Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hoa sen trong văn hóa việt nam từ truyền thống đến hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 93 trang )



1

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá H NộI
Khoa văn hóa học

LÊ THÞ NHUNG

HOA SEN TRONG V¡N HãA VIƯT NAM
Tõ TRUN THèNG ĐếN HIệN ĐạI

NGƯờI hớng dẫn khoa học: GV.NGUYễN TIếN DũNG

H Néi - 2014


 

2

MỤC LỤC
 

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: HOA SEN - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VIỆT ........................ 12
1.1. Nhận thức chung về hoa sen .............................................................. 12
1.1.1. Hoa sen............................................................................................ 12
1.1.2. Sự tích hoa sen ................................................................................ 15
1.2. Biểu tượng hoa sen trong một số nền văn hóa trên thế giới ........... 19
1.2.1. Hoa sen trong văn hóa Ấn Độ......................................................... 19


1.2.2. Hoa sen trong văn hóa Ai Cập ........................................................ 21
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 25
Chương 2: MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU CỦA HOA SEN TRONG VĂN
HÓA VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI .................... 26
2.1. Hoa sen trong văn hóa truyền thống Việt Nam ............................... 26
2.1.1. Hoa sen trong văn học nghệ, thuật truyền thống Việt Nam ........... 26
2.1.2. Hoa sen trong mĩ thuật, kiến trúc truyền thống Việt Nam ............. 33
2.1.3. Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt Nam...................................... 39
2.2. Hoa sen, cơng đụ đặc lực góp phần trong truyền thơng và quảng bá
văn hóa Việt Nam ....................................................................................... 41
2.2.1. Yếu tố văn hóa trong truyền thơng, quảng cáo hiện đại ................. 41
2.2.2. Hoa sen góp phần đắc lực trong truyền thơng và quảng bá văn
hóa Việt ................................................................................................ 46
2.2.3. Hiệu quả quảng bá hình ảnh Sen Việt Nam.................................... 60
2.3. Hoa sen trong cơng tác đối ngoại ....................................................... 62
2.3.1. Tầm quan trọng của “Quốc hoa” với công tác thông tin đối ngoại ...... 62
2.3.2. Một số ý kiến của người nước ngoài về hoa Sen Việt Nam ........... 64
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 65


 

3

Chương 3: NÂNG CAO VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA HOA SEN TRONG SỰ
NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC......................................................... 68
3.1. Bảo tồn những giá trị của hoa sen trong văn hóa Việt Nam ........... 68
3.1.1. Xây dựng kế hoạch bảo tồn, quy hoạch hoa sen ............................ 68
3.1.2. Đẩy mạnh khai tháchình ảnh hoa sen trong truyền thông hiện đại .... 70
3.2. Tăng cường quảng bá hoa sen Việt Nam ra thế giới ....................... 72

3.2.1. Một số hạn chế trong công tác quảng bá hình ảnh Sen Việt Nam ..... 72
3.2.2. Quảng bá mạnh mẽ biểu tượng hoa sen Việt Nam ......................... 76
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
 


 

4

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ bao đời nay, hoa sen đã trở thành một hình tượng đặc biệt trong văn
hóa của người Việt Nam. Hoa sen có mặt ở khắp mọi nơi, đã đi vào lịng người
Việt. Vì thế, có ý kiến đã nói rằng: ngắm hoa sen và hiểu được hoa sen sẽ như
nhận ra hình ảnh con người Việt Nam - giản dị, hiếu hòa và trong sáng.
Hoa sen có vai trị quan trọng trong đời sống vật chất và tâm linh người
Việt. Từ xưa, hoa sen đã là một biểu tượng tiêu biểu trong kiến trúc, đặc biệt
là kiến trúc Phật giáo, kiến trúc cung đình tại Việt Nam. Hình ảnh hoa sen
được lồng vào trong kiến trúc nhà với ý nghĩa về sự giải thốt. Trong Phật
giáo phương Đơng nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng thì hoa sen đã
trở thành biểu tượng của vẻ đẹp thần bí, huyền ảo và sâu kín. Khơng chỉ vậy,
hoa sen cịn có vai trị khơng nhỏ trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hương
sen thơm, dịu dàng, thuần khiết thực sự là biểu trưng tiêu biểu cho văn hóa và
con người Việt Nam [1, tr.56]
Trong thời đại giao lưu tồn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều tìm

cách nâng cao vị thế và uy tín của mình đối với bạn bè quốc tế. Ngoại giao
luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nước. Trong đó, việc
xây dựng và quảng bá văn hóa dân tộc là một trong những cách thức, đồng
thời là mục tiêu quan trọng của công tác đối ngoại [7, tr.42].
Trong những thập niên gần đây, Việt Nam từng bước chỗ đứng và hình
ảnh của mình trên trường quốc tế. Đặc biệt trong thời gian gần đây, du lịch
phát triển, lượng khách nước ngoài đến với Việt Nam ngày càng nhiều, cùng
với đó là số vốn đầu tư vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Kết quả này là
công sức của q trình ngoại giao văn hóa, giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến
với bạn bè thế giới. Các hoạt động giao lưu văn hóa được đầu tư, ngành công


 

5

nghiệp văn hóa của nước nhà dần phát triển và khẳng định vai trị của mình,
thể hiện sinh động qua các hoạt động quảng bá văn hóa như triển lãm, lễ hội
giao lưu văn hóa, các cuộc trưng bày, giới thiệu văn hóa nghệ thuật…[5, tr.3].
Mỗi quốc gia có chiến lược, kế hoạch xây dựng và quảng bá văn hóa
của riêng mình. Hiện nay, việc quảng bá hình ảnh đất nước qua các giá trị văn
hóa truyền thống, biểu tượng như quốc ca, quốc kì, quốc thú, quốc tửu, hay
quốc hoa đã khơng cịn xa lạ.
Với riêng Việt Nam, bên cạnh các biểu tượng chính thức như quốc kì,
quốc ca, quốc huy, chúng ta cịn có nhiều biểu tượng tượng trưng cho đất
nước, con người như con trâu, cây tre, chim lạc. Đặc biệt, với ý nghĩa văn hóa
vơ cùng lớn lao của mình, hoa sen đã được nhân dân trong và ngồi nướ cơng
nhận là “Quốc hoa”. Tuy chưa có văn bản pháp lý chính thức cơng nhận
nhưng từ lâu, lịch sử và nhân dân Việt Nam đã ngầm chọn hoa sen là quốc
hoa của mình. Trong khóa luận, tác giả sử dụng từ “Quốc hoa” với ý hiểu này.

