê trách và phải trừng phạt ở đây, không phải là việc văn hóa bị thương
mại hố mà là sự thương mại hóa một cách bất lương giống như mọi thứ kinh
doanh bất lương khác. Thị trường văn hóa cũng như thị trường nói chung khơng
phải là sự bất lương để kết án; nó địi hỏi những quy định chặt chẽ về mặt luật pháp,
về cả những tư cách làm ăn của những chủ thể sản xuất, còn sản phẩm thì cũng
phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa tới tay người tiêu thụ.
+ Những đặc điểm của hàng hoá văn hoá

9


Với tư cách là hàng hố, nó thể hiện giá trị và giá trị sử dụng được trao đổi
và mua bán trên thị trường, nhưng giá trị sử dụng của hàng hố văn hố có những
đặc điểm riêng:
- Trong nền sản xuất hàng hoá vật chất, giá trị sử dụng của vật phẩm do
thuộc tính tự nhiên của vật phẩm đó quyết định. Vì vậy giá trị sử dụng là một phạm
trù vĩnh viễn. Mác viết: “vơ luận hình thái xã hội của của cải là như thế nào đi nữa
thì giá trị sử dụng cũng là nội dung vật chất của của cải đó”
- Giá trị sử dụng là một thuộc tính của hàng hố, gắn liền với vật phẩm hàng
hố nhưng đó khơng phải là giá trị sử dụng cho người sở hữu hàng hoá mà là giá trị
sử dụng cho người khác, cho toàn xã hội. Bởi vậy, giá trị sử dụng đồng thời là giá

trị tương đối.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá văn hoá tinh thần có sự khác nha, nó khơng
phải là thuộc tính tự nhiên, là nội dung vật chất của vật phẩm đó mà mang trong nó
là thuộc tính của xã hội, là nội dung giá trị tinh thần.
Đối với hàng hoá vật chất, nếu giá trị sử dụng là một pham trù vĩnh viễn thì
ở vật phẩm hàng hố tinh thần mang trong nó là phạm trù lịch sử.
- Giá trị sử dụng của một vật phẩm hàng hoá vật chất, có thể là đối tượng
chiếm hữu và sử dụng của một cá nhân, có thể hao phí hồn tồn trong q trình sử
dụng, cịn giá trị sử dụng của vật phẩm hàng hố văn hố tinh thần ln là tài sản
chung của xã hội cho dù vật phẩm ấy thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay tư
nhân.
Như vậy giá trị sử dụng của hàng hoá văn hoá tinh thần ln mang tính hữu
dụng. Nó vừa phản ánh hiện thực của đời sống xã hội thông qua ngôn ngữ đặc
trưng của nghệ thuật, nó vừa có thể thoả mãn nhu cầu lẫn yêu cầu sinh hoạt văn hoá
tinh thần của con người.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá văn hố tinh thần là sản phẩm lao động trí tuệ
trừu tượng của con người được kết tinh trong đó, vì vậy việc sản xuất, sáng tạo các
sản phẩm văn hoá tinh thần dựa trên 3 yếu tố:
10


 Nguyên vật liệu sử dụng để sáng tạo: sản xuất không chỉ là vật chất mà cả
dạng phi vật chất (trình độ hiểu biết, vốn tri thức, vốn sống, tình cảm. quan điểm...)
 Phương tiện cơng nghệ trong sản xuất sáng tạo văn hố tinh thần khơng chỉ
đơn thuần là máy móc, cơng nghệ mà phần quan trọng được cấu thành là ý tưởng là
trí tuệ, cảm xúc, tài năng và phương pháp sáng tạo của người lao động
 Sức lao động đòi hỏi về mặt tinh thần phải nhiệt tình, tâm huyết, có ý thức
trách nhiệm cao, có sự nhạy cảm về tư tưởng, tình cảm, tài năng và nguồn cảm
hứng thăng hoa sáng tạo
- Tiêu dùng và hưởng thụ các sản phẩm hàng hoá văn hoá tinh thần địi hỏi

phải có thời gian vật chất và có trình độhiểu biết, nhận thức nhất định.
1.1.2 Hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá
+ Khái niệm kinh doanh và dịch vụ
Kinh doanh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở mang
thêm”. Thứ hai là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh
lợi’”.
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế hàng hố,gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà
chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình ( bao gồm quá
trình đầu tư, sản xuất , vận tải ,thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật
giá trị cùng với các quy luật khác , nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Tại
Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa kinh doanh (business) và kinh tế
(economic). Có thể hiểu kinh doanh là hướng tới mục đích lợi nhuận để tái đầu tư
và đảm bảo lợi ích của người quản lý, người lao động và làm thỏa mãn tối đa nhu
cầu

hàng

hóa



các

dịch

vụ




hội.

Khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều nước trên thế giới, những toan tính vụ lợi
thiển cận, thậm chí mang tính bóc lột, chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ
qua vấn đề bảo vệ và giữ gìn mơi trường sinh thái, yếu tố văn hoá... đã để lại những
bài học đắt giá, những hậu quả vô cùng tai hại: môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tệ
11


nạn xã hội, bệnh tật... ngày một trầm trọng. Có nghĩa là, sự tăng trưởng quá nhanh
về kinh tế (GDP) đã khơng phản ánh sự phát triển về văn hố và con người. Do vậy,
quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh, làm cho cái lợi (kinh tế)
gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ. Xây dựng văn hố kinh doanh khơng chỉ
đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập
thân của văn hố vào cơng tác kinh doanh.
Văn hố kinh doanh là một khái niệm đã có từ lâu trên thế giới, song nó là
một khái niệm mới (một cách tương đối) và mở ở Việt Nam. Cuộc sống cũng như
công việc kinh doanh khơng ngừng vận động, chắc chắn sẽ cịn nhiều chuẩn mực
khác để đánh giá văn hoá kinh doanh nữa mà từ góc độ của bản thân, mỗi chúng ta
sẽ bổ sung thêm khi đặt mình vào cơng việc của một doanh nhân đang kinh doanh
một cách có văn hố.
Dịch vụ cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống về dịch vụ.
Đây là một loại hình hoạt động kinh tế, không đem lại một sản phẩm cụ thể như
hàng hố. Vì là một loại hình hoạt động kinh tế nên cũng có người bán (người cung
cấp dịch vụ) và người mua (khách hàng sử dụng dịch vụ).
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất.
+ Kinh doanh văn hoá và dịch vụ hàng hoá văn hoá
Vấn đề văn hoá trong kinh doanh hay kinh doanh văn hoá trong những năm
gần đây đặc biệt được chú trọng. Đã có nhiều các cuộc hội thảo, các cơng trình

nghiên cứu về vấn đề này được triển khai ngay trong giai đoạn kinh tế nước nhà
đang phát triển mạnh mẽ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, như Hội thảo
“Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về văn hoá và kinh doanh” được tổ chức từ
24 đến 26 tháng 5 năm 1995 nhằm có cái nhìn thực tế và những giải pháp kịp thời
để áp dụng trong sản xuất và kinh doanh. Trong tác phẩm “Đạo đức kinh doanh”
của tác giả Phạm Quốc Toản (Giảng viên Khoa Luật- ĐH Mở Bán cơng TP.Hồ Chí
Minh) đã phân tích khá rõ về vấn đề văn hoá, đạo đức trong kinh doanh, đặc biệt có

12


đưa ra các văn bản pháp luật của Nhà nước trong việc quy định thực hiện nghiêm
túc vấn đề văn hoá- đạo đức trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Vậy chúng ta hiểu vấn đề kinh doanh văn hoá như thế nào?
“Văn hoá hay văn minh, xét theo nghĩa nhân loại học nói chung, là tổng thể
bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ
khả năng và thói quen nào mà con người thu nhận được với tư cách là thành viên
của xã hội. Điều kiện văn hoá trong các xã hội loài người khác nhau, ở một chừng
mực có thể khảo sát được theo những nguyên tắc chung, là đối tượng thích hợp để
nghiên cứu quy luật tư duy và hành động của con người” (Edward B.Tylor- nhà
sáng lập ngành nhân loại học chuyên nghiệp).
Ở một mức độ nhất định, văn hố và kinh doanh có liên quan đến các quy
chuẩn hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời
gian. Những quy chuẩn này không phải chỉ là những mẫu hành vi lặp đi, lặp lại ta
thấy ở một nhóm mà gồm các hành động được mọi người củng cố một cách vô thức.
Ở mức độ sâu sắc hơn, kinh doanh văn hoá là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ
trong một nhóm người, ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt và cái gì xấu. Những
giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm, nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá
trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh quy tắc xử sự.

Trong không gian kinh tế tri thức, yếu tố con người đóng vai trị quyết định.
Văn hóa làm cho yếu tố đó trở thành có chất lượng, liên kết và nhân lên siêu cấp
các giá trị riêng lẻ của mỗi người và trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia.
Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh,
là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong q trình hình thành nên
những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Xây
dựng văn hố kinh doanh khơng chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh doanh và
văn hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập thân của văn hố vào cơng tác kinh doanh.

