Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ đông ngạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 105 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

BỘ VĂN HĨA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

Khoa Văn hóa Du lịch

Khóa luận tốt nghiệp

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA
TẠI LÀNG CỔ ĐƠNG NGẠC

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên

: Lê Thị Thùy

Lớp

: VHDL 15C

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

1

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC


LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận .............................................8
3. Mục đích nghiên cứu của khóa luận ...............................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
5. Ý nghĩa của khóa luận ...................................................................................10
6. Bố cục của khóa luận.....................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA LÀNG CỔ
1.1. Làng Việt cổ đồng bằng Bắc Bộ...............................................................12
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc hình thành làng Việt cổ ........................................12
1.1.1.1. Khái niệm “làng” .................................................................................12
1.1.1.2. Nguồn gốc hình thành làng Việt cổ .......................................................15
1.1.2. Các loại hình và sự phân bố làng Việt cổ.................................................17
1.1.3. Chức năng và đặc điểm của làng..............................................................19
1.1.3.1. Chức năng của ngôi làng......................................................................19
1.1.3.2. Đặc điểm của ngôi làng ........................................................................20
1.1.4. Các thành tố của làng...............................................................................21
1.1.4.1. Cảnh quan vật chất...............................................................................21

2

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.4.2. Thiết chế làng và các hoạt động cổ truyền, thuần phong mỹ tục ...........25
1.1.5. Văn hóa làng Việt cổ khu vực đồng bằng Bắc Bộ....................................27
1.2. Du lịch văn hóa làng cổ ............................................................................29

1.2.1. Khái quát về du lịch văn hóa....................................................................29
1.2.1.1. Du lịch văn hóa ....................................................................................29
1.2.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa...............................................................31
1.2.1.3. Các loại hình du lịch văn hóa ...............................................................33
1.2.2. Du lịch văn hóa làng cổ ...........................................................................34
1.2.2.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa làng cổ .......................................34
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng du lịch............................................................................37
1.2.2.3. Nguồn nhân lực ....................................................................................38
1.2.2.4. Các đặc điểm khác................................................................................38
1.3. Mối quan hệ giữa du lịch văn hóa và làng Việt cổ ..................................39
1.4. Tiểu kết chương 1 .....................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HĨA TẠI LÀNG CỔ ĐƠNG NGẠC, TỪ LIÊM
2.1. Khái qt về làng cổ Đơng Ngạc.............................................................44
1.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................44
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng cổ Đông Ngạc .........................45
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................................46
2.2. Những tài nguyên du lịch văn hóa của làng Đông Ngạc .........................48

3

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Nguồn lực di sản văn hóa vật thể .............................................................48
2.2.1.1. Đình làng Đơng Ngạc...........................................................................48
2.2.1.2. Chùa làng .............................................................................................51
2.2.1.3. Miếu thờ thổ thần .................................................................................54

2.2.1.4. Văn chỉ Hội đồng..................................................................................54
2.2.1.5. Nhà thờ họ............................................................................................55
2.2.1.6. Các giá trị kiến trúc khác .....................................................................60
2.2.2. Nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể .......................................................61
2.2.2.1. Lễ hội đình làng Đơng Ngạc .................................................................61
2.2.2.2. Phong tục tập qn...............................................................................63
2.2.2.3. Các văn sách ........................................................................................66
2.2.2.4. Văn hóa ẩm thực...................................................................................67
2.2.2.5. Truyền thống Khoa bảng ......................................................................68
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tại làng cổ Đơng Ngạc ...............70
2.3.1. Các chủ trương chính sách phát triển du lịch của địa phương ..................70
2.3.2. Các tài nguyên du lịch .............................................................................71
2.3.3. Xu hướng khách du lịch...........................................................................71
2.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng ...............................................................71
2.4. Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Đơng Ngạc..........73
2.4.1. Mặt mạnh ................................................................................................73
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................74

4

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

2.5. Tiểu kết chương 2 .....................................................................................75
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LÀNG CỔ
ĐÔNG NGẠC THÀNH ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA
3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa làng cổ Đơng Ngạc ...................77
3.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng Làng cổ Đông Ngạc thành điểm du

lịch hấp dẫn .....................................................................................................78
3.2.1. Qui hoạch, đầu tư du lịch tại làng Đông Ngạc .........................................78
3.2.2. Bảo tồn, khai thác, quản lý các di sản tại làng cổ Đông Ngạc ..................80
3.2.3. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch .................82
3.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại làng cổ ................83
3.2.5. Xây dựng các chương trình du lịch về làng cổ Đông Ngạc ......................84
3.2.5.1. Tour đến thăm làng cổ..........................................................................85
3.2.5.2. Liên kết với các tuyến điểm du lịch .......................................................87
3.2.6. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá Du lịch làng cổ Đông Ngạc....................88
3.2.6.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống....................88
3.2.6.2. Giải pháp quảng bá du lịch làng cổ Đông Ngạc ...................................90
3.3. Một số khuyến nghị ..................................................................................94
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ...........................................................94
3.3.2. Đối với người dân địa phương .................................................................95
3.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch...................................................................95
3.4. Tiểu kết chương 3 .....................................................................................96