Hoa sen có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa Việt. Trong
quan niệm của người phương Đơng nói chung, người Việt Nam nói riêng, sen
là lồi duy nhất hội tụ đầy đủ những ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, là
ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức sống mãnh liệt như ý chí quật cường
của dân tộc. Bên cạnh đó, hoa sen cịn mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, đặc biệt
ở quốc gia phần đông theo đạo Phật như Việt Nam[2, tr.82].
Hoa sen đi vào đời sống văn hóa, tâm linh người Việt từ bao đời nay.
Đó là biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách, ý chí Việt. Ngắm hoa sen và hiểu hoa
sen, người ta sẽ hiểu được con người Việt.
Từ lâu, Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế được biết đến với những áo
dài, nón lá dịu dàng, món nem cuốn, món phở nước độc đáo, hấp dẫn. Đến
nay, khi có thêm hình ảnh “Quốc hoa” – hoa sen, việc quảng bá cho văn hóa


 

6

dân tộc sẽ có thêm một cơng cụ hữu hiệu. Hoa sen là một biểu tượng đẹp, có
giá trị thẩm mĩ cao, có khả năng tác động, kích thích và thu hút khách du lịch.
Hoa sen có vai trị và ý nghĩa lớn trong việc đẩy mạnh quảng bá Việt Nam,
đưa hình ảnh đất nước, con người và những bản sắc văn hóa Việt đến với bạn
bè quốc tế, để họ hiểu thêm, yêu mến hơn dải đất hình chữ S.
Hoa sen có một ý nghĩa và vai trị khơng thể chối từ trong đời sống văn
hóa Việt cổ truyền hay trong văn hóa truyền thơng Việt Nam hiện đại. Nhiều
cơng ty, tập đồn đã nắm được đặc điểm này mà đưa hóa sen vào chiến lược
quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm của mình. Tuy nhiên, làm thế nào để
phát huy hết tiềm năng của hoa sen trong việc quảng bá văn hóa, để hoa sen
đóng góp được nhiều nhất vào quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của đất
nước còn là vấn đề đang bị bỏ ngỏ.

Hơn nữa, việc người Việt Nam đối xử với quốc hoa của chính mình ra
sao cũng là vấn đề văn hóa cần được xem xét. Bởi hiện nay, khơng phải tất cả
mọi người, nhất là lớp trẻ có thể nhận thức được đúng và đầy đủ giá trị, ý
nghĩa của hoa sen đối với tinh thần dân tôc. Chỉ khi hiểu được ý nghĩa thiêng
liêng của quốc hoa, cộng đồng chủ thể mới có thể hành động đúng đắn, tơn
trọng biểu tượng văn hóa dân tộc. Khi đó, nền độc lập và tinh thần, hào khí
dân tộc mới được trường tồn.
Với những thực tế đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoa sen
trong văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam, hoa sen là đề tài
đã được nghiên cứu từ lâu bởi các nhà văn hóa học. Có khá nhiều tài liệu,
sách báo viết về hoa sen, các cơng trình nghiên cứu về sen như:
Cuốn sách “The Quantum and Lotus” của tác giả Matthieu Ricard.


 

7

Cuốn sách Ngọc sáng trong hoa sen (Tựa tiếng Anh: The Wheel of
Life) tác giả John Blofeld xuất bản năm 2012 – Nhà Xuất bản trẻ.
Cuốn “Non nước Việt Nam” – Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.
Luận văn: “Hoa sen – linh hồn Việt Nam hóa cùng thế giới” của tác giả
Bùi Thị Xuân, Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Luận văn: “Yếu tố văn hóa trong quảng cáo truyền hình” của tác giả
Phạm Quỳnh Trang, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo
chí và Tuyền truyền.
Luận văn: “Về biểu tượng hoa sen trong điêu khắc Chăm” của tác giả

Hồ Thùy Trang.
Ngồi ra cịn rất nhiều các bài viết về hoa sen đã được đăng trên báo, như:
Bài viết: “Hình tượng sen trong văn hóa của người Việt Nam” của tác
giả Phương Thảo, đăng trên báo điện tử Vietnamplus. Bài viết đề cập khá đầy
đủ giá trị của hoa sen trong văn hóa người Việt, trong các phương diện như:
sen trong văn hóa nghệ thuật, sen trong mĩ thuật truyền thống và sen trong
văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Hay bài viết: “Hoa sen trong đời sống Việt” của tác giả Lý Hải, đăng
trên báo Quân đội nhân dân, là những nghiên cứu khá sâu sắc về ý nghĩa của
sen trong tổng thể văn hóa Việt.
Tuy nhiên, tất cả các tài liệu, ghi chép trước đây đều chủ yếu tập trung
nghiên cứu hoa sen từ khía cạnh văn hóa truyền thống, như trong mĩ thuật,
điêu khắc, tâm linh, hay ẩm thực. Tóm lại, đó là những nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở mức độ nội bộ dân tộc, vai trò và ý nghĩa của hoa sen mới chỉ được
tìm hiểu trong nền văn hóa chủ thể, với con người Việt và mơi trường Việt.


 

8

Khác biệt với chiều hướng đó, luận văn: “Hoa sen trong văn hóa Việt
Nam từ truyền thống đến hiện đại” lại nghiên cứu sen một cách tồn diện.
Khơng chỉ nghiên cứu sen trong văn hóa truyền thống Việt Nam, mà luận văn
cịn tiếp cận tìm hiểu sen với tư cách là biểu tượng, là công cụ hữu hiệu trong
quảng bá văn hóa Việt Nam trong xã hội hiện đại; tìm hiểu hình ảnh hoa sen
trong mắt bạn bè quốc tế. Chính vì thế, đây là một đề tài mới mẻ, mang tính
thực tiễn cao, phần nào khái quát được vai trị, ý nghĩa của hoa sen trong tồn
nền văn hóa Việt Nam theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt là sứ mạng
và những bước đi của hoa sen trong hành trình giới thiệu văn hóa Việt Nam

với bạn bè quốc tế.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích
Hoa sen ln có một vai trị và ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa,
tâm linh của người Việt. Sen gắn bó với cuộc sống, đi vào lòng người. Mỗi bộ
phận của hoa sen đều được sử dụng, khơng chỉ có giá trị vật chất, mà còn
mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Hoa sen là cốt cách Việt, tinh thần Việt, hiểu
được sen là hiểu được con người Việt Nam.
Sen thể hiện phẩm chất, lối sống, tâm hồn Việt. Do đó nghiên cứu sen
sẽ giúp hiểu sâu thêm về đời sống vật chất, đời sống văn hóa cũng như tinh
thần người Việt một cách tồn diện và sâu sắc hơn. Từ đó nâng cao sự tự nhận
thức về giá trị bản thân, giá trị dân tộc, khơi gợi tinh thần dân tộc của người
Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu giá trị văn hóa, sự vận động gia tăng các giá trị
văn hóa của hoa sen trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Khơng chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu sen trong đời sống văn hóa dân tộc, luận văn còn nghiên cứu