13


Văn hoá trong sản xuất kinh doanh là một hệ thống những giá trị về vật chất,
tinh thần do con người tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, được thể hiện
trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó.
Văn hố trong tập thể sản xuất kinh doanh bao gồm những yếu tố sau:
- Kinh doanh trung thực, đúng pháp luật
- Tôn trọng yếu tố con người, coi con người là tất cả (trong sản xuất và trong
tiêu dùng…)
- Đồn kết, nhất trí, hết lịng vì mục tiêu chung, vì tập thể
- Tơn trọng mơi trường, đối thủ cạnh tranh
- Phát huy được truyền thống, tập quán, hành vi ứng xử tốt đẹp trong doanh
nghiệp
- Hợp tác, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau trong q trình thực
hiện nhiệm vụ…
Để vận hành hệ thống hồ nhập văn hố với kinh doanh cần:
- Hồ nhập các giá trị làm cho kinh doanh có trách nhiệm xã hội hơn:
+ Tính nhân văn: Thành thực, tơn trọng người khác, có tính chính trực, phục
vụ lợi ích chung.
+ Tính đa dạng về văn hoá: phát huy tốt truyền thống văn hoá tốt đẹp của

dân tộc, tiếp thu những nền văn hoá tiên tiến trên thế giới.
+ Phát triển bền vững: Đề cao vấn đề môi trường, bảo tồn các nguồn lực
+ Giữ vững các giá trị nguyên tắc, chất lượng, hài hoà, cần cù
- Phát triển cơ chế hợp tác có hiệu quả và mối liên hệ với chính phủ, cộng
đồng kinh doanh và các tổ chức nhân dân.
- Phát triển xu hướng mới liên quan tới cộng đồng quốc tế và các thể chế
chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ thông tin mới. Bao gồm cả việc giảm tối đa
những tác động tiêu cực của quá trình tồn cầu hố

14


- Tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm thành công của các tổ chức kinh doanh
theo triết lý của “vượt qua lợi nhuận đạt tới trách nhiệm để phục vụ lợi ích chung”.
- Phát triển phạm trù và vận hành hoá các tiêu chuẩn, các thước đo trong việc
xác định hiểu quả và tính hiệu quả của các tổ chức kinh doanh thơng qua quản lý
chất lượng văn hố một cách tổng quát.
- Phổ cập hoá các khái niệm và chiến lược kinh doanh phù hợp về văn hố và
có trách nhiệm về xã hội thơng qua các mơ hình đào tạo nhằm giáo dục liên tục.
- Sử dụng các hình thức thơng tin đại chúng và các hình thức khác của công
nghệ thông tin để phổ biến sự cần thiết phải có văn hố kinh doanh mới dựa vào
những chuẩn mực đề ra.
- Khuyến khích các tổ chức lựa chọn, hỗ trợ và củng cố các giá trị của văn
hoá kinh doanh mới.
- Khuyến khích giao lưu và hợp tác hơn nữa trong khu vực theo chính sách
của UNESCO về phi tập trung hoá hành động và nhân sự khi nhận thấy có sự mất
cân đối hiện tại, những cơ cấu quá tập trung và thiếu những nhóm người có khả
năng vận động hành lang để thống nhất giữa các nước Châu á.
- Đẩy mạnh nghiên cứu những tác động của q trình tồn cầu hố, đặc biệt
có liên quan tới nền văn hố truyền thống.

- Khuyến khích các tổ chức kinh doanh đã chứng tỏ làm ăn có hiệu quả theo
các tiêu chuẩn văn hố.
- Chính sách mơi trường khuyến khích đổi mới và sáng tạo của doanh
nghiệp./.
Dịch vụ hàng hoá văn hoá đem lại giá trị thặng dư, đem lại lợi ích kinh tế
nhưng dịch vụ là thứ hàng hố phi vật chất, khơng thể đong đếm.
Dịch vụ hàng hố văn hố có các đặc tính sau:
Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời

15


Tính khơng thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ khơng thể tách rời.
Thiếu mặt này thì sẽ khơng có mặt kia
Tính chất khơng đồng nhất: khơng có chất lượng đồng nhất
Vơ hình: khơng có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng
Không lưu trữ được: khơng lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.
Toàn thể những người cung cấp (sản xuất) dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba
của nền kinh tế.
+ Hoạt động kinh doanh và dịch vụ các loại sản phẩm hàng hoá văn hoá
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể của con
người về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Những sản phẩm hàng hố và dịch vụ đó
ngồi u cầu về số lượng và chất lượng còn đòi hỏi những yêu cầu thẩm mỹ, về
giá cả của sản phẩm. Những yêu cầu số lượng, chất lượng, cơng dụng và giá cả
thường có mặt bằng chung ở các thị trường. Nhưng yêu cầu về thẩm mỹ và tính
tiện lợi như màu sắc, kiểu dáng, kích thước, bao bì, hướng dẫn sử dụng…tuỳ thuộc
vào lứa tuổi, dân tộc, tơn giáo, giới tính, khu vực cư trú, trình độ văn hố của người
tiêu dùng thì địi hỏi rất khác nhau, mn hình mn vẻ. Có thể coi đó là những địi
hỏi của văn hố tiêu dùng, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được
những địi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêu dùng và sẽ có sức sống trên thị trường.

Để đạt được điều đó, sản xuất kinh doanh phải gắn liền với các yếu tố văn hố,
thơng qua việc tiếp cận các yếu tố văn hoá mà chọn lọc và vật chất hố chúng trong
sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh và
dịch vụ các loại sản phẩm hàng hoá văn hố chính là tạo ra sức sống của sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, đáp ứng cung- cầu về giá trị và giá trị sử dụng
hàng hoá văn hố.
Nhìn từ lịch sử, quản lý dịch vụ hàng hố văn hố là sản phẩm của q trình
xã hội hố lao động, cịn kinh doanh là sản phẩm của kinh tế thương mại. Nhìn từ
phạm vi ứng dụng, quản lý được dùng trong mọi tổ chức, kinh doanh chỉ dùng
trong doanh nghiệp. Trên phương diện mục đích, mục đích của quản lý là nâng cao
16


năng suất của tổ chức, mục đích kinh doanh là nâng cao lợi ích kinh tế. Nhìn từ nội
dung cấu thành, Fayel cho rằng kinh doanh gồm những phương diện sau:
- Hoạt động kỹ thuật (sản xuất, chế tạo, gia công).
- Hoạt động thương mại (mua nguyên liệu, tiêu thụ, phân phối).
- Hoạt động tài vụ (tập trung và sử dụng thích đáng nhất nguồn vốn).
- Hoạt động an ninh (bảo vệ tài sản và con người).
- Hoạt động kế tốn (hố đơn tài chính, biểu phụ trách tài sản, vốn, hoạt động
thống kê).
- Hoạt động quản lý (kế hoạch, tổ chức, điều chỉnh, chỉ đạo, kiểm soát).
Chức năng của kinh doanh chính là đảm bảo cho sáu hoạt động trên được
tiến hành thuận lợi, để có được kết quả kinh doanh cao nhất.
Từ đó dễ dàng nhận thấy rằng, kinh doanh là toàn bộ hoạt động kinh tế của
một doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp ấy. Ở góc độ DN,
quản lý khơng bao gồm kinh doanh, mà kinh doanh bao gồm quản lý. Phạm vi của
kinh doanh rộng lớn quản lý, nội dung cũng phức tạp hơn.
1.2 Quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ văn hoá trong cơ chế thị
trường

1.2.1 Hoạt động văn hoá trong cơ chế thị trường
+ Thị trường và cơ chế thị trường
Theo cách hiểu thơng thường thì thì trường là nơi diễn ra các quá trình trao
đổi, mua bán hàng hố- ngơn ngữ thơng thường được gọi là ‘chợ’, vì ở đây có sự
trao đổi giữa mua và bán (thực hiện quy luật cung cầu) và cũng ở đây có sự thuận
mua vừa bán (thực hiện quy luật cạnh tranh). Có thể nói từ quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh thể hiện tự do làm ăn, buôn bán.
Theo quan điểm của Marketing: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn q
trình lưu thơng mà ở đó người tiêu dùng quyết định mua các mặt hàng nào và người

17


sản xuất quyết định sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?. Tất cả
những yếu tố này đều được dung hoà từ sự điều chỉnh giá cả”.
Theo cách nhìn nhận khác, thì thị trường là nơi chứa tổng cung, tổng cầu về
một loại hàng hoá nào đó, là tấm gương soi để các doanh nghiệp, các nhà sản xuất
nhận thức nhu cầu sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Thị trường là căn cứ,
là đối tượng của công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thị trường và cơ chế thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá.
Thị trường gắn liền với quy trình phân cơng lao động xã hội và lao động kinh tế, do
sự điều tiết của quy luật cung cầu.
Cơ chế thị trường thay đổi phụ thuộc vào thị trường, khi hòa nhập vào thị
trường với tư cách là một cơ chế, văn hóa đã chịu sự tác động nhiều mặt của cơ chế
ấy, không hề đơn giản. Ðể tơn trọng tính nhiều vẻ trong nhu cầu của mọi người, cơ
chế thị trường cũng không thể chỉ biết chạy theo đồng tiền một cách thực dụng, thơ
thiển, mặc dù đồng tiền là huyết mạch của nó. Có cách kiếm tiền bằng việc bn
bán trái cây, nhưng cũng có cách kiếm tiền bằng sự trồng cây. Một nhà xuất bản
khơng thể chăm chăm tính tốn trường hợp nào cũng thu và được lợi nhuận tối đa:
có khi in một cuốn sách nào đó khơng lời lại là cách rất có hiệu lực để tạo ra uy tín

