Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hát quan lang trong đám cưới của người tày ở xã tân lang huyện văn lãng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 132 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ
-------------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

HÁT QUAN LANG TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI TÀY
Ở XÃ TÂN LANG, HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

Giảng viên hướng dẫn

: T.S PHẠM VĂN DƯƠNG

Sinh viên thực hiện

: HOÀNG HỒNG NHUNG

Lớp

: VHDT

HÀ NỘI - 2015
 

 
 


LỜI CẢM ƠN
 


Để hồn thành tốt bài khóa luận này, lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong
Khoa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành bài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới UBND xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn, các nghệ nhân, cùng toàn thể đồng bào dân tộc Tày sinh sống ở xã đã giúp
đỡ, nhiệt tình cung cấp thơng tin và nhiều tư liệu quý báu.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
TS. Phạm Văn Dương, người thầy đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã đọc và chỉ ra những
thành cơng cũng như hạn chế của khóa luận.
Tác giả

Hồng Hồng Nhung

 
 


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................... 13
Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ TÂN LANGVÀ TẬP QUÁN
CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG .................................................................... 13
1.1.Khái quát về người Tày .......................................................................... 13
1.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 13
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 14
1.2.Tên gọi, nguồn gốc lịch sử cư trú........................................................... 15
1.3.Đặc điểm kinh tế mưu sinh .................................................................... 16
1.3.1.Kinh tế .................................................................................................... 16

1.3.2.Chăn nuôi ............................................................................................... 16
1.3.3.Tiểu thủ công nghiệp ............................................................................. 16
1.3.4.Thương nghiệp ....................................................................................... 16
1.4.Đặc điểm văn hóa, xã hội ........................................................................ 16
1.4.1.Văn hóa vật chất..................................................................................... 16
1.4.2.Văn hóa tinh thần ................................................................................... 19
1.4.3.Văn hóa xã hội ....................................................................................... 20
1.5. Tập quán cưới xin truyền thống của người Tày ở xã Tân Lang ....... 22
1.5.1. Xem số .................................................................................................. 22
1.5.2. Lễ hỏi ................................................................................................... 23
1.5.3. Lễ ăn hỏi................................................................................................ 24
1.5.4. Ngày cưới .............................................................................................. 25
1.5.5. Lễ lại mặt gồm ..................................................................................... 28
Chương 2:HÁT QUAN LANG CỦA NGƯỜI TÀYỞ XÃ TÂN LANGXƯA VÀ
NAY ................................................................................................................ 30
2.1. Một số khái niệm chung ........................................................................ 30
2.1.1. Khái niệm dân ca................................................................................... 30
2.1.2. Hát Quan lang ....................................................................................... 30
2.1.3. Nguồn gốc của hát Quan lang ............................................................... 33
 
 


2.2. Hát Quan lang trong đám cưới truyền thống...................................... 34
2.2.1. Nghệ thuật diễn xướng .......................................................................... 34
2.2.2. Môi trường diễn xướng ......................................................................... 35
2.2.3. Người hát Quan lang ............................................................................. 37
2.2.4. Trang phục hát Quan lang ..................................................................... 38
2.3. Nội dung các bài hát Quan lang ........................................................... 38
2.3.1. Hát Quan lang thay cho lời chào xã giao lịch sự .................................. 38

2.3.2. Hát Quan lang – lời khuyên dạy đạo lý, bổn phận làm người .............. 40
2.3.3. Vai trò của Quan lang và pả me trong việc thực hành và giữ gìn hát Quan lang
......................................................................................................................... 46
2.3.4. Vai trò của hát Quan lang trong đám cưới truyền thống ...................... 49
2.4. Giá trị hát Quan lang trong đời sống xã hội của người Tày xã Tân Lang

51

2.4.1. Giá trị về văn học .................................................................................. 51
2.4.2. Giá trị nghệ thuật diễn tấu ..................................................................... 55
2.4.3. Các giá trị đạo đức, giáo dục và cố kết cộng đồng ............................... 56
Chương 3:NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁPBẢO TỒN GIÁ TRỊ CỦA HÁT
QUAN LANG ................................................................................................ 59
3.1. Hát Quan lang trong xã hội hiện nay ................................................... 59
3.2. Một số nguyên nhân biến đổi của hát quan làng ở Tân Lang hiện nay

62

3.2.1. Do tác động của tồn cầu hóa ............................................................... 62
3.2.2. Do nhận thức của các cấp chính quyền................................................. 62
3.2.3. Do nhận thức và đời sống của người dân ............................................. 64
3.3. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về bảo tồn văn hóa phi vật thể ..... 64
3.4. Một số khuyến nghị và giải pháp .......................................................... 66
3.4.1.Quan tâm hơn nữa đến đời sống người dân ........................................... 66
3.4.2. Công tác sưu tầm, bảo tồn các bài hát Quan lang ................................. 66
3.4.4. Xây dựng hoạt động văn nghệ không chuyên....................................... 67
3.4.5. Đưa hát Quan lang lên chương trình của phương tiện truyền thơng đại chúng 68
3.4.6. Mở các lớp truyền dạy, tạo nguồn và bảo tồn hát Quan lang ............... 69
3.4.7. Các chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân ..................................... 70
 

 


3.4.8. Đối với cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền................................. 71
3.4.9. Các giải pháp thực hiện khác ................................................................ 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIệU THAM KHảO .............................................................................. 77
PHụ LụC ....................................................................................................... 80

 
 


MỞ ĐẦU
 

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, đã dệt nên
một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú nhưng thống nhất. Trải qua quá trình
phát triển, 54 bản sắc dân tộc ngày càng hòa quyện, đan xen vào nhau, q trình giao
thoa đó đã làm cho nền văn hóa các dân tộc hịa nhập nhưng khơng hịa tan, góp phần
làm cho đời sống văn hóa người dân thêm đặc sắc. Nhắc đến dân tộc Tày, có thể nói
tới một hình thức diễn xướng độc đáo và nổi bật là hát Then. Tuy nhiên, bên cạnh đó
cịn có những hình thức diễn xướng khác mà trong đó đáng được quan tâm là tục hát
Quan lang.
Hát Quan lang (thơ lẩu, hát cưới...) là những bài hát được diễn xướng trong đám
cưới người Tày. Điều quan trọng là, hát Quan lang không phải để biểu diễn mà để thể
hiện sự kết nối giữa con người với con người và với thế giới tâm linh. Vì ý nghĩa này
mà trong bất kỳ đám cưới truyền thống nào của người Tày cũng đều phải có hát Quan
lang, dù nhiều hay ít. Vì lẽ đó, hát Quan lang ln giữ vị trí quan trọng và có vai trị

chi phối tồn bộ diễn trình của một đám cưới. Giữa đám cưới và hát Quan lang ln
có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, có đám cưới là có hát Quan lang và
ngược lại. Vì vậy, hát Quan lang trở thành một nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu cho
phong tục cưới xin của người Tày. Thông qua hát Quan lang có thể thấy được tất cả
các giá trị văn hóa cổ truyền được hội tụ trong đó những quy ước đối nhân xử thế,
giao tiếp giữa cá nhân với cộng đồng, với tổ tiên, với thần linh,thấy được những khát
vọng sống, những nét đẹp, đạo lý, những môn nghệ thuật diễn xướng có tác dụng rất
sâu sắc đến tình cảm con người.
Với xu thế hội nhập giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc
và quốc gia như hiện nay. Hát Quan lang của người Tày ở xã Tân Lang cũng như các
loại hình văn hóa dân gian ở các tộc người khác đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu lẫn
nhau. Trong bối cảnh đó sự mai một văn hóa truyền thống của mỗi tộc người là điều
khơng tránh khỏi. Vì vậy, việc tìm hiểu bảo tồn và phát huy những giá trị truyền
 