 

9

vai trị của sen trong cơng tác quảng bá văn hóa, khái qt hành trình hội nhập
thế giới của hoa sen với tư cách là đại sứ văn hóa Việt.
Khóa luận trình bày thực tiễn và gợi mở một số phương pháp để giới
thiệu quốc hoa với bạn bè thế giới, để hoa sen phát huy tối đa tiềm năng, sức
mạnh của nó trong cơng cuộc hội nhập của nước nhà, giúp khẳng định hình
ảnh và nâng cao vị thế của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ

Làm rõ, khẳng định vẻ đẹp của hoa sen, vai trò và ý nghĩa của sen trong
đời sống văn hóa của người Việt từ xã hội truyền thống đến đời sống hiện đại
với môi trường truyền thơng ngày càng năng động. Qua đó, khóa luận khẳng
định nét đẹp, tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam từ truyền thống đến
hiện đại.
Tìm hiểu, khẳng định được vai trị, ý nghĩa của quốc hoa đối với cơng
tác quảng bá văn hóa; khẳng định hoa sen chính là một trong những công cụ
hữu hiệu, đắc lực để giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa thiêng liêng của hoa sen với chính cộng
đồng người Việt trong và ngồi nước. Chỉ khi nhận thức được đầy đủ giá trị
của quốc hoa, con người mới có cách hành xử đúng đắn, tôn trọng và bảo vệ
giá trị tinh thần dân tộc. Đó cịn là vấn đề về văn hóa ứng xử của cư dân bản
địa với giá trị tinh thần dân tộc.
Tìm hiểu thực tế của cơng tác quảng bá văn hóa thơng qua cơng cụ cụ
thể là “Quốc hoa” - hoa sen. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
“Quốc hoa” như một giá trị văn hóa Việt Nam tiêu biểu đến bạn bè thế giới;
để “Quốc hoa” phát huy hết giá trị của mình. Qua đó, khóa khẳng định vai trị,
ý nghĩa của quảng bá hình ảnh đối với công tác thông tin đối ngoại, phục vụ
cho việc phát triển của đất nước.


 

10

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoa sen và vai trị, ý nghĩa mọi mặt
của hoa sen trong văn hóa cổ truyền và trong văn hóa truyền thơng hiện đại ở

Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học, tác giả đi sâu tìm hiểu về
vẻ đẹp, ý nghĩa của hoa sen trong nền văn hóa Việt, từ đời sống văn hóa Việt
Nam truyền thống đến văn hóa quảng cáo, truyền thơng hiện đại.
Bên cạnh đó, khóa luận tập trung tìm hiểu q trình hội nhập, vươn ra thế
giới, để từ đó quảng bá cho hình ảnh đất nước của hoa sen với vai trị như là
“Quốc hoa”.
- Về mặt thời gian: khóa luận tìm hiểu về hoa sen với ý nghĩa của nó
trong đời sống tâm linh và văn hóa Việt cổ truyền xa xưa; tiếp nối đó là tập trung
nghiên cứu về vai trò của “Quốc hoa” trong sự phát triển của đất nước hiện nay.
- Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu hoa sen và ý nghĩa mọi
mặt của nó đối với sự phát triển của đất nước, mà chủ yếu trong phạm vi
quốc gia Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu như sách,
báo, tạp chí, các luận văn nghiên cứu có liên quan đến nội dung của để tài để
có được cái nhìn tổng qt về vai trị, ý nghĩa của hoa sen đối với đời sống
văn hóa Việt Nam nói chung.
Đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra, bảng hỏi, thu thập và xử lý
số liệu để có được căn cứ xác thực khi đánh giá hình ảnh quốc hoa trong mắt
bạn bè quốc tế.


 

11

Bên cạnh đó, tác giả kết hợp vốn hiểu biết cá nhân và thơng tin thu thập

từ internet, truyền hình để xây dựng luận văn hợp lý, logic.
6. BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chú thích và phụ lục,
nội dung chính của Luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Hoa sen, biểu tượng văn hóa Việt Nam
Chương 2: Một số nét tiêu biểu của hoa sen trong văn hóa Việt Nam từ
truyền thống đến hiện đại.
Chương 3: Nâng cao vai trò của quốc hoa trong cơng tác quảng bá
văn hóa.


 

12

Chương 1
HOA SEN - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VIỆT
1.1. Nhận thức chung về hoa sen
1.1.1. Hoa sen
Hoa sen là loài hoa truyền thống, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
văn hóa của nhiều nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam,
hoa sen, mà cụ thể là sen hồng có ý nghĩa tinh thần vơ cùng sâu sắc. Có ý kiến
cho rằng, ngắm hoa sen và hiểu hoa sen, người ta sẽ hiểu được tinh thần của
người dân Việt.
Hoa sen có danh pháp khoa học là Nelumbonaceae, cịn có tên khác là
“sen đỏ” hay “sen Ấn Độ”. Trong các thư tịch Phật giáo và văn học tại Việt
Nam, sen hồng còn được gọi bằng các tên gốc Trung văn như: hà hoa (荷花),
liên (hoa) (蓮(花), phù cừ (芙蕖), thủy chi (水芝)) [13;tr.1].
Sen là một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Trong thời kỳ cổ đại nó đã

từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sơng Nin ở Ai Cập cùng với một
lồi hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi là hoa sen xanh linh
thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea). Hoa, quả cũng như các đài hoa của cả
hai loài đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi
mang hình ảnh và biểu trưng linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa
sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập, sen đã được đem đến
Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung
Quốc. Nó cũng có thể là lồi cây bản địa ở khu vực Đơng Dương, nhưng vẫn
có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên sen hồng được đưa tới
Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể
thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt.