cho cuộc kinh doanh lâu dài. Cân bằng được những lợi ích khác nhau để tồn tại
trong ổn định và phát triển đó cũng là cách làm ăn của một cơ chế thị trường đã có
nhiều kinh nghiệm. Sự ổn định của một định chế quản lý dựa trên luật pháp ở đây
đã trở thành cái quan trọng nhất. Tình trạng chạy theo lợi nhuận nhất thời bằng
những thủ đoạn chụp giật là biểu hiện của một thị trường chưa định hình, chưa
được luật pháp bảo vệ.
+ Hoạt động văn hố trong cơ chế thị trường
Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay của nền kinh tế nước nhà, Đảng
và Nhà nước đã chỉ rõ về quan điểm, tư tưởng của chúng ta là “hồ nhập mà khơng
hồ tan”, đây là một quan điểm khẳng định rõ việc gìn giữ những truyền thống văn
hoá đáng quý của dân tộc để chúng ta ln có bản sắc riêng về văn hố Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập thế giới (chúng ta đang đăng ký để được là
18


thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO), chúng ta cũng cần phải có
những nắm bắt kịp thời, tiếp thu những nền văn hoá, văn minh tốt đẹp của nhiều
quốc gia, dân tộc trên thế giới, cũng như phải khắc phục những hạn chế vốn là điểm
yếu của chúng ta, ví dụ như thói quen khơng đúng giờ, làm việc cịn thiếu sự phát
huy tính chủ động…Bên cạnh việc đề ra những chuẩn mực xã hội, những quy định
về pháp luật đối với các doanh nghiệp, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền cho người dân những nét văn hoá tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày cũng
như văn minh thương mại, văn minh giữa người bán và người mua...
Có quan niệm cho rằng, đưa văn hóa vào cơ chế thị trường sẽ làm mất tính
đặc biệt của nó, như thế khơng được đầy đủ. Ngược lại mới đúng: khi dấn thân vào
hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra của cải cho xã hội, văn hóa cũng nhờ đó mà tự
phát triển: tầm phổ biến được rộng rãi hơn, ảnh hưởng sẽ mạnh mẽ hơn, nhất là khi
nó vượt lên được những cái sàn sàn để trở thành những đỉnh cao. Về điểm này mà
nói, thị trường không phải là nơi hủy hoại tài năng, tiêu diệt sáng tạo. Việc thị
trường văn hóa chạy theo số đông, nghiêng về lượng hơn chất là điều dễ hiểu trong

một thế giới mà đám đơng đã có quyền cất lên tiếng nói của mình. Nhưng trong khi
làm việc đó, thị trường vẫn khơng để cho số đơng thống trị số ít; nó vẫn tự tạo ra từ
trong cơ chế của nó những mảnh đất dành cho những thể nghiệm, tìm kiếm, vì vậy
cũng đã thường xuyên ươm mầm cho những cái mới ra đời để đổi mới không
ngừng bản thân và những cái xung quanh nó.
Ðứng về mặt thuần túy tinh thần mà xét, việc văn hóa phải chạy theo đồng
tiền để hoạt động có thể bị xem là bị “vấy bẩn” bởi những cái tầm thường, không
cao q, nhưng xét cho kỹ thì điều đó có lẽ cũng không thực tế lắm. Ai cũng biết
Balzac phải cặm cụi trên bàn viết của mình là do sự thơi thúc của những chủ nợ,
nhưng những tiểu thuyết của ông khơng hề nhuốm mùi dung tục của đồng tiền.
Hình dung ra một viễn cảnh ở đó văn hóa thốt khỏi được sự chế ngự của đồng tiền
(và không phải chỉ của đồng tiền) là một điều rất đáng ước mơ. Nhưng cũng nên
thực tế để thấy rằng đó vẫn chỉ là ước mơ. Trong một thế giới còn bị đè nặng bởi sự
khan hiếm, ở đó đồng tiền cịn là biểu tượng cho giá trị được tích lũy thì đồng tiền
19


