Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu văn hoá gia đình truyền thống người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.37 KB, 17 trang )

Đề bài: Tìm hiểu văn hoá gia đình truyền thống người Tày ở xã Mậu Duệ,
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang?
BÀI LÀM:
I.

GIỚI THIỆU TỘC NGƯỜI
Dân tộc Tày là cư dân bản địa sống lâu đời trên đất nước Việt Nam. Họ
cùng với cư dân Tày – Thái khác là một trong những chủ nhân đầu tiên lập nên
nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, nhà nước Âu Lạc của Thục Phán An
Dương Vương trên cơ sở hợp nhất hai bộ lạc chủ yếu của thời bấy giờ là Âu Lạc
và Lạc Việt. Theo đó ngay từ thời bình minh của lịch sử dân tộc, dân tộc Tày đã
là một thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là trong những dân
tộc hình thành sớm. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử họ luôn phải thường xuyên
đấu tranh với thiên nhiên và chống lại sự xâm lược, đồng hoá của phong kiến
phương bắc để tồn tại đến ngày nay(1).
Ở Hà Giang theo các tài liệu lịch sử, khảo cổ học từ trước năm 1945 đến
nay đã phát hiện những vật từ thời đồ đá cũ cho tới thời đại đồ đồng, đồ sắt, báo
hiệu từ xa xưa con người đã sinh sống trên đất Hà Giang. Các cư dân cổ mà hậu
duệ của họ là đồng bào các dân tộc Hà Giang, trong đó có cư dân Tày. Theo đó
người Tày đã ở đây 700 – 800 năm(2).
II. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG
Nhận thấy việc tìm hiểu văn hoá gia đình truyền thống của một tộc người là
một chủ đề lớn, người viết đã chọn một nét văn hoá trong truyền thống trong gia
đình người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, đó là “tết cá”
của người Tày. Để thông qua đó có thể giới thiệu một phần nào về gia đình
truyền thống của người Tày nơi đây.
Người viết chọn đề bài này là vì đây là địa bàn mà người viết sinh sống, và
nhận thấy “tết cá” là một nét văn hoá đặc trưng của người Tày.



1. “TẾT CÁ” TRUYỀN THỐNG TÀY Ở XÃ MẬU DUỆ, HUYỆN
YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG.
a. Giới thiệu về “tết cá”
* Giải thích tên gọi “tết cá”
“Tết cá” được diễn ra vào ngày mùng 9 / 9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ tiết
truyền thống của người Tày xã Mậu Duệ huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. “Tết
cá” là tết của cư dân trồng lúa nước, theo người xưa kể lại tại đây đã tiếp thu nền
văn minh lúa nước đầu tiên ở các xã vùng cao xã xôi. Ăn “tết cá” là để mừng lúa
mới (khẩu ràng).
“Khẩu ràng” theo tiếng Tày là lúa đã già hơn khi làm cốm, lúa đã hơi ngả
vàng, được người dân đem về luộc chín, phơi khô rồi đem giã, sau khi đã được
làm sạch vỏ, mang đồ lên ăn với cá trong ngày tết. Gọi tết mùng 9 / 9 âm lịch là
“tết cá” theo giải thích của người dân cũng khá đơn giản, đó là các món ăn trong
ngày tết đều được chế biến từ cá. Theo giải thích của cư dân Tày thì cá được
nuôi trong ruộng, ăn các món được chế biến từ cá là mong được sự hoà hợp giữa
ruộng nước và cá, thể hiện khát vọng được mưa thuận gió hoà, mùa màng bộ thu
và cá thả trong ruông lớn nhanh.
b. Lịch sử “tết cá”
Hiện nay không có tài liệu nào ghi chép về tết cá nên không rõ được khời
nguồn của “tết cá”. Chỉ biết rằng đây là một trong những lễ tết lớn của người
Tày nơi đây. Hằng năm cứ gần đến ngày mùng 9 / 9 âm lịch, người dân Tày lại
háo hức chuẩn bị đón tết.
c. Thời gian diễn ra “tết cá”
“Tết cá” diễn ra chỉ một ngày duy nhất là ngày mùng 09/09 âm lịch hàng
năm.