 


thống, trong đó có hát Quan lang trong đám cưới của người Tày nói chung và hát
Quan lang của người Tày ở xã Tân Lang nói riêng là điều hết sức cần thiết.
Là một sinh viên khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số hơn nữa lại là người con dân
tộc Tày trên quê hương Lạng Sơn, tôi nhận thấy việc tìm hiểu hát Quan lang của
người Tày là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
truyền thống quý giá của dân tộc mình và quê hương mình. Hơn nữa, với mong muốn
trau dồi kỹ năng tìm hiểu văn hóa tộc người, việc thực hiện Khóa luận này sẽ giúp tơi
thực hành các kỹ năng nghiên cứu khoa học, và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về đời sống
của người Tày ở Tân Lang.
Chính vì vậy, tơi đã chọn “ Hát Quan lang trong đám cưới của người Tày ở xã
Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp đại học
Văn hóa ngành quản lý nhà nước về Văn hóa dân tộc thiểu số của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, hát Quan lang đã trở thành đối tượng nghiên cứu của khơng ít
nhà khoa học. Và đã được tiếp cận trên các bình diện khác nhau như: Văn học dân
gian, dân tộc học, văn hóa dân gian, văn hóa học…Có thể kể đến một số tác giả đã
quan tâm đến hát Quan lang và đã có các cơng trình nghiên cứu được công bố như
sau:
Từ những năm 1964 công tác sưu tầm và nghiên cứu về hát Quan lang đã được
nhen nhóm, tuy nhiên trong thời gian này, cơng trình nghiên cứu về hát Quan lang
chưa nhiều, chỉ là một số bài viết đăng trên báo chí.
Đến năm 1973, trong cuốn “ Dân ca đám cưới Tày – Nùng”, Nông Minh Châu
đã tập hợp hơn 100 bài hát đám cưới Tày – Nùng. Tác giả sưu tầm và dịch nguyên văn
thơ Tày – Nùng ra tiếng Việt. Bên cạnh giá trị sưu tầm, cuốn sách đã khá thành công
trong việc dịch thơ: lời thơ, hình ảnh sát thực và sinh động. Cuốn sách “Dân ca đám
cưới Tày – Nùng”của Nông Minh Châu là tư liệu quý giá, cho ta những hiểu biết ban
đầu rất cần thiết, đặc biệt là về phương diện diễn xướng dân ca Tày – Nùng.

 
 


Năm 1974, trong cuốn “ Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc” có bài viết
của Lường Văn Thắng “ Tìm hiểu nội dung của một số bài thơ Quan lang”, và của Vi
Quốc Bảo “ Những bài hát đám cưới – Những bài thơ trữ tình”.
Năm 1973, trong bài “ Vài suy nghĩ về hát Quan lang, lượn, Phong slư”, tác giả
Vi Hồng đã giới thiệu khái quát về hát Quan lang và nguồn gốc của nó.
Như vậy, trong khoảng thời gian này, số lượng sách và các bài báo viết về hát
Quan lang không nhiều nhưng cũng đã giúp ta hình dung bước đầu về diện mạo hát
Quan lang.
Đến những năm 80 của thế kỷ XX mặc dù trong văn kiện đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ V, Đảng ta đã khẳng định vị trí và vai trị của văn hóa dân gian các dân
tộc trong nền văn hóa Việt Nam, nhưng cơng tác sưu tầm, nghiên cứu lời hát Quan

lang vẫn còn hạn chế.
Năm 1995, trong cuốn “ Tục cưới xin của người Tày”, tác giả Triều Ân và
Hoàng Quyết đã giới thiệu về tục cưới xin và lễ cưới của người Tày; thơ Quan lang,
Pả Me được sưu tầm ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà
Giang; phương hướng bảo tồn, kế thừa, phát triển hát Quan lang.
Trong cuốn “ Văn hóa truyền thống Tày – Nùng” in năm 1996, nhà xuất bản
Văn hóa Dân tộc cũng dành một chương giới thiệu bài hát đám cưới Tày – Nùng. Cả
hai cuốn sách trên là nguồn tư liệu cần thiết cho người viết đề tài này.
Năm 2002, Hoàng Thị Cành với đề tài nghiên cứu “Phong tục hơn nhân người
Tày Ngun Bình tỉnh Cao Bằng” cũng đã giới thiệu khá toàn diện về phong tục hơn
nhân của người Tày Ngun Bình tỉnh Cao Bằng và văn bản thơ Quan lang được ghi
chép, sưu tầm bằng chữ Nôm, phiên âm Tày và dịch ra tiếng Việt.
Ở trường đại học sư phạm Thái Nguyên có một đề tài nghiên cứu khoa học
cũng đã bước đầu nghiên cứu về thơ Quan lang ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.
Cuốn Văn hóa dân gian Tày do Hoàng Ngọc La chủ biên, ấn hành năm 2002
cũng nhắc tới hát Quan lang. Trong cuốn sách này, các tác giả chủ yếu tìm hiểu nguồn
gốc và đặc trưng văn hóa người Tày ở Việt Nam.
 