5

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN......................................................................................................97
PHỤ LỤC.........................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 105

6


Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, từng bước khẳng định
được vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh tế. Thời gian qua các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch rất cố gắng để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cấp chất
lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và cao của du khách. Thủ
đô Hà Nội với lịch sử phát triển lâu đời - kinh đô của đất nước, lưu giữ được rất
nhiều di tích, danh thắng. Hầu hết các di tích đã được đưa vào các chương trình
du lịch, tham quan phục vụ du khách. Hà Nội - một thủ đô vừa hiện đại vừa
mang những nét cổ kính, đến đây du khách được thăm quan tìm hiểu về một đơ
thị cổ, thành cổ và phố cổ. Và bên cạnh đó du khách cịn được tìm hiểu về làng
Việt cổ - nét đặc trưng, cái hồn của nền văn hóa Việt Nam ngay trong lịng Thủ
đơ hiện đại.
Làng Việt có một vị trí quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa của
Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Ngày nay, do ảnh hưởng của q trình đơ
thị hóa, hiện đại hóa, nhịp sống đơ thị đang dần xâm nhập vào những ngõ ngách
của làng quê Việt Nam, không gian truyền thống của nhiều ngôi làng bị phá vỡ,
nền tảng và thiết chế văn hóa xưa, hiện giờ cũng đã có những đổi thay. Mặc dù
vậy, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn và sẽ không bao giờ bị mất đi. Mà
ngược lại xã hội càng phát triển, khách du lịch nước ngồi đến Việt Nam càng
nhiều, nhu cầu tìm hiểu “cái hồn” tạo nên diện mạo văn hóa Việt Nam càng
tăng, nhu cầu trở về cội nguồn với những giá trị truyền thống của khách nội địa
càng trở nên mạnh mẽ.

7


Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Vì vậy ngồi việc tổ chức tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng, nhà
hát, thành cổ, khu phố cổ…, việc khai thác các làng Việt để đưa vào chương
trình tham quan, du lịch văn hóa là rất cần thiết và hứa hẹn nhiều triển vọng.
Chỉ cách trung tâm Hà Nội 10km theo đường Yên Phụ và theo đường sông
Hồng, làng Đông Ngạc - một trong những làng Khoa bảng nổi tiếng của Thăng
Long xưa được coi là làng cổ thuần Việt với một quần thể di tích lịch sử văn hóa,
kiến trúc cảnh quan có giá trị. Đây là làng Việt điển hình, là sự kết tinh rực rỡ về
sự phát triển qua hàng ngàn năm của nền văn minh châu thổ sông Hồng mà may
mắn còn bảo tồn được.
Nơi đây còn lưu giữ được những chiếc cổng làng, đình làng, chùa làng,
đền miếu… với những nét rêu phong, những ngơi nhà lợp ngói vẩy hến thấp
thống sau lũy tre hịa lẫn với cây đa, giếng nước, con đường làng lát gạch
nghiêng (kết quả của những lần nộp cheo của các cô gái làng từ xa xưa khi đi lấy
chồng) tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà lại rất có hồn của làng q Việt Nam
xưa.
Có thể nói làng cổ Đơng ngạc mang trong mình nhiều giá trị văn hóa q
báu đã trở thành một bộ phận di sản quý giá của Thủ đơ và có thể trở thành một
điểm du lịch hấp dẫn giúp du khách tìm hiểu khám phá về lịch sử, văn hóa, kiến
trúc của làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khai thác các giá trị
văn hóa của địa phương để phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị truyền
thống đã được triển khai nhưng chưa tìm được hướng đi phù hợp.
Đồng thời việc nghiên cứu tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa
tại làng cổ Đơng Ngạc sẽ góp phần làm phong phú các chương trình du lịch của
Thủ đơ, góp phần giải quyết phần nào khó khăn của các doanh nghiệp du lịch do

thiếu sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn. Bên cạnh đó góp phần phát triển kinh tế

8

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

xã hội nơng thơn theo hướng xây dựng nơng thơn mới, hiện đại hóa nhưng vẫn
bảo tồn được những giá trị truyền thống đặc trưng của ngôi làng cổ.
Xuất phát từ những lý do thiết thực trên, là một sinh viên Khoa Văn hóa
Du lịch em đã chọn đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ
Đơng Ngạc” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Du lịch văn hóa làng cổ của Việt Nam
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu đi sâu vào những giá trị văn
hóa tiêu biểu của làng cổ, mà nó có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển du lịch của
địa phương. Trên cơ sở nhìn nhận giá trị văn hóa làng cổ như những tài nguyên
quý giá của du lịch, khóa luận sẽ đề xuất định hướng và giải pháp khai thác các
giá trị đó để phát triển du lịch.
- Không gian: Địa bàn làng cổ Đông Ngạc, Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Thời gian: Số liệu và các tài liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2005
trở lại đây.
3. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
- Tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, phong tục, truyền
thống của làng cổ Đông Ngạc để khai thác những nguồn tài nguyên đó phục vụ
cho hoạt động du lịch.