d. Ý nghĩa của “tết cá”
Cư dân Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang tổ chức
tết cá là để cầu cho mưa thuân gió hoà, mùa màng bội thu, cầu cho mùa lúa sau

cư dân Tày nhà nào cũng có đủ cơm để ăn, không phải lên rừng đào những củ
sắn, củ mài. “Tết cá” được tổ chức cũng là để tưởng nhớ đến công lao người đã
mang tới cho cư dân Tày nơi đây nghề trồng lúa nước. Bên cạnh nhu cầu thoả
mãn nhu cầu về đời sống tâm linh, đây cũng là dịp trẻ con trong làng, bản được
bố mẹ sắm cho những bộ quần áo mới để đi chơi với chúng bạn; là dịp để thanh
niên trai gái có cơ hội tìm hiểu nhau. Đồng thời cũng là dịp để anh em dòng họ
có cơ hội gặp nhau, uống với nhau chén rượu, ăn các món cá và kể cho nhau
nghe những chuyện làng nước, những kinh nghiệm sản xuất, chuyện đi săn…
những khó khăn vất vả trong cuộc sống từ đó hiểu nhau hơn, đoàn kết giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
2. Miêu tả “tết cá’’
a. Khâu chuẩn bị các món
Hàng năm cứ đến ngày 9 / 9 những gia đình người Tày ở xã Mậu Duệ,
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang dù giàu hay nghèo cũng phải có một bưa cơm,
cá tươm tất để mời anh em dòng họ.
Cá được người dân tháo và bắt ở ruộng về từ ngày mùng 7 hoặc muộn nhất
là sang mùng 8. Không khí ngày tết bắt đầu khi cá được bắt về. Trẻ con được bố
mẹ chuận bị đồ chơi tết rất đặc biệt, họ bắt những con cá nhỏ, xâu dây vào
miệng, làm những bè nhỏ bằng cây chít rồi buộc cá vào. Sau đó được lũ trẻ
mang xuống thả ở những dòng suối nhỏ quanh bản làng, chúng thi xem con nào
kéo khoẻ hơn, sau khi chơi xong chúng lại mang những con cá này về đưa bố
mẹ nướng cho ăn, theo quan niệm của họ những con cá kéo bè khoẻ mang
nướng cho trẻ con ăn nó sẽ khoẻ người và hay ăn chóng lớn.


Các món được chế biến xong chiều mùng 8 bắt buộc phải nấu chín vài món
vào buổi chiều hôm đó để cúng. Trưa mùng 9 cúng lại lần nữa rồi mới mời
khách, những người đàn ông chỉ có nhiệm vụ là mang cá từ ruộng về, công việc
mổ cá bắt buộc phải là mẹ chồng hoặc con dâu, cá phải được mổ dưới bàn thờ tổ
tiên, trong khi mổ cá tuyệt đối không được nói chuyện, không cho ai được nhòm

ngó. Những gia đình nào mà không có cửa, nhà không kín đáo thì phải mắc màn
dưới bàn thờ để mổ. các món được chế biến từ cá khá phong phú và đa dạng,
theo quan niệm truyền thống là phải chế biến cho được 12 món trong đó có các
món như:
- Cá nướng (pẻ pình): cá nướng bắt buộc khi làm món này phải có 12 con
chá chép bằng nhau, mỗi con ít nhất là 100g. cá được mổ lấy ruột, rửa sạch, ướp
một chút muối (tuỳ theo khẩu vị), cá được nhét tỉ mỉ lá gừng vào miệng, sau đó
lấy que chọc vào miệng thẳng thân, làm cách này cá không bị cong. Món cá
nướng thường được chế biến từ mùng 8, thường là nướng sơ bộ, mùng 9 nướng
lại.
- Cá đồ măng chua (pẻ moọc): Cá đã được làm sạch, măng chua được
bóp kiệt nước, tía tô rửa sạch phơi ráo nước, gia vị muối mì tuỳ theo khẩu vị
trộn đều nhau, rồi gói là cây rừng đem đồ.
- Gỏi (pẻ xả): Cá được đánh vẩy lọc lấy thịt thái chỉ cho vào giấy bản,
đặt trên tro bếp cho thấm nước, đầu và đuôi được băn nhỏ rang vàng, thính được
làm từ hạt bí hay đỗ tương, lá chua thái nhỏ, sau khi đã chuẩn bị xong trộn đều
lên. đây là món ăn làm từ cá được người Tày rất ưa thích.
- Ruột đồ hạt kê (khẩu phạng): Cá được nuôi trong ruộng, thức ăn hoàn
toàn từ tự nhiên, cá đã được bắt nhốt nên ruột rất sạch, chỉ bỏ mật là có thể sử
dụng được. Món ăn này cách làm đơn giản lấy ruột trộn hạt kê vàng sau đó gói
lá cây rừng đem đồ.