vẫn cịn là động lực để người ta tích lũy một cách có hiệu quả. Vì tiền mà có thể đốt
cả thế giới có lẽ khơng cịn đúng với cung cách kinh doanh hiện đại, và trong thế
giới hiện đại, đã có khơng ít người đã muốn đốt cả thế giới khơng phải chỉ vì tiền.
Những nhân cách lớn ngày nay là những người chưa hề biết từ chối đồng tiền: họ
chỉ là những người biết sử dụng đồng tiền như thế nào mà thơi. Và chính ở chỗ này
mới là nơi thể hiện ra tính đặc thù của cái văn hóa.
Có lẽ sẽ khơng có ai hiểu biết chút ít về thị trường văn hố mà lại coi nó như
một liều thuốc vạn năng: thị trường có lịch sử lâu đời của nó, phát triển qua thời
gian cho đến nay giống như tất cả những gì mà con người làm ra, vẫn chưa phải là
cái hoàn hảo. Nhưng dù chưa hồn hảo, nó vẫn mang đến cho chúng ta những phần
tích cực rất thực tế của nó. Nó vẫn là sản phẩm của con người - một thực thể ln
ln tìm kiếm tương lai cho mình, trong bất trắc và dọa dẫm. Bản thân nó đã là văn
hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất. Văn hóa chuyên biệt xét như một hình thái tinh thần

khơng thể biểu hiện bên ngồi cái nền tảng đã sản sinh ra nó. Những giá trị gọi là
dân chủ và nhân đạo cũng không thể tự thể hiện ở đâu ngồi cái mảnh đất đó. Tất
cả cái cịn lại đáng nói về văn hóa - với tư cách là một thứ hàng hóa đặc.
1.2.2 Quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá trong
cơ chế thị trường
+ Quản lý và cơ chế quản lý trong kinh tế thị trường
“Quản lý là gì?" là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng
cần hiểu và mong muốn lý giải. Nó liên quan đến định nghĩa về quản lý.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan
niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những
định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và
hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .

20


- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉ
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó khơng
nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó khơng nằm ở sự logic mà ở
thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
Sự nghiệp đổi mới, chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu, mệnh lệnh sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước là cuộc cách mạng về kinh tế ở nước ta. Sự nghiệp đổi mới được
khởi xướng từ Nghị quyết Trung ương 6 khoá IV (1979) và trở thành đường lối từ
sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, được khẳng địnhtrong Nghị quyết Đại hội

VII và thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là
q trình đổi mới sâu sắc, tồn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước
mà đổi mới kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm - một cơng việc đầy khó
khăn, chưa có tiền đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại tiến
hành giữa những diễn biến phức tạp về nhiều mặt ở ngoài nước và tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước.
Xem xét các hoạt động văn hóa từ phương diện kinh tế là một đòi hỏi bức
xúc từ thực tiễn văn hóa hiện nay. Soi sáng quan hệ thị trường và văn hóa là để xác
định và phát triển mặt tích cực và ngăn ngừa mặt tiêu cực của thị trường đối với
văn hóa, văn nghệ. Trên cơ sở ấy, có phương pháp quản lý mới vượt qua phương
pháp hành chính mệnh lệnh, trong đó, định hướng đầu tư của Nhà nước là một công
cụ quản lý vĩ mô. Hiểu biết một cách sâu sắc biểu hiện và hệ quả của cơ chế thị
trường đối với hoạt động nhận thức, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật là để xử lý thỏa
đáng cả hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế của mỗi sản phẩm nghệ thuật, có đối
sách riêng với từng hoạt động văn hóa phù hợp với khả năng thích ứng của nó
trong cơ chế thị trường
+ Quản lý các hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá trong cơ
chế thị trường
21


Mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hoá văn hoá, suy cho cùng là phục
vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để các hoạt động kinh doanh và dịch vụ
hàng hố văn hố phát triển và có chỗ đứng trong thị trường thì vấn đề quản lý là
yếu tố hàng đầu. Làm sao để quản lý thị trường văn hoá, quản lý các hoạt động
kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá được tốt?
Trên thị trường, người bán bao giờ cũng muốn bán được nhiều sản phẩm
hàng hố văn hố, thu được nhiều lợi nhuận, vì vậy họ hay tìm mọi cách để lách
luật, trốn tránh sự quản lý của Nhà nước, thậm chí vi phạm pháp luật như trốn thuế,
lậu thuế, gian lận thương mại, bn bán hàng cấm...Để quản lý tốt thị trường văn