 

13

Ngày nay, hoa sen rất hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát
triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia.
Sen thuộc lồi túc thảo, gồm có lá, nụ, hoa, hạt và thân rễ. Lá sen có
dạng tròn nổi trên mặt nước. Nụ hoa búp và chụm lại ở đầu, vươn cao. Hoa
thường mọc trên các thân to và nhơ cao vài chục centimet phía trên mặt nước.
Hoa sen thường có các màu phổ biến như: trắng, hồng, vàng,... Quả ở trung
tâm hoa sen chứa các hạt gọi là bát sen. Cánh, nhụy và gương hạt đã kết hợp
tạo thành một bơng hoa sen tinh tế, có nét đẹp thanh thoát và màu sắc tươi
sáng. Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sơng, hồ. Các
thân già có nhiều gai nhỏ. Thơng thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể
phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm
chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m. Lá to với đường kính tới 60
cm, trong khi các bơng hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.

Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng
như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực V
theo phân loại của USDA. Lồi cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Theo các nhà khoa học, sen đã có mặt trên trái đất gần một trăm triệu
năm trước. Có hai loại sen là sen vàng, tên khoa học là Nelumbonaceae Pers,
có ở miền Bắc và miền Trung châu Mĩ; và sen đỏ, tên khoa học là Nelumbo
Nucifera Gaertn, phổ biến ở châu Á và châu Úc. Ở Việt Nam, sen có ý nghĩa
văn hóa sâu sắc, được xếp trong bộ tứ quý: lan, sen, cúc, mai; đồng thời được
xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, cúc, trúc. Mặc dù sinh ra trong bùn lầy
nhưng hoa sen khơng bị ơ nhiễm mùi tanh hơi mà lại có khả năng thay đổi
hồn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc nơi nào sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng
trong. Từ khi hoa nở tới khi hoa tàn hoàn tồn khơng hề bị ong bướm.
Hoa sen cịn được coi là biểu tượng của đạo Phật. Nó là biểu tượng tinh
thần về năm điều cơ bản:


 

14

Tính vơ nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm, bùn lầy tanh hơi mà sen
sen khơng bị vương bẩn.
Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nảy nở thì sẽ làm cho dịng
nước nơi đó trở nên thanh trong.
Tính thùy mị của mùi hương: Sen tỏa lên một mùi hương thanh khiết,
khơng q nồng nàn, ngào ngạt.
Tính thuần khiết: Bông sen từ khi nở ra đến lúc tàn khơng hề bị một
lồi ong bướm nào tới đậu lấy phấn.
Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nảy mầm trong bùn đất, ở đáy nước cho
tới lúc vươn lên trên mặt nước rồi xòe lá, ra hoa là cả một quá trình sinh

trưởng kiên nhẫn lớn lao [2; tr.56].
Như vậy có thể nói rằng, hoa sen là hình ảnh hài hịa, đặc trưng của một
chu trình sinh sống, sinh ra từ bong tối, bùn nhơ mà bừng nở ra những tinh
nguyên của sự hoàn thiện. Trong tác phẩm “Nguyên lý hình thành và này mầm
của hạt giống” do Tiến sĩ sinh học K. E. Ovrsavor biên soạn, xuất bản năm 1976
tại Moskave có nói: “Ở gần Tokyo người ta đã tìm thấy chiếc thuyền độc mộc
nằm ở trong đất 3.000 năm. Các hạt sen nằm trong (thuyền) đó về sau đã nảy
mầm và mọc thành cây”. Đây cũng là một trong những biểu hiện của sự kiên
nhẫn, chờ đợi. Mặc dù không được phát triển trong những điều kiện thuận lợi,
nhưng khả năng sống của hạt sen vẫn còn tồn tại trong phôi của hạt, bằng sự hiểu
biết quy luật và khả năng tự bảo vệ, phục hồi một cách tự nhiên của chính mình,
dựa vào những mơi trường xung quanh, để tạo ra những điều kiện cơ bản cho
quá trình duy trì sự sống và sinh trưởng [4, tr.95].
Mỗi loại sen lại biểu tượng cho những ý nghĩa khác nhau:
Sen trắng là biểu tượng cho sự thanh cao thuần hóa của bản tính chân
thật, giản dị của người quân tử.


 

15

Sen vàng là biểu tượng cho các bậc thánh nhân hồn tồn giác ngộ.
Sen hồng là sự tơn trọng cao quý và cốt cách tinh thần của dân tộc.
Sen đỏ là sự tinh khiết, lòng nhân ái, vị tha.
Sen xanh chỉ trí tuệ sáng suốt, tồn hảo.
Nhìn chung, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết hay vô nhiễm của
con người, cũng như hoa sen mọc trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn. Hoa
sen tỏa hương thơm giữa chốn bùn lầy, như cõi đời đầy những tiêu cực và
cám dỗ.

1.1.2. Sự tích hoa sen
Trong dân gian có lưu truyền nhiều sự tích về nguồn gốc hoa sen. Một
trong những câu chuyện được phổ biến rộng rãi nhất được ghi lại như sau:
“Ngày xửa ngày xưa, có lẽ lâu lắm rồi, trên nhân gian chưa có con
người và cây cối chim muông. Mặt đất là một nơi âm u hoang vắng, chỉ có
những sa mạc và đầm lấy chết chóc. Ngọc Hồng thượng đế một hơm nhìn
thấy vậy thì vô cùng thương cảm. Ngài vào kho sự sống của thiên đình lấy ra
một rương đầy hạt giống, rồi cưỡi mây đi rải khắp thế gian. Từ những hạt
giống đầu tiên ấy, những mầm xanh mới bắt đầu nảy nở sinh sơi thành hàng
ngàn hàng vạn lồi thực vật mn màu mn vẻ như bây giờ. Có lồi nhỏ bé
mong manh như hoa như cỏ. Nhưng cũng có những lồi gai góc, to lớn vững
chãi như xương rồng cổ thụ. Tất cả những hạt giống khi được Ngọc hoàng dải
xuống nhân gian đều cố sức chen nhau giành lấy một địa điểm sinh trưởng
thật màu mỡ và xinh đẹp.
Duy chỉ có một hạt giống nằm ở đáy rương nên rơi xuống trần gian sau
cùng, khi mà những hạt giống khác đã chọn được cho mình những nơi lý
tưởng. Nó tủi thân lắm, cứ nương theo gió bay đi tìm. Nhưng tìm mãi mà


 