- Cá nấu canh mang chua (bung): Cá được trích lấy nguyên mật ra cho cá
trộn lẫn vào măng từ lúc còn nước lạnh, gia vị muối mì tuỳ theo khẩu vị, cho
vào nồi cứ thế đun không cần đảo.
- Nhân bánh trưng: là loại cá nhỏ bằng hai ngón tay, cá được mổ, làm
sạch sau đó được đặt vào lẫn đậu xanh hoặc đậu tương một ít hạt tiêu, thảo quả,
gừng. Khi ăn món bánh này rất thơm ngon không có mùi tanh của cá. Ngoài ra,
còn có một số món như cá rán, cá nấu canh quả chám…

b. Tiến hành
Ngày mùng 9 là ngày chính của “tết cá”, hầu như tất cả các gia đình người
Tày thường ăn tết bắt đầu từ trưa. Sau khi các món ăn được chế biến xong,
trước bữa ăn bao giờ cũng phải làm lễ cúng, người cúng là người đàn ông trụ cột
trong gia đình, các món cúng bao giờ cũng có 2 món chính là cá nướng lá gừng
(pẻ pình) và cá nấu canh măng chua (pẻ moọc). Trong khi người đàn ông cúng
thì người phụ nữ lớn tuổi, có vai vế trong gia đình đi mời khách, khách được
mời là anh em họ hàng xung quanh. Người Tày ngày tết có phong tục là mỗi gia
đình khi được mời phải cử một thành viên đi ăn, người Tày gọi là ăn “đổi công”,
người đi thường là người đàn ông biết uống rượu. Nếu gia đình được mời không
có thành viên đi, sẽ bị xem là coi thường gia đình người mời và tuyệt nhiên họ
cũng không đến gia đình đó chơi trong ngày tết.
Mỗi gia đình, dòng họ có cách xưng họ khi mời tổ tiên về ăn tết khác nhau.
Nhưng nội dung bài cúng trong “tết cá” hoàn toàn giống nhau.
Nội dung bài cúng:
Lấu khẩu pí hẩy chạ
Mạ tam thể hẩy na
Hắp xoỏng phải, hải long lụa


Hắp long lụa liệu chái
Hắp long phai liệu quạ.
Bươn chết khẩu khựn băng
Bươn bẹt khẩu rặng mán
Khẩu thúc khẩu lon khẩu dảo
Khẩu hạo bẩu lon khẩu sáng
Rẹp rủa củng rủa cảng bây tán.
Cán rủa kỉn rủa ngấn bây rọi
Rọi ma dam dúa, púa ma dăm giang
Thấng khoong lang bầu đả má

Thấng phâng kha bầu đà lục
Au khẩu xả liệu đấy
Ràng vắn phẩy liệu hạo
Au lồng long mạy trụ mạy cha pây tắm
Sạc mạy răm tống tẹng
Tắm khẩu cung liệu oọc
Soọc khẩu cung liệu kháo
Đổng mạy péo phắt oọc
Phắt ắn củng ăn coọc mắn pây
Au ăn đấy măn chồng.
Khuỷ mạ pây đú xẹc tả nứa
Chéo nứa pây đú sứ nhìn giá tả tợ