hố, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật,
chế tài để định hướng và khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh, việc hưởng thụ,
thưởng thức các sản phẩm hàng hoá văn hoá lành mạnh, có nội dung tư tưởng cao.
Bên cạnh đó, ngăn cản, nghiêm cấm, xử phạt hành chính và hình sự đối với các
hành vi sản xuất, kinh doanh mua bán các sản phẩm hàng hoá văn hoá làm phương
hại đến lợi ích Quốc gia, đạo đức, lối sống, thuẩn phong mỹ tục của con người Việt
Nam.
Một điều cơ bản trong quản lý thị trường văn hoá là phải thường xuyên liên
tục thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh bn bán trên thị trường.
Tích cực chống các biểu hiện tiêu cực trong thanh tra, kiểm tra, giám sát, bóc tách
các hiện tượng tiêu cực móc nối giữa người buôn bán với cán bộ quản lý. Đồng
thời trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện ra những bất cập trong chính
sách, các văn bản pháp quy, gây cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển của thị trường
văn hoá cần kiến nghị phải được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực
tế.

22


CHƯƠNG II
Thực trạng hoạt động kinh doanh và dịch vụ hàng hoá văn hoá ở đền Bà Chúa
Kho, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh
2.1 Di tích lịch sử văn hố đền Bà Chúa Kho phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc
Ninh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển di tích đền Bà Chúa Kho
 Lịch sử hình thành đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho nằm trên địa bàn làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, tỉnh Bắc
Ninh. Làng Cổ Mễ xưa gọi là làng Cẩu Mễ, vì để tránh tên tục nên nhân dân gọi là
làng Cổ Mễ như hiện nay. Làng nằm ở phía Bắc dãy núi Trâu Sơn dài hơn 1km, thế
núi liên tiếp chạy dài bao gồm ngọn núi Chùa, núi Trâu Sơn, núi Hà Mã, núi

Kho...sườn phía Bắc xung quanh là các xí nghiệp, các nhà máy kính Đáp Cầu,
trường sỹ quan cơng binh, xí nghiệp xây dựng số 8, nhà máy cơ khí quốc
phịng...Trước Cách mạng tháng 8, làng Cổ Mễ gọi là xã Cổ Mễ thuộc Tổng Đỗ Xá
(hay Đọ Xá) huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh.
Khu di tích đình, đền, chùa Cổ Mễ, phường Vũ Ninh đã được Bộ Văn hố
thơng tin ra quyết định cơng nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá/ quyết định số
100VH- QĐ của Bộ trưởng Bộ văn hố ngày 21/1/1989. Chính vì thế mà rất nhiều
người quan tâm đến sự hình thành của ngơi đền cũng như lai lịch, công trạng người
được thờ.
Dựa vào tài liệu thư tịch và khảo sát thì sau cuộc tấn và căn cứ hậu cần Châu
Ưng, Châu Liên, Châu Khiêm, nhà Tống càng ráo riết chuẩn bị chiến tranh xâm
lược nước ta, chúng đã huy động 10vạn quân chiến đấu bao gồm thuỷ binh, bộ binh,
kỵ binh và 20 vạn quân để làm nhiệm vụ hậu cần. Biết được âm mưu của địch, Lý
Thường Kiệt đã chuẩn bị tích cực công cuộc kháng chiến và cuộc chiến tranh trên
sông Cầu, làm phòng tuyến chiến lược của ta để đánh địch.

23


Có thể nói rằng chiến tuyến sơng Cầu do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy là
một cơng trình qn sự lớn của thế kỷ XI, nó được xây dựng kết hợp tài tình giữa
địa hình tự nhiên và chiến luỹ cũng như chướng ngại vật. Phòng tuyến được xây
dựng ở nôi đầu một trục đường giao thông quan trọng đó là đồi Tam Giang bên
sơng Như Nguyệt, ở đây có con đường bộ qua n Phụ, Thuỷ Lơi, Đơng Anh hoặc
qua Tháp Bút, Từ Sơn để về Thăng Long.
Cũng theo tài liệu Đại Việt Sử Ký toàn thư, một số trận quyết chiến chiến
lược trong lịch sử dân tộc thì trên phịng tuyến biên dải sơng Cầu, Lý Thường Kiệt
đã cho quân rào tre, đắp luỹ rất kiên cố, bên lịng sơng là những bãi cọc, bãi chơng
dày đặc. Phía sau và trên phịng tuyến là những cum nổi đóng quân của ta như đại
bản doanh của Lý Thường Kiệt ở Yên Phụ, Như Nguyệt, Phấn Động, Tam Đa (Yên