 


Năm 2004, Lộc Bích Kiệm với luận văn “ Đặc điểm dân ca Tày – Nùng xứ
lạng” đã xác lập được những đặc điểm căn bản của dân ca đám cưới Tày – Nùng trên
các phương diện: diễn xướng, nội dung, thi pháp. Đặc biệt người viết đi sâu vào phần
thi pháp để thấy được sự độc đáo của bộ phận dân ca này.
Cuốn Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh chủ biên, in năm 2006 xếp
hát Quan lang vào nhóm bài ca hơn lễ, thuộc tiểu loại dân ca nghi lễ - phong tục và
khẳng định: “Trong loại hình dân ca đám cưới của các dân tộc, thì loại hát quan
lang của người Tày hoặc thơ lẩu của người Nùng là loại dân ca đám cưới có quy mơ

nhất”[15]. Tác phẩm đã giới thiệu trình tự, nội dung cơ bản của hát Quan lang, có lấy
một số câu hát làm dẫn chứng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những điểm sơ lược nhất,
cũng như cách tác giả giới thiệu về hình thức hát đám cưới của các dân tộc khác. Cuốn
sách chưa chỉ ra nghệ thuật, diễn xướng của loại hình.
Trong sách “Thơ Quan lang” của Nguyễn Thiện Tứ xuất bản năm 2008 đã giới
thiệu trình tự những lời thơ Quan lang ở Thạch An – Cao Bằng, song chưa nghiên cứu
một cách toàn diện, sâu sắc nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản ngơn từ.
Ngồi ra, hát Quan lang cịn được đề cập trên một số trang báo văn hóa nghệ
thuật, báo địa phương và một số trang web trên internet. Đây là những bài viết chưa
có tính chun biệt, phần nhiều chưa mang tính khoa học.
Gần đây, việc sưu tầm, nghiên cứu hát Quan lang từ góc độ văn học dân gian ở
những địa phương cụ thể đã được quan tâm, nghiên cứu và có những đóng góp nhất
định. Tiêu biểu như: Lê Thương Huyền với luận văn thạc sĩ “Thơ lẩu của người Tày ở
Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn” năm 2011, Đàm Thùy Linh với luận văn thạc sĩ “ Hát
Quan lang của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân
gian” năm 2009, Hồng Thị Qun, khóa luận tốt nghiệp “Tục hát quan lang trong
đám cưới truyền thống của người Tày xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.
Hiện nay, hát Quan lang vẫn còn tồn tại trong đời sống tinh thần của người Tày
ở vùng Việt Bắc. Tại nhiều địa phương, hát Quan lang vẫn được tiếp thu, sáng tạo và
bổ sung. Hát Quan lang ở mỗi địa phương lại có sắc thái riêng nên nghiên cứu hát

 
 


Quan lang ở từng địa phương cụ thể chính là khám phá sự độc đáo, phong phú trong
đa dạng, thống nhất của loại hình.
Hát Quan lang ở Tân Lang nay vẫn được lưu truyền. Nhưng bản thân người
diễn xướng lại không ghi chép đầy đủ tất cả các lời hát. Do đó, ngay ở các điểm văn
hóa địa phương cũng chưa có một tài liệu nào thật sự đầy đủ, khoa học.

Như vậy, các cơng trình nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong lịch sử
nghiên cứu về hát Quan lang của người Tày trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Hát Quan lang ở xã Tân Lang, Lạng Sơn hiện nay chưa được khai thác, nghiên
cứu một cách triệt để trong một cơng trình khoa học nào. Các cơng trình của các nhà
nghiên cứu đi trước đã tạo ra những cơ sở, những điều kiện để tôi tiếp tục khai thác,
làm rõ hơn về hát Quan lang trong đám cưới của người Tày ở Tân Lang, Lạng Sơn.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1.Mục đích
Nghiên cứu để nhận định những giá trị của hát Quan lang, khám phá cái hay,
cái đẹp trong nội dung các bài thơ Quan lang để hiểu được tâm tư, tình cảm, phong tục
tập quán, tài năng sáng tạo của các nghệ nhân. Chỉ ra được vị trí, vai trị, nét độc đáo
của hát Quan lang trong đời sống văn hóa dân tộc Tày. Đồng thời gợi mở những vấn
đề bảo tồn và phát triển trong xã hội đương đại.
3.2.Mục tiêu
Tìm hiểu về người Tày ở xã Tân Lang; nghiên cứu hát Quan lang ngày xưa để
thấy vai trị của nó trong đám cưới.
Nghiên cứu hát Quan lang ngày nay để tìm ra sự mai một, thay đổi. Trên cơ sở
đó đưa ra kiến nghị khôi phục, bảo tồn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
Hát Quan lang trong đám cưới của người Tày ở xã Tân Lang, huyện Văn Lãng,
tỉnh Lạng Sơn.
4.2.Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
 
 


5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý thuyết

Khóa luận này chịu ảnh hưởng của các quan điểm lý thuyết về biến đổi văn
hóa, để nhận diện những giá trị truyền thống của tục hát Quan Lang và những biến đổi
của nó trong cuộc sống đương đai,
Bên cạnh đó những quan điểm lý thuyết về vùng văn hóa cũng được quan tâm
sử dụng để nhận diện những nét tương đồng và sự khác biệt giữa hát Quan Lang ở Tân
Lang so với các địa phương khác.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên khóa luận sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp điền dã dân tộc học để thu thập tài liệu thực địa ở xã Tân Lang,
với các kỹ thuật chủ yếu là chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn, quan sát...
Phương pháp nghiên cứu thư tịch, tài liệu báo cáo, thống kê, phân tích, so sánh
các nguồn tài liệu về hát Quan lang trong đám cưới của người Tày ở Tân Lang. Sau đó
tổng hợp và soạn thảo thành văn bản.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1.Ý nghĩa lý luận
Qua đề tài này chúng ta có thể hiểu hơn về một một số khái niệm về hát Quan
lang, thấy được vai trò hát Quan lang của người Tày trong đám cưới.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn nghiên cứu về sau. Từ ý nghĩa lý luận
trên qua đề tài này cũng sẽ tổng hợp lại các biện pháp bảo tồn hát Quan lang để góp
phần tăng cường hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy ở trên địa bàn xã Tân
Lang nói riêng và Lạng Sơn nói chung.
7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu,Kết luận, Phụ lục, tài liệu tham khảo...nội dung của khóa
luận được chia làm 3 chương:

 
 



Chương 1. Khái quát về người Tày ở xã Tân Lang và tập quán cưới xin truyền
thống
Chương 2. Hát Quan lang của người Tày ở xã Tân Lang xưa và nay
Chương 3. Những biến đổi và giải pháp bảo tồn giá trị của hát Quan lang

 
 


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ TÂN LANG
VÀ TẬP QUÁN CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG
 