Đảy xíp văn nậy văn mẹc
Pạc văn nậy văn đấy
Chăng pây kháy thấm ta
Chăng bây tả thẩm luổng,
Đảy pẻ mi kết lai
Đảy pẻ vai kết chăm
Chăm mã ping rặm noọc
Chăm mạ moọc rặm đớ.
Dịch nghĩa:
Quanh năm thì nhổ mạ
Ngựa hoa đi cấy ruộng
Đắp hai phai, mở hai mương
Đắp hai mương cũng qua, đào hai mương cũng được
Tháng bảy lúa trổ bông, tháng tám lúa nghỉ trổ bông
Con đi ruộng bảo lúa trổ bông
Cháu đi ruộng thấy lúa đang đơm bông

Lúa đều chín đầu xã
Lúa chín không tự vào nhà, thóc khô không chịu vào bồ
Cái nẹp đi hái lúa
Đòn đầu vàng, đầu bạc đi gánh về rong rong
Đỡ về nhà, đến đầu thang không đuổi chó
Đến đầu thang không chửi con


Để gác bếp cho khô, lấy xuống loỏng để giã
Giã thành hạt gạo, giã gạo cũng được trắng
Nẹp cây nứa xẩy chấu ra
Xẩy cái thóc cái vỏ nó đi, lấy gạo nó để
Cưỡi ngựa đi tìm ngày làng trên
Chèo thuyền đi tìm ngày lang dưới
Được mười ngày này tốt, được mười ngày này hay
Mới đi thả ruộng cá, mới đi thả ao to
Nướng cá cũng được khô, kho cá cũng được chín
Bầy ra mâm nhấc ra ngoài
Trai đẹp bầy mâm cỗ không chọn, con trai bầy mâm cỗ không chê
Chiếu ở trên mâm ở dưới
Người đưa về để dưới bàn thờ
Nước cháng miệng có người đưa
Ông làm thày về đến mời
Mời ông tổ tiên ăn sôi cúng
Mời ông ăn cá khô, mời ông ăn cá nấu măng chua
Mời ông bà ăn cá khô tôi làm ngon
Mời ông bà uống no, cho ông bà uống đủ
Ông bà đỡ con cháu
Đỡ con đường xa, dắt cháu đi đương vắng
Đỡ cả nhà tôi được bình an.



Sau khi cúng xong, chờ hết một tuần hương, khách mời tới đông đủ gia
đình bắt đầu ăn tết, trong khi ăn người lớn tuổi được ngồi mâm trên, gần bàn thờ
tự; con cháu ngồi quây quần phía dưới. Trong bữa cơm họ uống rượu chúc nhau
sức khoẻ, chúc mùa vụ tới sẽ thu được nhiều thóc lúa hơn.
Ngoài tết nguyên đán, rằm tháng giêng và rằm tháng bảy, có thể nói “tết
cá” là một trong những lễ tiết lớn của người Tày nơi đây. Nhìn chung trong “tết
cá” người Tày không tổ chức các trò chơi, họ chỉ tổ chức ăn, uống tới nhà của
nhau chơi và chúc nhau những điều tốt đẹp. Trước khi rời nhà gia chủ, những
người khách thường hát tặng những bài “lượn cọi” truyền thống của dân tộc họ,
thể hiện sự cảm ơn tới gia đình đã cho một bữa ăn ngon và không quên gửi gắm
vào đó những lời chúc.
Bài “slượn” của người Tày: “CHÔỒM BÔÔM KHÁU LÁU”
Kính chiềng mừa po me thớ sinh
Và lại cả quan xuân quý họ
Khói so chôồm bôôm mâm sơn pát sứ
Môôm kin còi lịch sử lài luồng
Chín bôôm vẽ én nương piêết mioạc
Paát cầu thự đin hác chắng mà
Tan thức của lài vvva vô thuận
Paát đĩa vẽ bát vận xung quanh
Bướng đăư vẽ sơn đeng sơn đáo
Tan thức kin sơn hải nhì đo
Nựa pioa…mì teéng đo bấu thiếu
Teéng oóc mà heét đại quan làng


Xuân hạ năng bình an hí hả.
Dịch nghĩa: “LỜI CẢM ƠN GIA CHỦ”

Xin cảm ơn gia chủ trong nhà
Quan lang tôi được về mừng quá
Mọi người mắt sáng quắc như sao
Người đến giúp biết bao vất vả
Vừa bưng mâm vừa lại chào mời
Lời ngọt mặt tươi cười trí lý
Giọng cao thấp hết ý thiết tha
Chào mời vui rượu chè thong thả
Bọn tôi mừng ơn quá bữa này
Chúc gia chủ gặp may khoái lạc
Cửa nhà có phượng hạc đến chầu
Đời nào có người hầu người hạ
Sung sướng như gia phả đế vương
Phú quý thêm chức luông quyền lớn
Quan làng có ý muốn lời hay
Chúc gia chủ gặp may mạnh khoẻ
Quan làng phiền gia chủ quá no.