9

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

- Đánh giá một cách tổng thể giá trị văn hóa du lịch làng cổ Đơng Ngạc
đồng thời giới thiệu đến khách du lịch một loại hình du lịch mới: Du lịch làng
Việt cổ.
- Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác tiềm năng du lịch để đưa làng
cổ Đông Ngạc trở thành điểm du lịch văn hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tư liệu, xử lý thông tin
Để phục vụ cho nghiên cứu về làng cổ Đơng Ngạc người viết khóa luận đã
tìm hiểu một số sách báo viết về làng Việt và làng cổ Đơng Ngạc, tư liệu tại
phịng Văn hóa thông tin xã Đông Ngạc và các sách, tư liệu do người dân tại
làng cung cấp.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Để đưa ra những thơng tin chính xác trong nghiên cứu, em đã đến làng
Đông Ngạc khảo sát 5 buổi vào các ngày: 20/3/2011, 13/4/2011, 15/4/2011,
22/4/2011, 10/5/2011 để:
- Tìm hiểu hiện trạng không gian, cảnh quan, kiến trúc của làng.
- Khảo sát các di tích tại làng.
- Nghiên cứu các điểm di tích có thể đưa vào các chương trình du lịch.
- Khảo sát cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Tiếp xúc và gặp gỡ trao đổi thơng tin với các bộ văn hóa xã và một số
người dân địa phương.
4.3. Điều tra xã hội học thông qua: Phỏng vấn chuyên sâu


10

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Người viết khóa luận đã tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn một số người tại
làng, cụ thể:
- Phỏng vấn cơ Nguyễn Thị Thanh - trưởng phịng Văn hóa thơng tin của
xã Đơng Ngạc để tìm hiểu các định hướng, chính sách của chính quyền địa
phương cho hoạt động du lịch, các biện pháp bảo tồn tôn tạo di tích, gìn giữ
truyền thống tốt đẹp.
- Tiếp xúc nói chuyện với bác Phạm Quang Đại, người đang giữ khá nhiều
tư liệu về làng Đơng Ngạc, để tìm hiểu lịch sử của làng, đình Vẽ và họ Phạm.
- Gặp bác Đỗ Quốc Hiến, người đang trông nom nhà thờ họ Đỗ, để tìm
hiểu về lịch sử, kiến trúc nhà thờ họ Đỗ (được coi là ngơi đình thứ hai của làng
Đơng Ngạc).
5. Ý nghĩa của khóa luận
- Khóa luận hệ thống được những thơng tin đầy đủ, chính xác, tồn diện
về làng cổ Đơng Ngạc, phân tích những tiềm năng phát triển du lịch văn hóa và
những thực trạng về khai thác phát triển du lịch ở đây.
- Bằng kiến thức thu nhận được qua thực tế khảo sát, phân tích khóa luận
em cũng đề xuất một số giải pháp khai thác những giá trị văn hóa truyền thống
của để phát triển làng cổ Đông Ngạc thành điểm du lịch văn hóa.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về du lịch văn hóa làng cổ
Chương 2: Thực trạng về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại

làng cổ Đơng Ngạc, Từ Liêm

11

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3: Định hướng và giải pháp xây dựng làng cổ Đông Ngạc
thành điểm du lịch văn hóa

12

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA LÀNG CỔ
1.1. Làng Việt cổ đồng bằng Bắc Bộ
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc hình thành làng Việt cổ
1.1.1.1. Khái niệm “Làng”
Làng là một thuật ngữ chứa đựng nội hàm rộng lớn, phong phú, đa dạng,
phức tạp. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm
lịch sử cùng với tiến trình hình thành dân tộc Việt Nam, nội hàm, tên gọi của
thuật ngữ “làng” có sự biến đổi.
Khi nghiên cứu về “làng” đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra. Mỗi khái

niệm đề cập đến làng dưới góc độ khác nhau, phục vụ cho các chuyên ngành
nghiên cứu.
Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà
Nội 1992, có đưa ra khái niệm: “Làng là khối dân cư ở nơng thơn làm thành đơn
vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong
kiến” [tr539,1992].
Trong cuốn Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, tác giả Bùi Xuân
Đính đã đưa ra khái niệm: “Làng là một từ Nôm, dùng để chỉ một đơn vị tụ cư
truyền thống của người nơng dân Việt ở nơng thơn, có địa vực riêng, cơ cấu tổ
chức, lệ tục, tâm lý, tính cách riêng và cả “tiếng làng” được hiểu qua âm giọng
riêng, hồn chỉnh và tương đối ổn định qua q trình lịch sử”[2,tr32].