1.1.Khái quát về người Tày
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Xã Tân Lang nằm ở phía Tây của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn, Phía Bắc
giáp xã Tân Việt, phía Nam giáp xã Hồng Việt, phía Đơng giáp thị trấn Na Sầm và
xã An Hùng, phía Tây giáp xã Thành Hịa. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 18,20
ha, dân số là 4115 người (theo số liệu thống kê năm 2013), gồm 12 thôn bản: Nà Chà,
Bản Làng, Thanh Hảo, Tân Hội, Kéo Van, Phiêng Khoang, Khun Roọc, Bó Củng, Pị
Lâu, Tà Cc, Nà Cưởm, Pác Cuồng.
1.1.1.2.Địa hình
Địa hình phổ biến của xã Tân Lang là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình từ
300 - 600m. Đồi núi ở xã là loại đồi sa diệp thạch có vỏ phong hóa dày vụn bở, đỉnh
dạng vịm ít dốc, nhưng sườn bị sơng suối cắt xẻ dữ dội, hay bị lở trượt. Dạng địa hình
núi đất thì có độ dốc trên 25 độ,chiếm 80% diện tích, thích hợp cho trịng rừng,

khoanh ni tái sinh rừng tự nhiên. Một số nơi thấp có thể phát triển cây ăn quả,hồi...
1.1.1.3.Khí hậu
Xã Tân Lang có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm trên 210C, có hai mùa lạnh – khơ và nóng - ẩm rõ rệt. Do vị trí địa lý nên xã Tân
Lang nói riêng và huyện Văn Lãng nói chung bị ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc
sớm và mạnh nhất, nhưng gió mùa Đơng Nam và bão ít đến hơn vì bị cánh cung Bắc
Sơn cản trở. Thời gian có nhiệt độ trung bình dưới 200C gồm các tháng 11, 12, 1, 2, 3
trong đó có 03 tháng lạnh nhất là tháng 12, 1 ,2 nhiệt độ dưới 150 C. Nhiệt độ ban đêm
có lúc thấp tuyệt đối xuống dưới O0C, do đó mùa đơng có sương muối và khô. Lượng
mưa thấp hơn lượng bốc hơi, vì thế gây nên tình trạng thiếu nước cho cây trồng,hạn
 
 


nặng nhất vào tháng 12, 1. Tháng 2 và 3 mưa phùn mới tăng độ ẩm. Mùa nóng với
nhiệt độ trung bình tháng trên 250C từ tháng 5 đến tháng 9, đồng thời cũng là mùa
mưa. Giữa hai mùa lạnh – khơ và nóng - ẩm là hai tháng chuyển tiếp trời mát dễ chịu
vào tháng 4 và tháng 10 hằng năm, tháng 8 có mưa lớn nhất, lượng mưa hằng năm
trên dưới 1500mm.
1.1.1.4.Thổ nhưỡng
Về thổ nhưỡng của xã Tân Lang, do q trình phong hóa, khí hậu cộng với tác
động của sinh học tại chỗ cho nên chia thành các loại đất như sau: đất feralit đỏ vàng
hình thành trên đá mác ma axit, ở đây được gọi là đá riolit. Do đó có nhiều thạch anh
nên thành phần cơ giới thô, giữ nước kém; đất feralit đỏ vàng hình thành trên nền đá
diệp thạch, có nhiều sét, ít thạch anh, nền đất mịn hơn, màu ngả sang đỏ hơn; Đất
feralit đỏ thẫm hoặc đỏ nâu hình thành trên đá vơi.
1.1.1.5.Thủy văn
Xã Tân Lang có duy nhất hệ thống sơng Kỳ Cùng chạy qua dài 8km. Hướng
chảy chính là từ Nam lên Bắc. Những đoạn thẳng chảy theo hướng đó thường có
thung lũng rộng với bãi bồi và thềm sông phát triển, thuận lợi cho quần cư và khai

thác, còn đoạn quanh co hoặc chảy theo hướng khác là những lịng sơng mới đào,
sơng chảy siết, lắm thác ghềnh, thung lũng hẹp men theo chân các núi. Tại vùng núi
đá vơi thì thiếu nước trên mặt vì nước bị hút xuống, nhưng qua các cửa khe, nước
ngầm vùng đá vôi lại tiếp sức cho các suối liền kề.
Môi trường núi rừng tự nhiên đã giúp Tân Lang có được cái nôi vật chất nuôi
sống đồng bào, đồng thời là đất mẹ sản sinh ra nền văn hóa miền núi đặc trưng, trong
đó có hát Quan lang.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Về kinh tế
Trồng lúa:Năng suất lúa hằng năm ước đạt 37,5 tạ/ha, sản lượng đạt 583,9 tấn;
ngô trồng được 67,04 ha bằng 91,84% so với kế hoạch, năng suất đạt 33,4 tạ/ha 57,1
sản lượng đạt 57,1 , cây có củ là 7,2 ha bằng 102,8% so với kế hoạch của huyện, cây
 
 


thực phẩm thực hiện được 23 ha, cây công nghiệp hằng năm 9 ha, cây hằng năm khác
10 ha.
Chăn nuôi: Tổng đàn trâu toàn xã là 595 con bằng 106,6% so với kế hoạch của
huyện, đàn bò được 68 con bằng 147,1% so với kế hoạch của huyện. Đàn lợn 1386
con, đàn gia cầm 15370 con.
Lâm nghiệp: Trồng cây ăn quả các loại được 1870 cây, trồng cây phân tán được
40800 cây.
1.1.2.2.Về xã hội
Văn hố - xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Số hộ nghèo có chiều
hướng giảm dần, các chính sách xã hội khác được quan tâm, các tệ nạn xã hội tiếp tục
được đẩy lùi
1.2.Tên gọi, nguồn gốc lịch sử cư trú
Người Tày thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, có dân số đơng nhất trong các dân

tộc thiểu số ở nước ta. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở
Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có
mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố.. Ở xã Tân Lang có 1.209 người, chiếm 57% dân số
của xã. Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, dù ở Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Lạng Sơn...họ đều thống nhất gọi tộc danh mình là người Tày (Cần Tày) và là tên gọi
chính thức của dân tộc kể từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay.
Theo các nhà dân tộc học cho biết, đây là danh xưng phổ biến của dân tộc cùng
ngôn ngữ đang sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc chứ không riêng gì
người Tày. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng Tày và các âm biến của nó là
Tai, Tải, Thai đều có nghĩa là “người tự do”. Bên cạnh tên gọi Tày, trước kia người
Tày ở nước ta còn gọi là Thổ. Thổ cũng là một tên gọi được biết đến khá phổ biến ở
Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, có nghĩa là người bản địa, cư dân lâu đời.
Người Tày ở xã Tân Lang có mặt từ rất sớm, hiện chưa có tài liệu nào xác định
chính xác vềthời gian có mặt của họ ở Tân Lang.