16

chẳng có nơi nào cho nó dung thân. Đến một ngày kia, nó bay đến một cái
đầm khá lớn, hiu hắt và buồn tẻ đến đáng sợ. Hạt giống chán nản tiếp tục định
bay đi tìm nơi khác như mọi khi thì nghe tiếng đầm gọi mình:
- Hạt giống ơi, xuống đây ở với tôi cho vui. Tôi sẽ cố hết sức để giúp
bạn nảy mầm sinh trưởng mà.
Thế là hạt giống đánh liều đáp xuống chiếc đầm nọ. Ngay lập tức, nó
chìm xuống đáy bùn sâu tối tăm. Những lồi cây cỏ khác xung quanh thấy

vậy thì ra sức chế giễu cười nhạo hạt giống ấy. Nhưng rồi mọi chuyện cũng
trơi vào qn lãng, khơng cịn ai nhớ đến hạt giống ngày nào đó nữa. Chỉ cịn
chiếc đầm, âm thầm lặng lẽ từng ngày chắt chiu khoáng chất trong lớp bùn
sâu, vun bón cho một lồi thực vật kì lạ đã nảy mầm từ hạt giống chậm chân.
Mùa đông lạnh lẽo qua đi, mùa xuân ấm áp lại về, cây cối thi nhau đâm chồi
nảy lộc, kết nụ đơm hoa. Duy chỉ có lồi cây kì lạ sinh ra từ hạt giống kia vẫn
khơng có chút mảy may biến đổi gì. Phải đến một buổi sáng mùa hè khá lâu
sau đó, cây cối quanh đầm mới được một phen kinh ngạc sững sờ khi giờ đây,
phủ kín mặt chiếc đầm quen thuộc của chúng là vô vàn đài hoa ngũ sắc rực rỡ
nằm e ấp giữa những phiến lá tròn xanh thắm đang tỏa hương thơm ngào
ngạt. Ai mà tin được khi mới hơm nào, đó là chiếc đầm nước tanh bùn xấu xí
đã mở lịng đón nhận một hạt giống chậm chân rơi rớt. Lồi hoa ấy chính là
hoa sen.
Cho tới một ngày kia, có một nàng tiên khơng biết từ đâu đến ngồi
khóc bên chiếc đầm nọ. Các lồi cây xúm xít cạnh nàng hỏi cớ sự. Thì ra,
nàng tiên ấy chính là ngọc nữ hầu hạ Vương Mẫu nương nương trên trời.
Trong lúc ngồi dệt vải nhuộm áo cho Vương Mẫu đã bất cẩn làm đổ hết chỗ
màu thuốc, sợ Vương Mẫu trách tội nên trốn xuống trần gian. Mọi người lấy
làm ái ngại cho tình cảnh của tiên nữ nhưng khơng biết phải làm gì để giúp


 

17

được nàng. Giữa hồi rối trí ấy, bỗng nghe có giọng nói từ dưới đầm nước
vọng lên. Là hoa sen đã lên tiếng:
- Tiên nữ ơi, hãy lấy màu của tơi đi này!
- Lấy màu của ngươi ư? Ơi, ngũ sắc óng ánh thật là đẹp. Vương Mẫu
mà thấy bộ quần áo của mình được nhuộm những màu như vậy chắc sẽ hài

lòng và tha lỗi cho ta ngay. Nhưng – nàng tiên bỗng buồn bã cúi đầu – lấy hết
màu sắc thì ngươi sẽ xấu xí lắm, ta khơng lỡ làm vậy đâu.
- Không sao, tiên nữ cứ lấy màu của tôi đi. Hoa sen ra sức thuyết
phục. Cuối cùng tiên nữ cũng xiêu lòng, lấy ngũ sắc của hoa sen rồi bay về
trời, không quên tạ ơn rối rít. Thế là hoa sen của chúng ta chỉ cịn lại một màu
xám xịt xấu xí trơng thật thảm hại. Nhưng nó khơng buồn nhiều vì biết mình
vừa làm được một việc tốt.
Lại nói về tiên nữ, sau khi trở về thì ln day dứt, băn khoăn vì tấm lịng
cao thượng của hoa sen. Nàng quyết định đi tìm Vương mẫu để nói hết đầu đi
sự thật và nhờ người giúp hoa sen có lại vẻ đẹp như ngày nào. Vương mẫu bày
cho tiên nữ một cách để trả ơn.Ngọc nữ nghe xong thì tức tốc hạ phàm tìm lại
đầm nước nọ. Khi đến nơi, nàng rút chiếc kim thêu ra đâm vào đầu ngón tay cho
máu chảy rồi dùng chính những giọt máu đỏ ấm áp ấy nhỏ lên từng đóa hoa sen
một. Vậy là kể từ ngày ấy, tuy hoa sen chỉ còn một màu hồng phấn dịu dàng.
Khơng cịn kiêu sa rực rỡ như lúc đầu, nhưng câu chuyện về việc làm cảm động
của loài hoa ấy và tiên nữ khiến chúng ta đều thấy rằng: Màu hồng tinh khơi ấy
mới chính là màu đẹp nhất dành cho hoa sen – lồi hoa đẹp nhất và có tấm lòng
thanh cao trong sáng nhất trên đời” [14, tr.1].
Trên đây là một trong số những câu chuyện nói về sự tích hoa sen được
lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Tuy yếu tố hư cấu chiếm phần lớn nội
dung câu chuyện nhưng nó lại mang giá trị nhân đạo và nhân sinh sâu sắc,
thể hiện sức sống mãnh liệt và tình yêu thương của con người.


 

18

Trong một lần chụp ảnh hoa sen ở xã Hòa Sơn, độc giả Trần Thanh
Liêm đã nghe được câu chuyện của hai cơ bé mồ cơi hóa thân thành lồi hoa