13

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Theo Học giả Trần Ngọc Thêm “Làng là một tập hợp những người có
cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng đất nhất định. Làng
được xem có tính tự trị khép kín, độc lập là một vương quốc nhỏ trong một
vương quốc lớn”.
Trong cuốn Nông thôn Việt Nam trong lịch sử tập I, các tác giả viết:
“Làng xã Việt Nam là một cộng đồng có tính chất dân tộc học, xã hội học và tín
ngưỡng, nó hình thành trong q trình liên hiệp tự nguyện giữa những người
nông dân lao động trên con đường chinh phục những vùng đất gieo trồng”
[tr11].
Như vậy có khá nhiều khái niệm về làng được đưa ra dưới những góc độ
khác nhau. Mỗi khái niệm cho ta một cách nhìn nhận vấn đề làng dưới một quan

điểm khác. Nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ như vậy giúp ta hiểu vấn đề một
cách tồn diện hơn.
Làng cịn được gọi bằng một tên khác “Thôn”. Thôn chỉ một làng nhỏ có
chức năng của đơn vị hành chính cơ sở, nhưng đồng thời thôn cũng là một đơn vị
địa vực nằm bên trong xã.
Ngày nay làng và thôn được dùng song song phổ biến trong người dân.
Hai thuật ngữ này gần đồng nghĩa nhưng khác về sắc độ. Làng được sử dụng
trong ngơn ngữ thường ngày, biểu thị tình cảm. Khi một người xa quê hương,
nhớ về mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” mình, thường kể với bạn bè bằng một niềm
tự hào xen lẫn chút ngậm ngùi, nhung nhớ “làng tôi” chứ không ai dùng “thôn
tôi”.

14

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Để có một định nghĩa hồn chỉnh và đầy đủ nhất về làng Việt là một việc
làm khó khăn. Trong phạm vi khóa luận này, chúng ta có thể hiểu “làng” của
người Việt theo những khía cạnh dưới đây.
- Làng là một đơn vị cư dân sống tập định cư mang tính cộng đồng cao
trên một lãnh thổ nhất định.
- Làng là một cộng đồng kinh tế chung, tức mỗi làng cơ bản là một đơn vị
kinh tế tự cung tự cấp với nông - công - thương nghiệp tương đối tự chủ so với
làng khác.
- Làng là một đơn vị hành chính và cũng là một cộng đồng thấp nhất trong
điều kiện bảo vệ an ninh và đấu tranh chống thiên tai để bảo vệ đê điều, cơng
trình thủy lợi…

- Làng là một cộng đồng có tính chất bình đẳng, các thành viên trong làng
xóm đều bình đẳng nhưng theo một trật tự trên dưới chặt chẽ: tuổi tác, khoa
bảng, chức tước, trật tự thân tộc…
- Làng là một cộng đồng văn hóa với những tính chất khá hoàn chỉnh và
gắn kết chặt chẽ với nhau giữa các yếu tố văn hóa nghệ thuật, văn hóa tư tưởng,
văn hóa xã hội và dân chủ làng xóm.
Với những nhận thức trên làng được chọn làm cơ sở để xây dựng nông
thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế trở về với một truyền
thống đầy tính nhân bản.
Trong cái nghĩa trung thực và sâu xa làng đã vượt lên trên ý nghĩa thông
thường của một đơn vị địa danh gọi tên sự vật mà là một khái niệm văn hóa.
Làng là một bức tranh vừa đồng nhất vừa đa dạng của xã hội Việt Nam trong

15

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Văn hóa làng chính là cái hồn của nền văn hóa
Việt Nam.
1.1.1.2. Nguồn gốc hình thành làng Việt cổ
Làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn Việt Nam và là nhân tố
cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam. Từ tời Hùng Vương, làng
được gọi là Chạ, đơn vị này có thể coi tương đương với Sóc của người Khơ Me,
bản, mường của các dân tộc thiểu số phía Bắc, bn của các dân tộc thiểu số khu
vực Tây Nguyên. Làng của những người làm nghề chài lưới được gọi là Vạn hay
Vạn chài.
Năm 1428 vua Lê Thái Tổ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị, gọi là tiểu