 
 


1.3.Đặc điểm kinh tế mưu sinh
1.3.1.Kinh tế
Đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc ở Tân Lang vẫn chủ yếu là hoạt động
kinh tế nông nghiệp làm hướng phát triển chính. Đồng bào trồng hầu hết các loại cây
thường thấy ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta. Các loại cây: lúa, ngô, khoai, rau, đậu,
cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, cây ăn quả, hình thành nên cơ cấu trồng cây
thích hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương và cho đến này nhiều yếu tố tích
cực vẫn được chú ý phát triển.
1.3.2.Chăn ni
Mỗi bản thường có một khu đất, bãi cỏ để chăn thả gia súc. Mỗi hộ gia đình
thường ni gà, vịt, lợn, trâu, bị. Chăn ni chủ yếu là để ăn thịt và là vật thờ cúng. Cùng

với chăn nuôi gia súc, ni cá ao, cá ruộng có ở nhiều nơi. Nuôi ong phát triển ở những
nơi nhiều rừng với những loại mật thu được khá tốt.
1.3.3.Tiểu thủ công nghiệp
Chủ yếu là thủ cơng nghiệp gia đình, đã đáp ứng nhiều nhu cầu sản xuất nông
nghiệp và cuộc sống hằng ngày của người dân. Sản phẩm làm ra mang tính truyền
thống, thường là đồ gỗ, mây tre, vải, sợi... phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của cư dân
địa phương. Các mặt hàng thủ cơng nghiệp ngồi việc để sử dụng trong gia đình cịn
đem bán trao đổi với các vùng phụ cận.
1.3.4.Thương nghiệp
Nhìn chung nền kinh tế thương nghiệp ở xã Tân Lang kém phát triển. Trong
toàn xã khơng có một điểm chợ nào để bà con mua bán trao đổi hàng hóa. Lác đác
trong thơn bản có một vài gia đình kinh doanh bn bán nhỏ một số mặt hàng khô.
Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương.
1.4.Đặc điểm văn hóa, xã hội
1.4.1.Văn hóa vật chất
1.4.1.1.Nhà ở
Bản là đơn vị cư trú của người Tày, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven
sông suối, tên bản thường gọi theo tên đồng ruộng, khúc sông hay giếng nước. Nhà
 
 


người Tày thường xây dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía trước nhìn ra
cánh đồng, sơng suối. Người Tày có 3 loại nhà chính: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng
thủ. Về kiến trúc, mỗi loại nhà đều có sự khác nhau.
Nhà sàn là loại nhà phổ biến nhất của người Tày. Những gia đình khơng có
điều kiện thì làm nhà gỗ kê đá, lợp lá cọ, phên vách bằng nứa đan; gia đình nào có
điều kiện thì làm nhà gỗ kê đá, cột, xà, các đồ dùng phụ tùng của nhà làm bằng gỗ tứ
thiết, được bào nhẵn, lắp ghép mộng rất cầu kỳ, có nhà cịn trạm trổ hình đầu rồng,
các loại hoa văn hình chim, dây lá khá đẹp mắt, mái lợp bằng lá cọ hay lợp ngói âm

dương. Nhà thường chia làm 3 gian, 5 gian, 7 gian. Vách nhà được ghép các ván gỗ
mỏng hay phên nứa và có các cửa sổ mở thơng thống nhìn ra phía trước, sau nhà hay
nhìn ra cánh đồng. Nhà người Tày thường có sân phơi nhỏ. Sân phơi có tính chất như
một cơng trình phụ thêm gia với tồ nhà chính. Sân phơi được sử dụng là nơi để phơi
quần áo của các thành viên trong gia đình. Vào mùa thu hoạch, đây cịn là nơi để phơi
lương thực như: Ngơ, khoai, lúa... Ngồi ra nhà người Tày cịn có thêm một sân nước
nhỏ được dựng ở đầu cầu thang lên nhà. Ở đây đặt những vại nước to để khách và các
thành viên rửa chân và sinh hoạt.
1.4.1.2.Trang phục
Trước đây, đời sống của người Tày mang tính tự cung tự cấp, do vậy hầu như
mọi trang phục của họ tự làm ra, tự tay trồng bông, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải... Nam,
nữ Tày chủ yếu mặc quần áo vải nhuộm chàm, cùng một kiểu áo: Áo dài 5 thân, quần
lá toạ. Đàn ông quấn khăn hay chít khăn kiểu chữ nhân. Nam phục Tày về cơ bản
cũng đơn giản, gần như theo một kiểu gồm chiếc áo cánh 4 thân cổ tròn, cao, xẻ ngực,
với hàng cúc vải 7 cái, không cầu vai, tà áo xẻ cao, có hai túi nhỏ khơng nắp ở hai vạt
trước; chiếc quần có đũng chéo, ống chân què hay cạp quần lá tọa; chiếc khăn đội đầu
có hình chữ nhân; đơi giày có đế bằng mo cau, bẹ măng, bẹ móc, dán keo làm bằng
khoai sọ trộn xôi giã nhuyễn… Rõ ràng, dạng trang phục trên rất thích hợp cho việc đi
lại, làm ăn của cư dân nông nghiệp vùng núi rừng lắm đèo dốc.
Áo nữ dài tới bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách phải, cài 5 khuy. Vào những dịp lễ
tết, hội hè phụ nữ cịn mặc áo cánh trắng bên trong, vì vậy, người Tày còn được gọi là
 
 


người "Áo trắng" để phân biệt với người Nùng chỉ mặc áo màu chàm. Phụ nữ còn thắt
lưng bằng vải lanh hay đũi màu xanh, đỏ dài khoảng 2 sải tay để tăng thêm vẻ duyên
dáng. Chị em phụ nữ thường đeo vịng cổ, vịng tay và mang xà tích bằng bạc, có
người cịn đeo khun tai bằng vàng. Nhìn chung, phụ nữ Tày có cách ăn mặc rất kín
đáo, che kín tồn thân, chỉ để hở khn mặt, bàn tay hay hai bàn chân. Trang phục của

họ màu chàm là màu chủ đạo, khơng có hoạ tiết hoa văn trang trí nhưng vẫn tạo được
nét mềm mại và duyên dáng. Đây chính là nét độc đáo trong trang phục nữ người Tày.
Ngày nay, người Tày mặc âu phục khá phổ biến, nhất là lớp trẻ, quần áo may
sẵn bán ở chợ hoặc tự mua vải về cắt may. Trang phục truyền thống chỉ còn một số
người già mặc. Những người trẻ chỉ mặc trang phục truyền thống vào dịp lễ tết.
1.4.1.3.Ăn uống
Người Tày thường ăn cơm tẻ, với cơ cấu bữa ăn giống các dân tộc anh em khác
ở miền núi là cơm, rau, cá, thịt. Các dịp lễ tết trong Tết Nguyên Đán có bánh trưng,
bánh khảo, bánh bỏng… Tết Thanh Minh có món xơi tím, bánh ngải cứu. Tết Đoan
Ngọ (5/5) có rượu nếp, bánh tro. Rằm tháng Bảy có món bún, bánh gai. Tết Trung thu
( Rằm tháng Tám) có bánh nướng. Tết Mùng 10 tháng 10 lễ cơm mới, làm cơm lam.
Người dân tộc Tày có nhiều món nướng, rán, xào, quay nhiều mỡ và rất ít luộc,
thích hợp với vùng có khí hậu lạnh và cũng do ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực của các
tộc người ở Hoa Nam, Trung Quốc. Điển hình là món thịt lợn quay, món khâu nhục,
đó là những món khơng thể thiếu trong đám cưới cũng như lễ vào nhà mới của người
Tày.
Gia vị chế biến món ăn của người Tày nơi đây là hung lìu, hành, ớt, giềng,
gừng, nghệ, tỏi và các loại rau thơm khác. Và đường, mật ong cũng được cư dân chế
biến thành những món ăn ngọt vào các dịp lễ tết như bánh chè lam, kẹo lạc.
Rượu là một món khơng thể thiếu trong đời sống của người Tày từ xưa đến nay,
nhất là các dịp lễ hội. Nếu người Việt dùng từ “ăn cưới” thì người Tày dùng từ “ kín
lẩu” ( nghĩa đen là uống rượu) để chỉ việc đi dự đám cưới.
1.4.1.4.Phương tiện vận chuyển