đẹp trong đầm. Tương truyền sự tích khác về hoa sen như sau:
“Ngày xưa ở một làng nọ có hai cô bé mồ côi cha mẹ, được một người
hát xẩm đưa về ni. Ơng dạy cho hai em những bài hát, điệu múa. Một lần,
cô em bị ốm. Cô chị đã đốt chiếc nhẫn quý của mình làm thần dược cứu sống
em.Càng lớn hai chị em càng xinh đẹp, hát hay múa đẹp nổi tiếng khắp vùng.
Trong vùng có một tên công tử con nhà quyền quý, khét tiếng tàn độc,
làm mưa làm gió gây bao đau khổ cho nhân dân trong vùng. Nghe tiếng đồn
về hai cô gái, hắn âm mưu bắt hai cô về làm vợ. Một hôm, người cha ni
phải đi xa. Ơng hứa khi về sẽ tặng mỗi cơ một món q. Cơ chị xin cha một
đơi hài màu trắng thêu chỉ vàng, cịn cơ em xin một đôi hài màu hồng thêu chỉ
vàng. Nhân lúc người cha đi vắng, tên công tử đã cho người đến bắt cô chị về.
Để giữ trọn trinh tiết, cô chị đã gieo mình xuống hồ. Quá thương nhớ chị, cơ
em cũng trầm mình xuống hồ. Khi người cha ni trở về và không thấy các
con đâu, ông đã đi tìm hỏi và biết chuyện. Đột nhiên, ơng ngửi thâý mùi thơm
ngan ngát tỏa ra từ hồ, và ơng nhìn thấy những bông hoa màu trắng và hồng
trên mặt nước. Những cánh hoa xinh xinh tựa như dáng hài, ở giữa có nhụy
vàng tựa như những sợi chỉ thêu, những chiếc lá xòe to giống như những
chiếc non quai thao các cô thường đội, hoa tỏa hương thơm dịu dàng tinh
khiết như tâm hồn hai chị em.
Quá đau buồn, người cha bật khóc. Bất chợt, hai cơ con gái từ dưới hồ
hiện lên và bước đến cạnh ông. Cô chị kể lại chuyện rằng: “Khi hai chị em
con gieo mình xuống hồ đã được bà chúa hồ thương tình giang tay đón lấy và
cứu sống. Bà rất thương hai chị em con, muốn chúng con ở lại với bà nhưng
chúng con xin phép được về chăm sóc cha. Bà đã cho phép chúng con trở về


 

19


với cha và tạo ra những đóa hoa kia tượng trưng cho hai chị em, để bà ln
cảm thấy có hai chị em con bên cạnh. Tên lồi hoa đó là hoa Sen.”[15, tr.1]
Như vậy, có thể thấy, hoa sen có đã được các tác giả dân gian ưu ái gán
cho sự tích xuất thân trong sáng, tốt đẹp. Qua đó, có thể thấy giá trị và ý nghĩa
của hoa sen trong đời sống tinh thần dân gian. Đó là biểu trưng của những gì
thanh cao, tinh khiết.
1.2. Biểu tượng hoa sen trong một số nền văn hóa trên thế giới
1.2.1. Hoa sen trong văn hóa Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa gắn liền với hình
ảnh hoa sen. Từ thời cổ đại, hoa sen đã là biểu tượng thiêng liêng của người
Hindu, có vị trí vơ cùng quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của họ. Hình
ảnh hoa sen hiện diện rất nhiều trong truyền thuyết, thơ ca, kiến trúc và cuộc
sống thường nhật của người Ấn Độ. Bởi có hương thơm thanh ngát ngay cả
khi mọc ở vùng nước tù đọng, tanh hôi, nên sen cũng được coi là tượng trưng
cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn.
Ở Ấn Độ, hoa sen trắng gắn liền với ý nghĩa tơn giáo. Đối với họ, lồi
hoa này tượng trưng cho sự sinh ra từ bóng tối và bừng nở ngồi ánh sáng.
Sen là biểu tượng của năng lực sinh hóa trong thiên nhiên, nhờ vào lửa và
nước, tức tinh thần và vật chất [15; tr.2].
Hoa sen là một sự thăng hoa về mặt tinh thần. Ngày nay, chúng ta thấy
hoa sen gắn liền với Đức Phật từ bi nhưng thật ra, biểu tượng hoa sen đã có
lịch sử gắn liền với Hindu giáo. Đối với người Ấn Độ, hoa sen mang một hàm
nghĩa triết học sâu xa và cũng là một biểu tượng mang ý nghĩa đạo đức.
Theo truyền thuyết Ấn Độ, các hạt của hoa sen ngay cả trước khi nảy
mầm đều có chứa các chiếc lá hồn chỉnh có hình dáng thu nhỏ lại y như hình


 

20


dáng của nó một ngày kia lớn lên và trở thành một cây hồn chỉnh. Nó là biểu
tượng của Ðất phì nhiêu, của Núi Meru.
Những người theo Ấn giáo gắn hoa sen với niềm tin tín ngưỡng của họ
và thường gắn với các vị thần như Vishnu, Brahma hay Lakshmi. Từ thời cổ
đại thì hoa sen đã là biểu tượng thiêng liêng của người Hindu. Nó thường
được sử dụng như là một ví dụ về vẻ đẹp linh thiêng, chẳng hạn Sri Krishna
thông thường được miêu tả như là "người có mắt sen". Các cánh hoa đã nở
được coi là sự mở rộng của tâm hồn và là biểu tượng của sự thăng hoa tinh
thần. Vẻ đẹp của hoa sen tương phản với với nguồn gốc từ bùn lầy của nó thể
hiện một sức mạnh tinh thần. Người ta cũng cho rằng cả Brahma và Lakshmi,
các vị thần của sức mạnh và sự giàu có, có biểu tượng hoa sen gắn liền với họ
tại chỗ ngồi của họ. Trong tiếng Hindi nó được gọi là Kamal, đây cũng là tên
gọi phổ biến cho phụ nữ cũng như là một phần trong tên gọi của đàn ông tại
Ấn Độ [2, tr.12].
Hoa sen cũng được trích dẫn nhiều trong các văn bản Puranas và Vệ Đà.
"Người thực hiện bổn phận của mình mà khơng có sự quyến luyến,
dâng các kết quả cho Đấng tối cao, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tác động
tội lỗi, giống như lá sen không bị nước dính vào" [17, tr34].
Mặc dù chỉ là một lồi hoa, nhưng hoa sen có nhiều huyền thoại nói về
nguồn gốc thần thoại của nó, mà từ đó địa vị và ý nghĩa tinh thần lớn của nó
đã được sáng tạo ra. Đáng chú ý nhất có lẽ là huyền thoại về "Samudramanthana" - khuấy đảo đại dương.
Người ta kể rằng ngày xưa có một thời các vị thần thánh và quỷ dữ đã
đạt được thỏa thuận là họ có thể cùng nhau khuấy đảo đại dương để lấy rượu
tiên ẩn giấu dưới lòng đại dương. Khi họ đang khuấy tung đại dương lên thì
biển cả đã để lộ ra mười bốn vật báu và bông hoa sen với Lakshmi ngồi trên
đó là một trong số mười bốn vật báu này


 