xã, trung xã và đại xã. Thời vua Lê đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm
soát làng xã. Viên quan cai trị lúc đó là xã quan, sau này gọi là lý trưởng, trước
đây trên làng là xã, huyện, châu, phủ, lộ, đạo tùy theo từng thời kỳ. Ngày nay, tổ
chức trên làng là xã, huyện, tỉnh, quốc gia, tổ chức dưới làng là các xóm.
Như vậy làng được hình thành khá sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trước hết, do nhu cầu tồn tại mà con người trong một khu vực nhất định
gắn bó liên kết lại với nhau thành một tập hợp gọi là làng. Việt Nam là một điển
hình của văn hóa gốc nơng nghiệp lúa nước, trong đó nơng nghiệp phát triển đầu
tiên và mạnh mẽ nhất là ở đồng bằng sông Hồng. Kinh tế trồng trọt bắt buộc phải
sống định cư vì trồng cây xuống phải chờ cho lớn lên, ra hoa kết trái mới thu
hoạch được, và thu hoạch nhiều lần sau nữa. Hơn nữa sản xuất nơng nghiệp địi
hỏi sự phối hợp giữa những người trong cùng một khu vực địa lý nhất định để
giải quyết vấn đề chung như thủy lợi, từ đó một bộ máy quản lý làng xã ra đời là
một nhu cầu tất yếu. Từ cuộc sống định cư, sản xuất nông nghiệp dưới sự điều

16

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

hành của bộ máy làng xã, các thành tố của làng dần dần được hình thành, trong
đó mỗi thành tố đều thấm đậm chất văn hóa của lớp dân cư sinh sống bằng sản
xuất nơng nghiệp.
Có thể thấy sự hình thành các cư dân Việt xưa chính là quá trình dần hình
thành các làng Việt cổ. Quá trình đó khơng chỉ là q trình tạo thành những yếu
tố vật chất mà cịn là q trình tạo thành của các giá trị văn hóa làng - giá trị văn
hóa vùng sơng nước - giá trị văn hóa nơng nghiệp. Văn hóa nơng nghiệp lo tạo
dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, khơng xáo trộn, mang tính trọng tình, con

người sống hịa đồng với thiên nhiên (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên), có lối tư
duy tổng hợp kéo theo biện chứng, tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình (tạo
nên tính hiếu khách của người dân q), mềm dẻo trong đối phó ứng xử.
Sự gắn kết trong cộng đồng làng xã ngay từ buổi đầu đã rất chặt chẽ do
nhu cầu sinh tồn. Dần dần bản thân nó lại là một nét văn hóa độc đáo, và cũng là
cái vỏ bọc bảo vệ vững chắc văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam.
Không chỉ hợp tác để đối phó với những điều kiện khắc nghiệt của tự
nhiên như bão lũ, động đất, hạn hán mà cộng đồng cư dân Việt Nam còn phải
hợp sức để chống lại những thế lực xâm lược. Chính vì vậy mà khối gắn kết càng
trở nên chặt chẽ hơn. Mỗi làng xã như một thành lũy mà có lẽ khi nhìn bất cứ lũy
tre làng nào ta cũng có thể giải thích ngun do xuất hiện của nó là do u cầu
bảo vệ làng khỏi bị xâm lược, khỏi những tác động bên ngoài.
Như vậy, làng là đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nơng
nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nơng nghiệp tiểu nơng tự cung tự cấp, mặt
khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nơng, với
gia đình và tơng tộc gia trưởng, đảm bảo sự công bằng và bền vững của xã hội

17

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

nơng nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai
nguyên lý cội nguồn và cùng địa điểm.
Trải qua một thời kỳ tồn tại phát triển lâu dài làng Việt cổ truyền đã trở
thành một đơn vị xã hội bền vững có sức sống trường tồn trong lịch sử và chính
là mơi trường quan trọng nhất để sáng tạo, lưu truyền văn hóa làm nên cái hồn,
cái gốc của nền văn hóa Việt Nam.

1.1.2. Các loại hình và sự phân bố làng Việt cổ
Mỗi làng có cuộc sống riêng, tâm lý riêng, khơng làng nào giống làng nào,
tạo cho bộ mặt văn hóa cũng như các mặt sinh hoạt khác nhau của nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ đa dạng, sinh động. Tuy nhiên ta có thể dựa trên một số tiêu
chí để phân loại các làng Việt cổ truyền.
Theo tiêu chí nghề nghiệp làng Việt có các loại sau:
- Làng thuần nơng nghiệp: đây là dạng cơ bản, phổ biến nhất ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ, chiếm đến 80% số làng hiện có.
- Làng nghề thủ cơng: là những làng ngồi cơng việc đồng áng ra, cịn có
nghề riêng truyền thống làm trong lúc nơng nhàn như làng làm nón, làng nghề
làm chiếu, làng nghề đan lát…
- Làng thủy cơ: cư dân của làng này chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá,
làng của họ thường được gọi là các “vạn chài”.
- Làng biển: dân tụ cư trên các cồn cát lâu ngày thành xóm làng. Ở đồng
bằng Bắc Bộ rất ít làng làm nghề biển thuần túy mà thường là nửa làm biển nửa
làm ruộng thuần làm màu.