 
 


Phương tiện vận chuyển trước đây của người Tày chủ yếu là các vật dụng để
gánh gồng, những vùng xa xơi hẻo lánh thì dùng ngựa thồ là chủ yếu, xe trâu được

dùng tại vùng có đường xá thuận tiện. Hiện nay, ở khắp mọi nơi hệ thống giao thông
cũng được mở mang ít nhiều nên việc đi lại của bà con cũng dễ dàng hơn, vì vậy xe
đạp và xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất.
1.4.2.Văn hóa tinh thần
1.4.2.1.Ngơn ngữ
Ngơn ngữ Tày – Thái: thường ngày họ nói tiếng Tày bên cạnh đó cịn nói tiếng
Việt. Người Tày có chữ viết riêng gọi là chữ nơm Tày (biến thể từ chữ Hán). Tuy
nhiên ngày nay không cịn được dùng.
1.4.2.2.Tín ngưỡng dân gian
Thờ cúng tổ tiên: Trong mỗi gia đình người Tày đều có bàn thờ tổ tiên. Theo
truyền thống việc cúng lễ tổ tiên thường vào các ngày rằm, lễ tết, dịp cưới, ma chay,
làm nhà mới hay khi gia đình có chuyện khơng may, có người ốm đau, gia súc chết
dịch….. Đồ cúng thường là các món ăn truyền thống từ các sản phẩm tự cung tự cấp.
Thường thì việc cầu cúng là của ơng chủ nhà. Ngày nay việc làm ăn nhộn nhịp hơn,
cuộc sống khấm khá nhưng cũng nhiều lo âu nên việc cầu cúng tổ tiên phù hộ diễn ra
thường xuyên hơn. Đồ cúng ngoài những sản phẩm tự cung tự cấp, thì giờ có thêm
các loại bánh kẹo sản xuất cơng nghiệp hay các đồ nhập ngoại.
Thờ vua bếp: Nhà người Tày nào cũng thờ vua bếp, người ta cho rằng vua bếp
là vị thần cai quản, theo dõi công việc làm ăn ở trong nhà mình suốt cả năm đó để cuối
năm lên trầu với Ngọc Hoàng. Người Tày thờ vua bếp ở trong nhà bếp, thờ cúng vua
bếp vào ngày rằm, mùng 1 chỉ thắp hương và khấn vái, đến ngày 23 tháng Chạp mới
cần phải có lễ vật.
Thờ Thổ công: Đây là vị thần bảo vệ và che chở cho cả bản làng. Theo quan
niệm của đồng bào đây là vị thần có thật, có cơng lao xây dựng bản làng. Khi qua đời
họ được dân bản nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh của cả bản. Nơi thờ Thổ công thường
thờ ở đầu hoặc cuối làng, nơi có gốc cây to, nhiều người qua lại. Vào dịp tết Nguyên

 
 



đán hay trong những ngày lễ, các gia đình thường mang lễ vật đến miếu thờ để cúng
thổ thần.
1.4.2.3.Lễ hội
Các hội lễ theo chu kỳ thời gian.Các lễ, tết quan trọng nhất trong năm của người
Tày ở xã Tân Lang là tết Nguyên đán, rằm tháng giêng, tết Thanh minh, rằm tháng 7
và một nghi lễ hết sức quan trọng là ngày giỗ tổ tiên.
Việc tổ chức tết Thanh minh với mong muốn ông bà tổ tiên phù hộ con cháu
gặp may mắn, phát đạt trong làm ăn, con đường học hành, thăng quan tiến chức.
Rằm tháng 7 được người Tày rất coi trọng chỉ sau tết Nguyên đán đó là tết báo
hiếu cha mẹ. Vào ngày tết, con gái, con rể, cháu ngoại thường mang biếu bố mẹ, ông
bà đơi vịt, bánh gai, thịt lợn quay…và ít nhất cũng dự một bữa cơm cùng bố mẹ, ông
bà dù bận rộn đến đâu cũng phải cố gắng thu xếp.
1.4.2.4. Văn nghệ dân gian
Văn học nghệ thuật của người Tày cũng rất đa dạng và phong phú thể hiện qua
các làn điệu như then, hát quan lang, lượn, sli, các câu thành ngữ, tục ngữ, câu
đố…then vừa là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tơn giáo, vừa là yếu tố nghệ thuật
truyền thống được quần chúng yêu thích cả về giai điệu dìu dặt,tha thiết của cây đàn
tính, cả về giọng hát của người ca. Thành ngữ, tục ngữ là thể loại truyền miệng nói về
kinh nghiệm trong sản xuất,về dự báo thời tiết, quan hệ xã hội…có dấu ấn trong cuộc
sống và có giá trị thực tiễn cao.
1.4.3.Văn hóa xã hội
1.4.3.1.Quan hệ cộng đồng làng bản
Người Tày cư trú thành làng bản. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dịng họ. Quy
mơ các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường có 30 đến 70 nóc nhà. Mỗi bản có phạm vi cư
trú, đất trồng trọt riêng. Dân cư trong bản thường nhiều họ,mỗi bản thường có những
nghi lễ chung liên quan đến nông nghiệp, lễ cúng thổ thần…nhằm cầu mong cho con
người, cây trồng, vật nuôi phát triển, làng bản ấm no, hạnh phúc.
Trong mỗi bản làng của người Tày thì quan hệ huyết thống dân tộc là mật thiết
nhất. Trong mỗi bản đều có miếu thờ Thổ công là linh quản của làng bản, che chở cho