21

Vì hoa sen trong truyền thuyết có tám cánh giống như khơng gian có
tám hướng, sen cịn được coi là biểu tượng của sự hài hịa vũ trụ. Nó được
dùng nhiều theo nghĩa này trong hình vẽ của nhiều mandala và yantra.
Vay mượn các ý nghĩa của hoa sen trong Ấn giáo, trong Phật giáo hoa
sen tượng trưng cho sự tinh khiết của thể xác, lời nói và tinh thần, vượt ra
ngồi ái. Đức Phật thơng thường được vẽ trong tư thế ngồi trên đài sen khổng
lồ tỏa sáng lung linh.
1.2.2. Hoa sen trong văn hóa Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại trồng hoa sen trong ao hồ và đầm lầy. Sen thường
xuất hiện trong trang trí cổ đại Ai Cập. Họ tin rằng hoa sen cho họ sức mạnh
và quyền lực. Sen cũng đã được tìm thấy trong lăng mộ chôn cất của
Ramesses II. Người Ai Cập cổ đại cũng chiết xuất nước hoa từ loại hoa này.
Họ cũng sử dụng hoa sen trong vòng hoa tang, lễ chùa và trang sức phụ nữ.
Hoa sen là một trong những biểu tượng có ý nghĩa thiêng liêng và cổ
xưa nhất của Ai Cập. Vùng đất này có hai loại sen bản địa sinh trưởng là loại
sen trắng và loại sen xanh, sau này có thêm loại sen hồng được du nhập từ Ba
Tư. Cả ba loại sen này đều được miêu tả trong nghệ thuật Ai Cập nhưng
giống sen xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
Ở Ai Cập, hoa sen là thứ hoa hạng nhất, nở ở những vùng nước tù đọng
và vẩn đục, bơng sen tồn mĩ một cách tột bậc, là sự sống xuất hiện đúng lần
đầu tiên trên khoảng mênh mông không rõ sắc màu của những vùng nước
khởi nguyên. Trong tranh hình Ai Cập, hoa sen đã xuất hiện với ý nghĩa như
vậy. Theo quan niệm của người Ai Cập, hoa sen xuất hiện trước tất cả, sau đó
tạo hóa và vầng thái dương mới lóe ra từ trái tim rộng mở của nó [13, tr.1].
Nền văn minh cổ Ai cập tơn kính hoa sen như là một biểu hiện của
vầng thái dương, cho sự sáng tạo và tái sinh. Theo thần thoại về sự sáng tạo,



 

22

vào thời đại hỗn mang nguyên sơ, một hoa sen vĩ đại đã xuất hiện, từ đó mặt
trời đã mọc vào ngay ngày đầu tiên, tạo thành phần Thượng của Ai Cập. Vì lý
do này mà hoa sen được coi là biểu tượng của Thượng Ai Cập.
Theo truyền thuyết khác, khi vũ trụ còn hỗn mang với biển cả nguyên
sơ vơ cùng gọi là Nun, từ đó có đóa sen xanh nở cùng với sự xuất hiện của
thần Ra, vị thần Thái Dương (Sun God), và thế giới bắt đầu từ đó. Hoa sen
sáng mở cánh cho thần bước ra, và khép lại khi thần trở về với nó mỗi ngày.
Vì vậy mà có hiện tượng mặt trời mọc và nặn. Do đó, hoa sen vừa có tính chất
sáng tạo, vừa hồi sinh. Hoa sen là nguồn sáng tác thiêng liêng và dồi dào của
văn minh Ai Cập. Rất nhiều sáng tác nghệ thuật đã được khám phá trong các
đền đài và lăng tẩm xưa.
Búp sen vàng trong bông sen xanh làm người Ai Cập liên tưởng đến
mặt trời mọc lên từ nơi mặt biển nguyên sơn như trong truyền thuyết về sự ra
đời của vạn vật. Vào buổi đêm, bơng hoa cụp cánh và chìm dưới mặt nước để
rồi đến bình minh, nó lại nở bung rực rỡ.
Đối với người dân Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của thần Orisis và
thần Horus đều là thần Thái dương hay Hỏa thần. Trong một chương của Tử
Vong Kinh, nhan đề: “Sự biến hóa thành Hoa Sen”, Thượng Đế được phác
họa như một cái đầu ló ra khỏi đóa hoa này, đã tuyên bố:
“Ta là Hoa Sen thuần túy, xuất lộ từ các Đấng Quang Huy…Ta đem
theo các thông điệp của Horus. Ta là Hoa Sen thuần túy xuất phát từ Hoạt
trường Thái Dương”.
Trong “Nữ thần Isis lộ diện” có vạch rõ là chúng ta có thể truy nguyên
ý niệm về hoa sen này, ngay cả ở chương “duy Elohim” đầu tiên của Sáng
Thế Kí. Chính vì ý niệm này mà ta phải trơng chờ nguồn gốc và lối giải thích

câu thơ trong vũ trụ khời nguyên luận của Do Thái như sau: “Thượng Đế
phán: Đất hãy nở ra đi…cây cối đơm bông kết trái theo đúng loại hạt giống”.


 

23

Trong tất cả mọi tôn giáo sơ khai, Thần Linh Sáng Tạo là “Con của Từ
Phụ”, nghĩa là tư tưởng của Ngài trở nên hữu hình. Đó là ý nghĩa lý tưởng và
vũ trụ của đại biểu tượng Hoa Sen đối với người dân Ai Cập nói riêng và đối
với các dân tộc Đơng phương. Theo các trích dẫn từ các bản thảo của Do Thái
Bí giáo thì khi được áp dụng vào sự thờ cúng ngoại môn và thực tế, thì sợ thờ
cúng nào cũng có biểu tượng học nội mơn của nó. Vì thế theo thời gian, Hoa
Sen sẽ bao hàm ý niệm hơn. Khơng tơn giáo có tính cách giáo điều nào tránh
khỏi việc tàng trữ yếu tố tính dục, mà đến nay biểu tượng hoa sen đã phần nào
mang ý nghĩa đó.
Trong các bản thảo của Do Thái Bí giáo có ghi chép rằng: “Cách mọc
của hoa sen khiến nó đáng được dùng như là một biểu tượng của các hoạt
động sinh sản. Hoa sen, vốn dĩ có chứa mầm mống sinh sản khi đã phát triển
hoản hảo, có thể liên kết bằng phần giống như cái nhau với bà mẹ đất, tức là
tử cung Isis, thông qua nước của tử cung, nghĩa là sông Nile, bằng cái cuống
giòng như sợi dây dài, tức cái rốn. Chẳng cịn gì đơn giản hơn biểu tượng này
nữa, và để cho nó có ý nghĩa hồn tồn như mong muốn, đơi khi người ta
trình bày tượng trưng một đứa trẻ ngồi lên tren hay xuất phát từ một đóa hoa.
Như thế, trong bức tranh này, Osiris và Isis, các con của Kronos, tức thời gian
vô tận, khi phát triển các thần lực riêng của mình, đã trở thành cha mẹ của kẻ
mang tên Horus.
Chúng ta không thể quá chú trọng tới việc sử dụng các chức năng sinh
sản này như là một cơ sở cho ngôn ngữ biểu tượng và một thuật ngữ khoa