18

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Ngồi tiêu chí phân loại theo nghề nghiệp cịn có kiểu phân loại làng theo
tiêu chí biểu hiện văn hóa đặc trưng: làng Văn, làng Võ, làng Chợ, làng “Tục”,
làng Chạ, làng Công giáo…
Làng là một cụm dân cư sống tập trung, tuy nhiên do địa hình quy định
làng có thể có sự phân bố khác nhau tùy theo vùng miền địa phương tạo nên hình
thể làng.

Nhìn chung có bốn kiểu phân bố của làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Mơ hình xương cá: ở mơ hình này dân cư phân bố thành khối dài và
mỏng dọc đường cái nhất là bờ sông và chân đê, mỗi một cổng làng ở gần chân
đê là lối đi vào một ngõ hay một xóm.
- Mơ hình vành khăn: dân cư phân bố thành hình vành khăn vịng từ chân
đồi lên lưng chừng đồi, đây là kiểu phân bố thường gặp ở vùng bán sơn địa phía
Bắc.
- Mơ hình tuyến điểm: dân cư phân bố lẻ tẻ, mỗi xóm cách biệt các xóm
khác cùng làng bởi đồng ruộng, bờ bãi ven sông… nhưng nối với nhau bởi hệ
thống đường q, ngõ xóm.
Ở đồng bằng Bắc Bộ do địa hình là dải đồng bằng không thẳng tắp mà
thỉnh thoảng xen kẽ bởi những đồi thấp, cho nên cư dân nơi đây khơng chỉ tập
trung ven sơng mặc dầu đó là địa bàn cư dân trồng trọt sinh sống đầu tiên. Các
cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ còn sinh sống trên những quả đồi thấp đó nhằm
tránh nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa họ. Vì thế một học giả người Pháp chuyên
nghiên cứu đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là Pierre Gourou còn
phân biệt làng ở đồng bằng Bắc Bộ thành làng ven sông và làng ven đồi (hay
làng bán sơn địa).

19

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3. Chức năng và đặc điểm của làng
1.1.3.1. Chức năng của ngôi làng
Làng một đơn vị xã hội bền vững và rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội
trung và cổ đại. Làng giống như một vương quốc nhỏ với một luật pháp riêng có

hiệu lực mạnh mẽ đối với tất cả những người dân trong làng.
Chức năng quan trọng nhất và dễ nhận thấy nhất đó là làng là không gian
sống của người dân ở nông thơn. Khơng gian vốn dĩ đã khép kín bởi quan hệ xã
hội được làm kiên cố thêm bởi sự bao bọc của lũy tre làng đã nuôi dưỡng người
dân từ khi sinh ra, chứng kiến quá trình trưởng thành của con người đó cùng với
những bước đột phá trong cuộc đời và có khi lại tiễn họ đi về với ông cha. Trong
ngôi làng tất cả các mối quan hệ xã hội được diễn ra như quan hệ ruột thịt họ
hàng, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò, quan hệ kinh doanh bn bán… Tất cả
những hoạt động đó làm cho làng trở thành một thiết chế độc lập, ổn định, bền
vững.
Làng là một môi trường quan trọng nhất để sáng tạo, lưu truyền văn hóa.
Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, song do con người ở
mỗi vùng miền có những đặc tính khác nhau nên họ cũng sản sinh ra những sản
phẩm văn hóa mang tính địa phương, vùng miền. Ở nơng thơn do con người gắn
bó với làng, sống khép kín nên dường như hầu hết mọi sự hiểu biết chỉ gói gọn
trong khơng gian của làng. Chính vì vậy, làng là môi trường gần như duy nhất
giúp con người sáng tạo văn hóa và ni dưỡng, lưu truyền nền văn hóa đó. Văn
hóa làng là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được các chủ thể cộng đồng
làng sáng tạo ra trong suốt q trình lịch sử. Nó bao gồm các giá trị thuộc nhiều
lĩnh vực hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng làng xã. Đó có thể là các
giá trị vật chất như các cơng trình văn hóa, đình, chùa, nhà cửa… cũng có thể là