 
 


cư dân trong bản. Trong sản xuất, đồng bào có tập quán đổi công cho nhau trong
những ngày mùa bận rộn. Hay khi một nhà trong bản có lễ cưới hay tang ma đều nhận
được sự giúp đỡ của người dân trong bản. Đó là nét đẹp trong đời sống tinh thần của
đồng bào Tày nơi đây.
1.4.3.2.Quan hệ gia đình
Gia đình người Tày là gia đình phụ hệ, quan hệ huyết tộc theo dịng cha, mang
tính chất phụ quyền do ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến Nho giáo xưa kia. Chủ gia
đình là người cha, người chồng nắm tồn bộ tài sản, quyết định mọi việc trong nhà.
Phổ biến là gia đình nhỏ với hai thế hệ bố mẹ và con cái chưa lập gia đình. Con cái
sinh ra lấy theo họ bố.
Người Tày có tục nhận con ni, với nhiều nguyên nhân như đỡ đầu con học,
chữa khỏi bệnh, truyền dạy nghề thầy cúng. Nhận con nuôi nhưng không phải nuôi
thực sự. Mặc dù vậy nhưng khi gia đình bố mẹ ni có cơng việc bân rộn, hay khi gặp
khó khăn, con ni phải có trách nhiệm giúp đỡ như với bố mẹ đẻ của mình. Vào dịp
lễ tết con ni phải đến lễ tết và có lễ vật cho bố mẹ nuôi. Khi bố mẹ nuôi qua đời,
con ni phải để tang báo hiếu và có lễ vật hiến tế như bố mẹ ruột.
1.4.3.3.Sinh đẻ
Người phụ nữ đẻ được chăm sóc chu đáo và phải kiêng cữ trong thời gian 40
ngày, trong suốt thời gian ở cữ, người mẹ phải ăn cơm nóng, thịt gà xào gừng
nghệ..cịn bổi dưỡng sức khỏe bằng chân giò hầm; về rau xanh chỉ được ăn rau ngót,
su hào, khoai tây, bắp cải xào thịt. Cịn các loại rau khác kiêng vì những lý do như ăn
rau bí sẽ làm cho cả mẹ và con bị ngứa. Trong thời gian ở cữ, sản phụ chỉ được ở
trong buồng của mình, khơng tắm gội, không đến chỗ bàn thờ tổ tiên. Sản phụ cũng
khơng lui tới bất cứ nhà người khác nào vì người ta cho rằng thân thể sản phụ không
được sạch sẽ đem rủi ro tới gia đình họ. Đây là thể hiện lối sống văn minh lịch sử của
người sản phụ trong quan hệ hàng xóm láng giềng.

1.4.3.4.Tang ma
Người Tày quan niệm, người chết linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Nếu
người chết bất đắc kỳ tử thì người Tày làm lán quàn quan tài, làm ma chôn tại chỗ.
 
 


Trẻ em chết thì bó chiếu chơn rất xa nhà. Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở.
Trong đám ma của người Tày một nghi thức bắt buộc đối với gia chủ là mời thầy cúng.
Thầy cúng có vai trò là người dẫn đường cho hồn người chết, là người làm phúc cho
người sống. Thầy cúng là người biết rõ các nghi thức đám ma. Con trai trưởng đi mời
thầy cúng và mang theo ống gạo.
Người chết thường để hai ngày rồi đem chôn. Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo
mộ người chết vào tết Thanh Minh và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, ngày
Tết như cúng các thần linh khác.
1.5. Tập quán cưới xin truyền thống của người Tày ở xã Tân Lang
1.5.1. Xem số
Nhà có con trai khi lớn khoảng 18 tuổi bố mẹ sẽ tìm hiểu trong vùng xem gia
đình nào có con gái lớn đến tuổi lấy chồng. Khi đó cha mẹ thường nhờ những người
thân bên nội, ngoại hay các vị thân thích, bạn bè ướm tìm giới thiệu giúp, còn bản
thân người con trai ấy cũng chú ý ngắm chọn bạn gái trong những dịp họ đi dự lễ
cưới, đi chợ. Nếu tìm được cơ gái vừa ý, cha mẹ sẽ thăm dị hỏi về đạo đức tính nết,
tác phong, cách cư xử, sự quan hệ bạn bè cũng như lai lịch gia đình của cơ gái qua
những người ở gần nhà cô ta, đặc biệt là lưu ý đến lai lịch của gia đình, dịng họ có
mơn đặng hộ đối hơn nữa cịn xem gia đình dịng họ đó có sạch sẽ hay khơng (sạch sẽ
ý muốn nói ở đây là dịng họ đó có " ma gà" khơng). Nói đến “ma gà” tuy là mê tín
nhưng nó đã trở thành tiềm thức sâu sắc của đồng bào. Vì vậy, nếu người ta thẩm tra
phát hiện trong gia đình cơ gái ấy nghi là có ma gà thì dù cơ gái ấy có nhan sắc, đức
tính tốt đẹp đến đâu thì lập tức bỏ qua ngay. Người Tày tin rằng nếu lấy con dâu mà
gia đình có dính líu đến ma gà sẽ di truyền từ đời này sang đời khác. Do đó gia đình

nào mà bị làng xóm nghi vấn thì con trai khó lấy vợ, hoặc con gái khó lấy chồng.
Khi tìm được những cơ gái ưng ý cho con trai mình, bố mẹ tiến hành đi xin
ngày, tháng, năm sinh của cô gái (chỉ hỏi dị thơng qua những người hàng xóm thân
cận), sau đó mang họ đến nhà thầy mo xem số có hợp khơng hay sung khắc với con
trai mình khơng, cuộc sống tương lai của đơi trẻ sau này có hạnh phúc khơng, nếu
thấy hợp số thì người bố chàng trai sẽ đến nhà cô gái để hỏi.
 
 


Tuổi hai người hợp nhau nhà trai tiến hành làm lễ dạm vợ cho con. Đến lúc này
cha mẹ con trai và cha mẹ con gái mới nói cho con mình biết biết. Bố mẹ có thể trực
tiếp nói với con hoặc nhờ bạn bè của con để biết con mình có nhất trí lấy người đó
làm vợ hoặc chồng hay không. Nếu bố mẹ nhà gái và con gái trong gia đình nhất trí
nhà trai sẽ tìm Thầy mối.
Thầy mối: Là nhân vật không thể thiếu được trong đám cưới của người Tày,
đây là người sẽ làm phép gắn kết tình cảm của đơi vợ chồng trẻ, và là người hịa giải
mọi xích mích, ngay cả khi đơi vợ chồng khơng cịn muốn chung sống với nhau nữa
thì đều phải xin ý kiến ông mối.
* Chọn người
Thầy mối là do gia đình người con trai chọn, thầy mối phải là người đã có gia
đình và đã có con đủ trai, gái, thường nói là (có nếp có tẻ), là người nhanh nhẹn hoạt
bát, hiểu biết các nghi thức mai mối để thay mặt nhà trai đến nhà gái bàn luận việc
hôn thú của đôi trẻ; Thầy mối cũng phải là người nói được, làm được để người khác
nể trọng (nói mọi người nghe), để sau này có chuyện trục trặc thì thầy mối sẽ ra mặt
giải hịa.
Sau khi được gia đình có lời mời ơng mối đến đại diện cho nhà trai đi hỏi vợ
cho chàng trai. Ông mối đã đồng ý sẽ theo đám cưới từ đầu đến cuối và sau khi cưới
xong gia đình sẽ trả lễ ông mối: khoảng 2 kg thịt, tiền (tùy theo gia đình thường thì
khoảng 50 hoặc 100 nghìn), một túm gạo khoảng một bát và cho tiền vào đó để đơi vợ