học. Cứ nghĩ tới ý niệm này là ta lại ngẫm ngay tới chủ đề nguyên nhân sáng
tạo. Khi quan sát thiên nhiên hoạt động, ta thấy nó đã tạo ra một cơ cấu sống
động kì diệu, có thêm một linh hồn bị khống chế. Lịch sử sinh tồn và phát
triển của Linh hồn này, chẳng hạn như quá khứ, hiện tại và tương lai của nó,
thật là bất khả tư nghị đối với con người. Đứa trẻ sơ sinh là một phép lạ tái
diễn mãi mãi và là một bằng chứng hùng hồn rằng bên trong khuôn viên của


 

24

tử cung, đã có một quyền năng sáng tạo thơng tuệ can thiệp vào để liên kết
một linh hồn sống động với một cơ cấu vật chất. Sự kì diệu này đã đem lại
một sự thiêng liêng thánh thiện cho mọi điều liên hệ tới các cơ quan sinh dục,
cũng như là địa vị can thiệp sáng tạo hiển nhiên của thần linh”.
Trong các di tích của cổ Ai Cập, số lượng các biểu tượng và biểu hiệu lễ
vật dâng cúng của các đồ khai quật cổ đã cho thấy mối liên kết mật thiết giữ Hoa
Sen hay Nước với Nhật thần. “Theo Thales, thần Khnoon, Năng Lượng Ẩm
Ướt, hay Nước vốn là nguyên lý của vạn vật, ngồi trên một cái ngai ở trong một
tòa sen. Thần Bes đứng sừng sững trên một tòa sen, chỉ chực ăn tươi nuốt sống
kẻ hậu duệ của mình. Thot, vị thần Bí Nhiệm và Minh Triết, cầm cân nảy mực ở
Âm phủ, đội sùm trên đầu vầng thái dương le lói, đầu bị mình người – con bị
thiêng Mendes là một hình hài của Thot – ngồi gọn trong tòa sen nở hết cánh.
Cuối cùng, tới nữ thần Hiquit, khốc lấy hình dạng một con ếch, nằm nghỉ trên
tòa sen, ý như tỏ ra thân kết với nước. Và chính vì biểu tượng ếch này có thể
khơng thi vị, nó chắc chắn là hình tượng cổ xưa nhất của các vị thần Ai Cập, nên
các nhà nghiên cứu về Ai Cập đã tập trung tìm cách làm sáng tỏ các chức năng
của nữ thần này. Khi các tín đồ Thiên Chúa giáo trong buổi đầu chọn dùng biểu
tượng này trong nhà thờ, họ đã tỏ ra là mình cịn thấu hiểu hơn cả các nhà Đơng

phương học hiện đại. “Nữ thần cóc nhái” này là một trong các thần chính của vũ
trụ liên hệ tới sự sáng tạo, vì con vật này có bản chất lưỡng và chủ yếu là vì nó
hiển nhiên phục sinh sau khi đã sống, côi cút một mình trong góc tường, xó nhà,
ngồi hốc đá,... trong một thời kì dài đằng đẵng. Nàng khơng những góp phần
trong việc tổ chức thế giới cùng với thần Khnoom, mà cịn là liên hệ với tín điều
phục sinh. Biểu tượng này có một ý nghĩa rất linh thiêng và sâu sắc, vì bất chấp
nguy cơ có thể bị cơng kích là sùng bái một con vật đáng ghê tởm, các tín đồ
Thiên Chúa giáo sơ khai khai người Ai Cập vẫn cứ chọn dùng nó trong nhà thờ.
Một con ếch hay một con cóc ngồi trong một bơng hoa sen là hình dáng được
chọn dùng cho những chiếc đèn nhà thời, trên đó có khắc từ ngữ: “Ta là phục


 

25

sinh”. Trên tất cả mọi xác ướp cũng đều có biểu tượng nữ thần cóc nhái với hoa
sen này”.
Như vậy, hoa sen trước hết mang ý nghĩa là bộ phận sinh dục, là âm hộ
mẫu gốc, bảo đảm cho các cuộc sinh thành và tái sinh lưu truyền mãi mãi. Từ
Đại Trung Hải cho đến Ấn Độ và Trung Hoa, tầm quan trọng về mặt trần tục
cũng như ý nghĩa ling thiêng đều bắt nguồn từ hình ảnh cơ bản này.
Hoa sen xanh được coi là ling thiêng nhất trên vùng đất Ai Cập, là loại
hoa tỏa ra hương thơm của cuộc sống thần thánh.
Các giống hoa màu xanh hay màu trắng được sử dụng rộng rãi trong
các chế phẩm thuốc. Trong toán học, biểu tượng hoa sen tượng trưng cho con
số 1000. Nó cũng là biểu tượng của Thượng Ai Cập [18, tr2].
Tiểu kết chương 1
Hoa sen là loài thực vật nhiệt đới phổ biến ở môt số quốc gia như Ấn
Độ, Ai Cập, Nhật Bản, Việt Nam. Ở mỗi quốc gia hoa sen lại có những ý

nghĩa và giá trị khác nhau trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân
nước đó. Nhưng một đặc điểm chung là ở tất cả các quốc gia này, hoa sen
luôn là biểu tượng của sự trong sạch, thanh cao, được tơn trọng, thậm chí trở
thành biểu tượng của quốc gia, dân tộc.
Hoa sen là loài hoa linh thiêng của Phật giáo. Đạo Phật sử dụng hoa sen
trong các công trình kiến trúc, lễ nghi, là biểu tượng của sự thốt tục.
Tại Việt Nam, hoa sen cịn có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng hơn
trong cả đời sống vật chất và tinh thần của một dân tộc nghìn năm văn hiến.
Từ những sự tích, hoa sen đã được các tác giả dân gian gắn cho những nguồn
gốc hóa thân trong sáng, tinh khiết, cao cả. Hoa sen đã góp mặt và trở thành
một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt Nam. Có thể nói, hoa
sen là lồi hoa đã đồng hành cùng văn hóa Việt theo suốt chiều dài lịch sử đất
nước từ truyền thống đến hiện đại.


×