Sau khi nhận được lời chúc của khách gia chủ cũng không quên chúc lại.
Có một điều rất đặc biệt,trong ngày tết khi ăn xong người Tày không bao giờ


dọn mâm, mà để nguyên vị trí, họ cho rằng người trần ăn no thì đứng dậy nhưng
họ có suy nghĩ người âm vẫn đang ngồi ăn nên họ không dọn.Vẫn mâm cơm đó
nếu có khách vào nhà chơi họ sẽ lấy bát đũa mới, bổ xung thêm thức ăn mới và
tiếp tục ngồi uống rượu.
c. Kết thúc
“Tết cá” bắt đầu từ trưa mùng 9 và kết thúc vào buổi tối cùng ngày.
“Tết cá” chỉ cúng một lần vào chiều ngày mùng 8 và buổi trưa ngày mùng
9. Người Tày chỉ thắp hương khi cúng tổ tiên chứ không thắp hương suốt cả

ngày tết; vào buổi chiều tối ngày mùng 9 (kết thúc tết cá) họ tổ chức một bữa
cơm ấm cúng cho toàn thể gia đình, trong bữa ăn họ nói chuyện vui vẻ và người
đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình sẽ phân công công việc cho mỗi thành
viên tuỳ theo lúa tuổi, chuẩn bị bước vào những ngày lao động tiếp theo.
3. TẾT CÁ CỦA NGƯỜI TÀY TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN
TẠI. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
a. Những biến đổi trong tết cá
Ngày nay, trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và văn hoá, chúng ta
nhận thấy rõ được những biến đổi trong đời sống gia đình trong tất cả các tộc
người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tết cá của người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là
một nét văn hoá truyền thống của hai dân tộc này nhưng cũng không khỏi bị ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường, sự giao thoa văn hoá của các tộc người khác.
“Tết cá” hiện nay vẫn được duy trì hàng năm vào ngày mùng 9 / 9 âm lịch
những cư dân Tày nơi đây vẫn hào hứng chờ đón tết nhưng tết được tổ chức
cũng khác trong truyền thống rất nhiều.


Theo truyền thống thì các món ăn trong tết cá đều được chế biến từ cá và
chỉ có một loại cá duy nhất là cá chép. Nhưng ngày nay cá chỉ là món ăn mang
tính chất hình thức, cá trong ngày tết không nhất thiết phải là cá chép, tuỳ theo
sở thích của mỗi gia đình, mỗi cá nhân mà chế biến các món từ các loại cá khác
nhau.
Cho tới ngày nay các món cá truyền thống không còn giữ được những nét
truyền thống, chỉ còn có món cá nướng là gừng (pẻ moọc) là không hề thay đổi
về hình thức cũng như cách thức chế biến. khi nướng vân bắt buộc phải có 12
con cá chép bằng nhau và cách nướng tương tự như trong truyền thống.
* Biến đổi trong việc thực hiện các nghi lễ của tết cá.
Trong truyền thống “tết cá” của người Tày, cá được những người đàn ông
bắt về, việc mổ cá chỉ có thể là những người phụ nữ đó là mẹ chồng hoặc con