chồng trẻ mang lên cúng tổ tiên nhà ông mối. Sau này vào dịp tết đôi vợ chồng đi tết
nhà cha mẹ vợ thế nào thì cũng tết nhà ơng mối như vậy.
1.5.2. Lễ hỏi
Lễ vật gồm: một con gà (hoặc 1kg thịt), trầu cau, 1 lít rượu và 20 nghìn đồng.
Đến nhà gái: người bố đặt vấn đề nói chuyện, rồi đặt đĩa trầu cau và 20 nghìn
đồng. Nhà gái sẽ thịt gà (gà do nhà trai mang đến) làm cơm ăn trưa và nói chuyện.
5 ngày sau khơng thấy bên nhà gái trả lại 20 nghìn có nghĩa là nhà gái đồng ý.
Bố mẹ và cô gái nhất trí, nhà trai tìm người mai mối và sẽ tiếp tục mang lễ đến để đặt
ngày ăn hỏi.
 
 


Lễ đặt ngày ăn hỏi: gồm2 con gà (một con khoảng 2kg, một con khoảng 1kg)
mang đến nhà gái để nói chuyện đặt ngày ăn hỏi. Nhà trai sẽ đi xem thầy đặt ngày ăn
hỏi, lễ ăn hỏi được tổ chức trang trọng hơn, tiến hành sau lễ dạm hỏi khoảng độ ba
tháng do ước định của hai bên gia đình dựa vào việc chọn ngày lành tháng tốt hợp với
tuổi của đôi trai gái; Việc định ngày lễ ăn hỏi do nhà trai chọn ngày làm lễ ăn hỏi.
Phải được báo trước một tháng trở lên để nhà gái có thời gian mời người thân thích
bên nội, ngoại, bạn bè xa gần dến dự.
1.5.3. Lễ ăn hỏi
Nhà trai sau khi xem bói được ngày sẽ mang lễ đến nhà gái, đoàn đi gồm: người
bố, một người làm mối đi theo (đây là người chứng kiến hai nhà đã thực sự ăn hỏi),
một người gánh gà, hai người khiêng thịt, một người gánh rượu, xôi.
Đến nhà gái: người chứng kiến (ơng mối) đặt khoảng 20 nghìn lên bàn lấy lịng
tin (ý nghĩa là con gái nhà này đã thành con dâu rồi, sẽ không được đi lấy người khác
nữa, nếu có ai đến hỏi khơng được nhận lễ).
Trong buổi lễ ăn hỏi hai bên bàn bạc những vấn đề liên quan đến đám cưới như:
của hồi môn, tiền bạc, chăn màn, ngày giờ đón dâu...Trong lễ ăn hỏi nhà gái thường
mời khách là những người họ hàng nội ngoại, hàng xóm, anh em đến dự và ăn cỗ

(khoảng 10 mâm). Một hoặc hai tháng sau lễ ăn hỏi nhà trai sẽ đi xem ngày cưới
(phong tục ở đây không được phép đi xem ngày luôn, nhà gái không cho phép điều
đấy).
Khi nhà trai chọn được ngày lành tháng tốt thì người bố và người chứng kiến lại
tiếp tục mang một chai rượu, một con gà thiến chủ động làm lễ báo ngày cưới, lễ báo
ngày cưới thường diễn ra trước từ 2 đến 3 tháng trở lên, để nhà gái và nhà trai có
nhiều ngày tháng thơng báo cho những người đã hứa giúp vật phẩm như: gạo, rượu,
lợn... mặt khác để hai gia đình có thời gian mời bạn bè, họ hàng thân thuộc ở xa về dự
lễ cưới.
Trước đây có tục thách cưới, bên nhà gái thường thách cưới là: một con trâu
thiến (tương đương với khoảng 20 triệu tiền mặt), 2 tạ thịt, 5 đôi gà tơ, 1 con gà chín,
7 chảy xơi cẩm. Ngày nay, tuy có nhưng đơn giản hơn chỉ mang tính hình thức.
 
 


Trong buổi lễ báo ngày hai bên cũng bàn bạc để thống nhất ngày giờ tốt để dẫn
đại lễ, để chú rể sang đón dâu về nhà chồng.
1.5.4. Ngày cưới
Trước khi lên đường đón dâu, chú rể phải làm lễ bái tổ tiên tại nhà. Đồ sính lễ
được giao cho một hoặc hai người gánh. Đến giờ đã định, đoàn đón dâu có chú rể, phù
rể, hai bà đón và người gánh đồ sính lễ do ơng Quan lang dẫn đầu. Đoàn đưa dâu từ
nhà gái sang nhà trai do một Pả me dẫn đầu. Trong lễ đón, đưa dâu, Quan lang và Pả
me dều thưa gửi bằng lời ca, tiếng hát thay cho đối thoại thơng thường. Trong đó vai
trò của Quan lang là quan trọng hơn cả, bởi Quan lang phải hát nhiều, hát để tháo gỡ
những thử thách mà nhà gái đưa ra. Nếu không hát đối đáp được, Quan lang sẽ bị phạt
uống rượu.
Giai đoạn thử thách được tính từ khi họ nhà trai đến ngõ, cổng nhà gái, gặp
chướng ngại vật đầu tiên nhà gái đem ra cản. Ngay khi trơng thấy đồn đón dâu từ xa,
nhà gái sẽ cử các cô gái trẻ đứng ở đầu ngõ đặt bắt nước và cành đào chặn lối dẫn vào

nhà. Theo tục lệ, đoàn nhà trai phải dừng lại, khơng có quyền vượt qua . Bên nhà gái
mà đại diện là Pả me sẽ chủ động hát trước để chất vấn nhà trai. Quan lang đại diện
nhà trai hát đáp lại để được vào nhà cô dâu.
Trước khỏi óc slam đổi khách lạ tàng qy
Khách mà mí việc răng đây la cạ
Rườn khỏi đang hỷ hạ rân ra
Cẩm những khách pây mà lai vạng
Lao ví sằng ví sạc mí đây
Khỏi truyền thuổn khi nay slao báo
Au nặm bâư tào óc tặt chang tu
Sle hử khách chu ru giải ví
Giải mờ đơng tây tử chỉ quang vinh
Sle hử nữ nhình rườn khỏi te đảy hỷ hạ cón nỏ./.
(Trước tôi xin ra hỏi với khách lạ đường xa/ Khách về có việc gì đẹp là bảo/
Nhà tơi đang có việc hỷ/ Vậy những khách đi về lai vạng/ Sợ vía xấu vía ác khơng tốt/
 
 


×