20

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

các phong tục tập quán, luật tục, hay nói chung là các ứng xử văn hóa bao gồm

các quan niệm, hành vi ứng xử và phương châm ứng xử trong các mối quan hệ
nội tại của làng, như quan hệ dòng họ, phường giáp, láng giềng trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày và trong đời sống tâm linh. Tóm lại văn hóa làng là bản sắc,
đặc trưng của làng, tạo nên sức sống trường tồn cho làng, làm cho làng trở thành
một thực thể có linh hồn.
1.1.3.2. Đặc điểm của ngôi làng
Làng xã Việt Nam được tổ chức theo huyết thống, địa bàn cư trú hành
chính làm cho làng có tính cộng đồng và tự trị rất cao. Tính cộng đồng làm cho
các thành viên trong làng đều hướng tới nhau. Do tính cộng đồng cao mà làng
Việt có xu hướng nhấn mạnh vào tính đồng nhất, hệ quả của nó là sự đồn kết,
tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao, dân chủ địa phương. Nhưng điều đó lại thủ
tiêu vai trị cá nhân, tạo thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể và công bằng đố kỵ
khơng muốn ai hơn ai.
Một ngơi làng cịn mang tính biệt lập. Tính biệt lập ở làng mạnh đến nỗi
mỗi làng được coi là một quốc gia thu nhỏ với một luật pháp riêng được gọi là
hương ước và luật tục và một “triều đình” riêng với hội đồng kỳ mục là cơ quan
lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Nhiều làng còn bầu bốn cụ cao tuổi là tứ
trụ. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến và sau này của cả thực dân không làm
ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã, “phép vua thua lệ làng” là một truyền
thống thể hiện mối quan hệ dân chủ đặc biệt của nhà nước phong kiến làng xã
Việt Nam.
Tính biệt lập cịn được thể hiện ở lũy tre làng. Lũy tre làng bao xung
quanh làng. Đó là một thành lũy rất kiên cố, đốt không cháy, trèo vào không
được, đào không qua. Điều này khác hẳn với các nước trên thế giới là dùng

21

Lê Thị Thùy - VHDL 15C



Khóa luận tốt nghiệp

thành quách làm bằng đất đá. Việc trao đổi với thế giới bên ngồi thơng qua
chiếc cổng làng.
Do tính tự trị cao mà làng có xu hướng nhấn mạnh vào tính dị biệt của
làng. Tính dị biệt dẫn đến hệ quả tự cung tự cấp, mỗi làng cố gắng đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của làng. Tuy nhiên nó cũng tạo ra cho con người trong làng có óc bè
phái, cục bộ, gia trưởng.
Ở Việt Nam làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết
hiện tượng “làng là nơi ở của một dòng họ” còn lưu hàng loạt tên làng: Đặng Xá
(làng người họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá… Trong làng,
người dân cho đến giờ vẫn thích sống theo lối sống đại gia đình. Các cụ già rất
hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được ba, bốn thế hệ (tam đại
đồng đường, tứ đại đồng đường). Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm
bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật
chất cũng như tinh thần “sẩy cha cịn chú, sẩy mẹ bú dì”, hỗ trợ nhau về trí tuệ
tinh thần, làm chỗ dựa cho nhau về mọi mặt “một người làm quan cả họ được
nhờ”.
1.1.4. Các thành tố của làng
1.1.4.1. Cảnh quan vật chất
Khi nói đến làng cổ truyền khu vực Bắc Bộ thường thường người ta nghĩ
đến một ngôi làng thuần nông nghiệp, loại hình làng chiếm phần đa các làng ở
đồng bằng Bắc Bộ, tạo nên gương mặt điển hình cho ngơi làng nơng thơn Việt
Nam. Ở đó những thành tố tạo nên diện mạo của làng dường như đã trở thành
biểu tượng có sức gợi cảm với người Việt. Trong ký ức của mỗi người dân Việt
Nam, có lẽ khơng bao giờ phai mờ hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình, dịng

22

Lê Thị Thùy - VHDL 15C



Khóa luận tốt nghiệp

sơng, bến đị, những cánh đồng cị bay thẳng cánh… Hình ảnh những ngày hội
làng giữa sân đình cờ xí rợp trời cùng tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã đã trở
thành một phần của tình yêu quê hương đất nước của con người Việt Nam.
Có một nhà thơ đã khắc họa hình ảnh ngơi làng thân thương của mình
bằng những vần thơ thật chân thành, giản dị mà giàu cảm xúc:
“Làng tôi nhỏ bé xinh xinh
Chung quanh có lũy tre xanh rườm rà.
Trong làng san sát nóc nhà,
Đình làng lợp ngói có vài cây cau.
Chùa làng rêu phủ mái nâu,
Dân làng thờ Phật để cầu bình an.
Chợ làng có qn năm gian
Ngày phiên thiên hạ bn hàng rất đơng.
Giếng làng có mạch nước trong
Có cây đa mát một vùng rất xa.
Trường làng rộng rãi bao la
Chúng tôi đi học trường nhà rất vui.”
Cảnh quan vật chất của làng bao gồm:
- Cấu trúc không gian vật chất của làng hay còn gọi là kiến trúc tổng thể
của làng gồm đường làng, ngõ xóm, cây đa, giếng nước, sân đình, sơng làng,
cánh đồng làng.