dâu; cá phải được mổ dưới bàn thờ, kín đáo thì ngày nay những nghi lễ đó đã
mất đi, việc mổ cá ai mổ cũng được, không có sự phân biệt về giới tính.
Việc thực hiện các nghi lễ tâm linh không bắt buộc phải là người đàn ông
trong gia đình, mà có thể là người phụ nữ. Điều này cũng thể hiện sự bình đẳng
trong đời sống tâm linh của đồng bào Tày, sự thay đổi này cũng do những người
đàn ông phải đi làm xa, chạy theo nền kinh tế thị trường, người phụ nữ trở thành
những trụ cột trong gia đình, chăm lo quán xuyến gia đình, từ việc nhỏ tới việc
lớn.
Các nghi lễ cúng trong “tết cá” cũng đơn giản hơn. Ngày nay, họ chỉ cúng
một lần vào trưa mùng 9 ( trong truyền thống cúng một lần vào tối mùng 8, một
lần vào trưa mùng 9).
Hiện nay chỉ có một số ít những gia đình người Tày là biết làm nghi lễ
cúng, còn hầu hết chỉ bày mâm, đặt trước bàn thờ tổ tiên, thắp hết một tuần


hương là coi như đã mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu, do hầu hết hiện nay là
những gia đình trẻ không biết những bài cúng truyền thống của dân tộc mình.
2. Nguyên nhân của sự biến đổi
a. Nguyên nhân chủ quan
Do các thế hệ sau chưa ý thức được về việc giữ gìn nét văn hoá truyền
thống của dân tộc mình
Do việc chuyển cư tới các vùng đất khác, điều đó cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới việc làm loãng đi nét văn hoá truyền thống bản địa.
b. Nguyên nhân khách quan
Do có sự di cư của người Kinh (Việt) ở miền xuôi tới đây khai hoang vùng
đất mới, đồng bào nơi đây cũng bị chi phối rất nhiều về đời sống kinh tế cũng
như đời sống văn hoá tinh thần.
Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một xã có 12 dân tộc cùng
sinh sống nên cũng không tránh khỏi được sự giao thoa văn hoá từ các dân tộc
khác.

Do việc khai thác mặt bằng xây dựng các công trình điện, đường, trường,
trạm… nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp ảnh hưởng rất nhiều đến truyền
thống văn hoá nông nghiệp
Bên cạnh những lí do trên, cùng với sự phát triển của đất nước, đất nước ta
đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cao độ, những nét văn hoá
truyền thống của tất cả các dân tộc không khỏi bị ảnh hưởng bời vòng xoáy của
nền kinh tế thị trường.
3. Đánh giá sự biến đổi
a. Tích cực


Đời sống nhân dân đã được nâng cao, số hộ có con em học hết cấp 3 tăng
nhiều, điều đó đã tạo công ăn việc làm ổn định, nhân dân không quá phụ thuộc
vào nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.
Nhân dân các dân tộc thiểu số nơi đây đã nhận thức được các chủ trương,
chính sách của Đảng.
Người Tày có bài then mang tên: Ơn Đảng, Ơn Bác Hồ, nội dung như sau:
Ngày xưa mịt mù sương tăm tối
Dân lầm than đói nghèo
Nay chính sách đổi mới của Đảng
Xoá đói nghèo, hạnh phúc ấm no
Ngày nay truyền hình đưa văn hoá tới mọi nhà
Có điện thắp sáng đến muôn nơi
Nhân dân ta đoàn kết một lòng
Con em được đến trường vươn tới tương lai
Nhờ áp dụng chủ trương chính sách của Đảng.
Cây phủ xanh đồi núi Yên Minh
Lúa đồng xanh ngày càng tốt tươi
Ngô mọc xanh rờn tô thắm quê hương
Mời ai về quê hương Yên Minh tươi đẹp

Có Mậu Duệ gạo trăng nước trong
Quê hương ta ngày nay đổi mới
Ơn Bác Hồ chỉ lối dẫn đường.