Phong) và Thị Cầu (Thị xã Bắc Ninh). Trong những điểm đóng quân có hai nơi
quan trọng là Như Nguyệt và Thị Cầu là nơi án ngữ các con đường bộ và hai bên
sông để trở về Thăng Long. Và để đáp ứng được yêu cầu của quân đội thì nhiệm vụ
đặt ra là phải chuẩn bị một kho lương hậu cần lớn. Ở Như Nguyệt có kho lương
Cầu Gạo, ở Thị Cầu kho lương đó đặt ở đâu? Theo tương truyền của nhân dân thì
núi Kho bây giờ là kho lương của nhà Lý và xưa kia sông Cầu khơng có đê bên
sơng mà tồn núi khe. Điều này cũng phù hợp với lịch sử nghĩa là trước cuộc kháng
chiến chống Tống, sơng Cầu chưa có đê, Việt Nam sử lược có ghi: “ năm Anh Vũ
chiến thương thứ 2, mùa thu tháng 9 đắp đê (1077) ở sông Như Nguyệt dài
68.380m
Có thể thấy, qua những tư liệu thư tịch, địa danh lịch sử và hiện vật đã chứng
tỏ cơ sở ở núi Kho, làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh (phường Vũ Ninh ngày nay) và người
được thờ ở thôn Cổ Mễ là Bà Chúa Kho. Cũng như kho lương Cầu Gạo, Yên
Phong thì kho lương ở núi Kho cũng được xác định như một địa danh, một di tích
lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. Và ngôi đền Bà Chúa Kho đã
được ra đời cùng với những sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Nhân vật Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ,
phường Vũ Ninh cho đến nay chưa có một tài liệu thư tịch nào ghi chép về Bà
24


Chúa Kho. Các sách “Việt điện U linh” hay “Lĩnh nam chích quái” là những sách
ghi chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta vốn là những
cơng trình lịch sử , địa chí thời Lê- Nguyễn cũng khơng có một dịng ghi chép nào
về nhân vật Bà Chúa Kho và di tích đền Bà Chúa Kho. Kết quả điều tra của một số
nhà Sử học cho thấy Bà Chúa Kho chỉ được lưu truyền trong dân gian và tôn thờ ở
trong vùng lưu vực sông Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tương xưa, trong đó trung
tâm thờ tự là đền Bà Chúa Kho thuộc làng Cổ Mễ, nay thuộc phường Vũ Ninh,
thành phố Bắc Ninh
Có điều, truyền tích dân gian về Bà Chúa Kho ở trong vùng, mỗi nơi một

khác. Ở làng Quả Cảm, xã Hoà Long, huyện Yên Phong, nhân dân kể rằng Bà
Chúa Kho là con đức Vua Bà- tức Hà Giang công chúa, vợ vua Trần Anh Tông. Bà
được Vua Bà cử xuống coi kho ở Cổ Mễ. Còn làng Thượng Đồng, xã Vạn An,
huyện Yên Phong, nhân dân lại cho hay: Bà Chúa Khi- tức Bà Chúa Lẫm là con
một gia đình nặn gốm. Bà vừa đẹp người đẹp nết, nên đã trở thành vợ vua, thường
về thăm quê mẹ theo dòng Ngũ Huyện Khê. Khi mất, bà được an táng tại quê, nhân
dân lập miếu thờ. Cũng ở Quả Cảm, cịn có truyền tích về bà Trần Thị Ngọc, một
cung phi của vua Trần, người quê tại đây, đã có cơng trong việcc truyền dạy và
phát triển nghề làm gốm cho nhân dân trong vùng, được nhân dân tôn thờ và gọi là
Bà Chúa Sành. Lại có truyền thuyết ở vùng Đình Bảng- quê hương vua Lý Thái Tổ,
kể rằng Bà Chúa Kho tên thật là Lý Quốc An- con gái thứ sáu của vua Lý Thánh
Tông, được cử trơng quản kho binh lương của triều đình đặt ở Cổ Mễ, bà đã hy
sinh trong việc bảo vệ kho binh lương, không để lọt vào tay giăc...
Như vậy, Bà Chúa Kho không phải là một nhân vật được ghi chép trong lịch
sử, mà được lưu truyền trong dân gian. Nhân dân nhớ ơn và tơn thờ Bà vì Bà là
người phụ nữ có nhan sắc, lại đảm đang, tài giỏi, có cơng chiêu dân dựng lập làng
xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng, giúp mọi người khai khẩn ruộng đồng,
cấy trồng lúa ngô, mở mang nghề thủ công làm gốm, trồng dâu, nuôi tằm, đem lại
mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Rồi Bà trở thành vị hoàng hậu, giúp vua giữ

25


×