23

Lê Thị Thùy - VHDL 15C



Khóa luận tốt nghiệp

- Kiến trúc cổ truyền là những cảnh quan vật chất cốt yếu nhất của văn hóa
như đình làng, chùa chiền, miếu mạo, cổng làng, nhà ở cổ truyền.
Có thể hình dung cụ thể cảnh quan vật chất của làng như sau:
Xung quanh làng là lũy tre bao bọc, ngăn làng với đồng ruộng, có cổng
làng và các con đường làng, đường làng nối các ngõ, xóm và đều dẫn đến các
ngơi đình. Mồ mả thường được dành ở khu đất riêng ở cuối làng hoặc khu ruộng
gần cuối làng. Làng có nhiều ao, hồ, nhánh sơng nhỏ. Lũy tre xanh xung quanh
làng vừa tạo biên giới tự nhiên của làng vừa có tác dụng như một bức tường
thành ngăn kẻ cướp, kẻ trộm đồng thời góp phần tạo dựng và tơ điểm vẻ đẹp cổ
kính của làng quê. Đại đa số các làng đều có cây đa, giếng nước, cây gạo - những
hình ảnh quen thuộc về làng q Bắc Bộ truyền thống. Ngồi ra cịn có các cây
ăn quả như mít, chuối, cam, nhãn, na, đu đủ…
Cổng làng thì làng nào cũng có. Đầu làng và cuối làng đều có cổng xây.
Có nhiều làng cịn có cổng ở tứ phía, cổng làng thường được kiến trúc theo kiểu
mái cong, ở dưới mái thường được kiến trúc theo kiểu có dịng chữ đại tự đóng
khung trong một cuốn thư đề tên chữ của làng. Ngoài ra hai bên cột trụ thường là
hai vế câu đối nói lên sự thịnh vượng hay truyền thống tốt đẹp của làng.
Đình làng thì hầu như khơng làng nào là khơng có. Nơi đây diễn ra các
sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa cùng những nghi lễ thờ cúng vị thần bản
mệnh của làng, nơi để con người hướng tới một thế giới siêu linh mong được che
chở, phù hộ. Đình có niên đại và kiểu kiến trúc cổ dù cao hay thấp, dù to hay nhỏ
đều được kiến trúc theo một khuôn mẫu nhất định: mái cong, cột gỗ lim, có sân
đình và đa số là có hậu cung. Các đồ thờ thường được sơn son thếp vàng: hoành
phi, câu đối, ngai thờ thánh, bát bửu, ngựa thờ, hạc thờ…

24


Lê Thị Thùy - VHDL 15C


Khóa luận tốt nghiệp

Đa số làng nào cũng có chùa mang phong cách kiến trúc cổ kính với nhiều
kèo cột, có tam quan, mái cong, có tháp chng, điện thờ phật gồm 3 cấp, có
gian thờ tổ, có giếng nước, thường trồng rau và hoa quả quanh chùa. Đa số tượng
trong chùa được làm bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, phong cách dân gian cổ
truyền. Đặc biệt là tượng phật bà Quan Âm trong chùa các làng ở miền Bắc
thường mơ tả các nhân vật nữ có cơng với làng, với nước. Tượng người có bộ
mặt hiền hậu nhưng rất bình dị, dân dã. Đa số các chùa đều có tượng thờ Đức
Ơng, đức thánh hiền và gian thờ Mẫu.
Nhà ở cổ truyền thường được kết cấu theo kiểu cột kèo, mái tranh, sau
này là mái ngói. Nhà thường có ba gian hoặc năm gian trong đó gian giữa là nơi
trang trọng để tiếp khách và thờ cúng. Bếp tách với nhà và thường vng góc với
nhà ở. Nhà thường có dậu rào, nhiều làng các nhà có cổng nhỏ.
Đường làng có trục chính nối từ cổng đến đình thường được lát gạch (liên
quan đến tục nộp cheo). Những con đường nhỏ nối từ trục chính vào các ngõ
xóm. Những làng nào nghèo thì những con đường nhỏ này không được lát gạch.
Điếm (quán) làng: là nơi để canh nước lũ hoặc canh đồng, đồng thời là nơi
nghỉ chân cho khách đi đường hay dừng chân khi đi làm đồng.
Văn chỉ hoặc còn gọi là văn miếu của làng thờ Khổng Tử và 72 tiên hiền
thì khơng nhiều làng có. Nhưng ở những làng có truyền thống nho học và các
làng Khoa bảng thì đều có Văn chỉ.
Ngồi những yếu tố kể trên, giếng làng, bến nước, con đò, chợ làng, cánh
đồng làng… cũng là những yếu tố góp phần hoàn thành bộ mặt của một làng quê
Việt Nam truyền thống. Và những người nông dân hiền lành giản dị chân chất,
họ là chủ nhân của ngôi làng là người cùng thiên nhiên tạo nên gương mặt làng


25

Lê Thị Thùy - VHDL 15C


×