“Tết cá” hiện nay diễn ra đơn giản nên cũng giảm được chi phí, tiết kiệm
được thời gian.
Các món ăn trong “tết cá’’ không chỉ đơn thuần là cá mà còn nhiều món ăn
khác tạo sự đa dạng trong các món ăn.
Sự thay đổi trong các nghi lễ cúng tổ tiên cũng đánh dấu một bước ngoặt
lớn về vai trò của người phụ nữ, không chỉ người đàn ông mới được thực hiện
nghi lễ thờ cúng tổ tiên mà những người phụ nữ cũng có thể thực hiện nghi lễ
này. Điều này dần thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống tâm linh.
b. Tiêu cực
Sự biến đổi trong các nghi lễ truyền thống của dân tộc Tày ở xã Mậu Duệ,
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như các dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam nói chung nó làm mất đi nét văn hoá truyền thống của mỗi tộc người,
dễ bị đồng hoá về văn hoá.
Những biến đổi nó đã làm cho “tết cá” không còn giữ được những nét đặc
sắc trong truyền thống, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác gìn giữ nét văn
hoá truyền thống này của đồng bào Tày. Những thế hệ con cháu của họ sẽ không
được biết tới nét đẹp trong phong tục truyền thống của dân tộc mình.
4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những nét
đẹp trong “tết cá”
a. Một số kiến nghị
Đảng và nhà nước, các cấp chính quyền cần có những chính sách quan tâm
hơn nữa đến các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà
Giang nói riêng.
“Tết cá” của người Tày xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là
một nét đẹp văn hoá truyền thống bản địa lâu đời cần được sự quan tâm đúng



mức, được sự vạch đường chỉ lối của các cán bộ văn hoá, của các cấp chính
quyền địa phương thì tết cá ở đây sẽ văn minh hơn thực hiện đúng nếp sống
mới, tránh được lãng phí mà vẫn giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc
mình.
b. Một số giải pháp
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn là rất cần thiết,chính đội
ngũ cán bộ đó sẽ là những người bạn “gạn đục khơi trong” hướng đồng bào
miền núi vùng sâu vùng xa, giữ gìn được những bản sắc vốn có của dân tộc
mình, nhất là văn hoá trong thời đại CNH-HĐH cao.
Xây dựng đội ngũ tuyên truyền trong từng làng xã, đào tạo các đội ngũ về
tuyên truyền nét đẹp trong văn hoá truyền thống; tiếp thu các lớp các cụ cao
tuổi, để cho vốn văn hoá không bị mai một dần. Trong mỗi gia đình các bậc ông
bà cha mẹ nên là những người “kim chỉ nam” tuyên truyền cho con cháu về
truyền thống dân tộc mình, luôn trau dồi tiếng mẹ đẻ, thực hiện ý thức tự giác
tộc người.
Xây dựng các băng rôn, khẩu hiệu tại các khu trung tâm, khu đông dân cư
về xây dựng, giữ gìn tuyền thống văn hoá tộc người. Chúng ta không thể phát
triển kinh tế nếu không có một nền tảng vững chắc của nền văn hoá truyền
thống.
KẾT LUẬN
Việc tìm hiểu “tết cá” của người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang nhằm tìm ra những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của đồng bào
Tày nơi đây, qua đó tìm ra những biện pháp bảo tồn và phát huy. Qua đây cũng
cho chúng ta thấy được những biến đổi đang diễn ra lớn lao trong từng cộng
đồng gia đình Việt Nam. Phản ánh những biến đổi đang diễn ra trong đời sống
gia đình, cộng đồng là việc làm cần thiết. Bởi đây là một bộ phận quan trọng của



cuộc sống đồng thời là động lực phát triển của xã hội miền núi trong điều kiện
kinh tế thị trường.
“Tết cá” của người Tày nơi đây là một nét bản sắc sinh hoạt riêng của cư
dân nông nghiệp, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, vòng xoáy của
một xã hội CNH-HĐH, những nét văn hoá bản sắc vốn là sức đề kháng để nó
tồn tại một cách yếu ớt tới ngày nay đang dần mất đi, việc giữ gìn và phát huy
những cái vốn có đó, không phải là nhiệm vụ của một cá nhân hay một tổ chức
xã hội mà là của cả cộng đồng.
Cá nhân em là một sinh viên khoa văn hoá dân tộc – thiểu số, là con em
đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang. Hơn bao giờ hết em luôn ý thức được việc
giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc mình là rất quan trọng. Em luôn gắng
sức trau rồi kiến thức, rèn luyện tu dưỡng về đạo đức để khi ra trường trở thành
người có ích cho xã hội, trở thành một chiến sỹ văn hoá, ra sức tuyên truyền về
giữ gìn truyền thống văn hoá tộc người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Viện dân tộc học, Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội,
Hà Nội¸1992.
Các dân tộc tỉnh Hà Giang
Tài liệu trong thực tế do người viết tự thu thập tại địa phương.



×